Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.67 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp trồng người các cấp học, bậc học luôn tìm tòi đổi
mới về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng
dạy và học tốt hơn. Trong đó bậc học mầm non đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng của giáo viên mầm
non là trẻ nhỏ, hoàn toàn còn non, trẻ, nhạy cảm với các tác động bên
ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt, cả về thể
chất lẫn tinh thần và trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn khởi điểm của việc
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Các mặt phát triển toàn diện
của trẻ hòa quyện đan xem vào nhau, ảnh hưởng đan xem vào nhau không
tách rời rõ nét. Cho nên cho trẻ bước đầu làm quen với các môn học người
giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người thiết kế, thi công đặt nền
móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi
mầm non.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có vai trò vô cùng to lớn
trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em cả về đạo dức, trí tuệ,
thẩm mỹ nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm hồn trẻ thơ, làm quen với tác
phẩm văn học là trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên đầy bí ẩn
diệu kì, trẻ được làm quen với những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, trẻ
được thể hiện tính cách sắc thái, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu các nhân vật
mà mình sắm vai từ đó trẻ biết khen, chê, biết đúng, sai, thiện ác để trẻ có
thể tích lũy được kinh nghiệm sống cho mình và làm thế nào để trẻ có thể
cảm thụ những tác phẩm văn học một cách tốt nhất toàn diện nhất đây
cũng chính là bài toán cần lời giải cho các giáo viên mầm non.

Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ
nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc
sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng,
sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một


việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc
với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó
trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự
phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - thẩm mĩ - ngôn ngữ -
tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo
viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù
hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp,
biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm
văn học.
Kết thúc chuyên đề: “sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm
non” chúng tôi làm bài thu hoạch với các vấn đề sau:
Câu 1: Hãy nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong
tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa
của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?
Câu 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo
dục cho trẻ mầm non trong một lĩnh vực cụ thể?
Câu 3: Chị có kiến nghị, đóng góp gì cho giáo viên sau khi học xong
chuyên đề nay?
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vấn đề 1: Hãy nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụng
trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý
nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?
1.1 Những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩm
văn học dành cho trẻ mầm non
Biện pháp tu từ là cách phối hợp, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
bao gồm cả phương tiện trung hòa (từ có phần thông tin cơ sở) và phương tiện
tu từ (những từ có phần thông tin bổ sung) nhằm đạt hiệu quả tu từ (tác dụng
là gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, nổi bật…). Biện pháp tu từ cũng tồn tại ở
mọi cấp độ của lời nói:
- Cách phối hợp các đơn vị ngữ âm: Hài thanh, tượng thanh, điệp thanh,

điệp âm…
- Cách phối hợp các phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa: Dùng từ cùng
trường nghĩa, đồng nghĩa, tương phản, các kiểu chuyển nghĩa…
- Cách phối hợp các phương tiện cú pháp: Trùng điệp cú pháp, sóng
đôi, tách biệt cú pháp…
- Cách phối hợp các phần, các đoạn của văn bản theo những quan hệ
nhất định.
Trong tác phẩm văn học dành cho trẻ em thì tác giả đã sử dụng nhiều
biện pháp tu từ khác nhau dựa theo các cấp độ của lời nói như trên.
1.2 Ví dụ cụ thể về các biện pháp tu từ thường sử dụng trong tác
phẩm văn học trẻ em và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ
Biện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Nhờ các biện pháp tu từ mà tác giả lột tả được hết ý muốn, ý nghĩ
của mình. Nhờ sử dụng các biện pháp tu từ mà những sự vật hiện tượng xung
quanh trẻ trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ đến với chúng để tìm hiểu,
khám phá, kích thích sự tò mò đối với trẻ.
Và cũng nhờ nó mà các sự vật hiện tượng quen thuộc trở thành những
hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa và đầy sức sống.
Qua những bài thơ, những câu chuyện sinh động như vậy mà trẻ có được vốn
từ phong phú để diễn đạt và miêu tả thế giới xung quanh.
Đồng thời trẻ cảm nhận được nội giáo dục trong từng tác phẩm văn học
và vận dụng chúng vào các hoàn cảnh giao tiếp, các tình huống khác nhau
trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
1.2.1. Tu từ ngữ âm
- Sử dụng phụ âm: Trong tiếng Việt, phụ âm có thể đứng ở vị trí âm
đầu và âm cuối. Điệp phụ âm là hình thức lặp lại phụ âm đầu (hoặc cuối) nằm
mục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm.
- Điệp vần: Trong âm tiếng Việt, bộ phận vần bao gồm vị trí âm đệm,
âm vần và âm cuối. Hạt nhân của vần và cũng là hạt nhân của âm tiết là

