Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát - Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 81 trang )






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




NGUYỄN THỊ NGUYỆT




ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE)
Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC










Nghệ An - 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



NGUYỄN THỊ NGUYỆT



ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE)
Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN


CHUYÊN NGÀNH: THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.42.01.11


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN ANH DŨNG






Nghệ An - 2014




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo
tận tình của TS. Nguyễn Anh Dũng. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy.
Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của Ts. Đỗ Ngọc
Đài và Kỹ sư Vũ Lê Thảo ( Nguyên cán bộ Phân viên điều tra rừng Bắc Trung
Bộ).
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại
học, các thầy cô giáo bộ môn Thực vật, khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh,
Ban quản lý, Đồn biên phòng Châu Khê, huyện Con Cuông, Hạt kiểm lâm Pù
Mát, Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Bu cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Nguyệt





MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới 3
1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam 6
1.3. Tình hình nghiên cứu họ Cúc - Asteraceae 8
1.3.1. Trên thế giới 8
1.3.2. Ở Việt Nam 12
1.3.3. Ở Nghệ An 14
1.4. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật 15
1.5. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật 18
1.6. Nghiên cứu thực vật ở Nghệ An 21
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại VQG Pù Mát 23
2.1. Điều kiện tự nhiên VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An 23
2.1.1. Vị trí địa lý 23
2.1.2. Địa hình 24
2.1.3. Địa chất 25
2.1.4. Khí hậu 26

2.1.5. Thủy văn 26
2.1.6. Thảm thực vật 27
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31




2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.2. Thời gian nghiên cứu 31
2.3. Nội dung 31
4.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật 31
2.4.2. Xác định và kiểm tra tên khoa học. 32
2.4.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật 33
2.4.4. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý. 33
2.4.5. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống. 34
2.4.6. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa 35
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Đa dạng về thành phần loài họ Cúc 36
3.1.1. Đa dạng thành phần loài trong họ 36
3.1.2. Đánh giá sự phân bố loài trong các chi 40
3.2. So sánh sự đa dạng các taxon của họ Cúc tại địa điểm nghiên cứu
với VQG Pù Mát và các VQG khác 42
3.2.1. So sánh số lượng chi, loài của họ Cúc ở địa điểm nghiên cứu với
VQG Pù Mát 42
3.2.2. So sánh số lượng chi, loài của họ Cúc ở địa điểm nghiên cứu
với VQG Bạch Mã 45
3.2.3. So sánh số chi loài của họ Cúc tại địa điểm nghiên cứu với Việt Nam 47

3.3. Đa dạng về dạng sống 48
3.4. Đa dạng về yếu tố địa lý 48
3.5. Đa dạng về giá trị sử dụng 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1. Kết luận 59
2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61






DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Pù Mát 24

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1. Thành phần dân tộc các huyện trong vùng 28
Bảng 3.1. Thành phần trong họ Cúc (Asteraceae) ở xã Môn Sơn và
Châu Khê, vùng đệm VQG Pù Mát 36
Bảng 3.2. Sự phân bố các loài của họ theo chi 40
Bảng 3.3. Tỷ lệ các chi của họ Cúc tại địa điểm nghiên cứu 41
Bảng 3.4. Các chi đa dạng nhất 42
Bảng 3.5. So sánh số lượng chi, loài tại địa điểm nghiên cứu với VQG
Pù Mát 42
Bảng 3.6. So sánh về số lượng loài giữa địa điểm nghiên cứu với

VQG Pù Mát 43
Bảng 3.7. Các loài chưa có tên trong danh lục VQG Pù Mát 44
Bảng 3.8. So sánh số lượng chi, loài tại địa điểm nghiên cứu với VQG
Bạch Mã 45
Bảng 3.9. So sánh về số loài giữa địa điểm nghiên cứu với VQG Bạch Mã 46
Bảng 3.10. So sánh số lượng chi, loài tại địa điểm nghiên cứu với Việt Nam 47
Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm dạng sống cơ bản của họ Cúc 48
Bảng 3.12. So sánh phổ dạng sống của họ Cúc ở địa điểm nghiên cứu với
VQG Pù Mát và VQG Bạch Mã 49
Bảng 3.13. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Cúc ở Châu Khê và Môn Sơn 51
Bảng 3.14. Các loài mới phát hiện phân bố ở tỉnh Nghệ An 53
Bảng 3.15. Giá trị sử dụng của các loài cây họ Cúc (Asteraceae) ở Môn
Sơn và Châu Khê 57




DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Cúc ở địa
điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát 43
Biểu đồ 3.2. So sánh tương quan tỷ lệ chi, loài trong họ Cúc tại địa điểm
nghiên cứu với Việt Nam 47
Biểu đồ 3.3. Phổ dạng sống họ Cúc tại xã Môn Sơn và xã Châu Khê 49
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ phổ dạng sống họ Cúc ở địa điểm nghiên cứu với Pù
Mát và Bạch Mã 50
Biểu đồ 3.5. Phổ các yếu tố địa lý ở xã Môn Sơn và xã Châu Khê 52
Biểu đồ 3.6. Giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Cúc 57









DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs: Cộng sự
KBT: Khu bảo tồn
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
TCN: Trước công nguyên
VQG: Vườn Quốc gia
1. Dạng sống
Ph: Phanerophytes – Cây chồi trên
Mg: Magaphanerophytes – Cây chồi trên to
Me: Mesophanerophytes – Cây chồi trên nhỡ
Mi: Microphanerophytes – Cây chồi trên nhỏ
Na: Nanophanerophytes – Cây chồi trên lùn
Ep: Epiphytes phanesrophytes – Cây bì sinh
Pp: Parasite–hemiparasitphanerophytes – Cây ký sinh hay bán ký sinh
Suc: Succulentesphanesrophytes – Cây mọng nước
Lp: Lianophanesrophytes – Dây leo
Hp: Herbacesphanesrophytes – Cây chồi trên đất thân thảo
Ch: Chamaephytes – Cây chồi sát đất
Hm: Hemicryptophytes – Cây chồi nửa ẩn
Cr: Crytophytes – Cây chồi ẩn
Th: Therophytes – Cây một năm
2. Yếu tố địa lý

1. Yếu tố Toàn thế giới
2. Yếu tố liên nhiệt đới
2.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ
2.2. Yếu tố nhiệt đới Á -Phi- Mỹ
2.3. Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương
3. Yếu tố cổ nhiệt đới




3.1. Yếu tố nhiệt đới Á – Úc
3.2. Yếu tố nhiệt đới Á – Phi
4. Yếu tố châu Á nhiệt đới
4.1. Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Malêzi
4.2. Lục địa Đông Nam Á
4.3. Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya
4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5. Đặc hữu Đông Dương
5. Yếu tố ôn đới
5.1. Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ
5.2. Ôn đới cổ thế giới
5.3. Ôn đới Địa Trung Hải
5.4. Đông Á
6. Đặc hữu Việt Nam
6.1. Gần đặc hữu Việt Nam
6.2. Đặc hữu Việt Nam
7. Yếu tố cây trồng và nhập nội
3. Công dụng
M: Cây lấy thuốc
T: Cây cho gỗ

F: Cây làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc
Or: Cây làm cảnh
Oil: Cây cho dầu béo
Fb: Cây cho sợi
E: Tinh dầu
Mp: Cây có chất độc





1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, thiên
nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định
đến sự sinh trưởng và phát triển của “con người”. Ngay từ buổi sơ khai, con
người đã biết dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển và cho đến ngày nay,
khi nền văn minh của xã hội loài người đã tiến những bước dài trên bậc thang
tiến hoá thì sự gắn kết, giữa tự nhiên và xã hội loài người vẫn còn là yếu tố cơ
bản cho quá trình tồn tại và phát triển của con người. Đặc biệt với sự khởi đầu
cho một quá trình cung cấp năng lượng và đảm bảo sự phát triển bền vững cho
sinh giới đó chính là Thực vật.
Nghiên cứu về hệ thực vật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Vì thực vật chính
là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của hầu hết các hệ sinh thái, là nơi
sống, nơi trú ẩn, giá thể của nhiều loài sinh vật khác. Thực vật trên thế giới vốn
đa dạng và phong phú, thống kê ước tính đến nay có khoảng 380.000 loài thực
vật trong đó 1/5 số loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Việt Nam là một
quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển,

theo thống kê “Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích” (của Tổ chức bảo tồn
Thiên nhiên Thế giới IUCN) thì tại Việt Nam hiện có gần 13.000 loài thực vật.
Nhưng hậu quả của chiến tranh, lũ lụt, hạn hán và sự tàn phá ngày càng nghiêm
trọng đã dẫn đến sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng tự nhiên, làm cho đa
dạng sinh học ngày càng suy giảm.
Trong số các loài thực vật có mạch hiện có mặt trên thế giới hơn 285.650
loài và ở Việt Nam thì gần 12.000 loài thuộc 2.256 chi, 305 họ. Trong đó, họ
Cúc (Asteraceae) là một trong những họ đa dạng và phong phú vào bậc nhất
của ngành Magnoliophyta thuộc 900 - 1.650 chi với khoảng 25.000 loài. Theo
dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa
1.620 chi và 23.600 loài và như thế thì nó lại là họ đa dạng nhất. Các chi lớn




2
nhất là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài),
Centaurea (600 loài). Ở Việt Nam, theo Lê Kim Biên (2007) thì họ Cúc có 126
chi với 374 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm. Nhiều loài
trong họ này rất có ý nghĩa đối với đời sống của nhân dân, đặc biệt giá trị về
mặt y học, làm thức ăn như Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), Cải cúc
(Chrysanthemum coronarium L.), Đơn buốt (Bidens pilosa L.)…Từ lâu nhân
dân ta đã xem các loài thuộc họ này như một nguồn thảo dược quan trọng để làm
thuốc chữa bệnh.
Asteraceae là một trong những họ có nhiều giá trị sử dụng và gần gũi với
đời sống con người, vì thế Asteraceae đang là đối tượng được các nhà khoa học
quan tâm và nghiên cứu.
Xã Môn Sơn và xã Châu Khê nằm trong khu vực vùng đệm của VQG Pù
Mát thuộc địa bàn hành chính huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Hệ thực vật ở
đây chưa được nghiên cứu nhiều. Một số công trình nghiên cứu chủ yếu về đa

dạng các loài thực vật, có rất ít công trình chuyên sâu nghiên cứu về một họ nào
đó, vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: : “Điều tra thành phần loài họ Cúc
(Astreraceae) ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát - Nghệ An” nhằm cung
cấp thêm dẫn liệu về họ thực vật này tại khu vực nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần loài thực vật và đánh giá tính đa dạng của họ Cúc
(Asteraceae) ở xã Môn Sơn và xã Châu Khê thuộc huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An.
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chúng tôi là:
- Thu mẫu các loài họ Cúc tại khu vực nghiên cứu
- Định loại, lập danh lục thành phần loài
- Đánh giá tính đa dạng của họ Cúc tại khu vực nghiên cứu về yếu tố
địa lý, phân bố, dạng sống, giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của
các loài.





