Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

tìm hiểu hệ thống turbune trong nhà máy nhiệt điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.25 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, ngành điện lực Việt Nam là
một ngành có vị trí rất quan trọng. Cung cấp năng lượng và thúc đẩy quá trình sản xuất,
1
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển
của ngành điện lực cũng đánh giá sự phát triển, tiến bộ của toàn xã hội. Với những đặc
trưng riêng của mình là sản xuất và tiêu thụ phải đi đôi với nhau. Do đó để đáp ứng tốt
giữa cung và cầu thì đòi hỏi ngành điện phải có sự phát triển hợp lý: Vừa có khả năng
đáp ứng những nhu cầu hiện tại vừa phải có sự chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy không
những ngành điện là động lực cho các ngành kinh tế khác mà chính ngành điện cũng phải
hiện đại hoá quá trình sản xuất sớm nhất để kịp thời cung cấp cho đất nước những nguồn
điện năng có chất lượng cao.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là nhà máy có công suất lớn do Nga giúp đỡ xây
dựng, qua 40 năm sản xuất, nhà máy đã cung cấp cho lưới điện quốc gia gần 4 tỉ KWh
điện và cũng đang trong quá trình hiện đại hoá sản xuất từng khâu, từng khu vực của dây
truyền sản xuất điện. Và cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Để đáp ứng được những nhu cầu đó, sau thời gian học tập trau dồi kiến thức khoa
học của trường. Em tìm hiểu đề tài:
Tìm hiểu về hệ thống turbin trong nhà máy nhiệt điện
Sau thời gian 7 tuần thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí . Em được Thầy giáo
Vũ Duy Thuận cùng với sự giúp đỡ của các Thầy Cô giáo khóa Công Nghệ Tự Động , và
sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp đến nay báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn
thành với đầy đủ nội dung yêu cầu và đúng thời hạn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và khả năng kiến thức của bản thân còn hạn chế, vì
vậy bản báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong được nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa.


Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Vũ Duy Thuận và các
Thầy các Cô trong khoa Công Nghệ Tự Động Trường Đại học Điện Lực
2
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY UÔNG BÍ
1. Tất cả cán bộ, công nhân, học sinh đến nhà máy công tác, thực tập đểu phải chắp
hành nghiêm chỉnh về an toàn trong nhà máy.
2. Khi đến công tác phải học tập quy trình an toàn và kiểm tra đạt kết quả thì mới
dược vào vị trí công tác.
3. Chỉ có những người khỏe mạnh do y bác sĩ có thẩm quyền xác nhận và sau khi sát
hạch quy trình an toàn đạt kết quả mới được vào nhà máy.
4. Khi vào nhà máy phải thực hiện đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động như đi dép
có quay hậu, đi dày buộc dây chắc chắn, đầu đội mũ cứng, an toàn, quàn áo gọn
gàng, cám đi guốc, dép lê vào nhà máy.
5. Vào vi trí công tác cấm đi lung tung sang các bộ phận khác ngoài phạm vi quy
định.
6. Khi làm việc trên cao phải tuyệt đối chấp hành đầy đủ các biện pháp an toàn:
thang, dây an toàn… Và tất cả đều phải được kiểm tra trước khi công tác.
7. Chỉ được phép làm việc khi vị trí công tác đã có đủ ánh sáng và biện pháp an
toàn.
8. Khi làm việc trong điều kiện môi trường ẩm ướt, các thiết bị dẫn điện bằng kim
loại chỉ được phép dùng điện ánh sáng với điện áp 12V.
9. Khi làm việc ở trong cá vị trí chật hẹp, kín như các giếng sâu, đường ống tuàn
hoàn, đường khói trong các bình bể kín… thì đội công tác ít nhất phải có 3 người.
Trong đó có 1 người đứng gác ở cử để giám sát an toàn những người làm việc bên
trong. Vị trí công tác phải được thông gió và không có khí độc.
10. Chỉ cho phép làm việc ở môi trường có nhiệt độ dưới 40
0
C.
11. Khi công tác ở các vị trí không đảm bảo an toàn thì phải có phiếu công tác và

