Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Huyền thoại sông Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (KL06700)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.84 KB, 109 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
******************


Trần Thị Thắm



TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

HUYỀN THOẠI SÔNG HÀN (1962-1980)
VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới


Người hướng dẫn khoa học: Th.s Nguyễn Thị Nga













HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới các
thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn bè và người thân đã giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Th.s Nguyễn Thị
Nga đã trực tiếp dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp
bằng tất cả năng lực của mình nhưng do thời gian hạn chế, kiến thức
chưa chuyên sâu nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi
những hạn chế thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những đóng
góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để giúp đỡ em hoàn thiện khóa
luận tốt nghiệp được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !











LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng
được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về
nghiên cứu của mình.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1
Chƣơng 1.
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC
9
1.1.
NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN
QUỐC

9
1.2.
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC
15
1.3.
THÀNH TỰU
20
1.4.
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HÀN QUỐC

22


Tiểu kết chƣơng 1
28
Chƣơng 2.
SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA KINH TẾ
HÀN QUỐC (1962 - 1980)

30
2.1.
NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN (1962 - 1980)

30
2.2.
NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA KINH
TẾ HÀN QUỐC

36
2.3.
THÀNH TỰU KINH TẾ HÀN QUỐC
49
2.4.
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ
CỦA KINH TẾ HÀN QUỐC (1962 - 1980)

62
2.5.
ĐẶC ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC
75
2.6.

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA
KINH TẾ HÀN QUỐC

82

Tiểu kết chƣơng 2
82
Chƣơng 3.
BÀI HỌC TỪ SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA
KINH TẾ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

84
3.1.
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ

84
3.2.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
88
3.3.
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
92
KẾT LUẬN

96
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1945, trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa, chủ nghĩa đế quốc lại tiếp tục chính sách thù địch mới. Tháng 3/1947,
tại Quốc hội Mỹ, Tổng thống Truman chính thức phát động cuộc Chiến
tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào
cách mạng thế giới và qua đó khuynh đảo, khống chế các nước đồng minh
do Mỹ cầm đầu, từng bước thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ. Từ
cuối năm 1949, Chiến tranh lạnh được mở rộng quy mô sau khi cách mạng
Trung Quốc thắng lợi và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Quan
hệ quốc tế thời kỳ này diễn ra căng thẳng, gay gắt và cực kỳ phức tạp. Bán
đảo Triều Tiên - một địa bàn chiến lược quan trọng đối với các cường quốc
Mỹ - Xô – Trung,… cũng không thể nằm ngoài vòng quay nghiệt ngã đó.
Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính
trị, xã hội. Vào những năm 1950 người ta biết đến Hàn Quốc như là một
nước nghèo nàn, vật lộn vất vả trong chiến tranh và ra khỏi cuộc chiến với
đầy thương tích. Vậy mà kể từ đầu những năm 1960 đến nay, nền kinh tế
Hàn Quốc đã có những bước phát triển rất ngoạn mục. Từ một nước nghèo
nàn về tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, song chỉ
sau hơn 3 thập niên tiến hành công cuộc công nghiệp hóa mà trọng tâm là
chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, Hàn Quốc
đã trở thành một trong những con rồng của Đông Á với tốc độ tăng trưởng
GNP cũng như mức độ cải thiện đời sống của dân chúng rất đáng khâm
phục.
Sau hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã
đạt được điều mà các nhà nghiên cứu vẫn cho là “sự thần kỳ kinh tế trên

sông Hàn” hay "kỳ tích sông Hàn". Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc
2

hậu trở thành một nước công nghiệp khiến nhiều nước đang phát triển phải
“ao ước”. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay, Hàn Quốc luôn là
một trong những nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. Từ
chỗ là một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, hiện nay Hàn
Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển trong hàng ngũ của tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có nền kinh tế xếp thứ 11 trên
thế giới, có mức thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 10.000 USD.
Tổng sản lượng kinh tế quốc dân (GNP) của Hàn Quốc đã tăng 2,3 tỷ
USD năm 1962 lên 468 tỷ USD năm 1996. Thu nhập quốc dân tính theo đầu
người đã tăng từ 80 USD năm 1960 lên hơn 10.000 USD vào năm 2003,
điều đáng chú ý đây là quốc gia có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
cao nhất trong giai đoạn 1970-1993 của khu vực và thế giới. Nếu tốc độ tăng
trưởng trung bình giai đoạn 1970-1980 của Hàn Quốc là 9,6%, giai đoạn
1980-1993 là 9,1% thì các con số của Nhật Bản trong các giai đoạn tương
ứng nói trên là 4,3% và 4,0%. Những con số này vượt xa tốc độ tăng trưởng
trung bình của thế giới cùng kỳ nêu trên (3,3% và 2,9%) [14 ; 136].
Chìa khóa của thành công này là việc áp dụng chiến lược kinh tế hướng
ra bên ngoài với xuất khẩu là động lực. Chiến lược này đã khắc phục được
sự khan hiếm tài nguyên, thị trường trong nước hạn hẹp và phát huy được lợi
thế về lao động dồi dào đã được đào tạo và lành nghề.
Sự phát triển kỳ diệu của Hàn Quốc còn đáng chú ý hơn khi đặt trong
bối cảnh tình hình đất nước vào đầu những năm 1960. Trong một giai đoạn
lịch sử, nền kinh tế Hàn Quốc rất lạc hậu. Trước khi thoát khỏi ách thống trị
của thực dân Nhật kéo dài 35 năm (1910 - 1945), Hàn Quốc chỉ có một vài
ngành công nghiệp chủ yếu. Các tài nguyên kinh tế của Hàn Quốc đã bị thực
dân Nhật khai thác một cách tàn nhẫn. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 -
1953) lại tàn phá thêm nền kinh tế Hàn Quốc. Sự thiệt hại này phải đến đầu

