Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.14 KB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trên bất cứ phương tiện đại chúng nào, chưa từng được sử dụng bảo vệ một học
vị nào khác.
Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tôi đều
trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Vinh, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Tác giả
Đoàn Xuân Cảnh
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn được sự giúp đỡ của thầy cô giáo, gia đình, các tập thể và cá
nhân cùng bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS. Phạm Văn Chương – Nguyên Viện Trưởng Viện KHKTNN Bắc
Trung Bộ, nghiên cứu viên cao cấp, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài;
Các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh;
Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận văn;
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình, vợ
con và bạn bè đồng nghiệp, người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
2
Vinh , ngày 15 tháng 9 năm 2014
Tác giả
Đoàn Xuân Cảnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Brix Hàm lượng % chất khô hòa tan trong dung dịch nước mía


Ca Canxi
CCS Đường Sacaroza
CT Công thức
K
2
O
LSD
Phân Kali
Limited significant difference (Giới hạn sai khác có ý nghĩa)
K
dt
Kali dễ tiêu
K
ts
Kali tổng số
Mg Magiê
N Đạm
3
N
dt
Đạm dễ tiêu
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
N
ts
Đạm tổng số
NXB
NXB NN
Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Nông nghiệp

OM Chất hữu cơ
P
2
O
5
Phân Lân
P
dt
Lân dễ tiêu
pH
KCl
Độ pH
KCl
P
ts
Lân tổng số
T
max
Nhiệt độ tối cao
T
min
Nhiệt độ tối thấp
TT Số thứ tự
T
TB
Nhiệt độ trung bình
USD Đô la Mỹ
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng đường thế giới từ năm 2004 - 2005 9

Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất mía của các nước trên thế giới giai
đoạn 2002 – 2012 12
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam 17
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng mía tại Nghệ An 18
Bảng 1.5. Diện tích các vùng nguyên liệu mía tại Nghệ An 20
Bảng 1.6. Diện tích mía qua các năm 2013 – 2020 21
Bảng 1.7. Dự kiến diện tích mía giai đoạn 2015 – 2020 21
Bảng 1.8. Danh sách giống mía được công nhận sản xuất thử và chính thức ở Việt
nam từ năm 1986 đến năm 2012 29
Bảng 1.9. Các tiến bộ kỹ thuật được công nhận năm 2010-2011 31
Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết năm 2013 47
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng đất tại điểm thí nghiệm 48
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm 52
Bảng 3.2. Tỷ lệ nẩy mầm và sức đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm 53
Bảng 3.3. Mật độ cây của các công thức qua các giai đoạn sinh trưởng 55
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn sinh trưởng 57
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến đường kính thân qua
các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236 59
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua các
thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236 61
5
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu đục thân, rệp gây hại trên các công thức 63
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm 65
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về chất lượng của các công thức thí nghiệm 68
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các công thức thí nghiệm 71
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ nảy mầm và sức đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm 54
Hình 3.2. Mật độ cây của các công thức qua các giai đoạn sinh trưởng 56
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn sinh trưởng 58

Hình 3.4. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến đường kính thân
qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236 60
Hình 3.5. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua
các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236 62
Hình 3.6. Tỷ lệ sâu đục thân, rệp gây hại trên các công thức 64
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm 67
Hình 3.8. Độ Brix và hàm lượng đường sacaroza của các công thức thí nghiệm 69
Hình 3.9. Tỷ lệ xơ bã mía và tỷ lệ dịch ép của các công thức thí nghiệm 70
Hình 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc sử các công thức thí nghiệm 72
7
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
Mục lục vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu chung về cây mía 4
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía 4
1.3. Vai trò của cây mía 6
1.3.1. Giá trị kinh tế của cây mía 6
1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của cây mía 7
1.3.3. Giá trị sinh học của cây mía 7
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mía trên thế giới và ở Việt Nam 8
1.4.1.Tình hình sản xuất và nghiên cứu mía ở trên thế giới 8
1.4.1.1. Tình hình sản xuất mía trên thế giới 8
1.4.1.2. Một số các kết quả nghiên cứu về cây mía trên thế giới 12
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mía ở Việt Nam 14

8
1.4.3. Tình hình sản xuất mía đường tại Nghệ An 18
1.5. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác mía 26
1.6. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trong nhân giống mía 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Vật liệu nghiên cứu 40
2.1.1. Giống mía 40
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 41
2.2. Nội dung nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 41
2.3.2. Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay 42
2.3.3. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 46
2.3.4. Đặc điểm đất đai tại nơi triển khai thí nghiệm 48
2.3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 48
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các công thức nghiên cứu 51
3.2. Tỷ lệ nảy mầm và sức đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm 52
3.3. Mật độ cây qua các thời kỳ sinh trưởng của các công thức thí nghiệm 54
3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn sinh trưởng của các công
thức thí nghiệm 56
9
3.5. Đường kính thân của các công thức qua các thời kỳ sinh trưởng 58
3.6. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua các thời
kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236 60
3.7. Một số sâu bệnh hại chính trên mía của các công thức thí nghiệm 62
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm 64
3.9. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến một số chỉ tiêu về chất
lượng của giống mía VD00-236 67

