Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của keo lai tuổi 6 tại Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.42 KB, 48 trang )


§¹i häc th¸i nguyªn
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m




ĐỖ MẠNH TOÀN





Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG RỪNG
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TUỔI 6

TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÀM YÊN HUYỆN HÀM YÊN
TỈNH TUYÊN QUANG”




kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp


Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 - 2014








Thái Nguyên, 2014


§¹i häc th¸i nguyªn
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m




ĐỖ MẠNH TOÀN




Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG RỪNG
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TUỔI 6

TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÀM YÊN HUYỆN HÀM YÊN
TỈNH TUYÊN QUANG”





kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mai Quang Trường
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái Nguyên, 2014

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình
điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.


Thái nguyên, ngày tháng năm 2014

Xác nhận giáo viên hướng dẫn


ThS. Mai Quang Trường

Người viết cam đoan


Đỗ Mạnh Toàn


Xác nhận giáo viên chấm phản biện
(ký, họ và tên)



TS. Trần Công Quân











ii
LỜI CÁM ƠN

Sau những năm tiếp thu kiến thức cơ bản tại Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đến nay chương trình học đã hoàn thành, với phương trâm
học phải đi đôi với hành, có như vậy mới gắn liền lý thuyết với thực tế, nhằm
giúp sinh viên làm quen với công tác khoa học và chỉ đạo trong sản xuất
ngành Lâm nghiệp.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến
hành thực hiện khóa luận:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của keo lai tuổi 6 tại Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang”.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc đến nay, bài khóa luận của tôi
đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp - những người đã trang bị cho tôi hành
trang kiến thức cơ bản về chuyên môn Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Ths.
Mai Quang Trường - người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành bài
khóa luận này. Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu của
cán bộ Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên, cán bộ và nhân dân huyện Hàm Yên.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Thái nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực tập


Đỗ Mạnh Toàn


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa
H
dc

Chiều cao dưới cành
dc
H

Chiều cao dưới cành bình quân
H
vn

Chiều cao vút ngọn
vn
H

Chiều cao vút ngọn bình quân
D
3.1

Đường kính tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét
3.1
D

Đường kính bình quân

D
t

Đường kính tán
t
D

Đường kính tán bình quân
ÔTC Ô tiêu chuẩn














iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Khu vực Đông Bắc 6
Bảng 2.2: Khu vực Tây Bắc 6
Bảng 2.3: Khu vực Bắc Trung Bộ 6

Bảng 2.4: Khu vực Đông Nam Bộ 6
Bảng 2.5: Tỷ trọng của keo lai và keo tai tượng và keo lá tràm 7
Bảng 2.6: Đánh giá tiềm năng bột giấy của 5 dòng keo lai 7
Bảng 2.7: So sánh độ trắng của keo lai và keo lá tràm, keo tai tượng 8
Bảng 2.8: Nốt sần của keo lai so với keo tai tượng và keo lá tràm 9
Bảng 4.1. Sinh trưởng (D
1.3
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.333 cây/ha 17
Bảng 4.2. Sinh trưởng (D
1.3
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.666 cây/ha 19
Bảng 4.3. So sánh sinh trưởng (D
3.1
) của keo lai 6 tuổi trồng giữa hai
mật độ 20
Bảng 4.4. Sinh trưởng (H
vn
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.333 cây/ha 21
Bảng 4.5. Sinh trưởng (H
vn
)

keo lai 6 tuổi mật độ 1.666 cây/ha 23
Bảng 4.6. So sánh sinh trưởng (H
vn
) của keo lai 6 tuổi trồng giữa hai
mật độ 24
Bảng 4.7. Sinh trưởng chiều cao (H
dc
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.333

cây/ha 25
Bảng 4.8. Sinh trưởng chiều cao (H
dc
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.666
cây/ha 27
Bảng 4.9. So sánh sinh trưởng chiều cao (H
dc
) của keo lai 6 tuổi trồng
giữa hai mật độ 28
Bảng 4.10. Sinh trưởng (D
t
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.333 cây/ha 29
Bảng 4.11. Sinh trưởng (D
t
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.666 cây/ha 31
Bảng 4.12. So sánh sinh trưởng (D
t
) của keo lai 6 tuổi trồng giữa hai
mật độ 32
Bảng 4.13. Chất lượng cây keo lai 6 tuổi trồng mật độ 1.333 cây/ha 33
Bảng 4.14. Chất lượng cây trồng cây keo lai 6 tuổi trồng mật độ 1.666
cây/ha 34
Bảng 4.15. So sánh chất lượng cây keo lai 6 tuổi trồng mật độ 1.333
cây/ha và 1.666 cây/ha 35

v

MỤC LỤC

Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3

2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới 3

2.1.3. Các kết quả nghiên cứu trong nước 4

2.1.4. Đặc tính ưu thế lai của keo lai 5

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 9

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu 9

2.2.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội 11

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13


3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 13

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13

3.2. Nội dung nghiên cứu 13

3.3. Phương pháp nghiên cứu 13

3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp 13

3.3.2. Phương pháp nội nghiệp 15

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng (D
1.3
) cây keo lai 6 tuổi trồng
giữa hai cấp mật độ 1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha 17

