Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Khai thác một số dấu hiệu đặc biệt giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.16 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ PHƯỢNG

KHAI THÁC MỘT SỐ DẤU HIỆU ĐẶC BIỆT
GIÚP HỌC SINH GIẢI NHANH BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MƠN HĨA HỌC
Ở TRƯỜNG THPT

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mơn hóa
học
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH – 2014

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải
học, học suốt đời. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh
mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách học” và người dạy biết “Dạy cách
học”. Như vậy thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học”.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay
gắt thì phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý những vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và cuộc sống. Vì
vậy, tập duyệt cho học sinh biết phát hiện và giải quyết các vấn đề gặp phải trong


học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng, khơng chỉ có ý nghĩa
ở tầm phương pháp dạy học mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra đổi mới cách dạy, cách
học cách đánh giá chất lượng dạy và học. Đó là việc chuyển từ hình thức thi từ tự
luận sang hình thức trắc nghiệm. Như chúng ta đã biết, việc giải quyết các câu hỏi
trắc nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn không phải là vấn đề đơn giản, nó địi
hỏi nhiều yếu tố, tâm lý, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phản xạ nhanh của các em
học sinh. Do vậy những bài tập trắc nghiệm cần khai thác và làm rõ các dấu hiệu
bản chất đặc trưng riêng để trả lời câu hỏi chính xác và nhanh chóng.
Thực tế qua giảng dạy bộ mơn hố học bậc THPT cho thấy :
- Nhiều học sinh chưa biết cách giải bài tập trắc nghiệm khách quan hoá học
- Học sinh chưa phân biệt được những đặc trưng của hình thức thi trắc
nghiệm
- Nhiều học sinh đưa ra đáp án đúng nhưng thời lượng quá mức cho phép.
- Chưa khai thác triệt để các phương án “nhiễu”
- Khả năng phát hiện ra những dấu hiệu đặc trưng và giải nhanh một bài tập
trắc nghiệm còn nhiều vướng mắc.
Xuất phát từ thực tế đó, nhận thấy tầm quan trọng của các dấu hiệu đặc biệt
trong bài tập trắc nghiệm, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Khai thác các dấu
hiệu đặc biệt giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan mơn hóa
học ở trường THPT” để làm làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chun nghành
Lí luận & Phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

2


- Bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã phân loại học sinh ở
những mức khác nhau, cho nên với mỗi đối tượng học sinh thì đều có các loại bài

phù hợp.Vì vậy, người ra đề thi trắc nghiệm phải nắm rõ những sai sót hệ thống của
học sinh để ra được bộ đáp án nhiễu hay.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hầu hết các đối tượng học sinh, học sinh ở mức độ trung bình cũng có thể
nắm vững các dấu hiệu và ứng dụng để giải nhanh được. Vì các dấu hiệu được phát
hiện từ bài tập thực tiễn, vốn có sẵn ở nhiều tài liệu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng quy trình các bước khai thác dấu hiệu đặc biệt của một bài tập trắc
nghiệm.
- Vận dụng các dấu hiệu vào các bài tâp cụ thể, thao tác giải nhanh và chính
xác
- Rút ra kết luận từ kết quả thu được.
- Giúp học sinh tự tìm ra các quy luật trong hóa học, gây hứng thú cho học sinh
trong q trình giải bài tập hóa học và giải nhanh các bài tập trắc nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh tự tìm tịi các dấu hiệu để xây dựng bài tốn khái qt
hóa và bài tốn mở rộng.
4. Những đóng góp của đề tài
- Phân tích hệ thống các dấu hiệu đặc biệt giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc
nghiệm hóa học
- Hướng dẫn cho GV và HS có thêm tư liệu bổ ích trong việc giải nhanh bài tập
trắc nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa trên cơ sở các lý thuyết, các tính tốn.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận, trao đổi và tổng kết kinh nghiệm.

3


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Tổng quan về bài tập trắc nghiệm khách quan
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan là hình thức học sinh chỉ sử dụng các kí hiệu đơn
giản để xác nhận câu trả lời đúng. Thơng thường có nhiều câu trả lời cho một câu
hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng nhất. Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách
đếm số câu trả lời đúng của học sinh. Do đó hệ thống cho điểm là khách quan và
không phụ thuộc vào người chấm.
1.1.1.2. Phân loại
Trắc nghiệm khách quan

Ghép

Điền

Đúng

Nhiều

đơi

khuyết

sai

lựa chọn

Nhiều lựa
chọn


Đúng sai

Ghép đơi

- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi
nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả
nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính,
thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và bốn, năm hay
phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất
trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngồi câu đúng, các câu trả
lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).
- Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay
sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học
sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra.
- Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn,
trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả
lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh
tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột
khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc
khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay

4


Điền khuyết

nhiều lần để ghép với một câu hỏi
- Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích
hợp với các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ có câu trả
lời tự do.


1.1.1.3. So sánh ưu và nhược điểm của các loại bài tập
Nhiều lựa
chọn

Ưu điểm
- Kiểm tra đánh giá nhiều mục
tiêu dạy học khác nhau.
- Độ tin cậy cao hơn.
- Tính chất giá trị tốt hơn.
- Tính khách quan khi chấm
bài.

Đúng sai

- Đây là loại câu TN đơn giản
nhất
- Khách quan khi chấm điểm.
- Có thể khảo sát được nhiều
mảng kiến thức của học sinh
trong một khoảng thời gian
ngắn

Ghép đôi

- Câu hỏi ghép đơi dễ viết, dễ
dùng.
- Có thể dùng loại câu hỏi này
để đo các mức trí năng khác
nhau.

- Hữu hiệu nhất trong việc
đánh giá khả năng nhận biết
các hệ thức hay lập các mối
tương quan.
- Đỡ giấy mực, yếu tố may rủi
giảm đi.

5

Nhược điểm
- Loại câu này khó soạn.
- Khơng phát huy được óc sáng
tạo, khả năng tư duy tốt của HS.
- Khơng đo được khả năng phán
đốn, giải quyết vấn đề khéo léo,
sáng tạo một cách hiệu nghiệm.
- Tốn kém giấy mực để in và mất
nhiều thời gian để học sinh đọc
nội dung câu hỏi
- Thời gian soạn cần nhiều cơng
phu
- Có thể khuyến khích đốn mị.
- Độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện
cho học sinh học thuộc lịng hơn
là hiểu.
- Khó dùng để phát hiện ra yếu
điểm của học sinh.
- Ít phù hợp với đối tượng học
sinh khá giỏi.
- Thời gian soạn cần nhiều cơng

phu
- Khơng thích hợp cho việc thẩm
định các khả năng như sắp đặt và
vận dụng các kiến thức, nguyên lí.
- Học sinh sẽ mất nhiều thời gian
đọc nội dung mỗi cột trước khi
ghép đôi.


