Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đánh giá ảnh hưởng củ việc tích nước lòng hồ thủy điện sơn la đến sự thay đổi thời tiết của huyện mường la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.97 KB, 39 trang )

MỞ ĐẤU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là Quốc gia có tiềm năng to lớn về thủy điện chạy theo suốt
toàn bộ đất nước. Khảo sát trên 2200 con sông có chiều dài lớn hơn 10km thì
tổng tiềm năng về thủy điện ở nước ta theo lí thuyết đạt khoảng 300 tỷ
kWh/năm và tổng tiềm năng về thủy điện có tính khả thi đạt 80 - 100 tỷ
kWh/năm với tỉ lệ công suất là 18.000 - 20.000 MW.
Theo quy hoạch phát triển ngành điện cả nước đến năm 2015 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện đến năm 2015
khoảng hơn 18.000 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm trên 80 tỷ KWh.
Với những lợi ích to lớn từ việc khai thác nguồn năng lượng do các con
sông mang lại, ngày càng có nhiều công trình thủy điện được xây dựng. Đặc
biệt là tại các hệ thống sông có tiền năng to lớn về thủy điện như: sông Đà,
sông Lô, sông Chảy… ở miền Bắc. Sông Mã, sông Cả ở miền Trung. Sông
Đồng Nai ở miền Nam.
Ngày 2/12/2006 tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tiến
hành khởi công xây dựng công trình trọng điểm Quốc gia đó là nhà máy thủy
điện Sơn La. Các thông số kỹ thuật của thủy điện Sơn La:
- Công suất: 2.400 MW
- Đập: Cao 138 m; dài: 928 m.
- Hồ chứa: Hồ chứa thủy điện Sơn La trên sông Đà thuộc địa phận hai
tỉnh Sơn La và Lai Châu với phương án cao trình mực nước dâng bình thường là
215 mét; diện tích hồ chứa 224 Km
2
; dung tích toàn bộ hồ chứa 9,26 tỉ m
3
nước.
- Bờ phải nối với các xã: Chiềng Ngàm, Liệp Tè, Bó Mười huyện
Thuận Châu; xã Mường Sại, Chiềng Bằng, Cà Nàng, Nậm Ét, Mường Giàng
huyện Quỳnh Nhai.
1


- Bờ trái nối với các xã: Chiềng Lao, Hua Trai, Nậm Giôn huyện
Mường La; xã Chiềng Ơn, Pá Ma Pha Khinh huyện Quỳnh Nhai.
- Công trình Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại tuyến Pá
Vinh II nằm trên sông Đà, thuộc địa phận Xã Ít Ong, Huyện Mường La, Tỉnh
Sơn La. Vị trí công trình cách thủ đô Hà Nội 360 km theo đường bộ (320 km
theo quốc lộ 6 và 40 km theo đường Tỉnh lộ ĐT-106), cách đập Hòa Bình
theo đường thủy 215 km, bờ phải công trình đầu mối là các Huyện: Quỳnh
Nhai, Thuận Châu, bờ trái là huyện Mường La
- Đặc điểm địa hình, địa lý phức tạp, núi non hiểm trở, khí hậu khắc
nghiệt, giao thông đi lại khó khăn.
Thủy điện Sơn La là một công trình trọng điểm của Quốc gia, được đầu
tư với quy mô lớn. Vì vậy khi hoàn thành việc tích nước lòng hồ thủy điện sẽ
có một diện tích lớn rừng bị nhấn chìm dưới lòng hồ, điều đó đồng nghĩa với
việc sẽ có những thay đổi về mặt khí hậu đối với khu vực xung quanh.
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế và năng lượng do việc làm thủy
điện mang lại, chúng ta cũng cần phải đánh giá những ảnh hưởng đến điều
kiện tự nhiên như: khi thực hiện công việc tích nước lòng hồ sẽ khiến hàng
trăm nghìn hecta rừng bị hủy hoại trực tiếp,các vùng dân cư lòng hồ thủy điện
(phần lớn là người dân tộc) sau khi di dân đến địa phương mới sẽ tiếp tục có
những hành động gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng đó là hủy hoại rừng
một cách gián tiếp,các hệ sinh thái rừng trước đó sẽ được thay thế bằng hệ
sinh thái nước ngọt,hệ sinh thái nước chảy sẽ được thay thế bằng hệ sinh thái
nước lặng…. Từ những thay đổi đó sẽ gây nên những ảnh hưởng đến các vấn
đề như: khí hậu, địa chất, tài nguyên thiên nhiên cũng như thay đổi về văn
hóa, xã hội.
Nhận thức được những biến đổi to lớn về điều kiện tự nhiên do việc
xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La mang lại sẽ có ảnh hưởng tích cực cũng
2
như tiêu cực đến điều kiên thời tiết của vùng vì vậy tôi chọn đề tài: “Đánh
giá ảnh hưởng củ việc tích nước lòng hồ thủy điện Sơn La đến sự thay đổi

