Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.35 KB, 54 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*********



NGUYỄN THỊ NHUNG



VAI TRÒ CỦA NÔ TỲ
TRONG ĐIỀN TRANG THỜI TRẦN
(THẾ KỶ 1226 – 1400)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S. TRẦN THỊ THU HÀ





HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn của Th.s Trần Thị Thu


Hà. Lời đầu tiên tôi muốn chuyển đến cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc vì
cô đã tận tình chỉ bảo tác giả trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin được gửi lời trân trọng cảm ơn đến các thầy cô giáo trong
tổ Lịch sử Việt Nam và các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử - trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ người viết trong quá trình thực
hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của Th.s Trần Thị Thu Hà. Các số liệu trong khóa luận
này là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố ở bất kỳ công
trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của khóa luận 7
6. Bố cục khóa luận 8
NỘI DUNG 9
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀN TRANG VÀ NÔ TỲ DƢỚI
THỜI TRẦN 9
1.1. ĐIỀN TRANG 9
1.1.1. Khái niệm điền trang Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Sự tan rã của điền trang 14
1.1.3. Vai trò của điền trang 15
1.2. NÔ TỲ 17
1.2.1 Nguồn cung cấp nô tỳ và số lượng nô tỳ. 17
1.2.2. Thân phận của nô tỳ trong điền trang 23
CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NÔ TỲ TRONG ĐIỀN TRANG
THỜI TRẦN 27
2.1. KINH TẾ 27
2.1.1. Thúc đẩy phát triển sản xuất 27
2.1.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình 33
2.1.3 Phục vụ trong gia đình quý tộc 35
2.2. CHÍNH TRỊ 36
2.3 VĂN HÓA – XÃ HỘI 40
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Vương triều Trần tồn tại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam 174
năm, từ năm 1226 cho đến năm 1400. 174 năm không phải là dài nhưng đã đi
vào lịch sử Việt Nam với những điểm rất đậm nét, mang dấu ấn rất riêng của
vương triều này.
Trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, triều đại Trần đã
đóng góp cho lịch sử một số điểm đặc biệt như chế độ thái thượng hoàng, chế
độ hôn nhân nội tộc và chế độ thái ấp – điền trang. Thái thượng hoàng, vua
cha tồn tại với tư cách là “cố vấn”, nhưng trên thực tế quyền hành rất lớn.
Thái thượng hoàng có thể phế vua con đang trị vì đất nước, nếu nhà vua có lỗi
hoặc lơ là việc nước. Về chế độ hôn nhân nội tộc, giới nghiên cứu đã có nhiều
công trình đề cập. Đa số ý kiến cho rằng kiểu hôn nhân nội tộc chủ yếu nhằm
bảo vệ quyền lợi chính trị của dòng họ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhà
Trần xuất thân từ tầng lớp dân chài, trên thế giới, các bộ tộc dân chài lưới
thường có tục kết hôn với nhau và nhà Trần cũng vậy.
Trong quá trình tồn tại của nhà Trần, như sử cũ cho biết, việc quản lý
đất nước chủ yếu nằm trong tay vua và quý tộc đồng tộc. Những chức vụ
quan trọng trong triều đình đều do người trong tôn thất nắm giữ. Điền trang là
hình thức đặc quyền, đặc lợi dành cho vương hầu, quý tộc Trần. Năm 1226,
nhà Trần ra lệnh lập điền trang, điền trang là vùng đất do các vương hầu, quý
tộc khai hoang mà làm điền trang tư. Lực lượng lao động chủ yếu trong điền
trang là các nô tỳ.
Về mặt xã hội, nhà Trần đã có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt. Trên là thái
thượng hoàng, vua, quý tộc, quan liêu, dưới là bách tính trăm họ và tầng lớp
cuối cùng là nông nô, nô tỳ. Những công trình nghiên cứu về tầng lớp nô tỳ -
2

tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội rất ít, dường như các công trình thường
hướng ngòi bút vào các tầng lớp trên trong xã hội: vua chúa, vương hầu, quý
tộc…

Hơn nữa, các công trình nghiên cứu trước đây về điền trang chủ yếu
nghiên cứu về diện mạo, vai trò, cấu trúc điền trang, tác động của điền trang
đối với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có rất ít công trình nghiên cứu về
lực lượng sản xuất trong điền trang, lực lượng lao động chính và duy trì sự
phát triển của điền trang. Cũng có rất ít công trình nghiên cứu về vai trò của
nô tỳ dưới thời Trần nói chung và vai trò của nô tỳ trong điền trang nói riêng.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này nhằm khái quát về tầng lớp nô tỳ trong xã
hội phong kiến và làm nổi bật vai trò của các nô tỳ trong điền trang về các
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về vấn đề vai trò của các nô tỳ trong điền trang thời Trần thì nguồn tài
liệu nghiên cứu về nó còn rất ít và sơ sài.
Một trong những bộ sử có giá trị lớn nhất của nước ta hiện nay là “Đại
Việt Sử ký toàn thư”, chép nhiều sự kiện liên quan đến lịch sử nhà Trần. Về
vấn đề điền trang và nô tỳ trong điền trang Toàn Thư cho chúng ta biết vào
năm 1266 nhà Trần đã cho phép các vương hầu, quý tộc được phép lập điền
trang: “Năm 1266 xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung
tần chiêu tập những người không có sản nghiệp làm nô tỳ khai khẩn đất hoang
lập điền trang. Trang thực bắt đầu có từ thời ấy” [39, 38]. Như vậy, qua đó
chúng ta cũng có thể biết được rằng điền trang bắt đầu được thành lập từ đó
và lực lượng chính tham gia sản xuất trong điền trang chính là các nô tỳ do
vương hầu, quý tộc chiêu tập.
Trong cuốn “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI – XVIII” tập I
(thế kỷ XI – XV) của tác giả Trương Hữu Quýnh cũng có đề cập đến bộ phận
3