Điền khuyết

- Học sinh khơng có cơ hội
đốn mị.
- Loại này dễ soạn hơn.
- Rất thích hợp cho việc đánh
giá mức độ hiểu biết của học
sinh.
- Giúp học sinh luyện
trí nhớ tốt.

- Thời gian soạn cần nhiều công
phu
- Câu hỏi này thường chỉ giới hạn
vào chi tiết vụn vặt.
- Chấm bài mất nhiều thời gian.
- Thiếu khách quan lúc chấm
điểm.
- Không áp dụng được các
phương tiện hiện đại trong kiểm
tra- đánh giá.


1.1.2. Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan mơn hóa học
1.1.2.1. Bài tập trắc nghiệm về lí thuyết hóa học
- Bài tập trắc nghiệm vê lý thuyết hóa học là những bài tập mà khi giải, học
sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà phải sử dụng những phép suy
luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật hóa học và nhận
biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể.
- Bài tập trắc nghiệm về lý thuyết hóa học thường đưa ra những câu hỏi trắc
nghiệm dưới dạng lý thuyết xoay quanh những kiến thức cơ bản về các khái niệm
hóa học, thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các loại chất vô cơ và một
số chất hữu cơ. Để giải bài tập trắc nghiệm về lý thuyết hóa học, có khi HS chỉ cần
áp dụng một tính chất, ứng dụng hay một phép suy luận lơgíc là có thể giải quyết
được (như loại bài tập trắc nghiệm đơn giản); cũng có khi HS phải áp dụng một
chuỗi các phép suy luận lơgíc dựa trên cơ sở của các tính chất, ứng dụng có liên
quan mới có thể giải quyết được (như loại với các bài tập trắc nghiệm tổng hợp);
thậm chí có khi HS phải dựa vào vốn kiến thức của mình về sự hiểu biết các tính
chất, ứng dụng, trên cơ sở các phép suy luận lơgic mới có thể tự lực tìm ra những
phương án tốt nhất để giải quyết yêu cầu của đề bài (như loại bài tập trắc nghiệm
sáng tạo). Do đặc điểm của bài tập trắc nghiệm về lý thuyết hóa học là chú trọng
đến mặt định tính của hiện tượng, nên đa số các bài tập được giải bằng phương pháp
suy luận, vận dụng những tính chất hóa học tổng qt vào những trường hợp cụ thể.
Thông thường, để liên hệ một hiện tượng đã cho với một số tính chất hóa học, ta
phải biết cách tách hiện tượng phức tạp ra thành nhiều hiện tượng đơn giản hơn, tức
là dùng phương pháp phân tích, sau đó dùng phương pháp tổng hợp để kết hợp
những hệ quả rút ra từ các định luật riêng biệt thành một kết quả chung.

6


- Các loại câu hỏi thường được sử dụng trong bài tập này: Câu trắc nghiệm

điền khuyết, câu trắc nghiệm đúng sai, câu trắc nghiệm ghép đôi, câu trắc nghiệm
nhiều lựa chọn.
1.1.2.2. Bài tập trắc nghiệm về tính tốn hóa học
Bài tập trắc nghiệm về tính tốn hóa học địi hỏi HS vững vàng lý thuyết, vận
dụng linh hoạt vào các phản ứng cụ thể, áp dụng để tính tốn một cách chính xác.
Bài tập trắc nghiệm về tính tốn hóa học thường đưa ra những câu hỏi trắc
nghiệm dưới dạng tính tốn, xâu chuỗi kiến thức với nhau. Dữ kiện trước móc nối
dữ kiện sau theo các trình tự phản ứng. Để giải bài tập trắc nghiệm về tính tốn hóa
học, u cầu HS phải tư duy nhanh nhạy các dữ kiện của bài toán. Với những bài
tập đơn giản chỉ cần tính tốn, áp dụng các định luật hóa học là đã lựa chọn được
phương án thích hợp. Đối với các bài tập tổng hợp, HS phải lồng ghép các dữ kiện
để đi đến kết luận, trong một bài tập phải vận dụng nhiều phương pháp giải khác
nhau. Để giải được các bài tập định lượng học sinh cần phải có những kiến thức về
tốn học: giải hệ phương trình ẩn, phương trình bậc nhất, giải phương trình bậc 2,
giải bài toán bằng phương pháp biện luận, thậm chí HS phải thành thạo các định
luật, khái niệm cơ bản của hoá học. Do đặc điểm của bài tập trắc nghiệm về tính
tốn hóa học là chú trọng đến việc tính tốn, nên phương pháp chung giải bài tập
trắc nghiệm về tính tốn hóa học là:
+ Viết đầy đủ, chính xác các phản ứng xảy ra dựa vào tính chất hoá học của
các chất và điều kiện cụ thể ở mỗi bài tập.
+ Nắm vững một số thủ thuật tính tốn tích hợp để giải nhanh, ngắn gọn một
bài toán phức tạp.
1.1.2.3. Bài tập trắc nghiệm về thực hành hóa học
Bài tập trắc ngiệm về thực hành hóa học xoay quanh các hiện tượng quan sát
được của một số phản ứng hóa học đặc trưng đã có trong bài học và bài thực hành
hóa học, bài tập về phân biệt các chất bằng phương pháp hóa học.
Với loại bài tập này thường sử dụng câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, chủ
yếu câu hỏi về hình vẽ.
1.2. Thực trạng của việc nghiên cứu và sử dụng các dấu hiệu đặc biệt của bài
tập trắc nghiệm trong dạy và học hóa học ở trường THPT

1.2.1. Điều tra
Để có căn cứ đánh giá thực trạng việc nghiên cứu và sử dụng các dấu hiệu
đặc biệt của bài tập trắc nghiệm trong dạy và học hóa học ở trường THPT cho học
sinh hiện nay, đồng thời cũng nhằm khẳng định tính quan trọng, cấp thiết và
tính thực tế của đề tài, chúng tơi đã phát phiếu điều tra đến 12 giáo viên trường

7


THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Kết quả thu được như sau :
a. Giáo viên hiện nay đều cho rằng dấu hiệu đặc biệt trong bài tập
trắc nghiệm hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc giải nhanh bài tập
trắc nghiệm hố học. Cho dù có giảng lý thuyết kĩ đến đâu mà khơng hướng
dẫn cho học sinh tìm được điểm đặc biệt của bài tập thì chắc chắn các kiến thức
mà học sinh có được cũng sẽ khơng đá p ứ n g đủ th ời l ư ợn g củ a m ột bà i
th i trắ c n gh iệm . Có 83,3% giáo viên được khảo sát cho là dấu hiệu đặc biệt
trong BTTN giữ vai trò rất quan trọng và 16,7% còn lại cho là quan trọng.
b. Cách giải bài tập được GV và HS sử dụng chủ yếu là các phương
pháp giải nhanh như bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối
lượng, bảo toàn nguyên tố, phương pháp đường chéo...
Bên cạnh đó, việc có thể chỉ ra được những "dấu hiệu" của các phương pháp
giải toán, biết ngay được bài toán đó để giải nó phải dùng những phương pháp nào,
thậm chí là có thể giải bằng bao nhiêu cách, cách nào là nhanh nhất còn nhiều hạn
chế. Điều này là không dễ thực hiện, khi mà nhận thức của giáo viên trong việc
giảng dạy phương pháp chưa cao, năng lực và thời gian lên lớp cịn có hạn.
Ngay cả sách tham khảo hiện nay trên thị trường cũng chỉ chủ yếu "chạy theo
thị hiếu", " chưa đáp ứng được yêu cầu", số đầu sách tham khảo về phương pháp
rất nhiều nhưng phần lớn vẫn chỉ lướt qua phần cơ sở phương pháp và sa vào việc
đưa ví dụ rồi giải, hầu như chưa có cuốn nào đủ sức khái quát, chỉ rõ được "các dấu
hiệu nhận biết phương pháp giải tốn" để giúp HS có được thuận lợi khi làm bài.

