Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

tổng hợp các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.58 KB, 68 trang )

TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHE NHẠC CHO TRẺ
ThS. Hoàng Công Dụng - Vụ GDMN
Nghe các bài hát, bản nhạc (sau đây gọi là nghe nhạc) vốn dĩ từ trước đến
nay đã được coi là một hoạt động độc lập, là một phần không thể thiếu
của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Tuy nhiên, để tổ chức một tiết
mà nghe nhạc là hoạt động chủ đạo thì lại là khá mới mẻ và khiến không
ít giáo viên còn lúng túng khi triển khai nội dung này.
Để tổ chức hoạt động này hiệu quả, giáo viên cần thực hiện như sau:
1. Lựa chọn bài hát, bản nhạc
Việc chọn bài hát mới hay đã quen thuộc với trẻ cần được cân nhắc kỹ
lưỡng. Nếu là bài hát mới, chưa hề được nghe thì trẻ sẽ có sự hứng thú, tò
mò và muốn khám phá. Kết quả trên trẻ có thể thấy rõ khi triển khai thực
hiện hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên lại phải chuẩn bị nhiều hơn, công
phu hơn mới có thể giúp trẻ cảm nhận được bài hát và gợi cho trẻ hiểu
được nội dung của bài, cũng như phải có khả năng "vỡ bài" bằng cách
xướng âm hay đánh giai điệu trên đàn. Với các bài quen thuộc thì trẻ sẽ có
thể "hòa nhập" với bài ngay bằng cách hát theo, làm điệu bộ theo. Tuy
nhiên, nó cũng rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, mất tập trung.
- Nên chọn bài phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế địa phương; độ dài
của bài vừa phải.
- Không chọn các bài quá dài, bài có tiết tấu, giai điệu khó; bài hát có nội
dung nói về chuyện yêu đương của người lớn, bạo lực
- Lựa chọn các bài nghe trong một năm học khác nhau về nội dung, hình
thức và thể loại.
2. Lựa chọn hoạt động kết hợp
Các hoạt động kết hợp nhằm hỗ trợ, bổ sung thêm cho việc tiếp cận, tìm
hiểu bài hát, bản nhạc mà trẻ được nghe và giúp cho tiết hoạt động phong
phú hơn. Có thể dạy cho trẻ hát chính bài các cháu vừa được nghe; tổ
chức trò chơi hướng vào nội dung của bài hoặc sử dụng làm nhạc nền cho


trò chơi; vận động theo bài hát, bản nhạc đó. Phần mở rộng có thể cho trẻ
nghe thêm một bài hát, bản nhạc cùng thể loại, cùng vùng miền hoặc khác
thể loại, khác vùng miền cho trẻ có những khái niệm so sánh ban đầu.
Giáo viên cần xác định rõ mọi hoạt động kết hợp luôn hỗ trợ cho nội dung
chính là nghe nhạc. Điều này rất cần thiết bởi sẽ tránh được sự ôm đồm
hàng loạt các hoạt động tản mạn và sẽ tạo được điểm nhấn trong tiết hoạt
động.
3. Xây dựng hoạt động chi tiết
Với mỗi bài hát, bản nhạc cụ thể, giáo viên chọn các hình thức cho trẻ tiếp
cận như cô hát, mở băng đĩa tiếng/hình, vừa hát vừa múa, vận động. Ở lứa
tuổi mầm non, việc bắt trẻ ngổi ngay ngắn từ đầu đến cuối để nghe là
không hợp lý bởi sức tập trung chú ý có chủ đích của trẻ có giới hạn về
thời gian. Do đó, toàn bộ tiết hoạt động chỉ nên lựa chọn thời điểm thích
hợp để cho trẻ nghe trọn vẹn tác phẩm khoảng 2 đến 3 lần. Còn lại, sau
mỗi lần nghe hoặc thậm chí sau từng đoạn (nếu như bài hát có nhiều lời
hoặc bản nhạc có độ dài đáng kể), giáo viên nên dừng lại trò chuyện với
trẻ về bài, để trẻ tham gia vào những hoạt động cụ thể nào đó. Các hoạt
động này đều phải có sự tính toán, chuẩn bị từ trước và có những giả thiết
xử lý tình huống ngoài chuẩn bị mà có thể bất ngờ xảy ra trên lớp. Ví dụ
như trong những lúc nghe giáo viên hát, xem băng hình, nghe đàn, chơi
trò chơi trên lớp, trên máy tính thì trẻ có thể rất hứng thú với việc xem
giáo viên vừa hát vừa biểu diễn và chạy lên cùng múa hát với giáo viên.
Lúc đó giáo viên sẽ phải dành thời gian cho hoạt động đó nhiều hơn so
với giáo án đề ra và có thể giảm thời gian hay cắt bớt đi hoạt động khác;
đồng thời mở rộng hình thức đó như thị phạm cho trẻ làm theo các động
tác, rồi cùng hát theo v.v
4. Tổ chức cho trẻ nghe nhạc
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho trẻ nghe nhạc sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ cảm nhận được bài tốt hơn. Lớp học được trang trí một vài thứ
khác với mọi ngày, có một vài đồ dùng, vật dụng, tranh ảnh phác họa nội

dung bài; giáo viên mặc trang phục phù hợp nếu có thể.
Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, tất cả các hoạt động đều phải được
triển khai một cách liên hoàn, nhịp nhàng và linh hoạt. Giữa mỗi hoạt
động nhỏ cần có sự liên kết hợp lý tránh nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt. Ví
dụ sau khi cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần, giáo viên cho trẻ đọc lời ca của bài
hát, rồi hỏi về nội dung bài, cho trẻ tự đặt tên bài, cho nghe lại, tiếp đến
trò chơi, rồi nghe lại bài theo hình thức khác.
Tất cả các hình thức thể hiện đều phải để âm lượng vừa phải, không quá
to, không quá nhỏ. Khi giáo viên biểu diễn cần có khoảng cách không
gian nhất định giữa giáo viên và trẻ để trẻ đủ tầm quan sát các động tác,
cử chỉ, nét mặt của giáo viên.
Khi trẻ nghe nhạc từ băng, đĩa cũng như từ cô biểu diễn, giáo viên luôn
quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài, cùng trẻ vận động, múa
hát theo nếu trẻ muốn cùng tham gia. Nếu nhiều trẻ miễn cưỡng nghe
hoặc bỏ ra khỏi vị trí, giáo viên có thể chuyển đổi sang hình thức khác
chứ không nhất thiết phải cho nghe đủ số lần, như đã chuẩn bị.
Một số gợi ý
Nghe hát: CÒ LẢ (Dân ca Bắc Bộ)
Kết hợp:
- Trò chơi ghép tranh: Cánh đồng quê hương
- Làm quen tiết tấu của bài Cò lả
1. Yêu cầu
Cho trẻ làm quen với làn điệu dân ca Bắc Bộ; nhớ tên bài hát Cò lả - dân
ca Bắc Bộ; biết chú ý nghe nhạc, nghe hát.
2. Chuẩn bị
- Bức tranh cánh đồng lúa với những cánh cò chao lượn;
- Mõ, phách, đàn organ;
- Đĩa nhạc hòa tấu, đơn ca, tốp ca bài Cò lả;
- Một chiếc mỏ dài bằng vật liệu cứng như bìa, giấy các tông dán/sơn màu
đỏ, có dây đeo vào tai hoặc qua đầu, một túm lông làm đuôi bằng giấy

hoặc bông, vải trắng buộc phía sau. Những thứ này có thể dùng cho giáo
viên hoặc cháu vào những lúc thích hợp;
- Khoảng 10-20 con cò nhỏ nhắn gấp bằng giấy hoặc vật liệu khác.
3. Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Trò chơi ghép tranh
Trò chơi có tên gọi Cánh đồng quê hương. Hai bức tranh giống hệt nhau
được chia thành các mảnh. Số lượng mảnh nhiều hay ít, khó hay dễ tùy
thuộc vào lứa tuổi và khả năng của trẻ. Các mảnh có nam châm để đính
được lên bảng. Các mảnh của từng bức tranh được đựng vào hai giỏ hoặc
khay, rổ. Chia lớp thành hai nhóm. Hướng dẫn và làm hiệu lệnh cho trẻ
lên ghép tranh trên bảng. Có thể dùng nhạc của các bài đã học để làm nền
cho thêm phần sôi động. Hết nhạc thì tất cả dừng lại. Giáo viên nhận xét,
trao thưởng các chú cò nhỏ cho trẻ. Sau đó hỏi gợi mở cho trẻ nhận xét về
bức tranh và hướng vào bài nghe.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
Trước tiên cho trẻ nghe đĩa hát đơn ca bài Cò lả một lần. Sau đó hỏi 1-2
trẻ nhận xét. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về bài hát: "là dân ca
đồng bằng Bắc Bộ; là điệu hát dân ca được nhiều người biết đến; có giai
điệu nhẹ nhàng, êm ái; nội dung bài nói về một số hình ảnh của nông thôn
Việt Nam như con cò, cửa Phủ, cánh đồng". Tiếp theo giáo viên chơi giai
điệu bài hát trên đàn organ. Nếu có khả năng thì có thể độc tấu trên đàn.
Sau đó đánh từng nhóm 2 nốt hoặc 5 nốt vài lần và gọi trẻ lên đánh lại;
giáo viên khích lệ, trao thưởng những chú cò giấy cho trẻ. Lưu ý trò chơi
này chỉ giúp cho hoạt động thêm phong phú và trẻ biết giai điệu của bài
chứ không nhằm mục đích dạy trẻ chơi đàn. Trò chơi này có thể kéo dài
hay ngắn thời gian tùy thuộc vào khả năng của trẻ. Tiếp theo giáo viên
vừa múa vừa hát cho trẻ nghe. Giáo viên luôn quan sát, chú ý thái độ của
trẻ. Bất cứ trẻ nào muốn tham gia, giáo viên cũng đều khích lệ và hướng
cho trẻ cùng múa hát với mình. Sau đó mở nhạc hòa tấu. Trước đó gọi
một vài trẻ xung phong lên vận động theo nhạc của bài Cò lả. Giáo viên

