Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.93 KB, 60 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

*********


TRẦN THỊ HUYỀN



TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU
GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành:

Tâm lí học
Người hướng dẫn khoa học
TH.S HÀ KIM DUNG











HÀ NỘI - 2011
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, giáo dục của nước
ta đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhất là việc đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học. đặc biệt giáo dục mầm non đang là mối quan tâm lớn của
toàn xã hội. Giáo dục mầm non là nền tảng để hình thành nhân cách và
những năng lực sơ đẳng cho trẻ, đặt nền móng cho những bậc học cao hơn. Vì
vậy phải coi trọng và quan tâm tới giáo dục mầm non nhiều hơn

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ cả về thể
chất lẫn trí tuệ mà hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi
thông qua hoạt động, chơi để mà học những biểu tượng sơ đẳng nhất về thế giới
xung quanh. Trang luật giáo dục đã nói mục tiêu của giáo dục mầm non là phát
triển toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ. Mà cơ sở đầu tiên của sự phát triển
toàn diện đó là phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ là sự sang tạo kỳ diệu của con người sự tuyệt vời của ngôn ngữ đó là
nó đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất. nhờ có ngôn ngữ mà con
người có thể trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng nhất đầy đủ nhất,
từ đó có thể hiểu nhau thể hiện tình cảm chia sẻ giúp đỡ nhau, biểu thị mong

muốn và nhu cầu với thế giới xung quanh. Hơn thế nữa ngôn ngữ là công cụ để
chúng ta tư duy, là chìa khóa vạn năng để chúng ta mở kho tàng khổng lồ của
nhân loại. Ngôn ngữ càng mở rộng thì tri thức thu được càng lớn đồng nghĩa với
việc cá nhân ngày càng hoàn thiện, xã hội càng phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy giáo
dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ tuổi mầm non
(0-6T) đặc biệt là từ 3-5 tuổi, giai đoạn này ngôn ngữ phát triển rất nhanh về ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì sự phát triển của trẻ sẽ bị
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
khó khăn. Nhà giáo dục EITIKHEEVA cho rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang
trường tiểu học, đây là bước ngoặt rất quan trọng của trẻ 6 tuổi. 6 tuổi trr đến
trường đến với thầy với bạn, trẻ phải chuyển qua và thích nghi với 1 lối sống mới
với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học
tập đồng thời trẻ cũng chuyển sang một vị trí xã hội mới. Chính vì sự thay đổi đó
đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị về mặt tâm lý, ý thức để thích nghi bước đầu
với các điều kiện học tập ở trường phổ thông. Điều kiện tâm lý quan trọng đó
chính là ngôn ngữ của các em. Khi ngôn ngữ của trẻ phát triển nghĩa là trẻ sử
dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngà như phát âm chuẩn vốn từ
phong phú, câu nói hoàn chỉnh về ngữ pháp thì trẻ sẽ có 1 phương tiện để lĩnh
hội, tri thức khoa học và 1 công cụ để trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội
mới.

Chính bởi tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn cho nên tôi chọn đề tài “ Tìm
hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen khu
vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc” Để thấy được thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo lớn từ đó có những tác động để nâng cao ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
lớn


II. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5 tuổi) ở trường mầm
non Hoa Sen khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Để thấy được thực trạng biểu hiện
ngôn ngữ của trẻ. Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp tác động để chuẩn bị tốt về
ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
III. Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Tìm hiểu cơ sở lý luận về ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
nhằm định hướng cho việc nghiên cứu

-

Tìm hiểu thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5-6T) ở
trường mầm non Hoa Sen ( thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc)

-

Tìm 1 số biện pháp tác động thử nghiệm nhằm nâng cao khả năng ngôn
ngữ cho trẻ

IV. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

1.


Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

2.

Khách thể nghiên cứu

30 trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

V. Các phương pháp

- phương pháp trò chuyện

- phương pháp quan sát

- phương pháp điều tra

- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp vấn đáp

VI. Mức độ và phạm vi nghiên cứu

-

Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6T) ở khu vực

Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

-

Tìm hiểu 30 trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh
Phúc

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
VII. Giả thuyết khoa học

Khả năng ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa
Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế. Biểu hiện về ngôn ngữ giữa các trẻ
có sự chênh lệch. Nếu chúng ta có những biện pháp tác động tích cực của người
giáo viên thì sẽ nâng cao được vốn ngôn ngữ cho trẻ để chuẩn bị tâm lý thuận lợi
cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc
tìm ra các biện pháp tác động cho trẻ nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ

VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa rất quan
trọng, có tìm hiểu thì mới phát hiện ra thực trạng khả năng nắm vững ngôn ngữ
của trẻ, những biểu hiện tích cực và tiêu cực của thực tiễn giáo dục phát triển
ngôn ngữ cho trẻ hiện nay. Trên cơ sở đó tư vấn những biện pháp tác động để
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn

IX. Dự kiến công trình nghiên cứu

Phần 1. Mở đầu


Phần 2. Kết quả nghiên cứu

Chương 1. Cơ sở lý luận

Chương 2. Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở khu vực Vĩnh
Yên- Vĩnh Phúc

Chương 3. Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho
trẻ
Phần 3. Kết luận và kiến nghị

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập từ thời cổ đại. Trong cuốn “ Bàn về
phương pháp” Descartes đã chỉ ra những đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy
đó làm tiêu chí phân biệt con người, khác với động vật Ông kết luận rằng “ có
thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người với con vật”

Sau cách mạng tháng mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học Xô Viết
đã vận dụng quan điểm của Mác Lê Nin vào hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đó
là xem xét ngôn ngữ với tư cách là 1 hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là hiện thực
trực tiếp của tư duy là phương tiện giao tiếp của con người. LX.Vưgotxlki trong
cuốn “ Tư duy và ngôn ngữ” đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người
chính là kết quả học tập


Mang tính xã hội chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể

Theo ông, khi trẻ em gặp phải những lúc khó khăn trong cuộc sống trẻ tham gia
vào sự hợp tác của người lớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những người này
giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này quá trình tư duy
trong một xã hội nhất định được chuyển giao sang trẻ. L.X Vưgotxki coi ngôn
ngữ là vô cùng quan trọng đổi với sự phát triển của tư duy (Vưgotxki 1997, Tư
duy và ngôn ngữ)

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0-6T) được rất
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận ở từng góc độ khác nhau
trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ với các xu hướng nghiên cứu sau

Xu hướng 1: Nghiên cứu sự phát triển các thành phần ngôn ngữ của trẻ:
vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp ở các độ tuổi khác nhau có các công trình
nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1996) “ Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ
1-6 tuổi” [19] đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ em bắt đầu từ giai
đoạn tiến ngôn ngữ (0-1 tuổi), giai đoạn ngôn ngữ(1-6 tuổi) Về ngôn ngữ mạch
lạc của trẻ (5-6T) được rất nhiều tác giả nghiên cứu như: A.M Leusina, Nguyễn
Xuân Khoa, X.L Rubinxtein. A.M Leusina tiến hành nghiên cứu sự phát triển
ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo và đi đến kết luận: ngôn ngữ mạch lạc là
đơn vị của ngôn ngữ như 1 phương tiện giao tiếp. Trẻ càng lớn thì tính hoàn
cacnhr của ngôn ngữ càng giảm dần chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn
chặt với sự lĩnh hội của vốn từ, lĩnh hội hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ

Xu hướng thứ 2: Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non


Tác giả EI.Tikheeva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một
cách hệ thống, trong đó cần tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung
quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện cho trẻ nghe

Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “ phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo” đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện
nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: Kể lại chuyện, kể chuyện theo trí
nhớ, kể chuyện theo tưởng tưởng

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Xu hướng thứ 3: Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ
0-6 tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi với các tác giả GI Liamina (1960)’ V.I
Iadenco (1966), Bùi Anh Tuấn

Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “ Tâm lý học trẻ em
lứa tuổi mầm non” đã phân tích đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn

Trong cuốn phương pháp phát triển lời nói của tác giả Đinh Hồng Thái đã nêu
lên đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo và nêu ra một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ

Có nhiều nhà nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn
nhưng tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên-
Vĩnh Phúc thì chưa có ai nghiên cứu. Vì thế tôi đi tìm hiểu nghiên cứu vấn đề
này tại trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

1.2. Khái niệm chung về ngôn ngữ


1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ và ngữ ngôn

Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống các ký hiệu từ ngữ và hệ thống quy tắc
ngữ pháp cso chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư
duy

Ngữ ngôn là một hiện tượng tồn tại khác quan trong đời sống tinh thần của
xã hội, là 1 hiện tượng của nền văn hóa tinh thần của loài người. Ngữ ngôn gồm
2 bộ phận là từ vựng, các ý nghĩa của từ và ngữ pháp là một hệ thống các quy tắc
quy định sự ghép các từ thành câu

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng 1 thứ ngôn ngữ để giao tiếp,
để truyền đạt, để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử, hoặc để kế hoạch
hóa hoạt động của mình

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý nó là đối tượng của tâm lý học. ngôn ngữ đặc
trưng cho từng người sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm,
cấu trúc của câu, sự lựa chọn của từ.

