Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

Đề cương vật lí 7 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 175 trang )

NGÂN HÀNG CÂU H



I M

Ô

N V



T L

Ý

7 CH

ƯƠ

NG III.

Đ

I



N
H




C
Bộ Đề cương I
Câu 1
Chọn câu đúng:
A. Chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện.
B. Chỉ có các chất rắn và lỏng bị nhiễm điện.
C. Chất khí không bao giờ bị nhiễm điện.
D. Tất cả mọi vật đều có khả năng nhiễm điện.
Đáp án đúng: D
Câu 2
Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Đáp án đúng: B
Câu 3
Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên nhiều bụi.
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút bụi nhiều bụi.
Đáp án đúng: A
Câu 4
Trong hình vẽ nào sau đây cho các quả cầu đã bị nhiễm điện (hình vẽ).
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 3 và 1
D. 1, 2, 3.

Đáp án đúng: B
Câu 5
Em hãy giải thích nghịch lí sau đây:
- Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn
- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.
*- Càng lau chùi bàn ghế, thì bàn ghế càng bị nhiễm điện do ma sát với miếng giẻ. Vì vậy, bàn ghế có khả năng
hút bụi.
- Càng chải tóc, tóc bị nhiễm điện do ma sát với lược. Vì vậy, các sợi tóc càng đẩy lẫn nhau khiến tóc dựng
đứng.
Câu 6
Tại sao các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?
*Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường mà xe được tích điện. Điều này
rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xuống mặt đường, xe không còn bị nhiễm
điện nữa.
Câu 7
Đây là những hình ảnh nói về hiện tượng sấm sét. Em hãy nói lên nội dung của từng hình vẽ.
*Nếu đám mây bị nhiễm điện, sẽ xuất hiện tia lửa điện từ đám mây xuống mặt đất. Đó là sét. Để phòng tránh
sét, người ta dùng cột thu lôi.

Câu 8
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân.
B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay xung quanh hạt nhân.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân.
Đáp án đúng: C
Câu 9
Chọn câu đúng:
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A, B đẩy nhau.

C. Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A, B hút nhau.
D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
Đáp án đúng: C
Câu 10
Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
A. A và C có điện tích cùng dấu.
B. A và C có điện tích trái dấu.
C. A, B, C có điện tích cùng dấu.
D. B và C trung hòa.
Đáp án đúng: C
Câu 11
Chọn câu đúng:
A. Một vật trung hòa điện nếu mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm.
B. Một vật trung hòa điện nếu mang nhiều điện tích âm bằng với điện tích dương.
C. Một vật trung hòa điện nếu mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương.
D. Một vật trung hòa về điện nếu mất bao nhiêu điện tích âm thì nhận bấy nhiêu điện tích dương.
Đáp án đúng: B
Câu 12
Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá (hình vẽ). Ta thấy
ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em
hãy giải thích tại sao?
*Sau khi quả cầu chạm vào thanh, một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu
nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau.
Câu 13
Nếu A hút B, B hút C, C đẩy B thì:
A. A và C có điện tích trái dấu.
B. B và D có điện tích cùng dấu.
C. A và D có điện tích cùng dấu.
D. A và D có điện tích trái dấu.
Đáp án đúng: C

Câu 14
Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút
vật C và hút vật D. Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? Giữa B và C, C và D, B và D
xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
A. Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
B. B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm.
C. B và C hút nhau, C và D đẩy nhau, B và D hút nhau.

Đáp án đúng: A
Câu 15
Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt
thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?
*Hiểu như thế là không đúng.
Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ môi trường
của nam châm.
Câu 16
Đưa một chiếc thước nhựa đã nhiễm điện lại gần một dòng nước nhỏ đang chảy ra từ vòi nước, ta thấy dòng
nước không chảy xuống theo phương thẳng đứng nữa mà hơi bị cong đi một chút. Hãy giải thích tại sao?
*Vật đã nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
Thước nhựa nhiễm điện hút dòng nước làm dòng nước bị cong về phía thước nhựa.
Câu 17
Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra.
Hãy giải thích tại sao?
*Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ xát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm
điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra.
Câu 18
Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn,
ghế, tủ chẳng hạn?
*Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút các
vật nhẹ khác, nhất là bụi.

Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám
vào mà chúng không “hút” được bụi. Đó chính là lí do giải thích vì sao cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn.
Câu 19
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật nhiễm điện?
A. Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.
B. Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác.
C. Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
D. Vật nhiễm điện là vật không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
Đáp án đúng: B
Câu 20
Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào là sai?
A. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút hoặc đẩy các vật nhẹ khác.
B. Chiếc thước nhựa sau khi cọ xát có thể hút được các vật nhẹ khác.
C. Mảnh pôliêtilen sau khi cọ xát với len, nó hút được các mẩu giấy nhỏ (khi đặt chúng gần nhau).
D. Mọi vật sau khi cọ xát với vật khác (khác về chất cấu tạo nên vật) nói chung đều bị nhiễm điện.
Đáp án đúng: A
Câu 21
Đưa một chiếc đũa thủy tinh đã bị nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc nhẹ treo bằng dây chỉ mảnh như hình
vẽ.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau?
A. Quả cầu vẫn đứng yên.
B. Quả cầu bị đẩy ra xa.
C. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh.
D. Quả cầu quay tại chỗ làm cho dây treo bị xoắn lại.
Đáp án đúng: C
Câu 22 ( câu hỏi ngắn)
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật?
A. Thanh nam châm hút một cái đinh sắt nhỏ.
B. Chiếc thước nhựa hút các mẩu giấy vụn.
C. Trái Đất và Mặt Trăng hút lẫn nhau.

D. Giấy thấm hút mực.
Đáp án đúng: B
Câu 23 ( câu hỏi ngắn)
Lấy một thanh êbônit cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây là đúng?
A. Chỉ có thanh êbônit bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện.
B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh êbônit thì không bị nhiễm điện.
C. Cả thanh êbônit và miếng len đều bị nhiễm điện.
D. Không có vật nào bị nhiễm điện.
Đáp án đúng: C
Câu 24 ( Câu điền khuyết)
Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) của những câu sau cho đúng.
- Vật bị < > có khả năng < > vật khác hoặc < > qua vật khác.
- Khi thanh thủy tinh không < > được những mẩu giấy vụn, ta nói thanh thủy tinh không bị < >.
- Chiếc thước nhựa và mảnh dạ, sau khi < > với nhau thì cả hai vật đều bị < >.
1. cọ xát
2. phóng điện
3. nhiễm điện
4. hút
Đáp án đúng:
Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) của những câu sau cho đúng.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút vật khác hoặc phóng điện qua vật khác.
- Khi thanh thủy tinh không hút được những mẩu giấy vụn, ta nói thanh thủy tinh không bị nhiễm điện.
- Chiếc thước nhựa và mảnh dạ, sau khi cọ xát với nhau thì cả hai vật đều bị nhiễm điện.
Câu 25 ( Câu hỏi ngắn)
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải tại
sao người ta làm như vậy?
*Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có
hại cho sức khỏe của công nhân.
Để bảo vệ sức khỏe cho công nhân khi làm việc, người ta treo những tấm kim loại nhiễm điện trên cao, chúng
có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.