ruộng đất trong điền trang và vai trò của nô tỳ đối với sản xuất nông nghiệp.
Trong bài đã nói đến sự gắn bó mật thiết của nô tỳ với ruộng đất: Việc sử
dụng nô tỳ trong sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên được ghi lại trong lệnh
khai hoang lập điền trang của nhà Trần. Hiện tượng sử dụng nô tỳ vào việc

khẩn hoang sản xuất nông nghiệp từ đó trở nên phổ biến. Như sử cũ ghi: “các
nhà tôn thất thường sai nô tỳ đắp đê bối ở bãi biển để ngăn nước mặn, 2, 3
năm sau khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau mà ở ngay đấy”.
Hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm trong cuốn “Cuộc kháng
chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII” đã viết khá kĩ về sự tham
gia kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông của Vương hầu. Họ là
những người cầm quân chủ yếu và lực lượng quân đội của họ là rất lớn. Trong
cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông lần thứ 2 năm 1285:
“Riêng số quân của các vương con Trần Quốc Tuấn cũng đã lên tới 20 vạn.
Tác phẩm cũng cho biết: Ngoài quân túc vệ ở kinh đô và quân túc vệ do Nhà
nước tổ chức, quý tộc tôn thất họ Trần còn được phép thành lập những đội
quân riêng. Thành phần chủ yếu của lực lượng này là gia nô, nô tỳ. Quân đội
này thường được gọi là quân vương hầu gia đồng.
Trong cuốn “Kinh tế, xã hội thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)” của tác giả
Nguyễn Thị Phương Chi cũng đề cập tới hình thức sở hữu điền trang và tầng
lớp nô tỳ trong xã hội thời Trần.
Trong bài luận văn của tác giả Nguyễn Thị Phương Chi “Thái ấp –
Điền trang thời Trần thế (kỷ XIII – XIV)” cũng có đề cập đến lực lượng sản
xuất trong điền trang chủ yếu là nô tỳ. Ngày thường thì các nô tỳ tham gia vào
lao động sản xuất, nhưng khi có chiến sự thì họ sẵn sàng theo chủ tham gia
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
4

Trong cuốn “ Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI – XVIII”, tập 1
của Trương Hữu Quýnh cũng đã đề cập đến các cuộc đấu tranh của nô tỳ
chống lại chủ ở giữa thế kỷ XIV.
Trong bài tạp chí nghiên cứu lịch sử “Thêm một số ý kiến về chế độ
ruộng đất thời Lý – Trần (các thế kỷ XI – XIV) năm 1979 của Trương Hữu
Quýnh đã đề cập tới chế độ sở hữu ruộng đất của Nhà nước và tư nhân. Khi
bàn về bộ phận ruộng đất điền trang, tác giả cũng có đề cập đến lực lượng sản

xuất trong điền trang: Một vấn đề được đặt ra là lực lượng sản xuất trong các
điền trang là ai? Các nguồn sử liệu ít ỏi còn lại chứng tỏ rằng ban đầu những
người cày ở điền trang tư nhân là nô tỳ. Họ vốn là “những người xiêu tán
không có sản nghiệp” bị “chiêu tập” làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang.
Các bài viết: “Chế độ nô tỳ ở Việt Nam qua các triều đại Đinh – Lê –
Lý – Trần” của Nguyễn Đổng Chi trong tạp san nghiên cứu Văn – Sử - Địa
(1956); “Vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ thời Lý – Trần” của Nguyễn Đổng
Chi trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1976 và bài viết “Về chế độ chiếm
hữu nô lệ thời Lý – Trần (trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Đổng Chi) của
Nguyễn Khắc Đạm trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1979 đã bàn về
nguồn gốc, tên gọi, thân phận và vai trò của nô tỳ trong sản xuất.
Bài tạp chí “Vấn đề chiếm hữu nô lệ thời Lý – Trần” của Nguyễn Đổng
Chi trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1976 cũng đã đề cập đến các hình
thức đấu tranh của nô tỳ cuối thế kỷ XIV và tác động của các cuộc đấu tranh
đó đến xã hội và hình thức sở hữu ruộng đất điền trang.
Cũng trong bài “Chế độ nô tỳ thời Lê sơ và tác dụng của phong trào
quần chúng ở thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV” trong tạp chí nghiên cứu lịch sử
năm 1967 của tác giả Nguyễn Đổng Chi cũng đề cập đến phong trào đấu tranh
của nô tỳ và tác dụng của phong trào này đối với xã hội và sự phát triển của
điền trang.
5