nguyên âm chính. Điệp vần thực chất là điệp nguyên âm chính.
Ví dụ:
Bài thơ “Chiếc xe lu” – Trần Nguyên Đào là một ví dụ về điệp phụ âm
và điệp vần:
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp…
Nhờ có sử dụng biện pháp điệp phụ âm và điệp vần mà tác giả đã cho
các em có hình dung về chiếc xe lu thật dễ dàng và chiếc xe lu cũng trở nên
sinh động hẳn chứ không phải lù lù, chậm chạp như chúng ta thấy.
Trong bài thơ “Hoa kết trái” Tác giả Thu Hà đã sử dụng nhiều lần biện
pháp điệp phụ âm và điệp vần:
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang…
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh…
Tác giả miêu tả màu sắc các loại hoa bằng những từ láy “Tim tím”,
“vàng vàng”, “chói chang”… làm tăng thêm vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc của
các loại hoa.
Đồng thời khi sử dụng những từ láy này cũng giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc
bài thơ. Qua đây, ngôn ngữ của trẻ dễ dàng phát triển khi trẻ nói về màu sắc
của các loại hoa.
Cũng sử dụng biện pháp điệp phụ âm và điệp vần, bài thơ “Bắp cải
xanh” của Phạm Hổ miêu tả hình ảnh của bắp cải thật đẹp:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn

Búp cải non
Nằm ngủ giữa
Nhịp điệu bài thơ thật vui nhộn cùng với cách gieo vần đọc đáo giúp
các em thích thú, dễ thuộc dễ nhớ. Chữ cuối của câu thứ nhất được lặp lại với
chữ đầu của câu thứ hai, chữ cuối câu thứ ba được lặp lại chữ đầu câu thứ tư
gợi lên một cảm giác khép kín giúp cho các em hình dung ra hình dáng tròn
tròn của bắp cải với các lớp lá xen xẽ đan chạt vào nhau.
- Tượng thanh: là hình thức bắt chước, mô phỏng âm thanh tự nhiên
bằng cách dùng những yếu tố ngữ âm có dạng tương tự.
Ví dụ:
Trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa, tác giả đã miêu tả âm thanh
mưa một cách tự nhiên và trẻ dễ dàng cảm nhận được tiếng mưa rơi qua việc
sử dụng biện pháp tượng thanh.
Mưa Rơi
Mưa Rơi
Ù ù như xay lúa Đất trời
Lộp bộp Mù trắng nước
Lộp bộp Mưa chéo mặt sân…
Hay trong bài
“Mời vào” – Võ Quảng
Cốc, cốc, cốc
Ai gọi đó
Nếu là thỏ
Cho xem tai…
Cốc, cốc, cốc…
Xin mời vào
“Cốc, cốc, cốc” thật đúng với âm thanh của tiếng gõ cửa phát ra. Tiếng
gõ cửa thật vang vọng, thật rõ ràng làm cho người trong nhà dễ nghe thấy và
mở cửa cho người gõ. Trẻ học được âm thanh của tiếng gõ cửa, âm thanh này
thật quen thuộc và trẻ dễ dàng miêu tả lại được.