phải chấp hành nghiêm chỉnh an toàn như đã ghi trong phiếu công tác.
12. Cấm đứng đối diện, đứng lâu ở nơi có áp suất, nhiệt độ cao. Khi cần công tác ở
nơi đó phải thực hiện các biện pháp an toàn như: găng tay, kính, mặt lạ…
13. Cấm hút thuốc, cấm dùng lửa ở nhưng nơi dễ gây cháy nổ như: Kho xăng, kho
dầu, nhà điều chế hidro.
14. Khi các loại chất lỏng, chất khí và chất mang điện bốc cháy thì cấm dùng lửa để
dập mà phải dùng CO
2
đối với các thiêt bị điện, xăng dầu thì dùng cát và bọt. Khi
thiêt bị đang quay bốc cháy thì cấm dùng cát để dập lửa.
15. Cấm đừng dưới vật nặng đang treo, cấm treo những vật nặng ở nơi có người qua
lại. Khi cần công tác phải có phiếu công tác, ban đêm phải có biển báo, rào chắn.
16. Cấm tự động đóng, mở van các cầu dao điện, các công tắc, cầu chì, các van hơi,
van nước, van dầu, van khí và các cửa để người chui trong các buồng khí.
3
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
17. Khi dựng thang phải chắc chắn. Cấm làm việc ở nấc trên cùng, cấm hai người
cùng làm việc trên cùng một thang.
18. Cấm ngồi trên lan can, tay vị, không có rào chắn.
19. Cấm sửa chữa trên các bộ phận quay của thiết bị đang làm việc.
20. Cấm tự sửa chữa điện một mình. Khi cần phải gọi thợ sửa chữa.
21. Đi làm việc theo ca phải ngủ đúng giờ quy định, không giao ca cho người say
rượu, bia.
22. Các tài liệu quan trọng của nhà máy không được cho người không có trách nhiệm
xem.
23. Nhật ký vận hành phải được giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa…
24. Trong vị trí công tác cấm dùng mỏ hàn điện ở các vị trí để lấy lửa.
25. Tất cả mọi người phải học cách sơ cứu người khi bị tai nạn điện giật ây ra.
26. Khi có xảy ra tai nạn điện giật phải cấp cứu kịp thời và báo cho người có trách
nhiệm biết.

27. Tất cả mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh tất cả những điều trên.
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ
MÁY
1. Giới thiệu chung
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt nền móng
đầu tiên khi khởi công xây dựng vào ngày 19/5/1961 nhằm đưa cách mạng vào
hiện thực cuộc sống. Đây là nhà máy phát điện lớn nhất được xây dựng trong kế
hoạch 5 năm lần đầu tiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
4
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Nhà máy nhiệt điện Uống Bí là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tập đoàn
Điện Lực Việt Nam. Nhà máy nằm giữa trung tâm thị xã Uông Bí, Quang Ninh
nằm ngay cạnh con sông Uông chảy êm đềm.
Trong tình hình đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, song Đảng và Chính
Phủ đã quan tâm đặc biệt đến tình hình phất triển công nghiệp của nhà nước. Với
sự giúp đỡ về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật của nhả nước và nhân dân Liên Xô nhà
máy nhiệt điện Uông Bí do phân viện Lê-nin-Grat thiết kế với tổng công suất
153MW goomg 8 lò hơi, 4 lò trung áp và 4 lò cao áp, 6 tổ tuabin – máy phát được
lắp đặt theo 4 giai đoạn:

Hình1 : Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Giai đoạn 1: Lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào vận hành 2 lò trung áp (bk3 – 15 – 39 – Φb),
2 tua bin (K12 – 35T), 2 máy phát (T
2
– 12 – 2TB) 12MW được khánh thành hòa vào
lưới điện quốc gia phục vụ nền kinh tế quóc dân ngày 18/1/1964.
Giai đoạn 2: Nhà máy vừa sảm xuất vừa tiếp tục mở rộng đến ngày 2/9/1965 đã khánh
thành lò số 3 và số 4 nâng tổng công suất của nhà máy lên 48MW.
Giai đoạn 3: Trước sự đòi hỏi về điện Quốc gia ngày càng tăng cao mà các nhà máy điện
lúc bấy giờ không thể đáp ứng nổi. Năm 1974 Đảng và Chính Phủ đã quyết định mở rộng

nhà máy nhiệt điện Uông Bí nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt và những đòi hỏi cấp
bách về điện.
5
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Đến ngày 3/2 /1975 đã cắt băng khánh thành lò hơi cao áp (πK20-3 năng suất 110 tấn/h)
số 5 và số 6, tua bin số 5 (K50-90-3 công suất 50MW. Năm 1998 nâng lên 55MW) và
máy phát số 5 (TBΦ60-2T-55MW) nâng tổng số công suất của nhà máy lên 98MW.
Giai đoạn 4: Tiếp tục mở rộng nhà máy đến ngày 15/12/1977 đã khánh thành giai đoạn 4
đưa vào vận hành 2 lò cao áp 7 và 8 (πK20-3 năng suát 110 tấn/h). Tua bin số 6 (K50-90-
3), máy phát số 6 (TBΦ60-2T-55MW).
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí giữ vai trò quan trọng trong lưới điện Quốc Gia và đặc biệt
là trong hệ thống điện miền Đông Bắc Việt Nam, với vị trí đó đến năm 1997 Chính Phủ
đã quyết định mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí nâng tổng công suất lên 490MW, với
công nghệ cao nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Cho đến nay nhà máy mới đã
xây dựng và không ngừng mở rộng, cải tiến công nghệ để trở thành một trong những nhà
máy nhiệt điện lớn nhất cả nước.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ MÁY
6
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Về tổ chức quản lý :
- Từ năm 1961 Công ty mang tên Nhà máy điện Uông Bí.
- Đến năm 2005 Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đổi tên thành Công ty nhiệt điện
Uông Bí hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam.
- Tháng 7/2010, Công ty chuyển đổi mô hình sản xuất và quản lý thành Công ty
TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam
7
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí

Hình 3: Một tổ máy trong nhà máy nhiệt điện Uông Bí
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY

1. Giới thiệu chung về nhà máy điện
Ở nước ta thì các nhà máy điện vẫn cung cấp một lượng điện không nhỏ cho mạng
điện quốc gia. Đối với các nhà máy điện hiện nay thì nhiên liệu chính được sử dụng là
than và khí thiên nhiên.
8
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Nguyên lý sản suất điện của nhà máy điện là chuyển hóa nhiệt năng từ đốt cháy các
loại nhiên liệu trong lò hơi thành cơ năng quay Turbine, chuyển cơ năng thành năng
lượng điện trong máy phát điện. Nhiệt năng được dẫn đến Turbine qua một môi trường
dẫn nhiệt là hơi nước. Hơi nước chỉ là môi trường truyền tải nhiệt năng đi, nhưng hơi vẫn
phải đảm bảo chất lượng( như phải đủ áp suất…) trước khi đi vào Turbine để sinh công.
Nhiệt năng cung cấp càng nhiều thì năng lượng điện phát ra càng lớn và ngược lại. Điện
áp phát ra từ đầu cực máy phát điện sẽ được đưa qua hệ thống trạm biến áp nâng lên cấp
điên áp thích hợp trước khi hòa vào lưới điện quốc gia.
● Phân loại các nhà máy điện
Phân loại theo nguyên liệu sử dụng:
- Nhà máy điện đốt nhiên liệu rắn
- Nhà máy điện đốt nhiên liệu lỏng
- Nhà máy điện đốt nhiên liệu khí.
- Nhà máy điện đốt nhiên liệu hỗn hợp
Phân loại theo Turbine quay máy phát
- Nhà máy điện Turbine hơi
- Nhà máy điện Turbine khí
- Nhà máy điện Turbine khí- hơi
Quá trình chuyển hóa năng lượng của nhà máy điện.
9
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Hình 4: quá trình chuyển hóa năng lượng
5
1

2
3
4
13
100
14
16
Không khí
Tíi èng khãi
17
12
11
9
6
7
8
Hình 5: Sơ đồ khối quá trình sản xuất điện năng trong nhà máy
15
10
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
2. Quy trình công nghệ sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện Uông bí

(1) Kho nhiên liệu dùng để dự trữ và pha trộn than trước khi cấp lên lò.
(2) Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho lò. Thiết kế hệ thống băng tải cung cấp cho
lò, hai hệ thống này làm việc độc lâp kể cả phần cung cấp điện để đảm bảo luôn luôn
cung cấp đủ than cho lò trong trường hợp sự cố băng tải hoặc sự cố mất điện.
(3) Hệ thống nghiền than :được thiết kế kiểu lò hơi đốt than trực tiếp ( không có
than bột trung gian). Mỗi lò bao gồm 4 máy nghiền than bằng bi, than cấp vào máy
nghiền qua máy cấp than nguyên và nó được sấp nóng bởi gió cấp 1và sau đó dược
thổi thẳng vào lò.

(4) Lò hơi của dây truyền là lò hơi kiểu tuần hoàn tự nhiên, có kết cấu xung quanh
là các giàn ống sinh hơi, trong lò than được đốt cháy sinh nhiệt trao đổi với nước
11
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
ngưng trong các giàn ống sinh hơi để tạo ra hơi bão hòa tích tụ trong bao hơi, sau đó
hơi này được đua qua các phân ly dạng xyclon và được đưa qua các giàn quá nhiệt để
tạo ra hơi quá nhiệt khô có nhiệt độ và áp suất yêu cầu của Turbine.
(5) Turbine được thiết kế gồm 3 cấp áp lực. Hơi từ lò được đưa vào Turbine cao
áp, sau khi giãn nở sinh công ở cao áp nó lại được đưa qua giàn quá nhiệt trung gian
để nâng nhiệt độ đẳng áp, sau đó được đưa vào Turbine trung áp và sang Turbine hạ
áp về bình ngưng. Công sinh ra trên trục Turbine quay máy phát điện, máy phát điện
sẽ biến năng lượng cơ đó thành năng lượng điện phát lên lưới.
(6) Bình ngưng : có nhiệm vụ ngưng hơi thoát từ Turbine hạ áp thành nước ngưng
(7) Bơm tuần hoàn: dùng để cung cấp nước làm mát từ sông cho bình ngưng, nước
làm mát đầu ra bình ngưng một phần cung cấp cho hệ thống xử lý nước, còn lại đổ ra
kênh thải ra sông.
(8) Bơm ngưng: Bơm ngưng dùng để cung cấp nước ngưng cho khử khí.
(9) Hệ thống gia nhiệt hạ áp: dùng để nâng nhiệt độ nước ngưng trước khi vào khử
khí.
(10) Bình khử khí: sẽ nhận hơi trích từ Turbine trung áp để gia nhiệt nước ngưng tới
trạng thái gần bão hòa để tách khí không ngưng.
(11) Bơm cấp: dùng để cung cấp nước cho bao hơi.
(12) Hệ thống gia nhiệt cao: dùng để nâng nhiệt độ nước cấp.
(13) Bộ hâm: bộ hâm có tác dụng nhận nhiệt trong khói thoát sau các giàn quá nhiệt
để nâng nhiệt độ nước cấp gần bằng nước trong nhiệt độ bao hơi
(14) Bộ sấy không khí kiểu quay: bộ sấy không khí kiểu quay dùng để sáy không khí
từ các quạt gió trước khi vào lò.
(15) Quạt gió cấp 1: dùng để cung cấp gió đi sấy than và vận chuyển than vào lò.
(16) Quạt gió chính: để cung cấp gió cho quạt gió cấp 1 và cung cấp oxi cho lò.
(17) Quạt khói: dùng để hút khói thoát của lò và để duy trì chân không buồng lửa.