Như vậy, liên quan đến nhà Trần nói chung, vấn đề điền trang và vai
trò của nô tỳ trong điền trang đã có một số công trình đề cập đến.
Những công trình mà tôi dẫn trên là những nguồn tài liệu quý giúp cho
tôi có nhiều nhận định, đánh giá về vai trò của nô tỳ trong điền trang. Tuy
nhiên, do phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu có mức độ khác nhau và
thực sự chưa có một công trình nào nghiên cứu về vai trò của nô tỳ trong điền
trang một cách đầy đủ. Nên công trình nghiên cứu của tôi nhằm làm rõ vai trò
của nô tỳ trong điền trang.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích, nhiệm vụ
Trong quá trình nghiên cứu về nhà Trần, tôi đặc biệt chú trọng tìm hiểu
về vai trò của nô tỳ trong điền trang nhà Trần. Bởi vì tôi nhận thấy nghiên cứu
vai trò của nô tỳ trong điền trang nhà Trần một cách có hệ thống sẽ có nhiều ý
nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn.
Việc nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về thân phận của tầng lớp nô tỳ trong xã hội nhà Trần nói chung và vai
trò của nô tỳ đối với điền trang nói riêng. Xưa nay, các công trình nghiên cứu về
điền trang chủ yếu đề cập đến hình thức, mô hình và vai trò của nó đối với lịch
sử ruộng đất, có rất ít tài liệu đề cập đến lực lượng sản xuất trong điền trang và
vai trò của nó đối với điền trang.
Nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn rằng, các điền trang tồn tại và phát triển là nhờ vào sức lao động của các
nô tỳ, họ có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, thủ
công nghiệp và thương nghiệp trong điền trang.
Nói đến nhà Trần, chúng ta không thể không nhắc đến những chiến
công hiển hách về mặt quân sự. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên –
Mông, đó là nỗ lực đồng lòng của mọi tầng lớp trong xã hội. Như chúng ta đã
6

biết, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, điền trang cũng đóng vai
trò hết sức quan trọng, đó là nơi che giấu lực lượng, cung cấp lương thực và
chắc hẳn là các nô tỳ cũng góp vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống Nguyên - Mông. Ngày thường họ lao động sản xuất nhưng khi có chiến
sự thì các nô tỳ này theo chủ đi đánh giặc.
Bài nghiên cứu cũng đề cập đến các cuộc đấu tranh của nô tỳ trong điền
trang và tác động của nó đến sự phát triển của điền trang và xã hội đương
thời.
Do phạm vi nghiên cứu có hạn nên khóa luận chỉ nhằm mục đích làm

nổi bật vai trò của nô tỳ đối với điền trang về các mặt: kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội.
Việc nghiên cứu về vai trò của nô tỳ trong điền trang góp phần vào việc
nghiên cứu toàn diện hơn, đầy đủ hơn về lịch sử triều Trần nói riêng và lịch
sử Việt Nam nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong bài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền
trang thời Trần thế kỷ XIII – XIV trong khoảng thời gian từ khi nhà Trần
thành lập năm 1225 đến năm 1400. Bởi vì đây là giai đoạn phát triển nhất của
điền trang nước ta và quan hệ nô tỳ cũng rất phát triển trong thời gian này.
Về không gian, khóa luận nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ đất nước
Đại Việt thời Trần.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Thứ nhất, nguồn tư liệu mà tôi thu thập, sưu tầm để nghiên cứu đề tài
này là từ các bộ sử cổ đã được dịch ra chữ quốc ngữ. Nguồn tài liệu này được
coi là căn bản trong quá trình nghiên cứu. Đó là các tác phẩm: Đại Việt sử ký
7

toàn thư, Việt sử lược, An Nam chí lược, An Nam chí nguyện, Lịch triều hiến
chương loại chí…
Thứ hai, nguồn tài liệu tôi triệt để khai thác là các tác phẩm thông khảo
và chuyên khảo, bao gồm cả sách và tạp chí, khảo cổ học, đặc biệt là tạp chí
nghiên cứu lịch sử và tạp chí Văn – Sử - Địa về vấn đề ruộng đất, về chế độ
nô tỳ…
Thứ ba, nguồn tài liệu tôi sử dụng là những tư liệu văn bia, minh
chuông và những tư liệu địa phương bao gồm những kỷ yếu hội thảo khoa
học được coi như những chuyên khảo về thời Trần.
Thứ tư, nguồn tài liệu từ một vài luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa
lịch sử của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn) và Đại học quốc gia Hà Nội.
Cuối cùng là nguồn tài liệu từ những bản thần tích liên quan đến một số
nhân vật lịch sử triều Trần được ban cấp điền trang. Nguồn tài liệu này đã phụ
trợ cho tôi rất nhiều về tình hình điền trang và lực lượng sản xuất trong điền
trang.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các nguồn tài liệu trên, để thực hiện khóa luận tôi đã dựa
vào phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc nhận thức, đánh giá
các vấn đề lịch sử của các giai đoạn lịch sử của triều Trần và giai đoạn trước
và sau Trần.
Tôi cũng đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp biện chứng để phát hiện,
phân tích, lý giải và rút ra những kết luận hợp lý. Trong khi trình bày tôi chủ
yếu thực hiện bằng phương pháp kết hợp giữa lịch sử và logic, đồng thời sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ
hơn những luận điểm của mình.
5. Đóng góp của khóa luận
8

Khóa luận giới thiệu được một cách khái quát sự ra đời, phát triển và
tan rã của điền trang, cũng như giới thiệu được nguồn gốc ra đời, thân phận và
số lượng nô tỳ dưới thời Trần nói chung và trong điền trang thời Trần nói
riêng.
Khóa luận trình bày được vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận là cơ sở tư liệu góp phần bổ sung
cho môn học thuộc lĩnh vực Trung đại Việt Nam nói chung, lịch sử nhà Trần
nói riêng.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về điền trang và nô tỳ dưới thời Trần
Chương 2: Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần


9

NỘI DUNG

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀN TRANG VÀ NÔ TỲ DƢỚI THỜI TRẦN