thời tiết của huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS-TS Nguyễn
Hoàng Trí giám đốc trung tâm nghiên cứu và giáo dục môi trường, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được những tác động của việc tích nước lòng hồ thủy điện
Sơn La đến sự thay đổi điều kiện về điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng đến
điều kiện khí hậu của huyện Mường La.
So sánh được sự thay đổi về điều kiện khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ
ẩm trung bình cả năm) trước và sau khi có thủy điện.
Phân tích những thay đổi đó là thay đổi tích cực hay tiêu cực.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những biến đổi về điều kiện tự nhiên dẫn đến
sự thay đổi về các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) của huyện
Mường La, tỉnh Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc huyện
Mường La, tỉnh Sơn La.
Thời gian nghiên cứu: Tổng thời gian nghiên cứu của đề tài là từ tháng
9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập các tài liệu liên quan đến việc đánh giá tác động của việc làm
thủy điện đến đến môi trường, đặc biệt là các tài liệu tập chung vào việc đánh
giá tác động của việc làm thủy điện dẫn đến sự thay đổi về hệ sinh thái từ đó
tác động ngược lại đến môi trường.
3
Phân loại và hệ thống hoá thông tin thu thập từ các nguồn, các tài liệu.
Phân tích, tổng hợp tài liệu, xác định và làm rõ: Tính cấp thiết, tính mới của
vấn đề nghiên cứu; kế thừa, phát triển và bổ sung so với các nghiên cứu trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

4.2.1. Thu thập các số liệu
Tìm hiểu, thu thập các số liệu có liên quan đến quá trình thực hiện đề tài.
Số liệu có thể thu thập được từ các nguồn tài liệu có liên quan hoặc cũng có thể
thu thập từ các thống kê, đo đạc của các sở, ban, ngành trong Tỉnh (sở Tài
nguyên môi trường,sở Nông nghiệp, Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc)
4.2.2. Đo đạc các số liệu cần thiết
Tiến hành đo đạc các số liệu ngoài thực tế (nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa). Công việc này có sự giúp sức của các cán bộ Trạm khí tượng thủy văn
khu vực Tây Bắc.
Đo đạc vào các mùa khác nhau và vào nhiều thời điểm trong ngày.
4.2.3. Ghi nhật kí và chụp ảnh thực địa
Ghi chép đầy đủ trên cơ sở quan sát thực tế môi trường tự nhiên, sinh cảnh.
Những thay đổi cơ bản về môi trường tự nhiên trước và sau khi có thủy điện.
Quan sát và chụp lại những hình ảnh về sự thay đổi môi trường tự
nhiên. Chú thích những thông tin cần thiết như: thời gian chụp, địa danh…
vào thông tin ảnh.
4.3. Phân tích các số liệu thu thập được
Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, so sánh để làm rõ
được vấn đề nghiên cứu đó là những tác động của việc thay đổi to lớn về điều
kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng như thế nào điều kiện thời tiết của khu vực đó.
4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp người dân trong khu vực bắt buộc phải di dân với
các nội dung:
4
- Sau khi chuyển đến nơi ở mới người dân có tiếp tục phá rừng làm
nương rẫy nữa hay không?
- Sau khi chuyển đến nơi ở mới người dân có thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về việc trồng mới rừng hoặc tham gia định
hướng trồng cây công nghiệp (cao su) của Tỉnh hay không?
- Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn và

