Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Ảnh hưởng của mật độ ương, thức ăn lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766) giai đoạn từ cá bột đến 60 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH










PHẠM HOÀNG HIỆP


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, THỨC ĂN
LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766)
GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT ĐẾN 60 NGÀY TUỔI



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP









NGHỆ AN – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



PHẠM HOÀNG HIỆP


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, THỨC ĂN
LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766)
GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT ĐẾN 60 NGÀY TUỔI


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60 62 03 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Đường





NGHỆ AN - 2014


i
LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ “Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766) giai đoạn từ cá
bột đến 60 ngày tuổi”, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản là của riêng tôi. Luận văn
đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã
được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả



Phạm Hoàng Hiệp
















ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Sau
Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ của mnh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tnh trong suốt quá
trnh thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, Trại sản xuất
giống thủy sản mặn lợ Quỳnh Liên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đủ
điều kiện thực hiện đề tài luận văn.
Chân thành cảm ơn đến Ban quản lý dự án, chuyên đề “ Du nhập hoàn
thiện quy trnh ương cá Hồng Mỹ từ cá bột lên cá hương, cá giống” tại Nghệ An
đã cung cấp, hỗ trợ vật tư và kinh phí để thực hiện đề tài.
Cảm ơn tới Gia đnh, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ v và giúp đỡ
tôi trong quá trnh học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học,
thầy, cô và các bạn.
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả



Phạm Hoàng Hiệp


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………….…1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………2
3. Nội dung nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Hồng Mỹ 3
1.1.1. Vị trí phân loại 3
1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố 4
1.1.4. Tập tính sống 4
1.1.5. Vòng đời 4
1.1.6. Tính ăn 5
1.2. Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu 5
1.2.1. Thành thục sinh dục 5
1.2.2. Sức sinh sản và đẻ trứng 6
1.2.3. Phát triển phôi 6
1.2.4. Ấu trùng 6
1.2.5. Sinh trưởng của cá 7
1.3. Sản xuất nhân tạo giống cá Hồng Mỹ 7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.4. Quy trình sản xuất giống cá Hồng Mỹ đang được áp dụng cho các cơ sở
sản xuất giống theo quy mô công nghiệp 12
1.4.1. Nuôi vỗ đàn cá bố mẹ 12


iv
1.4.2. Ương nuôi ấu trùng 14
1.4.3. Giai đoạn từ cá hương lên cá giống (giai đoạn 40÷ 60 ngày tuổi)………15
1.4.4. Mật độ ương 16
1.4.5. Lọc và phân cỡ cá 17
1.5. Dinh dưỡng của ấu trùng và giống cá biển……… …………………17
1.6. Bệnh cá và phương pháp phòng trị bệnh tổng hợp………… ……….18
1.7. Một số điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 20
2.1.2. Thức ăn, bể và các dụng cụ thí nghiệm khác 21
2.2. Phương pháp thực nghiệm 22
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 22
2.2.2. Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm 25
2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.2.4. Hiệu quả kinh tế 26
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 26
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm
ương ấu trùng cá Hồng Mỹ 27
3.1.1. Chỉ tiêu nhiệt độ nước 27
3.1.2. Hàm lượng oxy hòa tan 28

3.1.3. Chỉ tiêu pH 30
3.1.4. Chỉ tiêu độ măn 31
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Hồng
Mỹ giai đoạn cá bột đến 60 ngày tuổi 31
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá Hồng Mỹ
giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 31


v
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá Hồng Mỹ
giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 32
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của
cá Hồng Mỹ giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 33
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của
cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 34
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng tích lũy về khối lượng của
cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 34
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Hồng Mỹ
giai đoạn từ cá bột đến 60 ngày tuổi 36
3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá Hồng Mỹ giai
đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 36
3.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá Hồng Mỹ giai
đoạn 30÷60 ngày tuổi 37
3.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng của ấu trùng cá Hồng Mỹ giai
đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 39
3.3.4. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng về chiều dài thân của ấu trùng
cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 43
3.3.5. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng của cá Hồng Mỹ
giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 47
3.4. Hiệu quả kinh tế của ương nuôi cá Hồng Mỹ trong nghiên cứu 50

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
1. Kết luận 53
2. Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC






vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ Viết Tắt
Diễn Tả Nghĩa
1
ANOVA
Phân tích phương sai
2
cm
Centimet
3
CT
Công thức
4
DGRI
Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài

5
DLG
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
6
DWG
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
7
G
gam
8
M
Trung bình
9

Mật độ
10
N
Số lượng mẫu
11
NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản
12
SD
Độ lệch chuẩn
13
SR
Tỷ lệ sống
14
SGRw
Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng

15

Thức ăn
16
TA TH
Thức ăn tổng hợp
17
TN
Thí nghiệm











vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tăng trưởng trung bình của cá trong sinh sản nhân tạo 7
Bảng 1.2. Mật độ ương và tỷ lệ sống của ấu trùng, cá giống ở trong bể qua các giai
đoạn khác nhau 17
Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sống trước và sau làm giàu (Rimer
M.A et al 1994) 19
Bảng 3.1. Nhiệt độ nước của bể ương nuôi ấu trùng cá Hồng Mỹ 27

Bảng 3.2. Hàm lượng oxy hoà tan nước bể ương nuôi ấu trùng cá Hồng Mỹ 29
Bảng 3.3. Diễn biến pH của nước bể ương nuôi áu trùng cá Hồng Mỹ 30
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống ấu trùng giai đoạn cá bột
đến 30 ngày tuổi ( TB ± SD,%) 32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của cá Hồng Mỹ giai đoạn
30÷60 ngày tuổi.( TB ± SD, %) 32
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tích lũy chiều dài thân của cá Hồng
Mỹ giai đoạn từ cá bột đến 30 ngày tuổi 33
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng tích lũy chiều dài của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 34
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng tích lũy về khối lượng của
cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷ 60 ngày (TB ± SD, gam) 35
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá Hồng
Mỹ trong giai đoạn từ cá bột đến 30 ngày tuổi 36
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá Hồng
Mỹ trong giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 38
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng tích lũy về
chiều dài thân của cá Hồng Mỹ giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 39
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng tuyệt đối chiều
dài thân của cá Hồng Mỹ giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 40


viii
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng tương đối
(%) chiều dài thân của cá Hồng Mỹ giai đoạn từ cá bột đến 30 ngày tuổi42
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên tăng trưởng tích lũy chiều dài
thân của cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 43
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 44
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng tương đối chiều

dài thân của cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 46
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên tăng trưởng tích lũy về khối
lượng của cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 47
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 48
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tương đối về khối lượng cảu cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 49
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của ương nuôi cá Hồng Mỹ với các CTTA khác nhau (
TB± SD ) 51


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hình thái ngoài cá Hồng Mỹ (S. Ocellatus) 3
Hình 1.2. Sơ đồ di cư của ấu trùng cá Hồng Mỹ……………………………… 5
Hình 1.3. Chế độ quản lý thức ăn và môi trường trong ương cá Hồng Mỹ 15
Hình 2.1. Cá Hồng Mỹ giai đoạn 30 ngày tuổi 20
Hình 2.2. Cá Hồng Mỹ giai đoạn 60 ngày tuổi 20
Hình 2.3. Sơ đồ xử lý nước trước khi đưa vào bể ương 21
Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ 22
Hình 2.5. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn 23
Hình 3.1. Biến động nhiệt độ nước của bể ương nuôi ấu trùng cá Hồng Mỹ trong
quá trình thí nghiệm 28
Hình 3.2. Biến động oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm 29
Hình 3.3. Biến động pH nước của bể ương nuôi ấu trùng 30
Hình 3.4. Biến động độ mặn nước của bể ương nuôi ấu trùng cá
Hồng Mỹ 31
Hình. 3.5. Tăng trưởng khối lượng của cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi35
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá Hồng Mỹ giai

đoạn từ cá bột đến 30 ngày tuổi 37
Hình 3.7. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60
ngày tuổi 38
Hình 3.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của cá
Hồng Mỹ giai đoạn cá bột đến 60 ngày tuổi 39
Hình 3.9. Tốc độ trăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài thân của cá Hồng Mỹ giai
đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 41
Hình 3.10. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân của cá Hồng Mỹ giai
đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi 42
Hình 3.11. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tích lũy về chiều dài thân của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 44


x
Hình 3.12. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân ở cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30 60 ngày tuổi 45
Hình 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tương đối về chiều dài thân của
cá Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 46
Hình 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tích lũy về khối lượng của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 47
Hình 3.15. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 49
Hình 3.16. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá
Hồng Mỹ giai đoạn 30÷60 ngày tuổi 50