Tuy ngôn ngữ và ngữ ngôn khác nhau nhưng chúng lại có quan hệ mật
thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Không có một thứ tiếng (ngữ
ngôn) nào lại tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn ngữ. Ngược lại quá
trình ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào một thứ ngữ ngôn nhất
định

1.2.2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ

Ngôn ngữ có 3 chức năng cơ bản sau


Thứ nhất: Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm
lịch sử xã hội của loài người. kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người lưu truyền
được từ đời này sang đời khác phần lớn dưới dạng ngôn ngữ thế hệ đi trước
truyền đạt, thế hệ đi sau lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu ấy biến thành vốn
liếng riêng cho bản thân cũng đều phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện cơ
bản

Thực vậy, mới đầu trẻ không tự nhận thức được thế giới xung quanh. Để
thỏa mãn nhu cầu nhận thức, trẻ đặt ra nhiều câu hỏi cho người lớn và những
người xung quanh, nhờ những câu trả lời đó trẻ mở rộng dần về nhận thức những
vấn đề tự nhiên, xã hội và con người còn người lớn muốn dạy trẻ điều gì phải sử
dụng lời nói để giải thích, hướng dẫn kèm theo hành động mẫu của mình. Nếu
không trẻ sẽ chỉ bắt chước như một con khì mà không hiểu được tại sao phải như
vậy.

Như vậy ngôn ngữ có tác dụng xã hội hóa sự phản ánh của mỗi cá nhân và
làm cho nó trở thành ý nghĩa
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Thứ hai: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người

Trong giao tiếp con người sử dụng rất nhiều phương tiện như: lời nói,
hành vi, cử chỉ, sắc thái biểu cảm, kết hợp với âm thanh của âm nhạc, màu sắc
của hội họa

Trong mọi phương tiện đa dạng ấy. Không ai có thể phủ nhận rằng ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người. So với lời nói thì các
phương tiện khác hạn chế hơn rất nhiều vì có những cử chỉ, sắc thái biểu cảm.
chỉ một số người mới hiểu được còn ngôn ngữ có thể truyền đạt những thông tin,

tư tưởng, tình cảm chính xác, rõ rang và hoàn toàn xác định
Chính nhờ có ngôn ngữ trong lao động, trong sinh hoạt con người có thể
dung chúng làm phương tiện chính, thường xuyên diễn đạt và làm cho người
khác hiểu được những tư tưởng tình cảm, trạng thái nguyện vọng của mình. Với
sự hiểu biết lẫn nhau con người có thể đồng tâm hiệp lực để cùng nhau chinh
phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và làm cho đời sống con người ngày càng
phát triển văn minh hơn

Thứ 3: Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập
và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người

Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lập kế hoạch định ra mục đích cần đạt tới
trước khi tiến hành bất cứ một công việc gì, ngôn ngữ giúp con người tổ chức,
hướng dẫn điều chỉnh và điều khiển hoạt động của mình. Điều đó đã đem lại cho
con người những thành tựu vĩ đại, làm cho con người ngày càng khác xa về chất
so với động vật
1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
:
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các
hiện tượng ngôn ngữ. Điều đó khiến cho ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ phát triển
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đã biết sử dụng tiếng
mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Sự hoàn thiện tiếng mẹ
đẻ ở trẻ mẫu giáo theo các hướng: ngữ âm được hoàn thiện dần, vốn từ được
mở rộng, trẻ sử dụng tương đối đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ.
1.3.1. Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi:
+ Vốn từ: Số lượng từ ngữ trẻ em lĩnh hội được từng giai đoạn 3 - 4 tuổi
khoảng từ 800 - 1926 từ [11]. Trong đó phần lớn là danh từ, động từ, còn các
từ loại khác là tính từ, trạng từ, đại từ chiếm tỷ lệ thấp.

Cụ thể: 3 tuổi ( 800 từ trở lên) trong đó:
50% danh từ
26% động từ
10% tính từ
6% trạng từ
4% đại từ
1,8% số từ (số đếm, một, hai…)
4 tuổi (1926 từ) trong đó:
50,2% là danh từ
27,4% là động từ
11,8% là tính từ
5,8% là trạng từ
1,9% là số từ
1,2% là liên từ
Các từ trẻ sử dụng thường là tên gọi của đồ chơi, đồ dùng, con vật, cây
cối, hoa lá xung quanh mà hàng ngày trẻ thường xuyên được tiếp xúc. Trẻ đã
sử dụng những từ chỉ hành động, công việc của chính bản thân trẻ và mọi
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
người xung quanh như ăn, ngủ, tắm rửa, dọn, giặt, đi chợ, đi làm… hoặc các
từ chỉ hành động của các con vật mà trẻ biết như cào, cắn, nhảy, bơi, mổ,
kêu…
- Theo một số kết quả nghiên cứu khác đó là nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ
em lứa tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà Nội của Trung tâm nghiên cứu giáo dục
mầm non cho biết số lượng từ của trẻ tăng dẫn theo tháng tuổi.
Cụ thể: 39 tháng tuổi: 515 từ
42 tháng tuổi: 574 từ
45 tháng tuổi: 683 từ
48 tháng tuổi 724 từ
Những kết quả nghiên cứu trên đã nói lên vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi đã tăng