phát triển hệ sinh thái rừng.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
- Chương 1: “Tổng quan về đặc điểm khu vực nghiên cứu”: Giới thiệu
về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, khí hậu… của khu vực nghiên cứu.
- Chương 2: “Đặc điểm thời tiết huyện Mường La trước khi có thủy
điện”: Phân tích tổng thể khí hậu của huyện Mường La về: Nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm trước khi có thủy điện, từ đó làm căn cứ so sánh để thấy được sự
thay đổi về khí hậu trước và sau khi có thủy điện.
- Chương 3: “Những thay đổi về đặc điểm thời tiết của huyện Mường
La do việc tích nước lòng hồ thủy điện mang lại”: Trình bày những thay đổi
về điều kiện tự nhiên trong quá trình thực hiện xây dựng nhà máy và tích
nước lòng hồ thủy điện. Từ những thay đổi đó dẫn đến sự biến động về điều
kiện khí hậu, so sánh với những đặc điểm khí hậu đã phân tích ở chương 2 để
làm rõ vấn đề.
- Chương 4: “Kết quả và bàn luận”: Đánh giá lại việc thay đổi về điều
kiện tự nhiên do việc xây dựng và tích nước lòng hồ thủy điện từ đó dẫn đến
sự thay đổi về đặc điểm thời tiết của khu vực, phân tích những thay đổi đó là
thay đổi tích cực hay tiêu cực.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH SƠN LA
1.1.1. Vị trí địa lí
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Phú
Thọ và Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và Điện Biên, phía Nam giáp
tỉnh Thanh Hóa và nước Lào, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sơn La
nằm trong tọa độ địa lí từ 20
0
39


- 22
0
02

vĩ độ Bắc và 103
0
11

- 105
0
02

kinh
độ Đông. Đây là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta
nhưng cũng đồng thời là một trong số những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất
cả nước.
Sơn La là tỉnh nằm trên trục đường Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện
Biên. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc. Tỉnh lại
có vị trí nằm án ngữ cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, lại có đường biên
giới với Lào dài 250km nên có một vị trí địa lí quan trọng về mặt an ninh
quốc phòng.
1.1.2. Địa hình
Lịch sử phát triển kiến tạo địa chất đã tạo cho địa hình của tỉnh Sơn La
chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Nhìn chung địa
hình của tỉnh có đặc trưng đồi núi thấp, độ cao trung bình khoảng 600 - 700m.
Các hệ thống núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và
cùng với giải Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc kẹp lấy một dải cao nguyên đá vôi
ở giữa. Địa hình núi cao xen lẫn cao nguyên đã chia lãnh thổ Sơn La thành 2
lưu vực sông lớn là lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã.(hình ảnh minh họa)

Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La là có độ dốc lớn và mức độ chia cắt
sâu, chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của Sơn La có độ
6
dốc 25
0
trở lên, điều này làm cho các đồng ruộng của tỉnh rất nhỏ hẹp, chủ
yếu là ruộng bậc thang. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc khá
lớn, chiếm 50% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
1.1.3. Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của vùng núi phía Bắc.
Tuy nhiên khí hậu của Sơn La cũng có những nét đặc thù, nhờ dãy Hoàng
Liên Sơn chắn gió nên gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng trực tiếp đến
vùng. Vì vậy đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mùa
đông tương đối ấm và suốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí
hậu gió mùa.
Do địa hình cao nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt với nhiệt
độ cao nhất là khoảng 25
0
C và nhiệt độ lạnh nhất khoảng 11
0
C, nhiệt độ trung
bình năm khoảng 21
0
C. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và phân hóa theo độ
cao. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600 mm, trung bình hàng năm
có 123 ngày mưa, độ ẩm không khí bình quân là 81%.
Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng
tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,5
0
C - 0,6

0
C (thị xã Sơn La từ 20,9
0
C lên
21,1
0
C, Yên Châu từ 22,6
0
C lên 23
0
C); lượng mưa trung bình năm có xu
hướng giảm (thị xã từ 1.445mm xuống 1.402mm, Mộc Châu từ 1.730mm
xuống 1.563mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Do tình hình
khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng
với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 -
4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong
tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản
xuất, đời sống.Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc
Sông Đà, đã được hình thành có thể tình hình khí hậu khô và nóng vào mùa
khô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống.
7
Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều vùng vi khí hậu
(tiểu vùng khí hậu) cho phép phát triển một nền sản xuất Nông - Lâm nghiệp
phong phú. Tuy nhiên, tỉnh cũng thường sảy ra tình trạng sương muối, mưa
đá, lũ quét, đây cũng là những nhân tố bất lợi cho sản xuất, đời sống.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.4.1. Thảm thực vật và tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng
phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp
với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các

vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý
hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ
du lịch sinh thái trong tương lai. Hiện nay diện tích rừng của Sơn La là
480.057ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592ha, rừng trồng 41.047ha. Độ che
phủ của rừng đạt khoảng 40%, còn thấp so với yêu cầu - nhất là đối với một
tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ
cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình Sơn
La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu)
38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà
Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha.
Theo số liệu kiểm kê của Đoàn Điều tra quy hoạch và phát triển nông
thôn tỉnh Sơn La, trữ lượng rừng hiện có là 16,5 triệu m
3
gỗ và 202,3 triệu cây
tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên. Rừng trồng có trữ lượng gỗ 154 ngàn m
3

