Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sử DỤNG bài GIẢNG e LEARNING để NÂNG CAO KIẾN THỨC, kỹ NĂNG của học SINH lớp 12CB1 TRƯỜNG THPT lê HỒNG PHONG TRONG môn TIN học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.48 KB, 39 trang )

Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
MỤC LỤC
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 1
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đề tài
SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ
NĂNG CỦA HỌC SINH LỚP 12CB1 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
TRONG MÔN TIN HỌC 12
I. Tóm tắt đề tài:
Trong môn Tin học 12, nội dung kiến thức chương II gồm có: Thông qua
một hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft Access giúp học sinh rèn luyện kĩ
năng cơ bản về tạo, lưu trữ, cập nhật và khai thác Cơ Sở Dữ Liệu, làm quen với
khái niệm cơ bản như: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo, khóa, liên kết, kết xuất
dữ liệu. Có rất nhiều học sinh còn yếu kém cả kiến thức, kỹ năng của học sinh
trong việc tạo bảng, tạo mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo và liên kết giữa các bảng khi
làm việc với Cơ sở dữ liệu.
Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp là sử dụng bài giảng
E-learning để giúp học sinh có thể theo dõi bài học một cách trực quan nhất và có
thể học bất cứ lúc nào, hoặc khi không thật sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng khi làm
việc với Cơ Sở Dữ Liệu thì các em có thể học từ các bài giảng E-learning đó để
biết và hiểu rõ hơn nội dung bài học cũng như từng thao tác cần phải thực hiện
khi làm việc với Cơ sở dữ liệu.
Nghiên cứu được tiến hành với học sinh khối 12 của trường THPT Lê
Hồng Phong, Châu Thành, Tây Ninh. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng
đến kiến thức, kỹ năng của học sinh trong việc tạo bảng, tạo mẫu hỏi, biểu mẫu,
báo cáo và liên kết giữa các bảng khi làm việc với Cơ sở dữ liệu.
+ Điểm trung bình sau tác động của lớp 12CB1 là: 7,6
+ Điểm trung bình sau tác động của lớp 12CB2 là: 6,4
Kết quả kiểm tra ttest (độc lập) cho thấy:
p (của điểm bài kiểm tra) = 0,00004
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 2


Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tức là có sự khác biệt lớn đối với điểm trung bình của bài kiểm tra trước
và sau tác động. Điều đó chứng minh rằng khi sử dụng bài giảng E-learning đã có
tác động tích cực đến kiến thức và kỹ năng của học sinh trong việc tạo bảng, tạo
mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo và liên kết giữa các bảng khi làm việc với CSDL.
II. Giới thiệu:
Trong thời gian gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
giảng dạy không còn xa lạ đối với ngành giáo dục, việc học tập không còn bó
buộc học sinh sinh viên như trước đây là các em phải tới trường hoặc giảng
đường nữa mà có thể học trực tiếp thông qua máy vi tính hay các thiết bị có kết
nối internet, các em có thể tham gia các khóa học mà các em yêu thích. Thông
qua các khóa học đó các có thể trao đổi với giáo viên, bạn bè một cách rất chủ
động, và cũng có thể xem lại các bài mà mình đã học để ôn lại kiến thức cũ, các
em có thể thấy được trực quan các thao tác hay các thí nghiệm được mô phỏng
các thí nghiệm trên máy tính…
Qua thời gian giảng dạy môn Tin học 12 trường THPT Lê Hồng Phong,
chúng tôi nhận thấy các em học sinh thực hiện các thao tác khi làm việc với cơ sở
dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn nên mất nhiều thời gian trong quá trình thực hành
do:
 Các em là học sinh 12 thường chú trọng vào các môn có thể thi tốt nghiệp
nên lơ là trong việc học môn Tin học.
 Do hầu hết các em đều chưa được trang bị máy tính tại nhà nên gây khó
khăn trong việc thực hành thêm tại nhà cũng như việc chuẩn bị bài thực
hành trước khi đến lớp.
 Là học sinh vùng sâu, cuộc sống còn khó khăn, gia đình thường ít quan
tâm đến việc học của con mình nên các em ít được sự ủng hộ, động viên,
hỗ trợ từ gia đình. Hầu hết các em phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình
sau mỗi giờ học ở trường nên ít có thời gian để nghiên cứu, học tập.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 3
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Để học sinh có thể tăng thêm kiến thức, kĩ năng thực hành khi làm việc với
cơ sở dữ liệu, đặc biệt là việc tạo bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo và liên kết
giữa các bảng.
Nhóm chúng tôi tiến hành soạn giảng E-learning với mục đích làm tăng
thêm kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của học sinh khi làm việc với cơ sở
dữ liệu.
1.Giải pháp thay thế:
Việc kiểm tra các em có hiểu bài hay không, có nắm được hết các thao tác
khi thực hành trên máy tính hay không thì đòi hỏi giáo viên phải kiểm tra thường
xuyên và hướng dẫn các em từng thao tác một, như vậy giáo viên phải làm đi làm
lại nhiều lần thì các em mới có thể hiểu và nắm các thao tác khi thực hành trên
máy tính dẫn tới mấy nhiều thời gian. Bên cạnh đó các em là học sinh cuối cấp
đối với môn tin học các em không giành nhiều thời gian cho môn Tin học. Vấn
đề ở đây là làm sao, làm như thế nào mà các em vẫn có thể hiểu bài và vẫn có thể
nắm hết được các thao tác khi làm việc với cơ sở dữ liệu ngay trên lớp hoặc các
em có thể xem lại nội dung bài học và các thao tác khi làm việc với cơ sở dữ liệu
bất cứ lúc nào mà các em rảnh để học.
Để giải quyết vấn đề đó nhóm chúng tôi đã thảo luận và quyết định là sử
dụng bài giảng E-learning để giúp các em có thể xem lại nội dung kiến thức của
bài học và xem hướng dẫn từng thao tác thực hành để các em có thể tiếp thu bài
ngay tại lớp hoặc bất cứ lúc nào mà các em quên thì đều có thể xem lại bài giảng
để nhớ lại kiến thức mà mình đã học, điều này giúp học sinh 12 có điều kiện học
tập tốt hơn, thích thú và thêm yêu thích môn tin học 12 nhiều hơn nữa.
Một số vấn đề nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Ứng dụng E-learning trong dạy học TS. Bùi Việt Phú
Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử”
Soạn bài trình chiếu PowerPoint để tạo bài giảng E-Learning Tác giả Đỗ Đức
Thiệu
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 4
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2.Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng bài giảng E-learning có làm nâng cao kiến thức và kỹ năng
của học sinh lớp 12CB1 trường THPT Lê Hồng Phong trong môn Tin học 12 hay
không?
3.Giả thuyết khoa học:
Việc sử dụng bài giảng E-learning đã làm nâng cao kiến thức và kỹ năng
của học sinh lớp 12CB1 trường THPT Lê Hồng Phong trong môn Tin học 12.
III. Phương pháp:
1.Khách thể nghiên cứu:
Hai lớp được chọn nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới
tính, dân tộc và trình độ của học sinh đối với môn Tin học 12. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Thành phần giới tính và hạnh kiểm của hai lớp 12 trường THPT Lê
Hồng Phong
Số học sinh các nhóm Hạnh kiểm
Tổng số Nam Nữ Từ TB trở lên Dưới TB
Lớp 12cb1 41 19 22 100% 0%
Lớp 12cb2 41 19 22 100% 0%
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của học kì I trong năm học này, hai lớp tương đương
nhau về điểm số môn Tin học 12.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp: lớp 12cb1 là nhóm thực nghiệm và lớp 12cb2 là nhóm đối
chứng. nhóm dùng bài kiểm tra học kì I môn Tin học 12 trong năm học này để
làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 5
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
hai nhóm là khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm
chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