3

những năm 1960 mới phục hồi được. Vào cuối năm 1961, Hàn Quốc vẫn
còn gặp phải những khó khăn tương tự như các nước kém phát triển khác.
Đó là sự nghèo đói đến cùng cực, dân số tăng nhanh 3%/năm, thất nghiệp
tràn lan, tiết kiệm là con số 0, xuất khẩu không đáng kể và phụ thuộc vào
nhập khẩu để có nguyên liệu thô và các mặt hàng chế tạo chủ yếu.
Sự phát triển nhanh chóng và ngoạn mục của Hàn Quốc đã biến nước
này trở thành một trong những quốc gia đầy sức mạnh và đóng vai trò động
lực trong khu vực, thu hút sự chú ý của các nước trong vùng và thế giới. Vậy
Hàn Quốc đã làm gì để lập nên kỳ tích ngoạn mục này? Đó cũng chính là
câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Đồng thời, Việt Nam có thể học hỏi được những gì từ kinh nghiệm phát triển
của Hàn Quốc?
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Huyền thoại sông
Hàn (1962-1980) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài
cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa luận, người viết đã tiếp cận
các nguồn tài liệu sau:
Tác phẩm “Hàn Quốc – Lịch sử và văn hóa ” do GS. Phan Huy Lê
chủ biên, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1995. Trong đó,
các tác giả đã trình bày một cách khái quát nhưng toàn diện về lịch sử và văn
hóa của Hàn Quốc nhằm đem lại sự hiểu biết, cung cấp cái nhìn tổng quan
cơ bản về văn hóa, con người và đất nước Hàn Quốc. Đây là một trong
những nhân tố tạo ra sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc.
Công trình nghiên cứu “Hàn Quốc trƣớc thềm thế kỷ XXI” do
Dương Phú Hiệp và Ngô Xuân Bình chủ biên, NXB Thống kê Hà Nội xuất
4


bản năm 1999. Công trình đã tập trung phân tích một số vấn đề về kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, dự báo sự phát triển của Hàn Quốc trong thời gian
tới. Trong đó, công trình nghiên cứu đã đi vào tỉ mỉ về chính sách phát triển
kinh tế của Hàn Quốc trong mỗi giai đoạn nhất định như: Chính sách sản
phẩm và thị trường của Hàn Quốc trong quá trình công nghiệp hóa; Tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hàn Quốc; Các kế hoạch trong nền
kinh tế thị trường Hàn Quốc; Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Hàn
Quốc; Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và một số bài học kinh nghiệm…Qua
đó, giúp người viết thấy được những nguyên nhân làm cho Hàn Quốc phát
triển thần kỳ và trở thành một trong bốn con rồng của châu Á. Từ những
thành công của Hàn Quốc, người viết có thể tham khảo, vận dụng vào thực
tiễn phát triển công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay.
Tác phẩm “Hàn Quốc: Câu chuyện kinh tế về một con rồng” của
Tiến sĩ Hoa Hữu Lân, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002.
Cuốn sách giới thiệu khái quát con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Hàn Quốc từ năm 1950 đến nay, trong đó tập trung phân tích về cơ cấu kinh
tế - xã hội, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm và nêu lên triển vọng
kinh tế Hàn Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Cuốn sách còn có
một chương đề cập quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc từ trước đến nay.
Qua đó, cuốn sách cung cấp cho người viết sự hiểu biết một cách toàn diện
bức tranh tổng thể của nền kinh tế Hàn Quốc thông qua các chặng đường
phát triển, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm (kể cả thành công và thất bại), đặc biệt nhìn nhận lại một số nhận
định về “quá trình tăng trưởng nóng” của Hàn Quốc.
Khóa luận tốt nghiệp “Hàn Quốc và sự phát triển kinh tế của đất
nƣớc này (1962 -1992)” của tác giả Nguyễn Xuân Hà bảo vệ năm 1995.
Khóa luận đã đề cập đến tình hình chính trị, xã hội, kinh tế Hàn Quốc trong
những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX; Quá trình thực hiện chiến lược phát
5


triển kinh tế hướng ngoại trong giai đoạn 1962 - 1992 và thành tựu đạt được
của kinh tế Hàn Quốc; Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã được tác giả phản
ánh khá tập trung, giúp người viết trên cơ sở khai thác, sử dụng trong khóa
luận của mình.
Tạp chí “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 - 1979)”
của tác giả Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp, Nghiên cứu Nhật Bản số
2(32) 4 – 2001. Tạp chí đề cập tới bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước đã
tác động đến quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ giai đoạn 1948 – 1979 cũng thay đổi
theo từng thời kỳ quan hệ với những đặc trưng riêng. Nghiên cứu quan hệ
kinh tế Hàn – Mỹ (1948 – 1979) không chỉ góp phần lý giải về vai trò của
nhân tố Mỹ trong sự cất cánh kinh tế lần thứ nhất của quốc gia này, mà quan
trọng hơn, còn rút ra được những kinh nghiệm lịch sử rất đáng tham khảo
của người Hàn Quốc trong quan hệ với đối tác chiến lược số một, nhằm đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoài ra, để hoàn thành khóa luận người viết cũng tham khảo nhiều
bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và những Website tin cậy.
Các tài liệu trên giúp người viết có được những hiểu biết khá sâu sắc
về sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc và bài học từ sự phát triển thần kỳ
của kinh tế Hàn Quốc đối với các nước, trong đó có Việt Nam.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn
Quốc trong giai đoạn 1962 – 1980 và những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Để làm rõ được đề tài này thì cần thấy được những tiền đề phát triển
kinh tế, chính sách, thành tựu, nguyên nhân, đặc điểm mô hình kinh tế Hàn
6