khích lệ, trao thưởng. Cuối cùng cho trẻ xem video bài Cò lả.
Hoạt động 3: Làm quen tiết tấu bài Cò lả
Cò lả là điệu hát phổ biến ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa
phương hát có một số chi tiết khác nhau. Đặc biệt là một số ca sĩ chuyên
nghiệp có khắc họa đậm nét hình ảnh cò bay qua những nét giai điệu
luyến láy, nhấn nhá. Tuy nhiên, với trẻ thì chỉ cần tiếp cận với âm hình
tiết tấu giản lược:
Giáo viên chia thành 2 mô típ và gõ thị phạm để cho trẻ gõ theo:
1)
2)
Để gõ tiết tấu này một cách dễ dàng, ta chỉ việc vừa hát, vừa gõ theo tiết
tấu là được. Khi trẻ đã quen, có thể gõ theo tiết tấu cả bài hát.
Kết thúc tiết hoạt động, mở bài Cò lả, cả cô và cháu có thể cùng hát theo.

ĐIỀU GÌ LÀM NÊN MỘT HIỆU TRƯỞNG XUẤT SẮC

Pic: Inmagine
Bài viết là những chia sẻ của các hiệu trưởng một số trường tiểu học danh
tiếng, trong việc làm thế nào để họ xây dựng sự thành công cho trường
mình.
Bạn dễ nhận thấy rằng người tác động nhiều nhất tới cuộc sống của con
khi ở trường là giáo viên. Nhưng chắc hẳn bạn cũng đồng tình rằng chính
hiệu trưởng mới là người có trách nhiệm trong việc cung cấp một chương
trình giáo dục chất lượng cho học sinh toàn trường.
Điều gì làm nên một hiệu trưởng giỏi? Những người hiệu trưởng khác
nhau sẽ đưa ra những chiến lược khác nhau; bản thân họ có tính khí và
phong cách lãnh đạo riêng. Tuy nhiên, những người giỏi nhất thường có 4
điểm chung sau:
Trong công việc:
Hãy lắng nghe người hiệu trưởng nói về sự hoàn hảo và nền giáo dục.

• Những người hiệu trưởng xuất sắc chịu trách nhiệm cho thành công của
trường.
• Những người hiệu trưởng xuất sắc định hướng phương pháp dạy và học
cho toàn trường.
• Những người hiệu trưởng xuất sắc phát triển đội ngũ nhân viên - giáo
viên; và biết cách giữ chân những giáo viên giỏi.
• Những hiệu trưởng xuất sắc biết xây dựng một tập thể giáo viên - nhân
viên trong sạch, vững mạnh.
Đội ngũ GreatSchools đã trao đổi với một số hiệu trưởng trường công lập
tại Sanfrancisco, từ đó khắc họa nên chân dung của các hiệu trưởng này
như sau:
1. Những người hiệu trưởng xuất sắc chịu trách nhiệm cho thành công của
trường.
Các hiệu trưởng giỏi tin rằng những vấn đề của trường học là những vấn
đề của chính bản thân mình, họ không ngừng cố gắng giải quyết chúng.
Nếu một học sinh có vấn đề trong học tập, một người hiệu trưởng tốt nhận
thức nhiệm vụ của họ là phải tìm hiểu nguyên nhân: Liệu khả năng học
tập của học sinh đó bị hạn chế? Hay do học sinh đó thường xuyên nghỉ
học? Thậm chí học sinh đó có tham gia vào băng nhóm nào không?
Những hiệu trưởng tốt cũng luôn sáng tạo trong sự giải quyết vấn đề và
tiếp cận thử thách với quan điểm nghiêm túc. Họ tìm cách thực hiện
những ý tưởng mới, hơn là giữ nguyên tình trạng hạn chế hiện tại của
trường.
Các câu hỏi để hỏi ở trường con bạn
1. Hỏi hiệu trưởng: Những thách thức gì mà trường đang đối mặt?
2. Hỏi hiệu trưởng: Đâu là những kế hoạch để đối phó với những thách
thức này?
3. Hỏi giáo viên của con: Hiệu trưởng tham gia như thế nào khi trong lớp
có một học sinh có vấn đề rắc rối?
Ví dụ, hầu hết các trường ngày nay có ngân sách hạn chế, điều đó gây khó

khăn trong việc chi trả cho các chương trình sáng tạo mới. Khi Margaret
Chiu, hiệu trưởng trường Galileo, tìm ra 1 chương trình mà bà nghĩ rằng
sẽ đem lại nhiều lợi ích cho học sinh của mình, bà không lãng phí thời
gian kêu than về sự thiếu hụt nguồn ngân sách. Bà trở nên vô cùng bận
rộn: ngay lập tức nghĩ về ai trong cộng đồng mà trường có thể yêu cầu
giúp đỡ hỗ trợ chương trình. Bà cũng chủ động tạo lập những mối quan hệ
với các doanh nghiệp, các trường học cùng cấp trong địa phương, các tổ
chức chăm sóc y tế chuyên nghiệp có thể giúp làm phong phú thêm cho
chương trình của trường.
Dù những thách thức họ đối mặt, những hiệu trưởng giỏi không hối tiếc vì
sao trường mình không thể thành công. Thay vì đó, họ biến nó thành cơ
hội để tìm hiểu làm thế nào trường mình có thể nổi bật hơn, và làm mọi
thứ họ có thể để làm điều này xảy ra.
2. Những người hiệu trưởng xuất sắc định hướng phương pháp dạy và học
cho toàn trường
Hiệu trưởng tại các trường thành công hiểu được thế mạnh và nhu cầu của
học sinh mình, họ biết điều gì đang xảy ra trong từng lớp học. Những hiệu
trưởng này đóng vai trò năng động khi lên kế hoạch và hỗ trợ, hướng dẫn
thích hợp cho học sinh trong trường. Họ đảm bảo rằng thời gian trường
học và các nguồn học liệu được sử dụng hợp lý cho những thành tích của
học sinh.
Các câu hỏi để hỏi ở trường con bạn
1. Hỏi hiệu trưởng: Đâu là các mục tiêu học tập chủ đạo của trường?
2. Hỏi hiệu trưởng: Nhà trường đã/đang làm những gì để đạt được những
mục tiêu đó?
3. Thống kê số liệu của trường và hỏi hiệu trưởng: Làm thế nào trường
xác định được những điểm yếu của trường cũng như trong thành tích của
học sinh?
Môn ngoại ngữ của gần 60% học sinh trường tiểu học Moscone là tiếng
Anh. Hiệu trưởng Patty Martel xác định rằng tất cả học sinh của mình

phải đạt được sự thông thạo tiếng Anh trước khi chuyển lên trường
THCS.
Để hỗ trợ đạt mục tiêu này, bà phân bổ tiền từ nguồn ngân quỹ vốn hạn
chế của trường nhằm thúc đẩy chương trình can thiệp sớm: học tiếng Anh
sớm nhất khi học sinh bắt đầu vào lớp Một, làm quen các hoạt động tiếp
xúc với học đọc - học viết. Đọc và viết tiếng Anh tích hợp vào nghệ thuật,
khoa học và mọi hoạt động mà học sinh tham gia.
Hiệu trưởng cũng cần có khả năng đánh giá thông qua kết quả các kỳ
kiểm tra, từ đó giúp giáo viên đặt mục tiêu thực tế, cải thiện sự giảng dạy,
cũng như cải thiện nguồn học liệu.
Khi kết quả kiểm tra tại trường tiểu học Alvarado thể hiện một vài nhóm
học sinh không học đọc và viết tốt như những nhóm khác, hiệu trưởng
David Weiner đề nghị phát triển các kế hoạch bổ trợ. Giáo viên toàn
trường phối hợp lên chương trình hướng dẫn đọc -viết, nhờ đó những học
sinh kém có thể nhận được chỉ dẫn trực tiếp từ các chuyên gia học đọc
viết bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Những hiệu trưởng giỏi liên tục đánh giá những điều gì hiệu quả và những
điều gì hạn chế, từ đó sử dụng nguồn lực đang có nhằm đưa ra sự cải tiến
hiệu quả.
3. Những người hiệu trưởng xuất sắc phát triển đội ngũ nhân viên- giáo
viên; và biết cách giữ chân những giáo viên giỏi
Một trong những vai trò quan trọng nhất của hiệu trưởng: đảm bảo rằng
mọi học sinh trong trường được dạy bởi những giáo viên giỏi nhất.
Mặc dù có thể là việc tốn nhiều thời gian, nhưng hiệu trưởng phải đầu tư
thời gian và trí lực tuyển dụng các giáo viên giỏi, tích cực, hăng hái đến
với trường mình. Hiệu trưởng nên tham dự các tiết giảng của giáo viên để
đánh giá chính xác, đồng thời họ nên mở rộng cửa trường để học sinh và
giáo viên tham quan. Từ đó, hiệu trưởng tìm và mời những người tốt nhất
gia nhập trường.
Nếu bạn là hiệu trưởng và đang cần tuyển giáo viên giỏi, hãy chia sẻ

