Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.25 KB, 32 trang )


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước,
công tác kế hoạch cũng từng bước được hoàn thiện, góp phần tích cực vào việc
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội đề ra. Ngày nay, trước xu thế hội nhập và sự biến động của cơ chế thị
trường thì vai trò Nhà nước càng thể hiện quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô và
định hướng phát triển cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để
tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì
việc đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách là một điều tất yếu. Trong đó, kế
hoạch kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quản lý, điều hành của Nhà
nước nên việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm là vấn đề hết sức cần thiết và
cấp bách.
Đối với các địa phương, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển
khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đang là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính. Bởi lẽ, nó sẽ giúp địa phương có
công cụ điều hành, quản lý đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu
quả. Bên cạch đó, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề để huy động một cách có hiệu quả
nguồn lực của toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
Qua thời gian công tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu Thành
và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Bộ phận Tổng hợp, hàng năm
bản thân đều tham mưu giúp Thường trực Ủy ban nhân huyện xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của năm tiếp theo. Trong quá trình xây dựng kế hoạch
cũng đã phát sinh một số vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến để thực hiện tốt hơn trong
thời gian tới.
1

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng


cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành ” làm tiểu luận cuối khóa của mình.
Trong chuyên đề này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, đánh giá thực
trạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện trong thời
gian qua (năm 2011, năm 2012, năm 2013) và đề xuất một số giải pháp cơ bản có
thể nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành đến năm 2015, với hy vọng
công tác lập kế hoạch của huyện sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, bản kế hoạch được
xây dựng với chất lượng tốt hơn và thực sự là công cụ hỗ trợ cho quá trình quản lý,
điều hành của chính quyền địa phương.
Châu Thành là một trong những huyện của tỉnh triển khai thực hiện việc
xây dựng kế hoạch năm 2012 theo phương pháp mới (phương pháp lập kế hoạch
có tính chiến lược, dựa trên kết quả, gắn với nguồn lực và có sự tham gia của cộng
đồng và các bên liên quan) có kèm theo Khung logic, Khung theo dõi và đánh giá
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2013. Hoạt động tham vấn kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của huyện được triển khai trong
khuôn khổ dự án “Bạn hữu trẻ em” do UNICEF tài trợ trên toàn địa bàn tỉnh.
Trong đó dự án đã tổ chức các lớp tập huấn hỗ trợ cán bộ trong Tổ lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đây là những tiền đề quan trọng để huyện có
thể tiếp tục triển khai công tác này sâu rộng hơn, nhằm tạo ra một sự chuyển biến
trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới.
2

Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Định nghĩa lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội:
- Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là quá trình xây dựng một kế
hoạch tổng thể, nó bao trùm và kết hợp tất cả các mặt hoạt động của một địa
phương. Đó là quá trình xác định các mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương và phương thức thích hợp để đạt các mục tiêu toàn diện đó.
- Khác với lập kế hoạch cho một đối tượng cụ thể, lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội có phạm vi rộng, mục tiêu mang tính toàn diện, thời gian dài, nó
mang tính định hướng nhiều hơn là tính cụ thể.
1.2. Nội dung quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
* Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm hiện tại:
- Để xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội cho năm tiếp theo, trước hết những
người lập kế hoạch phải đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của năm
trước đó. Bởi vì tình hình thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch kinh tế - xã hội năm
trước cho các nhà lập kế hoạch biết khả năng thực hiện thực tế của địa phương và
phản ánh mức độ xác thực của việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Trong trường hợp, năm trước địa phương thực hiện vượt mức kế hoạch có thể phản
ánh một dấu hiệu tốt cho năm kế hoạch tiếp theo.
- Bên cạnh việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra,
cần đi sâu đánh giá cơ chế và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bởi vì thực tiễn
đã chứng minh, cơ chế quản lý không chỉ hỗ trợ mà có thể cản trở việc thực hiện
thành công kế hoạch. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch không đúng thì các kế
hoạch đề ra cho dù có tốt như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng bị thất bại. Đặc
biệt trong trường hợp có nhiều sự thay đổi của môi trường, cơ chế quản lý không
linh hoạt và công tác chỉ đạo điều hành không sáng tạo.
3

- Mặc khác, cần đánh giá việc sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đã
đề ra nhằm xác định mối quan hệ giữa kết quả và nguồn lực, đánh giá chất lượng
của việc sử dụng nguồn lực. Kết quả đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc xác định
mục tiêu và cân đối nguồn lực ở phần sau.
- Khi tổng kết, đánh giá tình hình phải đảm bảo yêu cầu khách quan, trung
thực, đánh giá đúng thực tế. Tập trung phân tích, đánh giá sâu về chất lượng tăng
trưởng của từng mặt; việc khai thác sử dụng nguồn lực; chất lượng nguồn lao động

và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật; ứng dụng
thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ; việc huy động và sử dụng các nguồn
vốn, bao gồm: nguồn ngân sách, nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước và tín dụng
của hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ khu vực dân cư, nguồn tài chính
doanh nghiệp…
- Khi phân tích các vấn đề trên, cần làm rõ những kết quả đạt được trong
năm kế hoạch, đi sâu vào những tồn tại, yếu kém, khó khăn; xác định nguyên nhân
chủ quan và khách quan đối với cả những mặt đã làm được và chưa làm được; chỉ
rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để từ đó rút ra những bài học cho việc xác
định mục tiêu và biện pháp cụ thể của kỳ kế hoạch tới. Trong phần này chúng ta
nên sử dụng công cụ phân tích rõ các nguyên nhân để làm sáng tỏ những nguyên
nhân của những mặt được và mặt chưa được.
* Xây dựng kế hoạch:
- Việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong năm trước cho chúng ta
những nhận thức, bài học quý giá – làm tiền đề để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp
theo. Tuy nhiên, các kết quả đánh giá đó chưa thể nói lên tất cả, nếu bối cảnh trong
năm kế hoạch tới có sự thay đổi lớn so với bối cảnh của năm kế hoạch trước. Do
vậy, trong bước này những người lập kế hoạch cần tiến hành dự báo bối cảnh trong
năm kế hoạch tới.
- Khi phân tích môi trường bên ngoài tức là những yếu tố bên ngoài có ảnh
hưởng đến các yếu tố bên trong hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong như:
4