lên đáng kể so với trẻ 25 - 36 tháng, trẻ 25 - 36 tháng chỉ có từ vài chục đến
vài trăm từ (300 - 400) [35]. Trẻ 3 - 4 tuổi cũng đã lĩnh hội được các loại từ
phong phú, đa dạng tuy phần lớn vẫn là danh từ và động từ như trẻ ấu nhi.
+ Nắm ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Về phát âm của trẻ 3
tuổi hãy còn nhiều nét đặc trưng cho ngôn ngữ của trẻ thuộc lứa tuổi ấu nhi.
Trẻ 3 - 4 tuổi phát âm chưa được thành thạo. Có thể giải thích hiện tượng này
một phần là do trẻ không biết điều khiển bộ máy ngôn ngữ của mình, một
phần là do thính giác ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Trong phát âm
trẻ còn mắc nhiều lỗi, phát âm chưa chuẩn về dấu thanh, âm đệm, âm cuối của
tiếng, của từ. Đa số trẻ phát âm chưa chuẩn về thanh ngã () vì đây là thanh
phát âm khó nhất trong các thanh, trẻ thường chuyển thanh ngã thành thanh
sắc. Ví dụ "ngã" thành "ngá", "đĩa" thành "đía". Thanh hỏi cũng có nhiều trẻ
phát âm thành thanh nặng như "ngủ" thành "ngụ".
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Khi phát âm đệm, trẻ hay sai phạm vì âm đệm khi phát âm trẻ phải điều
khiển sao cho môi dưới đặt vào răng, đầu lưỡi đặt vào lợi, gốc lưỡi ấn xuống,
thân lưỡi cong lên thì mới phát âm đúng được, nhưng trẻ thường đọc lướt nên
thường phát âm không đúng. Ví dụ từ "huếch hoác" trẻ phát âm thành từ
"hếch hác", từ "loắt choắt" phát âm thành "lắt chắt".
Các âm cuối, nhất là âm ch, nh trẻ thường phát âm sai:
Ví dụ: "anh" phát âm thành "ăn"
"ếch" phát âm thành"ất"
+ Nắm cơ cấu ngữ pháp:
Trẻ 3 - 4 tuổi đã nắm được ngữ pháp cơ bản để diễn đạt khá chính xác
những nhu cầu cơ bản. Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn (câu
đơn) đến câu có nhiều âm tiết (câu phức).
Theo nghiên cứu của E.A.Arkin, trong 1000 tình huống giao tiếp của trẻ,
tác giả đã thống kê được: 40% câu đơn âm tiết; 38% câu hai âm tiết; 17% câu
3 âm tiết; 4% câu 4 âm tiết; chỉ có 2% câu 5 âm tiết.

Tuy nhiên trong ngôn ngữ của trẻ 3 - 4 tuổi còn chưa hoàn chỉnh về ngữ
pháp, trẻ vẫn còn nói câu cụt, câu thiếu thành phần trong nhiều tình huống
giao tiếp. Các từ dùng trong câu còn chưa chính xác. Lời nói còn chưa mạch
lạc
1.3.2. Đặc điểm pháp triển ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi:
+ Vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng 1300 - 2000 từ trong đó danh từ, động từ
vẫn chiếm ưu thế, còn tính từ và các loại từ khác tuy đã xuất hiện trong ngôn
ngữ của trẻ nhưng còn ít và đôi khi trẻ sử dụng chưa chính xác.
+ Phát âm và ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Trẻ 4 - 5 tuổi phát âm có tiến bộ hơn trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). Trẻ nói
rõ hơn, dứt khoát hơn, ít ngọng hơn, song vẫn hay sai thanh ngã, âm đệm và
âm cuối.
ở trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu âm
tiết …Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm
nhầm như các âm vị "t" = "ch" ("tôm to" trẻ nói là "chôm cho"), dễ bị nhoè
các phụ âm như "l" phát âm thành "nh".
+ Việc nắm ngữ pháp của trẻ 4 - 5 tuổi có tiến bộ hơn trẻ 3 - 4 tuổi. Câu
nói của trẻ dài hơn, ít câu cụt hơn. Khi nói câu chưa đúng, chưa chuẩn về ngữ
pháp, trẻ biết sửa nhưng không biết vì sao phải sửa. Trẻ đã sử dụng các câu
phức hợp nhiều hơn mẫu giáo bé, trẻ biết sử dụng các câu có liên từ. Kết quả
nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở nội ngoại thành Hà Nội
cho thấy trong 1035 câu nói của trẻ 4 - 5 tuổi có 751 câu đúng (chiếm
72,59%), 284 câu sai (chiếm 27,41%), 472 câu đơn (62,83%), 297 câu phức
(37,17%).
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống. Khi giao tiếp
với mọi người xung quanh trẻ thường gắn liền ngôn ngữ của mình với các sự
vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ - Ví dụ bé H
(45 tháng tuổi), khi nhìn thấy anh (chị) lớp 1 cắp sách đi học, liền đòi mẹ "Mẹ

ơi! mua sách, cặp cho H đi học". Bé Mai đi qua đường nhìn thấy người bán đồ
chơi cho trẻ em liền đòi mẹ "Mẹ ơi! mua cho con con thiên nga kia".
Vào cuối 4 tuổi, khoảng 45 - 48 tháng, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết
nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một " văn cảnh". Ví dụ"H
có ôtô, hôm qua bố H mua cho đấy!" - H đã nói với bạn của mình như vậy…
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Trẻ cũng đã bắt đầu hiểu và tự tiến hành những cuộc nói chuyện về các
sự vật xa hơn mà trẻ tưởng tượng, hình dung thấy trong óc, đây chính là loại
ngôn ngữ ngữ cảnh. Lúc này trẻ đã biết dùng ngôn ngữ mô tả lại những gì trẻ
quan sát thấy, hoặc xảy ra trong đời sống hàng ngày của trẻ cho mọi người
nghe
.