1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus) là loại rộng nhiệt, rộng muối,
phân bố ở vùng Mehico và vùng duyên hải Tây-Nam nước Mỹ. Đây là đối tượng
dễ nuôi bởi chúng có thể sống được trong các môi trường mặn, lợ và ngọt. Chúng
là một trong những đối tượng nuôi có tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt cá thơm
ngon giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Theo FAO (2006) sản lượng nuôi
cá Hồng Mỹ năm 2004 trên thế giới đạt trên 40.000 tấn thương phẩm, trong đó
hơn 90 % sản phẩm được cung cấp từ Trung Quốc, Israel, Manitius, Mayotte và
Mỹ. Tổng giá trị sản phẩm đạt 55,79 triệu USD. Tuy nhiên khi đưa vào nuôi cá
Hồng Mỹ thương phẩm thường gặp khó khăn về vấn đề con giống, từ năm 1999
các Viện nghiên cứu trong nước đã đưa cá Hồng Mỹ vào nghiên cứu sinh sản,
đến năm 2003 quy trình sản xuất gống đã được khép kín và chuyển giao cho một
số tỉnh trong đó có Nghệ An đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu con giống phục
vụ nuôi nội địa.
Nghệ An là một trong những tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ
sản, với hơn 82 km bờ biển, nhiều cửa sông, lạch, trên 2.200 ha đầm nuôi mặn lợ
có thể nuôi tôm, cá các loại và hơn 50 Trại sản xuất giống thuỷ sản mặn lợ, có
trên 100 lồng nuôi cá biển trong các eo biển, cửa sông. Đề tài thực hiện nhằm mở
ra hướng đi mới đa dạng đối tượng sản xuất, nuôi thương phẩm cho các vùng
nuôi thuỷ sản tập trung, cung cấp con giống cho các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở
ra đến Quảng Ninh. Do có đặc thù là vùng biển hở, ít đảo, eo vịnh, hàng năm
chịu ảnh hưởng từ những cơn bão tương đối lớn, do đó rất khó áp dụng nuôi thủy
sản bằng lồng, bè trên biển. Vì vậy các trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ phải
chọn những đối tượng có thể nuôi vỗ, sinh sản trong bể xi măng hoặc ao đất. Tuy
nhiên trong quá trình nghiên cứu sản xuất giống cá Hồng Mỹ trong điều kiện
Nghệ An, thường gặp những khó khăn trong giai đoạn ương nuôi ấu trùng từ giai
đoạn cá bột đến 60 ngày tuổi. Giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi ấu trùng biến
thái chưa hoàn chỉnh, sử dụng thức ăn tươi sống là chủ yếu nên tỷ lệ sống thấp,

chỉ đạt 3÷5%, giai đoạn cá 30÷60 ngày tuổi cá đã biến thái hoàn chỉnh, đã sử


2
dụng được thức ăn công nghiệp hoặc chế biến nhưng khi ương trong bể composit
hoặc bể xi măng 3÷5 m
3
mức độ phân đàn lớn, cá có tập tính ăn thịt lẫn nhau nên
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
Xuất phát từ những nhu cầu bức thiết trên nên cần đưa ra một số giải pháp
để nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi ấu trùng cá Hồng Mỹ chúng tôi
triển khai đề tài “Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766) giai đoạn từ cá
bột đến 60 ngày tuổi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mật độ ương nuôi, thức ăn phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng cho ấu trùng cá Hồng Mỹ giai đoạn từ cá bột đến 60
ngày tuổi.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá
Hồng Mỹ giai đoạn từ cá bột đến 60 ngày tuổi.
- Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá
Hồng Mỹ giai đoạn từ cá bột đến 60 ngày tuổi.













3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Hồng Mỹ
1.1.1. Vị trí phân loại
Lớp cá xương – Osteichthyes
Bộ Cá Vược – Perciformes
Bộ phụ Cá Vược – Percioidei
Họ Cá Đù – Sciaenidae
Giống Cá Đù – Sciaenops
Loài cá Hồng Mỹ - S. ocellatus (Linaeus, 1766).



Hình 1.1. Hình thái ngoài cá Hồng Mỹ (S. ocellatus)
1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng
Cá Hồng Mỹ có hình thon dài thân hơi tròn lưng có gồ cao lên, vẩy lược lớn
vừa và nhỏ. Vùng da nằm trên khoảng cách giữa mắt và đầu không có vẩy, bộ
phần đầu trừ mõm, xương trước mắt và xương dưới mắt ra đều có vẩy. Vây lẻ
không có vẩy hoặc vẩy bẹ thấp, đường bên hoàn toàn, đi ra sau theo vành ngoài
của bộ phận lưng. Mắt trung bình, miệng rộng, ở phía trước hơi thấp và hơi lệch
phía dưới, môi mỏng có thể co duỗi được, chúng có từ 4÷6 răng nanh nhọn sắc,
một số ít là răng cắt ở phía trước hàm và ở đằng trước của mỗi hàm, tiếp đó là