3.10. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
Kết luận 73
Đề nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 78
10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây có khả năng thích ứng rộng, được
trồng ở nhiều vùng trên thế giới (Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ La Tinh, ). Việt Nam là
nước nhiệt đới ẩm là vùng có khí hậu thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển
tốt, tiềm năng năng suất có thể đạt từ 150 tấn/ha đến 200 tấn/ha và có trữ lượng đường
cao. Niên vụ năm 2007 – 2008 diện tích trồng mía của cả nước đạt trên 310 nghìn ha
với năng suất trung bình đạt 54,8 tấn/ha, sản lượng thu được 17 triệu tấn nguyên liệu
và sản lượng đường thu được là trên 12 triệu tấn. Có thể nói mía là cây đã góp phần
trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo và giải quyết
công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong nước. Chính vì vậy, những năm qua
diện tích trồng mía không ngừng được mở rộng, hình thành nhiều vùng chuyên canh
trồng mía để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường. Tuy nhiên, năng suất mía
đường bình quân của nước ta vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới, chỉ bằng 67%.
Để đáp ứng đủ nguyên liệu cho 3 nhà máy đường hoạt động hiện nay (nhà
máy đường Tate & Lyle, nhà máy đường Sông Lam, nhà máy đường Sông Con),
hàng năm diện tích trồng mía của tỉnh biến động từ 26.000 – 32.000 ha. Niên vụ
2013 – 2014 toàn tỉnh Nghệ An có 28.000 ha mía nguyên liệu, tuy nhiên năng suất
bình quân toàn tỉnh chỉ đạt từ 51 – 55 tấn/ha. Năng suất mía thấp, người nông dân
hầu như không có lãi. Theo đánh giá, sau khi trừ chi phí, người dân chỉ lãi 13.400.000
đồng/ha. Để nâng cao năng suất, chất lượng mía tại các vùng nguyên liệu trong tỉnh,
UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm
2013 về việc phê duyệt quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng

công nghệ cao tại Nghệ An với mục tiêu từ nay đến năm 2020 vùng sản xuất mía
nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao phải trồng và chăm sóc được 35.000 ha, trong
đó trồng mới 14.500 ha, chăm sóc mía gốc 20.500ha.
Vùng nguyên liệu sản xuất mía tại Phủ Quỳ chủ yếu tập trung tại huyện
Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa và một phần diện tích thuộc huyện Quỳ Hợp với diện
tích 25.400 ha, chiếm 90% tổng diện tích toàn vùng. Mía chủ yếu được trồng trên
các chân đất đồi có độ dốc từ 10 – 15
o
(chiếm khoảng 75%); Diện tích mía được
11
trồng trên các đồi cao có độ dốc lớn hơn 15
o
(chiếm khoảng 12 – 15%) cho năng
suất rất thấp (40 – 45 tấn/ha); Diện tích cho năng suất đạt khá (60 – 70 tấn/ha) chỉ
chiếm khoảng 10%, chủ yếu tập trung ở các vùng đất bãi ven sông, ven suối, đất lúa
cao cưỡng chuyển đổi để trồng mía. Theo thống kê qua hơn 10 vụ ép năng suất mía
bình quân dao động đạt 51 – 55 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất
giống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất, chất lượng mía thấp như: mía
được trồng một cách tự phát dẫn đến năng suất thấp, các loại dịch hại bùng phát,
đồng thời chất lượng giống kém, biện pháp kỹ thuật canh tác chưa hợp lý cũng làm
năng suất mía giảm đi đáng kể. Đặc biệt hiện nay các vùng mía hầu hết đều lẫn
giống nghiêm trọng, một phần do đất đai còn manh mún nhỏ lẻ, nhưng phần lớn sử
dụng giống mía chưa đúng vẫn dùng từ ngọn tận dụng là chủ yếu giống bị thoái hóa,
chưa có một qui trình hoàn thiện nhân nhanh giống mía cho sản xuất, hệ số nhân
giống mới còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất cho nên năng suất,
chất lượng và hiệu quả trồng mía còn thấp so với tiềm năng của các vùng. Thực tế
sản xuất cho thấy, phần lớn các giống mía hiện tại đã có biểu hiện giảm sút về năng
suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh…Chính vì vậy, việc tìm ra giống
mía phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu
tốt, thời gian giữ đường dài, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy chế biến, rải vụ và kéo