Quốc và tác động của sự phát triển kinh tế thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc. Từ
đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài

- Làm rõ thực trạng của kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962 về nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, các chính sách phát triển kinh tế và
nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế Hàn Quốc trong thời kỳ này.
- Làm rõ sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc đạt được trong giai
đoạn 1962 – 1980 về nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, các chính
sách phát triển phát triển và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ này.
Từ đó, để so sánh với giai đoạn trước.
- Từ sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc để rút ra bài học kinh
nghiệp cho Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn
Quốc trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh trên các lĩnh vực kinh tế khác
nhau. Từ đó góp phần lí giải ảnh hưởng, tác động của sự phát triển thần kỳ
của kinh tế Hàn Quốc đối với các nước trên thế giới.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc
của Hàn Quốc trong giai đoạn 1962 – 1980. Đây là giai đoạn phát triển kinh
tế Hàn Quốc hướng vào xuất khẩu, đẩy nhanh công nghiệp hóa dựa vào khai
thác thị trường thế giới và liên kết quốc tế. Đặc biệt, ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng và hóa chất. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn những vấn đề trong giai
đoạn nghiên cứu, khóa luận có đề cập đến tình hình kinh tế Hàn Quốc trước
năm 1962. Khóa luận chọn mốc bắt đầu từ khi Tổng thống Pắc Chung Hy
lên nắm chính quyền và lập ra các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm cho đến
khi Pắc Chung Hy bị ám sát ngày 26/10/1979 để thấy được sự phát triển
7

mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc và trở thành một trong những nền kinh
tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Từ sự thành công đó, đã để lại bài học
cho các nước, trong đó có Việt Nam.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu

Các công trình nghiên cứu: sách tiếng Anh, sách tiếng Việt, báo, tạp
chí,…đã được xuất bản.
Các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và những
Website tin cậy.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận : Để thực hiện đề tài nghiên cứu, người viết dựa
trên của sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về nghiên cứu sử học.
- Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu khoa học, người viết sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic. Ngoài ra
còn rất nhiều phương pháp khác như: Phương pháp thống kê, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành để đánh giá và rút ra
những nhận xét trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận đã phác họa một cách rõ nét về sự phát triển thần kỳ kinh
tế Hàn Quốc từ năm 1962 đến năm 1980 và những bài học từ sự phát triển
thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc đối với Việt Nam, đặc biệt là làm rõ các vấn
đề như: Kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962.
- Sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc (1962 - 1980) về công
nghiệp, nông nghiệp, thương nghệp; những chính sách, nguyên nhân, đặc
điểm, mô hình và tác động của sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc.
8

Trên cơ sở khoa học đó người viết rút ra những kinh nghiệm, bài học cho sự
phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Khóa luận là nguồn tham khảo bổ ích cho hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy về phần lịch sử thế giới thời hiện đại đặc biệt là lịch sử kinh tế của
các quốc gia Đông Bắc Á.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận

được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Tình hình kinh tế Hàn Quốc trước năm 1962
Chƣơng 2: Sự phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc (1962 - 1980)
Chƣơng 3: Bài học từ sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc đối
với Việt Nam










9

Chƣơng 1:
SỰ PHÁT TRIẾN KINH TẾ HÀN QUỐC TRƢỚC NĂM 1962
1.1. NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC
1.1.1. Chính trị
Ngày 1/12/1943, các nước Đồng minh đã gặp nhau tại Cairo và đưa ra
một bản tuyên bố chung, trong đó có phần đề cập đến nền độc lập của Hàn
Quốc.
Năm 1945, cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc. Đối với người
dân trên bán đảo Triều Tiên, sự kiện này có ý nghĩa to lớn. Nó chấm dứt ách
cai trị của nước Nhật phát xít trong suốt mấy chục năm và làm dấy lên niềm
hy vọng được hưởng một nền hòa bình và độc lập hoàn toàn. Song do hoàn
cảnh khách quan của lịch sử mà những diễn biến xảy ra sau thế chiến thứ hai
trên bán đảo Triều Tiên đã đi ngược lại với khát vọng cháy bỏng của cả một

dân tộc. Đường vĩ tuyến 38 - một khái niệm địa lý đã được hai siêu cường là
Mỹ và Liên Xô sử dụng như đường ranh giới phân định khu vực ảnh hưởng
của họ.
Tháng 8/1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô,
những người đã tham gia vào việc đánh bại quân Đức, nhanh chóng tiến về
phía Nhật Bản. Còn Mỹ đang bận rộn với những vấn đề ở Nhật Bản. Chiến
tranh kết thúc sớm hơn mọi lời dự đoán và chính vì vậy, Mỹ không có một
chiến lược chiếm đóng quân sự nào được triển khai. Trong sự vội vàng và cố
gắng nhằm ngăn chặn bước tiến của Liên Xô, một đường ranh giới ở vĩ
tuyến 38 đã được xác lập như là một điểm xa mà người Nga sẽ không tiến
tới. Mỹ đảm nhận trách nhiệm của mình một cách chậm chạp việc hồi hương
người Hàn Quốc và mặt khác, cố gắng thiết lập một chính phủ cho bán đảo
Hàn. Tháng 10/1945, Liên Xô, Mỹ, Anh gặp nhau tại Macxcơva đã quyết
10