1.1. ĐIỀN TRANG
1.1.1. Sự ra đời của điền trang và phát triển của điền trang
Điền trang, trang viên, trang điền là hình thức ruộng đất như thế nào?
Điền trang theo “Từ Hải” là trang viên được thành lập trên diện tích đất
chiếm hữu của hoàng thất, quý tộc, quan liêu và địa chủ. Trang viên thuộc
hoàng thất gọi là hoàng trang, hữu uyển, cung trang và vương trang; thuộc
chính phủ gọi là quan trang, hữu công điền trang và đồn điền trang; thuộc quý
tộc, quan liêu địa chủ thì gọi là tư trang, hữu nghĩa trang, biệt thự và biệt
trang (Từ Hải, thượng hải từ thư xuất bản xã, 1989, [Tr .18 – 84]).
Trang viên theo “Từ Hải” là tổ chức kinh doanh điền sản của chúa
phong kiến. Trang viên rất thịnh hành ở Châu Âu thời trung thế kỷ, được
thành lập trên cơ sở của chế độ sở hữu ruông đất lớn. Lịch sử các nước đều
tồn tại hình thức trang viên này. Về tên gọi, quá trình phát triển và đặc điểm
của nó mỗi nước khác nhau, nhưng căn bản là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự
túc, ruộng đất thuộc quyền của chủ phong kiến.
Trang điền theo “Từ Nguyên”: Những ruộng của tôn thất, quan liêu, địa
chủ…thuê nông dân cày cấy thu tô.
Xét các khái niệm “điền trang”, “trang viên”, “trang điền” trong các

Hán ngữ từ điển trên ta thấy nội dung cơ bản của loại hình ruộng đất này là
loại ruộng đất do các tôn thất, quý tộc, được chủ phong kiến chiếm hữu, kinh
doanh. Nó hoàn toàn không phải ruộng đất do khai hoang.
10

Đối với điền trang thời Trần, nội dung của nó được thể hiện trong chiếu
ban hành năm 1266: “cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần
chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn
ruộng hoang lập làm điền trang. Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy”.
Nội dung của chiếu này ít nhất cũng cho chúng ta biết điền trang thời
Trần là do khẩn hoang mà thành và dành cho các đối tượng: vương hầu, công
chúa, phò mã, cung tần.
Ta thấy khái niệm về điền trang thời Trần và Trung Quốc giống nhau ở
chỗ cùng là sở hữu tư nhân. Nhưng khác nhau ở chỗ, điền trang nhà Trần do
khẩn hoang mà thành và là đặc quyền, đặc lợi dành cho vương hầu, quý tộc,
phò mã, công chúa, cung tần. Còn điền trang Trung Quốc có thể do thừa kế,
mua bán và yếu tố “trang” tiêu biểu hơn yếu tố điền. Ở Trung Quốc thời
Đường cực thịnh chế độ điền trang, còn ở Việt Nam thì điền trang phát triển
mạnh dưới thời Trần.
Sự xuất hiện của khái niệm “điền trang” trong phần sử viết về thời Trần
đã làm cơ sở cho sự nảy sinh luận điểm về chế độ đại điền trang ở thời Lý-
Trần. Sự thật thì các nguồn sử liệu viết cũng như các công trình nghiên cứu
trước đây chưa hề thông báo một điền trang cụ thể nào thời Lý - Trần và ở các
triều đại sau. Việc tìm hiểu tổ chức điền trang và mức độ, vị trí của nó trong
nền kinh tế nông nghiệp nói chung và trong chế độ ruộng đất nói riêng ở thời
Lý - Trần thực sự có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với lịch sử nước ta mà
còn đối với lịch sử châu Á nói chung.
Khái niệm điền trang ra đời ở Trung Quốc vào các thế kỷ V-VI, cùng
với việc xây dựng các khu kinh tế riêng của các lãnh chúa. Theo nhà sử học
Hồ Như Lôi, thời Lưỡng Hán người ta còn dùng các khái niệm trang dã, viên

điền, viên hưu để chỉ các vùng đất lớn của địa chủ. Mãi đến thời Lưỡng Tấn,
Nam Bắc triều số điền trang thực sự nhiều lên và sang thời Đường-Tống thì
11

phổ cập. Nhà sử học Hàn Quốc Bàn cũng có quan điểm tương tự. Theo ông,
kinh tế trang viên đã đạt một quy mô nhất định ở thời Nam - Bắc triều, chẳng
hạn như trang viên của Tạ Linh Vân đã bao gồm cả ruộng vườn, ao cá, núi
sông… mang tính chất tự cấp tự túc rõ rệt. Nhưng sang thời Đường, điền
trang tư và công mới phổ cập với các tên gọi: trang, trang thự, trang điền, thự,
biệt thự, hoàng trang.
Khái niệm “trang viên” được đưa vào sắc dụ của nhà vua từ khi chế độ
quân điền ở đây bị phá sản (giữa thế kỷ thứ VIII), kinh tế điền trang phát triển
mạnh mẽ. Trên lưu vực sông Hoàng và sông Dương Tử đâu đâu cũng có
trang, biệt thự, biệt nghiệp, trang trạch của bọn quý tộc, địa chủ. Nhiều điền
trang đã đạt quy mô lớn như điền trang của Lý Thành với chu vi 10 dặm, đất
ruộng màu mỡ do hơn 100 điền hộ cày cấy. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều
điền trang nhỏ với diện tích một khoảnh (100 mẫu Trung Quốc bằng 20-30
mẫu của ta) hay vài ba khoảnh. Một số lãnh chúa đã có 4 đến 5 hay 7 đến 8
trang như vậy. Các vua Đường, Tống và các triều đại sau của Trung Quốc đều
là những lãnh chúa lớn. Năm Hoằng Trị thứ 2 đời Minh (1488) thượng thư bộ
hộ là Lý Mẫn đã dâng thư nói rằng chỉ riêng trong vùng kinh kỳ đã có đến 5
hoàng trang, chiếm hơn 12.800 khoảnh ruộng đất. Nhưng cũng theo Hàn
Quốc Bàn, trong điều kiện có Nhà nước trung ương tập quyền, nền kinh tế
trang viên không thể phát triển một cách hoàn chỉnh được. Trang viên có thể
bị Nhà nước tịch thu, trang hộ có thể chuyển đi nơi khác.
Những nhận xét về tình hình điền trang ở Trung Quốc nói trên rất cần
thiết cho việc tìm hiểu tình hình phát triển của chế độ điền trang ở nước ta
thời Lý - Trần. Từ thế kỷ thứ XII, thời Lý, với những tác phẩm nghiên cứu
của hai tác giả Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm, người ta thừa nhận rằng trong
thời kỳ này ruộng tư đã xuất hiện. Nhà nước phải nhiều lần can thiệp vào việc