4.1.1. Kết quả điều tra sinh trưởng đường kính (D
3.1
) keo lai 6 tuổi
mật độ 1.333 cây/ha 17

4.1.2. Kết quả điều tra sinh trưởng đường kính (D
3.1
) keo lai 6 tuổi mật

độ 1.666 cây/ha 19

4.1.3. Kết quả so sánh sinh trưởng (D
3.1
) của keo lai 6 tuổi trồng giữa
hai cấp mật độ 20


vi
4.2. Kết quả đánh giá sinh trưởng (H
VN
) của keo lai giữa hai cấp mật độ
1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha. 20

4.2.1. Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao (H
vn
) keo lai 6 tuổi mật
độ 1.333 cây/ha 21

4.2.2. Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao (H
vn
) keo lai 6 tuổi mật
độ 1.666 cây/ha 23

4.2.3. Kết quả so sánh sinh trưởng (H
vn
) của keo lai 6 tuổi trồng giữa
hai mật độ 24

4.3. Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao (H

dc
) keo lai 6 tuổi mật độ
1.333 cây/ha 25

4.3.1. Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao (H
dc
) keo lai 6 tuổi mật
độ 1.333 cây/ha 25
4.3.2. Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao (H
dc
) keo lai 6 tuổi mật
độ 1.666 cây/ha 27

4.3.3. Kết quả so sánh sinh trưởng chiều cao (H
dc
) keo lai 6 tuổi trồng
giữa hai cấp mật độ 28

4.4. So sánh sinh trưởng (D
t
) của keo lai 6 tuổi giữa hai cấp mật độ
1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha 28

4.4.1. Kết quả điều tra sinh trưởng đường kính (D
t
) keo lai 6 tuổi mật
độ 1.333 cây/ha 29

4.4.2. Kết quả điều tra sinh trưởng đường kính (D
t

) keo lai 6 tuổi mật
độ 1.666 cây/ha 31

4.4.3. Kết quả so sánh sinh trưởng (D
t
) của keo lai 6 tuổi trồng giữa
hai cấp mật độ 32
4.5. So sánh chất lượng sinh trưởng cây keo lai 6 tuổi trồng trên hai cấp mật
độ 1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha…………………………………………….33

4.5.1. Chất lượng sinh trưởng cây keo lai 6 tuổi trồng trên cấp mật độ
1.333 cây/ha 34
4.5.2. Chất lượng sinh trưởng cây keo lai 6 tuổi trồng trên cấp mật độ 1.666
cây/ha 34
4.5.3. Chất lượng sinh trưởng cây keo lai 6 tuổi trồng trên hai mật độ 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36

5.1. Kết luận 36

5.2. Kiến nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39


1
Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề

Rừng là một tài sản vô cùng to lớn của nền kinh tế quốc dân, nó không
những cung cấp gỗ, củi các loại lâm sản sử dụng thông thường, nó còn có tác
dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, lá phổi xanh cho cuộc sống của con
người, giá trị của rừng là rất to lớn. Nhưng do trình độ quản lý và nhận thức
của nhiều người còn hạn chế nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp đến mức
báo động, từ đó cuộc sống của nhiều người đang bị đe dọa. Vì vậy việc quản
lý bảo vệ rừng phải đi đôi với việc nghiên cứu cấu trúc của rừng để không
ngừng nâng cao năng suất, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của rừng phát huy
cao nhất khả năng phòng hộ cũng như cung cấp gỗ xây dựng, lâm sản và gỗ
nguyên liệu giấy Nên cần những biện pháp kĩ thuật tác động và xác định
mật độ cho thích hợp với từng đối tượng trong rừng trồng.
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia
mangium) và keo lá tràm (acacia auricurifomis), keo lai có khả năng sinh
trưởng, phát triển nhanh cho năng suất cao, nhưng mật độ trồng rừng có ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất của rừng, mật
độ khác nhau sẽ làm suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng về phân bón, cây con, nhân
lực khác nhau và ảnh hưởng đến quy cách, năng suất chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy muốn có một mật độ thích hợp với từng loài cây trồng và mục đích
sử dụng cần tìm ra những mật độ phù hợp tạo cho rừng sinh trưởng phát triển
nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao nhất đáp ứng được mục đích của chúng ta.
Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên trong những năm gần đây đang thí
nghiệm mật độ như 1.333 cây/ha, 1.666 cây/ha. Tuy nhiên những thí nghiệm
đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả nhất chưa có kết quả cụ thể. Để định
hướng và đưa ra mật độ thích hợp cần phải thực hiện cụ thể. Xuất phát từ thực tế
và nhu cầu trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ trồng rừng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của keo lai tuổi 6 tại Công
ty Lâm Nghiệp Hàm Yên huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang”.

2
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của rừng trồng keo lai 6 tuổi ở hai
mật độ 1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha nhằm xác định mật độ hợp lý ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng gỗ tại Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên huyện Hàm Yên
tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
So sánh được các chỉ tiêu sinh trưởng về: Đường kính 1.3m, Chiều
cao vút ngọn, Chiều cao dưới cành, Đường kính tán và Chất lượng sinh
trưởng của loài cây Keo lai rừng trồng 6 tuổi ở hai mật độ 1.333 cây/ha và
1.666 cây/ha.
Trên cơ sở đó lựa chọn được mật độ hợp lý cho rừng trồng Keo lai 6
tuổi đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Qua thời gian nghiên cứu có thể giúp bản thân
làm quen với thực tiễn, kiểm nghiệm giữa lý thuyết và thực tiễn, củng cố kiến
thức đã học được trong trường và có điều kiện tích lũy thêm kiến thức thực tế.
- Ý nghĩa trong khoa học: Thông qua kết quả nghiên cứu có thể cung
cấp những cơ sở căn cứ khoa học cho việc đề xuất một số kỹ thuật lâm sinh
trong trồng rừng nguyên liệu giấy trên địa bàn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Đề tài là cơ sở để giúp cho các nhà
trồng rừng lựa chọn được mật độ trồng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng gỗ rừng trồng để phát triển mở rộng quy mô góp phần đáp ứng nhu cầu
sử dụng gỗ nguyên liệu làm bột giấy.