220 ngàn cây tre nứa. Toàn tỉnh còn 651.980 ha đất chưa sử dụng(chiếm
46,4% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông, lâm
nghiệp khoảng 500.000 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây
cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Khi xây dựng xong thuỷ điện Sơn La, sẽ có một phần rừng và đất
8
rừng bị ngập (khoảng 2.451 ha), trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Nhiệm
vụ quan trọng là phải tận thu gỗ trong lòng hồ nước khi nước ngập và sau đó
trồng rừng phòng hộ dọc theo hai bên Sông Đà và toàn lưu vực để bảo vệ
nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này.
1.1.4.2. Động, thực vật
Hệ thực vật ở Sơn La có 161 họ, 645 chi và khoảng 1.187 loài, bao
gồm cả thực vật hạt kín và hạt trần, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.

Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có pơ mu,
thông khe, lát hoa, nghiến, thông ba lá, đinh hương….
Theo thống kê được thành phần các loại động vật rừng lưu vực sông
Đà, sông Mã, chủ yếu trong các rừng đặc dụng thì rừng Sơn La có 101 loài
thú, trong đó cũng có các loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ nhưng cho
đến hiện nay thì hầu hết các loài quý hiếm đã biến mất.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU (HUYỆN
MƯỜNG LA)
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành
phố Sơn La khoảng 41km về phía Đông Bắc.
1.2.1. Vị trí địa lý
Phía Bắc Mường La giáp 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Đông giáp
huyện Bắc Yên, phía Tây giáp 2 huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai, phía
Nam giáp huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La.
1.2.2. Địa hình
Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình 500 - 700m so với mặt nước
biển, phía Đông và Đông Bắc của huyện là những dãy núi cao, địa hình thấp
dần về phía Nam và dọc theo 2 bờ sông Đà. Trên địa bàn có sông Đà và 5 con
suối lớn là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn và Nậm Pia chảy qua.
9
1.2.3. Khí hậu
Mường La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm chia 2 mùa
rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa khô chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và khí hậu tiểu vùng (vi khí hậu) lòng hố
sông Đà, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 23
0
C - 26
0
C. Lượng mưa trung bình 1.347mm/năm. Độ ẩm

trung bình là 85%.
1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.4.1. Thảm thực vật và tài nguyên rừng
Theo kết quả nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật lưu vực lưu vực sông
Đà thì lưu vực hồ chứa thủy điện Sơn La có các kiểu thảm thực vật sau đây:
1. Rừng rậm, ẩm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở đai thấp
(<700m) trên đất feralit, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi).
2. Rừng rậm, ẩm, nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở núi
thấp (700-1.600m) trên đất feralit mùn, phát triển trên các loại đá mẹ khác
nhau (trừ đá vôi).
3. Rừng rậm, ẩm, nhiết đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng hoặc
hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim ở núi trung bình (1.600-2.600m).
4. Rừng rậm, ẩm, nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở núi
cao (>2.600m).
5. Rừng tre, nứa ở đai thấp và núi thấp (<1.600m).
6. Rừng rậm nhiệt đới nửa ẩm, nửa rụng lá mưa mùa cây lá rộng ở đất
thấp (<700m).
7. Rừng rậm cây lá rộng nửa ẩm, nửa rụng lá, nhiệt đới mưa mùa ở núi
thấp (700-1.600m).
8. Trảng cây bụi ở đất thấp, núi thấp và núi trung bình (từ 0-2.600m).
9. Trảng cỏ ở đất thấp, núi thấp và núi trung bình (từ 0-2.600m).
10
10.Rừng rậm nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, đai đất thấp (<700m)
trên núi đá vôi.
11.Trảng cây bụi trên đá vôi đai đất thấp (<700m).
12.Rừng rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa trên đất phong hóa từ
đá vôi đai núi thấp (700-1.600m).
13.Trảng cây bụi trên núi đá vôi đai núi thấp (700-1.600m).
14.Rừng trồng.
15.Thảm cây trồng nông nghiệp.