tranh chấp, mua bán ruộng đất tư. Nhưng thực ra không phải đến lúc này mới
12

có ruộng đất tư. Theo những nguồn tài liệu đáng tin cậy thì những điền trang
đầu tiên được thành lập ở nước ta dưới thời Bắc thuộc (thời Đường), chịu ảnh
hưởng đáng kể của chế độ trang viên ở phương Bắc.
Hiện tượng chiếm đất lập điền trang có thể xuất hiện ở nước ta vào cuối
thế kỷ IX. Sự thành lập trang trại của Vũ Hồn (đô hộ An Nam năm 840-841)
ở Mộ Trạch (Cẩm Bình, Hải Dương); của Triệu Xương (đô hộ An Nam cuối
thế kỷ VIII); ở Đan Loan (Hải Hưng); của Lê Lương thế kỷ X, ở vùng Sơn
Đông (Thanh hóa) là những biểu hiện sớm nhất của điền trang ở nước ta. Bia
chùa Hương Nghiêm cũng như gia phả dòng họ Lê Văn Hưu cũng ghi rõ Lê
Lương là một lãnh chúa lớn ở vùng Sơn Đông, trong nhà có trên 110 lẫm thóc
và nuôi hơn “3000 khách” nổi tiếng cả một vùng. Truyền thuyết của địa
phương kể: gia đình Lê Lương “nhất Nhật đãi tam thiên khách” (một ngày
chiêu đãi 3000 khách).
Kết thúc thời Bắc thuộc, một số điền trang lớn của tư nhân hình thành ở
thế kỷ X có thể đã bị giải tán vào buổi đầu xây dựng Nhà nước trung ương tập
quyền Đinh, tiền Lê nhưng chưa hoàn toàn hết, có lẽ vẫn còn lại một vài trang
trại nào đó. Sang thời Lý dựa vào quyền lực chính trị, một số quý tộc lớn đã
chiếm đất, xây dựng trang ấp riêng. Năm 1125, luật nhà Lý đã nói đến một số
nhà giàu chuyên giấu giếm, che chở những “giặc cướp trốn tránh” và các quan
lại đi bắt thì sợ mà không tố cáo. Truyền thuyết nhân dân ở Hải Hưng cho
rằng cánh đồng tam thiên mẫu ở đây chính là tàn dư của một điền trang lớn
của thái úy Đỗ Anh Vũ đời Lý Anh Tông.
Ở thời Trần năm 1256, do nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác, giải
quyết nạn lưu vong, xây dựng cơ sở kinh tế cho tầng lớp quý tộc tôn thất và
chuẩn bị lương thảo cho cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, nhà Trần
quyết định cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những
người xiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ khai khẩn ruộng đất hoang làm

13

điền trang. Theo tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì “vương hầu có trang
thực bắt đầu từ đấy”. Thực ra theo các nguồn sử liệu địa phương hiện tượng
khẩn hoang lập điền trang tư nhân đã có từ buổi đầu thời Trần. Theo sử cũ, từ
sớm thượng tướng Trần Phó Duyệt – cha của Trần khánh Dư, đã lập điền
trang Chí Linh ở ven sông Kinh Thầy. Theo Nam Định tỉnh địa dư chí của
Ngô Giáp Đầu thì ở Bảo Lộc (Mỹ Lộc - Hà Nam Ninh) nguyên có đền thờ
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Xã này trước do đất bồi, vương phụ là An
Sinh Vương Trần Liễu mộ dân khai khẩn lập ấp và gọi là An Lạc ấp. Chủ
trương của nhà Trần chính là xuất phát từ thực tế đó, được nhu cầu chống
ngoại xâm thúc đẩy. Nhưng dẫu sao thì năm 1266 cũng là năm mở đầu cho
một phong trào khẩn hoang thành lập điền trang của các vương hầu theo lệnh
của vua Trần. Điền trang mọc lên ở nhiều nơi. Sử cũ ghi “trước kia các nhà
tôn thất thường sai nô tỳ đắp đê bối ở bãi biển ngăn nước mặn, hai ba năm sau
khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau mà ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng
đất tư trang hoặc “trước đây các nhà vương hầu, công chúa có điền trang ở
ven sông, những chỗ phù sa mới bồi đắp đều là của chủ nhà cả. Như vậy, có
nghĩa là việc khai hoang vùng ven sông, ven biển được tiến hành khẩn trương
và hình thành hàng loạt điền trang mới của các quý tộc họ Trần. Sự kiện này
được An Nam Chí Nguyện của Cao Trùng Hưng xác nhận khi ghi “đất ven
biển thường bị ngập nước. Các thế gia muốn biến đất đó thành của tư đều
được tùy tiện đắp đê bối, ngăn nước mặn rồi cày cấy. Cho người ở hẳn đấy để
khai khẩn cho hết mối lợi của đất.
Theo cuốn Điền trang - thái ấp thời Trần của tác giả Nguyễn Thị
Phương Chi có thể kể tên một vài điền trang quan trọng:
Điền trang Lạc ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, ven sông Châu (Nam
Định); điền trang A Sào ở Thái Bình.
Điền trang của vua Trần Nhân Tôn ở Ninh Bình ngày nay.
14