môi trường sinh thái, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học - công nghệ. Khi
tiến hành phân tích môi trường bên ngoài, cần kết hợp với những mặt mạnh, mặt
yếu để xác định những ảnh hưởng thuận lợi và những ảnh hưởng bất lợi đối với địa
phương trong năm kế hoạch tới.
- Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu năm
kế hoạch trước và kết quả dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó
khăn trong năm kế hoạch tới đã đạt được ở trên; tiếp theo, những người lập kế

hoạch xác định các mục tiêu kế hoạch cho năm kế hoạch tới.
- Việc xác định các mục tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội là một nôi dung
quan trọng của lập kế hoạch. Khi xác định mục tiêu kế hoạch, cần xác định tất cả
các mục tiêu cho tất cả các mặt, lĩnh vực được đề cập trong kế hoạch. Những mặt,
lĩnh vực nào có thể định lượng được thì chúng ta xác định thành các chỉ tiêu kế
hoạch, còn những mục tiêu nào không thể định lượng được thì chúng ta mô tả
chúng theo những thuật ngữ định tính nhưng dễ hiểu, tránh hiểu nhầm.
- Khi lập kế hoạch, cần xác định các phương án tăng trưởng kinh tế và các
chỉ tiêu kế hoạch. Thường xây dựng từ 2 đến 3 phương án, gồm: phương án cơ
bản, phương án cao, phương án thấp. Có phương án phát triển dựa vào khả năng
vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi. Đồng
thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủ
động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện. Tiếp theo lựa
chọn phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên các dự báo các tình
huống phát triển.
- Khi xác định từng mục tiêu cho từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động cần
đảm bỏa các tiêu chí như: tính cụ thể, tính có thể đo lường được, có thể đạt được,
hiện thực và trong một khuôn khổ thời gian nhất định.
- Một điểm nửa cần lưu ý là, khi xác định mục tiêu cần đặt nó trong mối
quan hệ với nguồn lực và chất lượng sử dụng các nguồn lực mà chúng ta đã xác
định ở phần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm trước.
5

* Xác định các nhiệm vụ và các giải pháp nguồn lực để thực hiện kế
hoạch:
- Sau khi đã xác định mục tiêu cho từng mặt, lĩnh vực, trong bước này nhà
lập kế hoạch xác định các hoạy động cần tiến hành để đạt các mục tiêu đó – tức là
xác định các nhiệm vụ chủ yếu. Nhiệm vụ là một tập hợp các hoạt động cần được
tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra.
- Đối với mỗi mục tiêu, cần xác định một hoặc nhiều nhiệm vụ để hoàn

thành nó. Các nhiệm vụ này cần được phân thành các nhóm hoạt động tương đồng
hay hoạt động chức năng để phân công cho các cá nhân, bộ phận có khả năng đảm
nhận. Nếu phân công đúng thì năng suất thực hiện đạt được sẽ cao và ngược lại.
- Tiếp theo cần xác định các giải pháp về cơ chế, xác định các giải pháp về
nguồn lực.
- Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các cá nhân, bộ phận cần được
cung cấp các nguồn lực cần thiết. Vì vậy, trong bước này cần xác định các nguồn
lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, gồm: nguồn lực vật chất, nguồn lực nhân lực,
tài chính, đất đai.
- Khi xác định các giải pháp cần có các giải pháp lâu dài nhằm vào mục
tiêu tổng quát, các giải pháp tình thế để tháo gở khó khăn trước mắt nhằm đạt một
số mục tiêu cụ thể.
* Tóm lại, lập kế hoạch là phải trả lời 4 câu hỏi: Phân tích hiện tại chúng ta
đang ở đâu? Chúng ta sẽ tiến đến đâu? Làm cách nào và bằng cách nào để đạt mục
tiêu? Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng?
1.3.Chính sách của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội:
* Về chỉ thị của chính Phủ:
- Chỉ thị 854/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2011.
6

- Chỉ thị 922/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2012.
- Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015.
- Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2014.
* Về công văn hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về:
- Công văn số 427/BKH-TH ngày 23/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
- Công văn số 4106/BKH-TH ngày 24/6/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
- Công văn số 4723/BKHĐT-TH ngày 29/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015.
- Công văn số 4480/BKHĐT-TH ngày 28/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2014.
* Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số: 13/CT-TTg, ngày 25 tháng
06 năm 2013 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2014; trong đó đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo như sau:
1. Tổ chức đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 trên cơ sở đánh giá đầy đủ
tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; trong đó đặc
biệt chú trọng đánh giá tình hình triển khai và thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP
của Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo,
7

điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những
giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội.
2. Đánh giá khách quan, trung thực các kết quả đạt được trong năm 2013 so
với mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2013; đồng thời, so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ mà các

cấp, các ngành đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -
2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020.
3. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 căn cứ vào các mục
tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã được
nêu tại văn kiện của Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI và trên cơ sở đánh
giá tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian qua và triển vọng phát triển sắp
tới.
4. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 phải gắn kết với
khả năng cân đối nguồn lực và khả năng thực hiện của các cấp, các ngành để bảo
đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao khả năng xã
hội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển.
5. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách
nhà nước năm 2014 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2014 và giai đoạn 2011 - 2015, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm
của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2014 phải bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống và sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp.
- Công văn số 1134/UBND-TH ngày 28/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và kế
hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015.
8

* Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm, theo công văn số: 727/UBND-TH ngày 02/7/2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014. Trong đó có chỉ đạo Ủy ban nhân
dân các huyện, thị, thành triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch năm 2014
theo phương pháp mới (phương pháp lập kế hoạch có tính chiến lược, dựa trên kết
quả, gắn với nguồn lực và có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan) có

kèm theo Khung logic, Khung theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của huyện năm 2014.
9

Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM 2013.
2.1 Đặc điểm, tình hình của huyện Châu Thành:
- Châu Thành là huyện tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên, trung tâm của
tỉnh An Giang, nằm về phía Tây sông Hậu, có diện tích đất tự nhiên là 35.511 ha
với dân số 170.588 người; có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn.
+ Phía Bắc giáp Huyện Châu Phú (29.176 km).
+ Phía Đông Đông Bắc giáp Huyện Chợ Mới (8.338 km).
+ Phía Đông Đông Nam giáp Thành Phố Long Xuyên (12.446 km).
+ Phía Nam giáp Huyện Thoại Sơn (30.490 km).
+ Phía Tây giáp Huyện Tri Tôn (7.027 km).
+ Phía Tây Bắc giáp Huyện Tịnh Biên (0,158 km).
- Châu Thành có vị trí tiếp cận Thành phố Long Xuyên, là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học của tỉnh An Giang và vùng kinh tế trọng
điểm vùng Đồng bằng sông Cửu long, tốc độ đô thị hóa của Huyện chịu sự tác
động lan toả và dự kiến sẽ diễn tiến khá nhanh trong thời gian tới.
- Khu công nghiệp Bình Hoà nằm gần vị trí trung tâm của huyện với diện
tích 150 ha và xây dựng đường nối đến bờ sông Hậu sẽ thu hút đầu từ vào thương
mại dịch vụ và thu hút lao động và tạo ra nguồn thu của Huyện.
- Huyện Châu thành có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản; ngoài ra
còn có diện tích đất phù sa cồn có tiềm năng sản xuất rau màu, vận tải đường thủy
thuận lợi để tiếp cận với thị trường tiềm năng về rau màu chất lượng của tỉnh và ở
địa phương lân cận.
10


- Huyện có tổng diện tích đất 35.506 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 30.863
ha (chiếm 86,9 % diện tích đất tự nhiên) bao gồm: đất trồng lúa 29.617 ha; đất
trồng màu 421 ha; đất trồng cây lâu năm 579 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 236 ha,
đất phi nông nghiệp 1.144 ha; đất dùng cho sản xuất kinh doanh 73 ha; đất dùng
cho công cộng 263 ha và các mục khác chiếm tỉ lệ 1,5%. Diện tích đất nông nghiệp
giảm 124 ha trong thời kỳ 2005-2010.
- Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Châu Thành không phong
phú, chủ yếu là bột sét và cát mịn trầm tích trên sông và tích tụ dọc các bờ sông.
Huyện Châu thành có các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu phục vụ sản xuất vật
liệu xây dựng như đất sét gạch ngói phân bố rải rác ở các xã.
- Dân số của huyện là 170,6 ngàn người, chiếm 7,93% dân số của tỉnh An
Giang, với mật độ dân số khá cao là 480 người/km
2
(thấp hơn so với mật độ dân số
của An Giang là 608 người/km
2
). Số người trong độ tuổi lao động đang tăng
nhanh. Hơn 78% lực lượng lao động vẫn còn tập trung chủ yếu vào ngành nông
lâm thủy sản. Mặc dù lực lượng lao động nông nghiệp có tay nghề, thể hiện qua
năng suất lúa cao, nhưng trình độ chuyên môn và học vấn của lao động còn thấp.
- Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành trong năm 2013 đạt một
số kết quả như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,47% (cùng kỳ là 12,08%), trong đó:
khu vực I-5,03% (CK 4,21%), khu vực II-15,96% (CK 14,90%), khu vực III-
18,59% (CK 17,37%). Về cơ cấu kinh tế, khu vực I-37,40% (CK 40,94%), khu vực
II-15,42% (CK 12,55%), khu vực III – 47,18% (CK 46,51%).
+ Tổng diện tích gieo trồng là 83.945 ha, đạt 106,8% kế hoạch năm (KH),
tăng 3.377 ha so cùng kỳ (SCK).
+ Tổng thu ngân sách nhà nước 378.140 triệu đồng, đạt 147,7% dự toán

tỉnh giao, đạt 127,3% so dự toán huyện giao, bằng 113,03% so cùng kỳ; trong đó
thu ngân sách trên địa bàn 74.336 triệu đồng đạt 110,6% dự toán tỉnh giao và
huyện giao. Tổng chi ngân sách địa phương 445.246 triệu đồng, đạt 145,1% dự
11

toán tỉnh giao, đạt 132,9% dự toán huyện giao; trong đó chi đầu tư XDCB 30.855
tỷ đồng, đạt 176,11% dự toán tỉnh giao và 97,30% dự toán huyện giao, bằng
171,18% SCK.
2.2.Thực trạng công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Châu Thành trong năm 2013.
2.2.1.Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt được kết quả trong
công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tại huyện Châu Thành năm 2013.
a.Những kết quả đạt được:
- Huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm: hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang.
Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm
bảo theo quy định.
- Các cấp lãnh đạo của huyện và các ban, ngành chuyên môn cũng đã
bước đầu nắm bắt được các tư tưởng hoàn thiện trong lập kế hoạch: chỉ đạo lồng
ghép các nguồn lực ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia, thể hiện nhiều dự
án mang tính ưu tiên, trọng điểm…trong việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội.
- Trong kế hoạch đã chú trọng nhiều đến lĩnh vực xã hội, môi trường:
Nội dung đã thấy được sự xuất hiện của các chỉ tiêu giảm hộ nghèo, giải
quyết việc làm…Mặc dù các chỉ tiêu này được đưa ra vẫn còn mang nặng tính chất
về số lượng, chất lượng chưa thực sự cao nhưng với sự thay đổi này cũng phần nào
phản ánh được sự dần hoàn thiện của hệ thống chỉ tiêu trong các bản kế hoạch.
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
+ Tổng diện tích gieo trồng là 83.945 ha, đạt 106,8% so với kế hoạch, tăng