dài thời gian chế biến là hết sức cần thiết, song song với đó cần tăng cường nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong cả nước.
Xuất phát từ yêu cầu nhân giống mía mới có năng suất và chất lượng cao,
thích nghi với điều kiện sinh thái, từng bước mở rộng diện tích giống hợp lý cho
vùng nguyên liệu mía Bắc Trung bộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Ảnh
hưởng của tuổi và loại hom đến năng suất và chất lượng giống mía VD00 – 236
tại vùng Phủ Quỳ – Nghệ An"
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng thể
Xác định tuổi hom và loại hom mía thích hợp đạt hiệu quả kinh tế cao,
góp phần mở rộng diện tích trồng mía, đảm bảo năng suất chất lượng cao, hạ giá
thành sản phẩm.
12
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được loại hom có số mắt hợp lý và tuổi hom giống thích hợp
phục vụ tốt cho việc trồng mới cây mía ở đất gò đồi vùng nguyên liệu mía Phủ
Quỳ, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại hom giống khác
nhau trong sản xuất mía.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu liên quan đến
cây mía. Đồng thời là cơ sở cho các địa phương xây dựng quy trình thâm canh
thích hợp, tăng năng suất và chất lượng mía tại vùng nguyên liệu mía Phủ Quỳ.
- Làm cơ sở cho các địa phương, người sản xuất xác định tuổi hom giống
và số mắt trên hom phục vụ tốt cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất tại các vùng
nguyên liệu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần bổ sung, hoàn thiện quy trình sản xuất mía tại các vùng gò đồi
Phủ Quỳ nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung.

- Làm cơ sở cho việc sử dụng giống có hiệu quả tại vùng sản xuất mía Phủ
Quỳ hiện nay. Trên cơ sở tăng tỷ lệ nẩy mầm, tăng sức sống, tăng mật độ cây và độ
đồng đều của vườn sản xuất từ đó làm tăng năng suất, chất lượng mía, giảm chi phí,
tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía tại vùng nghiên cứu hiện nay.
13
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây mía
- Nguồn gốc: Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của cây mía. Có người
cho rằng nó ở Ấn Độ, có người cho rằng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay giả
thuyết được nhiều người công nhận nhất đó là nguyên sản của cây mía ở đảo Tân
Ghi Nê cách đây 8.000 – 15.000 năm trước công nguyên. Sau đó, cây mía dần dần
lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ và các đảo ở Thái Bình Dương [18], [6].
- Sự phân bố: Ngày nay cây mía được trồng ở 70 nước trên thế giới, chủ
yếu là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, diện tích mía tập trung trong phạm vi từ 30
vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam [6].
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh
các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae
của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới. Chúng có thân to mập,
chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2 – 6 m. Tất cả các dạng mía đường được
trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để
thu hoạch nhằm sản xuất đường.
Một số loài mía được liệt kê dưới đây:
Saccharum barberi: Mía.
Saccharum bengalense: Mía Bengal.
Saccharum edule: Mía.
Saccharum officinarum: Mía (loài này trồng tại Việt Nam).
Saccharum sinense: Mía lau.
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía
- Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao.
Nhiệt độ bình quân, thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15 – 26

0
C.
Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21
0
C, ngừng sinh trưởng
khi nhiệt độ 13
0
C và dưới 5
0
C cây bị chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu
rét tốt hơn, nhưng nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới. Thời kì nảy
mầm, mía cần nhiệt độ trên 15
0
C tốt nhất là từ 26 – 33
0
C. Mía nảy mầm kém ở
nhiệt độ dưới 15
0
C và trên 40
0
C. Từ 28 – 35
0
C là nhiệt độ thích hợp cho mía
14
vươn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỉ lệ đường
trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì mía chín từ 15 – 20
0
C. Vì vậy,
tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa
và vùng cao.

- Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh
sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần
thời gian tối thiểu là 1.200 giờ tốt nhất là trên 2.000 giờ. Quang hợp của cây mía
tỉ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém.
Do đó, phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài
ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản
lượng mía.
- Độ ẩm: Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng. Mía có thể phát
triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1.500 mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng
mía yêu cầu lượng mưa từ 100 – 170 mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu
hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Bởi vậy
các nước nằm trong vùng khô hạn, vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều
và phân bố đều trong năm, thì việc trồng mía không hiệu quả.
Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây
[10].
15
- Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ
đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình
chế biến. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích
đạo là 1.600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m
- Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp sinh trưởng khoẻ, dễ tính, không
kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau. Đất thích hợp nhất
cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ
thoát nước. Có thể trồng mía có hiệu quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng
như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ.
Yêu cầu đất trồng có độ pH không vượt quá giới hạn từ 4 – 9, độ pH thích hợp là
5,5 – 7,5. Đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng,
cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra, người ta

