Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BàiTập Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ ĐA MỤC TIÊU MỘT VÍ DỤ Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.6 KB, 18 trang )

Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
…………………….
LỚP CAO HỌC QLMT KHÓA 2012
BàiTập
Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định
QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ ĐA MỤC TIÊU
MỘT VÍ DỤ Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC
GVHD : TS.PHẠM QUỐC
TRUNG
HVTH : ChâuNguyễnNgânHà
MHV : 12260649
TP.HồChí Minh, tháng 04năm 2013
1
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
I. Tổng quan về phú quốc:
1. Vị trí địa lý:
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên
giang.Tọa độ: 10°10′00″B 104°00′00″Đ . Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt để dễ hình dung
như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Campuchia 4 hải lý. Đảo cách thành
phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25
hải lý.Đảo Phú Quốc các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một
huyện của Kiên GiangTrong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú Quốc nhất (tương tương
khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).
Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam.
Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi
rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu
vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 58.283 ha.
2. Điều kiện tự nhiên:
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa


(nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít
bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên
vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu.Đây là vốn quý nhất để phát
triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo
và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài
nguyên nước,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.
Phú Quốc được xem là một trong những khu vực đa dạng sinh học ở Việt Nam, Phú
Quốc được đánh giá là ngư trường có trữ lượng thủy sản vào khoảng 460 ngàn tấn. Ngoài cá,
Phú Quốc còn có nhiều loài hải sản có giá trị, như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, nghêu
lụa, cá ngựa, hải sâm Ngành thủy sản đã góp phần tạo nguồn thu nhập và tạo việc làm cho
người dân trên đảo. Theo kết quả từ các cuộc điều tra, ngư trường biển đảo Phú Quốc có 108
loài san hô thuộc 2 nhóm san hô cứng và san hô mềm; có 135 loài cá rạn san hô; 3 loài cá di cư
và 132 loài thân mềm cùng nhiều loài thú biển sinh sống, kiếm ăn. Đặc biệt, tại vùng biển này
còn xuất hiện loài động vật quý hiếm như Dugong, rùa biển, cá heo,
2
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
3. Kinh tế:
Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của
cư dân ở đây.Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu.Nước mắm Phú Quốc và hồ
tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay.Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế
chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo
phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục
vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,…
Trong những năm qua hạ tầng du lịch được đầu tư, các khu, điểm du lịch, danh lam
thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo. Sản phẩm du lịch từng bước đa dạng hóa với các loại hình
du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng; định hình và khai thác khá hiệu quả các tuyến du lịch
trong và ngoài tỉnh. Tỷ trọng ngành du lịch mới chiếm 3,05% trong GDP của tỉnh.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do một số cấp ủy, chính quyền các cấp nhận
thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo
và điều hành đối với phát triển du lịch còn chậm, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Chưa kịp

thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp và đủ mạnh để huy động và thu hút
các nguồn lực cho phát triển du lịch, nhất là về đầu tư kết cấu hạ tầng. Sự phối hợp giữa các
ngành, các cấp trong phát triển du lịch chưa chặt chẽ, công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư phát
triển du lịch kém hiệu quả và thiếu chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu du lịch. Trình độ
đội ngũ cán bộ quản lý, công chức và lao động trong ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng
yêu cầu.
Để khắc phục tình trang trên, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
IX Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2010-2015 và những năm tiếp theo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
xây dựng nghị quyết về đẩy mạnh pháp triển du lịch đến năm 2020 với mục tiêu đầu tư phát
triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Xây
dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, khai thác có hiệu quả các điểm
du lịch hiện có, đồng thời tạo thêm một số điểm du lịch mới, hấp dẫn; sản phẩm du lịch đa
dạng, có chất lượng cao, tạo lập được sản phẩm du lịch đặc thù và cạnh tranh được với các
nước trong khu vực. Kiên Giang trở thành điểm hấp dẫn, có thương hiệu, là một trong những
trung tâm du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với các vùng du lịch trong tỉnh phát triển
hợp lý; trong đó Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước, khu vực
và quốc tế; Hà Tiên trở thành đô thị du lịch. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng bộ Kiên Giang
3
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
xác định 08 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong đó có nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với bảo
vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường đó là:
- Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và địa phương, giới thiệu truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, các di tích lịch sử, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc sản của địa
phương…đến đông đảo du khách trong và ngoài nước để văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh
quan trọng cho phát triển du lịch.
- Nâng cao nhận thức trong du khách, cộng đồng dân cư và cả trong cán bộ ngành các
cấp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch để đảm
bảo phát triển du lịch bền vững. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh
an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn tại các khu, điểm và cơ sở kinh