1.3.3. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi:
+ Vốn từ: Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) tăng lên đáng kể. Trẻ
có khoảng 3000 - 4000 từ vào cuối tuổi [35]. Trẻ mẫu giáo lớn đã thường
xuyên sử dụng khoảng 1033 từ [37]. Trong đó loại từ được tích luỹ khá phong
phú không những về danh từ, động từ mà cả về đại từ, tính từ, liên từ … Danh
từ và động từ vẫn chiếm ưu thế nhưng tính từ và các loại từ khác cũng được
trẻ sử dụng nhiều hơn. Có thể nói rằng trẻ đã nắm được các loại từ có trong
tiếng mẹ đẻ và đủ để trẻ có thể diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. ý
nghĩa của từ với trẻ cũng phong phú hơn và khả năng nắm bắt nghĩa của từ
phát triển hơn … Các từ chỉ tính chất không gian (rộng lớn, mênh mông…);
từ chỉ tốc độ (nhanh, chậm dần); từ chỉ màu sắc (xanh nhạt, phơn phớt
hồng…) đã được trẻ sử dụng chính xác. Trẻ đã hiểu và biết dùng các từ chỉ
khái niệm thời gian (hôm qua, ngày mai, ngày kia), từ đồng nghĩa (bố mẹ - ba
má, tầu hoả - xe lửa…),từ có tính chất gợi cảm, có hình ảnh và mang sắc thái
khác nhau (nắng chói chang, đi nhè nhẹ, lung linh - cười tủm tỉm); các từ chỉ
mức độ, sắc thái khác nhau (be bé, bé tí, bé xíu, bé con, bé tí tị tì ti, đỏ chon

chót, đỏ choét…)
Ngoài ra các loại từ khác như đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ cũng
được trẻ dùng nhiều hơn các lứa tuổi khác.
+ Nắm ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng, tai âm vị được rèn luyện
thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói cơ quan phát
âm đã trưởng thành mà trẻ có thể phát ra những âm chuẩn, kể cả những âm
khó của tiếng mẹ đẻ như "uềnh càng", "khúc khuỷu"…. Chỉ có trong trường
hợp bộ máy phát âm bị tổn thương, hay do chịu ảnh hưởng của lời nói ngọng
của những người lớn trong địa phương, trẻ mẫu giáo lớn mới phạm nhiều lỗi
trong nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ hoặc một số âm khó, xa lạ với trẻ thì trẻ
có thể phát âm sai. Ví dụ "quét trầu" trẻ nói thành "quyết trầu".
Trẻ mẫu giáo lớn cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với
nội dung giao tiếp hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thường dùng
ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Ngược lại, khi giận
dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng ấy được thể hiện rõ khi trẻ kể
những câu chuyện mà mình yêu thích cho người khác nghe.
+ Nắm cơ cấu ngữ pháp:
Với điều kiện sống và giáo dục tốt, trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo( 5 - 6
tuổi) đã có thể sử dụng ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mặc dù
quá trình đó diễn ra một cách không có ý thức, khác với quá trình học ngữ
pháp một cách có ý thức ở trường phổ thông. Điều đó được thể hiện trong câu
nói của trẻ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp và nội dung biểu hiện cũng phong
phú hơn nhiều so với lứa tuổi trước.
Chẳng hạn: Trẻ 3 tuổi có tỷ lệ câu đơn là: 72,55%, câu phức là: 27,44%.
Nhưng trẻ 5 tuổi tỷ lệ câu đơn là: 62,13%, câu phức là: 37,84%
Sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ (5 - 6 tuổi) còn được quyết định bởi tính
tích cực của trẻ đối với ngôn ngữ. Những trẻ em tích cực giao tiếp, tích cực

tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
ý thức thì không những hiểu từ ngữ và nắm ngữ pháp một cách sâu sắc mà còn
sáng tạo ra những từ ngữ, những cách nói chưa hề có trong ngôn ngữ của
người lớn.
Chẳng hạn cháu nói: "Con vịt ngã lộn phèo" hay cháu dùng từ ngữ rất lạ
để nói về màu đỏ "Đỏ choen choét". Tính tích cực cao đối với ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo lớn còn biểu hiện ở chỗ trẻ thích "sáng tác" thơ ca. Nhìn chung,
thì trẻ mẫu giáo chưa thể sáng tác thơ ca theo đúng nghĩa được, nhưng ở một
số trẻ do tiếp xúc sớm với những âm hưởng thơ ca nên cũng đã bắt đầu làm
thơ vào cuối tuổi mẫu giáo.
Chẳng hạn: Cháu Thuý Giang đã làm bài thơ "Cái vườn". Đây là bài thơ
cháu làm đầu tiên khi cháu mới gần 6 tuổi:
"Cái vườn nho nhỏ
Cô gió đến chơi
Cô đưa võng đỏ
Ru chú mặt trời"
Cháu Ngô Thị Bích Hiền cũng đã làm bài thơ "Ông mặt trời" ngay từ lúc
cháu mới 5 tuổi:
Ông mặt trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng em và bóng mẹ
Đi lon ton trên đường
Ông mỉm cười nhìn em
Em mỉm cười nhìn ông
"Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi"
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN

Tuy nhiên ở một số trẻ còn nói năng lộn xộn, không rõ ràng, dài dòng,
không mạch lạc… Nguyên nhân chủ yếu là do vốn từ của trẻ còn nghèo, chưa
biết sử dụng các từ liên kết, chưa diễn đạt đúng trình tự lôgíc của sự việc…
Điều đó cho thấy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có sự khác biệt cá nhân thể hiện rõ
trong ngôn ngữ hơn bất cứ lĩnh vực nào khác của sự phát triển tâm lý trẻ.
+ Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc:
Ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ mẫu giáo, không chỉ là phép cộng đơn giản của
những câu và từ mà đó là những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một chủ
đề nhất định, được diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong những
câu được xây dựng đúng theo các quy luật ngữ pháp, lôgíc chặt chẽ.
Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuất phát từ nhu cầu vốn ngôn ngữ
của trẻ tăng nhanh. Trẻ muốn giải thích trao đổi với bạn, với người lớn một
nội dung nào đó. Muốn vậy, trẻ phải cố gắng trình bày rõ ràng, nêu được mối
quan hệ giữa các sự vật hiện tượng để thuyết phục người nghe. Theo tác giả
Nguyễn ánh Tuyết, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ là lời nói thể hiện tính chặt chẽ,
tính trình tự, tính liên kết [36].
Lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo được thể hiện qua nói đúng cấu trúc
câu của tiếng Việt. Lời nói có nội dung thông báo đầy đủ, lôgíc, có hình ảnh,
diễn đạt rõ ràng khi nói, viết, biết ngắt câu, giọng nói có sắc thái biểu cảm
[22].
Như vậy, ngôn ngữ được coi là mạch lạc khi có đủ những yếu tố sau:
 Các câu phải đúng ngữ pháp và có nghĩa.
 Nội dung thông báo phải đầy đủ, khúc chiết, chính xác và hợp lý và
có chủ đề nhất định.
 Có sử dụng các phép liên kết một cách hợp lý.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
 Các hành động ngôn ngữ được thực hiện trong các câu phải dung
hợp nhau và thực hiện được chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
 Có sắc thái biểu cảm trong lời nói.

Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện trình độ phát triển tương đối cao không
những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy nữa. Đây chính
là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, là kỹ năng khó nhất, phải đến tuổi mẫu
giáo lớn kỹ năng này mới thể hiện rõ.
Tóm lại, trong các độ tuổi của mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát
triển dần về các mặt: Vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp và xuất hiện dần
kiểu ngôn ngữ mạch lạc. Đến cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trẻ đã có khả
năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm
của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt
là nắm được hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ
tinh vi nhất về phương tiện cú pháp và về phương diện tu từ, trẻ nói năng
mạch lạc và thoải mái. Trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ trong phong
cách sinh hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật (tức là nói
năng có văn hoá).
Tuy nhiên, trong thực tế còn khá nhiều trẻ em nói năng chưa đúng, phát âm
ngọng, dùng từ sai, nói câu què câu cụt, ngôn ngữ chưa mạch lạc. Điều này
đáng để cho các nhà giáo dục phải suy nghĩ. Cần phải có cách dạy dỗ đúng
đắn để khi "tốt nghiệp" trường mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được tiếng mẹ đẻ,
nếu không trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tháng học tập phổ
thông và trong bước đường trưởng thành sau này. i



Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn

Đây là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi “mầm non” tức là lứa tuối
trước khi đến trường phổ thông


Giai đoạn này những cấu tạo tâm lí trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp
tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn những chức năng tâm lý đó
sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lí để hoàn thành việc
xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người. Trẻ sử dụng thành
thạo tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn còn nhiều trẻ phát âm ngọng, dùng từ sai. Chủ yếu là
do trẻ học lỏm của người lớn hay bắt chước. Do đó ở gia đình hay ở lớp mẫu
giáo cần coi trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung
quan trọng của giáo dục mầm non

