Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.33 KB, 63 trang )

- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Lí do khách quan
Từ lúc lọt lòng mẹ, trong tiếng hát ru, trẻ thơ đã được nghe nhiều câu
ca nhẹ nhàng, tha thiết. Lớn lên chút nữa các em lại được nghe những câu
chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Đó chính là cơ sở, là nguồn sữa
mát lành đầu tiên nuôi dưỡng đời sống tâm hồn thiếu nhi.
Góp phần bồi dưỡng tâm hồn thơ trẻ, trong thành tựu chung của văn
học Việt Nam hiện đại đã dần hình thành và phát triển một bộ phận rất quan
trọng, đó là văn học thiếu nhi. Thành phần sáng tác dòng văn học này rất đa
dạng. Có những tác giả tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng đã xây
dựng những viên gạch dựng lên ngôi nhà văn học thiếu nhi hiện đại. Lại có
một bộ phận sáng tác khác rất đặc biệt. Đó chính là các em thiếu nhi. Các em
mang đến những vần thơ tươi vui, ngộ nghĩnh. Mỗi tác phẩm là một màu sắc
riêng, một hương sắc riêng trong cả vườn hoa thơ văn thiếu nhi rực rỡ. Một
trong số đó là Phan Tuy An. Phan Tuy An tên thật là Phan Hoàng, sinh năm
1987 trong một gia đình yêu văn nghệ tại thành phố Đà Nẵng, có quê gốc ở
Tuy An, Phú Yên. Bắt đầu làm thơ từ năm lên lên 8 tuổi, em đã có 2 tập thơ:
Chú mèo ham ăn và Trái đất và mặt trăng. Phan Tuy An viết về những gì gần
gũi chung quanh em. Con mèo, con gà, quả bóng bay, dòng kênh, rồi ông bà,
cha mẹ, thầy cô, những bạn nghèo khổ, khuyết tật mà em vẫn gặp trên đường
đi chơi, đi học. Thơ em bên cạnh sự ngộ nghĩnh, tươi mát của lứa tuổi, ta còn
thấy em là một cậu bé có nhiều suy nghĩ về cuộc sống và xã hội quanh mình.
Đọc thơ Phan Tuy An, người lớn sẽ hiểu thêm tâm tư, tình cảm con trẻ.
Còn trẻ em thì tìm thấy suy nghĩ, ước mơ, cảm xúc của mình trong đó. Chính
bởi những lẽ trên tôi có ý tưởng tìm hiểu tập thơ Trái đất và mặt trăng của
Phan Tuy An, đặc biệt về phương diện nghệ thuật.
- 2 -
1.2. Lí do sư phạm


Thơ có sức lôi cuốn kỳ diệu và tác động mạnh tới tâm hồn, tình cảm,
nhân cách trẻ thơ. Bởi lẽ ở lứa tuổi nhỏ các em rất giàu tình cảm, dễ yêu, dễ
ghét, dễ khóc, dễ cười.
Qua những bài thơ rất hồn nhiên trong sáng, Phan Tuy An đã mang đến
cho các bạn những tri thức, những phát hiện độc đáo về những sự vật vốn gần
gũi hay những phong cảnh đẹp mà em được chứng kiến. Hơn thế, qua những
bài thơ hết sức trong sáng ấy, các em còn học được những tư tưởng, tình cảm
đạo đức tốt đẹp giàu thẩm mỹ. Đồng thời các em học được cách ứng xử, rèn
kỹ năng ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc.
Chính bởi lẽ trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Nghệ thuật tập thơ Trái
đất và mặt trăng của Phan Tuy An với mong muốn giúp các em hiểu biết
phần nào về nghệ thuật tập thơ, hình thành, bồi dưỡng cho các em cách cảm
thụ, thưởng thức món ăn tinh thần này.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Tuy An làm thơ từ rất nhỏ tuổi với tập thơ đầu tay là Chú mèo
ham ăn và sau này là tập Trái đất và mặt trăng. Cùng với nhiều em nhỏ làm
thơ lúc đó, Phan Tuy An đã góp phần tạo nên những vần thơ thật ngộ nghĩnh,
thật đáng yêu, chứng minh rằng tuổi nhỏ nhưng việc không nhỏ chút nào.
Là một cậu bé, suy nghĩ của em rất chân thực hồn nhiên và thơ em
cũng vậy. Tập thơ Trái đất và mặt trăng chính là chìa khoá để ta mở cánh cửa
bước vào thế giới trẻ thơ. Vậy mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về
tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An.
Đề tài khoá luận: “Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan
Tuy An” là một đề tài khoá luận hoàn toàn mới. Tôi rất mong muốn sẽ tìm
hiểu được một vài điểm cơ bản nghệ thuật tập thơ.