doang du lịch.
- Bảo vệ và khai thác hợp lý các giá trị sinh thái thuộc khu dự trữ sinh quyển đã được
UNESCO công nhận. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng và áp
dụng các giải pháp năng lượng sạch. Kết hợp công tác bảo vệ môi trường với các phong trào xã
hội do các ngành, các cấp phát động, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn.
II. Sử dụng AHP và SWOT để phân tích tiềm năng du lịch lặn khám phá
đáy biển nhắm san hô của huyện đảo Phú Quốc:
Với những điều kiện trên, Phù Quốc phù hợp cho ngành du lịch biển, đặc biệt là dijchv
ụ lặn biển ngắm động thực vật biển như san hô, bãi cỏ biển và các loài các cũng như các loại
động vật khác. Trong phạm vi bài này, em chọn hình thức phát triển du lịch lặn biển làm ví dụ
để ra quyết định. Đây là một quyết định ở mức độ các nhân. Các số liệu để làm trọng số đều do
suy nghĩ cá nhân và sở thích đưa ra.
Phác thảo cho việc áp dụng AHP trong phân tích SWOT
Bước 1. Thực hiện Phân tích SWOT
Bước 2. So sánh giữa các cặp yếu tố SWOT được thực hiện trong tất cả các nhóm
SWOT
Bước 3. So sánh cặp được thực hiện giữa bốn nhóm SWOT
Bước 4. Các kết quả được sử dụng trong việc xây dựng chiến lược và quy trình đánh
giá
Bước 5: Đưa ra mối quan hệ giữa các chiến lực và các yếu tố
4
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
1. Bước 1: Thực hiện Phân tíchSWOT
a. Tiềm năngvà thuận lợi phát triển du lịch
Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ
khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:
1/ Vườn quốc gia Phú Quốc
2/ Khu bảo tồn biển Phú Quốc: Dinh Cậu
3/ An Thới: Bãi Khem/kem, bãi Vịnh Đầm, bãi Xếp Nhỏ, bãi Đất Đỏ, nhà
lao Cây Dừa, bãi Sao, núi Cô Chín, mũi Ông Đôi, bãi Xếp Lớn, Núi Radar,…

4/ Quần đảo An Thới: hòn Thơm, hòn Rỏi, hòn Gầm Ghì, hòn Kim Qui, hòn
Xưởng, hòn Dừa, hòn Đun, hòn Mây Rút, hòn Dăm, …
5/ Dương Đông: Suối Đá Bàn
6/ Bãi Trường
7/ Rạch Tràm
8/ Rạch Vẹm
9/ Bắc Đảo: Bãi Thơm, Gành Dầu, Bãi Dài
10/ Làng chài Hàm Ninh: Bãi Vòng, Suối Tranh
Ngoài ra, với điều kiện tự nhiên được đề cặp đến ở phần trên, Phú Quốc là nơi đang
được nhiều khách quốc té trong nước và ngoài nước đang hướng tới.Phú Quốc hiện có khoảng
500ha hệ sinh thái rạn san hô, hiện đã xác định 252 loài thuộc 49 giống và 14 họ san hô cứng,
19 loài san hô mềm, thế giới cá đa dạng (mú, dìa, mó, đổng ), các loại ngọc trai, ốc đụn, rùa,
hải quỳ, cùng cỏ biển - thức ăn của các “nàng tiên cá” (cách ví von về loài bò biển dugong phổ
biến ở biển Phú Quốc).
Tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến 27/10/2006 tại Paris, UNESCO đã công nhận Khu dự
trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc vùng
ven biển và vùng biển Kiên Giang.
Khu bảo tồn biển (KBTB) Phú Quốc (Kiên Giang) được thành lập năm 2007, mục đích
nhằm bảo vệ tái tạo rạn san hô, các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Việc thành lập KBTB
Phú Quốc góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Kiên Giang và cả nước.
5
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
KBTB Phú Quốc bao gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở khu vực Đông Bắc, Đông Nam
đảo Phú Quốc và khu vực phía Nam quần đảo An Thới với tổng diện tích trên 26.000 ha chia
làm 3 vùng: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển. Đây là
KBTB thứ 3 của Việt Nam được thành lập sau KBTB ở vịnh Nha Trang và KBTB Cù Lao
Chàm (Quảng Nam) và là 1 trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác phát triển giữa Đan
Mạch và Việt Nam về môi trường.
Về mặt khoa học, các nhà khoa học chia ra thành nhiều hệ sinh thái khác nhau ở mỗi
khu vực khác nhau.Rạn san hô và các thảm cỏ biển ở vùng biển Phú Quốc là một hệ sinh thái.