có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm (không
vượt quá 15°) ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này,
cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức, để tránh xói mòn đất. Ngành
trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên
canh có qui mô lớn.
1.3. Vai trò của cây mía
1.3.1. Giá trị kinh tế của cây mía
Cây mía là cây quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường ăn trên
thế giới. Xét về mặt sản phẩm, ngoài sản phẩm chính là cây mía nguyên liệu chế
biến đường, còn là nguyên liệu trực tiếp, hoặc gián tiếp của nhiều ngành công
nghiệp như rượu cồn, bột giấy, gỗ ép, thức ăn gia súc, phân bón, Các sản phẩm
phụ của mía đường nếu được khai thác triệt để, giá trị còn có thể cao hơn gấp 3 – 4
lần của chính phẩm đường ăn [18], [10].
Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy từ thân. Ngoài ra, cây mía
còn cung cấp những phụ phẩm quan trọng như: Bã mía, mật rỉ, bùn lọc,… có thể
sử dụng để chế biến những sản phẩm có giá trị cao.
Bã mía chiếm khoảng 25 – 30% trọng lượng cây mía đem ép trong nhà
máy, chứa trung bình 49% nước, 48,5% xơ (xenlulo) và 2,5% chất hoà tan.
16
Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò (cứ 3 tấn bã mía khô cung cấp
nhiệt lượng tương đương 1 tấn dầu), làm ván ép cách âm, cách nhiệt hoặc làm
mặt bàn, đóng thùng, làm bột giấy, than hoạt tính hoặc làm nguyên liệu của công
nghiệp chất dẻo, cao hơn nữa là bã mía làm ra furfural nguyên liệu của ngành sợi
tổng hợp…
Mật rỉ chiếm 3 – 5% trọng lượng mía đem ép, là một dung dịch chứa 20%
nước, 35% đường saccaroza, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột
4% trọng lượng riêng và các chất khoáng, chất hữu cơ có tỷ trọng 1,4 – 1,5%.
Mật rỉ dùng làm môi trường sản xuất men bánh mì và các loại men thực phẩm (5
tấn rỉ mật cho 1 tấn men khô), làm nguyên liệu sản xuất acid axetic, acid citric,
làm môi trường lên men để sản xuất bột ngọt.

Bùn lọc là phần cặn bã còn lại sau khi lọc nước mía, chiếm 3 – 3,5% trọng
lượng mía đem ép. Trong bùn lọc có chứa 0,5% N; 1,6% K
2
O; 0,5% CaO. Sáp
mía lấy từ bùn lọc ra có thể dùng làm sơn, xi đánh bóng, chất cách điện. Sau khi
rút sáp, bùn lọc dùng làm phân bón. Trong sản xuất nông nghiệp, mía là cây
trồng có khả năng đưa lại hiệu quả kinh tế cao vì đây là loại cây trồng có tính
thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả năng quang hợp mạnh, năng suất cao và
ổn định lại có thể lưu gốc nhiều năm [6].
1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của cây mía
Cây mía có rất nhiều loại, được trồng nhiều vùng ở nước ta, ngoài các
thành phần cơ bản là các loại đường (chiếm khoảng 70%), còn các chất đạm
(protein), chất bột (glucid), chất béo (lipid), các chất khoáng và các vitamin;
đồng thời có nhiều loại acid hữu cơ (tổng cộng gần 30 loại). Vì vậy, mía không
những có vị ngọt dễ chịu, mà còn cung cấp thêm cho cơ thể nguồn năng lượng và
các chất dinh dưỡng cần thiết [6].
Đường mía với đặc điểm là một loại polysaccarit – saccalose, có vị ngọt,
nồng độ ổn định, có khả năng tồn trữ lâu, không độc như các loại đường hoá học
khác, nó được dùng để làm bánh kẹo, nước giải khát, bột ngọt… là một nguồn
dinh dưỡng quan trọng đối với con người, 1 kg đường cung cấp năng lượng
tương đương 0,5 kg mỡ hoặc 50 – 60 kg rau quả. Vì vậy, ngoài mục đích trồng
để ăn tươi thì mía được trồng chủ yếu để lấy nguyên liệu sản xuất đường, cung
17
cấp cho toàn xã hội. Bên cạnh việc trồng mía làm nguyên liệu để sản xuất đường,
cung cấp cho nhu cầu ăn tươi thì điều đặc biệt hơn, cây mía còn được sử dụng kết
hợp với các vị thuốc khác làm thuốc chữa bệnh rất có hiệu quả đối với con người
như: khi nứt nẻ chân, chữa gãy xương, làm thuốc an thai, chữa khí hư, làm thuốc
cầm máu và chữa ngộ độc [2].
1.3.3. Giá trị sinh học của cây mía
Thứ nhất: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn ( gấp 5 – 7 lần diện tích đất)