định đặt bán đảo Triều Tiên dưới chế độ thác quản của họ để chuẩn bị cho sự
thống nhất. Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền, miền bắc tính từ vĩ tuyến
38 thuộc Liên Xô, từ vĩ tuyến 38 về nam thuộc Mỹ. Mỹ và Liên Xô không
thể đồng thuận trong việc áp dụng chế độ Đồng ủy trị ở Triều Tiên.
Căng thẳng gia tăng giữa hai miền ngày càng diễn ra sâu sắc, quyết liệt
mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh Triều (hay còn gọi là cuộc chiến tranh Cao
Ly ) đã thực sự bùng nổ vào ngày 25/6/1950. Mỹ và Liên Hợp Quốc hậu
thuẫn Nam Hàn. Còn Liên Xô và Trung Quốc đứng sau Bắc Hàn. Những
trận chiến ác liệt giữa quân đội của hai miền Nam - Bắc Triều Tiên diễn ra
trong suốt 3 năm, cho đến khi Hiệp định ngừng bắn được ký kết ngày
27/7/1953. Khu phi quân sự Triều Tiên phân chia hai nước và bán đảo Triều
Tiên bị chia cắt đến ngày nay.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, sự phân chia lãnh thổ càng rõ
nét hơn khi Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở thành
hai quốc gia độc lập trong một dân tộc, theo đuổi những thiết chế chính trị,

kinh tế và xã hội khác xa nhau. Hàn Quốc bắt đầu quá trình phát triển của
mình trong bối cảnh sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên, sự đối đầu giữa hai
quốc gia về hệ tư tưởng chính trị trong Chiến tranh lạnh.
Ngày 15/8/1948, chính phủ Đại Hàn dân quốc được thành lập, xác
định rõ con đường xây dựng đất nước theo hướng Tư bản chủ nghĩa, thực
hiện chế độ nhiều đảng phái chính trị. Các thế lực chính trị đều muốn giương
lên ngọn cờ tư tưởng của đảng phái mình. Tư tưởng thân Nhật, tư tưởng thân
Mỹ, tư tưởng dân tộc, tư tưởng xã hội chủ nghĩa,… xung đột lẫn nhau và
đều muốn vươn lên trở thành tư tưởng chủ đạo. Nổi trổi hơn cả là tư tưởng
thân Mỹ của đảng cầm quyền do Lý Thừa Văn, Tổng thống đương thời đứng
đầu. Được sự ủng hộ tích cực của Mỹ về tiền bạc và quân sự, thế lực thân
Mỹ cạnh tranh quyết liệt với thế lực thân Nhật. Điểm nóng mang tính chất
11

chính trị quan trọng lúc bấy giờ đối với đảng cầm quyền là thanh toán tàn dư
của Nhật Bản sau mấy chục năm Nhật cai trị đất nước này. Tư tưởng này
được các đảng phái khác cũng như đông đảo nhân dân đồng tình, nó phù hợp
với tư tưởng dân tộc mà tất cả các đảng phái hướng tới. Ngược lại, các đảng
phái khác phản đối đảng cầm quyền quá nghiêng lệch về Mỹ. Ý thức dân
tộc, tư tưởng truyền thống, ý thức độc lập dân tộc đã thôi thúc đông đảo
nhân dân Hàn Quốc đấu tranh về mặt chính trị. Xung đột, mâu thuẫn giữa
các đảng phái chính trị gây nên sự hỗn loạn về mặt tư tưởng. Để ổn định về
mặt chính trị, một loạt tư tưởng mang màu sắc chính trị như tư tưởng quyền
uy mang tính trung ương tập quyền, tư tưởng bá quyền, tư tưởng bè phái, tư
tưởng coi trọng quan chức xem nhẹ quần chúng…đã xuất hiện và tồn tại dai
dẳng đến sau này. Tư tưởng quyền uy, tư tưởng bá quyền ngày càng chiếm
vai trò chủ đạo trong cơ cấu hành chính quốc gia, nhất là đối với cơ quan lập
pháp và hành pháp. Chính tư tưởng này đã để xảy ra cuộc chiến đẫm máu
1950-1953 làm cho mâu thuẫn và hận thù hai miền Nam - Bắc Hàn ngày
càng sâu sắc và trầm trọng.