- 3 -
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An.
- Đánh giá giá trị nghệ thuật tập thơ đối với việc giáo dục, hình thành

nhân cách cho trẻ. Đồng thời, nâng cao năng lực văn học bản thân, góp phần
phát triển khả năng giảng dạy trong nhà trường tiểu học.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ một bài khoá luận cùng với sự hạn chế về tài liệu
tham khảo việc khám phá và tìm hiểu tất cả giá trị của tập thơ Trái đất và mặt
trăng là một điều khó khăn. Vì vậy, ở đây, tôi chỉ xin tìm hiểu một số đặc
trưng về nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An, NXB Phụ nữ 2001.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một số đặc sắc về nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng của
Phan Tuy An.
- Giá trị tập thơ trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp đọc sách tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân loại.
7. Cấu trúc khoá luận
- 4 -
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo khoá
luận gồm phần nội dung như sau:
+ Chương 1: Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng.
+ Chương 2: Trái đất và mặt trăng với việc giáo dục trẻ em
























- 5 -
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ
MẶT TRĂNG
Bản thân thơ văn là nghệ thuật. Nghệ thuật không phải ở những gì nhà
thơ nói đến mà nghệ thuật là ở cách nhà thơ nói. Thơ Phan Tuy An hồn nhiên
chân thực chính bởi cách em chọn đề tài và ở cách kể, cách tả rất nghộ nghĩnh
của em.
1.1. Đề tài

Theo Từ điển tiếng Việt, đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả
trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật.
Viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi hầu hết đều là những đề tài rất quen
thuộc như: Thiên nhiên, thế giới loài vật - đồ vật hay trường học, gia đình vì
đó là những gì gần gũi và hấp dẫn đối với các em nhỏ. Vậy làm sao để dù có
cùng một đề tài mà mỗi bài thơ vẫn tạo được cái riêng cho mình. Đó chính là
ở cách mỗi nhà thơ sẽ khai thác đề tài thế nào.
Phan Tuy An bắt đầu làm thơ cũng giống như một chú chim non đang
cất cánh tập bay vậy, rất khó khăn. Tuy vậy trong nhiều bài thơ của mình, em
đã thể hiện được cách viết khá hay và riêng. Những bài thơ của Phan Tuy An,
có bài ngộ nghĩnh hồn nhiên đến lạ nhưng cũng có những bài thể hiện được
sự quan sát tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, chan chứa yêu thương.
Tập thơ Trái đất và mặt trăng có số lượng khá lớn: 67 bài. Nhìn bao
quát có thể phân chia thành 4 mảng đề tài chính: Thiên nhiên, loài vật - đồ
vật, tình bạn - tình người và đề tài viết về gia đình.
1.1.1 Thiên nhiên
Đề tài này chiếm số lượng 33/67 bài. Phan Tuy An đã có những phát
hiện lý thú, chân thực về những điều rất gần gũi xung quanh.
- 6 -
Đối với trẻ em, mặt trời luôn có một sức lôi cuốn kỳ diệu. Các em
thường gọi “ông mặt trời” một cách thân mật, gần gũi như gọi ông của mình.
Các tác giả lớn tuổi khi viết về mặt trời cũng nhìn bằng con mắt đó:
Ông mặt trời vén mây
Mỉm cười nhìn xuống đất
(Câu chuyện một chiều xuân-Võ Quảng)
Cậu bé Trần Đăng Khoa cũng vậy, em thấy “ông mặt trời” nổi lửa đằng
đông. Riêng với Phan Tuy An, em lại thấy mặt trời như một cậu bé hiếu động,
ham chơi:
Cứ đứng im một chỗ
Mặt trời chán lắm rồi