3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Mật độ là số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích hay nói cách
khác là sự sắp xếp không gian của một số lượng cây nhất định trên một đơn vị
diện tích. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng gỗ rừng trồng.
Muốn có sản lượng gỗ cao, đảm bảo quy cách, phẩm chất đáp ứng được yêu
cầu và mục đích sử dụng cần nghiên cứu mật độ thích hợp với mục đích trồng
rừng, loài cây và điều kiện lập địa của nó. Vì vậy, có thể nói mật độ là một
trong những biện pháp kĩ thuật quan trọng trong trồng rừng.
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình cho thấy, giai đoạn cây
5 tuổi tỷ lệ sống của rừng trồng ở một số mật độ 1330 cây/ha và 1660 cây/ha
so với tỷ lệ sống tại tuổi 3 là không khác nhau. Nhưng ở mật độ 2000 cây/ha
thì tỷ lệ sống ở tuổi 5 và tuổi 3 là khác nhau nhiều (ở tuổi 3 là 90,74% và ở
tuổi 5 là 87,04%)[2].
Sự ảnh hưởng của các mật độ này đến chất lượng gỗ keo lai như thế
nào và sử dụng gỗ ở cấp mật độ đó như thế nào, cho đến nay chưa có công
trình nào khẳng định chắc chắn. Chính vì vậy, để có cơ sở khẳng định mật độ
có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cũng như hiệu quả sinh trưởng của
cây keo lai, tôi thấy việc nghiên cứu của tôi là cần thiết.
2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Keo lai là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo
lá tràm (acacia auricurifomis), giống lai tự nhiên này được Messrs Herburn và
Shim phát hiện ra lần đầu vào năm 1972 trong số các cây keo tai tượng trồng ven
đường ở Sook Telupit thuộc bang Sabah của Malayxia. Đến tháng 7 năm 1978
nhờ vào mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực ở Queensland (Autralia) thì
Pedgley đã xác định đó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và Keo lá tràm.
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở vùng Banamuk va Old Toda của
Papua New Guirea (Turnbull, 1986; Gunetal, 1987; Griffin, 1988), ở một số nơi
khác tại Sabah (Rufelds, 1987), và Ulukukut (Daus và Rasip, 1989) của Malayxia[2].

4
Ngoài ra, từ năm 1992 ở Indonexia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng keo

lai từ nuôi cấy mô phân sinh, cùng keo tai tượng và keo lá tràm (Umboh et
al,1993). Keo lai tự nhiên còn tìm thấy ở vườn keo tai tượng của trạm nghiên
cứu Jon - pu của viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang tao et al 1988)
và ở vùng trồng keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung Quốc)[2].
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Thái Lan (Kijkac, 1992), ở đây
keo lai được gây trồng thành đám khoảng 30 cây tại trụ sở của trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng Asean - Canada ở Muak - Lek, Sarabari[2].
Người ta quan sát vườn ươm tại Sabah và thấy rằng tỉ lệ keo lai xuất
hiện trong vườn keo tai tượng là 3,3 - 9,3%, cá biệt có thể tới 23%. Còn trong
vườn ươm Keo lá tràm là 6,8% - 10,3%, cá biệt có thể đến 22,5% Gan và
Simboonliany, 1991)[2].
Theo Rufelds, 1987, keo lai hơn keo tai tượng về độ tròn thân, khả
năng tỉa cành khá hơn keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và
góc phân cành kém hơn keo tai tượng. Nhưng Piso và Nasi, 1991, đã kiểm
nghiệm ở keo tai tượng độ thẳng thân của đoạn thân dưới cành, độ tròn dài
thân tốt hơn loài bố mẹ, keo lai có đỉnh ngọn phát triển tốt hơn, thân đơn trục
tỉa cành tốt (Pinyosarerk, 1990) cũng vì vậy keo lai đã được nghiên cứu nhân
giống bằng hom (Griffin, 1988), nuôi cấy mô phân sinh (Darus, 1991)[2].
Năm 1988 theo Pong - Arant đã nhân hom thành công 8 dòng keo lai có
khả năng sinh trưởng tốt hơn bố mẹ chúng.
2.1.3. Các kết quả nghiên cứu trong nước
Ở nước ta keo lai tự nhiên được trung tâm nghiên cứu giống cây trồng
Việt Nam phát hiện, nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và sinh trưởng (Lê Đình
Khả và những cộng sự, 1993) Tiềm năng bột giấy (Lê Đình Khả, Lê Quang
Phúc, 1995; Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, 1999) khảo nghiệm dòng vô tính,
(Lê Đình Khả, 1966) cũng như nghiên cứu đặc điểm thoái hóa phân ly ở đời
F2 khi dùng hạt của cây lai F1 để trồng rừng (Lê Đình Khả và những người
khác, 1999). Keo lai cũng được nghiên cứu về khả năng cải tạo đất, (Lê Đình
Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000) và khả năng gây trồng ở các
vùng sinh thái (Lê Đình Khả và những người khác, 1999; Nguyễn Ngọc Giao,