4
nhiều hàng răng chóp hoặc răng tròn phía sau thì nở rộng thành răng cấm sau này
sẽ to dần lên như răng hàm và trải ra thành từ hai đến bốn hàng mà hàng ngoài là
răng rất chắc khỏe. Vây lưng liên tục, không có khía lõm, bộ phận gai và tia vây
cũng rất nở nang, gai vây lưng to khỏe, chúng có khoảng 10÷13 tia gai cứng,
9÷17 tia vây mềm. Vây hậu môn có 3 tia gai.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá Hồng Mỹ thuộc họ Cá Đù (Sciaenidae) là loài cá có đặc điểm rộng muối,
rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mehico và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ. Một số
năm trở lại đây đối tượng này đã được nhập cư vào các nước khu vực như: Đài
Loan, Trung Quốc, Việt Nam, . . . và nhanh chóng trở thành một đối tượng nuôi
kinh tế khá quan trọng trong khu vực. Họ cá này cũng được tìm thấy ở các vùng
nước Đại Dương ôn đới và nhiệt đới, chúng sống đáy vùng ven bờ, vùng đá ngầm
ven bờ, nơi có dòng nước ấm. Cũng có thể thấy chúng sống ở các vùng đáy cát, đá
cứng, vùng hỗn hợp bùn cát hoặc vùng đá san hô chết. Phân bố ngang thì chúng
sống từ đáy ven bờ cho đến các rạn đá hoặc bãi san hô chết ở độ sâu tới 50÷60 m
nước. Cũng có loài ban đầu ở các vùng cửa sông, phát triển lớn hơn chuyển ra các
vùng nước sâu hơn, có khi tới độ sau 150 m nước.
1.1.4. Tập tính sống
Cá Hồng Mỹ thường sống thành đàn, phạm vi phân bố rộng, khi trưởng
thành thường đi đến những vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản. Nhiệt
độ thích hợp là từ 10÷30
o
C. Cá Hồng Mỹ có thể sống ở cả nước ngọt, nước lợ và
nước mặn.
1.1.5. Vòng đời
Cá Hồng Mỹ trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng 2÷3 năm trong các
thủy vực nước ngọt, nơi cửa sông nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng
nhanh, thường đạt kích cỡ 3,5÷6 kg sau 2÷3 năm.

Cá trưởng thành 3÷4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra
biển nơi có độ mặn 30÷32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá
đẻ trứng theo chu kỳ trăng, cá thường đẻ vào thời điểm thuỷ triều lên, điều này


5
giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông, tại đó ấu trùng di chuyển ngược
dòng để lớn lên.










Hình 1.2. Sơ đồ di cư của ấu trùng cá Hồng Mỹ
1.1.6. Tính ăn
Các loài trong họ cá Đù đều là cá dữ, ăn đáy, chúng chủ yếu dinh dưỡng
bằng các loại động vật không xương sống như thân mềm (Mollusca), giáp xác
(Crustacea), giun nhiều tơ (Polychaeter), kể cả cá nhỏ. Cá Hồng Mỹ cũng như
hầu hết các loài cá biển khác, trong giai đoạn ấu trùng thức ăn đầu tiên của chúng
đều là động vật phù du như: Luân trùng (Brachionus plicatilis), chân chèo biển
(Copepoda). Khi ấu trùng đạt chiều dài cơ thể lớn hơn 4 mm thức ăn ưa thích là
Rotifer và tiếp tục đến 30 ngày kể từ khi nở. Khi ấu trùng có chiều dài đạt 12 mm
thường ăn Copepoda như Tigriopus, Arcatia, Oithoina, Paracalannus
1.2. Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu
1.2.1.Thành thục sinh dục

Cá Hồng Mỹ thường thành thục ở tuổi 3
+
÷4
+
, tuy nhiên cũng đã có nghiên
cứu cho thấy chúng có thể thành thục sớm hơn sau năm. Gần đến giai đoạn thành
thục chúng thường không ăn hàng ngày mà chỉ ăn 3 lần/tuần. Mỗi cá cái có thể
thành thục hơn một lần/năm, một số báo cáo còn cho biết một số trang tại sản
Bãi đẻ,
Nồng độ muối 32‰
Bãi sinh trưởng, thuỷ vực
nước lợ hoặc nước ngọt
Bãi sinh trưởng của cá con, nồng
độ muối 25÷30‰ ven biển
Di cư xuôi dòng
Trứng trôi dạt, ấu
trùng phát triển


6
xuất cá giống ở bang Texas đã bắt gặp một con cá cái có thể đẻ 7 lần trong 26
ngày.sức sinh sản của loài cá này rất lớn, một cá cái 11÷14 kg có thể đẻ 0,5 triệu
trứng/lần và đạt 1÷3 triệu trứng/năm.
1.2.2. Sức sinh sản và đẻ trứng
- Sức sinh sản của loài cá này rất lớn, một cá cái 11÷14 kg có thể đẻ 0,5
triệu trứng/lần và đạt 1÷3 triệu trứng/năm. Cá Hồng Mỹ thường đẻ vào mùa thu
và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như: nhiệt độ nước, tốc độ
dòng chảy và thủy triều
- Dựa trên các nghiên cứu về tập tính sinh sản của cá trong bể, nhiều tác giả
cho biết cá đực và cá cái thành thục sẽ sớm tách đàn và ngừng ăn 1 tuần trước khi