thông tin với những hiệu trưởng khác, tìm hiểu những giáo viên giàu kinh
nghiệm, có chất lượng.
Hiệu trưởng cũng phải duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên giàu chất
lượng. Những cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sự lãnh đạo của hiệu trưởng là
chìa khóa trong quyết định của một giáo viên ở lại trường hay không.
Hiệu trưởng nên ưu tiên thời gian để quan sát giáo viên trong lớp.
Các câu hỏi để hỏi ở trường con bạn
1. Hỏi hiệu tưởng: Quy trình tuyển dụng giáo viên mới ở trường thế nào?
2. Hỏi giáo viên của con: Hiệu trưởng có hay dự giờ lớp con không?
3. Hỏi hiệu trưởng: Những giáo viên giỏi của trường được đánh giá theo
những tiêu chí gì? Chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên giỏi có gì khác?
Hiệu trưởng nên thường xuyên đặt ra những buổi hội thảo, hay đưa ra
những yêu cầu nghiên cứu khoa học để giáo viên trong trường tham gia,
từ đó có những cơ hội cho giáo viên giỏi thể hiện, cũng như cơ hội bồi
dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường.
Khi nhận ra chương trình giáo dục chung của bang không phù hợp với
mục tiêu của trường, Hiệu trưởng Marcia Parrot - trường tiểu học
Miraloma - đã từ chối tham gia. Bà đánh giá: chương trình đào tạo giáo
viên của bang tốn nhiều thời gian, không có hiệu quả cao, kỹ năng trong
chương trình không phù hợp với chương trình của trường, những người
hướng dẫn chương trình không thể giúp giáo viên trường tích hợp 2
chương trình: chương trình của bang và của trường với nhau. Mặc dù bà
không bảo thủ quyết định với phòng giáo dục địa phương, nhưng bà kiên
quyết rằng giáo viên trường không dành thời gian cho chương trình bang,
bởi trường không thể sử dụng chương trình này giúp ích học sinh của
mình.
Hiệu trưởng cũng phải giữ những giáo viên giỏi theo phương pháp chuyên
nghiệp, bằng cách chỉ cho họ thấy rằng nỗ lực của họ có được đánh giá
đúng, những cống hiến của họ đóng góp cải thiện chất lượng cho trường.
Hiệu trưởng Martel đùa rằng bà giữ chân giáo viên tại Moscone chỉ đơn

giản bằng cách làm tất cả những nhiệm vụ cần thiết của một người hiệu
trưởng. Dù bà nhận xét một cách thoải mái, nhưng lời nhận xét đó phản
chiếu sự tôn trọng dành cho các giáo viên và sự nhận thức của bà rằng
giáo viên của trường làm việc vô cùng cố gắng.
Dành thời gian để lên kế hoạch với các giáo viên khác là một cách để hiệu
trưởng có thể hỗ trợ giáo viên và khẳng định với họ mình là người lãnh
đạo giàu kinh nghiệm.
Một trong những thay đổi đầu tiên của hiệu trưởng Chiu làm tại Galileo là
thay đổi lịch học của trường để cho phép mỗi tuần các giáo viên họp mặt
cùng nhau, lên kế hoạch.
Adelina Aramburo, hiệu trưởng cũ của trường tiểu học Daniel Webster
luôn chắc chắn rằng quỹ của trường bao gồm cả tiền trả thêm việc làm
ngoài giờ mỗi tháng cho các giáo viên. Bà tin rằng điều này giúp giáo
viên nhận thức: thời gian họ dành cho những cuộc gặp gỡ và lên chương
trình cùng nhau bên ngoài văn phòng cũng được coi trọng và đánh giá
cao.
4. Những hiệu trưởng xuất sắc biết xây dựng một tập thể giáo viên-nhân
viên trong sạch, vững mạnh.
Cho một trường học được thành công, nhà quản trị, giáo viên, phụ huynh
và đội ngũ hỗ trợ phải làm việc như một đội. Hiệu trưởng làm việc với đội
ngũ của mình để tạo cho trường thành một nơi chào đón mọi học sinh và
gia đình họ.
Hiệu trưởng Parrott tại Miraloma giữ buổi họp trao đổi hàng tháng giữa
phụ huynh và học sinh đều đặn, bà nhiệt tình làm việc mỗi khi có phụ
huynh tìm đến mình để đưa ra những câu hỏi. Bà cũng lên lịch cho những
buổi gặp gỡ đột xuất cũng như mỗi khi có phụ huynh đến trường đón con
(ví dụ: chương trình gặp gỡ gần gũi học sinh, phụ huynh sau giờ học mỗi
ngày).
Các câu hỏi để hỏi ở trường con bạn
1. Hỏi con: Con có cảm giác an toàn khi ở trường không?

2. Hỏi con: Con có thấy kỷ luật của trường rõ ràng không? Tất cả học sinh
trong trường có được đối xử bình đẳng?
3. Hỏi hiệu trưởng: Phụ huynh có thể tham gia đóng góp gì cho nhà
trường?
Một tập thể trường vững mạnh là nơi học sinh thấy an toàn và chúng thấy
được đối xử bình đẳng. Nhiệm vụ của hiệu trưởng là tạo ra không khí an
toàn nơi trẻ học tập. Năm đầu tiên ở trường trung học Balboa, hiệu trưởng
Gray đã quan tâm về sự hiện diện của một băng đảng trong trường. Mặc
dù bà phải làm việc nhiều tối và vào cả cuối tuần: bà gặp riêng phụ huynh
của các học sinh cá biệt, nhưng cuối cùng hành động của bà đã gửi đi
thành công một thông điệp mạnh mẽ về sự cam kết: Tạo lập một môi
trường an toàn tại trường Balboa.
ĐƯA ÂM NHẠC VÀO TIẾT DẠY KHI BẠN KHÔNG PHẢI LÀ
GIÁO VIÊN ÂM NHẠC
Âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Nó tạo ra
không khí vui vẻ, sôi nổi, náo nhiệt và tạo nên sự tương tác mạnh mẽ.
Điều đó lý giải tại sao trẻ lại luôn hướng tới nó. Chính vì vậy, nếu
chúng ta phát huy được điều này, âm nhạc sẽ luôn giúp học trò được
vui thú, hứng khởi và phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Để bắt đầu thử với một nhóm tham gia hoạt động âm nhạc, các học trò
trong nhóm cần có sự tương đồng với nhau và với giáo viên. Trong lớp
học âm nhạc của tôi (tác giả Irene Light) thì không quan trọng trẻ ở mức
độ nào. Ở đầu mỗi tiết dạy tôi đều sử dụng cùng một bài hát, thường là bài
"Hello" (Xin chào). tuy nhiên bạn có thể chọn bất kì bài hát nào đó đơn
giản thôi. Vậy là học trò sẽ biết ngay là tiết học nhạc bắt đầu, và bạn đã ổn
định trật tự lớp và làm chủ tiết dạy của mình.
Tiếp theo, bạn phải đảm bảo rằng tất cả mọi người có được sự đồng điệu
với âm nhạc theo cách nào đó. Trẻ nghe hát ru, học bài hát, nghe giai điệu
từ các chương trình ti vi, từ các trò chơi điện tử. Nếu bạn bắt đầu bằng bài
hát quen thuộc như vậy thì sẽ được lớp hưởng ứng ngay. Ở các lớp nhà