Trên toàn lưu vực có 167 loài gỗ thuộc 50 họ trong đó các loài hạt trần
là 78 loài, trong 16% diện tích phủ rừng (13% là rừng lá rộng thường xanh,
3% là rừng tre, nứa và hỗn giao). Tuy nhiên các diện tích rừng giàu chỉ tập
trung trên các địa hình cao từ 1.000-2.000m với chức năng phòng hộ bảo vệ
đầu nguồn. Các diện tích rừng trung bình và rừng nghèo đều là các rừng mọc
lại, phân bố trên các đỉnh núi đá, các đường chia nước vì vậy cũng có chức
năng chính là phòng bảo vệ.
Nhìn về quá khứ lưu vực sông Đà là nơi có thảm thực vật phong phú về
chủng loại và số lượng với nhiều loại gỗ quý, song ngày nay rừng ở lưu vực
đã bị tàn phá nặng nề, thảm rừng đã nhường chỗ cho các thảm cỏ tranh, cây
bụi, diện tích rừng giàu chỉ còn chiếm 4% chủ yếu nằm trên các đỉnh núi cao.
Diện tích các loài đất trảng gồm: trảng cỏ, trảng cây bụi chiếm đến 89,24% đó
là một dấu hiệu suy thoái của cảnh quan tự nhiên.
Rừng Sơn La có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc
dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương
lai. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc
Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa
(Bắc Yên) 16.000 ha độ che phủ rừng đạt khoảng 37% (năm 2007). Về chữ
11
lượng toàn tỉnh có 87,053 triệu M
3
gỗ, và 554,9 triệu cây tre, nứa phân bố chủ
yếu ở rừng tự nhiên, rừng trồng chỉ có 154.000 M
3
gỗ và 221.000 cây tre nứa.
Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là một thế mạnh cho phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Khi xây dựng xong thủy điện Sơn La sẽ có một diện tích lớn
rừng và đất rừng bị ngập (khoảng 2.451 ha), trong đó chủ yếu là rừng phòng
hộ nhiệm vụ quan trọng sau đó là phải trồng rừng phòng hộ dọc theo hai bên
sông Đà và toàn bộ lưu vực để bảo vệ nguồn nước cho công trình thủy điện

quan trọng này.
1.2.4.2. Tài nguyên động vật
Tài nguyên động vật trên lưu vực và vùng dự án theo nghiên cứu của
Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật là khá phong phú về thành phần và số
lượng.Các loài,họ đông đảo gồm loài: Dơi muỗi, khỉ mặt đỏ, mèo rừng, cầy
hương, lợn rừng, các loài sóc…Các loài chim như: Vẹt, bói cá, gõ kiến, sáo,
yểng, khướu,quạ…Các loài bò sát như: Tắc kè, kỳ nhông, kỳ đà, rắn, cóc,ếch
nhái…Nhìn chung số lượng và thành phần loài động vật trên lưu vực trong
lịch sử khá phong phú nhưng do nạn săn bắn và ảnh hưởng của việc phá rừng
nên hiện nay thành phần và số lượng các loài đã giảm mạnh, có loài đã biến
mất hoàn toàn. Các loài có giá trị kinh tế, bị khai thác mạnh chỉ phân bố hạn
chế ở một số khu vực còn rừng trên đỉnh núi cao.
12
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT CỦA HUYỆN MƯỜNG LA TRƯỚC
KHI CÓ THỦY ĐIỆN
Mường La là huyện bên lưu vực con sông Đà nên có điều kiện khí hậu
có phần khác biệt với các huyện khác trong tỉnh, hay nói cách khác huyện
Mường La là tiểu vùng khí hậu(vi khí hậu) của tỉnh Sơn La.
Khái niệm về vi khí hậu: vi khí hậu là một vùng khí quyển địa phương
có khí hậu khác biệt với xung quanh. Thuật ngữ này cũng còn được dùng để
chỉ một một khu vực nhỏ từ vài mét vuông (khu vườn) hay các khu vực rộng
lớn hơn. Vi khí hậu tồn tại gần các thể nước đối tượng có thể làm lạnh khí
quyển khu vực, hoặc các khu đô thị tập chung nhiều các tòa nhà gạch, bê tông
hoặc nhựa đường…các đối tượng có thể hấp thụ năng lượng mặt trời rồi nung
chúng và phát nhiệt trở lại, làm nóng không khí cung quanh.
Một yếu tố khác góp phần tạo ra vi khí hậu là hướng của các sườn dốc
của một khu vực. Các sườn có bề mặt quay về hướng Nam của bán cầu Bắc
và các sườn có bề mặt quay về hướng Bắc của bán cầu Nam phơi sáng nhiều
hơn các sườn dốc khác do vậy thời gian được mặt trời nung nóng cũng kéo