và khả năng lợi dụng ánh sáng mặt trời cao ( tối đa 6 – 7 % trong khi các cây trồng
khác chỉ đạt 1 – 2 %). Do đó mía là cây trồng có khả năng tạo sinh khối lớn.
Thứ hai: Mía là cây trồng có khả năng tái sinh mạnh.
Thứ ba: Mía là cây trồng có khả năng thích ứng rộng [18].
Mía là cây cao sản, mỗi ha một năm có thể cho ta từ 150 đến 200 tấn năng
suất sinh vật, cá biệt còn có thể cao hơn nữa. Mía còn là loại cây có tác dụng bảo
vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng
mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4 – 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành
thảm lá xanh dày, làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất, có tác
dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chùm
và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0 – 60 cm. Một ha mía tốt có thể có 13 – 15
tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý
làm tăng độ phì của đất.
18
Trồng và sử dụng: Khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng mía
đường và sản xuất khoảng 1.324,6 triệu tấn (khoảng 6 lần nhiều hơn sản lượng
củ cải đường). Vào năm 2005, Nước sản xuất mía đường lớn nhất thế giới là
Braxil, tiếp theo là Ấn Độ. Người ta dùng mía đường để sản xuất đường, xirô
Falernum, mật mía, rhum, đồ uống không cồn, cachaca (một loại rượu của
Braxil) và cồn để làm nhiên liệu. Bã mía còn lại sau khi ép đường có thể đốt để
sản xuất nhiệt - dùng trong nhà máy - lẫn điện năng. Do chứa nhiều xenluloza
nên nó cũng được dùng trong sản xuất giấy và bìa cát tông, được tiếp thị như là
sản phẩm "thân thiện môi trường" do được làm từ phụ phẩm của sản xuất
đường.
Các thớ sợi từ mía Bengal (Saccharum munja hay Saccharum bengalense)
cũng được dùng để làm thảm, bức ngăn hay giỏ, rổ,.v.v tại Tây Bengal. Thớ sợi
này cũng được dùng trong Upanayanam - một nghi lễ tôn giáo của Ấn giáo
(Hindu) tại Ấn Độ và vì thế nó cũng có ý nghĩa về mặt tôn giáo.
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mía trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mía ở trên thế giới [9]

1.4.1.1. Tình hình sản xuất mía trên thế giới
Mía là cây trồng nhiệt đới, nơi có khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ cao.
Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia sản xuất đường, 74% trong số
đó được làm từ mía. Cây mía được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới khu vực Nam bán cầu.
Trên thế giới vào thời kỳ trung cổ, đường chỉ là một loại hàng xa xỉ phẩm
ở Tây Âu. Sau đó mía và củ cải đường được tăng lên và tăng mạnh, khi đó đường
trở thành một thực phẩm cơ bản. Vào khoảng cuối thế kỷ 19 sản xuất đường từ
củ cải lớn hơn đường từ mía, nhưng tốc độ sản xuất đường mía tăng nhanh trước
chiến tranh thế giới thứ hai, đường mía chiếm 63,5% và đường củ cải chiếm
36,5% tổng sản lượng đường.
Trong nhiều năm mía cung cấp tới 70% thị trường đường thế giới.
19
Theo thống kê của tổ chức đường thế giới (ISO) trong thời gian 7 năm từ
1964 – 1970, sản lượng đường thế giới tăng với tỷ lệ 12% (từ 60 triệu tấn lên 73
triệu tấn) trong đó đường mía chiếm 60%.
Gần 40 năm qua, sản lượng đường thế giới đã tăng 2,54 lần. Năm 1967
sản lượng đường là 52,2 triệu tấn thì năm 1999 đạt 130 triệu tấn, bình quân
2%/năm (bảng1), năng suất mía tăng khoảng 1,5 lần.
Các nước xuất khẩu đường lớn nhất trong năm 2004 – 2005 là Brazil, EU
(25 quốc gia), Australia, Thailand và Guatemala đã cung cấp 79% sản lượng
đường cho thị trường thế giới.
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng đường thế giới từ năm 2004 - 2005
Đơn vị : triệu tấn
TT Quốc gia Sản lượng Xuất khẩu
Dân số
(Triệu người)
Tiêu thụ
bình quân
1 Brazil 29.151 17.757 [1] 181 54