c. Trong số 12 giáo viên được điều tra, chỉ có 03 giáo viên cho biết mục
tiêu cao nhất của việc nghiên cứu các dấu hiệu đặc biệt là để rèn tư duy và phát
triển trí thơng minh, giúp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm (đạt 25%) và 01
giáo viên cho biết thêm quan điểm “Giải nhanh bài tập trắc nghiệm là tiêu chí
của việc dạy học”. Có 66,67% giáo viên cho biết rằng học sinh khá giỏi hứng
thú học tập khi được tìm được điểm đặc biệt của bài tốn.
d. Có 58,33% giáo viên cho là phương pháp giải bài tập hiện nay còn
thụ động,nặ ng về phương pháp. Từ đó mà việc nghiên cứu và sử dụng các
dấu hiệu đặc biệt trong bài tập trắc nghiệm phục vụ cho việc dạy và học là hết sức
quan trọng (100% giáo viên). Để nghiên cứu các dấu hiệu đặc biệt trong bài tập
trắc nghiệm thì cần phải thay đổi tư duy, đầu tư nhiều thời gian và công sức
nhưng khơng có nghĩa là phủ nhận hệ thống phương pháp dạy học hiện nay, chỉ
có điều trong q trình dạy học, người giáo viên phải vận dụng một cách linh
hoạt và sáng tạo (có 91,67% giáo viên có cùng ý kiến).
1.2.2. Nhận xét

8


Kết quả điều tra cho phép chúng tôi rút ra các nhận xét sau:
Thứ nhất, đa số giáo viên hiện nay chưa chú trọng đến việc nghiên cứu và
sử dụng các dấu hiệu đặc biệt cho học sinh trong khi đó theo tơi đây mới
chính là mấu chốt của các cách giải nhanh bài tập trắc nghiệm.
Thứ hai, khi hình thức kiểm tra đánh giá chuyển sang hình thức trắc nghiệm
khách quan thì bài tập trắc nghiệm có dấu hiệu được sử dụng rộng rải trong các kì
thi học sinh giỏi, thi vào đại học cao đẳng. Tuy nhiên thì cá c tà i liệu cũn g
như phươn g phá p giả n g dạ y của giáo viên chưa đề cập đến việc phát hiện
các dấu hiệu và vận dụng nó vào bài tập cụ thể.
Thứ ba, GV phổ thông hiện nay chủ yếu hướng dẫn HS giải bài tập theo
các phương pháp giải nhanh. Các dấu hiệu mang tính chung chung cho

từng phương pháp. HS chưa hiểu sâu và nắm rõ các dấu hiệu đặc biệt
nên khi gặp một số biến đổi sơ cấp thường dễ lúng túng, khơng nhìn rõ
phương pháp, việc giải nhanh trở nên khó khăn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
của đề tài, bao gồm các nội dung chính như sau:

9


1. Tổng quan về bài tập trắc nghiệm khách quan.
2. Thực trạng của việc nghiên cứu và sử dụng các dấu hiệu đặc biệt của bài
tập trắc nghiệm trong dạy và học hóa học ở trường THPT.
Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép tôi nêu lên sự cần thiết
phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho thực tế giảng dạy và
nâng việc phát triển các phương pháp dạy học lên một bước cao hơn.
Đó là những cơ sở khoa học xác đáng để chúng tôi đề xuất các biện pháp giải
quyết các nhiệm vụ tiếp theo của đề tài ở các chương sau.

Chương 2: KHAI THÁC CÁC DẤU HIỆU ĐẶC BIỆT GIÚP HỌC SINH
GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MƠN HĨA HỌC
2.1. Dấu hiệu đặc biệt trong bài tập hóa học
2.1.1. Khái niệm

10


Bài tập hóa học đang được phát hành rộng rãi trên các tài liệu sách, báo, tạp
chí, trên các trang web điện tử. Từ khi hình thức thi, kiểm tra mơn hóa học chuyển

sang TNKQ học sinh khơng cịn phải trình bày một bài tập dài với nhiều dữ kiện
móc nối nhưng nó địi hỏi một áp lực về thời gian vô cùng lớn. Với một thời
lượng ngắn phải đưa ra đáp án nhanh, chính xác.
Để giải nhanh bài tập hóa học, mỗi người phải ln ln nhanh nhạy, nhận
dịnh đúng các dấu hiệu đặc biệt trong từng bài tập cụ thể.

Dấu hiệu đặc biệt ẩn chứa trong mỗi bài tập hóa học là điểm đặc trưng của bài
tập đó mà khi đọc đến người giải có thể nhận diện để có cách giải nhanh.
2.1.2. Cách nhận biết
Bài tập  Từ khố  Lời giải.


- Với mỗi bài tập hóa học đều có một số “từ khóa” nhất định. Từ khóa ở đây
cũng có nghĩa là dấu hiệu đặc biệt của bài tốn, nó có thể là một từ, một cụm từ,
một loại phản ứng hay có khi nó ẩn chứa trong các dữ liệu gợi mở cho bài toán.
- Từ khóa cung cấp cho ta một hướng giải, một kết luận quan trọng để đi đến
đáp án.
- Để nhận định được “từ khóa” địi hỏi người giải phải có óc tư duy, sáng tạo
và một quá trình luyện tập.
VD 1 : Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4
(tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa
muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 3x.

