Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.34 KB, 24 trang )

GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI
MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử là những gì đã trải qua trong tiến trình phát triển của nhân loại. Nó
giống như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên
kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch
sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống, nó có tác
dụng giáo dục rất lớn (lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, biết ơn
những vị anh hùng đã có công dựng nước, giữ nước ).
Nhưng việc học và làm bài thi môn Lịch sử hiện nay đang rất báo động.
Bằng chứng là nhiều năm nay, môn Lịch sử luôn là môn học mà học sinh rất
không thích học và điểm tương đối thấp. Trong các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng
và đại học số lượng thí sinh điểm thấp thuộc dạng nhiều nhất.
Lí giải cho tình trạng trên, có thể thấy rằng để học thuộc và nhớ lâu các
sự kiện Lịch sử rất khó khăn với đa phần học sinh vì môn Sử vốn “nổi tiếng”
khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử, nhiều số liệu liên quan, kiến thức thì dàn trải.
Bởi vậy học sinh rất ngán ngẩm khi học môn này. Thêm vào đó, tình trạng dạy
"chay" của một bộ phận giáo viên hiện nay với phương pháp đọc chép cũng kiến
học sinh ngày càng rời xa với môn học này.
Thêm vào đó, việc phần lớn học sinh hiện nay chưa biết cách học và làm bài thi
môn Lịch sử cũng là một trong những yếu tố khiến các em ngại học và điểm thi
thấp. Tuy vậy vẫn có rất nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử nhưng lại băn
khoăn, lo lắng xoay quanh vấn đề tiếp thu kiến thức và kĩ năng làm bài như thế
nào?
Là một giáo viên dạy môn Lịch sử đã nhiều năm giảng dạy, chấm thi, ôn
thi học sinh giỏi, trước đây khi là học sinh cũng từng học trường chuyên và tham
dự các kì thi (thi học sinh giỏi Tỉnh, thi Đại học), tôi cũng có rất nhiều kinh
nghiệm về học và làm bài thi môn Lịch sử, tôi xin chia sẻ với các em học sinh
một số kinh nghiệm để các em đạt điểm cao môn học được cho là khô khan và
“khó nuốt” này. Đó cũng chính là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi thực
hiện:


GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI
MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
II.1. Cơ sở lí luận
Từ thời dựng nước, nhân dân ta đã coi trọng việc ghi nhớ lịch sử. Khi
chưa có chữ viết thì có các câu ca dao, các truyện truyền thuyết như Sơn Tinh,
Thủy Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thủy
Thời phong kiến, Lịch sử là một lĩnh vực, môn học hàng đầu bởi vì
chúng ta biết rằng yếu tố truyền thống luôn được các triều đại phong kiến đề cao
để phát huy tinh thần dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Có hẳn cả
cơ quan biên soạn lịch sử như Quốc sử quán (thời Nguyễn).
1
Nhiều bộ sách Lịch sử do nhà nước hoặc tư nhân biên soạn như Đại Việt sử kí
của Lê Văn Hưu (thời Trần), Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp
lục (thế kỉ XVI-XVIII), Lịch triều hiến chương loạn chí của Phan Huy Chú (thời
Nguyễn).
Lịch sử cũng là một trong những nội dung thi để tuyển chọn nhân tài
cho đất nước. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc chúng ta thấy họ cũng
nặng về phát huy giá trị lịch sử với những bộ sách lịch sử về nước họ.
Nhưng cách để tiếp cận với kiến thức lịch sử của họ thời bấy giờ cũng chỉ là học
bài theo kiểu "học vẹt". Theo dõi các bộ phim viết về Lịch sử phong kiến chúng
ta thấy cách học của các sĩ tử cũng không có gì đặc biệt. Họ ngồi học ở bàn, đi
đi lại lại học, có một số sĩ tử sợ ngủ quên khi học nên buộc tóc vào một sợi dây
dài treo lên xà nhà. Khi ngủ gật, tóc sẽ bị giật mạnh khiến người học bị đau và
tỉnh dậy. Cách mà họ làm bài thi cũng chỉ là chép lại vào giấy những gì mình
nhớ, không có một sự trình bày khoa học nào cả.
Hiện nay học sinh vẫn chủ yếu học và làm bài thi theo phương pháp
"truyền thống" đó. Mà đó lại là cách học hết sức nhàm chán, chóng nhớ, dễ
quên, cách làm bài thiếu thẩm mĩ đôi khi gây bức bối cho người chấm thi. Bởi
vậy, cách học và làm bài này không bền lâu và khiến học sinh không đạt được

kết quả tốt khi kiểm tra, thi Lịch sử. Nó kéo theo sự chán chường với môn học,
từ sự chán chường đó khiến cho lịch sử dân tộc bị mai một dần ở thế hệ trẻ.
II.2. Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình giảng dạy ở nhà trường, tôi nhận thấy rằng học sinh đang
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học và làm bài kiểm tra, nếu không nói là
bế tắc. Ngay cả những học sinh đươc coi là học sinh giỏi cũng chỉ biết "tụng
kinh" môn Sử và chép lại những gì mình nhớ bằng những gạch đầu dòng. Thậm
chí có nhiều học sinh lười học, cẩu thả thì việc chấm bài các em quả là cực hình.
Nhiều em trình bày không có gạch đầu dòng cho rõ ý mà cứ nối tiếp nhau viết
cho đầy chữ, dòng này nối tiếp dòng kia không dấu chấm, phẩy. Nhiều em nhớ
sai một cách trầm trọng về Lịch sử như Trần Hưng Đạo tham gia chiến dịch
Biên giới 1950, hay trình bày chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh và Đông
Dương hóa chiến tranh" thì nói rằng âm mưu của Mĩ là "Dùng người Việt đánh
người Việt, dùng người nông dân đánh người nông dân". Khi đọc những bài làm
như thế này, giám khảo cũng chỉ biết "dở khóc, dở cười" mà thôi.
Có học sinh thì quá tự tin vào kiến thức của mình, mới đọc đề thi đã cắm đầu
làm ngay kết cục là lạc đề nên không có điểm. Ví dụ đề thi đại học năm 2010 có
nội dung: Chiến dịch lớn đầu tiên nào mà quân ta chủ động mở sau ngày toàn
quốc kháng chiến bùng nổ, nếu học sinh không đọc kĩ, nhấn mạnh vào từ ngữ
(chủ động) thì sẽ trình bày đó là Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 (thực chất
đó là chiến dịch Biên giới thu đông 1950 vì năm 1947 chúng ta bị động đối phó
với cuộc tấn công của Pháp lên căn cứ Việt Bắc).
Qua việc chấm thi ở trường và chấm thi tốt nghiệp THPT, tôi còn nhận
thấy rất nhiều học sinh mắc phải rất nhiều lỗi trong làm bài thi môn Lịch sử. Sau
đây là một số lỗi thường gặp:
Thứ nhất là việc xác định nội dung trả lời không đúng, hỏi một đằng trả lời
một nẻo vì bị sai ngay từ khâu xác định đề thi hỏi về vấn đề gì.
2
Ví dụ đề thi hỏi về vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam thời kì
1919 đến 1930 thì học sinh lại nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của

Người. Thực ra các em chỉ cần nêu các vai trò sau (kèm dẫn chứng):
- Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
- Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng
- Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng
- Đề ra cương lĩnh cách mạng đầu tiên đúng đắn và sáng tạo
Thứ hai là việc trả lời sót ý do học sinh chưa chịu đọc kĩ đề đã vội làm bài
ngay, không vạch ra dàn ý chi tiết. Lỗi này thường gặp ở những học sinh làm ẩu,
thiếu cẩn thận, dẫn tới việc khi làm xong hết rồi, đọc lại thấy thiếu lại bổ sung
phía sau bài khiến giám thị đôi lúc đọc cũng phát bực mình.
Thứ ba là việc các mốc thời gian, số liệu và sự kiện nhớ không chính xác
nên nhiều học sinh cứ viết “bừa”, thậm chí còn "bịa" ra để viết cho đầy chữ
trong bài làm vì các em nghĩ rằng: có chữ là có điểm, hên thì trúng. Ví dụ cách
mạng tháng Tám diễn ra năm 1845 thì có em trả lời là năm 1975, sau cách mạng
tháng Tám ngân khố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ còn hơn 1,2 triệu
đồng thì có em viết là hơn 1,2 tỉ đồng Việc "bịa" sự kiện lịch sử có thể kể đến
là đã có học sinh khi trả lời câu hỏi: nêu diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh đã
trình bày như sau: sau khi lãnh đạo nhân dân ta giành chiến thắng ở chiến dịch
Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bác Hồ tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta
mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Vì Bác lãnh đạo chiến dịch này nên gọi tên
chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Ở đây học sinh đã nhầm lẫn nặng bởi vì
Bác đã mất từ năm 1969 thì làm sao mà lãnh đạo nhân dân ta giải phóng Sài
Gòn được.
Thứ tư là cách trình bày không rõ ràng, viết lan man, chung chung, bài thi
dài hai, ba trang nhưng không nêu được ý chính. Đây chính là hệ quả của việc
không nắm được kiến thức, không biết cách trình bày. Những bài thi như thế
thường chỉ đạt điểm rất thấp vì chưa thể hiện được bản chất của vấn đề.
Thứ năm là bài làm giống kiểu"đầu voi đuôi chuột", nghĩa là mấy câu đầu
câu thì trả lời đầy đủ, thậm chí dư ý nhưng lại có những câu ngắn, cụt ý do
không còn thời gian trả lời. Điều này phản ánh sự phân phối thời gian không
hợp lí cho việc trả lời các câu hỏi của học sinh, các em hứng thú câu nào thì say