Liền bỏ trời đi chơi
Mặt trời còn rất sợ bị người lớn rầy la. Chính vì thế, khi:
Người la ó khắp nơi
Mặt trời nghe sợ quá
Chạy về chỗ của mình
Thế rồi trời sáng lại
(Mặt trời)
Phan Tuy An đã có sự liên tưởng thật độc đáo. Trời tối là do mặt trời
chạy đi chơi còn khi mặt trời quay lại chỗ của mình thì trời sáng. Phải chăng
mặt trời ấy chính là cậu bé Phan Tuy An vì mải chơi rồi bị bố mẹ rầy la
không? Nếu vậy thì đến hai năm sau cậu bé đã trưởng thành hơn. Cậu thấy:
Mặt trời là chúa ghét
Thói ngủ dậy muộn giờ
Vì vậy khi đến sáng
Mặt trời cho chim hót
Cho hoa toả ngọt ngào
- 7 -
Kéo người ra khỏi giường
Đuổi thần ngủ đi mất
(Sáng)
Tác giả đã rất sâu sắc, khéo léo qua bài thơ nhỏ ngộ nghĩnh của mình
gửi tới các bạn một thông điệp, đó là hãy chăm chỉ, quý trọng thời gian.
Cũng với sự liên tưởng đó, Phan Tuy An viết bài thơ Trái đất rất hồn
nhiên:
Mọi hôm trái đất
Chạy quanh mặt trời
Hôm nay trái đất
Nhức đầu ngủ luôn
Nhiều vùng bị nắng
Không có ban đêm

Nhiều vùng bị tối
Không có ban ngày
Mọi người đi tìm
Thấy trái đất ngủ
Người kêu thức dậy
Trái đất rửa mặt
Thế là phải quay.
(Trái đất)
Lại thêm một bài như sau:
Mặt trăng rong chơi
Không nghe ông trời
Đang mập thành ốm
Lõm một bên rổi
(Trăng khuyết)
- 8 -
Nhưng không phải lúc nào mặt trăng cũng lười như thế đâu nhé. Có lúc
mặt trăng lại hiện lên với hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu, tràn đầy tình cảm thương
yêu với mọi người:
Mặt trăng tốt bụng
Muốn giúp nhiều người
Các bạn nhà nghèo
Không tiền mua bóng
Trăng biến hình tròn
Cho các bạn đá
Còn ở ngoài đồng
Các bác nông dân
Gặt mệt trăng thương
Trăng biến lưỡi liềm
Gặt hộ các bác.
(Trăng thương)

Mặt trăng lúc này hiền lành như cô Tấm trong truyện cổ tích. Thiếu nhi
ai mà chẳng yêu trăng, lúc nào nhìn lên mặt trăng cũng khẽ gọi: “Chị Hằng!”.
Còn dưới đây lại là một liên tưởng khác khá độc đáo của Phan Tuy An về mặt
trăng:
Đêm nay trời có bão
Chẳng thuyền nào ra khơi
Mây đen kéo mù mịt
Mưa cứ đều đều rơi
Trong bóng mây tối mịt
Vẫn hiện ra mặt trăng
Như chiếc thuyền màu trắng
Vượt trên mặt biển đêm
- 9 -
(Thuyền trăng)
Hầu hết các tác giả chỉ khai thác khía cạnh thẩm mỹ của trăng: “Trăng
là vú mộng muôn đời của thi sĩ” (Xuân Diệu) hay trăng gần gũi với các bạn
nhỏ như Trần Đăng Khoa: “Trăng ơi từ đâu đến!; Hay từ một sân chơi; Trăng
trông như quả bóng; Đứa nào đá lên trời.” (Trăng ơi từ đâu đến?-Trần Đăng
Khoa) chứ thấy được cái đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của trăng như Phan Tuy
An thì là lần đầu tiên.
Không chỉ hướng cái nhìn vào vũ trụ rộng lớn, thiên nhiên trong thơ
Phan Tuy An còn được biết đến với những loài cây nhỏ xíu như cây nấm, búp
hoa hay những loài cây thân thuộc như cây phượng
Em yêu thiên nhiên lắm! Vì thế mà em để ý tới những gì nhỏ bé nhất và
yêu thương nó. Nhìn cây nấm giữa trời mưa, em băn khoăn:
- Nấm chẳng có áo mưa
Làm sao chống lại cơn mưa?
(Chiếc mũ)
Thiên nhiên thật đẹp khi đó là sự giao hoà giữa trời đất và cây cối:
Lúc lắc cành bàng


Múa tung tăng
Ánh nắng chiếu sáng
Xuyên cành lá
Gió thổi đùa vui
Với cây cành
(Lá bàng và ánh nắng)
Thể thơ 4 chữ, nhịp thơ nhanh cùng với các từ tượng thanh làm hiện lên
cảnh tượng vui tươi cùa thiên nhiên.
- 10 -
Theo mạch cảm xúc đó, bài Phượng và mưa rất hồn nhiên, đó là một
lần đánh cuộc:
Phượng và mưa đánh cuộc
Cậu dập lửa tớ nào
Mưa thì hét ào ào
Lửa nào mà chẳng tắt
Phượng lại cười rúc rích
Trên cành, hoa vẫn hồng
Phượng reo lên đắc thắng.
(Phượng và mưa)
Đọc bài thơ, ta như thấy phượng đang tít mắt reo lên đắc thắng với
mưa. Phượng và mưa giống như hai đứa trẻ chơi trò vậy.
Sở hữu một tâm hồn nhạy cảm, tác giả có thể nghe thấy “tiếng nói rất
khẽ” của búp hoa:
Có tiếng nói rất khẽ
Trong bầu trời mùa xuân
À búp hồng nhỏ bé
Nằm ở giữa lá xanh