B. y.

C. 2x.

D. 2y.


Từ khóa
“Dung dịch sau phản ứng chỉ có muối” tức là axit hết nên xảy ra phản ứng sau
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
y/3 ← y mol

→ ne = 3.

y
=y
3

VD 2 : “Một hỗn hợp chia thành 2 phần không bằng nhau”→ Đặt số mol phần l
bằng k lần số mol phần 2.
2.2. Phân loại các dấu hiệu đặc biệt
2.2.1. Dấu hiệu trong bài tập định tính
Đó là những dấu hiệu thuộc về tính chất, cấu tạo của chất.
Ví dụ: - Trong mơi trường kiềm thì Cr(III) chuyển về Cr(VI).
- Sắt tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì muối sắt thu được là muối Fe
(III)

11


Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓
- So sánh tính bazơ của amin dựa vào đặc điểm của nhóm thế trong phân tử
amoniac.
- Nếu một ancol tách nước cho ra 1 anken duy nhất ⇒ ancol đó là ancol no
đơn chức có số C ≥ 2.
- Nếu một hỗn hợp 2 ancol tách nước cho ra một anken duy nhất ⇒ trong

hỗn hợp 2 ancol phải có ancol metylic (CH3OH) hoặc 2 ancol là đồng phân của
nhau.
- Ancol bậc bao nhiêu, tách nước cho ra tối đa bấy nhiêu anken ⇒ khi tách
nước một ancol cho một anken duy nhất thì ancol đó là ancol bậc 1 hoặc ancol có
cấu tạo đối xứng cao.
Khơng phải bài tập định tính nào cũng chứa dấu hiệu đặc biệt. Có những bài tập
có thể giải nhanh nhờ vào các công thức kinh nghiệm do giáo viên đưa ra.
Ví dụ: - Cơng thức tính số ete tạo thành từ bao nhiêu ancol ban đầu.
Tách nước từ n phân tử ancol cho ra

n(n + 1)
ete, trong đó có n phần tử ete đối
2

xứng.
- Các hợp chất có cùng số ngun tử cacbon thì liên kết với ngun tố hóa
trị cao có lượng đồng phân lớn nhất: C3H7OH có ít đồng phân hơn C3H7NH2...
2.2.2. Dấu hiệu trong bài tập định lượng
Khi gặp một bài tập định lượng chúng ta băn khoăn không biết nên lựa chọn
phương pháp giải như thế nào? Cách giải nào nhanh nhất, hiệu quả nhất và chính
xác nhất? Để giải nhanh một bài tập hóa học đòi hỏi chúng ta biết nhận dạng bài tập
để từ đó chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Giải nhanh là có thể giải nhanh hơn cách thơng thường chứ khơng phải
chỉ cần một, hai phép tính là làm được. Đa số các bài tập định lượng có dấu hiệu
rất rõ ràng, các bài tập chủ yếu vận dụng lý thuyết hóa học vào tính tốn. Tuy
nhiên, với mỗi dạng bài tập có một dấu hiệu riêng, đặc trưng cho dạng tốn. Ví
dụ:
- Bài tập cho kim loại có nhiều số oxi hóa (Fe, Cr) hoặc hỗn hợp các kim loại tác
dụng với các chất oxi hóa qua nhiều giai đoạn, trong đó tạo thành hỗn hợp các
chất khiến việc viết phương trình phản ứng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian.

Với dạng bài tập này thì việc dùng phương pháp bảo toàn electron là tối ưu và

12


nhanh nhất.
- Bài tập khử oxit kim loại bằng chất khử CO, H2, Al (cần chú ý điểm đặc biệt
của phản ứng đó là việc lấy oxi trong oxit kim loại của CO, H2, Al sẽ dẫn đến
tính số nguyên tử oxi trong oxit).
- Bài tập có nhiều q trình biến đổi qua nhiều giai đoạn (chỉ cần lập sơ đồ
hợp thức rồi áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tử để giải).
- Bài tập cho hỗn hợp kim loại với dung dịch axit hoặc hỗn hợp axit giải
phóng ra hỗn hợp khí (có thể nghĩ đến vận dụng phương pháp bảo toàn
electron, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng hoặc áp dụng cách tính khối
lượng muối một cách tổng quát).
- Bài tập cho hỗn hợp A gồm một số chất tác dụng với hỗn hợp B cũng gồm
một số chất tác dụng với nhau, với bài tập này nên viết phương trình ở dạng ion
thu gọn.
- Bài tập gồm hỗn hợp chất có tính chất hóa học khá giống nhau cùng tác
dụng với một hoặc một số chất (hỗn hợp kim loại trong cùng một nhóm, phi kim
trong cùng một nhóm…) (áp dụng phương pháp trung bình hoặc quy đổi).
- Bài tập có hỗn hợp hai khí, hai chất trong cùng dung dịch, bài tập về trộn 2
dung dịch, pha lỗng hay cơ cạn dung dịch (áp dụng sơ đồ đường chéo).
- Bài toán cho thiếu dữ kiện thì cần kiểm tra khối lượng mol của các chất
tham gia phản ứng có bằng nhau hay có gì đặc biệt khơng rồi dựa vào đó để
giải.
- Bài tập cho Na, K tác dụng với ancol, phenol, axit, yêu cầu tính khối
lượng muối hoặc chất phản ứng... (áp dụng định luật bảo toàn khối lượng hoặc
phương pháp tăng giảm khối lượng để giải hoặc áp dụng cách tính khối lượng
muối một cách tổng quát).

- Bài tập cho các dữ kiện có thể suy ra khối lượng của 3 trong 4 chất (có thể
nghĩ đến dùng định luật bảo tồn khối lượng).
- Bài tập cho khối lượng hỗn hợp ban đầu và khối lượng hỗn hợp sau phản ứng
(có thể vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải).
- Bài tập oxi hóa ancol bằng chất khử CuO (cần chú ý điểm đặc biệt của phản
ứng đó là khối lượng chất rắn giảm là do việc lấy oxi trong CuO sẽ dẫn đến tính số
mol nguyên tử oxi, và số mol nguyên tử oxi = số mol ancol phản ứng = số mol
nước = số mol andehit hoặc xeton).
- Bài tập có nhiều q trình biến đổi qua nhiều giai đoạn (lập sơ đồ hợp
thức rồi áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tử để giải).
- Bài tập về hỗn hợp 2, 3 chất đồng đẳng, cùng nhóm chức, cùng loại nguyên

13


tố…(dùng phương pháp trung bình: cacbon trung bình, số liên kết pi
trung bình…).
- Bài tập về hỗn hợp nhiều chất, cho các dữ kiện có thể tính khối lượng
của các nguyên tố tạo nên các chất trong hỗn hợp (mC, mH, mO…) yêu cầu
tính khối lượng của hỗn hợp (sản phẩm hoặc chất tham gia) thì nghĩ đến việc
dùng phương pháp bảo toàn nguyên tố.
VD: mhiđrocacbon = mC (trong CO2) + mH (trong H2O)
- Bài tập cho thiếu dữ kiện (cần kiểm tra khối lượng mol của các chất tham
gia phản ứng có bằng nhau hay có gì đặc biệt khơng rồi dựa vào đó để giải).
2.3. Hệ thống các dấu hiệu đặc biệt và khai thác chúng để giải nhanh bài tập
Dựa vào dấu hiệu đặc biệt trong một số bài tốn hóa học trắc nghiệm, chúng ta
có thể nhẩm nhanh kết quả. Biết cách phân tích bài tập, phát hiện ra các dấu hiệu
đặc biệt và khai thác chúng có hiệu quả sẽ đem lại những lời giải thú vị.
2.3.1. Dựa vào điểm đặc biệt về nguyên tử khối
Ví dụ 1: Cho các chất sau FeS, FeS 2, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeSO3, FeSO4, Fe2(SO4)3.