Điền trang của công chúa Trần Thị Ngọc Một (thuộc Ninh Bình)
Điền trang của trưởng công chúa Thái Đường.
Điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn (thuộc đất Hà Nội bây giờ)
Điền trang của công chùa Trần thị Ngọc Hào (vợ vua Trần Duệ Tông)
Điền trang của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (thuộc Ninh Bình bây
giờ)
Điền trang của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
Điền trang của Vũ Đại Vương Trần Quốc Chuẩn
Điền trang của tiến sĩ Hoàng Hối Khanh (thuộc Lệ Thuỷ – Quảng Bình)
Vào cuối thế kỷ XIV tình hình kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó
khăn. Năm 1344 “nhân dân nhiều người đi làm tăng, gia nô cho các thế gia”.
Năm 1348 “mùa hạ, tháng 5 đại hạn, mùa thu, tháng 7 nước to… Các năm
1355, 1358, 1359,1360,1362 lụt lội, mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra, đã dẫn
đến tình trạng dân nghèo cầm bán ruộng đất,bán con cái, thậm chí bán cả
mình làm nô tỳ cho các thế gia. Trong lúc đó, bọn quý tộc lợi dụng tình cảnh
cực khổ của nhân dân để mở rộng diện tích ruộng đất, mở rộng diện tích điền
trang, tăng thêm số nông nô, nô tỳ.
Cho đến cuối thế kỷ XIV, tổng diện tích điền trang có thể đã chiếm một
tỷ lệ quan trọng trong tổng diện tích đất công tư trong cả nước.
1.1.2. Sự tan rã của điền trang
Như đã nói ở trên, vào cuối thế kỷ XIV, bộ phận ruộng đất điền trang
đã phát triển mạnh mẽ. Bắt đầu xuất hiện tình trạng kiêm tinh ruộng đất,
không chỉ thế các quý tộc lại còn vơ vét bóc lột nông nô, nô tỳ ngày càng
thậm tệ để phục vụ cho thú vui của tầng lớp mình. Sản xuất trong điền trang
ngày càng trì trệ, tầng lớp địa chủ xuất hiện thông qua mua bán ruộng đất và
ngày càng lớn mạnh, các thế lực cát cứ ngày càng lớn thì sở hữu điền trang
thực sự trở thành rào cản cho sự phát triển của quốc gia.
15


Sự thu hẹp của bộ phận ruộng đất công và sự mở rộng của bộ phận
ruộng đất tư hữu cùng với sự phát triển của chế độ nô tỳ đã đe dọa sự tồn tại
của Nhà nước trung ương tập quyền. Giữa lúc đó, nguy cơ xâm lược từ bên
ngoài (quân Minh, quân Chăm pa) đòi hỏi phải có một Nhà nước trung ương
tập quyền mạnh, đoàn kết, vững mạnh về kinh tế, chính trị để bảo vệ Tổ quốc,
trong khi đó, nhà Trần đã thực sự hết vai trò lịch sử của mình. Cần phải có
một lực lượng mới đứng ra đảm nhận sứ mệnh khó khăn đó. Lực lượng đó
trước hết là Hồ Quý Ly và phe phái.
Tháng 7 năm 1397, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
Sử cũ ghi “các đại vương, trưởng công chúa thì không hạn định số ruộng, cho
đến các thứ dân ruộng không quá 10 mẫu. Người có ruộng cho phép tự tiện
lấy ruộng chuộc tội. Biếm truất cũng vậy. Phần ruộng thừa ra phải dâng nộp
cho Nhà nước”. Với chính sách hạn điền, hạn nô của Hồ Quý Ly thì bộ phận
ruộng đất điền trang đã bị tan rã và thực sự mất đi vai trò lịch sử của nó trong
lịch sử ruộng đất Việt Nam.
1.1.3. Vai trò của điền trang
Hình thức sở hữu điền trang là một trong những đặc trưng của lịch sử
chế độ ruộng đất thời Trần nói riêng và của Việt Nam nói chung. Phải nói rằng,
điền trang thời Trần đã thực hiện được hết chức năng của nó trong lịch sử.
Khi có chiến tranh, điền trang đã trở thành căn cứ quân sự, nơi luyện
tập huấn luyện binh lính, nơi che giấu lực lượng và tổ chức chiến đấu. Xét về
mặt chính trị, so với Thái ấp vai trò của điền trang thiên về kinh tế hơn, tuy
nhiên không thể phủ nhận vai trò chính trị của nó.
Vị trí của điền trang thường ở các ngã ba sông, ven sông. Các dòng
sông ở đất nước ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước trong lịch sử cổ trung
đại đã có vai trò quan trọng, không chỉ thuận tiện cho giao thông mà về mặt
quân sự dễ dàn trận và tiến thoái khi có chiến tranh. Chúng ta chứng kiến
16