dài hơn.
2.1. NHIỆT ĐỘ
Huyện Mường mang đầy đủ những yếu tố để tạo nên vùng vi khí hậu(ở
gần sông và có các sườn dốc thường xuyên được mặt trời nung nóng) nên
nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện cao hơn so với các huyện khác ở
trong tỉnh.
- Cụ thể: Theo thống kê từ lúc thủy điện Sơn La đang thi công cho đến
khi đi vào hoạt động (từ năm 2008 đến năm 2012) nhiệt độ trung bình hàng
năm của huyện Mường La luôn cao hơn so với các khu vực khác trong tỉnh
13
như: Thành phố Sơn La nhiệt độ trong bình hàng năm khoảng 21
0
C, huyện
Mộc Châu dao động trong khoảng 18
o
C-21
0
C, trong khi đó nhiệt độ trung
bình của huyện Mường La thấp nhất đo được vào năm 2009 là 22
0
C.
Trước khi thủy điện Sơn La được xây dựng,huyện Mường La vẫn giữ
nguyên đặc điểm của khu vực rừng núi phía Tây Bắc với những hệ sinh thái
rừng khá phong phú thêm vào đó là việc chưa bị thay đổi đột ngột về tính chất
của các hệ sinh thái khi thực hiện việc tích nước lòng hồ thủy điện(hệ sinh
thái rừng mất đi thay vào đó là hệ sinh thái thủy vực) nên mặc dù là vùng vi
khí hậu của tỉnh huyện Mường La nhưng vẫn giữ nguyên được những đặc
điểm của khí hậu gió mùa.
Do đặc điểm của khu vực có 2 mùa rõ rệt và đặc biệt mùa đông kéo dài
từ tháng 10 đến tháng 3 nên nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm

cũng có sự chênh lệch khá rõ rệt.
Trong giới hạn của luận văn xin được lấy 2 năm từ năm 2008 đến năm
2009 (thủy điện Sơn La đang thi công) làm dẫn chứng:
Bảng thống kê số liệu nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm 2008:
Năm
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2008
18.2 14.6 23.3 27.1 28.3 27.5 27.2 27.8 27.1 25.6 20.1 17.7
14
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 2008: TB = 23.7
o
C
+ Nhiệt độ cao nhất trong năm đo được vào ngày 12/4 là Tx = 39.0
o
C
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được vào ngày 03/01 là Tm = 7.5
o
C
Bảng thống kê số liệu nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm 2009:
Năm Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009
14.3 21.1 21.3 25.0 26.3 22.8 25.3 25.8 26.4 22.5 19.5 14.0
15
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 2009: TB = 22.0
0
C
+ Nhiệt độ cao nhất trong năm đo được vào ngày 09/5 là Tx = 39.5
o

C
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được vào ngày 11/01 là Tm = 7.4
o
C
Trong những năm thi công (2008-2009) khu vực dự án vẫn chưa có sự
thay đổi to lớn về ngoại cảnh nên cũng không có sự thay đổi về yếu tố nhiệt
độ.Mọi diễn biến về yếu tố nhiệt độ vẫn diễn ra như những năm trước khi dự
án được khởi công.
16
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy trong năm 2009 nhiệt độ trung
bình các tháng đều giảm so với năm 2008 nhưng lượng nhiệt giảm là không
đáng kể điều đó dẫn đến việc nhiệt độ trung bình trong năm 2009 thấp hơn so
với năm 2008 là không nhiều (chỉ 1.7
o
C).
Sự giảm nhiệt này hoàn toàn là tự nhiên mang lại vì trong thời gian này
nhà máy thủy điện đang trong quá trình xây dựng và chưa thực hiện việc tích
nước lòng hồ, do đó cũng chưa có sự thay đổi lớn và đột ngột về điều kiện
ngoại cảnh.
2.2. ĐỘ ẨM
2.2.1. Khái niệm và cách tính độ ẩm không khí
- Khái niệm: Độ ẩm của không khí là khối lượng nước có trong một
đơn vị thể tích (thường là m
3
) được đo trong một thời điểm nhiệt độ nhất định.
17
- Để xác định được độ ẩm không khí ta có thể áp dụng công thức tính
độ ẩm tương đối (độ ẩm tỉ đối) sau:
100%
a