Nguyên lý hoạt động
Từ kho nhiên liệu (than, dầu, đá vôi), qua hệ thống cung cấp nhiên liệu 2 được đưa
và lò 3. Nhiên liệu than từ kho nhiên liệu (1) qua hệ thống cung cấp nhiên liệu (2), sau đó
được đưa vào hệ thống nghiền than (3). Tại đây than được sấy bởi gió nóng cấp 1 từ quạt
gió cấp 1(15), qua bộ sấy không khí(14) và thổi trực tiếp vào lò (4).
12
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Nước được xr lý hóa học, qua bộ hâm 13 đưa vào bao hơi của lò. Trong lò xảy ra
phản ứng cháy tạo ra nhiệt năng. Khói thoát ra có nhiệt độ cao được qua các dàn quá
nhiệt, qua bộ hâm và bộ sấy không khí để tận dụng nhiệt sau đó thoát ra ngoài ống khói
nhờ quạt khói (17).
Nước trong bao hơi được cấp xuống các giàn ống sinh hơi xung quanh lò, trao đổi
nhận nhiệt của lò biến thành hơi có thông số cao và được dẫn đến Turbine (5). Tại đây
hơi giãn nở sinh công quay Turbine_ máy phát. Máy phát điện sẽ biến công suất cơ nhận
trên trục Turbine thành công suất điện phát lên lưới. Hơi sau khi sinh công có thông số
thấp thoát về bình ngưng (6). Trong bình ngưng hơi nước động thành nước nhờ hệ thống
nước làm mát tuần hoàn lấy từ sông.
Trong bình ngưng(6), nước ngưng được qua các bình gia nhiệt hạ (9) sau đó được
đưa đến bình khử khí (10) nhờ bơm ngưng (8). Nước sau khi được khử khí sẽ được bơm
cấp (11) bơm qua các bình gia nhiệt cao(12), qua bộ hâm sau đó đưa vào bao hơi. Người
ta dùng hơi trích từ Turbine để cung cấp cho các bình gia nhiệt cao, gia nhiệt hạ và bình
khử khí.
3. Các hệ thống và thiết bị chính trong nhà máy
- Lò hơi và các thiết bị phụ
- Hệ thống điện nhà máy.
- Hệ thông đo lường điều khiển.
- Turbine – máy phát và các thiết bị phụ
- Hệ thống xử lý và vận chuyển than.
- Hệ thống xử lý và vận chuyển đá vôi.
- Hệ thống xử lý và vận chuyển tro xỉ.

- Hệ thống cấp nước và xử lý nước.
- Hệ thông dầu đốt.
- Hệ thống nước thải.
13
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
4. Hệ thống điều khiển và giám sát của nhà máy.
Nhà máy được trang bị một hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp (ICMS) để
thực hiện các chức năng :điều khiển và giám sát quá trình vânh hánh của lò hơi tua bin và
các thiết bị phụ ,điều khiển phối hợp lò hơi tua bin ,bảo vệ lò hơi tua bin máy phát …điều
khiển và giám sát các hệ thống phụ trợ thuộc phần cân bằng nhà máy
Cấu trúc của hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp bao gồm các trạm điều
khiển được bố trí phân tán dựa trên cơ sở các bộ điều khiển loại vi xử lý do hãng ABB
cấp và các hệ thống điều khiển độc lập và sử dụng bộ điều khiển logic khả trình
Hệ thống điều khiển giám sát (ICMS-intergrated control monitoring system) hệ
thống này bao gồm
+ hệ thống điều khiển giám sát khối tổ máy được gọi là (UCMS- unit control
monitoring system)
+ hệ thống điều khiển giám sát phần chung của nhà máy được gọi là (SCMS-
station control monitor system)
Các hệ thống hoạt động độc lập với khối tổ máy được điều khiển và giám sát độc
lập hoàn toàn từ các tủ điều khiển độc lập sử dụng bộ điều khiển logic khả trình PLC cụ
thể như sau hệ thống xử lý nước và khử khoáng và xử lý nước thải, hệ thống cấp than, hệ
thống xử lý tro xỉ, hệ thống xử lý hidro trạm khí nén, hệ thống thổi bụi lò.
Toàn bộ việc điều khiển và giám sát quá trình vận hành nhà máy được thực hiện
từ phòng điều khiển chính đặt tại nhà điều khiển trung tâm .Trong phòng điều khiển
chính này được bố trí các thiết bị chính sau :
+ 5 trạm làm việc vận hành với màn hình đôi để điều khiển và giám sát các hệ thống
thiết bị thuộc khối tổ máy
+ 2 trạm làm việc vận hành với màn hình đôi để điều khiển và giám sát quá trình vận
hành các hệ thống thuộc phần chung của nhà máy để dừng thiết bị chính khi hệ thống