Hoặc “ lộp cộp! lộp cộp! gió thổi vù vù bên tai rùa. Cây bên đường lao về
phía sau vun vút. Rùa kêu:
- Ôi chậm lại! chậm lại!
(Bài học tôt – Võ Quảng)
1.2.2. Tu từ từ vựng, ngữ nghĩa
Trong các TPVH dành cho trẻ em thường có những biện pháp tu từ: So
sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, tương phản…
- So sánh:
So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có
một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để
gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm miî trong nhận thức của người
đọc, người nghe.
Nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có
nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nếu nét giống nhau
này thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ ( cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nổi; nếu
nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm.
So sánh là biện pháp tu từ mà chúng ta hay gặp nhất trong các TPVH
viết cho trẻ em. Nhờ có biện pháp này mà các hình tượng trong văn học được trẻ
dễ dàng tiếp nhận, dễ dàng liên tưởng và cũng dễ nhớ, dễ thuộc. Đồng thời, các
sự vật hiện tượng được miêu tả sinh động hơn, qua đó trẻ thấy được vẻ đẹp của
các sự vật hiện tượng trong cuộc sống và thêm yêu thêm quý chúng.
Ví dụ:
Bài thơ “Trăng sáng” của Nhược Thủy và Phương Hoa so sánh hình
ảnh ánh trăng với “cái đĩa”, với “con thuyền trôi” thật cụ thể và thật quen
thuộc, dễ hình dung. Những hình ảnh mà tác giả dùng để so sánh rất phù hợp
với khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ:
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi

Cũng hình ảnh ánh trăng nhưng với Trần Đăng Khoa thì có cách nhìn
khác. Với lối so sánh độc đáo và những hình ảnh đẹp trong bài thơ “Trăng ơi
từ đâu đến” thì đã kích thích trí tưởng tượng phong phú bay bổng cho các em
và khơi gợi tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của trẻ:
Trăng ơi… Từ đâu đến?
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà…
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi…
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Hay trong bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
Tác giả so sánh quả dừa với “đàn lợn con”, tàu dừa với “chiếc lược”
thật hay, quen thuộc. Với trẻ những hình ảnh như đàn lợn con, chiếc lược thì
không mấy gì xa lạ. Và nhờ có sự so sánh này mà cây dừa trở nên thật gần gũi
với trẻ.
Và đây là hình ảnh con diều được so sánh với:
Cánh diều no gió… Diều là hạt cau
Sao trời trôi qua Phơi trên nong trời
Diều thành trăng vàng… Trời như cánh đồng
Diều hay chiếc thuyền Xong mùa gặt hái
Trôi trên sông Ngân… Diều em – lưỡi liềm
(Thả diều – Trần Đăng Khoa)
- Nhân hóa: Là lấy những từ ngữ dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt

động của con người để dùng cho đối tượng không phải là người.
Có rất nhiều TPVH dành cho trẻ em sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Sử dụng biện pháp tu từ này rất hiệu quả đối với trẻ. Nhờ có biện pháp này
mà các sự vật hiện tượng trở nên thật sinh động, gắn bó gần gũi với cuộc sống
của con người.
Qua đó, trẻ rất thích thú khám phá các sự vật hiện tượng cũng như là có
tình cảm yêu quý và gắn bó với chúng. Thích thú với những nhân vật đáng
yêu, ngộ nghĩnh, điều này rất có ý nghĩa để giáo dục trẻ. Trẻ đặt mình vào
những nhân vật đáng yêu để trẻ ngoan như Thỏ anh, thích được bà, mẹ khen,
thích làm những việc tốt giúp đỡ mọi người, có lỗi thì phải biết xin lỗi
Có thể nói biện pháp nhân hóa được sử dụng trong hầu hết các tác
phẩm văn học viết cho trẻ mầm non. Nhờ đó mà thế giới xung quanh trẻ luôn
vui tươi, trong trẻo. Niềm vui như là một lẽ sống tự nhiên của các em - từ
cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí tưởng tượng…
Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tác
phẩm VHTN khi tác giả biết “trẻ con hóa” những con vật, đồ vật ấy để nói
lên những suy nghĩ của chính các em; cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các em
bằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Có thể điển hình một vài
tác phẩm sau:
- Sử dụng biện pháp nhân hóa cho các loài vật: “Chú dê đen”, “Hai bác
gấu”, “Ai đáng khen nhiều hơn”, “Gà mẹ đếm con”, “Chú thỏ thông minh”,
“Đàn gà con”, “Cao và thấp”…
Ngỗng không chịu học Cứ giả đọc nhẩm
Khoe biết chữ rồi Làm vịt phì cười
Vịt đưa sách ngược Vịt khuyên một hồi
Ngỗng cứ tưởng xuôi Ngỗng ơi! Học! Học!”
(Ngỗng và Vịt - Phạm Hổ)
- Nhân hóa cho thế giới tự nhiên: Mây, mưa, gió, ông mặt trời, mặt
trăng…
Câu chuyện “Giọt nước tí xíu” của Nguyễn Linh là một câu chuyện thú