2 EU 21.381 6.210 [2] 461 39
3 India 13.587 0 [-] 1,086 17
4 China 10.652 0.109 [17] 1,324 9
5 USA 7.362 0.173 [14] 297 29
6 Mehico 5.762 0.054 [19] 105 52
7 Australia 5.516 4.465 [3] 20 46
8 Thailand 5.326 3.361 [4] 64 35
9 SADC 5.173 1.168 [7] 163 21
10 Pakistan 3.429 0.109 [17] 154 23
(Nguồn: />Các nước có sản lượng đường lớn nhất thế giới là Ấn Độ: 16,7 triệu tấn,
Braxin: 16,6 triệu tấn, Cu Ba, Trung Quốc: 8,5 triệu tấn, Mỹ: 7,5 triệu tấn.
Thị trường xuất khẩu đường mía chủ yếu do các nước trồng mía chi phối,
chiếm 29% sản lượng của của các nước này như: Braxin, Ấn Độ, Cu Ba, Trung
Quốc, Mehico, Australia, Thái lan, Nam Phi, Indonesia, Hoa Kỳ.
Mức độ tiêu thụ đường của các nước trên thế giới thay đổi tùy thuộc điều
kiện khí hậu (xứ lạnh cần nhiều calo hơn xứ nóng), tập quán ăn uống (người dân
Anh uống nước chè đường, mỗi năm tiêu thụ 55 kg/người), giá đường và sức
mua của người dân. Mức tiêu thụ đường từ năm 1900 là 5 kg/người/năm và tăng
20
dần đến năm 1980 là khoảng 30 kg/người/năm, dự kiến trong tương lai không
vượt quá 50 kg/người/năm, vì đây là "mức tối đa sinh lý ".
Châu Á là khu vực sản xuất đường mía lớn nhất thế giới, tốc độ tăng khá
nhanh, nếu niên vụ 1989-1990 cả châu Á sản xuất được 30,2 triệu tấn, bằng
17,7% sản lượng đường thế giới thì đến niên vụ 1998-1999 đạt 40,5 triệu tấn,
chiếm 31%, bình quân tăng 3,37%/năm. Các cường quốc sản xuất mía đường ở
châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan.
Lượng đường sản xuất hàng năm trên thế giới luôn cao hơn mức nhu cầu
tiêu dùng, lượng đường tồn kho ngày càng lớn, năm 1998 lượng đường tồn kho
là 52,42 triệu tấn, tăng so với năm 1990 là 22,02 triệu tấn.
Châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều đường nhất thế giới, nhu cầu đường

tăng đều từ năm 1986 (30,9 triệu tấn) đến vụ ép mía 1998-1999 (47,7 triệu tấn)
đưa sản lượng đường tiêu thụ riêng ở châu Á lên 38,16% lượng đường thế giới
tiêu thụ và bằng 36% sản lượng đường thế giới. Hàng năm các nước khu vực
châu Á vẫn phải nhập khẩu một lượng đường đáng kể nhằm đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng.
Giá đường trên thế giới biến động phức tạp, xu hướng chung là giảm dần,
giá đường trong mỗi nước thường cao hơn rất nhiều so với mặt bằng giá đường
trên thế giới, đặc biệt ở các nước như: các nước EU, Mỹ, Nhật,
Theo các chuyên gia mía đường thế giới, giá thành sản xuất đường tạm
chia thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm sản xuất với giá thành cao: lớn hơn 350 USD/tấn gồm các nước
trong khối EEC, Nhật, Nga, chủ yếu là các nước có giá nhân công cao và sản
xuất từ đường củ cải.
- Nhóm các nước sản xuất với giá thành trung bình: Từ 270-350 USD/tấn
gồm các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippin, Mehico, Mỹ,
- Nhóm nước sản xuất với giá thành thấp: 200 – 250 USD/tấn gồm
Australia, Thai Lan, Nam Phi, Columbia, Braxin, là những nước có điều kiện
tự nhiên, kinh tế thuận lợi, cơ chế chính sách thích hợp để sản xuất đường.
21
Giá đường trên thế giới theo qui luật cứ 5 – 6 năm giảm giá liên tục thì có
một chu kỳ 3 – 6 năm tiếp theo giá tăng.
Ngành sản xuất đường là một ngành thâm dụng lao động nên rất nhiều
quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện cơ chế bảo hộ thông qua các phương
thức khác nhau. Tại Mỹ, chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chương trình trợ cấp
ngành sản xuất đường nội địa bằng cách hạn chế nhập khẩu, hạn chế diện tích
trồng mía và trợ giá cho nông dân (US Farm Bill). Tại khối Liên Minh EU, chính
sách quản lý sản xuất bằng quota cấp cho từng thành viên, quy định giá thu mua
nguyên liệu tối thiểu và giá giao dịch tham chiếu cho đường trắng và đường thô
(EU Sugar Regime) đã biến EU từ một khu vực xuất khẩu ròng đường thành
một trong những khu vực nhập khẩu đường lớn trên thế giới.