f
A
=
Trong đó: f: độ ẩm
a: độ ẩm tuyệt đối (độ ẩm ở điều kiện nhiệt độ tại thời điểm đo)
A: độ ẩm cực đại (độ ẩm tối đa trên lý thuyết ở điều kiện nhiệt độ
tại thời điểm đo)
2.2.2 Khái quát về đặc điểm và tính chất của vùng
Do mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nên độ ẩm trong vùng cũng bị phân hóa rõ
rệt theo đặc điểm riêng của từng mùa trong năm.
+ Vào những tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9), lượng mưa lớn
kết hợp với nhiệt độ cao đặc trưng của vùng vi khí hậu làm cho độ ẩm trong
không khí vì thế cũng luôn ở mức cao (độ ẩm không khí trung bình trong
những tháng mùa mưa là 81%), gây ra cảm giác oi bức,nóng nực.
+ Trái ngược lại vào những tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3)
lượng mưa giảm rõ rệt và đây cũng là những tháng mùa đông, nhiệt độ xuống
thấp nên độ ẩm trong không khí vì vậy cũng giảm mạnh, gây ra cảm giác
hanh khô. Nhưng do vẫn giũ được sự đa dạng trong hệ sinh thái nên độ ẩm
không xuống đến mức quá thấp (độ ẩm không khí trung bình trong những
tháng mùa khô là 70%).
Xét 2 bảng số liệu và biểu đồ dưới đây để có thể hiểu rõ thêm về đặc
điểm và tính chất về độ ẩm của khu vực nghiên cứu:
- Bảng thống kê độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2008
(đơn vị tính %):
18
Năm
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2008 79 77 70 72 71 85 86 85 83 83 82 79

+ Độ ẩm không khí trung bình trong năm là: TB = 79%
+ Độ ẩm không khí thấp nhất đo được vào ngày 05/3 là: Um = 22%
- Bảng thống kê độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2009
(đơn vị tính %)
Năm Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 79 77 70 72 71 85 86 85 83 83 82 79
19
+ Độ ẩm không khí trung bình trong năm là: TB = 75%
+ Độ ẩm không khí thấp nhất đo được vào ngày 13/02 là: Um = 23%
- Biểu đồ so sánh độ ẩm trong năm 2008 và 2009:
20
Trong năm 2008 độ ẩm không khí trung bình cao hơn so với các năm là
do trong năm có lượng mưa và thời gian mưa tăng đột biến (sẽ phân tích trong
phần 3) đây là đặc điểm chung của tình hình thời tiết các tỉnh khu vực phía
Bắc trong năm 2008 và lúc này thủy điện Sơn La vẫn đang trong giai đoạn
đầu của quá trình tích nước,nên việc độ ẩm trong không khí tăng cao có thể
kết luận là không bị ảnh hưởng của việc xây dựng nhà máy.
2.3. LƯỢNG MƯA
Có sự phân hóa rõ rệt về lượng mưa giữa các mùa trong năm. Trong
những tháng mùa khô lượng mưa rất ít, có tháng không có mưa. Ngược lại
vào những tháng mùa mưa lượng mưa luôn ở mức cao có tháng lên đến hơn
400mm.
21
Xét bảng số liệu và biểu đồ dưới đây để thấy rõ hơn về sự phân hóa rõ
rệt về lượng mưa giữa các mùa trong năm:
- Bảng thống kê lượng mưa trung bình tháng trong năm 2008 (đơn vị
tính mm):
Năm Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2008 19.7 95.9 20.1 96.7 99.4
321.
0
431.
5
311.
5
382.
3
74.0
159.
6
7.0
+ Tổng lượng mưa trong năm: TS = 2018.7 mm
+ Ngày có lượng mưa lớn nhất: Rx = 221.4 mm (Đo được vào ngày 12/7)
- Biểu đồ lượng mưa tháng năm 2008:
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy được sự phân hóa lượng mưa rõ
rệt giữa các mùa trong năm. Để đánh giá khách quan hơn ta tiếp tục xét:
22
- Bảng thống kê lượng mưa trung bình tháng trong năm 2009 (đơn vị
tính mm):
Năm Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 0.0 0.0 21.4
113.
6
124.8 126.5
339.
6
82.2 55.4 2.5 0.0 9.3