Mặc dù từ năm 1953 đến nay, giữa hai miền Triều Tiên không xảy ra
xung đột vũ trang trên quy mô lớn, song tình hình bán đảo Triều Tiên luôn ở
trạng thái căng thẳng, đụng độ vũ trang nhỏ xung quanh khu vực biên giới
vẫn diễn ra. Nguy cơ tái diễn chiến tranh vẫn luôn thường trực.
Năm 1945, khi bán đảo bị chia cắt, Hàn Quốc chẳng có gì nhiều trong
tay. Phần lớn ngành công nghiệp hiện lúc đó- chủ yếu là những đập thủy
điện do người Nhật xây trên sông Á Lục và những nhà máy hóa chất và phân
bón – nằm ở Bắc Triều Tiên. Năm 1950, 135.000 quân lính Bắc Triều Tiên
xâm lấn miền Nam. Trung Hoa cộng sản tham chiếm để ủng hộ Bắc Triều
Tiên và khi quân đội cộng sản tiến xuống, có lúc tưởng chừng như Hàn
Quốc không thể nào tồn tại được. Thủ đô Seoul đã thay chủ nhân tới 4 lần.
Chiến tranh kết thúc năm 1953 bằng một cuộc đình chiến, chứ không phải
12

bằng một hòa ước – điều này luôn nhắc nhở Hàn Quốc rằng sự tồn tại của họ
còn mong manh và mối đe dọa từ phương Bắc là rất nguy hiểm. Kim Nhật
Thành, mà phương Tây coi là nhà lãnh đạo mắc chứng hoang tưởng tự đại
của Bắc Triều, không bao giờ dao động trong chính sách thù địch liên tục.
Do vậy, sau chiến tranh, Hàn Quốc rất cần xây dựng sức mạnh kinh tế riêng
cho mình, đặc biệt khi mà cả Trung Quốc lẫn Bắc Triều Tiên đều tiến hành
công nghiệp hóa nhanh chóng, theo kiểu cộng sản. Nhưng Hàn Quốc lúc đó
đang ở trong một tình trạng vô cùng tồi tệ: bị chiến tranh tàn phá, 7% dân số
đã bị giết chết, trong đó phần lớn là thanh niên và 2/3 khả năng công nghiệp
ít ỏi đã bị phá hủy. Mọi dự án coi như chấm dứt. Đó là bước khởi đầu bất
hạnh của chính quyền Lý Thừa Văn, vị tổng thống đã chi phối sân khấu
chính trị Hàn Quốc từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến năm 1960
[22; 294-295].
Tình hình chia cắt hai miền Triều Tiên đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi
mặt giữa hai miền; cả hai miền đều cố gắng để chiếm ưu thế hơn so với miền
kia. Vì vậy, đây cũng là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hàn

Quốc.
1.1.2. Kinh tế
Hàn Quốc nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên với diện tích tự nhiên
là 99.000 km² (xấp xỉ 45% diện tích bán đảo). Về điều kiện tự nhiên, đồi núi
chiếm 70% lãnh thổ. Đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ do chạy dài ven các con
sông, song bị chia cắt thành những vùng nhỏ bởi hệ thống đồi núi. Hệ động
thực vật phong phú nhờ khí hậu gió mùa… Bên cạnh những ưu đãi của thiên
nhiên, thì tình trạng đất canh tác manh mún (chỉ có 25% là đất trồng trọt, độ
phì nhiêu không cao) là nguyên nhân của nạn đói kéo dài liên miên trước
những năm 1960. Hàn Quốc rất nghèo tài nguyên khoáng sản và hầu như
không có một loại khoáng sản quý hiếm.
13

Hàn Quốc thực sự là một nước nghèo. Chỉ có một số ít khoáng sản
chất lượng thấp gồm than đá, quặng sắt, đá vôi, kaolinit, và graphit. Nước
này không có giàu mỏ, hầu hết các tài nguyên thủy điện và khoáng sản cũng
như các cơ sở công nghiệp do Nhật Bản xây dựng trong thời gian tạm chiến
đều thuộc về Bắc Triều Tiên.
Chiến tranh đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề cho hai miền Nam –
Bắc Triều Tiên. Trong những năm đầu sau Thế chiến thứ hai, Hàn Quốc vốn
đã phải đối mặt với một nền kinh tế manh mún và què quặt. Đất nước bị
chiến tranh tàn phá nặng nề; diện tích nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên
khan hiếm; công nghiệp lạc hậu, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội. Khi
chiến tranh Triều Tiên kết thúc, những gì còn lại chỉ là đống đổ nát, hoang
tàn. Chiến tranh đã hủy hoại thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều
nhà máy, hầm mỏ, đoàn tàu đánh cá, hệ thống tưới tiêu, nhà cửa, làng
mạc…bị tàn phá nặng nề. Lawrence B. Krause đã mô tả những thiệt hại do
cuộc chiến tranh Triều Tiên gây ra như sau:
“Sự chết chóc và tàn phá do chiến tranh Triều Tiên gây ra thật là
nặng nề. Trong tổng số dân 30 triệu người, 1,3 triệu người đã được ghi nhận

là đã chết, 2,8 triệu người bị thương… Người ta ước tính rằng cuộc chiến
tranh đã phá hủy ¼ tài sản của đất nước. Thiệt hại vật chất ở Nam Triều
Tiên được ước tính khoảng 3 tỷ USD trong khi tổng GNP của nền kinh tế chỉ
khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 1953” [21; 92].
Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính
trị, xã hội ở Hàn Quốc với lạm phát cao, kinh tế gián đoạn và phụ thuộc vào
viện trợ nước ngoài. Hàn Quốc phải trải qua thời kì rất khó khăn, gian khổ
để phát triển kinh tế, xã hội. Đó là chưa kể đến những hậu quả nặng nề của
chiến tranh làm cho Hàn Quốc bắt đầu phát triển kinh tế hầu như từ điểm
xuất phát. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp truyền thống với 2/3 dân số
14