vị về cuộc phiêu lưu kì thú của giọt nước từ biển xanh tới rừng già, về suối,
về sông rồi lại ra biển cả. Câu chuyện là một bài học sinh động, dễ hiểu giúp
trẻ nhận biết bắt nguồn của hiện tượng mưa. Biện pháp nhân hóa ở đây có ý
nghĩa làm cho tác phẩm sinh động và lôi cuốn trẻ, giúp trẻ dễ hiểu và dễ hình
dung ra hiện tượng mây, mưa.
Tương tự câu chuyện “Giọt nước tí xíu” thì có các câu chuyện “Cô con
út của ông mặt trời” (Thu Hằng) hay “Nàng tiên bóng đêm” (Vi Tiểu Thanh)
… cũng có nội dung giải thích về hiện tượng thiên nhiên và cũng sử dụng
biện pháp tu từ nhân hóa. Qua biện pháp này mà thế giới tự nhiên đến với trẻ
thật dễ dàng và dễ hiểu, dễ tiếp thu.
- Thế giới thiên nhiên được nhân cách hóa, nhờ vậy, thế giới này trở
nên thật sinh động, lôi cuốn đối với trẻ.
Sân vườn được trồng cây
Cây giống như đàn trẻ
Nhìn bé cây vẫy mời
Học xong, ra chơi nhé!
(Sân cây – Phạm hổ)
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn…
(Mầm non – Võ Quảng)
Hoạt động nhìn, vẫy mời hay mắt lim dim, cố nhìn, thấy là những hoạt
động của con người. Qua đây, các tác giả đã làm cho những cây non, hay
mầm cây bỗng trở nên sống động, có hồn, giống như những em bé đang tò
mò, hé mắt nhìn ra xung quanh, thấy bao điều mới mẻ, lạ lẫm và thú vị.
Hay:
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi
(Trăng sáng – Nhược thủy)

Trăng đi theo em bé, trăng cũng muốn vui chơi cùng em bé. Trăng
không còn là một vật thể cao vời, xa xôi nữa mà đã trở thành một người bạn
thân thiết của em bé. Sự hồn nhiên, ngây thơ của em bé trong bài thơ này rất
gần với em bé – Ngô Thị Bích Hiền – bầu bạn cùng Ông mặt trời:
Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông chúa cùng cười
Mẹ cười đi bên cạnh
Ông mặt trời óng ánh
(Ông mặt trời – Ngô Thị Bích Hiền)
- Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu
đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà người nói không muốn trình
bày trực tiếp.Nội dung: Ẩn dụ chỉ có một nghĩa. Phúng dụ bao giờ cũng được
hiểu ở cả hai bình diện nghĩa : ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, trong đó
ý nghĩa trực tiếp là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa gián tiếp là mục đích
biểu đạt. Chức năng : Phúng dụ chủ yếu có chức năng nhận thức. Khả năng
biểu hiện sâu sắc và thâm thúy những ý niệm về triết lí nhân sinh khiến cho
phúng dụ có thể tồn tại lâu dài với chúng ta. Viết theo lối phúng dụ là cách
viết vừa triết lí lại vừa nghệ thuật, vừa có tính hiện thực sâu sắc lại vừa mang
tính truyền thống, nói điều quen thuộc mà ý nghĩa thật sâu xa.
Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Hò hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến đất bạc đầu
Khóc than, kiến cánh khoác màu áo tang
Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến kim chống gậy, kiến càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến gió bay ra chia phần
(Đám ma bác giun – Trần Đăng Khoa)
Ý nghĩa bề mặt của bài thơ này là hình ảnh những con kiến và hoạt
động của chúng khi gặp một con giun bị chết. Còn ý nghĩa bề sâu là lên án tệ
ma chay ở nông thôn, kẻ thì chạy ngược, chạy xuôi lo toan, kẻ thì uống rượu,
chè chén, kẻ lại tranhthur kiếm chác, chia phần quanh nạn nhân đã chết. Như
vậy, ý nghĩa bề mặt ở đây chỉ là phương tiện biểu đạt, còn ý nghĩa bề sâu mới
chính là mục đích biểu đạt.
- Ẩn dụ tu từ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời biểu thị
một đối tượng khác trên cơ sở của một quan hệ liên tưởng về nét tương đồng
giữa hai đối tượng
Hình ảnh “mẹ” trong bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa được ví như
hình ảnh đất nước của đứa trẻ. Hình ảnh “đất nước” thì ta hình dung ra sự lớn
lao, thiêng liêng trong nó. Và ở đây, mẹ là thiêng liêng, là tất cả của đứa trẻ.
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách cấy cày
Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
Nhờ biện pháp ẩn dụ này mà ta cảm nhận được sự yêu thương vô vàng
của người con dành cho mẹ của mình. Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ
như yêu đất nước. Và mẹ chính là đất nước của riêng con.
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Tết đang vào nhà
Đất trời nở hoa
“Tết đang vào nhà” Nguyễn Hồng Kiên là một bài thơ hay nói lên vẻ
đẹp của đất trời khi xuân về. Hai câu cuối của bài thơ thể hiện niềm vui của
con người hòa cùng trời đất khi xuân về, đây là mối giao hòa thật hồn nhiên
và tự nhiên. Tết được ví như một người khách quý được cả nhà mong chờ. Và