Thứ tự hàm lượng sắt trong các chất trên giảm dần là
A. Fe2(SO4)3 > FeSO4 > FeS2 > FeS > FeO > Fe2O3 > Fe3O4
B. Fe2O3 > Fe3O4 > FeO > FeS > FeS2 > FeSO4 > Fe2(SO4)3
C. FeO > Fe2O3 > Fe3O4 > Fe2(SO4)3 > FeSO4 > FeS2 > FeS
D. FeO > Fe3O4 > Fe2O3 > FeS > FeS2 > FeSO4 > Fe2(SO4)3
Phân tích: Vì nguyên tử khối của lưu huỳnh (S = 32) gấp đôi nguyên tử khối
của oxi (O = 16) → quy 1 nguyên tử S bằng 2 nguyên tử O → chất nào trung
bình 1 nguyên tử Fe kết hợp với ít ngun tử O nhất sẽ có hàm lượng sắt lớn
nhất. Ta có:
FeO > Fe3O4 > Fe2O3 > FeS > FeS2 > FeSO4 > Fe2(SO4)3
(1 : 1)
(1: 1,3)
(1 : 1,5)
(1 : 2)
(1 : 4)
(1 : 6)
(1 : 9)
→ Đáp án D.
Ví dụ 2: Cho các chất Cu2S, CuS, CuO, Cu2O. Hai chất có phần trăm khối lượng
của Cu bằng nhau là
A. Cu2S và Cu2O
B. CuS và CuO
C. Cu2S và CuO
D. CuS và Cu2O
Phân tích: Dựa vào điểm đặc biệt là nguyên tử khối của đồng (Cu = 64) gấp đôi
nguyên tử khối của lưu huỳnh (S = 32) và gấp 4 lần nguyên tử khối của oxi (O
= 16), ta dễ dàng so sánh hàm lượng của một nguyên tố trong các hợp chất chỉ
chứa các nguyên tố đồng, lưu huỳnh và oxi.

14



Quy khối lượng của S sang O rồi tìm xem cặp chất nào có tỉ lệ số nguyên tử Cu
và số nguyên tử O như nhau. Đó là: Cu 2S và CuO vì quy sang oxi thì Cu 2S sẽ là
Cu2O2 hay giản ước đi là CuO → Đáp án C.
Ví dụ 3: Chất nào trong số các chất sau đây có % khối lượng của oxi là nhỏ nhất?
A. N2O5
B. NO
C. N2O
D. NO2
Phân tích: Quy về trung bình 1 nguyên tử N kết hợp ít nguyên tử O nhất thì %
khối lượng O là nhỏ nhất. Ta có:
N2O < NO < NO2 < N2O5
(1 : 0,5)
(1 : 1)
(1 : 2)
(1 : 2,5) → Đáp án C.
Ví dụ 4: Một ancol đơn chức có % khối lượng của O là 50%. Công thức phân tử
của ancol là
A. C3H5OH
B. C2H5OH
C. CH3OH
D. C3H7OH
Phân tích:
Vì % khối lượng của O là 50% và O =16 → (C + H) =16 → Đáp án C.
2.3.2. Dựa vào điểm đặc biệt của phân tử khối
Dấu hiệu:
Đối với các bài tốn Hóa học, ta có thể dựa vào điểm đặc biệt về phân tử
khối của các chất để nhanh chóng tìm ra đáp án. Đó là trong một phản ứng, các
chất cùng phân tử khối có tỉ lệ mol bằng tỉ lệ khối lượng, nếu là chất khí thì

% V = % n = % m.
Ví dụ 1: Khối lượng (gam) H2SO4 cần phải lấy để tác dụng vừa đủ với 3,173 gam
Cu(OH)2 là
A. 1,173.
B. 2,173.
C. 3,173.
Phân tích: PTHH: Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Ta thấy Cu(OH)2

D. 4,173.

tác dụng với H2SO4 theo tỉ lệ 1:1 và khối lượng mol

của chúng bằng nhau nên khối lượng H2SO4 cần dùng đúng bằng khối lượng
của Cu(OH)2 (bằng 3,173 gam). → Đáp án C.
Ví dụ 2: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm N2O và CO2 lội từ từ qua bình đựng nước vơi
trong dư thấy chỉ có 3,36 lít khí (đktc) thốt ra. Phẩn trăm khối lượng N 2O và
CO2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 75% và 25%
B. 25% và 75%
C. 33,33% và 66,67%
D. 45% và 55%
Phân tích: Vì M N2O = M CO2 = 44(g/mol) → % khối lượng = % thể tích
Ta có: 4,48 lít khí hỗn hợp có 3,36 lít N2O (75%) → CO2 (25%) → Đáp án A.

15


Ví dụ 3: Hịa tan hỗn hợp gồm FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 loãng thu được
hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với O2 là 1,375. Hỗn hợp X gồm

A. CO2 và NO
B. CO2 và N2
C. CO2 và N2O
D. CO2 và SO2
CO2 (44)

Phân tích: M X = 32.1,375 = 44 → 
→ Đáp án C.
N 2O(44)

Ví dụ 4: Nung nóng m gam PbS ngồi khơng khí sau một thời gian, thu được hỗn
hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị
đốt cháy là
A. 95,00%.
B. 25,31%.
C. 74,69%.
D. 64,68%.
Phân tích: Nếu sản phẩm tạo ra PbO2 thì khối lượng chất rắn khơng đổi vì
M PbS = M PbO 2 → trái với đề bài .
t
Phương trình hố học: 2PbS + 3O2  2PbO + 2SO2

o

239 (g)
0,7469m (g)
⇒ %PbS phản ứng =


¬


223 (g) → ∆m giảm = 16 (g)
∆m giảm = 0,05m (g)

0,7469m.100
= 74,69% → Đáp án C.
m

Ví dụ 5: Hàm lượng đạm (% khối lượng N) trong các loại phân đạm sau đây giảm
dần theo thứ tự?
A. CO(NH2)2 > NH4NO3 > (NH4)2SO4 > Ca(NO3)2
B. CO(NH2)2 > NH4NO3 > Ca(NO3)2 > (NH4)2SO4
C. (NH4)2SO4 > NH4NO3 > CO(NH2)2 > Ca(NO3)2
D. Ca(NO3)2 > (NH4)2SO4 > NH4NO3 > CO(NH2)2
Phân tích: Trong cơng thức của các loại đạm này đều có 2 nguyên tử N nên
hàm lượng N sẽ càng lớn khi phân tử khối có giá trị càng nhỏ. Do đó hàm lượng
đạm giảm dần theo thứ tự phân tử khối tăng dần:
CO(NH2)2 (60) > NH4NO3 (80) > (NH4)2SO4 (132) > Ca(NO3)2 (164)
→ Đáp án A.
Ví dụ 6: Hàm lượng đạm (% khối lượng N) trong hai loại phân đạm nào sau đây là
bằng nhau?
A. CO(NH2)2 và (NH4)2SO4
B. NH4NO3 và CaCN2
C. Ca(NO3)2 và CaCN2
D. NH4NO3 và (NH4)2SO4
Phân tích: Trong cơng thức của các loại đạm này đều có 2 nguyên tử N nên
hàm lượng N sẽ bằng nhau khi phân tử khối của chúng bằng nhau → NH4NO3
và CaCN2 đều có phân tử khối bằng 80 → Đáp án B.