trong độ tuổi lao động sống bằng nghề nông. Công nghiệp vốn rất nhỏ bé, lại
bị phá hủy nặng nề trong thời kỳ 1941-1945 của Thế chiến thứ Hai và Chiến
tranh Triều Tiên 1950-1953. Vào thập niên 1930, người Nhật đã xây dựng
những nhà máy thủy điện lớn, cung cấp 90% cho cả bán đảo Triều Tiên,
đồng thời họ cũng lập ra những xí nghiệp hóa chất lớn để sản xuất phân bón
và đạn dược [1; 51]. Nhưng sau khi đất nước bị chia cắt, hầu như tất cả
những phương tiện này đã thuộc vê Bắc Triều Tiên.
Từ năm 1953 đến năm 1957, Hàn Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế
và xây dựng lại đất nước. Việc tiến hành chiến lược nói trên đã diễn ra chật
vật bởi thị trường nội địa nhỏ, mà nguồn vốn đầu tư lại đòi hỏi phải đủ lớn,
cùng lúc đó, tình hình chính trị không ổn định, những vấn đề kinh tế - xã hội
căng thẳng như: lạm phát, nghèo đói, thất nghiệp, dân số tăng nhanh, đô thị
hóa ồ ạt…Song, những khó khăn đó đã nhanh chóng được giải quyết nhờ
các chương trình viện trợ từ quốc tế và nhờ các tổ chức từ thiện, đặc biệt từ
Mỹ. Sau đình chiến 1953, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc trên 3,6 tỷ USD chủ
yếu dành để hàn gắn vết thương chiến tranh và một phần phát triển kinh tế.
[16; 127]
1.1.3. Xã hội

Cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra đã gây ra những tổn thất to lớn về
cơ sở vật chất, cướp đi bao nhiêu sinh mạng của thường dân vô tội và khiến
cho hàng vạn gia đình phải chịu cảnh ly tán. Khoảng ¼ là những người
phiêu tán không cửa, không nhà, cũng như không có của cải gì, trên 1 triệu
thường dân và 320.000 binh sĩ ở miền Nam đã hy sinh [1; 51]. Hơn thế nữa,
từ sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đó đã làm nảy sinh những mối
nghi ngờ, sự thù địch giữa nhân dân hai miền. Sự phân chia đất nước kéo dài
càng khoét sâu thêm hố ngăn cách về hệ tư tưởng, văn hóa và giảm dần tinh
thần dân tộc.
15

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã làm gần 3 triệu người thiệt
mạng, bị thương. Khoảng 25% dân số không có nhà ở. Đại bộ phận dân cư
không biết chữ quốc ngữ [16; 126]. Dưới chế độ thuộc địa, Triều Tiên có rất
ít nhà quản lý được đào tạo và có kinh nghiệm. Những người trở thành các
nhà lãnh đạo Triều Tiên sau năm 1945 đều đã từng bị tù đày hoặc tham gia
chiến tranh và có rất ít kinh nghiệm cai trị, quản lý. Ngoài ra, trước năm
1953, miền Bắc đã lôi kéo được khoảng 6.000 kỹ thuật viên và quản lý công
nghiệp đến làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Cuộc nội chiến đẫm máu 1950-1953 kết thúc nhưng đã để lại cho đất
nước hậu quả vô cùng nặng nề. Đất nước bị tàn phá, ruộng đất bị hoang hóa;
dân số đông, 279.000 người thất nghiệp, nguời dân rơi vào cảnh túng đói,
chiến tranh đã tạo ra khoảng hơn 100.000 trẻ mồ côi và trên 300 nghìn quả
phụ chiến tranh; gia đình ly tán, hơn 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học,
51.000 quân nhân giải ngũ bị mất việc làm, nền kinh tế lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng; tình hình chính trị không ổn định [2], [10].
Trong những năm 1950, Hàn Quốc không những phải chịu hậu quả
nặng nề của chiến tranh Triều Tiên mà còn phải nhận thêm một luồng người
tị nạn lớn. Có thể nói, khi bắt tay vào công nghiệp hóa, nguồn tài nguyên và
cũng là tài sản lớn nhất của Hàn Quốc là số dân biết chữ và cần cù.

1.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC
1.2.1. Phát triển giáo dục, đào tạo để tăng khả năng của nguồn nhân lực
phục vụ cho phát triển sản xuất – xã hội
Trước năm 1945, nền giáo dục Hàn Quốc chịu sự chi phối của Nhật
Bản, vì vậy phát triển chậm. Năm 1948, luật giáo dục mới được ban hành
trên nguyên tắc tự do dân chủ. Giáo dục bắt buộc được thể chế hóa, và chính
sách xóa nạn mù chữ của người lớn được thực hiện.
16