tết đến thì “đất trời nở hoa”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ nói lên niềm vui và
sức sống mới của con người khi mùa xuân đến.
Và đây là một hình ảnh tương đồng ngộ nghĩnh giữa chú hươu cao cổ
và chiếc xe cần cẩu:
Hươu cao cổ Cho nắm lá
Có móc câu Hươu không ăn
Gật gật đầu Hươu chăm chỉ
Trông ngộ nhỉ Làm việc nặng
Làm việc nặng
Yêu bến cảng
Có bầy hưu
Sớm lại chiều
Câu hàng hóa
(Hưu cao cổ - Định Hải)
“Hưu cao cổ” là một hình ảnh ẩn dụ, biểu thị chiếc cần cẩu. Có thể nói:
“Chiếc cần cẩu trông giống con hưu cao cổ”. Như vậy, ẩn dụ cũng được gọi là
so sánh ngầm. Nó khác so sánh ở chỗ chỉ công khai sử dụng một đối tượng –
đối tượng dùng để biểu thị - còn đối tượng được nói đến – đối tượng biểu thị
- thì lại ẩn đi, không phô ra như so sánh. Người nghe dựa vào quy luật liên
tưởng những nét tương đồng để tìm ra đối tượng được nói đến.
Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ (do đó người ta còn gọi là so
sánh ngầm), nghĩa là cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối
tượng. Những mối quan hệ liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấu
tạo ẩn dụ tu từ là: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương
đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu.Ẩn dụ tu
từ có hai chức năng: biểu cảm và nhận thức.
- Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm
hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó
dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng.
Hình thức: Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế

được biểu hiện không phô ra.
Nội dung: Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương
đồng thì hoán dụ dựa vào mối quan hệ có thực, quan hệ tiếp cận. Một số mối
quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ:
- Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
- Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
- Quan hệ giữa cái chứa đựng và vật được chứa đựng ( cải dung).
- Quan hệ giữa chủ thể và vật sở thuộc.
- Quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định ( cải số ).
- Quan hệ giữa tên riêng và tính cách con người ( cải danh).
- Điệp ngữ Ðiệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó
nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc
trong lòng người đọc.
Ví dụ:
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
Lời chào là hoa
Nở từ long đất…
(Lời chào đi trước – Nguyễn Hoàng Sơn)
“ Thương mẹ, thương mẹ mà lại cọ xong chậu mới về thăm mẹ. Thôi,
cho cọ chậu suốt đời…”.
(Truyện ba cô gái)
Chân vịt hình mái chèo
Chân tàu hình chong chóng
Chân xe bánh lăn tròn
Chân bàn im đứng thẳng

Suốt đời im đứng thẳng
(Chân – Phạm Hổ)
Nhờ sử dụng biện pháp lặp nên dù miêu tả một chân nhưng Phạm Hổ
đã để các em mở rộng tầm hiểu biết và có sự so sánh giữa các chân với nhau,
cuối cùng đi đến kết luận: cái chân luôn đứng thẳng, vững chắc là cái chân giá
trị nhất.
Cũng có khi điệp cả câu:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của song kinh thầy
………………….
Hạt gọa làng ta
Có mưa tháng bảy
Có mưa tháng ba
………………….
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ
Trút trên mái nhà
…………………
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
………………….
Hạt gạo làng ta
Gủi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt gạo làng ta
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta!