đẻ. Khi cá cái thành thục sinh dục tốt nó sẽ gia tăng các hoạt động sinh dục với
cá đực, cá đực và cá cái chín mùi sinh dục sẽ bơi lội thành cặp, thường xuyên ở
tầng mặt khi sắp đẻ trứng. Cá đẻ thành nhiều đợt trong ngày, thời gian đẻ trứng
vào lúc chiều tối khoảng 19h÷23h.
1.2.3. Phát triển phôi
Lần phân cắt đầu tiên xảy ra 20 phút sau khi thụ tinh, sự phân chia tế bào
tiếp tục sau mỗi 15÷20 phút và trứng phát triển đến giai đoạn nhiều tế bào trong
vòng 3 giờ. Sự phát triển của trứng trải qua các giai đoạn thông thường: phôi
nang, phôi vị, phôi thần kinh và phôi mầm. Tim phôi bắt đầu hoạt động sau
khoảng 15 giờ và trứng nở sau 19 giờ (ở nhiệt độ 28÷30
o
C, độ muối 30÷32‰)
tính từ lúc thụ tinh.
1.2.4. Ấu trùng
Chiều dài của ấu trùng mới nở dao động từ 1,31÷1,68 mm, trùng bình là
1,49mm. Noãn hoàng dài trung bình 0,86mm, có giọt dầu nằm phía trước của
noãn hoàng làm cho cá mới nở nổi hầu như theo chiều thẳng đứng hay khoảng
45
o
so với mặt phẳng nằm ngang. Lúc đầu sự hình thành sắc tố không đồng loạt:
mắt, ống tiều hóa, huyệt và vây đuôi trong suốt. Ba ngày sau khi nở noãn hoàng
hầu như được sử dụng hết và hạt dầu còn không đáng kể, ở giai đoạn này miệng
mở ra và hàm bắt đầu cử động, ấu trùng bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Quan sát


7
thấy rằng chỉ những cá hương khỏe mạnh (giai đoạn 20÷30 ngày tuổi) mới bơi
lội cử động. Chúng thường có màu nhạt hơn, các ấu trùng không khỏe có màu
đen hay sẫm.


1.2.5. Sinh trưởng của cá
Tốc độ sinh trưởng của cá Hồng Mỹ có dạng đường cong sigma, nó phụ
thuộc rất lớn vào khu vực nuôi. Tại các trang trại ở Florida và vịnh Mexico cá
Hồng Mỹ có thể đạt 1÷2 kg trong thời gian 14÷22 tháng, nhưng nếu nuôi trong
khu vực nhiệt đới thì tốc độ tăng trưởng của nó sẽ tăng lên rất nhiều.
Tốc độ tăng trưởng của cá Hồng Mỹ còn phụ thuộc vào mật độ nuôi, thời
gian nuôi, loại thức ăn, cỡ cá thả ban đầu. Ví dụ ở Israel cỡ Cá giống 120 gam
thả trong lồng với mật độ 30÷60 con/m
3
thì tốc độ tăng trưởng trung bình là 800
gam/con, trong vòng 6÷7 tháng nuôi. Với mật độ nuôi 140 con/m
3
Cá có thể đạt
750 gam/con khi nuôi trong thời gian là 10÷14 tháng và cho ăn bằng thức ăn cao
đạm. Ở các tỉnh ven biển phía bắc nước ta cá Hồng Mỹ nuôi sau 1 năm có thể đạt
từ 1÷1,8 kg/con.
Cá Hồng Mỹ tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 20÷30 gam tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn (Bảng 1.1) và chậm lại khi cá bắt đầu thành thục sinh dục.
Bảng 1.1.Tăng trưởng trung bình của cá trong sinh sản nhân tạo
Tuổi
(ngày)
Chiều dài trung bình
(mm)
Khối lượng cơ
thể trung bình (gam)
Trứng thụ tinh
0,91
-
0
1,49

-
1
2,20
-
7
3,61
-
30
13,12
0,1
40
17,36
0,5
50
28,92
1,2
60
32,85
3,5


8

1.3. Sản xuất nhân tạo giống cá Hồng Mỹ
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) thuộc họ cá Đù (Sciaenidae), là loài cá
biển rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mehico và vùng duyên hải Tây Nam
nước Mỹ [3]. Cá Hồng Mỹ có thể đạt trên 150 cm chiều dài và khối lượng trên
41 kg/con. Cá có thể sống trên 40 năm (Taylor và Murphy 1994). Theo Etzold và
Christmas (1979) khi nghiên cứu về chiều dài cá Hồng Mỹ ở Mississippi: Cá 1