Ngay từ sau khi có được độc lập, đặc biệt là từ sau chiến tranh, trong
lúc còn rất nhiều khó khăn, bình quân thu nhập quốc dân tính theo đầu người
rất thấp, chính phủ Hàn Quốc triển khai nhiều chính sách để duy trì truyền
thống hiếu học của một quốc gia mang ảnh hưởng của đạo Khổng và phổ
biến rộng rãi quan niệm về giáo dục vào thời kỳ này, đó là các cá nhân được
đào tạo để có tay nghề và quan điểm cần thiết cho việc tăng trưởng kinh tế.
Trước hết, nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục toàn dân.
Khi mới ra khỏi chiến tranh thu nhập vào ngân sách từ các ngành còn thấp,
chính phủ đã triệt để khai thác viện trợ và giành phần đáng kể cho các nhu
cầu phát triển giáo dục như: xây trường sở cho tất cả các cấp, đào tạo và trả
lương cho giáo viên. Riêng trong thời gian đầu từ 1952-1956, số tiền này tới
gần 100 triệu đôla. Số tiền chính phủ trung ương giành cho giáo dục tăng rất
nhanh theo từng năm. Năm 1954, con số này là 375 triệu won, năm 1957:
3217 triệu, 1960: 6237 triệu, tính theo ngân sách của nhà nước chi phí này
đạt tới mức 4%, 9,2% và 14,9% theo thứ tự các năm trên. Đối với khai thác
viện trợ, chính phủ còn khai thác cả sự đóng góp của gia đình cho giáo dục
công cộng. Mức đóng góp này này lên tới 2/3 tổng giá trị chi phí trực tiếp
cho giáo dục [8; 21].
Nhờ chính sách và các biện pháp như vậy, tỷ lệ mù chữ đã giảm
nhanh chóng và số học sinh ở các cấp học đều tăng. Tuy nhiên, chính sách
thúc đẩy văn hóa giáo dục của Nhà nước nhằm đáp ứng nguyện vọng mang

tính truyền thống của người dân và phục vụ cho mục đích phô trương chính
trị nhiều hơn là do sự thúc ép về mặt kinh tế, do nhu cầu của thị trường tư
bản nhân lực và thời kỳ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Số học
sinh vào trường quốc lập trong năm 1965 là 99,5% nhưng số sinh viên học ở
các trường đại học và tổng hợp quốc lập vào năm này chỉ có 27,4% [9; 250].
17

Nhìn chung Nhà nước chưa gắn phát triển giáo dục với kinh tế nhưng
những thành tựu trong giáo dục của Hàn Quốc bước đầu đóng góp vào sự
phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
1.2.2. Chiến lƣợc phát triển thay thế nhập khẩu
Hàn Quốc cũng giống như các nước mới giành được độc lập sau chiến
tranh thế giới thứ hai, đều chọn con đường phát triển tư bản nhà nước để
hiện đại hóa nền kinh tế xã hội của mình chứ không đi theo con đường phát
triển tư bản tự do của thế hệ các quốc gia đi trước như Anh, Pháp, Hà Lan và
nhiều nước phương Tây khác.
Chính sách kinh tế của giai đoạn sau chiến tranh được chính phủ lựa
chọn là thay thế nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng và trung gian. Trong mô
hình hướng nội mà chính phủ Hàn Quốc theo đuổi vào giai đoạn này, hàng
loạt các biện pháp bảo hộ thị trường nội địa để hỗ trợ cho nền công nghiệp
dân tộc non trẻ cũng đã được triển khai. Trong lĩnh vực tiền tệ, vào cả thập
niên 50 của thế kỉ XX, đồng ngoại tệ luôn giữ ở tỷ giá cao so với đồng won
của Hàn Quốc. Chính phủ còn sử dụng cả biểu thuế cao và hạn chế về số
lượng nhập khẩu để bảo vệ thị trường trong nước và khuyến khích thay thế
nhập khẩu. Hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu đã được áp dụng. Biểu thuế
cơ bản cũng đã được ban hành vào năm 1949 và điều chỉnh lại vào năm
1957. Mức thuế trung bình là 40% còn giải thuế từ 0 đến 100% giá trị hàng
hóa. Trong giai đoạn này, chính phủ cũng có một số biện pháp giúp một số
ngành công nghiệp dân tộc mở rộng xuất khẩu. Song, nhìn chung những
biện pháp hướng vào thị trường nội địa vẫn mạnh hơn.

Chính sách công nghiệp trong thời gian này chủ yếu dựa vào viện trợ
nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Ba
ngành “công nghiệp trắng” là dệt sợi, xay xát và sản xuất đường tăng trưởng
đáng kể, góp phần ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân. Các nhà máy
18

phân bón, xi măng, giấy, nhựa,…bắt đầu hoạt động. Các ngành công nghiệp
cơ khí, kim khí, điện lực…được xây dựng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà nước Hàn Quốc đã đẩy mạnh phát
triển quan hệ hàng hóa tư bản. trước hết là tiến hành cuộc cải cách ruộng đất
trong nông nghiệp sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc cải cách này được
tiến hành một cách hòa bình bằng cách tạo quyền cho những người tá điền
mua lại ruộng đất từ tay địa chủ theo giá có thể chấp nhận được. Điều này là
tiền đề dẫn tới một trong những cuộc cải cách ruộng đất thành công và triệt
để nhất trên thế giới. Đất đai của những địa chủ người Nhật trước kia được
ủy thác cho chính quyền quân sự Mỹ nắm giữ. Trong khi đó, địa chủ người
Hàn Quốc ít về số lượng và không có địa vị gì để chống đối do phần lớn
trong họ tích lũy được ruộng đất dưới sự thống trị của thực dân Nhật.
Trước cải cách ruộng đất, quyền sở hữu đất trồng trọt cực kỳ bất công.
Chỉ có 14% nông dân được làm chủ đất canh tác, khoảng 39% đất trồng trọt
được canh tác theo kiểu làm thuê và một số lượng nhỏ chủ đất (khoảng 4%
dân số nông thôn) lấy đi khoảng 1/2 sản lượng thu hoạch chính vụ của
những tá điền dưới dạng tiền thuê đất [21; 273].
Nông nghiệp lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực cho người dân
trong những năm 1950. Vì vậy, chính sách nông nghiệp của giai đoạn 1958-
1961 là chú trọng tăng năng suất nông nghiệp, đáp ứng đủ nhu cầu lương
thực trong nước. Ngành phân bón và thuốc trừ sâu được lựa chọn đầu tư
trước tiên nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp.
Để hỗ trợ cho nông nghiệp ngoài việc tăng cường nhập khẩu phân bón
và phát triển ngành sản xuất thay thế nhập khẩu mặt hàng này, chính phủ đã