Hệ sinh thái này phân bố ở vùng triều và dưới triều dọc theo bờ biển ở phía bắc đảo Phú
Quốc (từ Rạch Tràm đến Gành Dầu), dọc bờ biển phía Đông đảo (từ Mũi Dương đến Bãi
Thơm, Xà Lực, vùng Bãi Bổn, Hàm Ninh, bắc Bãi Vòng, mũi Chùa) và vùng Đông Nam đảo
(An Thới). Nơi đây còn đang lưu giữ quần thể Bò biển (Dugong dugon) và chúng đang bị đe
doạ bởi sự đánh bắt lấy thịt và buôn bán các bộ phận cơ thể để làm thuốc.Quần thể Dugong
ở Phú Quốc có mối quan hệ mật thiết với quần thể Dugong sống ở vùng biển Campuchia.
Ngoài ra, khu vực này còn xuất hiện các loài rùa biển quý hiếm trên thế giới như: vích
(Chenolia mydas), đồi mồi (Eretmochelys imbricata), quản đồng (Lepictochelys elivacca) và
rùa da. Hiện nay, rạn san hô và thảm cỏ biển Phú Quốc đang được xúc tiến thành lập khu bảo
tồn biển quốc gia để tăng cường khả năng bảo vệ trước những tác động quá mức của con
người.
Việc được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo vừa là
cơ hội và cũng tạo ra thách thức cho ngành du lịch biển ở huyện Đảo Phú Quốc trong việc
quản lý.
Để bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các hệ sinh thái biển nói riêng, cùng
với cộng đồng quốc tế trong chiến lược toàn cầu, ngày 26/5/2010 Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 742/QĐ TTG phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 với
mục tiêu cụ thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2010-2015: Hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn
biển Việt nam; xây dựng quy hoạch chi tiết, thành lập và đưa vào hoạt động thêm 11 khu bảo
tồn biển, đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch các khu bảo tồn biển đã đi vào hoạt động. Đến
năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và
khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt. Giai đoạn 2016-
2020: tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển;
điều tra, khảo sát và thiết lập, đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới; tổ chức giám
sát các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái khu bảo tồn; phát triển mô hình quản
6
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
lý cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại địa phương và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển nhằm khai thác, sử dụng các khu bảo tồn biển
hiệu quả tạo đà phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

biển.
Theo số liệu năm 2010, giá trịnh kinh tế từ thủy sản liên quan đến thảm cỏ biển là hơn
36 tỷ đồng, còn từ rạn san hô là hơn 12 tỷ đồng. Giá trị thu được từ chi phí “trên thuyền” của
du lịch biển đạt gần 2,2 triệu USD.
b. Điểm yếu:
Trong những năm gần đây, hệ sinh thái biển đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng,
đặc biệt là đối với các khu vực biển ven bờ. Sự suy giảm hệ sinh thái biển đã có những tác
động không nhỏ đến kế hoạch phát triển kinh tế đất nước cũng như nguồn sinh kế của cộng
đồng ngư dân ven biển. Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm hệ sinh thái biển, song nguyên
nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và sự
tàn phá các các loài thủy sản trong các khu vực này.
Hầu hết các khu du lịch về lặn biển đều do đầu tư nước ngoài, cho thấy sự yếu kém
trong việc tiếp thu và du nhập những công nghệ mới.
Ý thức người làm du lịch còn yếu kém, chưa ý thức được tự bảo vệ nguồn tài nguyên
để có thể hoạt động lâu dài. Do đó chưa tuyên truyền được cho khách du lịch về bảo vệ tài
nguyên nơi khai thác du lịch.
Đảo Phú Quốc cách đất liền gần 200 km, phương tiện ra đảo chủ yếu là tàu và máy
bay.Ngày nay việc ra đảo đã có phần dễ dàng hơn, tuy nhiên chi phí để ra đảo tương đối cao sẽ
là một phần cản trở cho phát triển du lịch của đảo. Ngoài ra đảo còn hoang sơ chủ yếu là dân
địa phương, do đó cơ sở hạ tầng còn yếu, đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện.
c. Cơ hội:
Phú Quốc là nơi còn nhiều khu vẫn còn rất hoang sơ, ít người sinh sống, môi trường
trong lành cùng với cảnh thiên nhiên đẹp. Điều này đáp ứng được nhu cầu giải trí tham quan
ngày càng cao của xã hội khi áp lực công việc cần một nơi yên tĩnh và trong lành để cân bằng
lại.
Việc UNESCO công nhận Phú Quốc là khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo
cũng tạo ra cơ hội cho nhiều du khách nước ngoài biết đến.
7
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
d. Thách thức:

Trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, ngành du lịch Việt
Nam cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung với các nước ở khu vực và trên thế giới. Trong
khi đó giá cả cho các dịch vụ như khách sạn, nhu yếu phẩm, dịch vụ ăn uống khá cao, nguyên
nhân là do đảo cách đất liền tương đối xa, tất cả đều phải được mua và mang về bằng tàu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở đây phải đối mặt với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn hạn chế, như: hệ thống cơ sở hạ tầng
còn kém phát triển (thua xa so với các nước trong khối ASEAN), hệ thống giao thông đường
bộ, hàng không, cầu cảng… còn lạc hậu, chất lượng thấp.
BẢNG 1: Phân tích SWOT.
S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)
Nhiều cảnh đẹp hoang sơ, môi trường
chưa bị ô nhiễm.
Đa dạng sinh học với nhiều chủng loại
rong tảo san hô, sinh vật biển được UNESCO
công nhận.
Sự hiếu khách và nhiệt tình của người
dân địa phương.
Sự ủng hộ của người dân trong việc
phát triển ngành du lịch ở địa phương.
Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu
tư, môi trường đầu tư phát triển du lịch chưa thật
sự hấp dẫn.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phát
triển du lịch chưa đáp ứng nhu cầu (khách sạn,
đường đến các điển lặn biển, …)
Ngoài đảo xa xôi, phương tiện ra đảo còn
lạc hậu và giá thành cao.
Hướng dẫn viên chưa có kiến thức
chuyên môn về bảo vệ môi trường.
Chưa có nhiều những điểm dịch vụ lặn

biển an toàn và hiện đại.
Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, các loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đều được thải trực tiếp ra môi
trường tự nhiên.
O (Cơ hội) T (Thách thức)
Đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái,
khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của du khách. Là
xu hướng chung của ngành du lịch Việt Nam và
thế giới.
Cạnh tranh với các khu du lịch nổi tiếng
của thế giới, và các khu vực trong nước.
Hoạt động của du khách có thể làm hại
8
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Được Ủy ban nhân dân, chi cục biển và
đảo biển đồng tình ủng hộ bằng việc đưa ra các
chính sách khuyến khích và mở các lớp huấn
luyện trong quản lý.
Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các
chuyên gia du lịch sinh thái đáy biển.
đến môi trường biển đặc biệt đối với san hô.
Những hạn chế của UNESCO khi công
nhận là khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển
đảo để bảo vệ khu sinh quyển.
Hình 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong phân tích SWOT và AHP
4. Bước 2, bước 3, bước 4. So sánh giữa các cặp yếu tố SWOT được thực hiện
trong tất cả các nhóm SWOT:
Tính Trọng số bằng chương trình expert choice và có kết quả như sau:
9

Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Hình 2: Kết quả thực hiện trên expert choice
Trong đó trọng số của các yếu tố trong các điểm như sau.
BẢNG 2: Trọng số trong yếu tố điểm mạnh
Strengths S1 S2 S3 S4
Local
weights
Nhiều cảnh đẹp, môi trường chưa bị ô nhiễm (S1) 1 4 3 2 0.198
Đa dạng sinh học (S2) 1/4 1 3 2 0.099
Sự hiếu khách và nhiệt tình của người dân địa
phương (S3)
1/3 1/3 1 3 0.290
Sự ủng hộ của người dân địa phương (S4) 1/2 1/2 1/3 1 0.413
BẢNG 3: Trọng số trong yếu tố điểm yếu
Weaks W1 W2 W3 W4 W5 W6
Local
weights
Các cơ chế chính sách khuyến khích
đầu tư, môi trường đầu tư phát triển
du lịch chưa thật sự hấp dẫn. (W1)
1 3 4 2 4 5 0.112
Ngoài đảo xa xôi, phương tiện ra đảo
còn lạc hậu và giá thành cao. (W2)
1/3 1 3 3 4 4 0.069
10
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Hướng dẫn viên chưa có kiến thức
chuyên môn về bảo vệ môi trường.
(W3)
1/4 1/3 1 4 4 4 0.045