sưa làm, trình bày dài dòng dẫn tới mất thời gian nên khi gần hết giờ mới cuống
cuồng làm các câu khác dẫn tới quên và thiếu ý.
Thực tế việc học và làm bài thi môn Lịch sử đã phản ánh phần nào qua kết
quả các kỳ thi tốt nghiệp và đại học trong vài năm gần đây, đặc biệt là ở kì thi tốt
nghiệp và đại học năm 2011 với hàng ngàn điểm 0 cho môn Lịch sử. Nhiều bài viết
sai kiến thức, lệch lạc về thời gian, cách trình bày rối rắm khiến giám khảo bức xúc
và khó khăn trong việc chấm bài.
Năm học 2013-2014, khi Bộ giáo dục và Đào tạo đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT
với 4 môn thi, trong đó Lịch sử là một môn tự chọn thì thực tế đã cho thấy môn Sử
bị đa phần học sinh né thi. Theo số liệu thống kê một số trường chỉ có một em đăng
kí (Trong đó có 2 trường: Trường THPT Nam Đàn 1 – huyện Nam Đàn và
Trường THPT Thái Lão - huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An). Trường nhiều
nhất cũng chỉ có khoảng hơn 20 học sinh dự thi.
3
Đến năm học 2014-2015, Bộ giáo dục tiếp tục đổi mới cách thi với một kì thi
chung cho cả Đại học và Tốt nghiệp. Trong đó ba môn bắt buộc là Toán, Văn,
Ngoại ngữ, năm môn tự chọn bao gồm có Lịch sử. Nhưng rốt cuộc khi thống kê,
số lượng học sinh đăng kí thi Sử của từng trường vẫn chỉ có thể đếm trên đầu
ngón tay (trường tôi có 3 học sinh đăng kí). Đây chính là một sự thật đáng buồn
gây ra những bức xúc, nỗi lo âu đối với toàn xã hội về việc giáo dục truyền
thống dân tộc qua môn học Lịch sử. Điều đó cũng một phần xuất phát từ việc
học sinh chưa biết cách học và chưa nắm được kĩ năng làm bài.
Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều học sinh yêu môn Lịch sử nhưng các
em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận môn học này mà chưa có ai định
hướng, giúp đỡ các em thực hiện sở thích của mình.
Vì lẽ trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giúp học sinh học và làm
bài thi có hiệu quả như sau:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1. PHƯƠNG PHÁP HỌC LỊCH SỬ
III.1.1. Phải có sự định hướng học bài (cách học "mưa dầm thấm lâu").

Thực tế cho thấy rằng đa phần học sinh hiện nay thường học bài theo
kiểu đối phó, tức là khi kiểm tra mới học (kể cả những học sinh được coi là
chăm ngoan, học sinh trường chuyên). Đơn cử như việc kiểm tra bài cũ, các em
thường chỉ học bài khi thầy cô chưa kiểm tra. Còn khi có điểm miệng rồi (tức đã
kiểm tra) thì học sinh sẽ không học bài nữa mà chuyển sang học các môn khác.
Đây có thể coi là "bệnh lười". Mặt khác, việc tập trung học theo khối thi cũng là
một trong những nguyên nhân khiến học sinh lười học các môn còn lại.
Kiểu học đối phó còn thể hiện ở việc học sinh thường chỉ học bài khi tới tiết
kiểm tra hoặc thi học kì, thậm chí có em ngày hôm sau thi thì tối hôm trước mới
học. Đó là cách học có thể nói là tài tử, "cưỡi ngựa xem hoa", cách học của
những kẻ lười biếng, "ăn xổi ở thì". Như vậy thì làm sao có thể nắm được kiến
thức.
Đặc thù của môn Lịch sử là kiến thức khá dài, thời gian, số liệu không
ít nên nếu không có sự định hướng thì sẽ không hề dễ dàng trong việc ghi nhớ.
Có nhiều học sinh hỏi tôi làm sao có thể nhớ được các bài học lịch sử. Theo tôi,
điều đầu tiên là phải có sự định hướng, tức là phải xác định việc học là phải học
dần dần, học xong bài nào phải thuộc bài đó, học tới đâu nhớ tới đó. Môn Lịch
sử có thể coi là môn học thuộc nên nếu không học ngay sau khi đã được nghe
giảng trên lớp thì sẽ rất khó khăn nếu như kiến thức học xong cứ chất đống lại
học một lần. Ngay cả người thông minh cũng chưa chắc "tải" nổi chứ học sinh
bình thường.
Đặc biệt với những học sinh theo khối C, việc định hướng học trước
càng trở nên quan trọng. Nếu xác định thi thì ngay từ lớp 10 có thể mua sách
giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu môn Sử 12 đọc trước. Môn Sử khác với
môn khác là rất dễ học nên việc đọc trước sẽ giúp các em quen với kiến thức và
dễ dàng tiếp nhận hơn khi được thầy cô giảng lại.
4
Việc xác định học lịch sử là cả một thời gian lâu dài chứ không phải
trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến
thức mà còn nhớ rõ các giai đoạn lịch sử. Vì vậy khi ôn lại sẽ rất là dễ dàng và

trình độ tổng hợp, khái quát hóa sự kiện của các em sẽ tốt hơn.
III.1.2. Học bài bằng cách chép lại
Tôi đã từng xem một số bộ phim của Trung Quốc, trong đó có những
đoạn phim nói về cách học bài của người xưa, thời phong kiến. Thời đó người ta
phải học những cuốn sách mang tính lí thuyết như Tứ thư, Ngũ kinh. Để học
thuộc những cuốn sách đó, các sĩ tử có những kiểu học khá thú vị. Bình thường
là ngồi học, có người chắc là do buồn ngủ quá nên vừa cầm sách vừa đi đi lại lại
nhẩm nhẩm, có người sợ ngủ quên nên buộc tóc lên trần nhà ngồi học, lỡ ngủ
quên gật đầu thì tóc bị giật đau điếng nên sẽ tỉnh ngủ.
Thời nay, một số học sinh tranh thủ học bài bằng cách vừa đi bộ, hoặc
đạp xe tới trường vừa cầm vở học (cách học này khá nguy hiểm vì dễ tai nạn,
mà cũng khó nhớ), có học sinh ngồi sau xe (có người chở) học hoặc ngồi học
trên xe buýt.
Những cách học này trong chốc lát thì có hiệu quả vì nó nhanh nhớ, nhưng điều
hạn chế là nhanh quên. Tôi cũng đã từng là học sinh, đã thi khối C nên có thử
qua những phương pháp này nhưng không có hiệu quả. Cách học có thể nói là
nhớ lâu nhất là việc chép lại kiến thức. Việc chép lại cũng là một cách nhẩm bài
nhưng khi ta viết sẽ nhớ rõ hơn bởi vì một lần viết giống như hai lần học. Lần
thứ nhất: đọc để nhớ và ghi lại. Lần thứ hai: ghi lại để nhớ. Trong quá trình ghi
kiến thức đã in đậm trong đầu qua việc viết, chỉnh sửa.
Phương pháp này có thể coi là hữu ích với những người học Sử. Mặc dù
mất thời gian, tốn giấy, mỏi tay nhưng bù lại chúng ta nhớ sâu được bài học và
sau khi đã thuộc rồi thì việc ôn lại dễ dàng hơn rất nhiều so với việc nhẩm
miệng. Đây là cách học mà những học sinh chăm học, kiên trì thường áp dụng.
III.1.3. Học bài bằng cách "dán kiến thức"
Cách học này có thể nói hơi "dị" một chút nhưng cũng rất hiệu quả.
Trong cuộc sống chúng ta đã gặp trường hợp một số gia đình mê tín thường dán
bùa chú quanh nhà để trừ tà. Cách học "dán kiến thức" giống dán bùa chú đó sẽ
làm cho nhiều người phải buồn cười nhưng nếu xét một cách nghiêm túc sẽ thấy
sự "lợi hại" của nó.

Nếu bạn chưa nhớ rõ được kiến thức lịch sử mà muốn ôn lại khi không
có điều kiện ngồi một chỗ (ví dụ bạn còn phải quét nhà, nấu cơm thậm chí đang
xem ti vi ), bạn có thể lấy những tờ giấy lớn chép lại kiến thức và dán vào
những nơi mình đang có công chuyện (tường bếp, phòng ). Bạn thử hình dung
ra khi bước chân của bạn đi tới đâu, kiến thức lịch sử cũng có ở đó; còn bạn kiến
thức lịch sử đã có trong đầu rồi, nếu không nhớ chỉ việc ngó qua và nhớ lại.
Cách học này mang tính chất tận dụng thời gian (lúc chờ canh sôi, nghỉ mệt lau
nhà hay ti vi đang quảng cáo ), còn nếu bạn học khi đang tập trung vào công
việc nào đó thì sẽ "xôi hỏng bỏng không", nhiều khi bài thì không thuộc, cơm
thì khét, canh thì đổ đầy bếp
Kiểu học bài như trên có lợi thế với những người ít thời gian học, nhà
rộng, nhiều chỗ dán.
5
Ưu điểm của nó là khi ta chép vào giấy để dán lên tường ta đã có một lần khắc
sâu kiến thức, và lần chúng ta đọc nó trên tường là lần củng cố lại. Nếu không
tin bạn hãy làm thử xem.
III.1.4. Học bài theo kiểu hồi tưởng
Thời gian tập trung nhất để học bài của bạn là lúc bạn ngồi ở bàn học.
Đó là khoảng thời gian bạn nỗ lực để ghi nhớ kiến thức trong đầu. Nó giống như
là khâu sơ chế. Còn thời gian bạn củng cố lại thì rất là nhiều lúc. Có thể bạn cảm
thấy mình rất ít thời gian ôn bài, nhưng bạn hãy nghĩ lại xem, trước khi đi ngủ,
khi mới ngủ dậy, thậm chí là lúc đi tới trường , bạn cũng có thể ôn lại bài được.
Kiến thức thì bạn đã có trong đầu sẵn, bạn chỉ phải nhẩm lại trong đầu xem
mình nhớ tới đâu thôi. Chỗ nào chưa nhớ thì lúc nào rảnh (chẳng hạn sáng hôm
sau hay trước giờ vào lớp) bạn có thể coi lại. Đó là cách học tận dụng thời gian.
Nó giúp cho bạn vừa củng cố được kiến thức, vừa biết được mình chưa nắm
được nội dung nào để sau đó đọc và nhớ lại. Đặc biệt, việc hồi tưởng kiến thức
trước khi nhủ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Thời còn là học sinh, tôi cũng áp
dụng phương pháp này. Trước khi đi ngủ, tôi chuẩn bị cái đèn pin, cuốn sách
(vở) bên cạnh. Khi nào hồi tưởng lại không nhớ bật đèn, mở vở ra coi và nhẩm