3.377 ha so cùng kỳ (chủ yếu tăng diện tích sản xuất lúa vụ Thu đông). Trong đó
lúa 82.225 ha, đạt 107,2% KH (tăng 3.412 ha so cùng kỳ), năng suất bình quân cả
12

03 vụ là 6,37 tấn/ha (tăng 0,26 tấn/ha SCK), tổng sản lượng đạt 524.148 tấn (tăng
26.150 tấn SCK); màu 1.720 ha, đạt 91,8% KH, tổng sản lượng đạt 33.375 tấn.
+Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm 80,3%, thực hiện chương trình
“3 giảm, 3 tăng” chiếm 96% và “1 phải 5 giảm” chiếm 43% diện tích xuống giống;
sản xuất lúa giống được 4.417 ha (chiếm khoảng 5,4% DTXG); có khoảng 6.883 ha
được tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn.
+ Năm 2013, từ nhiều nguồn vốn, huyện đã đầu tư thực hiện được 96 công
trình thủy lợi với tổng nguồn vốn đấu tư là 54.834 triệu đồng (vốn nhà nước
15.131 triệu đồng, nhân dân đóng góp 39.703 triệu đồng). Trong đó có 17 công
trình chống hạn; 03 công trình sửa chữa cống; 56 công trình phục vụ sản xuất vụ
Thu đông; 20 công trình được hỗ trợ theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày
11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Lắp đặt mới 15 trạm
bơm điện, luỹ kế toàn huyện có 159 trạm bơm (còn 03 trạm bơm chưa đưa vào sử
dụng). Tổ chức trồng 187.700 cây phân tán để bảo vệ các tuyến đê bao.
+ Lĩnh vực chăn nuôi có sự tăng trưởng nhưng không nhiều do số lượng đàn
heo giảm mạnh (nhiều hộ chăn nuôi lỗ nặng từ năm 2012 nên không còn vốn hoặc
không mạnh dạn tái đầu tư). Tổng đàn gia súc, gia cầm là 754.571 con, đạt 99,2%
KH (tăng 1.936 con SCK); trong đó: heo 32.150 con (giảm 8.016 con SCK), bò
4.805 con (tăng 108 con SCK), trâu 340 con (giảm 03 con SCK), dê 87 con (tăng
16 con SCK); gia cầm 717.189 con (tăng 9.831 con SCK). Tổng sản lượng thịt hơi
đạt 4.528 tấn. Thực hiện 16 công trình khí sinh học cho các hộ chăn nuôi; 10 mô
hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; 03 mô hình điệm lót sinh học, 03 mô hình
bò vỗ béo, 01 mô hình nuôi gà đông tảo.
+ Tổng diện tích thả nuôi thủy sản được 531 ha, đạt 84,5% KH (tăng 38,4 ha
SCK) và 60 chiếc lồng, bè (giảm 20 chiếc SCK) với tổng sản lượng đạt 52.696 tấn,
đạt 84,5% KH (tăng 6.119,5 tấn SCK). Thực hiện 02 mô hình nuôi cá lóc trong bể

lót bạc; 01 mô hình sản xuất lươn giống và 01 mô hình nuôi ếch Thái Lan.
- Công nghiệp – TTCN:
13

Giá trị sản xuất (giá cố định) đạt 927 tỷ đồng (trong đó các hộ kinh doanh
cá thể đạt 477 tỷ), đạt 102% KH, tăng 14,2% so cùng kỳ; một số ngành nghề
chiếm tỷ trọng lớn như: chế biến lương thực, thực phẩm, gạch ngói, cơ khí, may
mặc là những ngành có lợi thế của địa phương. Phát triển mới 23 cơ sở, thu hút
76 lao động, số tiền 3,8 tỷ đồng (hiện toàn huyện có 1.036 cơ sở, thu hút 6.914 lao
động, tổng vốn 127 tỷ đồng).
- Thương mại - dịch vụ:
Hoạt động thương mại diễn ra bình thường, tình hình giá cả thị trường các
tháng đầu năm tăng nhẹ không biến động bất thường, lượng hàng hóa phong phú
và đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường. Phát triển mới 226 cơ sở, thu hút
412 lao động với số tiền 21,4 tỷ đồng (toàn huyện có 5.464 cơ sở, thu hút 9.274 lao
động, tổng vốn 187 tỷ đồng). Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ
trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2012 – 2016.
- Đầu tư xây dựng, quản lý đô thị:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được duy trì; cấp 81 giấy phép xây
dựng với tổng diện tích sử dụng là 14.107 m
2
(gồm 37 nhà ở nông thôn, 40 nhà ở
đô thị, 04 chuyên dùng), xử phạt 14 trường hợp vi phạm. Lắp đặt bảng trích điều lệ
quản lý theo quy hoạch tại các cụm dân cư giai đoạn II, đồng thời tiến hành kiểm
tra trật tự xây dựng theo điều lệ đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các
sai phạm.
+ Trong năm 2013 thực hiện xây mới 09 cầu bê tông, 07 cầu sắt, 10 cầu gỗ
và sửa chữa 06 cầu; láng nhựa 14 km đường, rãi đá 147 km, gia cố sạt lỡ 135m,
xây mới 20 cống với tổng kinh phí thực hiện là 71.955 triệu đồng, trong đó ngân
sách trung ương 22.690 triệu đồng, ngân sách tỉnh 6.700 triệu đồng, ngân sách

huyện 7.493 triệu đồng, ngân sách xã 760 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp
34.312 triệu đồng. Ngoài ra đang thi công cầu Tân Thành 1, Tân Thành 2 (xã Vĩnh
Thành), cầu Đông 1 (xã Vĩnh Nhuận) và thi công tuyến đường từ UBND xã Vĩnh
Nhuận đến Chung Sây.
14