Chưa có nhiều những điểm dịch vụ
lặn biển an toàn và hiện đại. (W4)
1/2 1/4 1/4 1 2 2 0.168
Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, các loại nước thải sinh hoạt,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều
được thải trực tiếp ra môi trường tự
nhiên. (W5)
1/4 1/4 1/4 1/2 1 2 0.329
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để
phát triển du lịch chưa đáp ứng nhu
cầu (khách sạn, đường đến các điển
lặn biển, …) (W6)
1/5 1/4 1/4 1/2 1/2 1 0.278
BẢNG 4: Trọng số giữa các yếu tố trong cơ hội
Oppotunities O1 O2 O3
Local
weights
Đáp ứng nhu cầu du lịch sinh tháicủa du khách. Là xu
hướng chung của ngành du lịch Việt Nam và thế giới.
(O1)
1 3 3 0.584
Được Ủy ban nhân dân, chi cục biển và đảo biển đồng
tình ủng hộ bằng việc đưa ra các chính sách khuyến
khích và mở các lớp huấn luyện trong quản lý. (O2)
1/3 1 3 0.281
Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các chuyên gia du lịch
sinh thái đáy biển. (O3)
1/3 1/3 1 0.135
BẢNG 5: Trọng số giữa các yếu tố trong thách thức

Threads T1 T2 T3
Local
weights
Cạnh tranh với các khu du lịch nổi tiếng của thế giới, và
các khu vực trong nước. (T1)
1 4 3 0.116
11
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Hoạt động của du khách có thể làm hại đến môi trường
biển đặc biệt đối với san hô. (T2)
1/4 1 3 0.614
Những hạn chế của UNESCO khi công nhận là khu dự trữ
sinh quyển ven biển và biển đảo để bảo vệ khu sinh quyển.
(T3)
1/3 1/3 1 0.268
a. So sanh nhóm điểm mạnh yếu (nội tại):
Trước hết so sánh độ quan trọng của các yếu tố nội tại được phân tích trong SWOT và
được kết quả như bảng sau:
BẢNG 6: Trọng số của các yếu tố nội tại của SWOT
SWOT
Groups /Gr.
values
Mark SWOT factors
Local
values
Global
values
Strengths(0.
465)
S1

Nhiều cảnh đẹp hoang sơ, môi trường chưa bị
ô nhiễm.
0.198 0.09207
S2
Đa dạng sinh học với nhiều chủng loại rong
tảo san hô, sinh vật biển được UNESCO công
nhận.
0.099 0.046035
S3
Sự hiếu khách và nhiệt tình của người dân địa
phương.
0.290 0.13485
S4
Sự ủng hộ của người dân trong việc phát triển
ngành du lịch ở địa phương.
0.413 0.192045
Weaknesses
(0.140)
W1
Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư,
môi trường đầu tư phát triển du lịch chưa thật
sự hấp dẫn.
0.112 0.01568
W2
Ngoài đảo xa xôi, phương tiện ra đảo còn lạc
hậu và giá thành cao.
0.069 0.00966
W3
Hướng dẫn viên chưa có kiến thức chuyên
môn về bảo vệ môi trường.

0.045 0.0063
W4
Chưa có nhiều những điểm dịch vụ lặn biển
an toàn và hiện đại.
0.168 0.02352
W5
Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung,
các loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đều được thải trực tiếp ra môi
trường tự nhiên.
0.329 0.04606
W6
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển
0.278 0.03892
12
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
du lịch chưa đáp ứng nhu cầu (khách sạn,
đường đến các điển lặn biển, …)
e. So sánh cơ hội và thách thức (bên ngoài):
Sau đó là độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài tác động vào.Sau đây là bảng kết quả
trọng số của các yếu tố bên ngoài.
BẢNG 7: Trọng số của các yếu tố bên ngoài của SWOT
SWOT
Groups /Gr.
values
Mark SWOT factors
Local
values
Global
values