2003). Ở Việt Nam năm 1993 công tác khảo nghiệm dòng vô tính keo lai
được tiến hành ở Đông Nam Bộ. (Trong Lê Đình Khả và cộng tác viên, 2005)

5
Keo lai tự nhiên ở Ba Vì (Hà Tây) được xác định đã xuất hiện trong
khu vực trồng keo tai tượng lấy giống từ khu trồng thử keo tai tượng nằm
cạnh khu trồng keo lá tràm. Còn keo lai tại Đông Nam Bộ xuất hiện là do lai
tự nhiên giữa xuất sứ Mossman (Ald) của tai tượng với keo lá tràm. Ở Việt
Nam vào năm 1993 công tác khảo nghiệm dòng vô tính keo lai được tiến hành
ở Đông Nam Bộ. Các kết quả chọn giống và nhân giống đã được công bố trên
Tạp chí Lâm Nghiệp số 07/1993 và thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế
Lâm Nghiệp số 02/1995[2].
Vào ngày 17/01/2000 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quyết định công nhận chính thức 3 dòng keo lai: BV10, BV16, BV32 của trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam để
đưa vào sản xuất. Vào ngày 09/08/2000 tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quyết định công nhận 4 dòng keo lai TB03, TB05,
TB06, TB12 của trung tâm Khoa học sản xuất nông nghiệp Đông Nam Bộ thuộc
Viện Khoa Học Việt Nam đưa vào trồng với diện tích rộng ở các tỉnh phía Nam.
Ngoài các dòng keo lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận, có một số dòng keo lai được đánh giá là có triển vọng là các dòng BV71,
BV75…đã được chọn và đưa vào khảo nghiệm.
Năm 2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận thêm
dòng KL2 cho vùng Đông Nam Bộ, Huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, ban quản
lý đã trồng mới 40 vạn keo lai hom dòng BV10, BV16 trên 13 xã khu vực.
(Trang báo Hà Tĩnh 04/01/2006)
Dòng vô tính keo lai KL20 và KLTA3 có tốc độ sinh trưởng bình quân
10% so với giống cũ (thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, 2006)
2.1.4. Đặc tính ưu thế lai của keo lai
2.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng của keo lai

Đặc điểm nổi bật của keo lai ưu thế lai hết sức rõ rệt. Thể hiện khi điều
tra tại Ba Vì (Hà Tây) cho thấy keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn keo tai
tượng 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và 1,3 - 1,8 lần về đường kính. Ở 4,5 tuổi keo
lai có thể tích gấp 2 lần keo tai tượng. Đánh giá thực trạng rừng trồng keo tai
tượng ở nước ta trong những năm qua thấy rằng:

6
Bảng 2.1: Khu vực Đông Bắc
Keo lai tuổi 6 đạt 21m
3
/ha/năm (Mê Linh - Vĩnh Phúc)
Keo tai tượng tuổi 10 đạt 13,36m
3
/ha/năm
Keo lá tràm tuổi 10 đạt 12,18m
3
/ha/năm
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)

Bảng 2.2: Khu vực Tây Bắc
Keo lai tuổi 3 đạt 16,87m
3
/ha/năm (Bình Thanh - Hòa Bình)
Keo tai tượng tuổi 3 đạt 7,34m
3
/ha/năm
Keo lá tràm tuổi 3 đạt 4,08m
3
/ha/năm
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)


Bảng 2.3: Khu vực Bắc Trung Bộ
Keo lai tuổi 6 đạt 23,55 m
3
/ha/năm (Đông Hà - Quảng Trị
Keo tai tượng tuổi 8 đạt 13,34 m
3
/ha/năm
Keo lá tràm tuổi 8 đạt 9,08 m
3
/ha/năm
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)

Bảng 2.4: Khu vực Đông Nam Bộ
Keo lai tuổi 5 đạt 20,39 m
3
/ha/năm (Tân Tạo)
Keo lai thâm canh tuổi 5 đạt 33,19 m
3
/ha/năm
Keo lá tràm tuổi 5 đạt 11,49 m
3
/ha/năm
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)
Qua đó ta thấy rằng Keo lai trồng đạt năng suất cao hơn Keo lá tràm và
Keo tai tượng.
(Thông tin khoa khoa học kĩ thuật lâm nghiệp số 2 năm 2004)

7
2.1.4.2. Tiềm năng bột giấy

Nó thể hiện qua các kĩ thuật lâm nghiệp Việt Nam đã xác định tỷ trọng
gỗ khô kiệt cho keo lai, keo lá tràm và keo tai tượng.
Bảng 2.5: Tỷ trọng của keo lai và keo tai tượng và keo lá tràm
Loài cây Tỷ trọng gỗ
Keo lai 0,455
Keo tai tượng 0,414
Keo lá tràm 0,469
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)