điều khiển hệ thống
+ hệ thống truyền hình mạch kín để theo dõi ngọn lửa buồng đốt và quá trình vận
hành các hệ thống
14
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Các bảng điều khiển phụ :ngoài ra tại một số nhà máy có bố trí một trạm làm việc vận
hành với màn hình đơn đặt tại phòng điều khiển tại chỗ việc điều khiển và giám sát quá
trình vận hành của hệ thống công nghệ này được thực hiện từ màn hình MMI của các
trạm vận hành ,chi tiết cụ thể như sau :
stt Tên hệ thống Số lượng trạm làm việc
1 Hệ thống xử lý nước ,khử
khoáng ,xử lý nước thải
4 trạm (2 màn hình đơn )
2 Hệ thống cấp than 3 trạm (3 màn hình đơn )
3 Hệ thống dỡ than đường sắt 2 trạm (2 màn hình đơn)
4 Hệ thống khử lưu huỳnh và
khử bụi tĩnh điện
2 trạm (2 màn hình đơn)
5 Hệ thống xử lý tro xỉ 2 trạm (hai màn hình đơn)
6 Hệ thống sản xuất hidro 2 trạm (hai màn hình đơn)
Hiện nay nhà máy đang phát công suất 260mw để phát điện lên lưới của EVN
15
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Hình 6: Cấu trúc mạng ICMS
Bảng kê các từ viết tắt được sử dụng trong tài liệu
БЩУ - Phòng điều khiển trung tâm
ВД - Cao áp
ИПУ - Bảng điều khiển cục bộ (Palen điều khiển cục bộ)
МУ - Cơ cấu điều khiển
НД - Hạ áp

16
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
РД - Bộ điều chỉnh áp suất hơi mới “ trước nó”
РК - Van điều chỉnh
РМ - Bộ điều chỉnh công suất
РП - Bộ điều chỉnh vị trí
РС - Bộ điều chỉnh tốc độ ( tần số quay của rôto)
СД - Trung áp
СК - Van stốp
ЦВД - Xilanh cao áp
ЦНД - Xilanh hạ áp
ЭГП-С - Bộ cộng-biến đổi điện thủy lực
UCTE - Hiệp hội điều phối truyền tải điện năng
a. Thành phần điều khiển
Thành phần điều khiển dùng cho nhân viên vận hành thiết lập lệnh đưa vào bộ điều
khiển Tuabin (và/hoặc vào hệ thống bảo vệ Tuabin) và hiển thị các tín hiệu phản hồi từ
bộ điều khiển Tuabin về. Tất cả các thành phần điều khiển cần có các bảo vệ tránh các
hành động ngẫu nhiên của nhân viên vận hành. Khi nháy chuột chọn biểu tượng của
thành phần điều khiển thì trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ điều khiển cục bộ, mà ở
đó tác động điều khiển sẽ được hình thành-thay đổi điểm đặt cho bộ điều chỉnh, chuyển
chế độ làm việc….khi đó theo thông lệ cần phải xác nhận các hành động của nhân viên
vận hành nhằm ngăn chặn việc vô tình thiết lập sai lệnh đưa vào bộ kiểm duyệt.
b. Hệ thống trao đổi tín hiệu của các chi tiết động
Các van điều chỉnh Tuabin:
Để hiển thị trạng thái của các van điều chỉnh Tuabin, bộ phận xử lý điệu tử của hệ
thống điều khiển hình thành hai tín hiệu và gửi vào hệ thống tự động điều khiển:
• Tín hiệu nhị phân (“Van đang ở trạng thái đóng”)
17
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
• Tín hiệu tương tự về vị trí của van