Câu 26 ( Câu hỏi ngắn)
Lấy một mảnh pôliêtilen trải trên miếng kim loại mỏng sau đó dùng một mảnh len dạ cọ xát mạnh với mảnh
pôliêtilen nhiều lần.
Hãy cho biết:
a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại có bị nhiễm điện không? Tại sao?
b) Dùng ngón tay chạm vào đầu bút thử điện, đầu kia của bút chạm vào miếng kim loại. Hãy dự đoán điều gì sẽ
xảy ra? Kết quả này cho biết đặc điểm gì của vật nhiễm điện?
*a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại đều bị nhiễm điện, nguyên nhân của sự nhiễm điện này là do mảnh
pôliêtilen đã được cọ xát với mảnh len dạ.
b) Quan sát kĩ đèn của bút thử điện ta sẽ thấy khi vừa chạm bút vào miếng kim loại, đèn lóe sáng (trong một
thời gian rất ngắn). Kết quả này cho biết: Khi một vật bị nhiễm điện, nó có khả năng phóng điện qua các vật
khác.
Câu 27 ( Câu hỏi ngắn)
Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông thường thấy chớp (là tia
lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa như hình vẽ) kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét.
*Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây dông tích điện.
Khi đó, các đám mây dông tích điện với nhau hoặc giữa các đám mây dông và mặt đất xuất hiện tia lửa điện
phát ra ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra
tiếng nổ.
Câu 28 ( Câu hỏi ngắn)
Vào những ngày hanh khô, không nên lau cửa kính, màn tivi, màn hình máy vi tính bằng khăn khô, chỉ nên làm
vệ sinh bằng cách dùng chổi lông quét nhẹ lên bề mặt kính hay màn hình mà thôi, vì như thế thì ngay hôm sau
sẽ lại có bụi bám lên chúng, thậm chí còn nhiều hơn.
Lời khuyên này dựa trên cơ sở nào?
*Khi lau mặt kính màn hình tivi hay máy vi tính bằng khăn khô, ta đã vô tình làm cho các bề mặt này bị nhiễm
điện. Sự nhiễm điện của các mặt này làm cho bụi bị hút vào nhiều hơn.
Câu 29 ( Câu hỏi ngắn)
Người ta tiến hành một thí nghiệm về đặc điểm của sự nhiễm điện của các vật: Thanh thủy tinh sau khi bị
nhiễm điện được đưa lại gần một thanh êbônit chưa bị nhiễm điện, treo bằng sợi chỉ mảnh. Em hãy dự đoán
kết quả của thí nghiệm trên.

*Thanh êbônit bị hút về phía thanh thủy tinh. Nếu thanh thủy tinh lại gần một đầu của thanh êbônit thì sự hút
của thanh thủy tinh sẽ làm cho thanh êbônit quay.

Câu 30 ( Câu hỏi ngắn)
Dùng một thanh êbônit cọ xát vào lông thú sau đó đưa lại gần chiếc thước nhựa đã cọ xát vào len thì thấy
chúng đẩy nhau. Em có kết luận gì về điện tích của thanh êbônit và của thước nhựa?
*Nhận xét: Cả thanh êbônit và thước nhựa đều nhiễm điện cùng dấu và là nhiễm điện âm.
Câu 31 ( Câu hỏi ngắn)
Dùng một đũa thủy tinh cọ xát vào một miếng lụa, sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được treo
bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về phía đũa thủy tinh, dây treo quả cầu bị lệch như hình vẽ.
Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích ý kiến của mình?
*Sau khi đũa thủy tinh cọ xát với một miếng lụa thì đũa thủy tinh bị nhiễm điện dương. Hiện tượng xảy ra như
trên, có thể có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Quả cầu đã bị nhiễm điện âm. Đũa thủy tinh nhiễm điện dương và quả cầu nhiễm điện âm sẽ
hút nhau làm dây treo quả cầu bị lệch.
- Trường hợp 2: Quả cầu không nhiễm điện. Đũa thủy tinh nhiễm điện dương vẫn có thể hút quả cầu làm dây
treo quả cầu bị lệch.
Câu 32 ( Câu hỏi ngắn)
Gọi – e là điện tích của mỗi êlectron. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlectron bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích
hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó?
*Ta biết rằng, tổng điện tích âm của cá êlectron có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
Vì trị số tuyệt đối của tổng điện tích các êlectron là
ee 88 +=−
nên điện tích hạt nhân nguyên tử ôxi là +8
e
.
Câu 33 ( Câu hỏi ngắn)
Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn
vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
*Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị

nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlectron đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy, vật nhận thêm
êlectron phải nhiễm điện âm còn vật mất bớt êlectron phải nhiễm điện dương.
Câu 34 ( câu hỏi ngắn)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác giữa hai vật nhiễm điện với nhau? Chọn phương án trả lời
đúng nhất.
A. Hai vật cùng nhiễm điện dương sẽ đẩy nhau.
B. Hai vật cùng nhiễm điện âm sẽ đẩy nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau.
D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 35 ( câu hỏi ngắn)
Cọ xát thanh thủy tinh vào miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen vào len, sau đó đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh
pôliêtilen. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
A. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau.
B. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen đẩy nhau.
C. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen không hút, cũng không đẩy nhau.
D. Lúc đầu thanh thủy tinh đẩy mảnh pôliêtilen, sau đó thì hút.
Đáp án đúng: A
Câu 36 ( câu hỏi ngắn)
Hai chiếc thước nhựa cùng bị nhiễm điện âm, khi đưa chúng lại gần nhau thì hiện tượng xảy ra thế nào? Chọn
phương án trả lời đúng.
A. Hút nhau.
B. Đẩy nhau.
C. Vừa hút, vừa đẩy.
D. Không hút và không đẩy.
Đáp án đúng: B
Câu 37 ( câu hỏi ngắn)
Người ta làm một thí nghiệm về tính chất của vật nhiễm điện: chạm bút thử điện vào một tấm nhựa thì thấy
bóng đèn lóe sáng. Kết luận nào sau đây là chính xác nhất?
A. Tấm nhựa nhiễm điện âm.

B. Tấm nhựa nhiễm điện dương.
C. Tấm nhựa bị nhiễm điện.
D. Tấm nhựa không bị nhiễm điện.
Đáp án đúng: C
Câu 38 ( câu hỏi ngắn)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo nguyên tử.
A. Nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương.
B. Xung quanh hạt nhân có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
C. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hòa về điện.
D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 39 ( Câu hỏi ngắn)
Cắt một dải pôliêtilen gấp lại làm hai rồi lồng chỗ gấp vào một thanh tre nhỏ sao cho hai lá của dải pôliêtilen
nằm tự nhiên ở hai bên.
Dùng hai ngón tay kẹp hai lá vuốt mạnh nhiều lần, hãy dự đoán xem sau khi vuốt, hiện tượng xảy ra như thế
nào? Hãy giải thích?
*Sau khi vuốt hai lá của dải pôliêtilen nhiều lần, cả hai lá đều bị nhiễm điện cùng loại chúng sẽ đẩy nhau.
Kết quả là hai lá của dải pôliêtilen tách ra xa nhau.
Câu 40 ( Câu điền khuyết)
Sử dụng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) của các câu sau:
- Một vật < > và một vật < > khi đặt gần nhau, chúng chỉ có thể < > lẫn nhau.
- Hai vật nhiễm điện < > thì chúng < > nhau ra xa.
- Hai vật nhiễm điện < > thì chúng < > nhau lại gần.
1. hút
2. nhiễm điện
3. không nhiễm điện
4. khác dấu
5. cùng dấu
6. đẩy
Đáp án đúng:

Sử dụng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) của các câu sau:
- Một vật nhiễm điện và một vật không nhiễm điện khi đặt gần nhau, chúng chỉ có thể hút lẫn nhau.
- Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì chúng đẩy nhau ra xa.
- Hai vật nhiễm điện khác dấu thì chúng hút nhau lại gần.
Câu 41 ( Câu điền khuyết)
Sử dụng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau đây cho hợp lí.
- Điện tích trên thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa là < >. Điện tích xuất hiện trên thanh êbônit sau khi cọ
xát vào len là < >.
- Khi đặt hai thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa lại gần nhau, vì chúng nhiễm điện < > nên chúng sẽ < >
nhau.
- Khi đặt thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa gần một thanh êbônit sau khi đã cọ xát vào len, vì chúng
nhiễm điện < > nên chúng sẽ < > nhau.
1. điện tích dương
2. hút
3. khác dấu
4. đẩy
5. cùng dấu
6. điện tích âm
Đáp án đúng:
Sử dụng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau đây cho hợp lí.
- Điện tích trên thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa là điện tích dương. Điện tích xuất hiện trên thanh êbônit sau
khi cọ xát vào len là điện tích âm.
- Khi đặt hai thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa lại gần nhau, vì chúng nhiễm điện cùng dấu nên chúng sẽ
đẩy nhau.
- Khi đặt thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa gần một thanh êbônit sau khi đã cọ xát vào len, vì chúng nhiễm
điện khác dấu nên chúng sẽ hút nhau.
Câu 42 ( Câu hỏi ngắn)
Người ta làm thí nghiệm và được mô tả như sau:
Hai quả cầu bấc nhẹ buộc ở hai đầu của một sợi dây chỉ rồi vắt qua một thanh kim loại. Đưa một tấm nhựa
nhiễm điện chạm vào thanh kim loại thì thấy hai quả cầu bấc bị tách ra (do chúng đẩy nhau). Em có nhận xét