16



Ví dụ 7. Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu
cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa
đủ với với lượng axit trên là
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 2,8 gam
D. 7,25 gam
Phân tích:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑(1)
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O (2)
Ta có: n HCl(1) = n HCl(2) ⇒ n Fe(1) = n CaO(2)
Ta nhận thấy : MFe = MCaO → mCaO = mFe = 5,6(g) → Đáp án A.
Ví dụ 8. Cho hỗn hợp CaO và KOH tác dụng dung dịch HCl thu được hỗn hợp 2
muối clorua có tỉ lệ mol 1:1. Phần trăm khối lượng của CaO và KOH trong hỗn
hợp đầu lần lượt là
A. 25% và 75%
B. 33,33% và 66,67%
C. 50% và 50%
D. 20% và 80%
Phân tích:
Theo bài ra n CaCl2 = nKCl. Bảo toàn nguyên tố Ca; K→ nCaO = nKOH .
Ta nhận thấy MCaO = MKOH =56.→ %CaO = %KOH = 50% → Đáp án C.
Ví dụ 9. Cho a gam hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl.
Khí thốt ra dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị a

A. 1,00
B. 2,00
C. 1,97

D. 3,00.
Phân tích:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓+ H2O
1,97
= 0,01(mol)
197
Bảo toàn nguyên tố C → nhh = n CO2 = 0,01 (mol)
n CO2 = n BaCO3 =

Ta nhận thấy: M KHCO3 = M CaCO3 = 100 → a = 100.0,01 = 1 gam → Đáp án A.
2.3.3. Dựa vào việc lập sơ đồ hợp thức của các quá trình chuyển hóa rồi
căn cứ vào chất đầu và chất cuối (phương pháp chuỗi)
Dấu hiệu:
Khi gặp những bài toán hỗn hợp gồm nhiều quá trình phản ứng xảy ra
ta chỉ cần lập sơ đồ hợp thức sau đó căn cứ vào chất đầu và chất cuối (chú ý
bảo toàn nguyên tố) bỏ qua các phản ứng trung gian, mà vẫn tìm ra được kết
quả đúng một cách nhanh chóng.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam FeS2 trong oxi được a gam khí SO2. Oxi hóa

17


hồn tồn lượng SO2 đó được b gam SO3. Cho b gam SO3 tác dụng với
NaOH dư được c gam Na 2SO4. Cho lượng Na2SO4 đó tác dụng với dung dịch
Ba(OH)2 dư được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,65.
B. 11,56.
C. 1,165.
D. 0,1165.
Phân tích:

Vì tồn bộ S trong FeS2 chuyển thành S trong BaSO4 nên ta có:
FeS2 → 2BaSO4.
3:120 = 0,025 → 0,05 (mol) → mBaSO4 = 223. 0,05 = 11,65 (g)
→ Đáp án A.
Ví dụ 2. Thực hiện q trình chuyển hóa 2 kg tinh bột chứa 3% tạp chất thành
ancol etylic. Hiệu suất của toàn bộ q trình là 75%. Thể tích ancol etylic
950 thu được là
A. 0,92 lít.
Phân tích:
Xét q trình:

B. 0,86 lít.
(C6 H10O5 ) n

C. 0,81 lít.


2nC2H5OH

162n

92n

2,97
(kg)
100
→x =

D. 0,78 lít.


x(kg)

92n.2,97 75
.
= 0,826(kg)
162n.100 100

0,826.100
= 0,86(lit) → Đáp án B.
95
Ví dụ 3. Hịa tan hồn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe 2O3 vào dung
dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư
thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khơ và nung trong khơng khí
đến khối lượng khơng đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 23
B. 32
C. 24
D. 42
Phân tích:
Trong m gam chất rắn có 0,1 mol Fe2O3 (16 gam) ban đầu. Vậy chỉ cần tính
lượng Fe2O3 tạo ra từ Fe theo mối quan hệ chất đầu (Fe) và cuối (Fe2O3)
2Fe → Fe2O3.
→V =

n Fe2O3 =

n Fe 0, 2
=
= 0,1(mol)
2

2

→ n Fe2O3 thu được = 0,1 + 0,1 = 0, 2(mol) ⇒ m = 0, 2.160 = 32 gam.
→ Đáp án B.

18


Ví dụ 4. Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO 4 trong mơi trường axit, đun
nóng. Cho tồn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa
axetilen là
A. 80%.
B. 70%.
C. 92%.
D. 60%.
Phân tích:
C2H2  CH3CHO  2Ag


0,2
x




x





2x (mol).

C2H2 dư (0,2-x)  C2Ag2(0,2-x) mol kết tủa.

Khối lượng kết tủa là: 2x.108 + (0,2 -x).240 = 44,16.
→ x= 0,16 → H = 80%. → Đáp án A.
Ví dụ 5. Cho 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư.
Sau phản ứng thu được dung dịch A và V lít khí H 2 (ở đktc). Cho dung dịch
NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc B nung trong khơng khí đến
khối lượng không đổi được m (gam) chất rắn. Giá trị của m là
A. 18
B. 20
C. 24
D. 36
Phân tích: Chất đầu là Mg, Fe và chất rắn thu được là MgO và Fe 2O3, ta lập
được sơ đồ hợp thức sau :
2Fe → Fe2O3 ;
Mg → MgO
0,2
0,1
0,1
0,1 (mol)
⇒ m = 0,1.160 + 0,1.40 = 20 (g) → Đáp án B
Ví dụ 6. Cho 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 260ml
dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH
dư, lọc kết tủa, nung trong khơng khí đến khối lượng không đổi thu được m
gam chất rắn. Giá trị m là
A. 8.
B. 12.