3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới
Từ khi con người xuất hiện, để tồn tại phải đấu tranh chống chọi với
thiên nhiên,con người đã phải sử dụng cây cỏ phục vụ cho cuộc sống của mình
như làm thức ăn, nhà ở, làm thuốc, chữa bệnh. Con người tiếp xúc với giới thực
vật phong phú xung quanh để phục vụ cho nhu cầu đó của mình. Do đó vốn
hiểu biết về hình thái các loại cây đã được hình thành và ngày càng tích luỹ
thêm cùng thời gian. Cũng vậy, từ khi xuất hiện, giới thực vật đã trải qua một quá
trình đấu tranh lâu dài để thích nghi, tồn tại và phát triển đồng thời tạo nên các mối

quan hệ sinh thái với môi trường sống xung quanh mình.Nghiên cứu thực vật là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học,
bởi chính thực vật là mắt xích đầu tiên cung cấp năng lượng cho mọi sinh vật khác
cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho hệ sinh thái toàn cầu.
Những công trình đầu tiên nghiên cứu về thực vật cách đây hơn 3000
năm TCN ở Ai Cập, Trung Quốc cổ đại vào khoảng 2200 năm TCN và các
nước La Mã, Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên các công trình này nghiên cứu hệ thực
vật chỉ dừng lại bằng việc quan sát và mô tả.
Théophraste (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp
phân loại thực vật. Phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo và quan sát sinh
cảnh sống của thực vật trong 2 tác phẩm: “Lịch sử thực vật” và “Cơ sở thực vật”,
đã mô tả được khoảng 500 loài cây trồng và cây hoang dại. Plinus (79 – 24TCN)
viết bộ “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả gần 1.000 loài cây làm thuốc và cây ăn quả.
Sau đó Dioseoride (20 - 60 sau CN) một thầy thuốc của Tiểu Á đã viết cuốn sách
“Materia media” (Dượcliệu học), trong đó ông nêu được hơn 500 loài cây và đã
xếp chúng vào các họ khác nhau.
Thời kì Trung cổ khoa học nói chung và ngành thực vật học nói riêng
không phát triển được do bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, giáo hội thống trị.




4
Đến thời kì Phục Hưng(XV - XVI) khi mà xã hội biến chuyển, cácngành khoa
học kỹ thuật phát triển mạnh kèm theo đó là sự phát triển của các ngành khoa
học cơ bản, trong đó có ngành phân loại học thực vật, được đánh dấu bởi 3 sự
kiện quan trọng đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI; việc
thành lập các vườn bách thảo (TKXV - XVI) và biên soạn cuốn “Bách khoa
toàn thư về thực vật”. Các sự kiện đó là những cơ sở cho các nhà nghiên cứu
thực vật tiếp theo sau này. Từ đây xuất hiện các công trình như của Andrea

Caesalpino (1519 - 1603), một trong những nhà thực vật học đầu tiên đưa ra
bảng phân loại và được đánh giá cao bởi quan điểm phân loại thực vật dựa trên
đặc điểm quan trọng của chúng và hạt là đặc điểm ông lựa chọn để làm tiêu
chuẩn phân loại thực vật [3]. Nhà tự nhiên học người Anh, J. Ray (1628 - 1705)
trong quyển “Historyaplantarum- Lịch sửthực vật” gồm 3 tập mô tả 18.000 loài
thực vật. Tiếp sau đó Linnee (1707 - 1778) là người được mệnh danh là “Ông
tổ” của phân loại học, nhà tự nhiên học Thụy Điển (1707 - 1778), trong tác
phẩm “Hệ thống tự nhiên” của mình ông đã mô tả khoảng 10.000 loài cây
thuộc 1.000 chi, 116 họ và sắp xếp vào một hệ thống nhất định. Ông đã đưa ra
cách đặt tên sinh vật rất chặt chẽ và thuận tiện, mỗi tên cây được gọi bằng tiếng
La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng. Ông cũng là
người xây dựng nên hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: giới, ngành, lớp, bộ, họ,
chi, loài.
Vào những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX phân loại thực vật
dược dựa trên cơ sở các mối quan hệ tự nhiên của thực vật, dựa vào phần lớn
tính chất chung của chúng. Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời: hệ thống
phân loại của Bernard Jussieu (1699 - 1777) và Decandol (1778 - 1836) đã mô
tả được 161 họ và đưa phân loại trở thành một môn khoa học. Robert
Brown(1773 - 1858) đã chia thực vật thành 2 nhóm là hạt trần và hạt kín.
Gophmeister đã phân chia thực vật có hoa và không có hoa xác định được vị trí
hạt trần nằm giữa quyết và thực vật hạt kín.