gì về sự nhiễm điện của hai quả cầu bấc?
*Hai quả cầu bấc đã bị nhiễm điện cùng dấu và do đó chúng đã đẩy nhau và tách nhau ra.
Câu 43 ( Câu hỏi ngắn)
Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh êbônit đã nhiễm điện âm và
một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương.
Trình bày một phương án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì?
*Phương án thực hiện:
Đưa lần lượt thanh êbônit và đũa thủy tinh lại gần ống nhôm.
- Nếu cả trong hai trường hợp ống nhôm đều bị hút thì ống nhôm chưa bị nhiễm điện.
- Nếu một trong hai trường hợp trên, ống nhôm bị đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với điện tích của
vật đã đẩy nó. Chẳng hạn, ống nhôm bị đũa thủy tinh đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện dương.
Câu 44 ( Câu hỏi ngắn)
Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy cho biết các trường
hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.
*a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: Hoặc là quả cầu không bị
nhiễm điện, hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương.
b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu đã bị nhiễm điện âm, vì lúc đó hai vật nhiễm
điện cùng dấu đã đẩy nhau.

Câu 45 ( câu hỏi ngắn)
Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Chỉ có các chất ở trạng thái rắn mới có khả năng nhiễm điện.
B. Chỉ có các chất ở trạng thái lỏng mới có khả năng nhiễm điện.
C. Chỉ có các chất ở trạng thái khí mới có khả năng nhiễm điện.
D. Các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí đều có khả năng nhiễm điện.
Đáp án đúng: D
Câu 46 ( câu hỏi ngắn)
Chọn câu giải thích đúng.

Xe chạy nhanh một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Giải thích?
A. Do bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Do phần xe cọ xát vào không khí nên bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện ở gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Đáp án đúng: B
Câu 47 ( câu hỏi ngắn)
Ở các nhà máy dệt người ta thường đặt trên tường những tấm kim loại lớn được nhiễm điện. Giải thích việc
làm trên.
Hãy chọn câu giải thích đúng.
A. Để làm sạch không khí trong phòng làm việc vì vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
B. Để trang trí cho phòng làm việc.
C. Để các máy dệt hoạt động tốt hơn vì khi đặt bên cạnh những tấm kím loại như vậy thì máy dệt sẽ hoạt động
nhanh hơn.
D. Vì cả ba lí do trên nên người ta cần đặt tấm kim loại nhiễm điện.
Đáp án đúng: A
Câu 48 ( câu hỏi ngắn)
Để ý thấy, cứ sau một thời gian hoạt động thì cánh quạt lại bị bám rất nhiều bụi, đặc biệt là phía cánh quạt
chém vào không khí. Hãy giải thích tại sao?
Hãy chọn đáp án đúng.
A. Vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Vì cánh quạt bị không khí làm ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Vì cánh quạt bị các chất nhờn trong không khí bám vào nên bắt bụi.
D. Vì khi hoạt động, các chất nhờn trong quạt chảy ra làm bụi trong không khí bám vào.
Đáp án đúng: A
Câu 49 ( câu hỏi ngắn)
Vật nào dưới đây có dấu hiệu của vật nhiễm điện?
A. Thanh sắt bị cọ xát hút vào nam châm.
B. Thước nhựa sau khi bị cọ xát thì hút các mẩu giấy vụn.
C. Nam châm hút các mạt sắt.