(Búp hoa)

Đọc những câu thơ này có thể hình dung một cậu bé đang nghiêng
nghiêng đôi tai lắng nghe từng chuyển động khẽ khàng của búp non. Cậu bé
chăm chú lắm, yêu thích lắm! Búp non “vạch” từng chiếc lá tìm mùa xuân
nào khác gì Phan Tuy An đang say lòng trước vẻ đẹp của mùa xuân. Điều
đáng nói là không chỉ thấy được cái đẹp, em còn thấy được giá trị của nó:


- 11 -
Nhưng búp nào có biết
Đến lúc mình lớn lên
Mình - một phần cái đẹp
Của mùa xuân xanh trời
(Búp hoa)
Phan Tuy An lớn dần lên và thơ em cũng lớn lên như vậy. Em bắt đầu
có những suy nghĩ, ý thức rõ ràng về giá trị bản thân, giá trị cuộc sống. Búp
hoa là một phần cái đẹp góp phần vào mùa xuân cuộc sống cũng giống như
em và các bạn nhỏ - những búp hồng tương lai của đất nước - đang phấn đấu
học giỏi, ngoan ngoãn để góp phần xây dựng đất nước.
Đáng nói trong đề tài viết về thiên nhiên là phong cảnh. Em mang
những gì gần gũi nhất của quê hương như đồng ruộng với nắng, gió, tiếng
chim với cả đàn trâu đang gặm cỏ. Hương lúa, hương đất thấm vào từng trang
thơ em:
Mặt trời sáng chói lọi
Trên cánh đồng quê tôi
Đồng ruộng đang mùa gặt
Lúa như nắng chan hoà
Bên bãi cỏ non tươi
Đàn trâu đang gặm cỏ
Lũ trẻ đang chọi dế
(Đồng quê)

Nhịp thơ vui, nhẹ nhàng. Cả bài thơ là sinh khí của một ngày mùa bội
thu. Xuất thân ở làng quê, em yêu nó, đưa nó vào từng câu thơ, ngay cả khi vẽ
tranh em cũng vẽ bức tranh quê mình:
Bức tranh em vẽ
Bao màu sắc hợp vào
- 12 -
Có xanh dương của biển
Có xanh lục của cây
Có màu đỏ mặt trời
Có màu vàng của lúa
Có màu nâu của đất
Có đàn chim cánh trắng
Thả hoa tím vào tranh
(Bức tranh)
Bức tranh quê hương với đủ màu sắc: Màu của cây, của mặt trời, của
lúa, của đất, của đàn chim và hoa tím Thật là một bức tranh đẹp làm say
lòng người.
Cảnh đẹp Đà Lạt gây cảm hứng cho biết bao thi sĩ: “Lắng nghe chiều
xuống thành phố mộng mơ; Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ ”
Còn với Phan Tuy An, Đà Lạt trong em rất rõ rành. Bài thơ Một ngày
lên Đà Lạt như một đoạn nhật ký nhỏ ghi lại chuyến picnic của em:
Trời lạnh se se
Gió bay đùa giỡn
Rồi luồn vào túi mình
Hoa Đà Lạt nhiều lắm
Hương bay khắp đó đây
Đà Lạt trời xanh trong
(Một ngày lên Đà Lạt)
Một năm sau có dịp quay lại Đà Lạt, em lại có dịp thưởng thức vẻ đẹp
về đêm của Đà Lạt:

Những vòm mây cao màu tím
Lốm đốm sao nở từng khóm bông
Đẹp sao cảnh đêm thung lũng
- 13 -
Lá vàng rơi mặt nước xoáy vòng

(Đêm Đà Lạt)
Càng về sau này thơ viết về phong cảnh của tác giả nhí càng hay. Bài
thơ Trời đêm là một ví dụ. Toàn bài là cảnh đêm của đồng quê vừa trong lành
vừa ấm cúng, đặc biệt quyện trong đó là tình cảm bà cháu nhẹ nhàng sâu sắc
mà ý nghĩa:
Trời đêm bé ngủ với bà
Ngoài vườn thơm ngát cây cà trổ bông
Thơm mùi lúa ngủ giữa đồng
Lạ lùng trăng sữa sáng trong đầu đình
Bếp lửa hồng reo bình minh