5
Thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát triển mạnh
mẽ ở tất cả các quốc gia. Phân loại học ngày càng đi sâu nghiên cứu bản chất
của sinh vật. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị các cuốn thực vật chí lần
lượt ra đời : Thực vật chí Hồng Kông (1861), thực vật chí Autralia (1866), thực

vật chí Anh (1869), Thực vật chí Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), thực vật
chí Ấn Độ 7 tập (1872 - 1897), thực vật chí Miến Điện (1877), thực vật chí
Malayxia (1922 - 1925), thực vật chí Hải Nam (1972 - 1977), thực vật chí Vân
Nam (1977)
Cũng ở thế kỉ XIX việc nghiên cứu thực vật phát triển mạnh, mỗi quốc gia
có một hệ thống phân loại riêng và các cuốn thực vật chí lần lượt ra đời: ở Nga
có hệ thống của Kuznetxov, Bouch, Kursanov, Takhtajan. Đức có hệ thống
Engler, Metz. Anh có hệ thống Hutchison, Rendle. Mỹ có hệ thống Besei, Dulle.
Năm 1993, Watters và Hamilton đã thống kê được trong các tác phẩm
nghiên cứu thì trong suốt 2 thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài thực vật đã được mô
tả và đặt tên. Cho đến nay vùng nhiệt đới đã xác định được khoảng 90.000 loài,
trong đó vùng ôn đới Bắc Mĩ và Âu - Á có 50.000 loài được xác định
[30].Càng ngày các công trình nghiên cứu về thực vật không chỉ dừng lại bằng
việc quan sát mô tả mà đi sâu hơn nữa như: tìm hiểu về công dụng của các loài
cây để phục vụ mục đích của con người về chữa bệnh, lương thực, thực phẩm
Khi vai trò của thực vật ngày càng được công nhận thì việc khai thác nguồn tài
nguyên này ngày càng lạm dụng, cạn kiệt, đặc biệt ở những nước đang phát
triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp, khai thác rừng, đốt rừng
làm nương rẫy ngày càng nhiều làm cho diện tích rừng ngày càng giảm dần, tài
nguyên thực vật ngày càng suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng
sinh học. Trước tình hình đó các nhà thực vật học đã đi sâu nghiên cứu về sự đa
dạng thành phần loài và xu hướng diễn thế quần hệ thực vật.
Công trình nghiên cứu của Bava (1954) và Catinot (1956) khi nghiên cứu
tái sinh rừng nhiết đới Châu Á cho thấy dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có
đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế.




6

Tác giả Chun-Lin và cs (1993) khi nghiên cứu “Đa dạng thực vật hệ sinh
thái nương rẫy” tại Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã cho biết sự
thay đổi thành phần thực vật qua quá trình diễn thế diễn ra 19 năm và sự thay
đổi các loài ưu thế qua từng năm bỏ hóa.
Theo Ramaksishman (1981- 1982) khi nghiên cứu khả năng tái sinh của
thảm thực vật sau canh tác nương rẫy từ 1 đến 20 năm ở Tây bắc Ấn Độ cho
biết: chỉ số đa dạng loài tăng không đều ở các năm, tăng nhanh là ở rừng tái
sinh từ 5-10 năm, và 10 năm sau thì chỉ số này ít tăng.
1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, có thể nhận thấy thành phần loài thực
vật ở nước ta là khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, lịch sử phát triển môn
phân loại thực vật ở Việt Nam diễn ra chậm hơn so với các nước khác.
Ban đầu chỉ có các nhà nho, thầy lang sưu tập các cây có giá trị làm
thuốc chữa bệnh như Tuệ Tĩnh (1623 - 1713) trong 11 quyển “Nam dược thần
hiệu” đã mô tả được 759 loài cây thuốc, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) trong “Vân
Đài loại ngữ” 100 cuốn đã phân ra cây cho hoa, quả, ngũ cốc…Lê Hữu Trác
(1721 - 1792) dựa vào bộ “Nam dược thầnhiệu” đã bổ sung thêm 329 vị thuốc
mới trong sách “Hải Thượng Y tôn tâm linh” gồm 66 quyển. Ngoài ra trong tập
“Lĩnh nam bản thảo” ông đã tổng hợp được 2.850 bài thuốc chữa bệnh [5].
Đời nhà Lê có Nguyễn Trữ trong tác phẩm “Việt Nam thực vật học” cũng
đã mô tả được nhiều loài cây trồng. Lý Thời Chân (1595) xuất bản “Bản thảo
cương mục” đề cập đến trên 1.000 vị thuốc thảo mộc.
Đến thời kì Pháp thuộc tài nguyên rừng nước ta còn rất phong phú và đa
dạng, thu hút nhiều nhà khoa học phương Tây nghiên cứu. Do đó, việc phân loại
thực vật được đẩy mạnh và nhanh chóng. Điển hình như công trình của Loureiro
năm 1790 “Thực vật ở Nam Bộ” ông đã mô tả gần 700 loài cây.
Pierre (1879) trong “Thực vật rừng Nam Bộ” đã mô tả khoảng 800 loài
cây gỗ. Công trình lớn nhất là “Thực vật chí ĐôngDương” do H.Lecomte cùng