lại. Với việc làm đó, tôi nhớ rất sâu kiến thức và giấc ngủ cũng đến nhanh và tốt
hơn.
III.1.5. Học bài bằng cách lập dàn ý hay sơ đồ hóa kiến thức
Trong văn học, học sinh thường phải lập dàn ý, tức là vạch ra những ý
cần làm trong bài. Môn Lịch sử cũng là bộ môn Khoa học xã hội, nên việc lập
dàn ý hay sơ đồ hóa lịch sử cũng là cách phác thảo lại bài học, giúp học sinh nhớ
lại kiến thức.
Nếu học sinh mới chỉ học một hoặc một số ít bài (trường hợp này chỉ áp dụng
cho học sinh kiếm tra hoặc thi học kì) thì nên dùng phương pháp lập dàn ý. Tức
là vạch ra những ý chính trong bài hoặc phần nào đó. Từ những ý khái quát đó
có thể nhớ ra những ý chi tiết hơn.
Ví dụ khi học xong bài 1, SGK Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới
sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) học sinh có thể lập dàn ý cho bài
học như sau:
I. Hội ngị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc:
- Hoàn cảnh hội nghị
- Nội dung hội nghị
- Ý nghĩa hội nghị
II. Sự thành lập Liên hợp quốc
- Sự thành lập Liên hợp quốc
- Mục đích thành lập Liên hợp quốc
- Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
- Cơ cấu Liên hợp quốc
- Vai trò của Liên hợp quốc
Đối với một giai đoạn lịch sử (thường áp dụng cho các kì thi), học sinh có thể sơ
đồ hóa sự kiện lịch sử sau đó mới lập dàn ý cho từng sự kiện.
6
Ví dụ: Sơ đồ hóa giai đoạn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945




Từ sơ đồ trên ta chi tiết hóa các sự kiện bằng dàn ý. Ví dụ giai đoạn 1930-
1931lập dàn ý như sau:
I. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Hoàn cảnh diễn ra hội nghị thành lập Đảng
- Nội dung hội nghị thành lập Đảng
- Ý nghĩa hội nghị thành lập Đảng
- Nội dung, ý nghĩa Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt
- Ý nghĩa lịch sử việc Đảng ra đời
II. Phong trào cách mạng 1930-1931
- Nguyên nhân diễn ra phong trào
- Diễn biến chính của phong trào
- Chính sách của Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931
7
1930
-
1945
1930
-
1931
1936
-
1939
ĐCS Việt Nam ra đời
Phong trào cách mạng 1930-1931
Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông Dương (10-1930)
Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông Dương (7-1936)
Hội nghị VIII Ban chấp hành trung ương Đảng
cộng sản Đông Dương (5-1941)

1939
-
1945
Phong tr o dà ân chủ 1936-1939
Hội nghị VI Ban chấp hành trung ương Đảng cộng
sản Đông Dương (11-1939)
Khởi nghĩa từng phẩn (tháng 3 đến giữa tháng Tám
năm 1945)
Cách mạng tháng Tám 1945
III. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (10-1930)
- Hoàn cảnh hội nghị
- Nội dung, ý nghĩa hội nghị
- Nội dung, hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo
Có thể nói cách học lập dàn ý hay vẽ sơ đồ này là một cách học khá
khoa học. Thường thì học sinh chỉ học theo kiểu "học vẹt", tức là cầm vở đọc
thuộc mà không hình dung được trong bài học đó nó có những nội dung chính
gì. Cho nên các em nhanh quên kiến thức. Thậm chí có nhiều học sinh lên bảng
trả bài hoặc kiểm tra quên một chữ thì quên luôn cả bài. Nhiều em không nhớ
nội dung từng đề mục trong Sách giáo khoa, chỉ nhớ mình học kiến thức đó
trong mục 1 hay mục 2 mà thôi.
Chính vì lẽ đó phương pháp này sẽ giúp học sinh phác họa lại nội dung
chính của từng phần, của bài, từ đó mà nhớ được những kiến thức chi tiết liên
quan. Đặc biệt với những học sinh tham dự các kì thi, các em sẽ không bị rơi
vào hoàn cảnh hấp tấp làm bài mà quên đi kiến thức. Bởi vì ở trước mặt các em
đã có bản phác thảo rồi. Chỉ cần bình tâm nhớ lại là làm bài một cách trơn tru
thôi.
III.1.6. Học bài bằng phương pháp trắc nghiệm
Nhiều học sinh than vãn rằng mốc thời gian, số liệu trong sách giáo
khoa quá nhiều. Ví dụ trong Sách giáo khoa Lịch sử 12 thời kì 1930-1945 nào là
Nhật đảo chính Pháp, hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng VI, Hội nghị

Ban chấp hành trung ương Đảng VIII, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, căn cứ Việt Bắc
Hay trong Sách giáo khoa Lịch sử 10 bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII, nào là hội nghị ba đẳng cấp (5-5-1789), vụ phá ngục Ba-xti (14-7-1789),
Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (8-1789), Hiến pháp (9-1791), xử tử Lu-
I XVI (21-1-1793)
Câu hỏi các em đặt ra là: "Làm sao chúng em nhớ nổi, có cách nào để nhớ rõ các
mốc thời gian, số liệu đó không thầy?". Đây là câu trả lời của tôi: hãy làm trắc
nghiệm.
Nếu chúng ta bỏ chút thời gian thì có thể thấy trên truyền hình có hàng
loạt chương trình giải trí mang lại kiến thức hữu ích như Đường lên đỉnh Ô-lym-
pi-a, Ai là triệu phú, Đấu trường 100 Bản thân tôi khi xem những chương trình
này cũng thấy rất thú vị vì có nhiều câu hỏi liên quan tới lĩnh vực lịch sử. Qua
những câu hỏi trắc nghiệm tôi biết kiến thức của mình như thế nào. Vậy tại sao
các em không chọn phương pháp này để học môn Lịch sử hiệu quả hơn?
Cách thứ nhất, các em có thể tìm mua những cuốn sách trắc nghiệm Lịch sử có
bán rất nhiều ở các nhà sách lớn. Nếu không có điều kiện mua các em có thể tự
lập ra câu hỏi trắc nghiệm và đáp án. Nhưng theo tôi cách thứ hai thì hay và hiệu
quả hơn bởi vì thứ nhất kiến thức trắc nghiệm sẽ gần gũi nội dung học hơn, thứ
hai là qua việc biên soạn câu hỏi và đáp án các em đã nhớ được sự kiện.
Ví dụ sau khi học xong bài 19, Sách giáo khoa Lịch sử 11: Nhân dân Việt Nam
kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873), các em có thể
biên soạn một số câu hỏi như sau:
8
1. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. 31-8-1858 B. 1-9-1858 C. 5-6-1911 D. 9-2-1859
Đáp án: B
2. Pháp tấn công Gia Định vào ngày, tháng, năm nào?
A. 1-9-1858 B. 9-2-1859 C. 16-2-1859 D. 17-2-1859
Đáp án: D

3. Nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất thời gian nào?
A. 5-6-1862 B. 5-6-1863 C. 18-12-1861 D. 23-3-1862
Đáp án: A
4. Số quân của Pháp khi chiếm Gia Định là bao nhiêu tên?
A. 100 B. 1000 C. 10000 D. 100000
Đáp án: B
5. Trương Định hi sinh khi ông bao nhiêu tuổi?
A. 40 B. 44 C. 50 D. 54
Đáp án: B
Tất nhiên, để thực hiện phương pháp này phải có thời gian, sự kiên trì
và tốn giấy, tốn sức nữa. Nhưng những điều đó các em đừng nên bận tâm bởi vì
chỉ có sự quyết tâm thì chúng ta mới đạt được mục đích. Đối với môn Lịch sử
một trong những yêu cầu với học sinh là phải nhớ được thời gian của sự kiện,
một số số liệu liên quan.
III.1.7. Phương pháp đối thoại
Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất
hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Trong thực tế học sinh
thường tổ chức học nhóm để hỗ trợ, giúp nhau nắm vững thêm kiến thức. Với
môn Lịch sử thì việc học nhóm sẽ gây mất tập trung nên cách tốt nhất là đối
thoại hai người. Đây là phương pháp học rất khoa học mà rất nhiều học sinh áp
dụng bởi nó giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp các
em nhớ bài rất lâu. Thử hình dung ra nếu tự học một mình thì các em thường sẽ
chỉ học theo từng phần, từng bài như làn sóng nối tiếp nhau. Việc học như vậy
khiến các em tự nghĩ mình đã thuộc bài rồi và yên tâm về kiến thức đã có trong
đầu. Nhưng trí nhớ đó chỉ là "nhớ giả" thôi. Bởi vì khi bạn bước vào phòng thi
thực sự với áp lực cao kiến thức tự nhiên sẽ hỗn độn trong đầu và khi làm bài
các em sẽ rất dễ lạc đề hoặc sai kiến thức. Do đó nên tìm cho mình một người
bạn hợp với mình (hợp ở đây là hợp về việc nắm kiến thức) để dò bài lẫn nhau.
Việc trao đổi kiến thức giữa hai người không nên chú trọng học theo trình tự mà
phải hỏi một cách bất chợt các vấn đề khác nhau, thuộc các giai đoạn khác nhau.