(Trời đêm)
Hình ảnh bà cháu say giấc giữa cảnh đêm thanh bình gần gụi, giản dị
mà đáng quí biết bao. Bài thơ hội tụ rất nhiều hình ảnh đẹp với rất nhiều màu
sắc: Màu hoa cà, màu vàng của lúa, màu vàng của trăng, màu hồng của bếp
lửa, màu trắng của tóc bà Bài thơ thể hiện sự trưởng thành trong lối viết của
Phan Tuy An. Nếu những bài thơ trước đây hầu như giống lời nói, suy nghĩ
thường ngày của con trẻ thì ở bài thơ này em viết chau chuốt, chín chắn hẳn.
Chiều cũng là một bài thơ như thế:
Chiều dần nhẹ buông thẳm
Trên cánh đồng xanh mơn

Trăng non nhú đầu làng
Dòng sông như ngừng chảy


- 14 -
Vài chú bé ngơ ngẩn
Quên dắt trâu về làng
(Chiều)
Đọc những bài thơ viết về thiên nhiên của Phan Tuy An đủ biết thiên
nhiên có sức lôi cuốn thế nào với cậu bé này. Em say sưa từ những vật nhỏ bé
nhất, từng cây nấm, búp hoa, lá bàng đến những gì lớn lao, kì vĩ nhất như
mặt trời, mặt trăng, gió, mưa Như những lời thủ thỉ trẻ thơ, qua những bài
thơ của mình Phan Tuy An giúp bạn đọc khám phá thêm nhiều vẻ đẹp của
thiên nhiên, chu du tới nhiều vùng đất. Từ đó, bồi đắp thêm tình yêu thiên
nhiên, tình yêu quê hương đất nước, mở mang vốn hiểu biết, khả năng cảm
thụ cái đẹp, cảm thụ văn học cho bản thân.
1.1.2. Loài vật - đồ vật
Song hành cùng thiên nhiên là loài vật. Những con thú vô cùng đáng
yêu không chỉ là người bạn tâm tình của trẻ nhỏ mà qua đó - những hoạt động
của chúng dưới cái nhìn của trẻ thơ là những bài học đạo đức nhẹ nhàng.
Trong số 19/67 bài viết về loài vật - đồ vật thì có 11 bài viết về loài vật.
Các con vật trong thơ Phan Tuy An không nhiều nhưng đều được khắc
hoạ rất rõ về tính cách: Mèo ham ăn, gà kiêu ngạo, chuột tham lam, ve lười
học Tất cả đều là những con vật gần gũi với trẻ thơ.
Trong các con vật, Phan Tuy An có vẻ yêu chú mèo nhà mình nhất. Em
viết tới 4 bài về mèo. Chú mèo được Phan Tuy An khai thác với nhiều hình
ảnh đẹp, ngộ nghĩnh. Đầu tiên, em thấy chú mèo nhà mình thật ham ăn, nhìn
thấy mặt trăng mèo ta còn tưởng đó là pho mat. Sau đó, em lại thấy chú mèo
rất hiếu khách, rất yêu quí bạn bè, mua bao nhiêu thứ về thiết đãi bạn. Chú
mèo này là chú mèo trong 12 con giáp:

Tôi phải mua nhiều thứ
- 15 -

Để mừng năm tuổi tôi
Mời cả mười một bạn
Đến cùng tôi vui chơi
(Tết của mèo)
Chú mèo còn được biết đến như một anh hùng bảo vệ bé Na khỏi đàn
gà. Hay chú mèo hồn nhiên, tinh nghịch chơi trò trốn tìm với trăng sáng:
Mèo con và trăng sáng
Rủ nhau chơi trốn tìm

Mèo dù trốn nơi nào
Lòi đuôi trăng vẫn thấy
Đến lượt trăng đi trốn
Lẫn vào từng đám mây
Trời bỗng tối sầm lại
Mèo quay đầu tìm mãi:
- Trăng ơi ở đâu nào
(Trốn tìm)
Những con vật khác cũng không kém phần hấp dẫn. Ta bắt gặp một chú
gà kiêu ngạo:
Một chú gà kiêu ngạo
Gặp ai cũng đòi đánh nhau
Bỗng xuất hiện diều hâu
Gà ta liền chạy mất
(Chú gà kiêu ngạo)
Chú gà kiêu ngạo cũng giống như những bạn hư thích gây gổ đánh
nhau, đều bị tác giả nhí chế giễu. Những bạn lười học cũng bị phê bình:
Chú ve ra rả học
- 16 -
Ngoài trời nắng như thiêu
Sao mày chỉ hè