7
một số nhà thực vật người Pháp biên soạn (1907 - 1951) gồm 7 tập. Trong công
trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các
loài thực vật có mạch trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Năm 1965, Pócs Tamás
đã thống kê ở miền Bắc có 5.190 loài và năm 1969, Phan Kế Lộc thống kê và
bổ sung nâng số loài của miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo
hệ thống của Engler [17], [34]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ
1969-1976, Lê Khả Kế (chủ biên) đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở
Việt Nam” gồm 6 tập đã mô tả rất nhiều loài thực vật có mặt ở Việt Nam [13]
và ở Miền Nam, Phạm Hoàng Hộ trong 2 tập “Cây cỏ ở Miền Nam Việt Nam”
giới thiệu 5.326 loài. Thái Văn Trừng (1963 - 1978) trên cơ sở “Thực vật chí
Đông Dương” đã thống kê được hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật
bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 298 họ [30].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏViệt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991- 1993) xuất bản tại Cadana với 3 tập, 6 quyển và tái bản năm 2000 đã mô
tả được khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam [12]. Có thể
nói đây là bộ sách đầy đủ nhất về thành phần loài thực vật bậc cao ở Việt Nam,
tuy nhiên theo tác giả thì một số loài thực vật ở hệ thực vật Việt Nam có thể lên
tới 12.000 loài.
Năm 1997, Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc đã công bố 3.858 loài thuộc
1.394 chi, 254 họ trong cuốn “Thực vật Sông Đà”; “Đa dạng thực vật có mạch
vùng núi cao Sa Pa Phansipan” của Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời
(1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao thuộc 771 chi và 200 họ thuộc
6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan [28]; Năm 2000, Nguyễn Nghĩa
Thìn đã đánh giá tính đa dạng khô hạn núi đá vôi của một số vùng ở Việt Nam
trong tác phẩm “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”.
Dựa trên những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã công bố

Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt Nam bao gồm
11.373 loài thực vật bậc cao trong đó có 10.580 thực vật bậc cao có mạch [23].




8
Lê Trần Chấn (1999) với trong công trình “Một số đặc điểm cơ bản của hệ
thực vật Việt Nam” đã công bố 10.440 loài thực vật [6].
Năm 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô đã công bố cuốn “Đa dạng
thực vật VQG Bạch Mã”với 332 loài Nấm thuộc 123 chi và 1548 loài thực
vật,703 chi thuộc 165 họ [26]. Khi công bố cuốn “Đa dạng thực vật ở Vườn
quốc gia Pù Mát”, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn đã công bố với
1.251 loài thuộc 604 chi và 159 họ [27].
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên để phục vụ cho công tác bảo tồn
nguồn gen thực vật, từ năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn
“Sách đỏ Việt Nam” phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt
Nam có nguy cơ tuyệt chủng, được tái bản và bổ sung năm 2007 với tổng số loài
lên đến 464, tăng 108 loài đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên.
Hiện nay, các nhà khoa học đang đi theo hướng là nghiên cứu các họ
thực vật dưới dạng thực vật chí các công trình như: Họ Cúc - Asteraceae của Lê
Kim Biên - tập 7 (2007) [4], họ Na - Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2002)
[3],họ Thầu dầu - Euphorbiaceae của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2007), họ Đơn
nem - Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002), họ Trúc Đào - Apocynaceae
của Trần Đình Lý (2005) … Đây là những tài liệu quan trọng nhất để làm cơ sở
đánh giá hệ thực vật Việt Nam và thống kê một cách đầy đủ về thành phần loài
thực vật có mặt tại Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu họ Cúc - Asteraceae
1.3.1. Trên thế giới
Họ Cúc (Asteraceae Durmort. 1822 hoặc Compositae Gisek.1792) là một

trong những họ lớn nhất thuộc ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta hay ngành
thực vật hạt kín - Angiospermae (Takhtajan, 1966), trên thế giới đã điều tra
được khoảng 23.000 loài thuộc 1.550 chi nằm trong họ Cúc (Takhtajan, 1997),
chúng phân bố rộng rãi từ vùng ven biển cho đến các vùng núi cao tới hơn
3.000m so với mực nước biển.




9
Theo Hort (1916), trong tác phẩm “Enquiri into plant” (Tìm hiểu thực
vật) của Theophrastus (371 – 286 TCN), ông đã mô tả nhiều loài thực vật,
trong đó có một số loài thuộc họ Cúc, và ông sắp xếp chúng vào 2 dạng
“Chicory-like” (giống rau diếp) và “thistle-like” (giống cây kế), về sau chúng
được xếp vào 2 tông Lactuceae và Cynareae. Đây là những nghiên cứu sớm
nhất về họ Cúc được ghi nhận [31].
Trong suốt thời kỳ Trung cổ, khoa học nói chung và phân loại học nói
riêng bị kìm hãm, do đó không có công trình nghiên cứu nào về phân loại họ
Cúc được công bố trong thời kì này.
Năm 1583, Andraea Caesalpino đã sắp xếp họ Cúc vào nhóm
“Herbaceae pluribus seminibus” và chia thành 3 tông: Anthemideae, Cichorieae
(hay Lactuceae) và Cynareae (hay Cardueae).
Cuối thế kỉ XVIII, Vaillant (1718 - 1743) đã cho xuất bản 4 tập sách
chuyên khảo riêng biệt về họ Cúc “Historie de L’Academic Royale des
Sciences”. Theo đó, ông chia họ này thành 4 nhóm: Cynarocephales,
Corymbiferes (gồm những taoxon pha tạp), Cichoracées (hay Lactuceae) và
Dipsacées (Viburnum, Scabiosa…). Hệ thống này sau được phát triển bởi
Pontedera (1792). Như vậy, ngoài 4 nhóm trên, ông còn đưa thêm 4 nhóm khác
nữa bao gồm: Senecioneeae, Calenduleae, Astereae và Helenieae [31].
Sau đó, Carolus Linnaeus sắp xếp hầu hết các loài thuộc họ Cúc vào

nhóm “Syngenesia” (có bao phấn liền), do đó nhiều chi thuộc các họ khác nhau
cũng được xếp vào đây vì mang đặc điểm bao phấn dính liền như Viola. Căn cứ
vào sự khác nhau về giới tính của các hoa trong cụm hoa hình đầu, Linnaeus đã
chia họ Cúc thành 5 nhóm khác nhau, bao gồm: Polygamia aequalis (cụm hoa
hình đầu có toàn hoa lưỡng tính), Polygamia superflua (cụm hoa hình đầu có
hoa lưỡng tính hình ống và hoa cái hình lưỡi), Polygamia frustranea (cụm hoa
hình đầu có hoa vô tính hình lưỡi), Polygamia necessaria (cụm hoa hình đầu có
hoa lưỡng tính hình ống nhưng bầu bất thụ và hoa cái hình lưỡi) và Monogamia
(gồm những taxon không có cụm hoa hình đầu nhưng có bao phấn liền như