Trung Quốc, nước nhập khẩu đường lớn thứ hai thế giới năm 2013 (3,8
triệu tấn theo USDA) cũng đang duy trì một mức quota nhập khẩu khoảng 1,9
triệu tấn đường/năm theo thoả thuận với WTO, theo đó lượng đường nhập trong
quota sẽ chỉ phải chịu thuế suất nhập khẩu 5% trong khi số lượng vượt quá quota
bị áp thuế lên đến 50%. Quy mô giao dịch đường trên thị trường thế giới vào
khoảng 55-60 triệu tấn, trong đó những nước sản xuất lớn nhất là Brazil (22%
tổng sản lượng), Ấn Độ (15%), Trung Quốc (8%) và Thái Lan (6%). Do tại Ấn
Độ và Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn hơn sản lượng sản xuất, cho nên
nguồn cung đường trên thị trường quốc tế phụ thuộc lớn vào hai quốc gia còn lại
là Brazil và Thái Lan.
Tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích trồng mía toàn thế giới đạt gần
26,1 triệu ha và tổng sản lượng mía thu hoạch đạt 1,83 tỷ tấn, lần lượt tăng
28,7% và 37,3% so với năm 2002. Brazil là nước có diện tích trồng mía lớn nhất
thế giới với hơn 9,7 triệu ha (39%), tiếp theo là Ấn Độ (19%), Trung Quốc (7%)
và Thái Lan (5%). Năng suất mía trung bình trên toàn thế giới vào năm 2012
khoảng 70,2 tấn/ha.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất mía của các nước trên thế giới
giai đoạn 2002 – 2012
TT Quốc gia Diện tích thu Sản lượng mía Năng suất
22
hoạch (ha) (tấn) (tấn/ha)
1 Brazil 9.705.388 721.077.287 74,30
2 Ấn Độ 5.090.000 347.870.000 68,34
3 Trung Quốc 1.802.720 124.038.017 68,81
4 Thái Lan 1.300.000 96.500.000 74,23
5 Pakistan 1.046.000 58.397.000 55,83
6 Mexico 735.127 50.946.483 69,30
7 Indonesia 456.700 26.341.600 57,68
8 Philippines 433.301 30.000.000 69,24
9 Hoa Kỳ 370.000 27.900.000 75,41

10 Khác 5.149.400 311.470.807 Thế giới: 70,2
(Nguồn: Báo cáo ngành mía đường 4/2014)
1.4.1.2. Một số các kết quả nghiên cứu về cây mía trên thế giới
Theo Yadav và cộng sự (1986) mía trồng trên đất Entisol khô hạn, ít có
điều kiện tưới nước của vùng Uttar Pradesh có tỷ lệ K
2
O trao đổi 132 kg /ha, bón
120 - 140 K
2
O có tác dụng tăng năng suất khá rõ. Hiệu lực của K càng được phát
huy khi tưới nước, bón tăng lượng đạm và áp dụng biện pháp ủ lá.
Kết quả nghiên cứu nhu cầu K của mía trồng trên đất phù sa vùng đồng
bằng Darsana, Bangladesh (Chowdhury và cộng sự, 1990) cho thấy: năng suất
đường đạt cao nhất khi bón 70 K
2
O đối với mía tơ và mía gốc. Tỷ lệ K trong lá
lớn hơn 1,55 %K
2
O được coi là đất có khả năng cung cấp K
2
O dễ tiêu đủ đảm
bảo mía đạt năng suất cao.
Tại Ấn Độ, năm 1993 có 65 giống được đưa vào sản xuất theo cơ cấu
giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn để rải thời vụ thu hoạch và tăng
năng suất bình quân, đạt 68, 4 tấn/ha trong vụ mía 1998/1999. Mục tiêu của ấn
Độ đưa năng suất mía lên 100 tấn /ha trên diện tích 4, 15 triệu ha vào năm 2020
(Baboo, 1993; Singh and Sinha, 1993 và Buzzanell, 1996).
Ở Cu Ba: Đất nước trồng mía nghiên cứu các thí nghiệm nghiên cứu ảnh
hưởng của N, P, K bón phối hợp và riêng biệt cho thấy: N (0 - 150 N; P (0 - 115
P

2
O
5
); K (0 - 250 K
2
O) trên đất Ferrallitic vàng có kết von ở Hanvana cho thấy:
Không có sự khác biệt về năng suất mía giữa các lượng bón và các kiểu phối hợp
N, P, K khác nhau. Tuy nhiên, năng suất có xu hướng tăng khi tăng lượng bón K
(Paneque và cộng sự, 1981; Reyes và cộng sự, 1983).
23
Trên loại đất Ferrallitic vàng, bón 120 N - 90 P
2
O
5
- 120 K
2
O kết hợp với
6 tấn bột đá vôi cho kết quả tốt nhất (Martinezvà cộng sự, 1986).
Trên đất đỏ, với tỷ lệ bón 2:1:2, 5 ở các mức bón N (0 - 175 N); P (0 - 70
P
2
O
5
); K (0 -150 K
2
O) thì lượng bón 75 N - 30 P2O5 - 75 K2O là thích hợp nhất
đối với mía tơ và mía gốc 1. Mía gốc 2 bón 125 N - 50 P
2
O
5