trẻ, mẫu giáo bé, có thể là các bài "Twinkle, Twinkle Little Star" (Ngôi
sao nhỏ lấp lánh) hay "The Alphabet Song" (Bài hát bảng chữ cái) - Hai
bài này có cùng giai điệu, đặt lời khác.
Ở lớp lớn, có thể là sử dụng các bài hát như "Baby Bumblebee" (Ong nhỏ
kiêu kỳ)- Một bài hát thật vui nhộn; Bạn cũng có thể sử dụng các bài như
"The Wheels On The Bus" (Những chiếc bánh xe buýt) hay "The Ants Go
Marching." (Đàn kiến diễu hành) - Không thể tuyệt hơn được nữa!
Bài hát được nhắc đi nhắc lại sẽ trở lên dễ dàng hơn cho bạn và cả lớp.
Bạn không nên dạy các bài hát có quá nhiều lời, trừ phi bạn độc diễn cho
trẻ nghe. Sử dụng những bài hát có ca từ lặp đi lặp lại như "Are you
sleeping" (Bạn đã ngủ chưa) cũng rất hay. Bạn cũng có thể thay đổi lời ca
một chút hay đặt lời mới cho giai điệu bài hát. Thí dụ, gần đến giờ ăn bữa
phụ hoặc ăn trưa, bạn hát: "Tôi đang đói quá!" và để cho trẻ giới thiệu các
món ăn có trong bài hát. Sẽ có rất nhiều thứ trong đó để có thể kéo dài bài
hát ra mãi. Ngay cả trẻ ít mồm ít miệng nhất cũng có thể đưa ra được một
món ăn thông thường hoặc thậm chí là một món ăn "khác kiểu". Hãy vui
vẻ với trò chơi đó nhé!
Bạn đưa ra một chủ đề mà có nhiều bài hát tập trung vào cùng chủ đề đó.
Bạn có thể dạy trẻ một bài hát ưa thích. Sau đó mời trẻ hát những bài
chúng thích. Đảm bảo bạn sẽ rất ngạc nhiên với kết quả của trò chơi này.
Tôi đã từng được thấy học sinh của mình sáng tác các bài hát ngay tại chỗ
hoặc hát những bài hát theo phong cách rock rất vui nhộn mà chúng được
học từ anh chị em của mình. Dù thế nào, bạn cũng nên vỗ tay tán thưởng,
khen ngợi và đừng cười họ.
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM
NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Một trong những yêu cầu của chương trình GDMN được ban hành
và thực hiện từ năm học 2009-2010 là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, được giao tiếp thường
xuyên, hoạt động với đồ vật và vui chơi, được trải nghiệm, tìm tòi,

khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức. Chú trọng
đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội
cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo. Mọi hoạt động
giáo dục cần được vận dụng một cách linh hoạt, không gò bó, không
áp đặt.
Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt
động theo hình xoáy trôn ốc, tức là cho trẻ hoạt động từ đơn giản, dễ rồi
khó dần trên nền những kiến thức đã biết. Ở độ tuổi nhà trẻ, giáo viên chủ
yếu cho trẻ nghe hát, nghe nhạc (sau đây sẽ gọi chung là nghe nhạc). Việc
áp dụng các hình thức nghe nhạc phong phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và
yêu thích âm nhạc hơn.
Ở độ tuổi nhà trẻ: giáo viên chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn
giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với
trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nhạc không lời cho trẻ
nghe có thể là các ca khúc, đặc biệt là các bài dân ca các vùng miền, các
dân tộc hòa tấu bởi dàn nhạc dân tộc; hoặc các bản nhạc rất nổi tiếng và
quen thuộc như Pô-lô-ne (Polonaise - Orginski), Thư gửi Ê-li-dơ
(Bagatelle: "Fur Elise" - L.V.Beethoven), xô nát Ánh trăng ("Moonlight"
sonata - L.V.Beethoven), Vũ khúc Hungari số 5 (Hungarian Dance No.5 -
J. Brahms), Hành khúc Thổ Nhĩ Kì (Turkish Rondo - W.A. Mozart)
Trẻ từ 3-12 tháng tuổi nghe nhạc một cách thụ động, không chủ đích.
Giáo viên có thể cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào phù hợp như ngủ chơi Khi
trẻ ngủ, nghỉ lựa chọn bài hát, bản nhạc không lời êm dịu, nhẹ nhàng sẽ
tác động tích cực vào trí não của trẻ, giúp trẻ có thể ngủ, nghỉ ngơi được
tốt; khi trẻ chơi, tập lẫy, tập bò, tập đi sử dụng những bản nhạc vui nhộn
sẽ gây hứng thú cho trẻ.
Trẻ từ 12-36 tháng tuổi bên cạnh cho trẻ nghe nhạc cần cho trẻ tập hát các
bài hát có ca từ thật đơn giản, dễ hiểu. Việc tập hát sẽ cũng hỗ trợ cho trẻ
tập nói, tập phát âm. Khi cho trẻ hát, giáo viên kết hợp gõ theo phách,
nhịp hoặc tiết tấu của bài bằng cách vỗ tay, dùng các vật phát ra tiếng kêu

khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của trẻ và thêm phần hứng thú cho trẻ
cùng tham gia hoạt động.
Trẻ ở tuổi mẫu giáo: việc tổ chức các hoạt động âm nhạc phong phú, đa
dạng hơn. Trẻ học hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc
và kết hợp âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác:
-Dạy hát: Phương pháp tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên cũng cần
phải linh hoạt, không cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó. Vừa kết hợp
phương pháp truyền thống, vừa sáng tạo để "làm mới" mỗi tiết dạy.Ví dụ
như dạy hát cho trẻ. Phương pháp truyền thống là giáo viên hát, rồi bắt
nhịp cho trẻ hát và cô cùng hát theo hoặc ghi âm sẵn bài hát rồi mở nhạc
lên, cô trò cùng hát. Trẻ hát vài ba lần, sau đó gọi nhóm, rồi tổ, rồi cá
nhân hát. Sau đó cô sửa lấy lệ vài chỗ rồi lại cùng hát, hát nhóm, hát cá
nhân Tuy nhiên, cách sửa sai hiệu quả nhất vẫn là cô hát mẫu, đàn mẫu
nhiều lần chỗ đó, cho trẻ hát lại nhiều lần theo cô, theo tiếng đàn là tốt
nhất. Cần lưu ý cô không nên nhận xét "con hát sai rồi, phải hát như thế
này" hoặc những câu tương tự.Cần xác định việc dạy hát cho trẻ không có
nghĩa là "luyện" cho trẻ phải hát thật đúng, thật hay bài hát mà mục đích
chính là cho trẻ bước đầu tiếp cận với giai điệu, hình ảnh của bài hát.Từ
đó trẻ sẽ yêu thích bài hát và tích cực tham gia hát.
Việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, vật dụng hỗ trợ cho học hát là điều vô
cùng cần thiết vì trẻ tư duy trực quan là chủ yếu. Giáo viên có thể sử dụng
trong lúc giới thiệu bài, trong lúc dạy hát hay lúc ôn lại bài để giúp trẻ dễ
hình dung về bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hình ảnh khá trừu tượng.
Cô giáo và trẻ người dân tộc Chăm (Phú Yên) sử dụng "nhạc cụ" vận
động và hát
-Nghe nhạc: ở độ tuổi mẫu giáo việc nghe nhạc sẽ có chủ đích hơn. Ngoài
việc vẫn cho trẻ nghe như khi còn ở lứa tuổi nhà trẻ, giáo viên mở rộng
hình thức tổ chức cho trẻ nghe. Một điểm rất đáng lưu ý là giáo viên nhất
thiết không được "độc diễn" trong khi cho trẻ nghe nhạc. Khi trẻ nghe
nhạc từ băng, đĩa cũng như từ cô biểu diễn, giáo viên luôn quan sát, chú ý

thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài, cùng trẻ vận động, múa hát theo nếu trẻ
muốn cùng tham gia. Nếu nhiều trẻ miễn cưỡng nghe hoặc bỏ ra khỏi vị
trí, giáo viên có thể chuyển đổi sang hình thức khác chứ không nhất thiết
phải cho nghe cô hát đủ số lần, như đã chuẩn bị.
-Tổ chức trò chơi âm nhạc: không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh
âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác
nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm,
lớp, được vận động, sáng tạo Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn
một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 - 2 nội dung là cùng,
tránh ôm đồm dễ dẫn đến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù
tham gia hoạt động đủ thứ.
Ví dụ giáo viên cho trẻ chơi trò chơi Đi tìm xuất xứ bài hát:Làm một tấm
bản đồ Việt Nam phóng to, tô màu ba miền Bắc-Trung-Nam khác nhau.
Phác họa hình ảnh và tên bài hát dân ca quen thuộc của 3 miền cho trẻ
quan sát, sau đó gỡ ra và đề nghị trẻ xung phong lên dán lại. Có thể hát
một đoạn một bài nào đó rồi cho trẻ lên đính lại bài hát cho đúng khu vực.
Trò chơi này sẽ giúp trẻ cảm nhận được giai điệu của một số bài hát khác
nhau, bước đầu nhận biết về sự khác nhau của âm nhạc mỗi vùng.