Việc đối thoại mang tính chất "chụp giật" như vậy sẽ giúp các em thấy được "lỗ
hổng" kiến thức trong đầu để bổ sung, nắm vững kịp thời.
Ví dụ ở phần lịch sử thế giới trong chương trình lịch sử lớp 12 thay vì đối thoại
lần lượt theo bài, nội dung của từng bài (bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới sau
chiến tranh thế giới thứ hai có những nội dung gì; bài 2: Liên Xô và Đông Âu có
những nội dung gì ), các em nên hỏi xáo trộn các sự kiện không theo trình tự
bài học, trình tự thời gian. Như:
- Tại sao lại có chiến tranh lạnh?
- Toàn cầu hóa là gì? Biểu hiện của nó?
9
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ là gì?
- Sự thành lập, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc
Có thể nói phương pháp đối thoại là phương pháp hữu hiệu bậc nhất để
học sinh có thể rèn luyện được trí nhớ, nắm vững kiến thức lâu dài. Tính ưu việt
của nó đã được khoa Lịch sử một số trường đại học áp dụng trong việc kiểm tra
sinh viên, đó là môn thi vấn đáp. Cách thi này giúp các giảng viên phát hiện
được những sinh viên nắm sâu kiến thức. Còn đối với học sinh thì chắc chắn
rằng khi học đối thoại các em sẽ có bài làm trơn tru và đạt điểm cao trong các kì
thi.
III.1.8. Phương pháp tự kiểm tra
Ở trường đại học, đặc biệt là những môn Khoa học xã hội, phương pháp
tự học được đánh giá rất cao. Nỗ lực của người học khiến họ có kiến thức sâu
rộng. Hiện nay, phương pháp tự học cũng đang được áp dụng ở trường phổ
thông để phát huy tư duy, tính tích cực, chủ động của học sinh với môn học, giờ
học.
Vậy thì khi đã có kiến thức trong đầu rồi thì làm sao để biết mình nắm được
những gì, nhớ được những gì trong đầu. Ngoài những phương pháp đã kể trên,
xin mách nhỏ với các em học sinh phương pháp tự kiểm tra. Tự học để nắm
được kiến thức còn tự kiểm tra để khắc sâu kiến thức.
Nhưng vấn đề đặt ra là tự kiểm tra bằng cách nào? Đơn giản lắm, các

em có thể mua các cuốn sách dạng ôn luyện như: Đề thi tuyển sinh, Câu hỏi trắc
nghiệm và tự luận môn Lịch sử. Hoặc thiết thực hơn hãy lên mạng tìm kiếm
những đề thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học, thi học sinh
giỏi Cách thứ hai thiết thực hơn vì học sinh cập nhật được kiến thức, nó gần
gũi với nội dung thi của các em hơn. Qua việc luyện giải các đề thi, kiểm tra,
học sinh sẽ biết được kiến thức của mình nắm được như thế nào để củng cố hoặc
bổ sung. Những đề thi không thể tìm ra câu trả lời các em sẽ biết cách tìm ra đáp
án bằng cách hỏi thầy, hỏi bạn (Không thầy đố mày làm nên, Học thầy không
tày học bạn). Như vậy, nhờ phương pháp tự kiểm tra, người học đã được rèn
luyện kiến thức, tiếp xúc với các dạng đề thi. Nhờ đó mà khi bước vào kì thi, các
em sẽ vững tâm và tự tin hơn. Bài thi vì thế sẽ xuất sắc, trôi chảy hơn vì học
sinh không bị rơi vào thế "bí".
III.1.9. Học Lịch sử qua các phương tiện thông tin truyền thông
Hiện nay, công nghệ thông tin bùng nổ đến chóng mặt. Người học
không bị bó hẹp bởi những kiến thức có trong Sách giáo khoa hoặc bài giảng
của thầy cô nữa mà họ có thể tìm hiểu kiến thức Lịch sử qua sách báo, Internet,
phim ảnh, các chương trình giải trí mang tính chất thi cử (Đường lên đỉnh
Olympia, Đấu trường 100, Ai là triệu phú ) Đó là một trong những con đường
giúp học sinh bổ sung kiến thức, củng cố kiến thức. Ví dụ qua các câu hỏi trắc
nghiệm liên quan đến lịch sử ở các chương trình giải trí kể trên học sinh tự trả
lời các câu hỏi và biết được mình nhớ và quên những gì. Hay qua sách báo,
Internet các em biết thêm về các sự kiện, nhân vật lịch sử (hằng năm kỉ niệm
những ngày trọng đại của đất nước và thế giới, báo chí thường có rất nhiều
thông tin đề cập đến các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan như kỉ niệm cách
mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9 thường có nhiều bài viết nói về Bác Hồ;
10
kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ thường có nhiều bài viết về bác Võ Nguyên
Giáp ). Hoặc qua việc theo dõi các bộ phim dài tập về Lịch sử (Thăng Long đệ
nhất kiếm, Thái sư Trần Thủ Độ, ), học sinh sẽ biết thêm về lịch sử dân tộc
cũng như củng cố được những kiến thức mình đã học trong chương trình.

Thực tế cho rằng đa số học sinh hiện nay rất mơ màng về Lịch sử dân
tộc, nên nếu "Dân ta không biết Sử ta", "thì cách tốt nhất phải tra Gu-gồ"
(google). Và thực tế cũng cho thấy rằng, một số nước như Trung Quốc, Nhật
Bản, học sinh rất rành về lịch sử nước họ do các nước này đầu tư sản xuất rất
nhiều bộ phim hoàng tráng về Lịch sử nước họ. Do đó, ngoài việc khuyến khích
học sinh học Sử qua việc xem phim về Lịch sử thì Nhà nước, các nhà làm phim
nên đầu tư kinh phí để sản xuất những bộ phim hay, có chất lượng về Lịch sử
dân tộc.
III.2. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI LỊCH SỬ
III.2.1. CÁCH TRÌNH BÀY
Nhiều học sinh cho rằng cách làm bài thi môn Lịch sử là chỉ cần gạch
đầu dòng các ý. Như vậy quá rõ ràng, khoa học và dễ chấm. Nhưng cách trình
bày như thế giống như kiểu ghi lại bài trên lớp cho dễ học, rõ ý. Thường thì học
sinh ở các cấp học dưới THPT hay làm theo kiểu này. Thậm chí bài kiểm tra của
học sinh cấp THPT cũng vậy.
Thế nhưng với những kì thi mang tính "chuyên nghiệp" hơn như thi
Đại học, thi học sinh giỏi thì yêu cầu học sinh phải làm bài thi Lịch sử giống
như một bài văn. Chỉ có làm bài thi như vậy mới chứng tỏ được trí tuệ và làm
cho giám khảo hứng thú khi chấm bài. Đâu phải chỉ gạch đầu dòng mới rõ ý,
nếu có cách trình bày hợp lí thì học sinh cũng sẽ biết làm nổi bật được các ý cần
nói. Yêu cầu của một bài thi Lịch sử mang tính chất loại trừ rất cao, cần phải thể
hiện cả sự khoa học và lôi cuốn trong bài làm. Thời gian thi là 180 phút cho nên
nếu học sinh chỉ làm bài theo kiểu gạch đầu dòng, không có mở bài, thân bài,
kết luận, liên hệ, so sánh nhiều khi nếu học thuộc bài chỉ cần làm trong vòng
một hoặc dưới hai tiếng là xong. Thời gian còn lại thí sinh sẽ làm gì? Cho nên
học sinh phải nắm được những kĩ năng cơ bản trong việc làm bài thi.
Sau đây là cách trình bày mà tôi áp dụng trong việc luyện thi cho học sinh
trường mình:
III.2.1.1. Mở bài:
Yêu cầu:

- Ngắn gọn, nêu được vấn đề.
Mở bài thực ra chỉ giúp học sinh giới thiệu được vấn đề (nội dung câu hỏi)
qua đó gây ấn tượng với giám thị nên nếu chúng ta mở bài lòng vòng không
những mất thời gian mà còn gây sự mất hứng cho người chấm.
Ví dụ với đề thi: Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào
cách mạng 1930-1931?
Học sinh không nên lòng vòng như cách này:
Năm 1929 ở Việt Nam xuất hiện các tổ chức cộng sản nhưng hoạt động
riêng rẽ, mâu thuẫn ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của cách mạng
nước nhà.
11
Trong hoàn cảnh đó, đầu năm 1930 được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị thành lập Đảng và thống nhất các tổ
chức cách mạng thành Đảng cộng sản Việt Nam. Sau khi Đảng ra đời đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành phong trào cách mạng 1930-1931, nổi bật nhất là việc
thành lập Xô viết Nghệ - Tĩnh. Xô viết Nghệ - Tĩnh một sự kiện khác hoàn
toàn với những sự kiện đã diễn ra trước đó, nó được coi là đỉnh cao của
phong trào cách mạng 1930-1931.
Cách vào đề ngắn gọn nhất mà nêu được vấn đề là:
Đảng cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành
phong trào cách mạng 1930-1931, với thắng lợi vang dội là lập nên Xô viết
Nghệ - Tĩnh. Vậy tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào
cách mạng 1930-1931?
- Không trùng lặp với nội dung trình bày ở phần thân bài.
Phần thân bài là phần học sinh đề cập đến nội dung chính của câu hỏi nên
nếu khi mở bài học sinh "đụng chạm" tới một phần nào đó của phần thân bài
thì sẽ gây sự nhàm chán cho bài làm.
Ví dụ với đề bài: Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra
đời.
Học sinh không nên làm như thế này:

Vào năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước
ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Vậy ý nghĩa lịch sử của sự kiện
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là gì?
Bởi vì nếu chúng ta mở bài như vậy sẽ "đụng" tới một ý của phần thân bài đó
là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử
cách mạng Việt Nam
- Không văn chương hóa lịch sử.
Lịch sử không phải là những kiến thức khô khan (ví dụ chúng ta có thể ví
thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son
chói lọi nhất). Nhưng cũng không nên văn chương hóa Lịch sử vì nó không
phù hợp, sẽ làm cho người ta buồn cười (ví dụ so sánh Bác Hồ như là một
bông sen thơm ngát giữa đầm).
- Có thể dùng câu hỏi gợi mở.
Cách vào đề thông thường là từ những sự kiện đã diễn ra để liên kết với sự
kiện đang muốn nói tới (ví dụ khi nói về hội nghị thành lập Đảng chúng ta
dùng bối cảnh lịch sử trước năm 1930 để vào đề). Nhưng nếu ta dùng phương
pháp gợi mở thì sẽ làm cho phần dẫn dắt hay hơn, gây ấn tượng mạnh tới
giám khảo.
Ví dụ với đề bài: Nêu nội dung, ý nghĩa hội nghị thành lập Đảng năm 1930.
Học sinh có thể mở bài như sau.
Một trong những mốc son mang tính đột phá của Lịch sử Việt Nam đó
là Hội nghị thành lập Đảng được tổ chức vào năm 1930. Vậy nội dung, ý
nghĩa của hội nghị này như thế nào?
12
III.2.1.2. Thân bài
Yêu cầu:
- Không nên gạch đầu dòng thay vào đó là triển khai ý bằng cách lùi đầu
dòng cho rõ ý.
Như đã nói ở phần cơ sở thực tiễn của đề tài, cách gạch đầu dòng chỉ là cách
dùng để ghi bài cho dễ nhớ, còn khi làm bài thi mang tính chất "chuyên

nghiệp" thì không nên gạch đầu dòng vì nó giống cách trình bày của "con
nít", gây mất hứng với người chấm. Khi chấm bài kiểm tra cho học sinh tôi
nhắc các em không nên gạch đầu dòng thì các em thắc mắc không gạch thì
làm thế nào cho rõ ý. Điều này cũng đơn giản thôi, thay vì gạch đầu dòng các
em có thể lùi vào một hoặc hai chữ khi triển khai một ý (giống lùi dòng trong
thơ lục bát). Giám thị là những người có trình độ nên việc phân biệt ý sẽ
không có gì khó khăn nên học sinh không phải băn khoăn liệu làm như vậy
"giám thị có biết đường chấm" hay không?
- Nên dùng từ ngữ liên kết: thứ nhất, thứ hai…, không những thế, mặt khác,
bên cạnh đó, tuy nhiên, ngoài ra…để liên kết các nội dung với nhau.
Khi làm bài thi Lịch sử giống một bài Văn, học sinh không gạch đầu dòng
nữa. Bởi vậy muốn nêu rõ ý hoặc liên kết các ý với nhau phải dùng từ liên
kết.
Ví dụ khi trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng, thay vì gạch đầu dòng,
học sinh có thể dùng từ ngữ triển khai ý và liên kết như sau:
Hội nghị thành lập Đảng có những nội dung sau:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán sự thiếu thống nhất của các tổ
chức cộng sản và nêu chương trình Hội nghị
Thứ hai, các đại biểu đã bỏ qua thành kiến, xung đột, đi đến thống nhất
các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt và Sách
lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
Ngoài ra, Hội nghị còn Bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời
- Trước khi trình bày một vấn đề nào đó (như diễn biến khởi nghĩa, nội
dung cải cách…) cần nêu qua về hoàn cảnh, nguyên nhân.
Đây là điều học sinh ít khi làm vì theo các em thì hỏi gì trả lời nấy. Nhưng có
nhiều câu hỏi về một sự kiện nào đó, đáp án đưa ra có cả nội dung về hoàn
cảnh hay nguyên nhân sự kiện (ví dụ như hỏi về Chính sách của Xô viết
Nghệ -Tĩnh, đáp án có một ý nói về sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh chẳng
hạn). Như vậy, việc nêu qua hoàn cảnh, nguyên nhân sự kiện không chỉ thể

hiện sự hiểu biết của học sinh mà còn giúp các em không bị mất điểm một
cách đáng tiếc.
- Có thể liên hệ so sánh.
Việc liên hệ, so sánh sự kiện lịch sử hay nội dung giúp học sinh làm nổi bật
được vấn đề, thể hiện tư duy tổng hợp vấn đề. Bài làm của các em sẽ gây
được ấn tượng mạnh tới giám khảo. Ví dụ trình bày nội dung Luận cương
chính trị tháng 10-1930 của Trần Phú thì có thể so sánh với Chính cương vắn
tắt và sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc để thấy được cái đúng đắn, sáng
tạo của Cương lĩnh đầu tiên và sự hạn chế của Cương lĩnh thứ hai.
13
III.2.1.3. Kết bài
Yêu cầu:
- Trình bày ngắn gọn.
Cũng giống phần mở bài, phần kết luận chỉ mang tính chất chốt vấn đề, tạo
thiện cảm cho giám khảo, không có chấm điểm nên không nên trình bày dài
dòng, lan man gây mất hứng cho người chấm.
Ví dụ với đề bài: Nêu nội dung Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt chỉ
cần viết như thế này:
Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc trình bày
tại Hội nghị thành lập Đảng với những nội dung về việc xác định chiến lược,
nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo và quan hệ của cách mạng Việt Nam với thế
giới chính là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo giúp cách mạng Việt Nam
vượt qua khủng hoảng đường lối và soi đường cho cách mạng Việt Nam
giành những thắng lợi to lớn sau này.
- Có thể chốt lại những nội dung của phần thân bài. Tuy nhiên cần hạn chế
tối đa sự trùng lặp.
Phần kết luận thường là tóm lại những ý của phần thân bài. Nhưng cần phải
biết cách khái quát hóa, cô đọng lại vì nếu học sinh trình bày lan man, trùng
lặp nhiều với phần thân bài sẽ làm cho bài làm nhàm chán.
Ví dụ với đề bài phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám,

học sinh không nên vắn tắt lại các nguyên nhân, chỉ cần chốt lại một cách
khái quát hóa như sau:
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là sự kết hợp của cả nguyên nhân
chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là quan trọng
nhất, đặc biệt sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh đã làm nên một cuộc cách mạng thành công nhanh chóng và ít đổ máu
nhất trong lịch sử dân tộc.
- Có thể liên hệ mở rộng vấn đề.
Cách kết bài theo kiểu liên hệ mở rộng làm cho bài thi của học sinh có tư duy
hơn, hấp dẫn hơn, thể hiện tính "chuyên nghiệp" trong làm bài. Ví dụ với đề
bài: Phân tích nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
các nước Đông Âu, học sinh có thể mở rộng vấn đề như sau:
Như vậy, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu có cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, trong đó sự lãnh đạo thiếu
hợp lí của những người đứng đầu nhà nước các nước này là nguyên nhân
chính. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ
là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp, chưa đúng đắn.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước theo chế độ xã hội chủ
nghĩa còn lại như Việt Nam, Trung Quốc, Cu ba, Triều Tiên cần rút kinh
nghiệm từ sự thất bại đó, tìm ra hướng đi hợp lí để bảo vệ và phát huy chế độ
mình đang xây dựng.
Trên đây là cách làm một bài thi Lịch sử mang tính "chuyên nghiệp", tức
trình bày bài thi giống như một bài văn. Tuy nhiên cần lưu ý với những học
sinh tư duy chưa tốt nếu không thể làm bài theo kiểu trên thì trong quá trình
làm bài, không nhất thiết phải làm mở bài, kết bài nếu cảm thấy khó khăn.
14
Song cần tránh gạch đầu dòng trong bài làm, thay vào đó là lùi vào một hoặc
vài chữ khi triển khai ý. Bởi vì khi không nghĩ ra được cách mở bài, kết nối
ý, kết luận mà học sinh cố tình suy nghĩ sẽ dẫn tới việc mất thời gian làm bài,
thậm chí các em quên luôn cả kiến thức do quá căng thẳng.

III.2.1.4. Giới thiệu một số bài mẫu
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập (2-
9-1945)?
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến gian khổ. Nhưng
với quyết tâm “thà hi sinh tất cả chứ không thể mất nước, không chịu làm nô lệ”,
nhân dân ta đã đánh bại bao thế lực xâm lăng, kể cả những tên đế quốc sừng sỏ
nhất như Pháp, Mĩ. Từ sau những cuộc kháng chiến ấy, nhiều bản Tuyên ngôn
độc lập của dân tộc đã ra đời như: bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt, “Bình
Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Nhưng gây tiếng vang lớn không chỉ ở trong
nước mà còn ở phương diện quốc tế là bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí
Minh. Vậy, bối cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của bản Tuyên ngôn này như thế
nào?
Trước hết, nói về hoàn cảnh lịch sử.
Giữa những ngày cách mạng tháng Tám đang diễn ra sôi sục. Hà Nội, Huế,
Sài Gòn đã giành được chính quyền, ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh cùng với
trung ương Đảng, Uỷ ban dân tộc giải phóng từ Tân Trào về đến Hà Nội.
Theo đề nghị của Người, một chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập. Công cuộc chuẩn bị cho ngày chính phủ lâm thời ra
mắt trước quốc dân đồng bào được tiến hành khẩn trương.
Ngày 28-8-1945, chính quyền đã giành được trong toàn quốc. Việt Nam thực
sự trở thành một nước độc lập, tự do. Thay mặt cho chính phủ lâm thời, Hồ Chí
Minh viết “Tuyên ngôn độc lập” tại gác 2, số nhà 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên
bố với nhân dân cả nước và nhân dân thế giới khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
Bản tuyên ngôn gồm có những nội dung:
Mở đầu, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập
của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp (1791) về quyền con người.
Từ đó khẳng định suy ra: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do”. Tuyên ngôn cũng

khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thực đã trở
thành một nước tự do độc lập”. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh mà nhân dân
Việt Nam đã giành được từ tay Nhật tháng 8-1945.
Bên cạnh đó, bản Tuyên ngôn độc lập cũng tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực
dân Pháp hơn 80 năm cướp nước ta: áp bức đồng bào ta, thi hành những luật
pháp dã man, lập nhà tù nhiều hơn trường học, tắm các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân ta trong bể máu, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí khiến nhân dân ta bần
cùng, nước ta tiêu điều xơ xác.
15
Đồng thời, Tuyên ngôn cũng khẳng định: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo
Đại thoái vị, nhân dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay, đánh
đổ chế độ quân chủ chuyên chế mấy mươi thế kỉ, lập nên nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
Mặt khác, Tuyên ngôn cũng tuyên bố thoát li mọi quan hệ với Pháp, xóa bỏ
mọi đặc quyền của Pháp ở Việt Nam và các hiệp ước Pháp kí về Việt Nam, đồng
thời kêu gọi các nước Đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt
Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật.
Cuối cùng, Tuyên ngôn khẳng định nước Việt Nam đã được tự do và độc lập,
khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam để bảo vệ quyền tự do độc lập
ấy: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”
Tuyên ngôn có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại:
Thứ nhất, Tuyên ngôn là một văn kiện lịch sử có giá trị về mọi mặt, nhất là
về chính trị, tư tưởng và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Những lời tuyên ngôn là kết
tinh giá trị tinh thần và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất
chống xâm lược và tư tưởng “không có gì quí hơn độc lập tự do” của dân tộc
Việt Nam.
Thứ hai, bản tuyên ngôn đã ghi nhận sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để của
cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, mở đầu một kỉ nguyên mới trong

lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do, định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, bản tuyên ngôn còn khẳng định chủ quyền và địa vị pháp lí của nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong sự
nghiệp bảo vệ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Thứ tư, tuyên ngôn ra đời sau thắng lợi vẻ vang của cách mạng tháng Tám,
là tinh hoa của dân tộc, thể hiện tài năng, trí tuệ và khát vọng của chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Đó là văn bản pháp lí khẳng định mạnh mẽ trước quốc dân và thế giới chủ
quyền của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra bước ngoặt mới trong sự phát triển
của dân tộc.
Câu 2: Phân tích nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu?
Chế độ xã hội chủ nghĩa chính thức khai sinh năm 1917 ở Nga sau
thắng lợi của cách mạng tháng Mười. Đến những năm 1944-1945, nó đã trở
thành hệ thống với sự ra đời của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Tuy nhiên, đến năm 1991, sau mấy chục năm tồn tại, chế độ này đã sụp đổ chính
nơi nó ra đời. Vậy, đâu là nguyên nhân của sự sụp đổ đó?
Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, cùng cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được
cải thiện.
Sự chủ quan trong đường lối lãnh đạo thể hiện ở việc khi khủng hoảng dầu
mỏ 1973 xảy ra, giới lãnh đạo Liên Xô, Đông Âu vẫn cho rằng đó chỉ là cuộc
khủng hoảng bên ngoài xã hội chủ nghĩa, không ảnh hưởng tới đất nước mình.
16
Với những thành công trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, họ tin rằng chế độ xã
hội chủ nghĩa quá ưu việt nên không chịu cải cách, sửa đổi. Khi Liên Xô khủng
hoảng, họ mới sử đổi theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Ấy thế mà lúc đó,
các nước Đông Âu vẫn chưa cải tổ.
Cơ chế quan liêu bao cấp thể hiện ở chỗ giới lãnh đạo các nước Đông Âu,

Liên Xô không chịu sử đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới.
Khi sử đổi thì độc đoán, lạm quyền. Mặt khác, trong khi các nước tư bản thực
hiện kinh tế hàng hóa, khuyến khích tư nhân làm giàu dẫn tới sự phát triển của
đất nước thì các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu vẫn trung thành với cơ chế bao
cấp: cùng làm, cùng chia, cùng hưởng, làm cho sản xuất trì trệ vì “cha chung
không ai khóc”. Khi sản xuất trì trệ thì kéo theo sự sa sút trong đời sống nhân
dân dẫn tới họ bất mãn nổi dậy đấu tranh.
Thứ hai, do không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên
tiến dẫn tới trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội.
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã bắt
đầu từ Mĩ. Mĩ đã nhanh chóng áp dụng vào sản xuất và trở thành nước giàu
mạnh nhất. Khi đó, Liên Xô cũng chú trọng khoa học-kĩ thuật và vươn lên đứng
thứ hai trên thế giới về sản xuất công nghiệp.
Nhưng do quá tự mãn về những gì đã đạt được, về sau, đặc biệt là những
năm 70, khi khủng hoảng dầu mỏ diễn ra, các nước đã phải tiến hành cuộc cách
mạng khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu mới, Liên Xô và các nước Đông
Âu vẫn hài lòng với những gì đã có, không chịu nghiên cứu, tiếp thu và áp dụng
kĩ thuật mới. Điều đó dẫn tới sự thiếu thốn, trì trệ đối với kinh tế, kéo theo sự
khủng hoảng về xã hội do đời sống nhân dân sa sút, thấp kém hơn các nước Tây
Âu.
Thứ ba, khi cải tổ lại mắc sai lầm về nhiều mặt.
Ở Liên Xô, Gosooc-ba-chốp đã quá vội vã chuyển sang kinh tế thị trường
khi chưa đủ điều kiện. Mặt khác, kinh tế thị trường lại thiếu sự điều tiết của nhà
nước nên càng rối loạn.
Trong khi đó, cải cách về chính trị càng làm cho đất nước rối ren hơn khi
Gossooc-ba-chốp thực hiện đa đảng cầm quyền. Điều này dẫn tới sự tranh giành
quyền lực làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và nhà nước Xô viết.
Thêm vào đó, Liên Xô lại thực hiện tự do dân chủ công khai quá mức (cho phép
người dân có quyền đấu tố, phát biểu ý kiến tràn lan) dẫn tới sự rối loạn về chính
trị, nhiều Đảng viên ưu tú bị hãm hại.

Ở Đông Âu cũng tương tự thế khi trước sức ép cuộc đấu tranh của quần
chúng, các nhà lãnh đạo phải chấp nhận xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng,
thực hiện đa nguyên, đa đảng, tổng tuyển cử chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời và xác lập của hệ thống xã hội
chủ nghĩa trên thế giới đã đe dọa tới vị thế của các nước tư bản chủ nghĩa. Các
nước tư bản, đứng đầu là Mĩ tìm cách chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh
chính trị-quân sự (Liên minh châu Âu, khối Na To), gây chiến tranh lạnh nhằm
ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô.
17
Không những thế, chúng còn lợi dụng sự bất ổn của Liên Xô và Đông Âu trong
quá trình cải tổ, xúi giục nhân dân các nước này đấu tranh dẫn tới những cải
cách sai lầm của chính phủ.
Bên cạnh đó, ở Liên Xô, đặc biệt là ở Đông Âu vẫn tồn tại những thế lực
phản động trong nước (tàn dư của chế độ cũ). Khi chế độ xã hội chủ nghĩa còn
mạnh, chúng âm thầm hoạt động. Khi chế độ xã hội chủ nghĩa khủng hoảng,
chúng tập hợp lực lượng, kích động quần chúng đấu tranh. Chính hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã góp phần khiến chế
độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở châu Âu.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu chỉ là sự sụp đổ
của một mô hình chưa đúng đắn, chưa phù hợp. Chỉ là bước lùi tàm thời chứ
không phải sự “cáo chung” (thất bại, biến mất). Điều đó đặt ra cho các nước còn
lại đang theo con đường này những bài học kinh nghiệm quí báu để có thể nhìn
vào đó khắc phục và tìm ra cho mình hướng đi hợp lí.
Câu 3: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám?
Từ khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã phải chịu
bao cảnh cơ cực, mất mát dưới ách cai trị của chúng. Bao giờ chúng ta có thể
chiến thắng thực dân Pháp? Câu hỏi ấy chỉ có thể trả lời với thắng lợi của cách
mạng tháng Tám năm 1945. Vậy, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng
Tám như thế nào?