Từ đó ta thấy rằng keo lai có tỷ trọng gỗ khô kiệt trung gian giữa 2 loài
bố mẹ.
Khi đánh giá tiềm năng bột giấy của 5 dòng keo lai được chon: BV10,
BV16, BV29, BV32, BV33 ở tuổi 6 cho thấy:
Bảng 2.6: Đánh giá tiềm năng bột giấy của 5 dòng keo lai
Tên dòng
Tỷ
trọng
gỗ khô
kiệt

Hàm
lượng
xenlulose

(%)
Hiệu suất bột
giấy (%) Độ dài
đứt
(m)

Độ
chịu
gấp
(đôi
lần)
Độ
chịu

(mN)
Trước
tẩy
Sau
tẩy
BV10 0,467 50,5 51,5 49,4 8.420 2.800 560
BV16 0,480 49,5 51,0 47,7 7.860 2.800 550
BV29 0,474 48,9 52,0 48,9 7.810 2.600 600
BV32 0,537 50,1 48,0 45,2 8.320 2.100 470
BV33 0,494 52,0 50,0 47,6 7.700 2.100 530
TB 0,491 50,2 50,8 47,9 7.980 2.550 530
Keo tai
tượng
0,474 49,3 50,5 47,5 5.460 1.200 480
Keo lá
tràm
0,493 47,9 50,5 47,4 6.300 2.000 530
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)


8


Qua bảng trên ta thấy Keo lai được chọn có tỷ trọng gỗ trung gian giữa
2 loài bố mẹ, trong đó BV32 có tỷ trọng gỗ cao hơn cả keo lá tràm. Một số
dòng keo lai (Đặc biệt là dòng BV10) còn có hàm lượng xenlulose cũng như
hiệu suất bột giấy và độ bền cơ học của giấy cao hơn rõ rệt các loài bố mẹ,
điều đó chứng tỏ keo lai không những có ưu thế về sinh trưởng mà còn cả về
tiềm năng bột giấy (đối với những dòng được bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn công nhân)
Khi khảo nghiệm keo lai 5 tuổi, người ta thấy rằng dòng BV10 có độ
trắng của giấy hơn 2 lần bố mẹ thể hiện:
Bảng 2.7: So sánh độ trắng của keo lai và keo lá tràm, keo tai tượng
Loài cây Độ trắng
BV10 83,5
Keo tai tượng 82,0
Keo lá tràm 83,2
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)

2.1.4.3. Nốt sần và khả năng cải tạo đất của keo lai
a. Cơ chế hoạt động của vi khuẩn cố định đạm
Nốt sần các loại keo Acacia do các loại vi khuẩn Phizobia khác nhau
bao gồm các loại thuộc chi Rhizobium sinh trưởng chậm trong các nốt sần.
Các vi khuẩn cố định đạm xâm nhập vào rễ cây, kích thích rễ cây hình
thành các cấu trúc gọi là nốt sần, rồi sinh sản và cố định đạm trong các nốt
sần này. Các vi khuẩn cố định đạm tự do (N
2
) của khí quyển thành đạm
Amôn (NH
3
) cung cấp cho cây[2].
b. Nốt sấn và vi sinh vật đất ở điều kiện tự nhiên
Các dòng keo lai được chọn và trồng ở nước ta không chỉ có sinh trưởng

nhanh hơn mà cây trồng trong bầu đất ở giai đoạn 3 tháng tuổi của chúng còn
có một lượng nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm nhiều 2,4 - 13 lần các loài keo
bố mẹ. Khối lượng tươi của nốt sần ở các dòng keo lai là 0,39 - 0,47 g/cây,
trong lúc của loại bố mẹ là 0,075 - 0,15 g/cây, gấp 5 - 12 lần các loại bố mẹ

9
(0,011 - 0,017 g/cây). Tuy chưa có điều kiện xác định lượng đạm trong các nốt
sần, song điều đó có thể cảm nhận được mà lượng đạm mà các dòng keo lai
tổng hợp được từ Nitơ trong không khí cũng nhiều hơn các loài bố mẹ thể hiện:
Bảng 2.8: Nốt sần của keo lai so với keo tai tượng và keo lá tràm
Dòng
Số nốt
sần/cây
Khối lượng
nốt sần tươi
(mg/cây)
Khối lượng
nốt sần khô
(mg/cây)
Số tế bào vi
khuẩn cố
định đạm
(/g đất)
BV10 54,7 330 89 15,42.10
5
BV16 50,1 430 126 12,45.10
4
BV29 54,4 470 130 14,84.10
5
BV32 59,7 410 120 9,04.10

5
BV33 39,9 390 110 5,38.10
5
Keo lá tràm hạt 16,9 150 15 0,62.10
5
Keo tai tượng hạt 6 97 11 3,18.10
5
(Nguồn: Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải và Ngô Đình Quế, 2000)
Ưu thế của keo lai không chỉ thể hiện ở sinh trưởng và chất lượng cây
mà còn thể hiện ở cả số lượng và khối lượng nốt sần tự nhiên của chúng.
(Lê Đình Khả và cộng tác viên, 2003)
Chính nhờ những ưu thế lai trên của keo lai, theo tính toán của các loại
cây keo hom hiện nay sau khi trông 7 năm sẽ cho thu hoạch nhưng mặt khác ở
vòng quay thứ 2 của loài cây này không còn là 7 năm nữa mà có thể là 10
năm hoặc sẽ dài hơn vì sau vòng một đất hết màu mỡ.
(Trang báo thuế, số 2 năm 2005)
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lý và danh giới hành chính
Văn phòng Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên đóng tại km 39 Quốc lộ 2
đường Hà Giang – Tuyên Quang. Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên nằm trong
khu vực địa lý có tọa độ:
+ Từ 20
o
1’ đến 22
o
14’ độ vĩ bắc.