Đồ hoạ của van thay đổi màu sắc theo tín hiệu nhị phân, còn ở ô tín hiệu tương tự
nằm ngay sát đồ hoạ van thì hiển thị giá trị từ sensơ cảm biến vị trí.
Các van stop Tuabin.
Để hiện thị trạng thái của van Stop Tuabin. Hệ thống bảo vệ hình thành và gửi
vào ACY hai tín hiệu nhị phân xuất phát từ các tiếp điểm ngắt cuối của vị trí mở và đóng.
Áp dụng chế độ màu cho các tín hiệu đó như sau:
Nếu van đóng – Màu của nó xanh.
Nếu van mở màu của nó giống như màu của đường ống hơi mới.
Nếu các tín hiệu đóng và mở có giá trị bằng nhau (“0” và “0” hoặc “1” và “1”)
thì van phải nhấp nháy để thu hút sự chú ý của nhân viên vận hành .
c. Các cửa sổ bộ điều chỉnh Turbine.
● Cửa sổ bộ điều chỉnh tốc độ Turbine.
18
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí

1) 10MAY10DS301 YC21 (Speed Controller Switch ON) nút bật – dùng để bật chế độ
điều chỉnh tốc độ (tần số quay của rôto).
2) 10MAY10DS301 XC21,XR08 (Speed Controller ON/DISABLE) “đèn” cảnh báo sự
kiện – “bộ điều chỉnh tốc độ” đã bật/bị ngăn cấm.
19
Hình 7: Cửa sổ điều chỉnh tốc độ Turbine
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
3) 10MAY10DS321 XR08 (Speed Setpoint auto DISABLE) “đèn” cảnh báo sự kiện
“điểm đặt tự động tần số quay” bị ngăn cấm.
4) 10MAY10DG310 YC20,21 (HPC Switch OFF/ON) nút “đưa xilanh cao áp vào làm
việc” – dùng để đưa xilanh cao áp vào làm việc bằng tay. Khả năng đưa xilanh cao áp vào
làm việc hoặc ngắt ra phụ thuộc vào dòng điều khiển. Nếu dòng điều khiển < 62 mA thì
xilanh cao áp luôn luôn bị ngắt ra, nếu dòng > 72 mA thì xilanh cao áp tự động được đưa
vào làm việc. Trong dải 62-72 mA nhân viên vận hành có thể đưa vào hoặc ngắt xilanh
cao áp ra bằng tay.

5) 10MAY10DG310 XC21 (HPC ON) “đèn” cảnh báo sự kiện – xilanh cao áp đã được
đưa vào làm việc.
6) 10MAY10DG310 XR08 (HPC DISABLE) “đèn” cảnh báo sự kiện – xilanh cao áp bị
ngăn cấm (việc đưa xilanh cao áp vào làm việc bằng tay bị ngăn cấm).
7) 10MAY10DS321 YC20,21 (Speed Setpoint auto Switch OFF/ON) nút “bằng tay/ tự
động” – dùng để kích hoạt chế độ tăng tốc tự động Tuabin. Chế độ có thể được kích hoạt
bởi nhân viên vận hành sau khi thực hiện các thao tác trước khởi động như mở các van
stốp , sấy các đường ống …sau khi kích hoạt chế độ tăng tốc tự động, điểm đặt cuối được
đặt ở mức 3000 vòng/phút, còn điểm đặt hiện thời được hình thành nhờ bộ điều chỉnh
phù hợp với biểu đồ tăng tốc Tuabin. Khi đạt được các tần số quay trung gian 500 (800)
và 1000 (1200) vòng/phút thời gian duy trì các số vòng quay này sẽ tự động được thực
hiện (nếu nó được tính đến trong biểu đồ khởi động), ở bất kỳ thời điểm nào chế độ tự
động cũng có thể được tắt bởi nhân viên vận hành, khi đó điểm đặt cuối dừng bằng với
điểm đặt hiện thời. nếu việc tắt chế độ tự động xảy ra trong dải vòng quay tới hạn thì
điểm đặt cuối được thiết đặt ở 1300 hoặc 2700 vòng/phút phụ thuộc vào giá trị hiện thời
của điểm đặt. chế độ tăng tốc tự động tắt khi đạt được 3000 vòng/phút.
20
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
8) 10MAY10DS321 XC21 (Speed Setpoint auto/man) “đèn” cảnh báo sự kiện - “điểm đặt
tự động tần số quay” điều khiển tự động/bằng tay.
9) 10MAY10DS001 YH00 (Speed Setpoint 0 – 3500pm) nút đặt điểm đặt – dùng để thiết
lập điểm đặt cho bộ điều chỉnh, được điều khiển bởi nhân viên vận hành, nếu bộ điều
chỉnh tần số quay không được bật, ví dụ: khi bộ điều chỉnh công suất làm việc , thì nút
đặt điểm đặt không can thiệp được.
10) 10MAY10DS001 XH21 (Speed Setpoint target) điểm đặt cuối – tín hiệu thông tin
phản hồi từ bộ điều chỉnh Tuabin, chỉ ra giá trị của điểm đặt được bộ điều chỉnh chấp
nhận với tư cách là giá trị mục tiêu. Thông thường điểm đặt này trùng với giá trị mà nhân
viên vận hành đưa vào. Tuy nhiên nếu nhân viên vận hành đặt điểm đặt bên trong dải tới
hạn của tần số quay (1300-2700 vòng/phút), thì giá trị đó bị bộ điều chỉnh từ chối và chỉ
chấp nhận giá trị bằng với giá trị giới hạn trên hoặc giới hạn dưới của dải tới hạn.