D. Trái Đất hút các vật về phía mình.
Đáp án đúng: B
Câu 50 ( câu hỏi ngắn)
Vật A trước và sau khi cọ xát đều có khả năng hút được các mạt sắt, vật B sau khi cọ xát mới có khả năng hút
các mạt sắt. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về lực hút của hai vật A, B lên mạt sắt?
A. Vật A hút được mạt sắt là do bị nhiễm điện sau khi cọ xát.
B. Vật B hút được mạt sắt là do bị nhiễm điện sau khi cọ xát.
C. Cả hai vật A, B đều hút được mạt sắt là do bị nhiễm điện sau khi cọ xát.
D. Cả hai vật A, B đều hút được mạt sắt là do lực hấp dẫn giữa các vật.
Đáp án đúng: B
Câu 51 ( câu hỏi ngắn)
Có thể làm nhiễm điện cho vật nào dưới đây bằng cách cọ xát?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Thanh thủy tinh.
B. Thanh nhựa.
C. Thanh kim loại.
D. Cả ba vật trên.
Đáp án đúng: D
Câu 52 ( câu hỏi ngắn)
Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Trái Đất bị nhiễm điện vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía mình.
B. Nam châm bị nhiễm điện vì nam châm hút được các vật bằng sắt.
C. Thanh thủy tinh bị nhiễm điện sau khi cọ xát vì có khả năng hút được các vụn giấy.
D. Cả ba nhận xét trên đều đúng.
Đáp án đúng: C
Câu 53 ( câu hỏi ngắn)
Để làm nhiễm điện thước nhựa, ta nên cọ xát với vật nào?
A. Mảnh vải len.
B. Mảnh vải khô.
C. Mảnh lụa.

D. Bất kì vật nào nêu trên.
Đáp án đúng: B
Câu 54 ( câu hỏi ngắn)
Lực hút do vật bị nhiễm điện do cọ xát tác dụng lên vật khác là lực nào trong số các lực sau?
A. Lực đàn hồi.
B. Trọng lực.
C. Lực ma sát.
D. Lực hút tĩnh điện.
Đáp án đúng: D
Câu 55 ( Câu hỏi ngắn)
Tại sao khi muốn nhận biết một vật bị nhiễm điện người ta thường dùng các vụn giấy, quả cầu xốp hoặc các
vụn bông, … mà không dùng các vật khác như quả bỏng đá, viên sỏi, …?
*Về lí thuyết là các vật bị nhiễm điện do cọ xát có khả năng hút các vật khác, bất kể đó là vật nào. Tuy nhiên, đối
với các vật nhẹ thì tác dụng của lực biểu hiện rõ hơn nên người ta thường dùng các vật nhẹ như mẩu giấy, quả
cầu bấc, … làm vật thử nghiệm.
Câu 56 ( Câu hỏi ngắn)
Chải tóc bằng lược nhựa vào hôm trời khô ráo thì thấy hiện tượng gì?
Giải thích hiện tượng đó.
*Chải tóc bằng lược nhựa vào hôm trời khô ráo thì thấy tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra (hiện tượng này rõ
hơn đối với mái tóc dài). Có hiện tượng này là do khi chải tóc thì do cọ xát với tóc nên lược nhựa (và cả tóc) bị
nhiễm điện, do đó lược nhựa có khả năng hút được các sợi tóc.
Câu 57 ( Câu hỏi ngắn)
Lau cửa kính bằng vải khô vào một ngày nắng ráo thì sau đó cửa kính lại có bụi bám (có khi còn nhiều hơn khi
chưa lau). Hãy giải thích tại sao?
*Khi lau cửa kính bằng vải khô, do cọ xát giữa mảnh vải và mặt kính nên tấm kính bị nhiễm điện. Trong không
khí có sẵn rất nhiều các hạt bụi, khi tấm kính bị nhiễm điện thì nó có khả năng hút các hạt bụi này, kết quả là
vẫn có bụi bám trên cửa kính.
Câu 58 ( câu hỏi ngắn)
Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. Vật có tổng các điện tích dương bằng trị số tuyệt đối của tổng các điện tích âm.