10
Lobelia,Viola…). Đến năm 1751, trong tác phẩm “Philosophya Botanica” ông
đã chia họ Cúc thành 4 nhóm: Semiflosculosi (hoa dạng lưỡi), Capitati (cụm hoa
hình đầu), Corymbiferi (cụm hoa dạng ngù) và Oppositifolii (lá mọc đối) [31].
Berkhey (1760) đã nghiên cứu lại hệ thống phân loại của Linné. Kết quả
là ông đã thêm vào một nhóm mới có tên là Polygamia spuria (bao gồm những
hoa lưỡng tính hình ống ở bên trong và những hoa cái hình ống ở bên ngoài tạo
thành cụm hoa hình đĩa). Ông cũng đưa ra một hệ thống mới dựa trên hệ thống
củaLinné gồm: Semiflosculosae (có Lactuceae), Capitatae (có Carduaea) Flores
Nudes (gồm những taxon có cụm hoa hình đĩa) và Radiatae (gồm những taxon
có cụm hoa hình đầu dạng tỏa tròn) [31].
Cassini (1812-1831) đã chia họ Cúc thành 19 tông và mô tả chi tiết đặc
điểm hình thái của các tông này. Năm 1832, Lessing đã thay đổi hệ thống phân
loại của Cassini, ông nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của đặc điểm vòi nhị và
qua đó chia họ Cúc thành 8 tông, bao gồm: Cynareae, Mutisiaceae,
Cichoraceae, Vernoniaceae, Eupatoriaceae, Asteroideae, Senecionideae và
Naussauviaceae. Nhiều tông trong hệ thống của Cassini đã trở thành tông phụ

trong hệ thống của Lessing [31].
Sau Lessing và Cassini, vào năm 1873, Geogry Bentham đã đưa ra hệ
thống phân loại họ Cúc gồm 13 tông và hệ thống này đến nay vẫn còn giá trị,
bao gồm: Vernoniaceae, Eupatoriaceae, Asteroideae, Cynaroideae,
Senecionideae, Calendulaceae và Cichoriaceae,
Cronquist (1995, 1997) về cơ bản đồng ý với phân loại họ Cúc của
Bentham nhưng trong hệ thống phân loại của mình, ông tách Helenieae ra từ
Heliantheae thành một tông vì đế hoa đều, không có vảy.
Gehard Wagenitz (1976) và Sherwin Carlquist (1976) đã công bố các kết
quả nghiên cứu về hình thái học của các tông trong họ Cúc và đi đến kết luận
họ Cúc gồm có 2 phân họ: Cichorioideae và Asteroideae. Tuy nhiên sự sắp xếp
các tông trong mỗi phân họ theo 2 tác giả trên lại có sự bất đồng. Theo
Wagneitz, phân họ Cichorioideae chứa tông Lactuceae, còn phân họ




11
Asteroideae bao gồm các tông còn lại. Nhưng Carlquist lại cho rằng phân họ
Cichorioideae bao gồm các tông Arctoteae, Vernonieae, Cardueae, Mutisieae,
Cichorieae hay (Lactuceae) và Eupatorieae; còn phân họ Asteroideae bao gồm
những tông Astereae, Inuleae, Heliantheae (bao gồm Helenieae), Anthemideae,
Senecioneae và Calenduleae [31].
Năm 1987, Bremer là người đầu tiên đề xuất ra phương pháp phân loại
họ Cúc một cách toàn diện, nhưng từ năm 1994 đến 1996, hệ thống của ông đã
có sự thay đổi [31]. Robert Jansen (1992) đã nghiên cứu về ADN của họ Cúc
và chỉ rõ phân họ Asteroideae bao gồm các tông Anthemideae, Astereae,
Calenduleae, Eupatorieae, Heliantheae, Inuleae và Senecioneae [31].
Ngoài những đặc điểm hình thái, người ta còn chú ý đến các hoạt chất
hóa học có trong cây để giúp việc phân loại được chính xác hơn. Năm 1996,

Proksch và Kunze đã dựa vào tính chất sinh hóa để phân loại.Qua đó thấy rằng
hợp chất acetophenon có mặt trong rất nhiều loài thuộc phân họ Asteroideae
nhưng hầu như lại vắng mặt ở phân họ Cichorioideae, đó chính là cơ sở để
phân biệt các phân họ. Những nghiên cứu của Robinson (1996) cũng đã chứng
minh cho quan điểm này [31].
Nhìn chung, vẫn chưa có sự thống nhất về phân loại họ Cúc mặc dù
nhiều nhà phân loại học đã cố gắng tìm kiếm nhiều bằng chứng để đưa ra một
hệ thống hoàn chỉnh. Đến nay, hệ thống phân loại họ Cúc đang được sử dụng
rộng rãi vẫn là hệ thống của Bremer (1994) gồm 13 tông (Vernonieae,
Eupatorieae, Astereae, Inuleae, Heliantheae, Henlenieae, Anthemideae,
Senecioneae, Calenduleae, Arctoteae, Cynareae, Mutisieae, Lactuceae) được
xếp vào 2 phân họ: Cichorioideae (chứa tông Lactuceae) và Carduoideae (chứa
các tông còn lại). Hệ thống này đã được thông qua tại 2 cuộc hội thảo quốc tế
về họ Cúc (1967) và hội thảo quốc tế “Sinh học và hóa học của họ Cúc” – The
Biology and Chemistry of the Compositae” (1994) tại Kew [4].
Năm 2009, Takhtajan trong cuốn “Flowering plants” đã phân chia họ
Cúc thành 5 phân họ, bao gồm: Barnadesioideae; Mutisioideae (với các tông:




12
Mutisieae, Stifftieae); Carduoideae (với 9 tông: Gochnatieae, Hecastocleideae,
Tarchonantheae, Dicomeae, Cynareae – Calininae, Cynareae – Echinopsinae,
Cynareae – Carduinae, Cynareae – Centaureinae, Pertyeae); Cichorioideae hay
Lactucoideae với 9 tông: Gymnarrheneae, Moquinieae, Vernonieae, Liabeae,
Cichorieae (hay Lactuceae), Gundelieae, Arctotideae – Arctotidinae,
Arctotideae – Gorteriinae, Arctotideae - Eremothamninae); Asteroideae (gồm 8
tông: Corymbieae, Senecioneae, Calenduleae, Gnaphalieae, Astereae,
Anthemideae, Inuleae, Heliantheae).

Ngoài những nghiên cứu về hệ thống phân loại, còn có nhiều công trình
nghiên cứu sự đa dạng của các loài thuộc họ này. Taylor Sultan Quedensley và
Thomas B. Bragg (2007) đã tiến hành nghiên cứu ở vùng Tây Bắc Picozunil,
Guatemala. Kết quả nghiên cứu cho biết thực vật hoang dại thuộc họ Cúc ở đây
gồm 96 loài, phân vào 46 chi [36]. Cũng trong năm đó,đã công bố kết quả điều
tra cho thấy ở Chile có tổng cộng 863 loài thuộc 121 chi và 18 tông của họ Cúc.
Năm 2008, nhóm nghiên cứu của A.H.M.M. Rahman, M.S. Alam, M. B.
Hossain, M.N. Nesa, A.K.M. Rafiul Islam và Matiur Rahman đã xác định được
36 loài thuộc 29 chi của họ Cúc phân bố ở Rajshahi, Bangladesh [22]. Vinod
Kumar Bisht & Vineet Purohit (2010) đã xác định được 85 loài cây dược liệu
và hương liệu thuộc 54 chi của họ Cúc phân bố ở Uttarakhand, Ấn Độ [33].
Những nghiên cứu về hệ thực vật Đài Loan, Trung Quốc (1993) đã phân loại
được 458 loài thực vật họ Cúc nằm trong 130 chi ở Bắc Mỹ, những nghiên cứu
công bố năm 2006 đã thống kê được có 418 chi và 2413 loài thực vật họ Cúc.
Trong tập 20-21 của bộ sách “Flora of China”, Shi Zhu&cs. (2011) đã
thống kê được ở Trung Quốc có 2.336 loài thực vật họ Cúc phân bố trong 15
tông và 248 chi.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, họ Cúc (Asteraceae) đã được các nhà khoa học nghiên cứu
bởi tính đa dạng và phong phú của nó, đặc biệt với giá trị sử dụng Asteraceae
đã có những công trình nghiên cứu từ lâu đời.




13
Người đầu tiên nghiên cứu đến Asteraceae phải kể đến Tuệ Tĩnh trong
cuốn “Nam dược thần liệu”, “Hồng nghĩa giác y thư”, Hải Thượng Lãn Ông
với “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây và vị
thuốc Việt Nam”, Võ Văn Chi trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam và “Từ điển

tra cứu tên cây cỏ Việt Nam”[8], Trần Đình Lý với “1900 loài cây có ích ở Việt
Nam”[19]… đã mô tả dược tính của nhiều loài thực vật thuộc họ Cúc.
Ở Việt Nam, từ khoảng thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, các loài Cúc làm
cảnh đã được đưa vào trồng ở nước ta với mục đích tạo cảnh quan và sau này
cây Cúc được trồng như một loài cây thương mại.
Công trình nghiên cứu phân loại họ Cúc đầu tiên ở Việt Nam là của tác
giả người Pháp F. Gagnepain (1924), ông đã dựa vào các loại hoa trong cụm
hoa hình đầu và đặc điểm của bộ nhị để phân chia họ Cúc ở Việt Nam thành 7
nhóm lớn gồm 78 chi.
Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000) tập 3 đã mô
tả được 335 loài họ Cúc thuộc 98 chi khác nhau [12]. Lê Kim Biên (2007)
trong cuốn “Thực vật chí Việt Nam – Tập 7” đã mô tả được 374 loài thuộc 126
chi, 12 tông họ Cúc dựa trên hệ thống phân loại của Bremer (1994). Tác giả đã
mô tả chi tiết, vẽ hình và đưa ra khóa định loại chi tiết cho họ này.Đây là cuốn tài
liệu chuyên khảo sâu dành cho những người nghiên cứu về họ Cúc [4].
Ở Việt Nam, từ khoảng thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, các loài Cúc làm
cảnh đã được đưa vào trồng ở nước ta với mục đích tạo cảnh quan, sau này cây
Cúc được trồng như một loại cây thương mại.Năm 2005, Nguyễn Văn Kết, Cao
Thị Làn, Nguyễn Thành Sum, Đỗ Phương Mai, Trương Thị Lan Anh thuộc
trường Đại học Đà Lạt đã tiến hành khảo sát và nhận thấy trên địa bàn Đà Lạt
có khoảng trên 72 giống Cúc cắt cành được nhập nội.
Phùng Văn Phê và Nguyễn Trung Thành (2009) đã nghiên cứu trên địa
bàn rừng đặc dụng ở Yên Tử, Quảng Ninh và xác định được có 9 loài dược liệu
thuộc 7 chi của họ Cúc phân bố ở đây [20].