Trẻ bắt đầu ý thức về giới tính của mình những đánh giá nhận xét bắt đầu
mang sắc thái giưois tính Trẻ thường nói: “ Con trai mà lại khóc à” hay “ con gái
mà lại đánh nhau à” Trẻ bắt đầu nhận biết mình là người thế nào có những đặc
điểm gì. Trẻ bắt đầu đánh giá người khác nhưng bị xúc cảm tình cảm chi phối
mạnh. Trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục đích đã định. Sự tập trung
tính bền vững của chú ý tăng lên, nhu cầu nhận thức mạnh hoạt động vui chơi
không thỏa mãn nhu cầu, trẻ phải tìm đến một hoạt động jmới đó là hoạt động
học tập. Vì vậy việc chuẩn bị sẵn sang về mặt tâm lí cho trẻ đến trường phổ
thông là mọt việc làm rất quan trọng
1.5. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
Chúng ta biết rằng, tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh
hội nền văn hoá dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy,
để tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn… Cho nên việc phát triển tiếng mẹ đẻ
cho trẻ em ở tuổi mầm non là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà ở độ tuổi
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
mẫu giáo lớn thì nhiệm vụ đó phải được hoàn thành. Nếu một đứa trẻ 5 - 6
tuổi mà nói năng ấp úng, phát âm ngọng líu ngọng lô, vốn từ nghèo nàn tới
mức không đủ để diễn đạt những điều mình cần nói, không sử dụng được ngữ
pháp để nói mạch lạc cho người khác hiểu được mình và hiểu được người
khác nói, thì có thể liệt đứa trẻ đó vào loại chậm phát triển. Và như vậy, cần

phải có biện pháp phù hợp để kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ cả về
vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Chỉ chú ý
phát triển một hoặc một số mặt nào đó thì chúng ta vẫn chưa hoàn thành
nhiệm vụ này.
1.5.1. Phát triển vốn từ:
Có thể nói rằng, đến 5 tuổi trẻ đã tích luỹ được vốn từ khá phong phú,
không những danh từ, động từ mà cả tính từ, liên từ… đủ để giao tiếp với
những người xung quanh. Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là cung cấp
từ mới cho trẻ mà cần giúp trẻ mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết. Chẳng hạn
nếu trước đây trẻ hiểu từ "ngủ" là để chỉ một người nào đó đang ngủ (em bé,
ông bà, bố mẹ…) thì giờ đây cần giúp trẻ hiểu một cách khái quát hơn: Ngủ là
từ chỉ tất cả những sinh vật đang ngủ (em bé ngủ, con mèo ngủ…). Tương tự
như vậy, cùng một từ "ăn" diễn đạt cho nhiều đối tượng (Em bé đang ăn, con gà
đang ăn, con mèo đang ăn…).
1.5.2. Rèn phát âm và sử dụng ngữ điệu thích hợp:
- Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng thích hợp
được diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ. Trước hết là trong
giao tiếp hàng ngày của trẻ với người lớn, với bạn bè. Trong cuộc sống hàng
ngày người lớn cần thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ với trẻ. Khi giao
tiếp với trẻ, người lớn phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ bắt chước,
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
uốn nắn, tập cho trẻ phát âm đúng các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, nhất là những
âm khó như uềnh oàng, khúc khuỷu…, những âm khó phân biệt dẫn đến nói
ngọng: l - n, ch - tr, s - x, p - ph…
Trong giao tiếp hàng ngày, người lớn không chỉ rèn luyện cho trẻ phát
âm đúng mà cần tập luyện cho trẻ biết sử dụng ngữ điệu đúng, thích hợp với
hoàn cảnh, tâm trạng cụ thể (Dùng ngôn ngữ êm dịu, nhẹ nhàng, tình cảm để
biểu thị tình cảm yêu thương của trẻ, ngôn ngữ thô mạnh khi giận dữ…).
- Trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập và đặc biệt

trong khi kể chuyện cho trẻ nghe và khi trẻ kể chuyện cho người khác nghe
chúng ta cần dạy trẻ phát âm đúng và sử dụng những ngữ điệu thích hợp.
Người lớn kể chuyện cho trẻ nghe phải có giọng kể hấp dẫn, phát âm chuẩn,
rõ, biết sử dụng ngữ điệu thích hợp để diễn tả tính cách nhân vật. Trẻ sẽ tập
trung chú ý cao độ vào ngôn ngữ kể chuyện của người lớn trên cơ sở đó trẻ
học được cách phát âm, dùng ngữ điệu thích hợp và kể lại chuyện theo sự
sáng tạo của mình. Khi kể lại chuyện, người lớn cần uốn nắn cho trẻ cách phát
âm đúng các âm khó sử dụng ngữ điệu thích hợp trong những tình huống cụ
thể.
1.5.3. Rèn trẻ nói đúng ngữ pháp:
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì cung cấp, phát triển vốn từ cho trẻ là
rất quan trọng, song việc luyện tập cho trẻ biết nói đúng cấu trúc câu trong
tiếng mẹ đẻ, không nói câu què, câu cụt, nói nhát ngừng, nói lộn ngược vị trí
từ trong câu còn quan trọng hơn nhiều.
Vì vậy trong giao tiếp hàng ngày hay trong quá trình tổ chức các hoạt
động cho trẻ người lớn phải tập cho trẻ nói đúng cấu trúc câu: Có chủ ngữ, có
vị ngữ, sử dụng trạng từ, bổ ngữ phù hợp. Do trẻ chưa ý thức một cách đầy đủ
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
về vị trí xã hội, về chuẩn mực hành vi nên nhiều khi trẻ còn nói trống không
(thiếu chủ ngữ) với mọi người, khi ấy người lớn cần phải nghiêm túc, yêu cầu
trẻ nói lại một cách đầy đủ.
Cần phải tạo nhiều tình huống, cơ hội để trẻ giao tiếp, bộc lộ những ý
muốn, hiểu biết của mình với người lớn, bạn bè bằng lời nói của chính trẻ,
quan sát trẻ nói với nhau, qua đó sửa sai uốn nắn câu cho trẻ.
1.5.4. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc:
Trong quá trình giao tiếp và trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động để
kích thích trẻ nói năng mạch lạc người lớn cần tạo điều kiện để trẻ nói rõ ràng,
sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý, nêu bật được các ý cần nhấn mạnh để
người nghe hiểu một cách dễ dàng. Cụ thể như cần cho trẻ mô tả lại trường