B. Vật có số êlectrôn bằng số hạt nhân nguyên tử.
C. Vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. Vật không có điện tích.
Đáp án đúng: A
Câu 59 ( câu hỏi ngắn)
Chỉ ra nhận xét đúng.
Nếu quả cầu M hút quả cầu N, quả cầu N hút quả cầu P, quả cầu P đẩy quả cầu Q thì
A. M và P có điện tích trái dấu.
B. N và Q có điện tích trái dấu.
C. M và Q có điện tích trái dấu.
D. M và Q có điện tích cùng dấu.
Đáp án đúng: C
Câu 60 ( câu hỏi ngắn)
Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?
A. Nếu vật A hút vật B, vật B đẩy vật C thì A và C nhiễm điện trái dấu.
B. Nếu vật A hút vật B, vật B đẩy vật C thì A và C nhiễm điện cùng dấu.
C. Nếu vật A hút vật B, vật B hút vật C thì A và C nhiễm điện trái dấu.
D. Nếu vật A hút vật B, vật B hút vật C thì A, B, C nhiễm điện cùng dấu.
Đáp án đúng: A
Câu 61 ( câu hỏi ngắn)
Chọn đáp án đúng.
Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Một điện tích âm nằm chính giữa, gọi là hạt nhân nguyên tử.
B. Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm.
C. Hạt nhân mang điện tích âm và các êlectrôn mang điện tích dương.
D. Các điện tích dương và các điện tích âm.
Đáp án đúng: B
Câu 62 ( câu hỏi ngắn)
Ta nhận biết một vật nhiễm điện dương vì vật đó có khả năng nào trong các khả năng dưới đây?
A. Hút nam châm.

B. Hút cực dương của nguồn điện.
C. Đẩy thanh nhựa sẫm màu sau khi đã cọ xát vào vải khô.
D. Hút các mạt sắt.
Đáp án đúng: C
Câu 63 ( câu hỏi ngắn)
Một vật trung hòa về điện, sau khi bị cọ xát trở thành nhiễm điện âm. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Vật mất bớt êlectrôn.
B. Vật nhận thêm êlectrôn.
C. Vật mất bớt hạt nhân nguyên tử.
D. Vật nhận thêm hạt nhân nguyên tử.
Đáp án đúng: B
Câu 64 ( câu hỏi ngắn)
Vật A sau khi cọ xát với vật B có khả năng hút được thước nhựa sẫm màu đã cọ xát vào vải khô. Nhận xét nào
sau đây sai?
A. Vật A và vật B nhiễm điện trái dấu.
B. Vật A bị mất bớt êlectrôn.
C. Vật B có khả năng đẩy thước nhựa sẫm màu.
D. Vật B nhận thêm hạt nhân mang điện tích âm.
Đáp án đúng: D
Câu 65 ( câu hỏi ngắn)
Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần vật B thì thấy vật A hút vật B. Có thể kết luận gì về điện tích của vật B?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Vật B nhiễm điện dương.
B. Vật B nhiễm điện âm.
C. Vật B có thể nhiễm điện dương, có thể trung hòa về điện.
D. Vật B có thể nhiễm điện âm, có thể trung hòa về điện.
Đáp án đúng: D
Câu 66 ( câu hỏi ngắn)
Một vật nhiễm điện dương được nhận thêm êlectrôn sẽ trở thành vật nào trong số các vật sau?
A. Vật nhiễm điện âm.