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Điệp câu “hạt gạo làng ta” được nhắc đi nhắc lại trong tất cả các khổ
thơ giúp cho việc thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc khác nhau về hạt
gạo được rõ ràng, tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của
người đọc.
-Tương phản: Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị
những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm
mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Ví dụ:
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Bóng mây – Thanh Hào)
Sự tương phản giữa “trời nắng như nung” và “suốt ngày bong râm” làm nảy
sinh một lượng thông tin mới, đó là tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc
của em bé đối với người mẹ của mình phải đi làm trong một thời tiết vô cùng
khắc nghiệt.
- Nói giảm ( còn được gọi là nhã ngữ hay khinh từ) là biện pháp tu từ
dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn , nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn
để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những
nguyên nhân của tình cảm. Nói giảm không có phương tiện riêng mà thường
được thực hiện thông qua các hình thức ẩn dụ hay hoán dụ tu từ.
Ví dụ:
Bà ngoại em mất đã lâu
Mẹ còn giữ được cơi trầu,bình vôi…
(Kĩ niệm về bà ngoại – Nguyễn Thị Mai)
Từ mất thay thế cho từ chết, nhằm giảm bớt nổi đau thương trước sự ra
đi của bà ngoại, nhưng qua đó lại thấy rõ tình cảm của em bé đối với bà, vì
thế mà giá trị biểu cảm của câu thơ cũng được tăng lên.
- Ngoa dụ Ngoa dụ là cách nói cường điệu quy mô của những hiện

tượng được miêu tả nhằm mục đích biểu đạt sâu vào bản chất của sự vật, hiện
tượng. Ngoa dụ có chức nưng nhận thức và chức năng biểu cảm. Ví dụ:
Trái tim thép của tao mách bảo tao rằng hãy cắm đôi sừng bằng kim
cương vào bụng mày. Nào, sói, hãy lại đây!
(Truyện chú dê đen)
“Tim thép” và “sừng kim cương” là cách nói cường điệu nhằm nói sự
dũng cảm, kiên quyết của chú dê đen trước con sói hung hăng, độc ác.
- Im lặng (hay còn gọi là phép lặng) là biện pháp tu từ dùng sự biểu đạt
bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô). Nhờ ngữ cảnh, nhờ những dòng chữ,
những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng mặt trở nên
có nghĩa.( Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm. Ít sử
dụng trong các tác phẩm văn học lứa tuổi mầm non
-Lộng ngữ Lộng ngữ là cách vận dụng tiềm năng về ngữ âm, chữ viết,
từ vựng, ngữ pháp, của tiếng việt nhằm tạo nên một lượng ngữ nghĩa mới, bất
ngờ so với phần tin cơ sở. Lộng ngữ thường được dùng để châm điếm, dùa
vui với chức năng nhận thức và chức năng tình cảm. ít dùng trong văn học
thiếu nhi.
1.2.3. Tu từ cú pháp:
Thường có những biện pháp: Sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ…
- Câu đặc biệt: Đây là loại câu chỉ có một từ hoặc một cụm từ được
dùng trong những trường hợp đặc biệt nhằm trình bày sự vật, hiện tượng hoặc
trạng thái, hành động như đang tồn tại trước mắt nhằm đưa người đọc, người
nghe vào cương vị của người chứng kiến. Ví dụ:
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
(Nguyễn công Hoan)
- Câu hỏi tu từ: Là hình thức câu hỏi không phải để hỏi mà mục đích là
để tăng cường tính diễn cảm của lời nói.
Trong bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” Trần Đăng Khoa đã sử dụng lặp đi
lặp lại nhiều lần câu hỏi “Trăng ơi từ đâu đến ?” đã làm tăng sự diễn cảm của
bài thơ. Câu hỏi như làm tăng sự thích thú, sự tò mò khi trẻ bắt gặp ánh trăng.