Cô giáo (người Kinh) và trẻ dân tộc Raglai (Thuận Nam, Ninh Thuận)
đang múa hát
- Kết hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác: việc dùng
các phương tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hữu hiệu để kết hợp với
các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường,
kết hợp vận động đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục.Ví
dụ: hoạt động làm quen với toán, ta có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm
quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thụng qua các trò chơi
với lời ca có số, số người tham gia
VD: Bài hát Năm ngón tay ngoan
Chọn 5 trẻ xung phong đứng lên, mỗi trẻ cầm một mảnh bìa cứng hoặc tờ

giấy vẽ một số(từ 1-5) và hình vẽ bàn tay có 4 ngón nắm lại, một ngón
xòe ra lần lượt là ngón cái, trỏ, giữa, áp út và út. Khi hỏi đến ngón nào thì
người đó bước lên phía trước. Khi cả 5 trẻ đứng lên hết thì cùng giơ cao
lên và vừa hát vừa đưa hình vẽ qua bên trái, bên phải đều nhau. Có thể
thay đổi bài hát có số khác hoặc lần lượt chơi.
Âm nhạc như làm nền cho các hoạt động, như phương tiện tiếp cận các
khái niệm, các hình ảnh, các hoạt động một cách nhẹ nhàng, vui vẻ phù
hợp với trẻ mầm non. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng âm nhạc vào các hoạt
động khác sẽ có thể khiến trẻ không tập trung với hoạt động đó. Do vậy,
mỗi khi đưa âm nhạc kết hợp với các hoạt động khác, giáo viên cần cân
nhắc kĩ lưỡng dung lượng cần thiết và phù hợp.
- Xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc trong lớp: Ở góc nghệ thuật,
giáo viên có thể cùng với trẻ vẽ tranh, cắt dán, tạo mẫu các đồ vật, nhạc
cụ; tự tạo ra các nhạc cụ đơn giản, cùng phụ huynh sưu tầm các nhạc cụ
như chiêng, trống (kể cả đồ thật lẫn đồ chơi) để trang trí cho góc nghệ
thuật. Có thể sắp xếp theo bộ, theo chủ đề tránh rườm rà. Giáo viên cho
trẻ cùng tham gia, góp ý kiến cách sắp xếp, tạo cho trẻ hứng thú và được
tôn trọng. Cần tận dụng tối đa sản phẩm ở góc vào các hoạt động nghệ
thuật chứ không nên chỉ để trưng bày cho đẹp.
Điểm đáng chú ý ở đây là trong một tiết hoạt động âm nhạc , giáo viên
không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung trên và theo đúng
trình tự mà có thể thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở kế hoạch lâu
dài,tổng thể trong một kì, một năm, đảm bảo tiếp cận được kết quả mong
đợi như mục tiêu chương trình.
THẾ NÀO LÀ MỘT MÔI TRƯỜNG KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG HỌC
TẬP
Gần đây, một giám đốc trường mầm non gọi cho tôi, để hỏi về cách làm
thế nào đào tạo được đội ngũ giáo viên cho trường. Bà giám đốc muốn cải
tiến chương trình của trường thành một chương trình dựa trên nền tảng
"Kích thích khả năng giải quyết vấn đề". Trước khi trả lời, tôi đưa ra một

số câu hỏi cho bà: đâu là những vấn đề thiết yếu cần phải thay đổi trong
môi trường giáo dục hiện có của trường, để hướng tới phương pháp giảng
dạy "Kích thích khả năng giải quyết vấn đề"? các giáo viên của bạn sẽ
phản ứng như thế nào với những thay đổi đó? Bà đã trả lời rằng một số
giáo viên đã làm việc với trường tới 20 năm và chưa bao giờ thay đổi một
chút gì môi trường lớp học.
Thay đổi vì mục đích cần phải thay đổi không mang lại bất cứ lợi ích
chính đáng nào, dù cho mọi người đều cần phải thay đổi theo thời gian.
Thay đổi mang lại sự kích thích, sự thách thức, thậm chí sự thú vị cho một
chương trình, miễn là sự thay đổi phải đem tới những điều tốt hơn và
không quá quyết liệt tới mức làm rối trí trẻ. Tốt hơn hết, sự thay đổi phải
có tiềm năng tạo ra những kinh nghiệm học tập ý nghĩa hơn cho cả giáo
viên và trẻ.
Hãy nhìn vào môi trường của bạn từ một góc nhìn khác. Lúc đó thậm chí,
bạn có thể sẽ muốn phát triển môi trường học tập ở trường theo một danh
sách dài liệt kê những điều cần cải thiện. Môi trường của trường đã lấy trẻ
làm trung tâm? Nó có tạo cho trẻ biết cách giải quyết những vấn đề riêng
của mình, đưa ra những quyết định, chấp nhận rủi ro, và học thông qua
những kinh nghiệm thực hành? Môi trường học tập có kích thích sáng tạo,
chơi, tương tác xã hội bằng cách cung cấp một thời lượng lớn thời gian,
không gian và sự riêng tư? Hầu hết những đồ chơi và học liệu (bao gồm
cả nghệ thuật) có ở trong phạm vi tầm với của tất cả các trẻ, bất kể lứa
tuổi chúng? Nếu câu trả lời là không, đã đến lúc cần nghĩ cách đem tới
cho môi trường của bạn sức sống mới và mở rộng nó ra để đáp ứng nhu
cầu phát triển, khát vọng và sự tò mò của trẻ trong ngôi trường của bạn.
Tại sao một số giáo viên lại phản đối sự thay đổi này?
Nhiều người tin rằng bằng sự có sẵn nguyên vật liệu cho các mức độ của
trẻ sẽ gây ra các vấn đề không tốt. Họ hình dung ra những sự lộn xộn của
màu vẽ, của keo dán, của những mảng lắp ghép rơi vãi khắp trên sàn nhà,
và cát - nước vương dính khắp phòng. Một số trong những lo lắng này có

thể thực sự xảy ra lúc đầu, nhưng dù tin hay không, chúng ta có thể dạy
cho những đứa trẻ nhỏ nhất trách nhiệm khi sử dụng những loại học liệu
này, và một khi chúng đã học được cách cẩn thận sử dụng đồ dùng học
liệu, những hành vi của chúng sẽ được cải thiện đáng kể. Một số hành vi
không phù hợp, thậm chí là việc gây gổ, hầu hết đều do thiếu sự kích
thích và phong phú của môi trường hoạt động.
Mặc dù tôi cũng đã gặp phải sự phản đối từ nhiều giáo viên, nhưng họ vẫn
ở lại tham gia vào chương trình cải cách; và sau khi sử dụng môi trường
"Kích thích khả năng giải quyết vấn đề", họ không bao giờ còn muốn trở
lại phương pháp cũ. Thay đổi luôn đem tới sự khó khăn trong chừng mực
nào đó, nhưng khi thấy được những kết quả tích cực, những bực bội của
bạn sẽ nhanh chóng biến mất. Môi trường ảnh hưởng tới hành vi trẻ nhỏ
sâu sắc đến nỗi, dù lớp học của bạn không trở thành một thiên đường,
nhưng nó sẽ vui vẻ hơn, không gian trở nên hữu ích hơn, trẻ cảm thấy
thân thuộc, và bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc.
Nhận trách nhiệm thay đổi
Thay đổi không chỉ đơn giản là di chuyển và sắp xếp lại mọi thứ. Hãy
thiết lập mục tiêu và duy trì trọng tâm. Nếu mục tiêu của bạn là để sử
dụng tốt hơn môi trường "Kích thích khả năng giải quyết vấn đề", hãy
cung cấp nhiều sự lựa chọn và giải pháp thay thế, nhờ vậy trẻ có thể tự
giải quyết những vấn đề của bản thân một cách triệt để. Mỗi loại đồ vật
nên có nhiều hơn so với nhu cầu bình thường, nhờ thế bạn có thể khuyến
khích sự thương lượng khi có một xung đột xảy ra liên quan tới đồ chơi.
Điều này là cần thiết đặc biệt với trẻ mới chập chững biết đi.
Bài báo này không thể cung cấp tất cả thông tin hay ý tưởng cần thiết cho
một sự thay đổi môi trường học tập cần thiết, nhưng bạn có thể bắt đầu
thay đổi với một danh sách khuyến nghị kèm theo sau đây.
Hãy hình dung bản thân bạn ở mọi vị trí trong trường, và quan sát kỹ trẻ
chơi. Quan sát hiệu quả là chìa khóa để tạo ra môi trường "trẻ làm được
những gì trẻ làm". Bạn phải xem xét tới mọi người tại tất cả các thời điểm

để không quấy rầy xen ngang vào khi trẻ chơi, đồng thời giáo viên có thể
tiếp cận một cách nhanh chóng khi có vấn đề cần được hướng dẫn. Một
trong những vai trò của giáo viên chúng ta là việc dạy cho trẻ làm thế nào
để lấy đồ chơi và cất đồ chơi. Điều này có thể lấy mất nhiều thời gian lúc
đầu, nhưng càng về sau càng giảm đi, cho tới khi bạn không cần nhắc nhở
trẻ.
Tất cả đồ chơi và học liệu cho trẻ sử dụng không nên để trên kệ thấp, mỗi
loại đồ vật cần được chứa trong khu riêng (tuân theo hướng dẫn về an
toàn cho mỗi lứa tuổi), số lượng phù hợp, và dễ làm sạch. Nên sử dụng
những đồ chơi sáng màu.
Bạn sẽ không cần phải tiêu tốn cả ngày của lũ trẻ để thiết lập cho chúng
các quy tắc mới. Chỉ cần một bức tường trắng, những cái tủ với cốc chén
có thể vẽ lên, bàn và ghế sáng màu, hãy vẽ lên đó những hình ảnh gây
hứng thú cho trẻ và nhấn mạnh vào bất cứ chỗ nào có thể.
Hình dung căn phòng theo cách hiện có và theo cách sẽ thay đổi. Liệu sự
sắp xếp lại có làm cho mọi thứ hoạt động trôi chảy hơn không? Hãy dành
ít nhất 1 tuần để tìm ra các cách sắp xếp mới và xem liệu cách mới hay cũ
sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Thay thế những đồ chơi là nhựa dẻo 1 miếng bằng những thứ đồ chứa
đựng nhiều thách thức, và có những thành phần phức tạp. Thậm chí một
đứa trẻ nhỏ nhất có thể sẽ chán nếu cứ sử dụng đi sử dụng lại một đồ chơi
cho một mục đích đơn giản.
Cần có nhiều khu vực với nhiều hoạt động mà nhiều trẻ cùng có thể tham
gia một lúc. Một cái bồn thật to rộng đầy những quả bóng nhiều màu, một
khu vực đựng cát trong nhà, một phao nước lớn, một khu nhà đồ chơi xây
dựng cao tầng, một khu tạo hình bằng đất nặn, những dụng cụ phát ra âm
thanh, sách, quần áo trang phục, và từ lứa tuổi chập chững biết đi trở lên,
hãy cho bé một giá vẽ.
Cung cấp cho trẻ các hoạt động thể chất cả trong nhà và ngoài chơi. Các
đồ chơi đạp và trèo ở trong phòng cho vài trẻ có thể cùng chơi, một tấm