Opportunities
(0.280)
O1
Đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, khám phá
vẻ đẹp thiên nhiên của du khách. Là xu
hướng chung của ngành du lịch Việt Nam và
thế giới.
0.584 0.16352
O2
Được Ủy ban nhân dân, chi cục biển và đảo
biển đồng tình ủng hộ bằng việc đưa ra các
chính sách khuyến khích và mở các lớp huấn
luyện trong quản lý.
0.281 0.07868
O3
Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các chuyên
gia du lịch sinh thái đáy biển.
0.135 0.0378
Threats
(0.116)
T1
Cạnh tranh với các khu du lịch nổi tiếng của
thế giới, và các khu vực trong nước.
0.116 0.013456
T2
Hoạt động của du khách có thể làm hại đến
môi trường biển đặc biệt đối với san hô.
0.614 0.071224
T3
Những hạn chế của UNESCO khi công nhận

là khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển
đảo để bảo vệ khu sinh quyển.
0.268 0.031088
13
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Trong đó, với cả 2 bảng 6 và bảng 7, ta thấy có giá trị nội tại (Local values) và giá trị
bên ngoài (Global values).Giá trị nội tại tính bằng cách tính trọng số bằng expert choice. Còn
giá trị bên ngoài được tính bằng công thức sau: Global values = Local values * group value.
5. Bước 5: Đưa ra mối quan hệ giữa các chiến lực và các yếu tố
Để tính được mối quan hệ giữa cac yếu tố và các chiến lực muốn thực hiện ta cần một chỉ số
gọi là chỉ số mong muốn.
Chỉ số mong muốn được tính bằng công thức:
Với:
: Trọng số toàn cầu (global value)của yếu tố thứ j trong SWOT
: Mức độ của mối quan hệ giữa chiến lược i và yếu tố j trong SWOT
n: số lượng yếu tố trong SWOT
(Công thức tính theoKandakoglu và đồng nghiệp, 2007)
Sau đó, giá trị bình thường của các trọng số chiến lượctheo công thức:
Với:
: Trọng số bình thường của chiến lược thứ i
: Tổng trọng số của chiến lược thứ i
BẢNG 8: Mức độ của mối quan hệ, và các trọng số tương ứng.
SWOT
group
Markin
g
Global
value
Strategic alternatives – degree ofrelations
Lặn biển xa

bờ
Lặn biển gần
bờ
Khai thác
mục đích
khác
Bảo tồn không
sử dụng
Chỉ
số
Trọng
số
Chỉ
số
Trọng
số
Chỉ
số
Trọng số
Chỉ
số
Trọng số
14
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
internal


S
S1 0.09207 5 0.46035 5 0.46035 1 0.09207 1 0.09207
S2 0.04604 5 0.23018 5 0.23018 4 0.18414 1 0.046035

S3 0.13485 4 0.5394 5 0.67425 2 0.2697 1 0.13485
S4 0.19205 4 0.76818 5 0.96023 3
0.57613
5
1
0.192045
W
W1 0.01568 4 0.0627 4 0.06272 4 0.06272 4 0.06272
W2 0.00966 1 0.0097 1 0.00966 1 0.00966 1 0.00966
W3 0.0063 5 0.0315 5 0.0315 1 0.0063 1 0.0063
W4 0.02352 5 0.1176 4 0.09408 1 0.02352 1 0.02352
W5 0.04606 5 0.2303 5 0.2303 5 0.2303 1 0.04606
W6 0.03892 5 0.1946 5 0.1946 3 0.11676 1 0.03892
externa
l






O
O1 0.16352 5 0.8176 4 0.65408 1 0.16352 1 0.16352
O2 0.07868 4 0.31472 4 0.31472 4 0.31472 1 0.07868
O3 0.0378 5 0.189 5 0.189 4 0.1512 3 0.1134
T
T1 0.01346 5 0.0673 5 0.06728 2 0.026912 1 0.013456
T2 0.07122 5 0.3561 5 0.35612 1 0.071224 5 0.35612
T3 0.03109
4