- Tài chính - ngân sách:
Tổng thu ngân sách nhà nước là 454,6 tỷ đồng (trong đó các khoản phát
sinh ngoài dự toán là 76,5 tỷ đồng); nếu loại trừ các khoản phát sinh ngoài dự toán thì
tổng thu ngân sách nhà nước là 378,1 tỷ đồng, đạt 147,7% so dự toán tỉnh giao, đạt
127,3% so dự toán huyện giao, trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 74,3 tỷ đồng,
đạt 110,6% so dự toán tỉnh giao và huyện giao. Tổng chi ngân sách địa phương là
445,2 tỷ đồng, đạt 145,1% dự toán năm tỉnh giao, đạt 132,9% so dự toán huyện giao,
trong đó chi đầu tư XDCB là 30,8 tỷ đồng đạt 176,1% so dự toán tỉnh giao và 97,3%
so với dự toán huyện giao.
- Tài nguyên và môi trường:
+ Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2013 và xây dựng bảng giá các
loại đất trên địa bàn áp dụng cho năm 2014. Hoàn thành việc lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2012-2015 thị trấn An Châu
và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Châu Thành.
+ Tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy
chứng nhận còn tồn đọng; trong năm đã cấp 234 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, hiện còn tồn 2.022 giấy (trong đó có 1.136 giấy thổ cư đại trà, 886 giấy đất
nông nghiệp cấp đổi lại theo chủ trương chung của tỉnh, hiện chưa bàn giao sản
phẩm đo đạc đối với xã Bình Hoà).
- Giáo dục - đào tạo:
+ Năm học 2012-2013, ngành giáo dục và đào tiếp tục triển khai nhiều biện
pháp thực hiện công tác chống bỏ học, tỷ lệ học sinh bỏ học được khống chế dưới
mức kế hoạch, cụ thể: tiểu học là 0,58% (cùng kỳ năm trước 0,60% - kế hoạch

không quá 1%); THCS là 2,37% (cùng kỳ năm học trước 2,76% - kế hoạch không
quá 3%). Các trường thực hiện tốt nề nếp dạy và học; tập trung thực hiện các biện
pháp nâng cao chất lượng, nhất là việc ôn tập và tổ chức thi kiểm tra cuối học kỳ;
tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học đạt 34,6% (tăng 1,3% so năm học trước), bậc THCS
15

đạt 29% (tăng 2% so năm học trước); học sinh tốt nghiệp cuối cấp bậc tiểu học
99,9% (năm học trước 99,7%); THCS 99,2% (năm học trước 98,3%) và tốt nghiệp
THPT đạt 100%.
+ Tổ chức xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất tại các điểm trường để chuẩn
bị cho năm học 2013 - 2014 gồm: 03 trường trong kế hoạch xây dựng trường
chuẩn quốc gia (tiểu học "C" Vĩnh Thành, "C" An Châu và Mẫu giáo Vĩnh Bình)
với tổng số tiền là 10,7 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết); 05 trường (18 phòng)
thuộc đề án kiên cố hoá trường lớp; sửa chữa tại 04 điểm trường; xây mới và sửa
chữa nhà vệ sinh tại 05 điểm trường. Ngoài ra, các trường còn vận động mạnh
thường quân, cha mẹ học sinh đóng góp với số tiền 329 triệu đồng và nhiều hiện
vật khác. Tổ chức khai giảng năm học 2013-2014 đúng theo quy chế; tỷ lệ huy
động học sinh bậc mầm non đạt 91,6% (trong đó mẫu giáo 05 tuổi đạt 106,6%),
tiểu học 100,8%, trung học cơ sở 94,3%; tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu
học là 99,04, trung học cơ sở là 70,92% và trung học phổ thông là 38,43%.
- Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Thông qua các chương trình đã giải quyết việc làm cho 4.654 lao động,
đạt 103,4% KH; tổ chức 57 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.625 lao động, đạt 101,5%
KH (trong đó có khoản 75% lao động đã có việc làm); tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên đạt 88,4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28,7%.
+ Các chế độ chính sách đối với người có công luôn được quan tâm thực
hiện tốt. Nhân dịp tết nguyên đán và kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, huyện
đã tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà và cấp kinh phí cho các hộ gia đình chính sách
với số tiền 2.022 triệu đồng. Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; toàn huyện

có 317 hộ có nhu cầu về nhà ở (trong đó có 192 hộ cần cất mới, 125 hộ cần sửa
chữa). Từ các nguồn vận động, hỗ trợ; trong năm đã cất mới 62 căn và sửa chữa 06
căn nhà cho chính sách với số tiền 3.220 triệu đồng; vận động quỹ đền ơn đáp
nghĩa được 220 triệu đồng.
16