giậm nhảy, hay tấm đệm cho phép vật lộn trên đó. Các hoat động ngoài
trời cần đảm bảo sự an toàn và khả năng quan sát dễ dàng, trang bị những
dụng cụ khuyến khích sự mạo hiểm (nhưng phải an toàn), những vật dụng
dọc theo thảm cỏ, cát, nước, bóng cây, một khu vườn, có thể thêm một vài
con vật (được nhận thức là cần được chăm sóc: chó, mèo, thỏ, gà ). Hãy
nhớ rằng, đây chỉ là một phần danh sách!
Eleanor Reynolds là biên tập viên của Những người giải quyết vấn đề tốt
nhất: Các bài viết dành cho phụ huynh và giáo viên, đồng thời là tác giả
của Giáo dục trẻ mầm non: Tiếp cận phương pháp giải quyết vấn đề. Có
thể liên lạc với cô bằng email qua hòm thư
TRÒ CHƠI SIEU NHÂN CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ LO
LẮNG
PHẦN 2: Nhận ra cảnh báo.
Trò chơi anh hùng nếu thoát khỏi tầm kiểm soát có thể đẩy tới hành vi gây
hấn. Có nên vinh danh quyền lực và sử dụng vũ khí đại diện cho sức mạnh
quyền lực? Liệu trẻ mầm non, những người còn chưa biết giới hạn về thể lực
bản thân, có dễ làm đau một đứa trẻ khác trong quá trình tham gia trò chơi
kiểu này?
" Trò chơi siêu nhân chỉ trở thành mối lo lắng khi trò chơi này tự thân nó
liên quan tới sự gây hấn về thể lực, và có sự không cân bằng giữa sức mạnh
của các trẻ tham gia trò chơi", Pelavin giải thích. "Trẻ em thường tìm kiếm
các bạn diễn có chung sở thích và có khả năng thể lực như mình, nhưng một
đứa trẻ hay bắt nạt có thể đòi hỏi mình có quyền kiểm soát trẻ khác. Khi trò
chơi anh hùng leo thang thành gây hấn, phụ huynh có một cơ hội mở để trao
đổi với con về hậu quả của hành vi bạo lực. Cha mẹ có thể giúp trẻ học rằng
phản ứng với hành vi bạo lực, hung hăng không chỉ dẫn tới bị thương về thể
chất, mà có thể khiến trẻ em cảm giác sợ hãi hay giận dữ, và thậm chí là
nguyên nhân dẫn tới đứa trẻ hung hăng kia sẽ mất bạn bè.
Khi trò chơi đi ngược lại với việc giải quyết vấn đề cứu người tốt, và bắt đầu
xuất hiện các sử dụng từ ngữ mang tính chất xấu: chửi rủa, la hét, hành vi

quá khích thì nó không còn có ích".
Những mẹo hỗ trợ trò chơi siêu anh hùng một cách tích cực
• Thiết lập các quy tắc từ đầu. Ví dụ, không chỉ trỏ gậy hay các đồ diễn khác
trực tiếp (với biểu hiện như vũ khí) vào bạn diễn. Những luật lệ này có thể
cần được thảo luận vài lần. Hãy lắng nghe những phản hồi từ chính các bé.
Trẻ có thể tìm ra các cách sáng tạo để tự thỏa mãn sở thích của mình trong
khi vẫn tuân theo chỉ dẫn và nhờ thế chúng vẫn an toàn.
• Hãy lấy ví dụ cụ thể về những hành vi gây hấn để cho trẻ hiểu. Có nên
đánh vào cơ thể người khác không? Có sử dụng những ngôn ngữ chống đối,
thù địch không?
• Trả lời phù hợp hoặc ngắt vở để dừng các hành vi gây gổ, hoặc cùng đưa ra
bàn luận với cả lớp về hành vi không thích hợp sau đó. Những cuộc thảo
luận có thể cũng nhắm tới việc câu chuyện được sáng tạo ra ban đầu là gì,
những hứng thú quá khích dẫn các bé tới thể hiện không phù hợp ra sao, và
tất nhiên phải hướng trẻ lại về kịch bản gốc.
• Đảm bảo có sự phù hợp không gian cho trò chơi diễn ra. Khuôn viên ngoài
trời là tốt nhất, vì bé có thể chạy nhảy trong phạm vi rộng (với điều kiện an
toàn và giám sát của người lớn).
• Nói với trẻ về những anh hùng trong cuộc sống thực, cả nam và nữ, và tập
trung vào những đặc điểm tính cách tốt - ví dụ: sự sẵn sàng giúp đỡ người
yếu thế hơn mình, sự gan dạ dũng cảm, đức tính siêng năng cần cù
• Mời những "anh hùng gần gũi với trẻ", như: lính cứu hỏa, cảnh sát, các chú
bộ đội đến thăm lớp. Vài đứa trẻ có thể sợ hoặc ban đầu nhút nhát, đặc biệt
nếu "anh hùng" đến thăm lớp trong đồng phục làm việc thường ngày. Nhấn
mạnh với các bé rằng những anh hùng trong đời thực cũng đơn giản là
những người thân quen: hàng xóm, cha mẹ, những người lao động đang
sống - làm việc quanh bé.
• Sử dụng "trò chơi siêu anh hùng" như một cơ hội để xây dựng những kỹ
năng giải quyết vấn đề. Khi có một vấn đề đòi hỏi có sự cân nhắc suy nghĩ
đưa ra cách giải quyết, hãy khuyến khích các bé tìm các ý tưởng tự mình giải

quyết.
• Thật tích cực. Thừa nhận những thành công mới và kỹ năng mới của trẻ.
Giúp chúng cảm thấy mình mạnh mẽ.
Trẻ em bắt chước những tính cách nhân vật ảnh hưởng lớn tới thế giới trên ti
vi. Với sự quan sát cẩn thận đi kèm những phản hồi từ giáo viên và phụ
huynh trẻ mầm non, trò chơi siêu anh hùng có thể sẽ trở thành cơ hội tốt cho
trẻ phát triển những khả năng của riêng mình, trong khi trẻ vẫn học được về
lòng tốt giúp đỡ người khác.
KHUYẾN KHÍCH ANH CHỊ EM RUỘT CHƠI CÙNG NHAU
Chơi là một phần quan trọng trong cuộc sống
của trẻ, và nên là một phần trong hoạt động hàng ngày, vì trẻ học được
những bài học quan trọng qua vui chơi. Nếu bạn là một bậc phụ huynh
của nhiều hơn một bé, chúng có thể có lợi từ việc chơi cùng nhau. Dưới
đây là một số lời khuyên thực hành và ý tưởng để khuyến khích anh chị
em chơi cùng nhau.
Tuổi thơ của trẻ em có một phần lớn phụ thuộc vào việc có một người
anh/chị / em lớn hơn hay nhỏ hơn. Nhưng trớ trêu thay khi các anh chị em
ruột chơi cùng nhau, không phải bao giờ cũng hòa thuận êm đẹp. Nếu có
một khoảng cách lứa tuổi giữa tuổi anh chị em ruột, nghĩa là trẻ đang trải
qua sự cạnh tranh ganh đua, hoặc chúng không muốn chơi những trò chơi
giống nhau. Do vậy, khuyến khích anh chị em chơi với nhau có thể khó
khăn.
Phải thừa nhận rằng, anh chị em ruột không muốn chơi với nhau tất cả
thời gian, chúng cũng không có ý định gia tăng lượng thời gian. Thống kê
cho thấy anh chị em ruột dễ đi tới sự cãi nhau trung bình 3,5 lần trong một
giờ, tương đương gần 10 phút (mặc dù cha mẹ thường cảm giác thời gian
các con mình tranh cãi với nhau còn dài hơn thế!)
Các chuyên gia nghiên cứu về hành vi của anh chị em ruột nói rằng:
không thể tránh khỏi việc anh chị em ruột rơi vào tình trạng bất đồng ý
kiến và tranh cãi với nhau, nhưng đó chỉ là một phần trong cuộc sống của