Xuân, thu, đông chơi suốt
Thế làm sao giỏi được
(Chú ve)
Thông qua những con vật gần gũi xung quanh, Phan Tuy An đã giúp
các bạn nhỏ rút ra những bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc ý nghĩa. Tuổi
của chúng mình là tuổi ăn tuổi học nhưng là “học ăn, học gói, học nói, học
mở” chứ đừng tham ăn như chuột con nhé!
Chuột bố và chuột con
Đói bụng đi ăn vụng
Bố lấy miếng thịt nào
Chuột con vồ chén tuốt
Bố nói: thịt hết rồi
Chuột con: chưa no lắm
Bố lấy tờ giấy con
Viết chữ: “Tao đánh mày”
Chuột con vồ chén tuốt
(Chuột bố và chuột con)
Cậu ve vừa mới mất lại là cảnh tượng rất rộn ràng của đám ma cậu ve:

Ai ai cũng tới viếng
Lũ kiến cánh, kiến càng
Đem bình rượu mới nấu
Còn lũ ve, lũ chấu
Xuống bếp để luộc gà

- 17 -
(Cậu ve vừa mới mất)
Thế giới loài vật trong thơ Phan Tuy An có khi lại là cảnh đua trâu rộn
rã:


Đầu lắc qua lắc lại
Trông rất là hiền lành

Lúa trên đồng thơm ngát
Như cổ vũ lũ trâu
Cây lau vỗ tay cười
- Họ đua trâu giỏi quá
(Đua trâu)
Thế giới các con vật có khi lại hoà cùng tình cảm con người, là nơi gửi
gắm tình cảm của con người. Đó là khi đàn chim từ phương xa mang theo tình
yêu của nội:

Có một đàn chim bay
Từ miền quê của nội

Đôi cánh còn vẫy vẫy
Như nỗi nhớ của nội
Yêu thương gởi chúng con
(Đàn chim từ quê nội)
Thế giới xung quanh như bừng sáng, trở nên rực rỡ hơn trong thơ Phan
Tuy An. Từ loài vật cho đến những đồ vật như cục đất, cái gương, tờ lịch,
búa, đinh, cả những đồ dùng học tập như thước, bút cũng trở nên sống động,
có tâm hồn, có tình cảm, có suy tư và đôi khi có cả những triết lí tuy đơn giản
- 18 -
nhưng rõ rệt về lí do tồn tại của bản thân. Một cậu bé mà làm được những
điều đó quả thật rất đáng khen ngợi.
Câu chuyện của búa và đinh thể hiện rất rõ ràng về triết lí bản thân.
Nếu bản thân không chịu rèn luyện, tu dưỡng thì sẽ mất dần giá trị, không ai
cần đến:


Búa nói: nếu anh không chịu đau
Thì mọi người cần đến anh làm gì?
(Búa và đinh)
Bài thơ có ý nghĩa giáo dục sâu xa. Lúc viết bài thơ này em mới mười
tuổi. Mười tuổi em đã ý thức rất rõ về việc tu dưỡng bản thân, phải chăm chỉ
học tập để trở thành công dân tốt giúp ích cho đất nước. Em là một em nhỏ có
ý thức trách nhiệm cao. Em đã gửi những suy nghĩ của mình vào câu chuyện
của búa và đinh. Bài thơ trở thành một bài học đạo đức nhẹ nhàng, sâu sắc
không hề mang tính giáo huấn khô khan.
Thế giới loài vật sống động, gần gũi. Các đồ dùng học tập thường ngày
cũng có những suy nghĩ riêng:
Bút nói với thước:
- Tôi có lợi cho mọi người
Tôi giúp người viết thư, viết bài
Còn anh chả có lợi gì cả.
Thước nói: “Anh có lợi thật
Nhưng không có tôi
Thì các bạn học sinh
Gạch bằng tay không thể thẳng được”
(Thước và bút)
- 19 -
Mỗi vật dụng hay mỗi người đều có giá trị, có lợi ích riêng không nên
quá coi trọng hay coi nhẹ cái nào. Càng đọc thơ Phan Tuy An càng thấy em là
một cậu bé nhạy cảm, sâu sắc.
Cục đất vô tri cũng trở nên thú vị:
Một cậu bé
Nặn đất sét
Chú nặn trâu
Trâu không giống
Chú nặn rồng