nhiều chiến thắng của ta trên các dòng sông lịch sử như chiến thắng Bạch

Đằng, chiến tranh chống Tống của Lý Thường Kiệt, rồi trước khi cuộc kháng
chiến chống Nguyên – Mông lần thứ hai bùng nổ, nhà Trần đã triệu tập các
vương hầu bách quan họp Hội nghị trên sông nước Bình Than.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông nhiều điền trang của
vương hầu quý tộc đã trở thành nơi cất giấu lương thực, che giấu lực lượng
của ta. Ví như, điền trang của Trần Liễu ở A sào (nay thuộc xã An Thái,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), nằm cạnh sông Hóa.Vị trí A sào là nơi
tiếp giáp của hai con sông là sông Luộc và sông Hóa. Từ đây, có thể ngược
sông Luộc lên cửa Hải Thị gặp sông Hồng từ kinh đô Thăng Long chảy qua lộ
Thiên Trường rồi ra cửa biển Giao Hải. Vùng A sào ở vào vị trí xung yếu như
vậy nên được nhà Trần hết sức quan tâm. Nơi đây đã trở thành kho lương
phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ
ba (1288). Hay như điền trang của phò mã Hưng Mỹ hầu Vũ Trung Khải ở
vùng Tô Xuyên (nay thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Tô Xuyên
nằm giữa hai con sông: sông Tô và sông Hóa. Tô Xuyên sớm trở nên thịnh
vượng, nhiều thóc lúa. Chứng tỏ đất đai ở đây phì nhiêu. Xét về mặt quân sự,
đất Tô Xuyên ở vào vị trí xung yếu. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Nguyên – Mông lần thứ ba (1287 – 1288) “Tô Xuyên là đồn trú quân,
xây dựng các kho lương”. Cùng với A sào, kho lương Tô Xuyên là hậu cứ bổ
sung sức người, sức của và là bàn đạp của mũi tiến công chính do Trần Hưng
Đạo chỉ huy trong chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 1288.
Khác với một số nước ở Tây Âu hay ở phương Đông, như chúng ta
thường biết, vua thường dùng quyền hành của mình để phong đất đai cho
ngững người thân cận. Các vua Trần cũng hoàn toàn có khả năng làm như
vậy, nhưng nhà Trần đã không làm như vậy, nghĩa là không chia nhau những
phần đất do nhân dân khai phá, dựng thành làng mạc mà đã động viên con em
17

mình tham gia vào hoạt động khai phá ruộng đất, tham gia xây dựng những
vùng kinh tế mới và ở đây chính họ là những người chủ người sở hữu ruộng

đất. Như vậy, chế độ điền trang không những không xâm phạm đến chế độ sở
hữu Nhà nước về ruộng đất mà còn không động chạm đến ruộng đất công của
làng xã. Do đó, điền trang là những ruộng đất do vương hầu, quý tộc khai
khẩn mà thành. Phát triển điền trang nhằm biến những vùng đất hoang thành
đồng ruộng không chỉ góp phần phát triển nông nghiệp, tăng nguồn sống và
kích thích các hoạt động sản xuất khác mà còn là quá trình hình thành những
địa bàn cư trú mới, mở rộng phạm vi cư trú của nhân dân, góp phần tăng cơ số
các đơn vị làng Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc ta “khai hoang, lập làng
thường đi liền với nhau”.Thời Trần, diện tích ruộng đất điền trang tăng lên
nhanh chóng còn góp phần mở rộng diện tích canh tác một cách mạnh mẽ.
Mặt khác, với sự mở rộng của điền trang thì lãnh thổ của nhà Trần được mở
rộng, lực lượng vương hầu, quý tộc rải khắp đất nước, góp phần củng cố thêm
thế lực của nhà Trần.
Về mặt xã hội, lực lượng sản xuất chính trong các điền trang là những
người dân nghèo xiêu tán, thất nghiệp hay nô tỳ. Những nông dân nghèo, xiêu
tán đó được đưa vào sản xuất, nghĩa là vấn đề nhân khẩu nông nghiệp dư thừa
được giải quyết, hứng thú sản xuất của nông dân được khôi phục, sản lượng
lương thực tăng lên.
Như vậy, hình thức sở hữu điền trang là một trong những đặc trưng của
nhà Trần, một nét riêng của chế độ sở hữu ruộng đất tư của nước ta.

1.2. NÔ TỲ
1.2.1 Nguồn cung cấp nô tỳ và số lƣợng nô tỳ.
Chế độ nô tỳ ở nước ta thời phong kiến được sử cũ ghi chép rất ít. Đại
khái có mấy quyển quen thuộc như Đại việt sử ký toàn thư, Việt sử lược, An
18

nam chí lược và một số ít bài minh bài ký khắc trên đồng, trên đá. Tài liệu
nước ngoài có Quế hải ngu hành chi của Phạm Thành Đại trong bộ Văn hiến
thông khảo của Mã Đoan Lâm, Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi, An Nam

tức sự của Trần Phu trong quyển Giao Châu cảo và An Nam chí nguyện của
Cao Hùng Trưng… Tài liệu thì ít ỏi nhưng quan trọng là tất cả đều là do
người đương thời ghi chép sự việc đương thời, nên tài liệu trong đó phần
nhiều có thể tin tưởng.
Qua tất cả các từ ghi trong tài liệu có thể phân loại một vài loại hạng
như sau:
Nô tỳ: từ gọi chung những người có thân phận phụ thuộc hoàn toàn vào
chủ như nô lệ, có nghĩa là mất tự do, nam cũng như nữ, của Nhà nước cũng
như của tư nhân.
Nô, nô bộc, gia nô, gia nhi, gia đồng: từ chỉ chung nô đàn ông (và có
lúc bao gồm cả nữ nô) phục dịch trong một hộ. Cũng có trường hợp chỉ cả nô
và người thân thuộc.
Tỳ, gia tỳ: chỉ chung nữ nô.
Hoành, hoành nô, hoành nhi: từ “hoành” chưa rõ nghĩa vì không có
trong từ điển Hán, tạm coi nó là một trong những từ gốc Việt quen dùng để
chỉ nô đàn ông (theo câu sấm “cạnh đầu đa hoành nhi”). Cũng có trường hợp
chỉ những người bị tội đồ (theo ghi chép của Đại việt sử ký toàn thư và Việt
sử lược).
Quýt: từ Việt quen dùng để chỉ nô đàn ông (dựa theo câu thơ “thiên hàng
nô bộc quất thiên đầu” của Trần Thánh Tông). Nên chú ý ngày xưa người ta có
thói quen lấy tên hoa để gọi nô đàn bà (ví dụ: con sen, con nhài), lấy tên quả để
gọi nô đàn ông (ví như: thằng cam, thằng quýt), chưa rõ phong tục đó bắt đầu
từ bao giờ nhưng qua câu thơ trên ta biết thời Trần đã quen dùng.
Tư nô: nô tỳ tư, tức là của nhà dân (bao gồm cả quan lại và quý tộc).
19