anh chị em ruột. Một khi có sự cân bằng giữa vui chơi thân tình và những
xung đột nảy sinh, thì tuổi thơ anh chị em ruột không đơn giản chỉ bao
gồm đánh nhau suốt thời gian, các bé sẽ lớn lên mà vẫn lưu giữ những ký
ức tốt đẹp về sự gắn bó. Thực tế, nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những
anh chị em ruột không đánh nhau hay không chơi với nhau thuở nhỏ, lớn
lên sẽ ít thân thiết và tình cảm, quan hệ không tích cực bằng những anh
chị em ruột khi bé tranh cãi, thậm chí đánh nhau nhiều.
Làm thế nào để khuyến khích anh chị em ruột chơi cùng nhau.
Với bất cứ đứa trẻ nào, chơi một mình những trò chơi đơn lẻ và chơi với
bạn bè là quan trọng, họ sẽ cố gắng giành tối đa thời gian vào những hoạt
động đó hơn là chơi với anh chị em ruột. Tuy nhiên, để thời gian chơi
cùng nhau có ích và để giúp hình dung thực tế thời gian chơi của anh chị
em ruột, phụ huynh có thể đặt ra một khoảng thời lượng mỗi ngày và tổ
chức những hoạt động phụ thuộc vào lứa tuổi con mình để khuyến khích
các con chia sẻ thời gian chơi cùng.
Có thể bạn cần giúp trẻ lúc khởi đầu làm quen trò chơi, hay cần gợi ý cách
mà theo đó một trò chơi, những đồ chơi hay vai chơi phối hợp hiệu quả
cùng các con (đứa lớn tuổi, đứa nhỏ tuổi). Ý tưởng đưa ra có thể giúp làm
trẻ thổi bùng lên dự định riêng của mình, truyền cảm hứng xa hơn cho trẻ.
Hoặc một dịp nào khác dù không có bố mẹ bên cạnh, bọn trẻ vẫn chủ
động rủ nhau chơi.
Những đứa trẻ lớn hơn có thể thất vọng khi em ruột của chúng không biết
tuân theo luật lệ trò chơi. Một số trò chơi đóng vai có thể giải quyết vấn
đề này. Trò chơi kinh điển nhất của trẻ em là đóng vai nội trợ, tham gia
góc bác sĩ y tá hay giả đóng vai trong trường học cho phép mỗi đứa trẻ
đóng một vai ở trình độ hiểu biết riêng của mình, và có thể giúp đem tới
cho anh chị em ruột cơ hội có thể chơi cùng theo cách hiệu quả nhất với
cả hai.
Khi các con bạn chơi với nhau tốt, củng cố và phát triển ý tưởng là điều
bạn nên làm. Tìm cách khuyến khích những hành vi tương tự thế trong

tương lai. Nếu bạn để ý con bạn chơi cùng nhau vui vẻ với những thỏa
hiệp riêng của chúng, hãy chắc chắn bạn sẽ khen ngợi các con đúng lúc,
kịp thời.
Bạn có thể yêu cầu được tham gia cùng, và nếu bạn có một chiếc camera
quay tay, hãy chọn những góc đẹp để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng nhớ
của các con. Bức ảnh có thể được đặt vào trong khung hình nơi chúng có
thể thấy, như một lời nhắc nhở thường trực về khoảng thời gian vui vẻ các
bé chơi cùng nhau.
Chơi với nhau vui vẻ khiến anh chị em xích lại gần nhau, hiểu nhau và
chia sẻ với nhau nhiều hơn, và kết quả đó đáng giá để bạn đẩy mạnh
những khoảng thời gian chất lượng giữa các con. Qua thời gian, các con
bạn sẽ tự ý thức được sự học hỏi lẫn nhau, tìm được tiếng nói chung và
nhận thức giá trị cá nhân, phát triển nhiều kỹ năng xã hội và tình cảm.
Cuối cùng, nếu các chuyên gia hành vi đúng, thì chơi cùng nhau khi còn
nhỏ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ bền đẹp, tích cực trong tương lai.
KHI 2 BÉ SINH ĐÔI BẮT ĐẦU TỚI TRƯỜNG
Khi 2 bé sinh đôi bắt đầu tới trường: Nên tách biệt hay để học cùng nhau?
Bạn luôn cảm thấy tin tưởng vào quyết định của mình liên quan tới sức
khỏe và sự hạnh phúc của 2 đứa con sinh đôi của bạn. Đến bây giờ, khi
ngày đầu tiên đến trường đã tới rất gần, bạn lại cảm thấy không thật chắc
chắn. Bạn có nên tách biệt 2 đứa con sinh đôi ra và gửi vào hai lớp học
khác nhau không? Hay để chúng học cùng nhau trong cùng một lớp?
Hãy can đảm lên, bởi bạn không phải là người duy nhất phải đối mặt với
tình thế khó xử này. Với những lý do tốt trên mặt tiền đề giáo dục, vấn đề
tranh cãi này đang được nóng lên. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng phần
đông các bậc phụ huynh có xu hướng giữ những đứa trẻ sinh đôi của mình
sát cạnh nhau. Theo một cuộc khảo sát tiến hành gần đây của tổ chức
quốc gia Câu lạc bộ Các bà mẹ có Con sinh đôi (National Organization of
Mother of Twins Club - NOMOTC), 43% các nhà giáo dục thiên về việc
chia tách các cặp sinh đôi. Nancy L. Segal, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu và tác

giả có sách bán chạy về phương pháp giáo dục trẻ sinh đôi, đề nghị hỏi
điều gì có thể là lời khuyên tốt nhất cho các bà mẹ, "Nhu cầu cá nhân của
mỗi đứa trẻ sinh đôi cần được xem xét theo cả 2 phương diện quan điểm
của các nhà tư vấn Tâm lý - Giáo dục và các bậc phụ huynh"
Với những điều cần ghi nhớ, việc trình bày một cách chính xác những
quyết định sắp xếp tốt nhất cho 2 đứa trẻ sinh đôi đòi hỏi phải thực hiện
một vài cuộc trao đổi và sự lập chương trình cho gặp gỡ cả 2. Dưới đây là
một số gợi ý của những người tiếp cận nhằm mở rộng quan điểm của bạn,
cung cấp những thông tin mới và làm nhẹ bớt nỗi lo lắng của cha mẹ.
• Bố mẹ của những đứa trẻ sinh đôi trong tuổi đến trường. Ai hiểu biết tốt
hơn so với phụ huynh - người đã học qua trước một số khóa học nhất định
để định hướng tác động? Hỏi điều gì có hiệu quả cho các bậc phụ huynh
và những đứa con sinh đôi của họ, điều gì nên tránh.
• Giáo viên ở trước đây và hiện tại của các bé. Nói chuyện với trường
mầm non, trao đổi với giáo viên đã dạy các bé trước đây. Trực tiếp tới các
nói chuyện với giáo viên bé đang học, hay sắp sửa dạy bé. Hãy nhận lấy
những lời khuyên và sự chia sẻ quan điểm từ các nhà giáo dục.
• Người điều hành quản lý và nhà tư vấn tâm lý - giáo dục tại trường mà
con bạn đang học. Đưa ra những câu hỏi: Chính sách và điều lệ của họ là
gì? Điều gì là lý do sau các điều khoản đấy? Những số liệu thống kê nào
thể hiện điều đó? Họ có sắp đặt linh hoạt không? Liệu cùng ở một lớp tại
trường mầm non, nhưng chia tách khi lên lớp Một có là giải pháp lựa
chọn hay?
• Hai đứa con sinh đôi của bạn. Hỏi mỗi con cảm giác thế nào khi ở cạnh
nhau và khi không ở cạnh nhau. Luôn rút ra kết luận dựa trên cơ sở cảm
giác của trẻ. Như tất cả các bậc phụ huynh đều biết, nhiều bé 5 tuổi đã có
thể tự mình suy xét một cách khá khôn ngoan.
• Bản thân bạn. Hãy làm theo trái tim. Cân nhắc một cách toàn diện, bạn
có thể biết đâu là tốt nhất cho các con. Đừng xem thường bản năng của
riêng mình. Chỉ cần kết hợp với lời khuyên bạn nghe từ người khác trước

khi ra quyết định cuối cùng.
CÁC NHÓM MẪU GIÁO VÀ NHÀ TRẺ GIÚP TRẺ HỌC TẬP NHƯ
THẾ NÀO
Các nhóm mẫu giáo và nhà trẻ là một loại
hình thông dụng của hệ thống giáo dục kinh nghiệm sớm cho trẻ
mầm non, nhưng làm thế nào họ giúp trẻ học tập?
Giữa 3-5 tuổi, trước khi chúng đủ khả năng để chính thức bắt đầu đi học
phổ thông, trẻ em có thể tham gia vào các hình thức đa dạng khác nhau
của hệ thống giáo dục mầm non, bao gồm nhóm lớp mẫu giáo và nhà trẻ.
Trẻ sẽ có đựoc lợi ích cao khi tham gia vào những buổi hoạt động ở các
nơi này, vì chúng được cung cấp những cơ hội đầy tiềm năng để tiến hành
thử các hoạt động mới, học các kỹ năng mới và hòa nhập với bạn bè - tức
hòa nhập vào xã hội trẻ em (thêm vào đó, nó cũng cung cấp cho các phụ
huynh những khoảng thời gian nghỉ ngơi dễ chịu, yên tâm làm việc).
Trong thực tế, việc tham gia vào nhà trẻ hay nhóm mẫu giáo được khuyến
khích 1 cách tích cực bởi chính quyền Anh, bởi vì những năm đầu đời là
một giai đoạn vô cùng quan trọng với sự phát triển và học tập của trẻ. Và
càng có khả năng học tập kinh nghiệm, chúng càng có sự khởi đầu cuộc
sống tốt hơn. Kết quả là, tất cả trẻ em từ 3-5 tuổi ở Anh đều đang được
cung cấp đủ 12.5 giờ miễn phí tham gia các lớp học hàng tuần, trong 38
tuần mỗi năm. Có rất nhiều các loại hình dịch vụ giáo dục miễn phí khác
nhau dành cho trẻ những năm đầu đời, bao gồm cả sự tham gia vào các
nhóm mẫu giáo và nhà trẻ.
Trong khi những nhà trẻ thường dễ dàng được tìm thấy, được đặt xung
quanh khu nhà và trong khu vực sống của bạn, thì những nhóm lớp mẫu
giáo có xu hướng được tổ chức trên cơ sở quảng bá nhiều hơn. Ví dụ,
chúng thường được tổ chức trong nhà thờ hay hội trường của làng, và
thình thoảng trong hội trường của 1 trường tiểu học. Phụ thuộc vào độ
tuổi và số lượng trẻ của nhóm mẫu giáo, chúng có thể hoạt động 1 hay 2
lần 1 tuần, thậm chí hàng ngày, với những phiên học sáng, chiều hay cả 2.