11) 10MAY10DS001 XH31 (Speed Setpoint actual) giá trị hiện thời – dòng này chỉ ra
giá trị điểm đặt tần số quay mà bộ điều chỉnh xử lí tại một thời điểm.
12) 10MAD11FS001 XC61 (Turbin speed) tần số quay – dòng này chỉ ra tần số quay
rôto của Tuabin được đo bằng bộ điều chỉnh Tuabin. Chỉ số được hình thành trên cơ sở
các chỉ số của 3 bộ cảm biến, được lắp đặt trong hộp phía đằng đầu Tuabin, khi đó các
chỉ số biên sẽ bị loại bỏ. nếu xảy ra việc lỗi 1 trong số các bộ cảm biến, thì chỉ số cao
nhất từ hai bộ cảm biến còn lại sẽ được sử dụng để điều chỉnh, khi 2 bộ cảm biến đồng
thời bị lỗi thì một tín hiệu tự động hình thành gửi vào hệ thống bảo vệ để dừng Tuabin.
13) 10MAY10DS001 XH25 (Speed setpoint gradient) (Tốc độ tăng tốc) tốc độ thay đổi
điểm đặt – dòng này chỉ ra tốc độ thay đổi điểm đặt tần số quay. Tốc độ được tính toán
một cách tự động và nhân viên vận hành không thể thay đổi. Khi tăng tốc ở chế độ bằng
tay tốc độ đặt ở mức ~ 300 vòng/phút, khi trong dải vòng quay tới hạn là 1000
vòng/phút , khi khởi động tự động thì tốc độ phụ thuộc vào trạng thái nhiệt của Tuabin.
14) 15) 16) và 17) các chỉ báo dạng khởi động Tuabin - chúng chỉ ra kiểu tăng tốc Tuabin
sẽ được thực hiện sau khi bật chế độ tự động. Việc tính toán dạng khởi động được thực
hiện trên cơ sở chỉ số của các cặp nhiệt - “nhiệt độ kim loại bên trên xilanh cao áp” và
“nhiệt độ kim loại bên trên xilanh trung áp” khi chúng bị lỗi thì chỉ cho phép khởi động
21
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
từ trạng thái lạnh. Các biểu đồ khởi động được đưa ra trong hướng dẫn vận hành Tuabin.
Chỉ báo bên trái ứng với khởi động Tuabin từ trạng thái lạnh, bên phải – từ trạng thái
nóng, ở giữa – từ trạng thái nhiệt trung gian.
18) 10MAY10EU301 YC20,21 (Overspeed test switch OFF/ON) nút cho phép thử vượt
tốc Tuabin – dùng để tiến hành thử tự động bảo vệ an toàn Tuabin (chốt văng li tâm) khi
đạt được 3000 vòng/phút chế độ có thể được kích hoạt , sau khi kích hoạt với sự trợ giúp
của bảng đặt điểm đặt (xem mục 9) cần đặt điểm đặt tốc độ quay cao hơn giá trị điểm đặt
tác động của các chốt văng, ví dụ 3360 vòng/ phút. Sau khi tác động bảo vệ, cho phép
tăng vượt tốc sẽ tự động bị giải trừ.
19) 10MAY20EZ001 XZ01 (Turbine protection ch1) đèn báo có tác độngcủa hệ thống
bảo vệ Tuabin – kênh1.

20) 10MAY20EZ002 XZ01 (Turbine protection ch1) đèn báo có tác động của hệ thống
bảo vệ Tuabin – kênh 2.
21) 10MAY10EK003 XH31 (Acecleration Limiter Setpoint) điểm đặt tác động bảo vệ sơ
bộ - dòng này hiển thị giá trị, mà ở giá trị đó sẽ xảy ra việc tác động của kênh bảo vệ sơ
bộ Tuabin. Bảo vệ sơ bộ Tuabin là cấp phụ của bảo vệ vượt tốc. Kênh bảo vệ sơ bộ có
điểm đặt tác động nổi (lững lờ), nó phụ thuộc vào gia tốc góc của rôto, gia tốc càng lớn
thì việc ngừng Tuabin xảy ra càng sớm.
22) 10MAY10EK003 XC21 (Acceleration Limitir OPERATED) chỉ báo tác động bảo vệ
sơ bộ - sáng đỏ nếu xảy ra tác động của kênh bảo vệ sơ bộ.
5. Các thiết bị chính và phụ của lò hơi
Lò hơi En-920-17,6-543 kiểu AT được cấp để đốt than anthracite của Việt Nam với
hàm lượng chất cháy là 20770 kJ/Kg, hàm lượng tro 27,7%, độ ẩm 9,4% chất bốc ở đầu
ra 3,11%.
Thông số về vận hành lò hơi :
1. Công suất định mức đầu ra, t/h 920
22
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
2. Các thông số danh định của hơi:
• Áp suất, Mpa 17,6
• Nhiệt độ của hơi chính và hơi quá nhiệt trung gian,
0
C 543
• Nhiệt độ của nước cấp,
0
C 254
• Luồng nhiên liệu rắn vào lò, t/h 137,6
• Áp suất bao hơi , kgf/cm2 194,7
• Nhiệt độ hơi hạ áp ở đầu vào của lò hơi,
0
C 337