+ Tổng lượng mưa trong năm: TS = 875.3 mm
+ Ngày có lượng mưa lớn nhất: Rx = 89.9 mm (Đo được vào ngày 04/7)
- Biểu đồ lượng mưa tháng năm 2009:
23
CHƯƠNG 3
NHŨNG THAY ĐỔI VỀ ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT CỦA
HUYỆN MƯỜNG LA DO VIỆC TÍCH NƯỚC LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN MANG LẠI
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TÍCH NƯỚC LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN ĐỐI
VỚI CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ CÁC HỆ SINH THÁI
3.1.1. Tài nguyên sinh vật nước
Trong giai đoạn chuẩn bị thực thi dự án, tài nguyên sinh vật nước hầu
như không bị tác động hoặc nếu có cũng không đáng kể. Toàn bộ công việc
trong giai đoạn chuẩn bị có thể xem là không xâm hại đời sống và tài nguyên
sinh vật nước.
Giai đoạn thực thi dự án có gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh
vật nước, nhưng chủ yếu cũng chỉ giới hạn trong phạm vi vị trí đập (ở trên và
bên dưới đập). Song trên thực tế các tác động này cũng không làm mất đi tính
đa dạng sinh học hoặc làm giảm sút tài nguyên mà chỉ có thể làm thay đổi mật
độ số cá thể ở những thời điểm nhất định. Các chất thải do hoạt động của máy
móc và sinh hoạt của con người trên công trường nếu có, cũng không đến
mức làm thay đổi chất lượng môi trường nước. Vì vậy, có thể đánh giá, trong
giai đoạn thực thi dự án, tác động đối với các dạng tài nguyên sinh vật nước là
không đáng kể, cho dù có sự gia tăng các phương tiệm xâm hại tài nguyên
nước mà chủ yếu là cá như: nổ mìn, câu cá, thả lưới…
Ở giai đoạn khai thác sau khi hồ tích nước sẽ chuyển từ thủy vực nước
chảy sang thủy vực nước đứng cùng hàng loạt những biến đổi về điều kiện
môi trường đã tác động mạnh đến nguồn tài nguyên sinh vật nước. Các nhóm
loài thích ứng điều kiện thủy vực nước chảy giảm, điển hình là cá. Kinh
nghiệm hồ Hòa Bình cho thấy, số lượng loài cá từ 94 loài (trước khi có hồ)

24
sau khi hình thành hồ (1991) chỉ mới phát hiện lại 25 loài. Các loài cá di cư
theo dòng nước như cá mòi, cá chép, cá chày, cá lành canh giảm mạnh về số
lượng. Bù lại, các loài chỉ sống ở vùng nước sâu và nước đứng như cá chiên,
cá măng, cá thiểu, cá mương sẽ tăng lên. Các loài giáp xác, râu ngạnh kích
thước nhỏ giảm, ngược lại các loài kích thước lớn tăng lên.
Từ đó cho thấy, đối với tài nguyên sinh vật nước, giai đoạn bị tác động
mạnh lại chính là giai đoạn dự án đi vào khai thác. Do đó, có nhiều điều kiện
và thời gian để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa những tác
động bất lợi như có thể nghiên cứu để giúp các loài cá di cư theo thủy vực
nước chảy bằng cách tạo các bậc cho cá vượt qua.
3.1.2. Tài nguyên sinh vật cạn
3.1.2.1. Thực vật
Khi xây dựng xong thủy điện Sơn La sẽ có một diện tích lớn rừng và
đất rừng bị ngập (khoảng 21.451 ha)
Trong gian đoạn chuẩn bị thực thi dự án có nhiều tác động gây ảnh
hưởng đến tài nguyên thực vật. Trước hết phải kể là nhiệm vụ mở đường để
đưa trang thiết bị đến khu vực công trường. Công việc này ít nhiều gây tác
động đến lớp phủ thực vật.
Những tác động mạnh hơn là việc tạo mặt bằng công trường xây dựng
và việc đội ngũ những người xây dựng thủy điện chặt cây lấy gỗ, củi, vật liệu
xây dựng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nếu mặt bằng công trường đòi hỏi
phải chuyển dân sở tại đến nơi ở mới thì ngay ở giai đoạn chuẩn bị thi công,
tài nguyên thực vật đã bị tác động không chỉ ở nơi có công trường mà ngay cả
ở nơi sẽ do dân đến. Tuy giá trị kinh tế của những tài nguyên không lớn,
nhưng các tác động này ít nhất là làm giảm tính đa dạng sinh học.
Trong giai đoạn thực thi dự án sự tác động mạnh hơn sẽ là khối lượng
lớn cư dân vùng lòng hồ phải chuyển đến nơi ở mới. Từ kinh nghiệm Hòa
25

×