Thì rắn bò
Chú nặn cò
Cò không cánh

Chú bực mình
Vứt cái phạch
Tác phẩm thành
Một cục đất
(Cục đất)
Phan Tuy An đã thổi hồn vào loài vật, đồ vật khiến chúng trở nên tươi
vui, ngộ nghĩnh như tuổi thơ. Mỗi loài vật, đồ vật đều mang những tính cách
như trẻ thơ. Độc giả thêm yêu loài vật, đồ vật, biết trân trọng và nâng niu
chúng và học hỏi thêm nhiều điều khi đọc thơ Phan Tuy An.
1.1.3. Tình bạn – tình người
Phan Tuy An là một cậu bé giàu tình cảm. Đề tài này chỉ chiếm 8/67
bài nhưng mỗi bài đều tràn đầy tình cảm thương yêu sâu sắc của em với mọi
người. Em có một mơ ước giản dị nhưng cao đẹp:
Nếu cưỡi trên lưng chim
- 20 -
Em sẽ bay khắp nước
Mang theo một rổ hoa
Để tặng mọi vùng đất
(Tặng hoa)
Tết đến, ai cũng vui vẻ hưởng niềm vui sum họp cùng gia đình. Riêng
Phan Tuy An, niềm vui vẫn chưa trọn vẹn, vì em còn thương đứa bé mồ côi:

Áo rách loang lổ
Da thâm tím vì lạnh
Nào có cần áo mới


Điều mà nó mong muốn
Là được gặp mẹ cha
(Đứa bé mồ côi)
Đồng cảm với đứa bé mồ côi, em hiểu rằng tuy đứa bé rất lạnh, rất đói
nhưng điều mà nó mong mỏi không phải là áo mới là được đi chơi mà nó chỉ
muốn có mẹ có cha như các bạn khác.
Với các em bé bị mù, Phan Tuy An biết rõ:
Các em mong có đôi mắt sáng
Để nhìn thấy hoa
Thấy chim, thấy cầu vồng
Thấy nắng vàng trên mặt đất
(Những em bé bị mù)
Đôi chân là bài thơ Phan Tuy An viết về những em bé vì căn bệnh quái
ác mà không còn được đi lại. Em viết về nỗi buồn của em bé khuyết tật như
viết về nỗi buồn của chính mình:
Em buồn sao căn bệnh quái ác
- 21 -
Tước đi mất đôi chân của mình
Để bây giờ em không còn được nhảy nhót

Và nỗi buồn của em lại đè nặng
Lên đôi chân bị teo tóp đi
(Đôi chân)
Gặp cảnh ngộ nào thương tâm là trong lòng em lại dấy lên sự thương
cảm. Em là một cậu bé giàu lòng nhân ái. Chứng kiến cảnh lũ lụt, em thương
những đứa trẻ bị:

Gió lạnh buốt tát vào mặt
Môi thâm tím chúng ngồi co ro


(Lũ lụt)
Đề tài này chiếm số lượng không nhiều nhưng mỗi bài viết đều chứa
chan tình cảm yêu thương với con người. Đó đều là những tình cảm quí,
những đức tính tốt đẹp để các bạn nhỏ noi theo.
1.1.4. Gia đình
Phan Tuy An viết 11 bài thơ về gia đình. Đề tài này em viết có bài ngộ
nghĩnh, đáng yêu, có bài xúc động rơi nước mắt. Em nhớ tới ông nội với một
tình cảm tiếc thương sâu sắc:
Cháu bước qua bậc cửa
Nhà lạnh lẽo tối tăm
Ngước nhìn lên bàn thờ
Thấy khói hương nghi ngút
Nhớ dáng ông còng còng
Hàng ngày chăm cây lá
- 22 -
Nhưng nội đi xa rồi
Để lại bao thương nhớ
Để cho đàn cháu nhỏ
Ngày ngày ngóng đợi ông
(Ông nội)
Còn bà nội được em dành cho tình cảm rất chân thành, mộc mạc:
Thơ viết cho bà nội
Viết mãi chẳng hết được
Cháu xin tặng lọ dầu
Bà xoa khỏi nhức đầu.
(Bà nội)
Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất với trẻ nhỏ. Không gì thiêng liêng
bằng tình mẫu tử. Em bé lúc nào cũng muốn được mẹ chở che, vỗ về. Em
nũng mẹ:
Mẹ ơi! cho con rúc vào nách mẹ