Đối chứng Thực nghiệm
Trung bình cộng 6,4 6,3
p = 0,348
p = 0,348> 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra
trước tác
động
Tác động
Kiểm tra
sau tác
động
Thực nghiệm O1
Có sử dụng bài giảng
E-learning
O3
Đối chứng O2
Không sử dụng bài
giảng E-learning
O4
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Qui trình nghiên cứu:
Chuẩn bị bài của giáo viên:
Chúng tôi đã thiết kế bài giảng E-learning có video hướng dẫn các thao tác
khi làm việc với cơ sở dữ liệu:

Bước 1: Tạo bài giảng powerpoint
Bước 2: Quay phim hướng dẫn với Camtasia Studio.
Bước 3: Tạo các câu hỏi ôn tập tương tác với phần mềm Ispring
Bước 4: Đóng gói bài giảng.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 6
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Chuẩn bị hai bài kiểm tra có mức độ tương đương: bài kiểm tra trước tác
động và bài kiểm tra sau tác động.
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm trên 3 bài: 6, 7 và 8 trong môn Tin học 12
và tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo
tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Năm Tin học 12/12Cb1 19 Bài 6: Biểu mẫu
Năm Tin học 12/12cb1 22 Bài 7: Liên kiết giữa các bảng
Năm Tin học 12/12cb1 25 Bài 8: Mẫu hỏi
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Để đảm bảo tính chính xác trong đo lường, nhóm nghiên cứu đã quyết
định lấy điểm kiểm tra học kì I của năm học 2012-2013 làm bài kiểm tra
trước tác động.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết thực hành. Bài kiểm tra
này được thực hiện sau khi học xong bài tập và thực hành 7:
Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài
kiểm tra sau tác động (nội dung bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ luc).
Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài kiểm tra theo đáp án đã được xây
dựng và tiến hành theo hình thức chấm hai vòng.
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm

Điểm trung bình= 6,4 7,6
Độ lệch chuẩn= 1,5 1,1
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 7
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đối chứng Thực nghiệm
Giá trị p của T – Test= 0,00004
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)=
0,82
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương (xem bảng 2). Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình
bằng T – Test độc lập cho kết quả p = 0,00004 < 0,05, cho thấy: sự chênh
lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa,
tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm
trung bình nhóm đối chứng là không bị tác động của ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
0,82 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có “sử dụng bài giảng E-
learning” đến kết quả học tập của nhóm thực nghiện là ảnh hưởng lớn.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình = 7,6; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm
trung bình = 6,4. Độ chênh lệch điểm số của hai nhóm là 0,82; Điều đó cho
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 8
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,6 - 6,4
1,5
= 0,82

Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác
biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là giá trị
SMD= 0,82. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T – Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
của hai lớp là p = 0,00004 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch
điểm trung bình của hai nhóm là có ý nghĩa, không phải là do ngẫu nhiên mà
là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Hạn chế:
Việc nghiên cứu giả thiết “Việc sử dụng bài giảng E-learning đã làm nâng
cao kiến thức và kỹ năng của học sinh lớp 12CB1 trong môn Tin học 12 trường
THPT Lê Hồng Phong” đã đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc thực hiện nó
thì có một số hạn chế sau:
Đối với giáo viên: để giáo viên các bộ môn khác vận dụng được
phương pháp dạy học sử dụng bài giảng E-learning cho tốt, người giáo viên
cần phải có trình độ về công nghệ thông tin; có kĩ năng thiết kế giáo án điện
tử; biết thiết kế kế hoạch bài dạy hợp lí; và phải có một sự linh hoạt cần thiết
trong quá trình hướng dẫn các em học tập, nghiên cứu để cho học sinh không
cảm thấy nhàm chán vì phải thực hiện lặp đi lặp lại một công việc nào đó.
Đối với nhà trường: nhà trường phải có phòng vi tính, có hệ thống
mạng LAN ổn định, mạng internet có tốc độ cao và được trang bị đầy đủ các
phần mềm có bản quyền hợp pháp: V-spring, Camtasia Studio
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 9
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
V. Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận:
Việc áp dụng phương pháp giảng dạy sử dụng bài giảng E-learning có tác
động tích cực đến kiến thức và kỹ năng của học sinh lớp 12CB1 trong môn Tin
học 12 trong môn Tin học 12 trường THPT Lê Hồng Phong.

2. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang
thiết bị phòng vi tính rộng rãi, thoáng mát, máy chiếu – Projector hoặc tivi
màn hình rộng, hệ thống mạng LAN, mạng Internet, bản quyền phần mềm
phục vụ trong dạy học,…Tổ chức triển khai ứng dụng rộng rãi đề tài này
trong các môn học; đặc biệt là đối với bộ môn Tin học và Ngoại ngữ.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về
CNTT, rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện
đại.
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các giáo viên đồng
nghiệp quan tâm chia sẻ, đóng góp và ứng dụng đề tài này vào trong dạy học
để tạo sự hứng thú trong học tập và nâng cao kết quả học tập của học sinh,
đặc biệt là đối với các giáo viên dạy môn: Tin học, Ngoại ngữ, Vật lí và Hóa
học.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 10
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
VI. Tài liệu tham khảo:
ﻬ Sách Giáo Khoa Tin học 12, NXB Giáo Dục, Xuất bản năm 2007.
ﻬ Sách Giáo viên Tin học 12, NXB Giáo Dục, Xuất bản năm 2007.
ﻬ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Môn Tin học Trung học
Phổ thông, NXB Giáo Dục, Xuất bản năm 2009.
ﻬ Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo năm 2011.
ﻬ Hướng dẫn soạn bài giảng E-learning, sưu tầm trên Internet;
ﻬ Hướng dẫn cài đặt phần mềm iSpring Suite; sưu tầm trên internet.
ﻬ Hướng dẫn sử dụng phần mềm iSpring Suite; sưu tầm trên internet.
ﻬ Hướng dẫn cài đặt phần mềm Camtasia Studio; sưu tầm trên internet.
ﻬ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Camtasia Studio, sưu tầm trên internet.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 11
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
A. Kế hoạch bài dạy E-learning
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 12
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
B. Kế hoạch bài dạy Word
Bài 6 Tiết:19
Tuần:20
BIỂU MẪU
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
− Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu.
− Biết cách tạo biểu mẫu đơn giản và dùng chế độ thiết kế để chỉnh sửa biểu
mẫu.
− Biết chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu, chế độ thiết kế,
chế độ biểu mẫu.
Về kĩ năng:
− Học sinh thực hiện được: Tạo được biểu mẫu.
− Học sinh thành thạo được: khởi động, lưu bài và thoát khỏi Access.
Về thái độ:
− Thói quen: tích cực nghiêm túc.
− Tính cách: năng động.
II. Nội dung học tập:
− Khái niệm.
− Tạo biểu mẫu mới
− Chế độ làm việc với biểu mẫu.
III. Chuẩn bị:
− Giáo viên: máy tính, máy chiếu.
− Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức và kiêm diện: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài miệng:
Hãy nêu các thao tác khi làm việc với bảng?
Hãy cho biết công dụng của biểu mẫu?
3. Bài giảng:
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1(10 phút)Dẫn dắt vào
bài:
- GV: Đặt vấn đề: để nhập dữ
liệu thì ngoài đối tượng Table ra ta
còn có thể sử dụng đối tượng đối
tượng khác để nhập dữ liệu, đó
chính là biểu mẫu. Và tạo cấu trúc
biểu mẫu và nhập dữ liệu cho biểu
mẫu có gì khác so với bảng hay
BÀI 6: BIỂU MẪU
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 13
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
không. Để làm rõ vấn đề này, tiết
học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi
vào tìm hiểu bài 6_Biểu mẫu.
HS: Lắng nghe và theo dõi giáo
viên.
GV: Trước tiên chúng ta đi vào
phần 1_Khái Niệm để tìm hiểu
xem Biểu mẫu là gì?
Hs: theo dõi và ghi chép
GV: So sánh cách hiển thị dữ liệu