Trước hết, nói về nguyên nhân chủ quan.
Yếu tố đầu tiên là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí
Minh. Sự sáng suốt thể hiện ở chỗ Đảng biết phân hóa cao độ kẻ thù (không
phải là người Pháp nói chung mà là bọn thực dân Pháp, bọn phản động thuộc
địa, không phải là tư sản, địa chủ người Việt nói chung mà là bộ phận giàu có,
tay sai của Pháp).
Đảng biết tập hợp lực lượng bao gồm tất cả các lực lượng có xu hướng chống
Pháp như công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ,
binh lính người Việt trong quân đội Pháp, ngoại kiều…
Đảng đã đề ra đường lối đúng đắn thể hiện qua cương lĩnh đầu tiên (2-1930),
xác định chính xác, đúng đắn đường lối, nhiệm vụ, lãnh đạo, quan hệ của cách
mạng Việt Nam với thế giới.
Tiếp đó, tùy sự thay đổi của tình hình mà đưa ra chủ trương, biện pháp hợp lí.
Năm 1930-1931, khi thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta để bù
đắp cho thiệt hại về kinh tế do khủng hoảng gây ra thì Đảng chĩa muic nhọn vào
bọn xâm lược, đấu tranh vũ trang quyết liệt. Đến thời kì 1936-1939, khi Pháp có
xu hướng thực hiện dân chủ, Đảng lại tranh thủ tập hợp lực lượng đòi dân chủ
và hòa bình, áp dụng đấu tranh công khai, bất công khai…Năm 1940, Nhật vào
Đông Dương, Pháp hàng Nhật thì Đảng xác định kẻ thù là Nhật-Pháp, đặt nhiệm
vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vận động chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền. Đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Đảng xác định Nhật là
kẻ thù duy nhất, vận động vũ trang kháng Nhật.
Sự sáng suốt còn thể hiện qua việc chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám
(khi Nhật đầu hàng Đồng minh, tay sai ở Đông Dương suy sụp, quyết định phát
động khởi nghĩa ngay chứ không chờ quân đội Đồng minh kéo vào).
18
Bên cạnh đó, phải kể đến truyền thống yêu nước, tinh thần đấu
tranh bất khuất của dân tộc ta. Trước những hành động vơ vét, bóc lột, đàn áp dã
man và thủ đoạn xảo trá của kẻ thù, nhân dân ta không nản chí vẫn kiên cường
chống giặc ngoại xâm với tất cả tinh thần và vũ khí hiện có. Trong khi đó, kẻ thù

là thực dân Pháp mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, có lúc ta phải chống cả Pháp
lẫn Nhật lại càng khó khăn hơn. Như vậy, chỉ có ý chí quật cường, tinh thần yêu
nước cao độ thì mới làm nên chiến thắng vĩ đại ấy.
Mặt khác, có được thắng lợi đó còn do quá trình chuẩn bị lâu dài
của Đảng trong suốt 15 năm (1930-1945). Sự chuẩn bị thể hiện qua các phong
trào cách mạng 1930-1931 (xây dựng khối công-nông liên minh, mặt trận dân
tộc thống nhất), phong trào dân chủ 1936-1939 (chuẩn bị lực lượng chính trị),
cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1939-1945 (chuẩn bị lực lượng chính trị,
vũ trang, căn cứ địa cách mạng). chính nhờ sự chuẩn bị lâu dài, kĩ càng ấy đã
làm nên thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu trong tháng 8-1945.
Cuối cùng là sự nhất trí của toàn Đảng, toàn dân, không sợ hi sinh,
gian khổ, quyết tâm giành độc lập tự do trong những ngày khởi nghĩa. Thắng lợi
cũng đồng nghĩa với mất mát. Muốn có thắng lợi, trên dưới phải một là một khối
thống nhất. Khối đại đoàn kết dân tộc xây dựng trong suốt 15 năm kể từ khi
Đảng ra đời vẫn đứng vững trước sự quyết liệt của kẻ thù. Để rồi toàn thể nhất tề
nổi dậy giành chính quyền, dẹp tan quân ngoại xâm hùng mạnh.
Nguyên nhân chủ quan là yếu tố quyết định mọi thành công. Tuy
nhiên không thể không nói đến nguyên nhân khách quan. Chiến thắng của quân
đội Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trước phát xít Đức và quân phiệt Nhật đã
cổ vũ và tạo niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc. Đồng thời tạo thời cơ vô cùng thuận lợi để ta nổi dậy giành chính quyền
(Nhật đầu hàng Đồng minh, quân tay sai của chúng ở Đông Dương suy sụp vì
mất chỗ dựa)
Như vậy, có thể nói, cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ là do
“thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Tất cả mọi nhân tố chủ quan và khách quan đều
hướng tới một thắng lợi nhanh chóng, vẻ vang và ít đổ máu nhất trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc. Từ trong thắng lợi đó, một đất nước mới, một chế
độ mới đã hình thành: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo chế độ xã hội chủ
nghĩa, một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu 4: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

(1945-1954)?
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, quân Pháp núp sau
quân Đồng minh quay lại xâm lược nước ta. Đảng ta nhanh chóng xác định kẻ
thù và phát động toàn quốc kháng chiến với đường lối toàn dân, toàn diện,
trường kì kháng chiến và tự lực cánh sinh.
Đến năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu, nhân dâ ta chính thức đuổi Pháp về nước vĩnh viễn. Vậy những nguyên
nhân nào đã tạo nên chiến thắng vẻ vang đó?
19
Thứ nhất, do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí
Minh.
Sự sáng suốt thể hiện ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công,
chúng ta phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù nhưng Đảng ta xác định kẻ thù
trực tiếp và lâu dài là thực dân Pháp nên tìm cách thương lượng đuổi quân Trung
Hoa Dân Quốc về nước để tránh một lúc phải đối phó với hai kẻ thù, mặc dù
phải chịu thiệt hại về kinh tế, chính trị.
Khi địch còn mạnh, ta yếu, Đảng chủ trương kháng chiến lâu dài, giam
chân địch trong các thành phố, di chuyển các cơ quan trung ương, nhân lực, vật
lực ra vùng tự do và căn cứ kháng chiến. Đảng phát động toàn dân xây dựng hậu
phương vững chắc cho kháng chiến. Chủ động mở các cuộc tấn công làm thất
bại âm mưu của kẻ địch (điển hình là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954)
Bên cạnh đấu tranh chính trị, Đảng còn vận động đấu tranh ngoại giao để
tránh đổ máu (thể hiện qua việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ), tranh thủ sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa mạnh (Liên Xô, Trung Quốc) để thêm khả
năng thắng Pháp.
Thứ hai, do toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng. Khi Pháp quay
trở lại xâm lược thì chúng đã am hiểu rõ về Việt Nam, cộng thêm sự tinh nhuệ
về quân sự của chúng, với sự hậu thuẫn của Mĩ khiến cuộc kháng chiến của ta
ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, quân dân ta vẫn một
lòng gắn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động, tạo nên sức

mạnh to lớn quật đổ kẻ thù.
Thứ ba, thắng lợi của kháng chiến chống Pháp còn do hệ thống chính
quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng,
lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu
phương vững chắc về mọi mặt. Đó là những nhân tố vô cùng quan trọng. Bởi vì
nếu chính quyền không vững chắc sẽ không đủ sức lãnh đạo. Quân đội không
vững mạnh sẽ không đủ sức chiến đấu. Hậu phương không vững chắc thì tiền
tuyến không thể vững vàng.
Thứ tư, do tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Cả ba nước
giáp nhau, lại có kẻ thù chung nên sự phối hợp của cách mạng ba nước sẽ tăng
cường về lực lượng, hỗ trợ nhau làm cho quân Pháp suy yếu, tạo cơ hội đuổi
Pháp trên toàn Đông Dương. Sự phối hợp nhịp nhàng ấy thể hiện rõ nét nhất
trong những cuộc tấn công chiến lược trong đông-xuân 1953-1954. Cuối cùng,
Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận độc lập của ba nước Đông Dương.
Cuối cùng là do sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước dân
chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ. Liên Xô và Trung Quốc đã
không ngừng giúp đỡ cách mạng Việt Nam về vật chất và con người, tăng tiềm
lực chống Pháp của dân tộc ta. Trong khi đó, nhân loại tiến bộ, kể cả người Pháp
ra sức phản đối cuộc chiến phi nghĩa của Pháp ở Việt Nam và có những hành
động thiết thực để chống lại cuộc chiến tranh đó.
Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cho ta thấy rõ một
điều: một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng nếu có sự lãnh đạo
sáng suốt, có tinh thần đoàn kết một lòng với sự giúp đỡ của quốc tế thì có thể
đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào.
20
Chân lí ấy còn được hun đúc qua thành công của cuộc kháng chiến chống Mĩ
1954-1975, góp phần tạo nên những trang chói lọi trong lịch sử chống xâm lăng
của dân tộc và thế giới.
III.2.2. CÁCH LÀM BÀI
Nắm vững cách trình bày cũng chưa đủ. Nếu muốn hoàn thành tốt bài thi

và điểm cao thì phải có cách làm bài hợp lí vì học sinh khi đi thi thường có tâm
lí căng thẳng, đặc biệt khi gặp giám thị khó tính các em sẽ bị "khớp" dẫn tới việc
quên hoặc nhầm lẫn kiến thức. Để khắc phục khó khăn trên, các em hãy vận
dụng một số kinh nghiệm sau:
Trước hết, cần phải đọc thật kĩ đề bài, gạch chân những cụm từ quan
trọng trong đề để xác định xem đề bài hỏi gì, cần phải trả lời như thế nào. Đây là
việc làm quan trọng hành đầu vì nếu định hướng sai ngay từ đầu thì phần làm
bài cũng sẽ sai. Chẳng hạn như với đề bài: Chiến dịch lớn đầu tiên mà Đảng ta
chủ động mở sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ? Nếu học sinh đọc không
kĩ đề, không lưu ý cụm từ chủ động mở sẽ nhầm lẫn đó là chiến dịch Việt Bắc
thu đông 1947 (thực ra là chiến dịch Biên giới thu đông 1950). Hay như câu
hỏi: Trong giai đoạn từ 1919 đến 1930, sự kiện nào đánh dấu phong trào công
nhân đã hoàn toàn chuyển sang giai đoạn tự giác? Nhiều học sinh đọc xong ngay
lập tức sẽ trả lời đó là cuộc bãi công của công nhân Ba Son, nhưng thực chất đó
là sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
Vấn đề tiếp theo là nên chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Nhiều học
sinh cứ sợ nếu làm lộn xộn, giám khảo sẽ không chấm bài hoặc tưởng mình
không làm được câu nào đó. Các em hãy yên tâm vì giám khảo cũng đã từng trải
qua và có trình độ, được tập huấn nghiệp vụ chấm bài nên sẽ không bỏ sót một
câu nào, thậm chí là những ý bổ sung của các em. Người ta thường có câu "đầu
xuôi, đuôi lọt" nên nhiều khi làm xong câu dễ, các em hứng khởi làm được
những câu khó hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải tập trung cho những câu nhiều
điểm. Bởi nếu học sinh có tập trung viết rất tốt một câu, mà câu ấy lại được ít
điểm, mà bỏ qua các câu khác thì số điểm của các em cũng chỉ được tối đa theo
thang điểm chấm của câu ấy.
Việc thứ ba là các em nên lập dàn ý cho câu trả lời. Việc lập dàn ý giúp
học sinh có thể làm bài một cách thoải mái, không lo bị sót ý khi trả lời câu hỏi.
Đề cương phần trả lời càng chi tiết thì kết quả đem lại càng cao. Ví dụ để trả lời
cho câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về tổ chức Liên hợp quốc, học sinh có
thể lập dàn ý như sau:

- Sự thành lập của tổ chức Liên hợp quốc
- Mục đích thành lập của tổ chức Liên hợp quốc
- Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
- Cơ cấu của tổ chức Liên hợp quốc
- Vai trò của tổ chức Liên hợp quốc
Nếu cẩn thận hơn, để tránh sót ý (trong quá trình làm bài có thể do căng thẳng
học sinh quên kiến thức), các em nên làm dàn bài chi tiết hơn, không cần viết
đầy đủ câu chữ, chỉ cần viết vài chữ đầu (vì chỉ cần nhớ vài chữ đầu là các em
có thể nhớ hết cả ý).
21
Ví dụ về nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc, học sinh chỉ cần chi
tiết hóa như sau:
- Bình đẳng
- Tôn trọng
- Không can thiệp
- Giải quyết tranh chấp
- Chung sống hòa bình
Việc tiếp theo là các em phải biết cân đối thời gian làm bài, phân phối đều
thời gian cho các câu. Điều này có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách lấy thời
gian làm bài chia cho số điểm để ra thời gian tối đa bạn có thể dành cho một
câu. Đây là công việc không kém phần quan trọng khi làm bài thi vì có nhiều
học sinh mới đọc xong đề bài đã cắm đầu làm, hứng thú câu nào thì dành rất
nhiều thời gian cho câu đó (thậm chí đó là câu ít điểm, đáp án không cần dài
dòng). Dẫn đến việc khi nhìn đồng hồ thấy không còn nhiều thời gian thì cuống
cuồng làm bài khiến cho kiễn thức các câu khác bị bỏ sót, thậm chí không nhớ.
Hệ quả là điểm thi thấp mặc dù bài làm rất dài.
Một vấn đề nữa các em cũng nên lưu ý khi làm bài nên tập trung vào vấn
đề chính, tránh trường hợp trình bày lan man, dài dòng. Vì nếu có mất thời gian
trình bày rất hay thì học sinh cũng không được điểm với nội dung mà đề thi
không yêu cầu.Tốt nhất là đề bài hỏi gì trả lời đúng nội dung ấy, nếu muốn

phòng đáp án yêu cầu thêm kiến thức liên quan thì chỉ nên nói qua xuất xứ của
sự kiện.
Ví dụ đề thi hỏi về ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng học sinh không cần
trình bày hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước, vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối
với sự thành lập Đảng mà chỉ cần trình bày sơ lược: năm 1929 ở Việt Nam xuất
hiện ba tổ chức cộng sản nhưng hoạt động riêng rẽ, ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, đầu năm 1930, được sự ủy nhiệm
của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng và
thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Cuối cùng, khi làm xong nên kiểm tra lại bài thi một lần cuối để chắc rằng
các nội dung, sự kiện, số liệu nêu trong bài là chính xác. Có mấy ai dám chắc bài
làm của mình chính xác tuyệt đối. Cho nên việc xem lại bài là không thừa.
Nhiều khi "phút thứ 89" cũng làm nên chuyện bởi thế coi lại bài đôi khi giúp ta
bổ sung chỗ thiếu hay sửa chữa những sai sót. Chỉ khi nào bài thi hoàn thiện mới
đạt điểm cao. Cần tuyệt đối chú ý, những gì không chắc chắn thì không nên đưa
vào nội dung bài thi, đặc biệt là những số liệu, thời gian. Nếu các em không nhớ
rõ mà vẫn muốn viết vào bài làm thì nên tương đối hóa số liệu hay sự kiện. Ví
dụ trong đợt chống chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mĩ (từ ngày 6-4-
1972 đến ngày 15-1-1973), miền Bắc bắn rơi 735 máy bay Mĩ. Nếu không nhớ
chính xác con số đó học sinh có thể viết tương đối là hơn 700 máy bay (vậy đâu
có sai). Hoặc sự kiện khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng
lãnh đạo tồn tại trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1896 nếu học sinh không
nhớ rõ có thể viết sự kiên trên diễn ra vào cuối thế kỉ XIX.
22
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Học và làm bài thi môn Lịch sử thực ra không khó nếu chúng ta có
sự kiên trì, nỗ lực và phương pháp hợp lí. Với cách thức đọc thuộc lòng
kiểu "học vẹt" và cách làm bài gạch đầu dòng, trình bày thiếu khoa học và
thiếu cẩn thận khi làm bài không những làm mất đi tính hiệu quả của việc
học mà còn là một trong những yếu tố khiến học sinh mất đi sự hứng thú

với bộ môn mang tính giáo dục cao này. Những kinh nghiệm tôi đưa ra về
việc học và làm bài thi ở trên mong muốn sẽ tháo gỡ khó khăn của học sinh
khi tiếp cận môn Lịch sử.
Với những phương pháp này, tôi đã nhận được những tín hiệu tích cực
trên con đường truyền thụ kiến thức của mình, mang lại hiệu quả trong việc học
và làm bài thi cũng như tạo hứng thú của nhiều học sinh với môn học vốn được
coi là khô khan này. Có nhiều em không những thích học mà còn biết tìm hiểu,
khám phá những kiến thức lịch sử ngoài sách giáo khoa để làm phong phú và
nắm vững hơn kiến thức Lịch sử. Kết quả học tập của học sinh đã thay đổi tích
cực. Tỉ lệ học sinh có điểm trung bình môn Sử trong những năm gần đây ở
những lớp tôi giảng dạy luôn đạt từ 85 – 90% trở lên.
Chất lượng môn Sử trong các kì thi tốt nghiệp mấy năm gần đây cũng tương đối
tốt:
Năm học 2009 - 2010 2011 - 2012 2013-2014
Tỉ lệ % trên trung bình 89% 99% 100%
Đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường THPT Tôn Đức Thắng do tôi
bồi dưỡng trong những năm vừa qua luôn đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi
Tỉnh do Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai tổ chức. Đặc biệt trong năm học
2014-2015 này có 3 em đoạt giải (nhì, ba và khuyến khích môn Lịch sử lớp 12).
Đó chính là những số liệu khả quan đối với học sinh của một ngôi trường có đầu
vào khá thấp như trường THPT Tôn Đức Thắng nơi tôi đang công tác.
Từ đó, có thể nhận thấy rằng, việc áp dụng những biện pháp như trong
nội dung đề tài đã đề cập đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh,
làm thay đổi thái độ, cách nhìn nhận về môn Lịch sử đối với một bộ phận học
sinh ở trường THPT Tôn Đức Thắng. Hi vọng những biện pháp này sẽ được ứng
dụng rộng rãi để góp phần tạo nên diện mạo khác của bộ môn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Những phương pháp học và làm bài thi được đề cập trong đề tài không
phải là hoàn toàn mới. Tuy nhiên khi được áp dụng, tôi nhận thấy rằng hiệu quả
của nó rất khả quan đối với kết quả học và thi của học sinh. Những cách thức tôi

đã trình bày như trên được rất nhiều học sinh áp dụng mang lại hiệu quả cao.
(Nhiều học sinh dự thi khối C được điểm khá cao trong những kì thi Đại học các
năm vừa qua. Những học sinh đi thi học sinh giỏi Tỉnh cũng đã mang giải về
cho Nhà trường). Đó là tín hiệu đáng mừng từ việc áp dụng những phương pháp
tôi đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Vì thế, theo tôi những cách thức học và làm bài thi kể trên có thể phổ biến
trong toàn ngành để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, tạo thêm
hứng thú của các em với bộ môn Lịch sử.
23
Để góp phần hỗ trợ cho việc học và thi môn Lịch sử, tôi xin được đề xuất
một số vấn đề sau:
1. Đối với nhà trường:
- Bổ sung sách báo tham khảo về môn Lịch sử
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên Lịch sử tổ chức các cuộc thi, các trò chơi
lịch sử, các chuyến tham quan di tích lịch sử, bảo tàng
- Tăng thêm máy tính, máy chiếu để giáo viên có điều kiện ứng dụng CNTT
trong tiết dạy
- Mua các dĩa phim tư liệu về Lịch sử
- Tổ chức các buổi chiếu phim về Lịch sử nhân các ngày lễ lớn
2. Đối với Sở giáo dục:
- Tăng cường cung cấp sách báo, máy chiếu cho các trường phổ thông
- Tổ chức các kì thi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử
- Tổ chức các cuộc thi về Lịch sử với đối tượng tham gia là học sinh
- Hỗ trợ kinh phí cho các trường thực hiện những chuyến tham quan hằng năm
- Mong được sự đồng tình, ủng hộ với sáng kiến kinh nghiệm trên và triển khai
rộng rãi đến các trường trong tỉnh
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2014
2. Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB Giáo dục, 2014
3. Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB Giáo dục, 2014

4. Vài suy nghĩ về tình hình dạy – học lịch sử hiện nay, Nguyễn Thị Côi
5. Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử, T.S Trần Vĩnh Tường, ĐHSP Huế

NGƯỜI THỰC HIỆN
Trịnh Văn Hiệu
24

×