Bài thơ “Chú thỏ đa nghi” - Phạm Hổ:
Thỏ đây!
Ai đấy?
Mèo à?
Mèo thế nào?
Mình không trông thấy cậu
Nhỡ đứa khác thì sao? …
Câu hỏi từ ở đây không chỉ thể hiện sự đa nghi, ngốc nghếch của chú
thỏ mà còn là sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ con. Thỏ dùng “điện thoại” mà
cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên kia chú mới tin đó chính là bạn
mình.
Hay trong bài “Khế” của Phạm Hổ
Ai nặn nên hình
Khế chia năm cánh?
Hay trong “Bài học tốt” của Võ Quảng có sử dụng một số câu hỏi tu từ:
“Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải
nhờ một người khác đi hộ ta…
- Đảo ngữ: Là thay đổi các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi
nội dung thông báo cơ sở của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thành
phần được đảo, nhằm gây một ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng.
Đựng trong chậu thì mềm Thành hạt mưa rơi xuống
Rửa bàn tay sạch quá Tưới mát vườn, mát ruộng
Vào tủ lạnh hóa đá Mơn mởn mầm cây lên,
Rắn như đá ngoài đường Đựng trong chậu thì mềm
(Nước – Vương Trọng)
Thông thường, vị ngữ đứng sau chủ ngữ, nhưng trong câu trên, vị ngữ
được đảo lên đứng trước chủ ngữ, nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo. Đảo
bổ ngữ:
Sấm
Ghé xuống sân

Khanh khách cười.
(Trần Đăng Khoa)
Thông thường, bổ ngữ đứng sau động từ (hoặc tính từ), nhưng trong
câu thơ trên, bổ ngữ được đảo lên đứng trước nhằm nhấn mạnh tính chất của
sự việc (tiếng cười).
- Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn ra
đồn dạp, nhanh chóng, hoặc cần khẳng định một điều gì đó chắc chắn. ví dụ:
Rùa ra đi. Ngày đầu rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ 2 rùa
chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ 3 rùa đi. Ngày thứ 4 đi chậm. Ngày
thứ 5, rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hóa gồ
ghề. Rùa bước chậm dần…chậm dần rồi dừng lại!
(bài học tốt – Võ Quãng)
Câu dài có thể miêu tả một không gian rộng lớn, những nỗi niềm tâm
sự vấn vươn không dứt hoặc diễn tả những khó khăn, gian khổ.
Ví dụ:
“Các bạn nhỏ của trăng ơi, trong một ngày các bạn làm bao nhiêu việc,
nào đi học mẫu giáo, khi về nhà còn phải sâu kim giúp bà, nhặt rau giúp mẹ…
Trăng thì không nhiều việc như các bạn…”
(Lời ru của trăng – Xuân Quỳnh)
*Kết luận:
Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng người
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, sâu sắc. Chính vì lẽ đó mà văn học, đặc biệt là
các tác phẩm văn học có vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho trẻ. Văn học mang đến cho trẻ thơ những cái hay, cái
đẹp, cái thiện, cái chân thạt và cao quý. V.G.Beieelinxki đã từng nói: “Một
cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ
đại, vì nó quyết định số phận con người”. Những ảnh hưởng của văn học đến
các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó đi vào nhận thức của các em
một cách chậm rãi từ từ nhưng lại có giá trị nhân văn to lớn đến việc hình
thành một nhân cách toàn diện.