của bảng và biểu mẫu?
Hs: Bảng hiển thị nhiều bản ghi
cùng lúc, biểu mẫu hiển thị từng
bản ghi một.
Hoạt động 2: (15 phút) Tạo biểu
mẫu mới
Gv: Để tạo một đối tượng trong
Access ta có mấy cách tạo?
Hs: 3 cách: Tự thiết kế, dùng mẫu
có sẵn (Wizard).
Biểu mẫu cũng là một đối tượng
trong Access, vậy cách tạo có gì
khác hay không?
Gv: Yêu cầu học sinh nêu tuần tự
các thao tác thực hiện trong sách
giáo khoa.
Hs: xem sgk và trả lời.
Hoạt động 3: (10 phút) các chế độ
1. Khái niệm
- Biểu mẫu là một loại đối tượng trong Access
được thiết kế dùng để:
+ Hiển thị dữ liệu dưới dạng thuận tiện để xem,
nhập và sửa dữ liệu.
+ Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh
(do người thiết kế tạo ra).
+ Biểu mẫu hiển thị từng bản ghi một.
2. Tạo biểu mẫu mới
C1: Nháy đúp vào Create form in Design view.
C2: Nháy đúp vào Create form by using
wizard.

C3: kết hợp cả 2 cách trên
+ Nháy đúp vào Create form by
using wizard.
+ Hộp thoại Form wizard:
• Table/queries: chọn tên
bảng/mẫu hỏi.
Trường 1
Trường 2
… >
>>
<
<< Trường 1
Trường 2
….
+ Chọn cách bố trí và kiểu cho biểu
mẫu.
+ Nhập tên biểu mẫu và nháy Finish.
+ Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ
thiết kế (nếu cần)
• Thay đổi nội dung tiêu đề.
• Sử dụng phông chữ tiếng
việt.
• Thay đổi kích thước trường.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 14
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
làm việc với biểu mẫu.
Gv: có mấy chế độ làm việc với
bảng?
Để tạo cấu trúc bảng?
Để nhập dữ liệu cho bảng?

Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Hs: lắng nghe và ghi chép.
GV: Trình chiếu thao tác cho học
sinh theo dõi. (demo minh họa
Slide 7)
• Di chuyển các trường.
+ Nháy nút Save để lưu lại biểu mẫu.
3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu.
a. Chế độ biểu mẫu: thực
hiện thao tác tìm kiếm, lọc, sắp xếp.
C1: Nháy đúp tên biểu mẫu.
C2: Chọn biểu mẫu, nháy nút
C3: Nháy nút Form view nếu đang ở chế độ thiết
kế
b. Chế độ thiết kế: thay
đổi cấu trúc biểu mẫu, định dạng phông
chữ, tạo nút lệnh.
C1: chọn biểu mẫu rồi nháy nút .
C2: Nháy nút nếu đang ở chế độ biểu mẫu
V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết.
• Khái niệm biểu mẫu.
• Tạo biểu mẫu mới: tự thiết kế, sử dụng thuật sĩ.
• Các chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu.
2. Hướng dẫn học tập.
• Tại sao ta lại phải tạo biểu mẫu?
• Xem lại các thao tác sắp xếp, lọc, tìm kiếm và tạo biểu mẫu.
• Chuẩn bị bài tập và thực hành 4 “Tạo biểu mẫu đơn giản”.
VI.PHỤ LỤC
- Xem video demo minh họa Slide 7

- Các câu hỏi ôn tập.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 15
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 16
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 17
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
VII.RÚT KINH NGHIỆM:



Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 18
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bài 7 Tiết: 22
Tuần:22
LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
I. Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
− Biết các khái niệm về liên kết giữa các bảng và ý nghĩa của việc liên kết.
− Biết cách tạo liên kết trong Access.
2.Về kĩ năng:
− Học sinh thực hiện được: tạo liên kết giữa các bảng.
− Học sinh thành thạo được: mở CSDL, thoát khỏi Access.
3.Về thái độ:
- Thói quen: chủ động, nghiêm túc
- Tính cách: năng động
II. Nội dung học tập:
− Khái niệm liên kết giữa các bảng.
− Kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng: Biết các thao tác cơ bản liên kết giữa
các bảng: Thiết lập liên kế, chọn các bảng, sửa lại liên kết, lưu lại liên