thành lập ngân hàng nông nghiệp vào năm 1956. Vì thế, nông nghiệp phát
triển nhanh.
19

Nhìn chung so với lĩnh vực công nghiệp, sự hiện diện của nhà nước
trong nông nghiệp ít hơn, mức khuyến khích thấp hơn và thậm chí giá sản
phẩm nông nghiệp (lúa gạo) còn được giữ thấp hơn giá thị trường để tạo
điều kiện cho công nghiệp phát triển hơn.
Sau Hiệp định đình chiến năm 1953, nền kinh tế Hàn Quốc gần như bị
đổ nát hoàn toàn. Nó được đánh dấu bởi sự thay đổi giá cả bất thường, sự
nghèo đói kéo dài do chính trị mất ổn định, lạm phát kinh niên và không có
khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Hơn nữa, do
thiếu thốn kinh nghiệm lập kế hoạch, chính phủ đã phạm nhiều sai lầm trong
các dự án phát triển kinh tế. Dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa ồ ạt và thất
nghiệp tràn lan… Chính sách kinh tế mà chính phủ thực hiện trong giai đoạn
này là thay thế nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng và trung gian. Chiến lược
này xuất phát từ:
Thứ nhất, nhu cầu giải quyết nhanh các mặt hàng tiêu dùng cấp bách
cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội khi quốc gia này vừa bứt khỏi hoặc
giảm bớt quan hệ với quốc gia đô hộ chúng trong khi lực lượng tư sản dân
tộc rất non yếu về tất cả các mặt như: vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm…để tạo ra
khả năng tái sản xuất mở rộng cho nền kinh tế dân tộc.
Thứ hai, nhu cầu hỗ trợ cho tư bản trong nước góp phần làm giảm sự
chênh lệch quá mức ở so sánh lực lượng giữa tư bản dân tộc và tư bản nước
ngoài đặc biệt là công ty đa quốc gia của các nước tư bản phát triển trong
nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, nhu cầu nâng cấp nhanh trình độ phát triển để đất nước khỏi
bị tụt hậu quá xa so với các nước tư bản phát triển nhằm vừa đảm bảo sự tồn
tại và thịnh vượng cho toàn dân tộc vừa đảm bảo quyền lợi lâu dài cho giai
cấp tư sản dân tộc.

20

Thứ tư, Hàn Quốc đứng trước một thực tế là thị trường thế giới đã
phân chia xong giữa các cường quốc, các công ty lớn và do sức cạnh tranh
của mình yếu nên các doanh nghiệp mới hình thành trước hết phải đi vào thị
trường nội địa của nước mình, sau đó khi đã trưởng thành mới tìm cách đi
vào thị trường thế giới. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược là dần dần tự đáp
ứng các loại nhu cầu của mình bằng những doanh nghiệp của quốc gia mình
hay theo cách nói của một nhà kinh tế : “Tăng tỷ trọng của các doanh
nghiệp trong nước tại thị trường nội địa của mình với một tốc độ nhanh hơn
” [8; 14] bằng các chính sách có chủ định của chính phủ.
1.3. THÀNH TỰU
Với mục tiêu phát triển để tiến tới tự lực trước hết là tự đáp ứng nhu
cầu trước mắt và mô hình tác động thử nghiệm của nhà nước vào giai đoạn
đầu công nghiệp hóa độc lập, Hàn Quốc đã đạt được những kết quả nhất
định.
Trong thời kỳ 9 năm (1952-1962), tốc độ tăng trưởng chỉ đạt mức
bình quân 3,7%. Bình quân thu nhập theo đầu người còn đạt với con số
khiêm tốn hơn 0,7%. Số xuất khẩu không đáng kể chỉ đạt 1% tổng thu nhập
quốc dân. Thu nhập trong công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác
không lớn cộng với việc chưa triển khai chính sách huy động tiết kiệm trong
nước nên tích lũy hầu như chưa có. Vốn dùng cho phục hồi và phát triển
ngành công nghiệp mới tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào
viện trợ của nước ngoài trong đó Mỹ giữ vai trò chính. Nhìn chung, nền kinh
tế Hàn Quốc vào giai đoạn này phát triển chậm, chưa mang lại thu nhập ở
mức cần thiết để giải quyết các vấn đề căng thẳng trước mắt, chưa kể tới
việc thu hẹp khoảng cách đối với các nước công nghiệp phát triển gần như
chưa làm được là bao.

×