Để con được ngủ yên
Trong mơ con không sợ ma quỉ
Vì có mẹ cạnh bên
(Mẹ ơi)
Bé hỏi thật ngộ nghĩnh, đáng yêu:
Đêm đêm bé thấy
Ba bỏ kính ra
Bé liền hỏi ba
Sao ba bỏ kính
Nhỡ ba nằm mơ
Làm sao thấy rõ
(Bé hỏi)
- 23 -
Cũng viết về cha nhưng Cha tôi là một cảm xúc hoàn toàn khác. Em
thương cha vất vả ngày đêm, lo lắng từng giấc ngủ của cha:
Tối hôm qua, cha ho không ngủ được

Người cha gầy, đôi mắt quầng đen

Cha ơi,
Liệu tối nay cha có ngủ được không?
(Cha tôi)
Viết về chị gái có 2 bài. Đó đều là những bài viết rất thoải mái, tự
nhiên:
Chị gái em tên Thi
Ở nhà chị tên Lu
Chị rất tốt với em
Nhưng lại hay xấu hổ
Khi chị đi với bạn
Em gọi: Lu, Lu ơi

Thấy các bạn cười ầm
Chị đỏ mặt quát to:
- Về nhà mày sẽ biết
(Chị Thi)
Hay:
Chị thật tốt với em
Đồ chơi đều nhường hết
Bánh kẹo cũng nhường luôn
Nhưng ô mai xí muội
Em xin chị lêu lêu:
- 24 -
- Còn lâu cho ăn nhé!
(Chị em)
Cũng giống như đề tài về tình bạn tình người, các bài thơ thuộc đề tài
này như dòng sữa mát bồi dưỡng tình cảm gia đình cho các em thiếu nhi.
1.2. Thể thơ
Các bài thơ trong Trái đất và mặt trăng được viết theo nhiều thể thơ
khác nhau. Nếu như thần đồng Trần Đăng Khoa “làm mưa làm gió” với các
thể thơ dân tộc truyền thống, điển hình là thể thơ lục bát thì Phan Tuy An lại
ưa viết theo lối tự do hoặc 5 chữ. Các câu thơ có chung đặc điểm là ngắn gọn,
dễ nhớ, thường có 5 chữ. Trong tập thơ có 3/67 bài viết ở thể thơ 3 chữ, 6/67
bài viết ở thể thơ 4 chữ, 36/67 bài viết ở thể thơ 5 chữ và viết ở thể thơ tự do
có 22/67 bài.
Mỗi lứa tuổi có một trình độ nhận thức và thẩm mỹ riêng. Các em từ 5
đến 9 tuổi thích đọc những câu thơ ngắn có từ 2 đến 4 chữ, các em từ 10 đến
13 tuổi thích đọc những câu thơ dài từ 5 đến 8 chữ. Phan Tuy An viết tập thơ
này từ năm em 8 tuổi đến năm em 14 tuổi. Cũng vì lí do trên mà thơ em viết
theo nhiều thể thơ, có thể phục vụ cho nhiều đối tượng độc giả.
Ở thể thơ 3 chữ em chỉ viết có 3 bài. Với nhịp thơ nhanh, ngắn gọn,
Quả bóng bay làm không ít các bạn nhỏ phải giật mình:

Quả bóng bay
Bay lên trời
Muốn cao hơn
Cả trăng sao
Vừa bay lên
Vướng cành cây
Nổ cái bùm
(Quả bóng bay)
- 25 -
Cũng với nhịp độ như thế, Gió mùa hạ ùa về làm thay đổi cả đất trời:
Gió mùa hạ
Thổi xuân đi
Mang cái nóng
Trải khắp trời
Gió mùa hạ
Làm giọng chim
Trong trẻo hơn
Làm hoa phượng
Đỏ ánh hồng
Làm cho cây
Kết hoa quả
Những bông hoa
Náo nức reo:
Mùa hạ về
Mùa hạ về
(Gió mùa hạ)
Còn với Cục đất, thể thơ 3 chữ diễn tả thành công tâm trạng bực mình
của nhân vật vì “nặn trâu”, “trâu không giống”, “nặn rồng”, “thì rắn bò”, “nặn
cò”, “cò không cánh”, nên:
Chú bực mình

Vứt cái phạch
Tác phẩm thành
Một cục đất
(Cục đất)
Những bài thơ 3 chữ nhộn nhịp với nhịp thơ nhanh, sôi nổi, vui tươi
làm cho thơ mang dáng dấp phim hoạt hoạ với ngữ cảnh ngắn luôn biến đổi.

×