10
+ Từ 104

o
20’ đến 115
o
30’ độ kinh đông.
+ Phía bắc giáp huyện Bắc Quang - Hà Giang.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp Hoàng Liên Sơn.
+ Phía Nam Giáp xã Bằng Cốc - Thái Sơn.
+ Phía Đông giáp Sông Lô.
* Địa hình địa thế
Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên nằm trong khu vực quá độ giữa vùng
đồi núi bát úp, với vùng núi thấp địa hình thấp dần từ phía Nam và Đông
Nam. Độ cao tuyệt đối dưới 300m, cao nhất 500m. Độ dốc trung bình cấp 2,
độ dốc nhất dưới 45
0
.
* Khí hậu thủy văn
+ Về khí hậu
Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa, một năm có 2
mùa rõ rệt.
- Mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ trung bình năm: 22,6
0
C, nhiệt độ cao nhất 38
0
C.
- Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 28,3
0
C, thấp nhất 16

0
C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1610mm.
- Năm có lượng mưa cao nhất: 2000mm, thấp nhất: 1200mm.
- Số ngày mưa trung bình: 144 ngày.
- Độ ẩm tương đối hàng năm trung bình là 84%.
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 45%.
- Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đông Bắc và mùa Đông Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là
mùa đông lạnh, ít mưa, lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm.
- Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo mùa mưa
ẩm và lượng mưa lớn tập chung tại thời điểm này, tốc độ gió trung bình
2,5m/s, cá biệt cũng có tốc độ gió 40m/s.

11
+ Về thủy văn
Sông lô chạy dọc theo địa bàn hoạt động sản xuất của công ty Lâm
Nghiệp suốt một dải về phía Đông, có nước quanh năm đây là điều kiện thuận
lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu giấy bằng đường thủy
Suối phân bố đều trên địa bàn sản xuất, các khe suối có nước quanh
năm, tuy nhiên về mùa khô hơi cạn, mùa mưa nguồn nước dồi dào, tốc độ
dòng chảy lớn nên cũng khó khăn cho việc khai thác, vận xuất và việc tổ chức
sản xuất đi lại vào mùa mưa.
* Điều kiện đất đai
Diện tích đất của Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên quản lý chủ yếu là
loại đất Feralít phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tầng đất trung bình
khoảng 60cm, còn tính chất đất rừng, thuận lợi cho việc phát triển trồng các
loại cây nguyên liệu giấy.
Đất Nông Nghiệp chủ yếu là đất dốc tụ, được sử dụng trồng lúa nước từ
1 - 2 vụ.

2.2.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
2.2.2.1. Đặc điểm dân sinh kinh tế
Dân số và lao động của 3 xã có 3886 hộ, trong đó 2 xã Yên Phú, Yên
Lâm có 1954 hộ, thị trấn Tân Yên 1782 hộ chủ yếu là các dân tộc như: Tày,
Kinh, Dao, H’ .Mông. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán sản xuất,
sinh hoạt và bản sắc văn hóa riêng. Họ sống chủ yếu bằng nghề sản xuất
Nông Lâm Nghiệp, Tập trung theo dòng họ và ở những nơi có điều kiện thuận
lợi cho sản xuất và sinh hoạt như vùng ven sông, ven suối, gần đường giao
thông, gần chợ. Nhưng do đặc điểm phân bố, cho nên trình độ dân trí không
đồng đều, nhiều nơi còn có phong tục tập quán lạc hậu như mê tín dị
đoan Sản xuất chưa thoát khỏi tự cung, tự cấp. Đây cũng là một hạn chế gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển Nông, Lâm Nghiệp của địa phương
cũng như của công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên.
2.2.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Là một huyện miền núi có đặc điểm là cơ sở hạ tầng kém phát triển và
mới được quan tâm chú trọng từ những năm 1990 trở lại đây.
- Hệ thống giao thông: trong vùng có 25 km đường nhựa. Mạng lưới
giao thông liên xã, liên thôn, ô tô đã đến được, mặc dù chất lượng các đường
này còn kém song vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa.

12
Toàn vùng đã có nhiều công trình thủy lợi như ao hồ đập lớn, hệ thống
kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa nhằm phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
- Phương tiện thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc mới được
đầu tư phát triển từ vài năm nay, hiện tại có một trạm vi ba đặt tại trung tâm
huyện, các xã có bưu điện nhận thư báo trong ngày.
- Điện: Năm 1994 huyện mới đầu tư xây dựng đường điện 35 kw.
Nhưng đến nay đã có hơn 95% người dân đã được sử dụng điện.
- Về giáo giục: Tuy là một huyện miền núi nhưng huyện đã có 43