tuổi có chiều dài khoảng 34 cm, cá 2 tuổi khoảng 54 cm, cá 3 tuổi khoảng 64 cm,
cá 4 tuổi xấp xỉ 75 cm và 5 tuổi đạt trên 84 cm. Tăng trưởng của chiều dài đạt
nhanh nhất trong năm đầu tiên của chu kỳ sống (Johnson 1977). Theo Peason
(1928), cá đực bắt đầu thành thục ở 1÷3 tuổi, cá cái 3÷6 tuổi. Theo mô tả của
Wusst và Lasswell (1978) cá đực và cá cái bắt đầu kết cặp vào lúc chiều tối và đẻ
trứng, thụ tinh khoảng 9÷10 giờ đêm. Theo Robest (1978), Tại Florida cá Hồng
Mỹ đẻ trứng đạt khoảng 20.000÷2.000.000 trứng/cá thể. Trứng mới nở có chiều
dài khoảng 0,8÷1,0 mm, Ấu trùng mới nở có chiều dài trung bình 1,4 mm, ấu
trùng trôi nổi theo chiều thảng đứng nhờ giọt dầu ở trước noãn hoàng, ấu trùng
phát triển và đạt 5,1 mm tại 12 ngày tuổi, màu sắc chuyển sang màu đen sẫm khi
cá đạt 22 ngày và chuyển sang giai đoạn cá hương [13].
Tốc độ tăng trưởng của cá Hồng Mỹ phụ thuộc rất lớn vào khu vực nuôi.
Theo Henderson-Arzapolo (1995), tại các trang trại ở Florida và vịnh Mehico cá
Hồng Mỹ có thể đạt 1÷2 kg trong thời gian 14÷22 tháng, nhưng nếu như nuôi
trong khu vực nhiệt đới thì tốc độ tăng trưởng của nó sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài
ra, tốc độ tăng trưởng của cá còn phụ thuộc vào mật độ và thời gian nuôi, loại
thức ăn, cỡ cá thả ban đầu. Chẳng hạn như cỡ cá giống 120 g, thả trong lồng với
mật độ 30÷60 con/m
3
, tốc độ tăng trưởng trung bình là 450÷500 g/con trong
vòng 6÷7 tháng nuôi. Với mật độ nuôi 140 con/m
3
, cá có thể đạt 650g/con khi
nuôi trong thời gian là 10÷14 tháng và cho ăn bằng thức ăn có hàm lượng dinh
dưỡng cao (Pillay, T.V.R., 1995).


9
Theo FAO (2006), sản lượng nuôi cá Hồng Mỹ năm 2004 trên 40.000 tấn.
Trong đó, hơn 94% sản phẩm được cung cấp từ Trung Quốc, Israel, Manitius,

Mayotte và Mỹ (khoảng 3%). Tổng giá trị sản phẩm đạt 55,79 triệu USD [13].
Trong nghiên cứu sinh sản, cá Hồng Mỹ thường thành thục ở tuổi 3
+
÷4
+
.
Tuy nhiên, cũng đã có nghiên cứu cho thấy chúng có thể thành thục sớm hơn sau
19 tháng tuổi (Arnold, 1991). Gần đến giai đoạn thành thục, chúng thường không
ăn hàng ngày mà chỉ ăn 3 lần/tuần. Mỗi cá cái có thể thành thục hơn một
lần/năm, một số báo cáo còn cho biết một số trang trại sản xuất cá giống ở bang
Texas đã bắt gặp một con cá cái có thể đẻ 7 lần trong 26 ngày (Colara et al,
1991). Sức sinh sản của loài cá này cũng rất lớn, một cá cái 11÷14 kg có thể đẻ
0,5 triệu trứng/lần và đạt 1÷3 triệu trứng/năm (Colara et al, 1991). Cá Hồng Mỹ
thường đẻ vào mùa thu và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như:
Nhiệt độ nước, tốc độ dòng chảy và thủy triều (Colura et al,1991). Cá Hồng Mỹ
đã được nghiên cứu nhiều ở Mỹ, do có kích thước cá thể lớn, tốc độ sinh trưởng
nhanh, thịt thơm ngon nên được người Mỹ rất ưa dùng [13].
Họ cá này cũng được tìm thấy ở các vùng nước đại dương ôn đới và nhiệt
đới. Chúng sống đáy vùng ven bờ, vùng đá ngầm ven bờ, nơi có dòng nước ấm
(Watanabe et al 1996). Cũng có thể thấy chúng sống ở các vùng đáy cát, đá cứng,
vùng hỗn hợp bùn cát hoặc vùng đá san hô chết. Phân bố theo chiều ngang thì
chúng sống từ đáy ven bờ cho đến các rạn đá hoặc bãi san hô chết ở độ sâu tới
50÷60 m nước. Cũng có loài ban đầu ở các vùng cửa sông, phát triển lớn hơn
chuyển ra các vùng nước sâu hơn, có khi tới độ sâu 150 m nước (FAO, 1991)
Năm 1991, Trung Quốc đã nhập cá Hồng mỹ từ Mỹ, đến năm 1995 đã
thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm,
hiện nay đã trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và có thể nuôi ghép với
nhiều đối tượng thủy hải sản khác [3].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam với chiều dài bờ biển 3260 km, với nhiều eo vịnh, vùng triều

rộng lớn, 1 triệu km
2
vùng đặc quyền kinh tế, hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ nhiều