• Nhiệt độ không khí ra ngoài,
0
C 122
• Nhân tố khí thừa của luồng khí ra ngòai 1,3
• Hiệu suất lò hơi thô % 87,7
Kích thước buồng đốt là 21,8x12,8x58m, dung tích buồng đốt là 11806 m
3
. Cao độ
của bao hơi là 68 m. Ứng suất nhiệt của dung tích buồng đốt là 60000 kcal/m
3
h.
Buồng đốt dạng kín khí với thiết bị vận chuyển tro khô ở phía dưới . Ở phần trên
của buồng đốt (từ bên ngoài), các ống góp hơi quá nhiệt và các ống liên thông được bao
che bằng các hộp nhiệt. Không khí đi vào các hộp này bị hút qua các lỗ trong các hộp
nhiệt do áp suất âm của không khí tạo ra từ hộp nhiệt đi vào giữa các ống gió ở đầu vào
của lọc bụi. Ở đáy của buồng đốt, vách lò trước và vách lò sau tạo thành một phễu
nghiêng.
23
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Ở khoang đốt được bao quanh bằng các tấm vách lò kín khí, có sự bố trí của các
ống và có 16 vòi đốt được bố trí ở vách truớc và vách sau tạo thành 2 lớp ở cao độ 18,7 m
và 22,47 m. Ở trên đỉnh của mỗi vòi đốt bên trên ở cao độ 25,87m có bố trí các vòi xả,
tạo thành một góc
0
45
nghiêng so với đường nằm ngang. Có bố trí các cửa nhỏ và các lỗ
thăm.
24
Báo cáo thực tập Nhiệt điện Uông Bí
Các vòi đốt có cấu hình xoắn với hai khoang ở đường khí thứ cấp. Khoang giữa

được cấp để chuẩn bị cho việc đốt dầu nhiên liệu với các trục xoáy và các cánh quạt
thẳng. Hỗn hợp không khí được cuộn vào ở đầu vào của vòi đốt bằng các đường xoắn.
Các ống được lắp đặt ở khoang khí trung tâm. Để lắp đặt vòi dầu nhiên liệu, cảm ứng
điều khiển ngọn lửa của dầu nhiên liệu, thiết bị đánh lửa và vòi đốt. Ống để lắp cảm ứng
điều khiển ngọn lửa đốt than mịn của vòi đốt than đuợc gắn trong khu vực miệng vòi đốt
than. Vòi đốt bao gồm thiết bị giám sát ngọn lửa đốt than và thiết bị phun mù cơ khí số 6
của vòi đốt được cấp để đánh lửa phần nhiên liệu chính.
Buồng đốt có hình lăng trụ với các cạnh có kiểu dáng khí động học theo hướng đi
lên ở phần vách lò sau.
Có một khu vực gồm các ống tạo thành vách lò bao quanh chu vi của buồng đốt từ
cao độ 10,470 m (Phần trên của phễu tro) lên đến cao độ đáy của phần tái nhiệt nóng.
Trong khu vực này có rất nhiều các ống ở cao độ đặt các vòi đốt giữa mức 10,670 m và
24,670 m buồng đốt được lát gạch chịu lửa ở xung quanh.
Bộ quá nhiệt bức xạ cao áp được bố trí giữa cao độ 31,720 và 42,760 m dọc theo
vách lò sau của buồng đốt cũng như phần bên phải và trái của vách lò, phần mà tiếp giáp
với vách lò sau của buồng đốt. Bộ quá nhiệt bức xạ được treo trên vách lò của buồng đốt
bằng các thanh treo đặc biệt và các kẹp.
Bộ quá nhiệt bức xạ hạ áp đuợc bố trí giữa cao độ 38,200 m và 60,940m dọc theo
vách trước của buồng đốt cũng như phần bên phải và trái của vách lò nơi tiếp giáp với
vách trước của buồng đốt. Có 16 bộ đặt ở vách trước và 5 bộ đặt ở vách cạnh của buồng
đốt. Loại thép sử dụng là thép hợp kim
442xΦ
.
Dọc theo vách trước và bên cạnh có sự phân bổ của các ống đến các thiết bị thổi
bụi. Bộ quá nhiệt mành được bố trí ở đầu ra của buồng đốt và bao gồm 32 hàng thẳng
đứng với khoảng cách cách nhau 642mm. Cách ống thép được gia công chế tạo bằng ống
thép Dn 42x7 mm.
Phần đáy buồng đốt được làm sạch bằng cách phun nước rửa lên đến cao độ
35,7m. Hệ thống phun nước rửa gồm 8 thiết bị làm sạch bằng nước chuyên dùng.
25

×