trường học các cấp, trong đó có 3 trường phổ thông Trung học, các xã đều có
trường cấp I,II, các thôn bản đều có lớp mẫu giáo mầm non.
- Về y tế: Trong mỗi xã có một trạm xá đã nâng cấp đủ điều kiện để
phục vụ bà con nhân dân.
- Về văn hóa: Tại thôn bản đều được xây dựng đường, xây dựng nhà
văn hóa là nơi sinh hoạt của cộng đồng.
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng ta
có thể rút ra một số kết luận sau:
Với điều kiện thời tiết, khí hậu tương đối thuận lợi, diện tích đất trống
đồi núi trọc còn hoang hóa nhiều, tầng đất canh tác dầy, địa hình đa dạng,
phong phú thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau có thể cho phép Công
ty Lâm nghiệp Hàm Yên phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp nông, lâm
Nghiệp, Khai thác thế mạnh của một huyện miền núi. Tập trung phát triển cây
nguyên liệu giấy, khai thác tiềm năng đất đai, nhân lực, hệ thống đường thủy
để vận chuyển nguyên liệu về nhà máy, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc, nâng độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Do điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển còn nghèo nàn cho
nên chưa thực hiện được vai trò đòn bẩy hỗ trợ, tác động cho kinh tế và các
ngành kinh tế khác.
Do đặc điểm phân bố, nhìn chung trình độ dân trí của nhân dân trong
vùng còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều gặp nhiều khó khăn, thiếu tri
thức khoa học kĩ thuật, quản lý kinh tế thị trường, thiếu vốn Đã ảnh
hưởng rất lớn đến việc khai thác tiềm năng các nguồn lực để thúc đẩy kinh
tế nông, lâm nghiệp.


13
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của 2 cấp mật độ: 1.333
cây/ha và 1.666 cây/ha đến hiệu quả sử dụng gỗ tại Công ty Lâm Nghiệp Hàm
Yên huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vị rừng
trồng phục vụ nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian điều tra, nghiên cứu và thu thập số liệu được tiến hành từ
tháng 2 đến tháng 4 năm 2014, Thời gian nội nghiệp, viết báo cáo từ 1/5 đến
25/5 năm 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- So sánh sinh trưởng đường kính ngang ngực D
3.1
(cm) giữa hai cấp
mật độ 1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha
- So sánh sinh trưởng chiều cao vút ngọn H
vn
(m) giữa hai cấp mật độ
1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha
- So sánh sinh trưởng về đường kính tán D
t
(m) giữa hai cấp mật độ
1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha
- So sánh sinh trưởng về chiều cao dưới cành H
dc
(m) giữa hai cấp mật

độ 1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha
- So sánh chất lượng sinh trưởng giữa hai cấp mật độ 1.333 cây/ha và
1.666 cây/ha
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp
* Phương pháp thu thập số liệu
- Chuẩn bị trước khi điều tra:
+ Bản đồ, hồ sơ rừng trồng của khu vực nghiên cứu.

14
+ Dụng cụ như địa bàn cầm tay, thước kẹp kính, thước dây, thước đo
cao Bbumleis/thước sào, dao tay, bảng biểu, bút chì và cặp ba dây.
- Điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu
- Sau khi điều tra sơ thám tôi tiến hành lập ÔTC
+ Yêu cầu ÔTC: Ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình cho đối tượng nghiên
cứu, các nhân tố không nghiên cứu thì phải đồng nhất như đất đai, khí hậu, độ
dốc cùng năm trồng, cùng loài cây, cùng các biện pháp kĩ thuật trồng chăm
sóc rừng.
+ Hình dạng ÔTC với mật độ rừng trồng ô hình vuông với diện tích
400m
2
(20x20)m.
+ Vị trí lập ÔTC cho mỗi cấp mật độ: Ở 3 vị trí địa hình khác nhau:
Chân, sườn, đỉnh; Theo các hướng phơi khác nhau: Hướng Nam và hướng
Bắc mỗi vị trí địa hình lập 6 ÔTC x 3 = 18 ô tiêu chuẩn (Hướng nam: Chân 3
ô, sườn 3 ô, đỉnh 3 ô; Hướng bắc: Chân 3 ô, sườn 3 ô, đỉnh 3 ô). Hai cấp mật
độ là 36 ô tiêu chuẩn.
+ Phương pháp lập ô: Sử dụng các dụng cụ như địa bàn cầm tay, thước
dây, dao phát và lập các góc vuông theo định lý pitago (tam giác vuông có
cạnh là 3 x 4 x 5m), sai số khép cạnh cho phép


1/200 chu vi. Độ dốc,
hướng dốc phải được xác định bằng địa bàn cầm tay.
Sau khi lập song ÔTC, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của
tất cả các cây trong ÔTC gồm:
- Đo đường kính ngang ngực D
3.1
bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến
mm và đo theo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc sau đó tính trị số trung bình.
- Đo chiều cao vút ngọn (H
VN
) bằng thước đo cao Bbumleis/thước sào.
- Đo dường kính tán lá (D
t
) bằng thước dây với độ chính xác đến dm,
theo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc của hình chiếu tán lá trên mặt phẳng
nằm ngang, sau đó tính trị số trung bình.
- Trong quá trình đo đếm tiến hành phân loại chất lượng sinh trưởng
của từng cây:
+ Cây tốt: Là những cây sinh trưởng tốt, tán lá vượt trội khỏi tầng tán
chính và phát triển đều, cây khỏe mạnh, không cong queo, sâu bệnh, không bị
tổn thương cơ giới.