10
eo, vịnh đã tạo nên tiềm năng về diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi
trồng thủy sản nước mặn, lợ đặc biệt là nghề nuôi cá biển. Theo báo cáo Tổng
cục Thủy sản, năm 2013 sản lượng thủy sản cả nước đạt 6,05 triệu tấn (tăng 2,1%
so năm 2012); trong đó, sản lượng khai thác 2,71 triệu tấn, nuôi trồng đạt 3,34
triệu tấn nhưng chủ yếu là tôm nước lợ (ước đạt 548.000 tấn) và cá tra (1,15 triệu
tấn). Sản lượng nuôi cá biển còn rất hạn chế. Diện tích mặt biển có thể đưa vào
quy hoạch nuôi biển lên tới 460,000 ha.[2] Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận
lợi là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà,
Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang (Phú Quốc). Tuy nhiên theo
đánh giá của FAO nghề nuôi cá biển của Việt Nam còn non trẻ so với các nước
trong khu vực Đông Nam Á và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đang từng bước phát triển cả về đối tượng
cũng như sản lượng nuôi. Trong đó sự phân bố các vùng nuôi cá biển chưa đồng
đều, chủ yếu tập trung phát triển mạnh nhất vẫn là các tỉnh Nam Trung Bộ và
Nam Bộ do điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiệt độ nóng ẩm quanh năm, không có
mùa đông lạnh. Năm 2013 sản lượng cá nuôi lồng bè trên biển ước đạt khoảng
1.500 tấn. Riêng tại Kiên Giang, nghề nuôi cá lồng bè phát triển khá mạnh, tập
trung ở hai huyện đảo là Kiên Hải và Phú Quốc. Theo kế hoạch từ nay đến 2015,
định hướng đến 2020, các vùng nuôi này sẽ xây dựng vùng nuôi cá biển tập trung
với các đối tượng nuôi phục vụ xuất khẩu như cá Chẽm, cá Giò, cá Mú, cá Cam
Trong khi đó các tỉnh vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Huế) do đặc thù địa hình và điều kiện tự nhiên, là vùng
thườnga xuyên phải chịu tác động bất lợi của thời tiết và khí hậu, trong đó có
mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp kéo dài đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi

trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá biển của vùng.
Cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus) là đối tượng nuôi mới nhưng có nhiều
ưu điểm để phát triển thành đối tượng nuôi công nghiệp có giá trị thương phẩm
cao. Cá có kích thước cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt cá thơm ngon,


11
giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn ưa thích của nhiều nước trên thế giới. Ngoài
ra hiện nay các tỉnh miền bắc đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ cá Hồng mỹ đã
được người dân lựa chọn nuôi nhiều bởi chúng có khả năng chống chịu, thích
nghi với nhiều điều kiện bất lợi của môi trường sống và quan trọng hơn cả là cá
thích nghi được điều kiện nhiệt độ thấp với mùa đông giá rét (kéo dài từ tháng 11
đến tháng 3 âm lịch năm sau) trong khi các đối tượng cá biển khác khả năng chịu
rét kém nên không thể phát triển nuôi được. Mặt khác do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường biến động, diễn biến độ mặn ở các
vùng nuôi tôm biến đổi nhiều, dịch bệnh thường xuyên xảy cho nên nhiều vùng
nuôi đã lựa chọn nuôi cá Hồng mỹ (rộng muối). Hiện cá Hồng mỹ đang được nuôi
nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An với nhiều hình thức như
nuôi ao, nuôi lồng bè.
Năm 1999, tập thể cán bộ khoa học do TS. Đỗ Văn Khương chủ trì trong
quá trình triển khai đề tài nghiên cứu cá Giò, cá Tráp đã di nhập một lô cá bột cá
Hồng mỹ theo con đường tiểu ngạch từ Trung Quốc về ương tại đảo Cát Bà và đã
sản xuất ra lô cá giống đầu tiên. Năm 2000, Bộ Thủy sản giao cho Viện Nghiên
cứu Hải sản, sau đó chuyển nhiệm vụ sang Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản I triển khai đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và nuôi thương phẩm cá
Hồng Mỹ”. Do hạn chế về nguồn giống nên các nội dung nghiên cứu về nuôi cá
Hồng mỹ chỉ mới tiến hành được một đợt và chủ yếu nuôi lồng ở vùng biển Cát
Bà (Hải Phòng). Các kết quả nuôi cá Hồng Mỹ trong vùng nước lợ còn hạn chế
và nuôi theo hình thức quảng canh. Nuôi trong vùng nước nhạt, nước ngọt chưa
thu được kết quả. Đến năm 2003, đề tài đã cho sinh sản thành công đối tượng này

và đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu con giống phục vụ nuôi nội địa. Cá Hồng
Mỹ đã được nuôi phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các địa phương Hải Phòng,
Quảng Ninh. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện đề tài
“Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá Hồng Mỹ” đã đạt được những kết
quả tốt, đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình và tiến tới chuyển