+ Hoàn thành công tác điều tra và tiến hành nghiệm thu 10.057 hộ (với
40.702 nhân khẩu) nông, lâm, thuỷ sản có mức sống trung bình, chiếm tỷ lệ 24,7%
tổng số hộ trong huyện. Triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững năm 2013 cho các xã-TT; thông qua các chương trình,
dự án giải quyết việc làm đã có 331 hộ thoát nghèo, đạt 110,3% kế hoạch; đưa tỷ lệ
hộ nghèo của toàn huyện giảm còn 4,72%.
+ Trợ cấp cho 4.210 đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 9.719 triệu đồng và
trợ cấp tiền Tết với số tiền 1.473,5 triệu đồng. Cấp 21.245 thẻ bảo hiểm y tế cho
đối tượng Bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo với số tiền 12.045 triệu đồng.
Hỗ trợ cho phí học tập đợt 1, đợt 2 cho 13.317 học sinh, sinh viên theo Nghị định
49 của Chính phủ với số tiền 10.522 triệu đồng. Thực hiện xóa nhà tre lá tạm bợ
cho người nghèo, Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện và các xã, thị trấn đã tổ chức cất
114 căn, sửa chữa 28 căn nhà với số tiền 2.764 triệu đồng. Ngân hàng Chính sách
xã hội đã giải ngân cho 1.124 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn với số tiền 15.719
triệu đồng và giải ngân cho 990 sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn đang học
các trường với số tiền 6.094 triệu đồng.
b.Những nguyên nhân dẫn đến đạt được kết quả:
- Các cấp lãnh đạo chính quyền huyện đã bước đầu quan tâm đến công tác
lập kế hoạch của huyện, luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân huyện
- Ủy ban nhân dân huyện trong quá trình lập kế hoạch. Bên cạch đó cũng nhận
được sự từ phía cấp tỉnh, trong đó quan trọng nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư An
Giang.
- Huyện Châu Thành là một trong những huyện được hỗ trợ của Dự án Bạn
hữu trẻ em trong việc triển khai công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

theo phương pháp mới, làm nền tản để tiếp tục đổi mới việc xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo.
- Huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang.
17

Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm
bảo theo quy định.
- Các cấp lãnh đạo của huyện và các ban, ngành chuyên môn cũng đã bước
đầu nắm bắt được các tư tưởng hoàn thiện trong lập kế hoạch: chỉ đạo lồng ghép
các nguồn lực ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia, thể hiện nhiều dự án
mang tính ưu tiên, trọng điểm…trong việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội.
- Kế hoạch năm 2014 của Huyện được xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thực hiện các mục tiêu cả giai đoạn 2011-2015. Trong nội dung kế
hoạch của huyện Châu Thành, ngoài hệ thống mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ, chỉ
tiêu kinh tế - xã hội thì huyện cũng đã chủ động xây dựng định hướng phát triển
cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Các định hướng này chủ yếu là xác định định
hướng phát triển cho từng ngành, lĩnh vực không thấy sự xuất hiện cứng nhắc của
các chỉ tiêu hoặc có chăng chỉ là các chỉ tiêu mang tính tổng quát. Bên cạch đó, các
cấp lãnh đạo của huyện đã phần nào sử dụng kế hoạch như một công cụ trong hoạt
động quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương. Các bản kế hoạch đều
được Hội đồng nhân dân huyện thông qua nên đây được xem như cương lĩnh của
thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện hàng năm.
- Trong kế hoạch đã chú trọng nhiều đến lĩnh vực xã hội, môi trường. Nội
dung đã thấy được sự xuất hiện của các chỉ tiêu giảm hộ nghèo, giải quyết việc
làm…Mặc dù các chỉ tiêu này được đưa ra vẫn còn mang nặng tính chất về số
lượng, chất lượng chưa thực sự cao nhưng với sự thay đổi này cũng phần nào phản
ánh được sự dần hoàn thiện của hệ thống chỉ tiêu trong các bản kế hoạch.
2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác

xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện
Châu Thành năm 2013.
a.Những hạn chế:
18

- Chất lượng của các bản kế hoạch vẫn còn thấp, nội dung vẫn được thể
hiện theo khuôn mẫu nhất định. Cụ thể, phần đánh giá thực trạng chủ yếu là liệt kê
ra những kết quả thực hiện kế hoạch năm trước, dẫn đến các đánh giá chung chung,
không tìm ra được nguyên nhân cốt lõi. Việc đưa ra các giải pháp, hầu hết các giải
pháp đưa ra chung chung chưa thực sự gắn với mục tiêu đã nêu.
- Vấn đề lồng ghép nguồn lực vào bản kế hoạch còn nhiều hạn chế, chưa
lồng ghép tốt nguồn ngân sách chung và nguồn từ các chương trình, dự án để thực
hiện các mục tiêu, các bản kế hoạch chưa gắn với nguồn lực thực tế, nên quy trình
xây dựng kế hoạch thiếu đi tính sát thực.
- Trong hệ thống mục tiêu thì còn chưa thể hiện rõ các cấp độ mục tiêu làm
cho các mục tiêu dàn trải, chưa thể hiện rõ mục tiêu ưu tiên. Hệ thống chỉ tiêu còn
cồng kềnh, vẫn mang nặng tính chất hiện vật, thiếu nhiều chỉ tiêu lồng ghép. Việc
tính toán nhiều chỉ tiêu còn bất hợp lý, chưa có cơ sở khoa học và thiếu đi nhiều
chỉ tiêu về xã hội và môi trường.
- Hoạt động giám sát và đánh giá thực hiện không đáp ứng được yêu cầu
trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. Việc thực hiện các kế hoạch đã được theo
dõi, đánh giá thông qua các báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và
năm. Tuy nhiên, những báo cáo thường không phản ánh chính xác tình hình thực
hiện kế hoạch. Hiện nay, huyện chưa hệ thống chỉ tiêu theo dõi và đánh giá thực
hiện kế hoạch, quản lý các mục tiêu theo kết quả đầu ra.
b.Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
Công tác lập kế hoạch còn nhiều hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân cả
khách quan lẫn chủ quan:
* Nguyên nhân khách quan:
- Mặc dù trong cơ chế thị trường, công tác lập kế hoạch cũng đã có những