15
+ Cây trung bình: Là những cây sinh trưởng mà giá trị trung bình tán lá
tham gia vào tầng tán chính của rừng.
+ Cây xấu: Là những cây sinh trưởng chậm, tán lá thấp hơn tầng tán
chính, cây cong queo, sâu bệnh, lệch tán, thót ngọn
Số liệu đo đếm được ghi vào các bảng ở phần phụ biểu:
3.3.2. Phương pháp nội nghiệp

Từ các số liệu thu thập được trên các ÔTC, tiến hành chỉnh lý số liệu và
tính toán các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu sinh trưởng D
3.1
, H
VN
, H
DC
và D
t

theo phương pháp bình quân gia quyền, các bước thực hiện như sau:
- Tính số tổ: m = 5.lg(n)
Trong đó: m là số tổ, n là dung lượng mẫu
- Tính cự ly tổ: k =
m
XX
minmax


Trong đó: X
max
là trị số quan sát lớn nhất
X
min
là trị số quan sát nhỏ nhất
- Tính giá trị trung bình:
X
=



fi
xifi.


s
2
=
1

N
Q
X


- Sai tiêu chuẩn: S =
2
s


Q
x
=

2
fixi
-
n
fixi

2

)(


- Tính hệ số biến động: S% =
100x
X
S


Tính sai số thí nghiệm:

=
±
1,96x
n
S


- Sai số tương đối:

% =
X

x100


16
Sai số cho phép

%


5% thì chấp thuận, nếu

% > 5% thì phải điều
tra tăng thêm dung lượng mẫu cần thiết để tăng độ chính xác.
- Để kiểm tra sự thuần nhất của từng cặp đại lượng của các mẫu quan
sát (vì dung lượng các mẫu đều lớn hơn 30) tôi dùng tiêu chuẩn U của phân
bố tiêu chuẩn.
U =
2
2
2
1
2
1
21
n
S
n
S
XX
+


+ S
1
, S
2
: Là sai số tiêu chuẩn của mẫu 1 và 2
+ n

1
, n
2
: Dung lượng quan sát của mẫu 1 và 2
+ Nếu so sánh
U
tính được với U
05
tra bảng khi n

30 thì U
05
= 1,96
Nếu
U
> 1,96 thì có thể kết luận rằng sinh trưởng của đại lượng quan
sát giữa 2 mẫu là không thuần nhất. Hay nói cách khác là có sự sai khác rõ rệt
về sinh trưởng của chỉ tiêu quan sát giữa hai đối tượng nghiên cứu.
+ Nếu
U


1,96 có nghĩa giữa các mẫu không có sự sai khác rõ rệt.
- Đánh giá chất lượng rừng: Chất lượng rừng được biểu thị qua tỷ lệ
cây tốt, cây trung bình, cây xấu. Để kiểm tra chất lượng rừng ở từng ÔTC,
làm cơ sở so sánh chất lượng rừng ở hai mật độ ta tính % cây tốt, cây trung
bình và cây xấu ở từng ÔTC rồi đem so sánh tỉ lệ cây tốt, cây trung bình và
cây xấu giữa hai cấp mật độ với nhau.

17

Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng (D
1.3
) cây keo lai 6 tuổi trồng
giữa hai cấp mật độ 1.333 cây/ha và 1.666 cây/ha
Đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng tạo nên sản lượng
rừng, khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của chỉ tiêu này sẽ quyết định
đến năng suất của rừng trồng. Tuy trong cùng một điều kiện sống khả năng đó
được quyết định bởi loài cây trồng với biện pháp kỹ thuật khác nhau.
4.1.1. Kết quả điều tra sinh trưởng đường kính (D
3.1
) keo lai 6 tuổi mật độ
1.333 cây/ha
Bảng 4.1. Sinh trưởng (D
1.3
) keo lai 6 tuổi mật độ 1.333 cây/ha
Hướng
phơi
ÔTC

Vị trí
địa
hình
Số
cây/ÔTC

3.1
D

(cm)

S S%
U

Trong cùng
một mật độ
Hướng
bắc
1 Chân 49 15,28 2,95

19,32

U
2
1

= 4,42
2 Sườn 50 12,65 3,21

25,62

U
3
2

= 2,01
3 Đỉnh 47 14.04 3,86

27,62


U
3
1

= 1,84
4 Chân 50 16,84 3,27

19,40

U
5
4

= 4,04
5 Sườn 49 14,25 3,48

24,69

U
6
5

= 0,03
6 Đỉnh 40 14,19 3,39

24,07

U
6

4

= 3,84
7 Chân 50 14,76 1,97

13,38

U
8
7

= 0,99
8 Sườn 47 15,25 3,19

20,96

U
9
8

= 1,39
9 Đỉnh 43 14,62 0,52

3,57 U
9
7

= 0,41
Hướng
nam

10 Chân 50 14.32 3,28

22,92

U
11
10

= 2,53

11 Sườn 47 12,24 4,62

37,81

U
12
11

= 1,21

12 Đỉnh 49 11,36 2,09

18,46

U
12
10

= 5,37


13 Chân 50 13,26 2,31

17,87

U
14
13

= 0,72

14 Sườn 49 13.17 1,26

9,53 U
15
14

= 3,96

15 Đỉnh 46 14,18 1,15

8,12 U
15
13

= 3,39

16 Chân 49 14,14 1,25

8,86 U
17

16

= 0,38

17 Sườn 50 14.07 0,79

5,58 U
18
17

= 1,43

18 Đỉnh 46 13,86 0,65

4,69 U
18
16

= 1,44

×