kết, xóa liên kết.
III> Chuẩn bị:
− Giáo viên: máy tính, máy chiếu.
− Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
IV> Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Kiểm tra miệng:
• Hãy nêu các cách tạo biểu mẫu? Hãy cho biết liên kết giữa các bảng
nhằm mục đích gì?
3. Bài giảng:
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 5 phút:
“Giữa hai bảng hoa_don và
san_pham em hãy cho biết 2 tables
này có điểm gì giống nhau?
HS: có chung trường
ma_san_pham
GV: Do đó ta nói 2 bảng này có
mối quan hệ với nhau. Chính quan
hệ này sẽ giúp dữ liệu đảm bảo
được tính vẹn toàn dữ liệu. Để hiểu
rõ hơn về mối quan hệ này, chúng
ta sẽ sang bài 7_Liên kết giữa các
BÀI 7: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
1. Khái niệm
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 19
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

bảng.
Hs: theo dõi và ghi chép
Hoạt động 2: 10 phút
GV: Với 2 cách lập CSDL như
trên, Em sẽ chọn cách tổ chức dữ
liệu nào? Giải thích lí do chọn?
Hs1: Chọn cách 1, vì tổ chức lưu
trữ đơn giản, thống kê, tổng hợp,
kết xuất thông tin dễ dàng.
Hs2: Chọn cách 2, vì dữ liệu được
lưu trữ ít hơn.
Gv: Thông thường người ta chọn
cách 2 vì:
+ Cách 1 làm dư thừa dữ liệu vì
một khách hàng có thể mua sản
phẩm đó với cùng số lượng, cùng
giá cả thông qua nhiều hóa đơn.
+ Cách 1 không đảm bảo được tính
nhất quán dữ liệu vì khi phải nhập
nhiều lần thông tin của một khách
hàng như họ tên, ngày sinh, địa chỉ
có thể sẽ nhầm lẫn.
Hoạt động 3: kĩ thuật liên kết
giữa các bảng. 20 phút
Gv: lưu ý học sinh một số điểm
như sau:
Qui tắc tạo quan hệ: Trong cửa sổ
Relationships, ta trỏ chuột vào
trường khóa chính của bảng này
(bảng chính) kéo sang trường liên

kết (không là khóa chính) của bảng
kia (bảng quan hệ) và thả chuột.
Chọn tính chất:
 Enforce Referential Integrity
Nghĩa là:
Nếu nhập ma_san_pham ở bảng
hoa_don không trùng khớp với
ma_san_pham ở bảng san_pham
thì Access từ chối không cho nhập.
Hs: lắng nghe và ghi chép.
Trong CSDL, các bảng thường liên kết với nhau,
giúp cho việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng.
VD: so sánh 2 cách lập CSDL sau:
Cách 1: chỉ có 1 bảng: ban_hang
Cách 2: có 2 table: hoa_don, san_pham.(như
trên)
Nhận xét:
+ Cách 2 đảm bảo được tính dư thừa dữ liệu
+ Cách 2 đảm bảo được tính nhất quán dữ liệu
Tuy nhiên để tổng hợp được dữ liệu từ 2 bảng
trên cần phải có sự liên kết giữa các bảng.
2. Kĩ thuật liên kết giữa các bảng.
Mọi thao tác như tạo, xem, xóa, sửa liên kết đều
được thực hiện trong cửa sổ Relationships
B1:Chọn Tools/Relationships hoặc nháy nút lệnh
B2: Tại hộp thoại Show Table. (Nếu chưa xuất
hiện: Kích phải chuột vào cửa sổ
Relationships/chọn Show Table hoặc nháy nút
lệnh ) chọn tên bảng rồi nháy nút Add
B3: Kéo và rê chuột để tạo mối quan hệ giữa các

trường.
B4: Xuất hiện cửa sổ Edit Relationships
Kiểm vào mục Enforce Referential Integrity
để bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu và nháy nút
Create.
B5: Cuối cùng kích vào nút Close đóng cửa sổ
này lại, chọn Yes để đồng ý lưu quan hệ vừa lập.
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 20
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
GV: trình chiếu minh họa