mầm non hay công viên trước khi xây dựng nó. Hoặc tập cho trẻ kể sáng tạo
chuyện cổ tích sau khi nghe cô giáo kể, hướng dẫn trẻ dùng ngữ điệu để nhấn
mạnh, làm nổi bật tính cách, nội dung câu chuyện, sắp xếp các ý theo lôgíc
cốt chuyện. Cần tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét, đánh giá bạn trong khi học
khi chơi …Ví dụ như nhận xét bạn đóng vai, nhận xét tranh vẽ của bạn, vì sao
cháu lại thích bức tranh này … Trong khi dạy nói cho trẻ thì sự kiên trì của
người lớn là rất cần thiết. Để tập cho trẻ nói năng mạch lạc theo một trình tự
lôgíc, dễ hiểu người lớn phải biết lắng nghe trẻ nói, tập cho trẻ sắp xếp lại (nói
lại) những điều cần nói theo một mạch lôgíc mặc dù có thể người lớn đã hiểu
ý trẻ định nói là gì.
Ngôn ngữ mạnh lạc còn được trẻ thể hiện ở chỗ trẻ nói năng văn hoá tức
là nói tự tin, thoải mái, vừa đủ nghe, không hét, không quát to, không nói tục
chửi bậy…Vì vậy, một mặt người lớn phải gương mẫu về lời ăn tiếng nói khi
giao tiếp với trẻ và giao tiếp với nhau để làm gương cho trẻ noi theo. Mặt
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
khác phải nghiêm khắc uốn nắn kịp thời khi trẻ nói năng tục tằn, thô lỗ không
chuẩn mực, giúp trẻ biết có những lời nói thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với
người lớn, dịu dàng với em nhỏ, không nói leo, không nói dối, nói tục chửi
bậy, không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mình.



Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trần Thi Huyền K33 - GDMN
Chương 2. Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo lớn khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

2.1. Vài nét khái quát về khách thể nghiên cứu


Trong thời gian 10 tuần thực tập tại trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên-
Vĩnh Phúc. Tôi đã có điều kiện được tiếp xúc trò chuyện với các phụ huynh và
các cháu ở khu vực này phần lớn các phụ huynh ở đây là gia đình cán bộ công
chức, học có điều kiện chăm sóc con cái. Con cái của họ cũng rất ngoan và thông
minh, nhanh nhẹn, các cô giáo ở đây rất nhiệt tình, năng động, họ chăm sóc nuôi
dạy trẻ rất chu đáo. Đa phần các giáo viên đều có trình độ, với các phương pháp
giảng dạy tiên tiến mỗi lớp đều có máy tính, đàn và đồ dùng phong phú. Nó ảnh
hưởng tốt đến sự phát triển của trẻ, giúp trẻ có điều kiện học tập, lĩnh hội kiến
thức tốt hơn. Ở lớp mẫu giáo lớn tôi chủ nhiệm có cô giáo rất nhiệt tình năng
động, trang thiết bị dạy học đầy đủ, phòng học sạch sẽ thoáng mát, trẻ rất nhanh
nhẹn hoạt bát. Trong các giờ học trẻ chăm chú nghe giảng, tích cực hoạt động,
thưa gửi lễ phép, các hoạt động đàm thoại, tiến hành dễ dàng vì ngôn ngữ của trẻ
rất phát triển, các cháu trả lời câu hỏi rõ ràng rành mạch đặc biệt rất ít trẻ phát
âm sai chữ “ L-N” trẻ phát âm tương đối chuẩn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
một số trẻ vẫn chậm nói, giao tiếp còn kém

Những thực trạng trên có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, để
tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ tôi đã tiến hành dự giờ
và ghi rõ những biểu hiện của ngôn ngữ của trẻ

×