C. 16.
D. 24.
Phân tích: Hiđro trong HCl lấy đi oxi của Fe xOy để tạo ra H2O. Vì vậy số mol
nguyên tử O trong H2O và trong FexOy phải bằng nhau.
Ta có: n H 2O = n O(Fe x O y ) =

n HCl 0, 26
=
= 0,13(mol)
2
2

→ mFe = mhh – mO = 7,68 – 0,13×16 = 5,6 (g) → n Fe =
Chất rắn thu được chỉ có Fe2O3 : 2Fe → Fe2O3
0,1
0,05 (mol)

19

5,6
= 0,1(mol)
56


→ m = 0,05×160 = 8(g) → Đáp án A.
2.3.4. Khi khử oxit kim loại bằng các chất khử như CO, H2, Al
Dấu hiệu:
Chất khử lấy oxi của oxit tạo ra CO2, H2O, Al2O3. Biết số mol CO2, H2O, Al2O3 tạo
ra, ta tính được lượng oxi trong oxit (hoặc trong hỗn hợp oxit) và suy ra lượng kim
loại (hay hỗn hợp kim loại)

o

t
CO + O  CO2

o

t
H2 + O  H2O


Ví dụ 1: Khử hồn tồn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2O3, cần 4,48 lít CO (đktc)
thu được m gam sắt. Giá trị m là
A. 7,2
B. 14,4
C. 3,6
D. 15,5
Phân tích: CO lấy oxi của oxit tạo ra CO2. Số mol nguyên tử O trong oxit phải
bằng số mol CO và bằng 0,2 mol. Vậy khối lượng oxi trong oxit là 3,2g và
lượng sắt là 17,6 – 3,2 = 14,4g → Đáp án B.
Ví dụ 2: Có 2,6g hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt. Cho khí CO dư đi qua A đun nóng,
đến khi phản ứng hồn tồn thu được m gam sắt. Khí đi ra sau phản ứng được
dẫn vào bình đựng nước vơi trong dư, thu được 10g kết tủa trắng. Giá trị m là
A. 1,0.
B. 1,6.
C. 0,8.
D. 1,4.
Phân tích: Kết tủa là CaCO3
10
= 0,1(mol)

100
nO trong oxit = nCO = 0,1 (mol) → Khối lượng oxi trong oxit là 1,6g
→ Khối lượng sắt trong hỗn hợp A là: 2,6 – 1,6 = 1g → Đáp án A.
Ví dụ 3: Khử hồn tồn 32g hỗn hợp CuO và Fe 2O3 bằng khí H2, thấy tạo ra 9g
nước và m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị m là
A. 8
B. 16
C. 24
D. 2
n CaCO3 = n CO2 = n CO =

9
= 0,5(mol) ; mO = 16.0,5 = 8g
Phân tích: n H2O = nO của oxit =
18
→ mkim loại = 32 – 8 = 24g → Đáp án C.
Ví dụ 4: Cho 0,3 mol FexOy tham gia phản ứng nhiệt nhơm, sau khi phản ứng hồn
tồn, thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. Công thức oxit sắt là
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO hoặc Fe2O3
Phân tích: Al lấy đi oxi của FexOy để tạo ra Al2O3. Vì vậy số mol nguyên tử O
trong Al2O3 và trong FexOy phải bằng nhau.

20


→ 0,3.y = 0,4.3 = 1,2 ⇒ y = 4 ⇒ Fe3O4 → Đáp án C.
Ví dụ 5: Đốt cháy khơng hồn tồn một lượng sắt đã dùng hết 2,24 lít O 2 ở đktc,

thu ược hỗn hợp A gồm các oxit sắt và sắt dư. Khử hoàn toàn A bằng khí CO
dư, khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vơi trong dư thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
Phân tích: nO đã dùng = n CO = n CO2 = n CaCO3 =

2, 24
× 2 = 0, 2(mol)
22, 4

→ m CaCO3 = 100.0,2 = 20g → Đáp án B.
Ví dụ 6: Cho V lít (đktc) khí H2 đi qua bột CuO đun nóng cho đến khi phản ứng
hồn tồn, thu được 32g Cu. Nếu cho V lít H 2 đi qua bột FeO đun nóng cho đến
khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam Fe. Giá trị m là
A. 28
B. 56
C. 14
D. 42
32
Phân tích: n H2 = nCu= nFe =
= 0,5 mol → mFe = 56.0,5 = 28→ Đáp án A.
64
Ví dụ 7: Để khử hồn toàn hỗn hợp FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H 2 ở
đktc. Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được hoà tan hoàn toàn vào axit HCl thì
thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96
B. 6,72

C. 4,48
D. 2,24
Phân tích: nhh oxit = nH2 = n hh kim loại =

2,24
= 0,1 mol
2,24

Vì nH2 = nhh kim loại = 0,1 mol → VH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít → Đáp án D.
Ví dụ 8. Khử hoàn toàn 44 g hỗn hợp (X) gồm Fe, Fe 2O3, FeO và Fe3O4 cần vừa đủ
14,56 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 33,6 g.
B. 23,2 g.
C. 25,8 g.
D.29,44 g.
Phân tích: Ta thấy số mol CO phản ứng chính bằng số mol O ngun tử có
trong hỗn hợp (X).
14,56
×16 = 10, 4 (g).
⇒ mO(X) =
22, 4
mFe = 44 – 10,4 = 33,6 (g) → Đáp án A.
2.3.5. Sắt và kim loại có hóa trị không đổi lần lượt tác dụng với dung dịch axit
HCl, H2SO4 lỗng và HNO3, H2SO4 đặc.
Dấu hiệu: Sớ mol Fe chính là đợ lệch sớ mol electron.
Ví dụ 1. Cho 10,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị khơng đổi. Chia
hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau :

21



Phần I : Hòa tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được 2,8 lít H2 (đktc).
Phần II : Hịa tan hết trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 7,28 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc)
Thành phần phần trăm theo khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là
A. 45,5%
B. 22,22%
C. 62,53%
D. 65,53%
Phân tích:
2H+ + 2e ¬
nFe

n H2 =

2,8
7, 28
= 0,125(mol); n NO2 =
= 0,325(mol)
22, 4
22, 4

H2

N +5 + 1e → N +4

0,25  0,125
0,325  0,325
(mol)
= 0,325 – 0,25 = 0,075(mol) → mFe = 0,075.56 = 4,2 (gam)


mM = 5,4 – 4,2 = 1,2 (gam) → %M =

1, 2 × 100%
= 22,22% → Đáp án B.
5, 4

Ví dụ 2. Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị khơng đổi. Chia
hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau :
Phần I: Hòa tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lít H2 (đktc).
Phần II: Hịa tan hết trong dung dịch HNO 3, thu được 1,792 lít NO ( sản phẩm
khử duy nhất, đktc). M là
A. Be
B. Mg
C. Zn
D. Al
Phân tích:
n H2 =

2,128
1,792
= 0,095(mol); n NO =
= 0,08(mol)
22, 4
22, 4
N +5 + 3e → N +2

2H+ + 2e  H2
→


0,19  0,095
0,24  0,08 (mol)
nFe = 0,24 – 0,19 = 0,05mol → mFe = 0,05.56 = 2,8 gam
mM = 3,61 – 2,8 = 0,81 gam
Xét phần 1: Fe 
→ Fe2+ + 2e

M 
→ Mn+ + ne

0,05

0,1
0,09/n

0,09 (mol)
=> M = 9n. Biện luận chọn n = 3 và M = 27. Vậy kim loại là Al → Đáp án D.
Ví dụ 3. Hoà tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp G gồm Fe và Al trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí
SO2 (đktc). Mặc khác cũng hịa tan 8,3 gam G trong H 2SO4 lỗng dư, thu được
5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cho m gam NaNO 3 vào dung dịch A, thấy
thốt ra V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. (Biết sau phản ứng axit vẫn còn
dư). Giá trị nhỏ nhất của m để V lớn nhất là
A. 25,500.
B. 4,150.
C. 2,833.
D. 8,300.