Lứa tuổi của trẻ đa dạng và những nhóm lớp có thể nhận trẻ từ 2.5 tuổi trở
lên.
Trẻ em học cái gì?
Tất cả các nhóm mẫu giáo, nhà trẻ và các loại hình khác của bậc học mầm
non học về môi trường theo Nền tảng lứa tuổi của giáo dục sớm. Đây là 1
hệ thống giáo dục vỡ lòng nhằm vào lứa trẻ em từ khi sinh ra cho tới 5
tuổi, và đảm bảo rằng trẻ em ở bất cứ đâu trên đất nước đều có được cơ
hội tiếp cận công bằng các dịch vụ chăm sóc - giáo dục công.
Có 6 mục tiêu học tập của trẻ trước tuổi tới trường trong nền tảng lứa tuổi
này - mỗi mục tiêu là một kỹ năng hay kinh nghiệm mới trên 6 lĩnh vực
dưới đây:
• Cá nhân, xã hội và phát triển tình cảm.
• Giao tiếp, ngôn ngữ và làm quen kỹ năng ban đầu đọc viết.
• Phát triển kỹ năng toán.
• Phát triển kỹ năng thể chất.
• Phát triển kỹ năng sáng tạo.
• Kiến thức và hiểu biết về thế giới.
Tất cả 6 mục tiêu này được dạy thông qua hàng loạt các hoạt động vui
chơi lôi cuốn trẻ. Ví dụ, một loại hình học tập tiêu biểu ở cả nhóm mẫu
giáo và nhà trẻ sẽ bao gồm nhiểu khoảng thời gian trẻ có thể chơi tự do và
tự lựa chọn hoạt động cho mình, khi chúng cùng nhau học tập và cả lúc
nghỉ ngơi, thời gian hoạt động nghệ thuật, thủ công, âm nhạc, hát, chơi trò
chơi vận động (có thể sử dụng dụng cụ ở cả trong hay ngoài lớp), học và
chơi với các câu đố, hay trò chơi.
Cả nhóm mẫu giáo và nhà trẻ đều nhằm cung cấp một môi trường vui vẻ
và kích thích phát triển cho trẻ. Chúng vẫn còn nhỏ, vì vậy không cần
thiết phải có các thời gian biểu cứng nhắc, hay phải học tập thật chăm chỉ
liên tục - thay vào đó là cách học mà vui, vui mà học, nó giúp truyền dẫn,
thấm nhuần những khái niệm đầu tiên của giáo dục - như kỹ năng đọc,
viết, các khái niệm toán - cung cấp những sự hỗ trợ tuyệt vời khi trẻ tới

tuổi bắt đầu tới trường tiểu học.
KHÁM PHÁ KHẢ NANG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẦM NON
Bạn thực sự biết được bao nhiêu về khả năng
học tập của trẻ mẫu giáo? Dưới đây bạn sẽ thấy một loạt những ý kiến liên
quan tới kỹ năng và khả năng học tập mà một đứa trẻ mẫu giáo có. Khi
bạn đọc qua ý kiến in đậm, trước tiên hãy nghĩ xem với bạn quan điểm đó
đúng hay sai, sau đó kiểm tra với câu trả lời bên dưới.
Đúng hay sai?
Trẻ mầm non phát triển mạnh sự học tập thông qua chơi trò chơi với
người khác, nhất là với trẻ em cùng lứa tuổi.
Câu trả lời: Đúng
Trẻ nhỏ vui thích khi chơi một mình, nhưng theo thời gian, chúng đạt tới
3 tuổi, chúng sẽ vui hơn khi được chơi trò chơi với các trẻ em khác. Khả
năng của chúng để chia sẻ trò chơi sẽ gia tăng và chúng sẽ hạnh phúc khi
nghe những ý tưởng của bạn bè, những gợi ý làm thế nào để chơi, và chơi
với những cái gì.
Theo thời gian, một đứa trẻ đến 4-5 tuổi, chúng sẽ chú trọng hơn vào chơi
cùng với bạn bè. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó góp phần tạo nên một
xã hội trẻ em. Đó là một nơi tốt giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng xã hội
trước khi chúng bắt đầu vào lớp một, bước vào giai đoạn học phổ thông,
và sẽ tạo nên các mối tương tác, trẻ chơi cùng nhau dễ dàng, tự nhiên hơn
một chút.
Trẻ mẫu giáo nên luôn được đọc sách phục vụ chính xác cho lứa tuổi
của mình.
Trả lời: Sai.
Trong khi các sách cho trẻ mầm non thường đi kèm với một lời khuyên
lứa tuổi đọc sách phù hợp đi kèm, không có lý do hợp lý nào để bắt buộc
con bạn không nên đọc sách dành cho lứa tuổi trên hay dưới cả. Điều
quan trọng cần ghi nhớ ở đây là tất cả trẻ em khác nhau và phát triển, học
tập với những nhịp độ khác nhau. Nếu con bạn có sự phát triển tốt hơn

trong sự học, hãy sẵn sàng cho bé đọc các loại sách lứa tuổi lớn hơn một
chút, với những từ mới và số lượng từ nhiều hơn, và đừng để bé cảm thấy
bị giới hạn trong một cuốn sách với những chữ quá quen thuộc và chỉ
nhấn vào những kỹ năng nền tảng cơ bản. Sau đó, mọi thứ sẽ hoàn toàn
tốt.
Nếu bạn cứ gắn trẻ với những quyển sách đơn giản, có nguy cơ trẻ hoặc
đã đọc xong cuốn sách một cách tẻ nhạt, hoặc mất đi hứng thú toàn bộ
trong việc đọc sách. Điều cuối cùng bạn muốn mang lại cho trẻ trước khi
chúng đạt tới tuổi đi học không phải là kỹ năng đọc thành thạo, chỉ cần
chúng biết đọc sớm hơn một chút, nổi trội hơn bạn bè một chút; vậy hãy
xuất phát bằng một bước khởi đầu tốt khi chúng bắt đầu những năm tháng
học phổ thông.
Trẻ 4-5 tuổi chưa thể sử dụng kéo an toàn, và chúng có thể bị nguy
hiểm.
Trả lời: Sai
Đúng là nghệ thuật sử dụng được 1 cái kéo là cái gì đó mà phải trải qua
một thời gian luyện tập dài mới có được, nhưng theo năm tháng, một đứa
trẻ lên tới 4-5 tuổi, kỹ năng điều khiển đã phát triển tốt và bây giờ chúng
nên đạt được khả năng sử dụng kéo. Kỹ năng cắt của chúng có thể chưa
dứt khoát và chúng có thể chưa điều khiển cắt được theo đường thẳng,
nhưng luyện tập sẽ làm cho kỹ năng cắt ngày một hoàn hảo hơn. Đúng,
kéo là nguy hiểm, nhưng sử dụng kéo là một kỹ năng tiện dụng để học và
trẻ sẽ thích hoạt động cắt trong nghệ thuật và làm đồ thủ công. Miễn là
bạn giám sát con chặt chẽ, chúng sẽ được an toàn.
Lứa tuổi mầm non còn quá nhỏ để sử dụng máy tính.
Trả lời: Sai
Trẻ mẫu giáo đều mong muốn mở rộng vốn kiến thức của mình và yêu
thích các cơ hội có thể hoạt động với máy vi tính. Trong khi việc cho trẻ
sử dụng máy tính trong một thời gian dài chắc chắn là không tốt; hãy để
trẻ sử dụng trong một khoảng thời gian vừa đủ hay nhiều khoảng thời gian

ngắn là tốt hơn cả. Thực tế, khả năng học tập tại trường trong tương lai
của chúng có thể được tăng cường bởi đạt được các kỹ năng công nghệ
như: biết cách sử dụng chuột, biết cách gõ bàn phím 10 ngón, sử dụng
điều khiển cơ bản, thậm chí biết gửi thư điện tử. Mặc dù đây là những kỹ
năng mà bạn có thể đã học được nhiều năm sau này trong cuộc sống, thật
đáng ngạc nhiên: trẻ có thể nắm vững chúng ngay tại lứa tuổi mình. Vấn
đề là, sau đó có thể sẽ có một cuộc cạnh tranh: Ai sẽ là người sử dụng
máy vi tính?

×