0.1244
4
0.12435
4
0.124352
5
0.15544
(Mức độ mối quan hệ, số) = (không có quan hệ, 0), (Có mối quan hệ rất ít, 1), (có mối
quan hệ vừa, 2), (có mối quan hệ tương đối nhiều, 3), (có mối quan hệ nhiều, 4), ( có mối quan
hệ rất nhiều, 5).
BẢNG 9: Trọng số và xếp hạng của các chiến lược
SWOT
group
Marking
Strategic alternatives – degree of relations
Lặn biển xa
bờ
Lặn biển
gần bờ
Khai thác mục
đích khác
Bảo tồn không
sử dụng
15
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
Trọng số Trọng số Trọng số Trọng số
internal

S
S1 0.46035 0.46035 0.09207 0.09207

S2 0.23018 0.23018 0.18414 0.04604
S3 0.5394 0.67425 0.2697 0.13485
S4 0.76818 0.96023 0.576135 0.19205
W
W1 0.0627 0.06272 0.06272 0.06272
W2 0.0097 0.00966 0.00966 0.00966
W3 0.0315 0.0315 0.0063 0.0063
W4 0.1176 0.09408 0.02352 0.02352
W5 0.2303 0.2303 0.2303 0.04606
W6 0.1946 0.1946 0.11676 0.03892
external


O
O1 0.8176 0.65408 0.16352 0.16352
O2 0.31472 0.31472 0.31472 0.07868
O3 0.189 0.189 0.1512 0.1134
T
T1 0.0673 0.06728 0.026912 0.01346
T2 0.3561 0.35612 0.071224 0.35612
T3 0.1244 0.12435 0.124352 0.15544
Tổng trọng số
4.51363
4.65342 2.423233 1.532796
Trọng số tương đối
0.343946
0.433494 0.2257387 0.142789
Xếp hạng 2 1 3 4
III. Kết luận:
Theo kết quả tính toán trong bảng 9, các phương án được xếp hạng như sau:

16
Châu Nguyễn Ngân Hà - 12260649 Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
• Phương án cho lặn biển gần bờ được xếp ở vị trí ưu tiên nhất với kết quả
0.433494.
• Phương án cho phép kinh doanh lặn biển xa bờ xếp vị trí thứ 2.
• Phương án sử dụng để khai thác cho những mục đích khác như khai thác tảo
biển rong biển cho ăn uống, làm thuốc,… xếp hạng thứ 3.
• Và cuối cùng là bảo tồn không sử dụng cho bất kì mục đích nào.
Vậy phương án được chọn trong bài toán ra quyết định nhiều tiêu chí này là phương án
cho phép kinh doanh lặn biển gần bờ. Do đây là một bài toán làm ở mức khá đơn giản nhằm
phục vụ bài tập tại lớp để hiểu rõ hơn về cách sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định nên
chưa mang tính logic và lý luận sâu sắc.
IV. Tài liệu tham khảo
[1] (2013)
[2] Robert Fabac, Ivan Zver (2011). APPLYING THE MODIFIED SWOT–AHP
METHOD TO THE TOURISM OF GORNJE MEĐIMURJE. Tourism and Hospitality
Management, Vol. 17, No. 2,pp. 201-215, 2011.
[3] Vasantha WICKRAMASINGHE, Shin-ei TAKANO (2009). Application of
Combined SWOT and Analytic Hierarchy Process (AHP) for Tourism Revival Strategic
Marketing Planning: A Case of Sri Lanka Tourism. Journal of the Eastern Asia Society for
Transportation Studies, Vol.8, 2009.
[4] Ahmet KANDAKOGLU, Ilker AKGUN, Y. Ilker TOPCU (2007). STRATEGY
DEVELOPMENT & EVALUATION IN THE BATTLEFIELD USING QUANTIFIED SWOT
ANALYTICAL METHOD.
80 câu lý thuyết 8d, bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản 2d. tổng thời gian làm bài
là được phép tham khảo tài liệu. 75p. chương 1, chương 2 (đặc tính và giải pháp về mặt dữ liệu
và mô hình, sử dụng olap, AHP, quy hoạch tối ưu), chương 3 (ra quyết định nhóm, truyền
thông và cộng tác, các phuowg pháp giúp mang lại sự đồng thuận nhanh nhất, co chế bỏ phiếu
để giả iquyeest bất đồng, có những kỉ thuật nào.), chương 4 (bước phát triển của các hệ ra
quyết định, các công nghệ hỗ trợ cho DSS).

Có thể sử dụng bài toán tối ưu, bằng cách các con số tính toán về giá trị kinh tế của các
phương án. Sẽ là các con số toán học mang tính chặt chẽ dễ thuyết phục hơn.
17

×