22



n H2 =

Phân tích:

5,6
6,72
= 0, 25(mol);n SO 2 =
= 0,03(mol)
22, 4
22, 4
S+6 + 2e  S+4


2H+ + 2e  H2
→
0,5  0,25
nFe = 0,6 – 0,5 = 0,1mol
Trong dung dịch A:

0,6

 0,3 (mol)

nFe2+ = nFe = 0,6 – 0,5 = 0,1mol

Khi NaNO3 vào dung dịch A thì xảy ra phản ứng:

3Fe2+ + 4H+ + NO3  3Fe3+ + NO + 2H2O
→


0,1


→

0,1/3

0,1
0,1
(mol) → m NaNO3 =
× 85 = 2,833(gam) → Đáp án C.
3
3
3
2.3.6. Dựa vào cách tính khối lượng muối một cách tổng quát
Dấu hiệu:
Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit
Ví dụ 1. Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO tác dụng vừa đủ với
n NaNO3 = n NO− =

300ml dd H2SO4 0,1M. Khối lượng gam muối tạo ra trong dd là
A. 3,81.
B. 4,81.
Phân tích: Fe2O3 → Fe2(SO4)3;
MgO → MgSO4 ;
ZnO




C. 5,21.

D. 5,34.

ZnSO4 ;

n O(oxit) = n O(H 2O) = n H 2SO 4 = 0,03 mol
mhh kim loại = 2,81 - ( 16.0,03 ) = 2,33 gam.
mhh muối sunfat = 2,33 + ( 96.0,03 ) = 5,21 gam. → Đáp án C.
Ví dụ 2. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dd HCl dư, sau
phản ứng thu được 11,2 lit khí ( đktc) và dd X. Cô cạn dd X thu được số gam
muối khan là
A. 71,0
B. 91,0
C. 90,0
D. 55,5
Phân tích: n H 2 =
n HCl

11, 2
= 0,5(mol)
22, 4

2HCl → H2
= n H 2 .2 = 0,5.2 = 1(mol)

=> số mol Cl − = số mol HCl = 1 (mol)
Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng Cl −

23



= 20 + 1.35,5 = 55,5 (gam) → Đáp án D.
Ví dụ 3. Hồ tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư . Sau
phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Khối
lượng muối trong dung dịch thu được là
A. 15,8.
B. 22,0.
C. 36,2.
D. 3,62.
Phân tích: Khối lượng dd tăng = khối lượng kim loại – khối lượng H2
=> khối lượng H2 = khối lượng kim loại – khối lượng dd tăng
= 7,8 – 7 = 0,8 (gam)
0,8
= 0,4(mol)
2
2HCl → H2
= n H 2 × 2 = 0,4×2 = 0,8 (mol)

Số mol H2 =
Từ phương trình => n Cl− = n HCl

Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng Cl −
= 7,8 + 0,8×35,5 = 36,2 (gam) → Đáp án C.
Ví dụ 4. Hồ tan hồn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500
ml axit H2SO4 0,1M ( vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được
khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81g
B. 4,81 gam
C. 3,81 gam

D. 5,81 gam
Phân tích: n H 2SO4 = 0,5×0,1 = 0,05 (mol)
Fe2O3 → Fe2(SO4)3
MgO → MgSO4
ZnO → ZnSO4
Ta thấy: n O(oxit) = n SO2 − = 0,05 (mol)
4
Khối lượng muối = m Oxit − m O(Oxit) + mSO2−
4
= 2,81 – 0,05×16 + 0,05×96 = 6,81 (gam) → Đáp án A.
2.3.7. Dựa vào đặc điểm của phản ứng oxi hóa ancol bằng CuO
Dấu hiệu:
Khi oxi hóa ancol bằng CuO thì O có nhiệm vụ lấy H của ancol để tạo
thành hợp chất cacbonyl.
Mỗi một phân tử CuO chỉ lấy được 2 nguyên tử H ra khỏi ancol. Khối lượng
CuO giảm = khối lượng của O trong CuO đã phản ứng với ancol, nên số mol ancol
đơn chức = số mol CuO = số mol O =

∆m
. Như vậy, từ khối lượng CuO giảm, ta
16

có thể tính được số mol của ancol, số mol hợp chất cacbonyl, số mol H2O. Từ

24


đó tùy giả thiết và yêu cầu đề bài để tìm ra đáp án.
Cn H 2n +2O + CuO  Cn H 2n O + H 2O + Cu


Ví dụ 1. Cho m gam một ancol no, đơn chức qua bình đựng CuO dư, nung
nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn, khối lượng chất rắn trong bình
giảm 0,32 gam. Hỗn hợp thu được có tỉ khối đối với hidro là 15,5. Giá trị của
m là
C. 0,62.
D. 0,46.
A. 0,92.
B. 0,32.
Phân tích: Khối lượng chất rắn giảm = mO phản ứng
→ nO = nCuO =

0,32
= 0,02(mol).
16

Do phản ứng xảy ra hồn tồn nên ancol hết, sản phẩm chỉ có hợp chất cacbony
( andehit hoặc xeton) và hơi nước.
Ta có:
n hh sau p.ư = n cacbonyl + n hơi nước = 0,04 mol.
m hỗn hợp = 15,5 × 2 × 0,04 = 1,24 gam.
ĐLBTKL → m ancol = 1,24 – 0,32 = 0,92g. → Đáp án A.
Ví dụ 2. Cho một ancol no , đơn chức X qua bình đựng CuO dư nung nóng . Sau
khi phản ứng hồn tồn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,64 g , hỗn
hợp hơi bay ra có tỉ khối đối với H 2 là 19. Đốt cháy sản phẩm trên dẫn qua bình
đựng NaOH, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị m là
A. 8,16.
B. 8,61.
C. 5,28.
D. 2,88.
Phân tích: Khối lượng chất rắn giảm = mO phản ứng

→ nO = nCuO =

0,64
= 0,04 (mol).
16

Hỗn hợp sau gồm Y và H2O: nY = n H 2O = 0,04 (mol)
Theo đề bài ra ta có:
M Y + 18
= 19.2 => MY = 58. Khối lượng phân tử của Y sẽ kém X 2H do 2H
2
kết hợp với O tạo nước nên MX = MY + 2
→ MX = 60 → C3H8O
mbình tăng = m CO2 + m H 2O = (44.3 + 18.4) .0,04 = 8,16 (g) → Đáp án A.
Ví dụ 3. Cho m gam ancol 2 chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng . Sau khi
phản ứng hồn tồn , khối lượng bình giảm 0,32 g. Hỗn hợp hơi có tỉ khối so
với H2 là

47
. Giá trị của m là
3

25


×