12
giao công nghệ tại các địa phương. Về cơ bản, đề tài đã nghiên cứu thành công từ
khâu nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục đến sinh sản và ương nuôi ấu trùng thành cá
giống ở quy mô gần với sản xuất hàng hoá. Việc sản xuất giống thành công sẽ
giúp cho nghề nuôi biển chủ động được nguồn giống, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển nói riêng và nghề nuôi thuỷ sản nói
chung, từ đó giảm được sức ép khai thác nguồn lợi cá giống ven bờ, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng ngư dân ven biển.
Tại Nghệ An, phong trào nuôi cá biển đã phát triển nhưng chưa mạnh,
đối tượng nuôi còn ít. Từ năm 2005, số lượng lồng nuôi trên biển lên đến 200
lồng, nhưng do ảnh hưởng của các cơn bão năm 2005, 2007 đã tàn phá hết số
lồng trên nên phong trào nuôi cá lồng trên biển giảm rõ rệt. Phong trào nuôi cá
biển bắt đầu phát triển trở lại khi Trung tâm giống thủy sản Nghệ An sản xuất
thành công giống cá Vược, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc
Trung Bộ sản xuất thành công cá Chim biển, cá Mú, cá Giò, cá Bống Bớp, . .
Theo số liệu thống kê của ngành thủy sản Nghệ An, hiện nay trên toàn tỉnh
Nghệ An có trên 20 ha, trên 100 lồng nuôi cá nước mặn phân bố chủ yếu ở các
huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò. Ngoài các đối
tượng đã sản xuất trong tỉnh thì một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế vẫn
phải nhập từ các tỉnh phía Nam và các tỉnh thành phía Bắc trong đó có đối
tượng cá Hồng Mỹ. Trong năm 2011, các cơ sở ương nuôi cá biển đã nhập về
Nghệ An khoảng 5 triệu trứng và 30 vạn cá Hồng Mỹ. Điểm nổi bật của đối
tượng này là khi đưa vào nuôi thương phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất

lượng thịt thơm ngon, cá có thể chịu lạnh trong mùa đông, có thể nuôi đơn hay
nuôi ghép với một số đối tượng khác.
1.4. Quy trình sản xuất giống cá Hồng Mỹ đang được áp dụng cho các
cơ sở sản xuất giống theo quy mô công nghiệp
1.4.1. Nuôi vỗ đàn cá bố mẹ
1.4.1.1. Tuyển chọn cá bố mẹ


13
Cá bố mẹ có thể tuyển chọn từ hai nguồn chính: Cá trưởng thành đánh bắt
từ tự nhiên và cá được thu gom từ ao hay lồng nuôi. Điểm lợi thế của việc dùng
đàn cá bố mẹ từ ao hay lồng nuôi là cá đã thích nghi với điều kiện nuôi nên dễ
dàng thuần dưỡng và nuôi vỗ chúng thành đàn cá bố mẹ.
Tiêu chuẩn chọn đàn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ:
- Cá khoẻ mạnh, bơi lội bình thường.
- Không bị thương, dị tật, khộng bị bệnh.
- Khối lượng: + Cá đực 2,5÷3,5 kg/con với 50% tổng đàn.
+ Cá cái 3,5÷6,0 kg/con với 50% tổng đàn.
- Số lượng: 40÷50 con; tổng khối lượng: 200 kg.
- Tuổi cá: 3 5 tuổi.
- Chất lượng: Cá không bị bệnh, dị hình, dị tật.
1.4.1.2. Kỹ thuật nuôi vỗ
- Chất lượng đàn cá bố mẹ cá ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của đợt sản xuất.
Chọn đàn cá thành thục đưa vào nuôi vỗ cho đẻ cần dựa vào các tiêu chuẩn sau:
+ Mật độ nuôi: 1 kg cá/m
3
nước.
+ Chế độ cho ăn: Sử dụng Cá biển (cá Bạc má, cá Nục, cá Đốm) tươi, Mực
tươi, rửa sạch 3÷5% trọng lượng thân/ngày. Bổ sung vitamin E với liều lượng 400
UI (1 viên/cá thể/tuần), các axit béo không no n-3 và n-6 (HUFA) 1 viên Omega-

3/cá thể/tuần (thành phần 1 viên Omega-3 bao gồm: EPA 180mg, DHA 120 mg,
vitamin E 1UI).
+ Chế độ thay nước: 80÷100%/ngày, tạo dòng nước để kích thích sự thành
thục của đàn cá.
1.4.1.3. Tuyển chọn cá bố mẹ cho tham gia sinh sản
Sau khi nuôi vỗ tích cực đàn cá bố mẹ từ 60 đến 90 ngày. Tiến hành kiểm
tra lựa chọn đàn cá bố mẹ cho tham gia sinh sản.
+ Đối với cá cái: Dùng ống thăm trứng (Polyethylene) đường kính 1,2 mm.
Gây mê cá bằng Ethylenglycol: 50 cc/300 lít nước sạch, mỗi lần gây mê 1÷2 con

×