Để phát huy được nhiều mặt đến việc giáo dục trẻ, văn học là một
phương tiện mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc giáo dục các em về trí tuệ,
đạo đức, thẫm mỹ và thể chất. Đặc biệt văn học góp phần rất lớn vào việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc
hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách. E.I.Chikhiêva, nhà giáo
dục Nga nổi tiếng xem xét công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ
yếu của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề cho mọi sự thành công
khác. Ông cho rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khoá của nhận
thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hoá của dân tộc, của nhân loại”.
Sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng
của cô giáo mầm non. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ với các tác phẩm văn
học được chọn lọc dưới sự hướng dẫn của cô giáo sẽ mở mang nhận thức,
phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc
thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, thái độ sáng tạo ngôn ngữ và năng lực cảm thụ
nghệ thuật. Điểm đặc trưng của trẻ mầm non chưa biết đọc, khả năng đọc
thông viết thạo của các em lại cành không thể, nhưng bằng phương pháp đọc
kể diễn cảm có nghệ thuật các tác phẩm văn học, phương pháp trò chuyện,
trao đổi với trẻ về tác phẩm văn học, phương pháp sử dụng các phương tiện
trực quan nhằm củng cố, khắc sâu những biểu tượng. Nhà sư phạm giúp trẻ
cảm nhận sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm ở mức độ của các em, giúp
các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, tích luỹ vốn từ văn
học nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, những khái niệm và rèn thao tác
tư duy, óc sáng tạo.
Đặc biệt: Văn học thiếu nhi với phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
M.Goorki nói: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, mọi lĩnh vực của đời
sống đều được văn học đề cập đến.
Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục mầm non vì
ngôn ngữ được xem là phương tiện vạn năng giúp con người thâm nhập, khám
phá tất cả các lĩnh vực khoa học, cũng như các lĩnh vực của đời sống hành ngày.
Thông qua quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ có cơ hội phát triển vốn

từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nâng cao khả năng biểu đạt…
Vấn đề 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn học
giáo dục cho trẻ mầm non trong một lĩnh vực cụ thể?
Sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trường
xung quanh
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học là một môn nghệ thuật không thể thiếu được đối với trẻ em,
nhất là trong chương trình giáo dục mầm non . Trong công tác giáo dục việc
sử dụng phương tiện văn học ngày càng được coi trọng. Vì nó đem đến cho
trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, các tác phẩm văn học
nó đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú
ý đến con người, nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng sán tạo nghệ
thuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ được chau chuốt có cấu trúc ngữ pháp
đúng. Do vậy trong hoạt động dạy phải xác định được mục đích cụ thể của tiết
học để có phương pháp, biện pháp dạy cho hợp lý, phát triển tư duy sáng tạo,
tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Hình tượng văn học nghệ
thuật có tác dụng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, nhân phẩm của trẻ ngay
tư tuổi ấu thơ và tạo tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người, nhất là
trong thời đại mới. Bên cạnh đó, văn học còn giúp cho trẻ phát triển ngôn
ngữ, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
Sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh không chỉ là việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học mà nó
còn là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ nhận biết sâu sắc hơn
về thế giới xung quanh. Trên thực tế, có nhiều giáo viên khi cho trẻ làm quen
với môi trường xung quanh đã mất không ít thời gian để sưu tầm các tác
phẩm văn học, cũng lựa chọn các hình thức khác nhau để đưa văn học vào
hoạt động nhằm kích thích hứng thú và tập trung của trẻ vào bài học. Điều đó
phần nào giúp giáo viên bồi dưỡng và nâng cao khả năng tổ chức các hoạt
động của trẻ theo hướng tích hợp, đổi mới. Tuy nhiên, việc lựa chọn tác phẩm
văn học phù hợp cũng như chọn thời điểm đưa văn học vào hoạt động làm

quen với môi trường xung quanh hoàn toàn không đơn giản.
Chính vì lí do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng tác phẩm văn học
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Phần nội dung:
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
A. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
1. Khái niệm “ văn học trẻ em”
Văn học trẻ em lâu nay vẫn quen gọi là văn học thiếu nhi) “ gồm những
tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho trẻ em”. Tuy vậy, khái
niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác
phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của trẻ
em. ( Theo từ điển Thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục, 1992)
Trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Hầu như bất cứ nhà văn lỗi lạc nào cũng đều có vài ba tác phẩm viết cho các
đó là những sách học vần, sách bách khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trong
xã hội xuất hiện ở châu Âu từ thế kỉ XIV. Dần dần khuynh hướng đề cao nghệ
thuật trong sáng tác cho các em ngày càng được chú ý. Đã có nhiều sáng tác
cho các em trở thành tác phẩm kinh điển của nền văn hóa nhân loại, ví dụ:
Truyện cổ Anđécxen, Truyện kể của Peeeerron, Gulivo du kí của Gi. Xuypt,
không gia đình của Hecto malo…Ở mỗi dân tộc, văn học cho các em có những
nét đặc sắc riêng, tuy nhiên, những tác phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm là
hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết
cho các em, nhưng phải đến sau cách mạng tháng Tám 1945, nền văn học
thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm,

×