- 125 K
2
O (Paneque
và cộng sự, 1985).
Trên các loại đất sét nặng, Torres và cộng sự (1983) đề nghị bón 75 N - 25
P
2
O5 - 45 K
2
O.
Ở Trung Quốc: Viện nghiên cứu mía đường Quảng Tây - trực thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc nghiên cứu tuyển chọn và nhập nội
đã lưu giữ hàng chục ngàn nguồn gen mía khác nhau trên thế giới để phục vụ cho
công tác lai tạo các giống mía cho năng suất cao và hàm lượng đường lớn. Cứ
khoảng 5-7 năm, Viện nghiên cứu mía đường Quảng tây lại cho ra đời một bộ
giống mía có đặc tính ưu việt, vượt trội hơn các giống cũ đang trồng để thay thế
sản xuất. Bộ giống mía chủ lực hiện nay của Quảng Tây bao gồm các giống có
thời gian sinh trưởng khác nhau để rải vụ thu hoạch, kéo dài thời gian hoạt động
của nhà máy, vừa cho năng suất cao, hàm lượng đường cao (CCS>12%), vừa có
khả năng chống chịu hạn hán, sâu bệnh tốt.
Ở Đài Loan trong thời gian qua và hiện nay các giống mía mới như ROC
10, ROC 15, ROC 18, ROC 23 có năng suất cao giầu đường, thời gian chín khác
nhau và đặc tính canh tác khác nhau được đưa vào sản xuất thay thế hết các
giống mía cũ 10 năm một lần đã góp phần đưa Đài Loan trở thành nước có ngành
mía đường phát triển mạnh trên Thế Giới (Taiwan Sugar, 2001 - 2002).
Tóm lại hiện nay trên thế giới các nước trồng mía đang tập trung nghiên
cứu, tổ chức một cách chặt chẽ, liên hoàn theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất
nguyên liệu, thu mua, chế biến và thương mại; tập trung lưu trữ nhập nội hàng
ngàn nguồn gen giống mía để làm vật liệu nghiên cứu lai tạo.
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mía ở Việt nam

Sản xuất mía đường ở nước ta có từ lâu đời nhưng chỉ mới bắt đầu phát triển
vào cuối thập kỷ 80 và cho đến năm 1998 Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu đường.
24
Phân tích hiện trạng sản xuất mía trong những năm qua cho thấy:
- Năng suất và chất lượng thấp so với trong khu vực(năng suất mía mới
đạt 50 tấn/ha, năng suất đường đạt 2,5-3 tấn/ha, khoảng 14-15 tấn mía cây mới
ép được một tấn đường). Nguyên nhân chủ yếu do giống xấu, đầu tư khoa học-kỹ
thuật chưa đủ, công nghiệp chế biến lạc hậu
- Năng lực chế biến thấp.
- Vùng nguyên liệu chưa được đầu tư xây dựng qui hoạch đồng bộ, cung
cấp không đủ mía cho các nhà máy, phân bố sản xuất mía mất cân đối, tỷ lệ diện
tích mía ở miền Bắc thấp
- Hiện nay Việt Nam đã thành công chương trình 1 triệu tấn đường; tuy
nhiên thị trường đang là vấn đề cần phải giải quyết.
Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn cho thấy, niên vụ
mía 2008/2009, tổng diện tích mía cả nước khoảng 270.000 ha, giảm so với vụ
trước 36.000 ha. Trên phạm vi cả nước, diện tích mía vùng nguyên liệu tập trung
của các nhà máy niên vụ 2009 - 2010, giảm khoảng 17.000 ha. Tổng sản lượng
mía khoảng 13,5 triệu tấn, giảm 19% so với niên vụ trước. Năng suất mía bình
quân cũng giảm xuống còn 51,7 tấn /ha. Vì vậy, lượng đường niên vụ 2009 -
2010, thiếu hụt khoảng 300.000 tấn. Đây là nguyên nhân khiến giá đường tăng
[41]. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp & PTNT, lượng đường tồn kho hiện nay
của các nhà máy khoảng 300.000 tấn. Vừa qua nhà nước đã cấp Quota nhập khẩu
200.000 tấn đường, có khả năng sẽ cấp thêm 100.000 tấn đường [42].
Nguyên nhân của sự sụt giảm năng suất mía là do bà con vẫn sử dụng tới
60% giống cũ, ít đầu tư thâm canh. Điều đáng nói, hiện nay do sự cạnh tranh của
các cây trồng khác nên những vùng mía tập trung bị giảm mạnh về diện tích, đặc
biệt ở các tỉnh Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ thực tế
này, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, khó có đủ nguyên liệu đáp ứng cho vụ
ép 2010 - 2011 [43].

Tuy nhiên, niên vụ mía đường năm 2010 – 2011 đã kết thúc thắng lợi trên
cả ba phương diện: Diện tích trồng mía đạt 271.000 ha tăng 6.300 ha so với vụ
trước, năng suất bình quân đạt 60,5 tấn/ha (vụ trước 51,7 tấn/ha), chữ đường bình
25

×