B. Vật nhiễm điện dương.
C. Vật trung hòa về điện.
D. Không xác định được là trung hòa hay mang điện loại nào.
Đáp án đúng: D
Câu 67 ( câu hỏi ngắn)
Cọ xát một vật đang trung hòa về điện, sau cọ xát vật nhiễm điện âm. Vật đó ở vào trạng thái nào sau đây?
A. Mất bớt êlectrôn.
B. Nhận thêm êlectrôn.
C. Mất bớt hạt nhân nguyên tử.
D. Câu B hoặc C đều đúng.
Đáp án đúng: B
Câu 68 ( câu hỏi ngắn)
Đặt vật A bị mất bớt êlectrôn gần vật B nhận thêm êlectrôn. Hiện tượng gì xảy ra?
A. Hai vật hút nhau.
B. Hai vật đẩy nhau.
C. Hai vật không tương tác.
D. Không thể kết luận được gì vì chưa biết khối lượng của từng vật.
Đáp án đúng: A
Câu 69 ( Câu hỏi ngắn)
Đưa quả cầu M nhiễm điện dương lại gần quả cầu N nhẹ. Hiện tượng xảy ra là M tác dụng lên N một lực hút.
Có thể kết luận gì về điện tích của quả cầu N?
*Quả cầu N có thể nhiễm điện âm hoặc trung hòa về điện.
Câu 70 ( Câu hỏi ngắn)
Hai quả cầu giống hệt nhau, được treo bằng những sợi chỉ tơ mảnh, một quả nhiễm điện, một quả không
nhiễm điện. Làm thế nào để xác định được quả cầu nhiễm điện mà không dùng bất cứ một dụng cụ và vật liệu
nào khác?
*Các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác (thể hiện rõ nhất ở các vật nhẹ). Nếu ta đưa tay lại gần một
quả cầu mà thấy quả cầu bị hút về tay ta thì quả cầu đó tích điện.
Bộ Đề cương II


Câu 1 ( câu hỏi ngắn)
Dòng điện là gì?
A. Dòng các điện tích chuyển động có hướng.
B. Dòng các điện tích dương hoặc điện tích âm chuyển động có hướng.
C. Dòng các điện tích dương và điện tích âm chuyển động có hướng.
D. Các câu trên đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 2 ( câu hỏi ngắn)
Chọn câu đúng:
A. Chỉ có hạt mang điện dương chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện.
B. Chỉ có các electron chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện.
C. Chỉ khi nào vừa có hạt mang điện dương và âm cùng chuyển động có hướng thì mới tạo ra dòng điện.
D. Các câu A, B, C đều sai .
Đáp án đúng: D
Câu 3 ( câu hỏi ngắn)
Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Nguồn điện là nguồn cung cấp dòng điện lâu dài để các thiết bị điện có thể hoạt động.
B. Nguồn điện luôn có hai cực: âm và dương.
C. Bóng đèn bút thử điện sáng chứng tỏ có điện tích di chuyển qua nó.
D. Khi mắc bóng đèn vào mạch điện mà đèn không sáng thì nguyên nhân chính là do dây tóc bóng đèn đã bị
đứt.
Đáp án đúng: D
Câu 4 ( câu hỏi ngắn)
Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy
B. Acquy
C. Bếp lửa
D. Đèn pin.
Đáp án đúng: B
Câu 5 ( câu hỏi ngắn)

Ở các xe đạp, có gắn thêm đinamô (hình vẽ), khi bánh xe quay, đinamô quay theo và phát ra dòng điện làm
sáng các bóng đèn.
Tuy nhiên, ở một số xe nếu quan sát kĩ ta thấy chỉ có một sợi dây được nối từ đinamô đến bóng đèn. Sở dĩ như
vậy là:
A. Đinamô thực chất không phải là một nguồn điện.
B. Đinamô là một nguồn điện một cực, chỉ cần một dây nối đến bóng đèn là đèn sáng.
C. Đinamô là một nguồn điện có hai cực như mọi nguồn điện khác, dây thứ hai là sườn xe đạp.
D. Các lập luận trên đều sai.
Đáp án đúng: C
Câu 6 ( câu hỏi ngắn)
Cho các mạch điện như sau (hình vẽ). Mạch điện làm cho bóng đèn sáng là:
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 1 và 3
D. 3 và 4.
Đáp án đúng: B
Câu 7 ( Câu hỏi ngắn)
Điền tên các bộ phận trên hai bóng đèn trong hình vẽ.
*Hình vẽ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×