Quan nô: nô tỳ công, tức là của Nhà nước và của vua.
Quan trung khách: nô tỳ hầu nhà quan (tức là phục dịch ở các công sở).
Tọa thượng nô: nô hầu nhà vua.
Điền hoành, điền nhi, điền nô: nô cày ruộng của Nhà nước hoặc nhà

chùa, hoặc của tư nhân. Điền hoành là những người bị tội đồ được phân phối
ruộng để sản xuất, ví dụ “cảo điền hoành”, là tội nhân cày ruộng làng Cảo
(Nhật Tảo – Hà Nội).
Nhiễm hoành: nô phục vụ việc nhuộm vải.
Sai sử hoành: nô phục dịch công việc vặt.
Tam bảo nô: nô phục vụ cho nhà chùa.
Hương hỏa nô: nô đặc biệt phục vụ việc hương khói cho chủ đã chết
nhưng tuyệt tự (bài ký trên chuông chùa Thánh Quang).
Linh nhi: nô biết múa hát phục vụ việc diễn xướng giải trí cho chủ.
Thư nhi: nô biết chữ phục vụ việc ghi chép.
Cận xa nhi: (cận là gần, xa là xe, có thể hiểu là cáng hay kiệu), nô
khiêng cáng hay kiệu.
Lộ ông, khao giáp: người bị tội đồ phải làm khổ sai, hoặc phục dịch ở
quân đội.
Tang thất phụ: đàn bà bị tội đồ, phục dịch ở nhà nuôi tằm của Nhà
nước.
Môn khách hay gia thần: người bị phụ thuộc nhưng được chủ biệt đãi,
cất nhắc vì có tài hoặc có công lao, hoặc có trường hợp được chủ tiến cử cho
triều đình trọng dụng (giống như: Trương Hán Siêu vốn là môn khách, Phạm
Ngũ Lão là gia thần của Trần Quốc Tuấn).
Khách hay (thực khách): từ khách có thể là do từ “môn khách” giản
đơn hóa. Câu văn trong bia chùa Hương Nghiêm: “Môn dưỡng tam thiên
20

khách” (nhà Lê Lương thường nuôi 3000 khách), cũng có thể hiểu đó là “thực
khách” (miệng ăn) trong đó bao gồm cả nô tỳ và thân thuộc.
Giả tử hay nghĩa tử (giả tử là con giả, nghĩa tử là con nuôi. Tục nuôi giả
tử, nghĩa tử khá phổ biến trong các gia đình quý tộc, có khi số lượng rất đông
(ví dụ Dương Đình Nghệ nuôi 3000 giả tử), không có tài liệu để phân biệt
hạng người này giống hay khác với nô tỳ về mặt thân phận, chắc họ rất có thể

trở thành những người thân tín của chủ, sẵn sàng hy sinh cho chủ.
Đại khái tuy là ghi chép bằng chữ Hán. Tài liệu cũng cho thấy thời Lý
Trần có nhiều từ để chỉ các loại nô tỳ. Do tài liệu ít ỏi nên chỉ với chừng ấy từ
chưa chắc đã đầy đủ và nội dung cũng chỉ được biết hạn chế.
Nguồn cung cấp nô tỳ có từ đâu?
Thứ nhất là chiến tù. Chiến tù bao gồm tù binh và dân thường bắt được
trong các cuộc chiến tranh với các bộ lạc vùng biên cương và các nước láng
giềng. Trong những trận chiến tranh giữa Việt Nam với Chàm, Mán, Nùng,
Trung Quốc… những tù binh bắt được đều biến thành nô lệ. Không những tù
binh mà một bộ phận dân địa phương bị chinh phục bắt được cũng biến thành
nô tỳ. Những cuộc chiến tranh liên miên giữa phong kiến Việt Nam với quân
Chàm, người Mán, người Thái, người Lào,… ngoài ý nghĩa bắt họ thần phục
triều cống, còn có ý nghĩa cướp bóc của cải và bổ sung nguồn nô tỳ.
Những chiến tù ấy có khi cũng được triều đình trả lại do chính sách
ngoại giao. Nhưng bắt được mười phần trả lại có khi chưa được một phần.
Nhưng nói chung, những chiến tù đều bị bắt làm nô tỳ quốc gia, hoặc chia cho
quý tộc quan liêu mỗi người một ít. Các tượng ông Phỗng, Phện ngày nay còn
thấy ở một vài đền chùa chắc là hình dạng điển hình của bọn tù binh Chàm đã
trở thành nô lệ.
Thứ hai là do mãi nô thịnh hành lúc bấy giờ. Về việc này sách Quế hải
ngu hành chi có nói khá rõ. Tác giả bảo bọn buôn người ở miền nam Trung
Quốc thường dùng thủ đoạn giả cách thuê người gánh gồng khiêng vác đi

×