14
Tại Thừa Thiên Huế, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô &cs (2003) đã

nghiên cứu và công bố danh lục hệ Nấm và thực vật tại Vườn Quốc Gia Bạch
Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó có 28 loài thực vật họ Cúc được xác
định phân bố trong 22 chi, trong đó có 15 loài cây thuốc [26]. Theo Lại Hữu
Hoàn và Nguyễn Văn Tám - Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Trung Trung
Bộ (2011) đã xác định được 28 loài thực vật họ Cúc phân bố trên địa bàn VQG
Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Vùng hành lang xanh thuộc
dự án Hành Lang xanh.
Nhìn chung, ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về các loài thực
vật họ Cúc khá phong phú, tuy nhiên về điều tra thành phần loài để thống kê
một cách có hệ thống về họ này thì chưa nhiều lắm.
1.3.3. Ở Nghệ An
Ở Nghệ An, việc nghiên cứu thực vật còn ít, chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về họ Cúc. Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn
Thanh Nhàn đã công bố “Đa dạng thực vật Vườn Quốc Gia Pù Mát” trên tạp
chí Nxb Nông nghiệp, Hà Nội cho thấy họ Cúc khá đa dạng với 58 loài thuộc
34 chi được nghiên cứu trong dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên
tỉnh Nghệ An năm 2004 [27].
Năm 2001, Lê Đức Giang cũng đã nghiên cứu về thành phần hóa học của
tinh dầu một số cây thuộc chi Eupatorium thuộc họ Cúc ở Nghệ An. Ngoài ra
còn có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của từng loài riêng
lẻ, đặc biệt là những loài cúc sử dụng làm dược liệu như công trình nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thu Loan, Hoàng Văn Mại, Phan Xuân Thiệu (2007) về điều
tra hợp chất Cumarin và flavonoid của một số loài thực vật họ cúc ở thành phố
Vinh và vùng phụ cận [16].
Nhìn chung ở Nghệ An, những công trình nghiên cứu về thành phần loài
thực vật họ Cúc còn rất ít nếu như không nói rằng chưa có một công trình nào
nghiên cứu về thành phần loài họ Cúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Họ Cúc lại là
một họ đa dạng và phong phú về loài bậc nhất trên thế giới và tại Việt Nam, điều





15
đáng nói hơn cả Nghệ An lại có Vườn Quốc Gia Pù Mát là nơi có hệ thực vật
khá phong phú và đa dạng về loài. Bởi vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: Điều tra
thành phần loài họ Cúc (Asteraceae) ở vùng đệm VQG Pù Mát để nghiên cứu.
1.4. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật
Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, thể hiện
ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu biểu hiện ở sự
khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra
sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó hay nói cách khác đó chính là sự du nhập của
các loài bằng những con đường khác nhau tạo thành ổ sinh thái trong khu hệ
thực vật.
Các yếu tố địa lý thực vật của Việt Nam mang bản sắc của các yếu tố địa
lý Đông Dương, vì thế để phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật
Việt Nam về mặt địa lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain:
“Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1924) và “Giới thiệu về hệ
thực vật Đông Dương” (1942) [54].Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao
gồm các yếu tố:
Yếu tố Trung Quốc 33,8%
Yếu tố Xích Kim - Himalaya 18,5%
Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15,0%
Yếu tố đặc hữu bản địa 11,9%
Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8%
Trong các yếu tố địa lý trên, yếu tố địa lý đặc hữu bẩn địa là quan trọng
nhất, vì yếu tố này thể hiện bản chất riêng biệt của khu hệ thực vật tại địa
phương và sự độc đáo về loài.
Theo Pócs Tamás (1965) [34], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam,
đã phân biệt 3 nhóm các yếu tố như sau:
- Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 %

+ Của Việt Nam 32,55 %
+ Của Đông Dương 7,35 %




16
- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %
+ Từ Trung Quốc 12,89 %
+ Từ ấn Độ và Himalaya 9,33 %
+ Từ Malaysia - Indonesia 25,69 %
+ Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 %
- Nhân tố khác 4,83 %
+ Ôn đới 3,27 %
+ Thế giới 1,56 %
Năm 1978, Thái Văn Trừng [30] căn cứ vào bảng thống kê các loài của
hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số
loài đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam
Trung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu
phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu
bản địa lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás),
còn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ
Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%),
các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1%
thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Năm 1997 Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của Pócs
Tamás (1965), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật
cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt
Nam vào các yếu tố địa lý như sau [23]:
1- Yếu tố toàn cầu

2- Yếu tố Liên nhiệt đới
3- Yếu tố Cổ nhiệt đới
4- Yếu tố nhiệt đới châu Á
5- Yếu tố ôn đới
6- Yếu tố đặc hữu Việt Nam
7- Yếu tố cây trồng.

×