bước đổi mới, hoàn thiện nhưng quy trình lập kế hoạch vẫn chủ yếu từ trên xuống,
theo một khuôn mẫu nhất định. Với quy trình lập kế hoạch như thế thì hầu hết các
nội dung trong bản kế hoạch đều được xây dựng sao cho phù hợp với những chỉ
19

dẫn từ cơ quan cấp trên chứ chưa thực sự xuất phát từ những bức xúc của huyện.
Bên cạch đó, tuy đã có những tư tưởng hoàn thiện về công tác lập kế hoạch nhưng
mới chỉ dừng ở vấn đề đổi mới nhận thức, trong công tác lập kế hoạch của huyện
cũng có một vài điểm mới trong quy trình lập kế hoạch; tuy nhiên về nội dung,
phương pháp vẫn bị ảnh hưởng từ khuôn mẫu nhất định cho nên chúng luôn được
thực hiện một cách rập khuôn máy móc.
- Phương pháp lập kế hoạch vẫn theo phương thức “truyền thống” tức là
nội dung kế hoạch được xây dựng dựa trên những gì mình có, nên kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội chưa thể hiện tính đột phá.
- Với kế hoạch hàng năm thì thời gian xây dựng kế hoạch quá gấp (lúc này
kế hoạch trong năm chỉ thực hiện được một nửa) làm cho việc đánh giá kết quả
thực hiện không tránh khởi những sai xót.
* Nguyên nhân chủ quan
- Tuy đã có sự tham gia người dân trong quá trình lập kế hoạch, nhưng hiệu
quả của quá trình tham gia của người dân lập kế hoạch thấp. Nội dung kế hoạch có
tính chất tổng hợp cao với nhiều thuật ngữ chỉ tiêu có tính kỹ thuật nên rất khó
hiểu đối với người dân.
- Việc lập kế hoạch hầu như chỉ tập trung ở phòng Tài chính – Kế hoạch, sự
phối hợp giữa các phòng, ban, ngành trong huyện chỉ cung cấp thông tin, số liệu
chứ chưa thực sự tham gia vào quá trình lập kế hoạch của huyện. Mặc dù về hình
thức là các phòng, ban ngành chuyên môn đều tham gia vào quá trình xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách nhưng trên thực tế việc xây
dựng kế hoạch hầu như chỉ tập trung ở phòng Tài chính – Kế hoạch. Các phòng
ban ngành khác chủ yếu cung cấp thông tin đầu vào để cơ quan tổng hợp và xây
dựng kế hoạch. Sự tham gia của các bên hữu quan là rất khiêm tốn. Đối với cấp xã,

phần lớn là nêu nhu cầu để cấp huyện tổng hợp và phân bổ, hoặc khi xã có dự án
đầu tư, cấp huyện thường làm thay.
20

- Hệ thống thông tin dự báo các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, nguồn số liệu để
phục vụ cho công tác lập kế hoạch còn yếu kém. Hầu như, huyện chưa có một hệ
thống tổng hợp, cung cấp thông tin chuẩn xác, chưa áp dụng những thành tựu khoa
học vào dự báo, xử lý thông tin.
- Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch còn thiếu và thường có sự luân chuyển nên
chưa đảm nhận hết công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
21

Chương 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI HÀNG NĂM Ở HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN NĂM 2015.
3.1 Mục tiêu:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu
Thành đến năm 2015 phải mang tính khoa học cao, xác định tính logic từng vấn đề
cụ thể để giải quyết; có tính đến sự tham gia của các bên liên quan, nhằm cùng
nhau xác định mục tiêu, mục đích, các kết quả dự kiến đạt được và cách thức tổ
chức thực hiện kế hoạch; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, có giới hạn
về thời gian để dễ kiểm tra, theo dõi.
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai
thực hiện hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm ở huyện Châu Thành.
3.2.1.Về công tác tuyên truyền:
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp về
công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
của huyện.
Trong thời gian qua, phương pháp xây dựng và triển khai thực hiện kế

hoạch có sự tham vấn của các bên liên quan tại huyện Châu Thành đã có những kết
quả thành công nhất định. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập trong quá trình tham
vấn nên hiệu quả của công tác tham vấn vào các bản kế hoạch chưa cao. Trong thời
gian tới để đẩy mạnh hơn nữa hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cần phải tiến hành đổi mới tư
duy nhận thức của mọi người về công tác lập kế hoạch trong bối cảnh hiện nay.
Giải pháp này nhấn mạnh hơn nữa vào việc nâng cao nhận thức cho mọi người, từ
cấp chính quyền, cán bộ, nhân dân. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo cho thực
hiện thành công quá trình hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế
hoạch.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi thảo luận về công cuộc hoàn thiện lập
kế hoạch tại xã, huyện một cách định kỳ với thành phần tham gia các cấp lãnh đạo,
cán bộ , doanh nghiêp…Với quan điểm đánh giá thẳng thẳn, chính xác những ưu
22

điểm, nhược điểm trong quá trình hoàn thiện, những yêu cầu mới đặt ra cho quá
trình hoàn thiên công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tại xã, huyện
tránh tình trạng mang nặng “ hình thức” trong những buổi hội thảo định kỳ.
- Các cấp chính quyền thường xuyên những thông báo đánh giá định kỳ về
tình hình hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạchtại địa
phương thông qua hệ thống truyền thanh, báo cáo…
3.2.2.Về quy trình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm:
- Kế hoạch phải xuất phát từ thực tế của địa phương, đề ra những mục tiêu
sát thực có tính chất ưu tiên trong lựa chọn mục tiêu và phân bổ nguồn lực, có
trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển. Với phạm
vi của bài nghiên cứu và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết về công tác
lập kế hoạch ở huyện, tác giả có một số đề xuất hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế
hoạch ở huyện Châu Thành theo quy trình tổng hợp như sau:
* Xây dựng kế hoạch:

Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch huyện Châu Thành
23
Tham vấn
cộng
đồng
Tham vấn
cộng đồng
Tham vấn
cộng
đồng
Xây dựng các chương trình
hành động để thực hiện các
mục tiêu lựa chọn
Xây dựng và xác định các
mục tiêu ưu tiên
Đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch giai đoạn trước
Xác định mục tiêu của từng
chương trình hành động

* Tổng hợp kế hoạch ở các cấp:
- Các ngành, UBND các xã, thị trấn gửi bản kế hoạch của đơn vị mình lên
UBND huyện thông qua Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp và xây dựng bản
kế hoạch chung cho toàn huyện, trong đó nếu các chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị
chưa sát với thực tế sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp theo đúng định hướng chung
toàn huyện, sau đó sẽ được trình tại kỳ họp cuối năm của HĐND huyện, tổng hợp
những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong giai đoạn kế hoạch, lựa chọn các mục
tiêu ưu tiên Ở giai đoạn này cấp huyện sẽ họp, tham vấn các bên liên quan để đề
ra chương trình hành động và xác định các mục tiêu hành động.
* Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch ở các cấp:

- Tại kỳ họp cuối năm của HĐND huyện, UBND huyện thông qua và trình để
phê chuẩn các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm kế hoạch, các chương
trình hành động thực hiện mục tiêu, và mục tiêu của từng chương trình hành động.
- Sau khi đã được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện ra quyết định phê
duyệt, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và giao cho các ngành, UBND xã, thị
trấn triển khai thực hiện.
- Đây là một quy trình tổng hợp, khép kín bao gồm nhiều giai đoạn trong công
tác lập kế hoạch. Trong mỗi giai đoạn đều đảm bảo sự tham gia của người dân, các
cơ quan hữu quan vào quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Đặc biệt, trong quy trình trên cần phải phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền hạn của chính quyền các cấp.
- Phải xây dựng khung hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
chi tiết, cụ thể, thể hiện rõ định hướng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của
huyện.
- Luôn luôn theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiên kế hoạch để kịp
thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
3.2.3.Sử dụng quy trình mới trong xây dựng và triển khai thực hiện kế
hoạch của huyện:
Việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của huyện trước đây được
bắt đầu từ việc biết nguồn lực rồi mới tiến hành xác định những mục tiêu, hoạt
động cần thực hiện. Điều này tạo ra những hạn chế lớn cho sự phát triển của huyện
trong cơ chế thị trường hiện nay như thiếu tính đột phá, bị ràng buộc bởi nguồn
lực…Để có thể hoàn thiện hơn nữa công tác sử dụng quy trình xây dựng và triển
24

khai thực hiện kế hoạch mới để đảm bảo công tác xây dựng và triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia và gắn kết của các nguồn lực.
* Sử dụng ma trận SWOT trong phân tích thực trạng:
● Công cụ ma trận SWOT
Ma trận SWOT giúp các nhà làm kế hoạch một cái nhìn tổng thể, toàn diện

về thực trạng vấn đề cần nghiên cứu. Qua đó, nhà kế hoạch có thể biết được những
ưu, nhược điểm trong nội bộ vấn đề mình nghiên cứu, cũng như những cơ hội và
trở ngại mà hoàn cảnh và môi trường tạo ra. Từ đó, nhà kế hoạch có thể chủ động
xác định hướng phát triển nhằm:
- Khai thác tốt nhất các điểm mạnh của mình để tranh thủ cơ hội mà môi
trường bên ngoài mang lại.
- Khai thác tốt nhất các điểm mạnh để giảm thiểu những nguy cơ, tác động
bất lợi mà môi trường bên ngoài đưa ra.
- Khắc phục triệt để các điểm yếu của mình để nắm bắt, tranh thủ những cơ
hội mà môi trường bên ngoài mang lại.
- Khắc phục triệt để các điểm yếu của mình để giảm thiểu những nguy cơ,
tác động bất lợi mà môi trường bên ngoài gây ra.
Sử dụng ma trận SWOT còn có tác dụng thu hút sự tham gia của các bên
liên quan trong việc xác định vấn đề và thứ hạng ưu tiên các vấn đề cần giải quyết.
● Phương pháp lập ma trận SWOT
- Việc đánh giá thực trạng phát triển phải dựa trên cơ sở so sánh trên nhiều
góc độ: so sánh chuỗi (theo thời gian), so sánh chéo (theo không gian, các huyện
khác trong tỉnh và ngoài tỉnh), so sánh giữa thực tế với kế hoạch, so sánh kết quả
đạt được với tiềm năng có thể huy động. Dựa trên những thành tựu đạt được, cần
chỉ ra những vấn đề yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, phân
tích những nguyên nhân để từ đó có thể đề xuất mục tiêu và giải pháp khắc phục
trong giai đoạn tiếp theo.
- Sau khi phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tổng
hợp các vấn đề then chốt, xác định điểm mạnh, điểm yếu của địa phương, xác đinh
cơ hội, thách thức do môi trường bên ngoài tác động tới quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương. Khi đánh giá về các cơ hội, thách thức căn cứ vào các dự
báo về các yếu tố tác động từ bên ngoài như kinh tế, chính trị, sự phát triển khoa
học công nghệ, những dự báo xu thế xã hội…
25

×