V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết.
• Khái niệm liên kết giữa các bảng
• Kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng.
2. Hướng dẫn học tập.
• Tại sao lại liên kết giữa các bảng?
• Chuẩn bị bài tập và thực hành 5 “Liên kết giữa các bảng”
VI.PHỤ LỤC:
- Slide minh họa
- Các câu hỏi ôn tập:
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 21
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
VII.RÚT KINH NGHIỆM:




Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 22
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bài 8 Tiết:25
Tuần:24
TRUY VẤN DỮ LIỆU
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
− Biết khái niệm mẫu hỏi
− Biết công dụng của mẫu hỏi
− Biết các bước chính để tạo mẫu hỏi
− Biết cách tạo mẫu hỏi mới trong chế độ thiết kế.
Về kĩ năng:
− Học sinh thực hiện được: tạo được mẫu hỏi đơn giản, sư dụng được một số
hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu
thức logic cho mẫu hỏi.
− Học sinh thành thạo: các bước tạo mẫu hỏi.
Về thái độ:
− Thói quen: tích cực trong học tập.
− Tính cách: năng động.
II. Nội dung học tập:
− Khái niệm mẫu hỏi:
− Biểu thức: viết được một số biểu thức điều kiện đơn giản.
− Tạo mẫu hỏi: Các bước tạo mẫu hỏi, biết các bước tạo mẫu hỏi ở chế độ
thiết kế
III. Chuẩn bị:
− Giáo viên: máy tính, máy chiếu hoặc phấn, bảng.
− Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài miệng:
Hãy cho biết các bước tạo liên kết giữa các bảng? 5đ
Truy vấn dữ liệu có tác dụng gì?5đ

3. Bài giảng:
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 20 phút
GV: Đặt vấn đề
“Trong tổ chức quản lí bán hàng, người
ta thường đặt câu hỏi doanh thu của
ngày hôm nay là bao nhiêu, hôm nay đã
bán bao nhiêu tấn sắt? Vậy việc mô tả
các yêu cầu đó trong Access gọi là mẫu
hỏi. Có những mẫu hỏi chỉ liên quan
BÀI 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU
1. Các khái niệm:
a. Mẫu hỏi (query):
Mẫu hỏi được dùng khi các yêu cầu của người
dùng liên quan đến nhiều bảng phức tạp.
b. Tác dụng:
Mẫu hỏi dùng để:
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 23
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
đến nhiều bảng. Nhưng để thực hiện
được các mẫu hỏi chỉ liên quan đến một
bảng, nhưng cũng có những mẫu hỏi
liên quan đến nhiều bảng. Việc tạo mẫu
hỏi như thế nào? Các bước tạo mẫu hỏi
ra sao? Để thực hiện được các thao tác
như trên ta sẽ đi vào tìm hiểu bài 8 ”
GV: Mẫu hỏi là gì? Người ta thường sử
dụng mẫu hỏi khi nào?

Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Có những chế độ nào khi làm việc
với mẫu hỏi?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: “Để thực hiện tính toán và kiểm
tra điều kiện, Access sử dụng biểu thức
nào?”.
Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại các hàm
mà các em đã học trong Excel?
Hoạt động 2: 15 phút
Gv: Em hãy nêu các bước để tạo mẫu
hỏi?
Hs: học sinh tham khảo sách giáo khoa
và trả lời.
− Sắp xếp các bản ghi
− Chọn bản ghi thỏa điều kiện.
− Chọn các trường để hiển thị
− Tính toán giá trị
− Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều
bảng hay từ tập hợp các bảng và các mẫu
hỏi khác
c. Biểu thức: biểu thức bao gồm các phép toán
và toán hạng.
Các phép toán:
- Phép toán số học : +, -, *, /
- Phép so sánh: <, >, <=, >=, =, <>
- Phép toán logic: OR, AND, NOT
Toán hạng
- Tên trường: được đặt trong dấu ngoặc
vuông.

- Hằng số
- Hằng văn bản: được viết trong dấu nháy
kép.
- Các hàm tính toán: sum, avg, max, min,
count…
Ví dụ: [gioitinh]= “Nam”
 Biểu thức số học: dùng để tính toán.
[thanhtien]= [soluong]*[dongia]
 Biểu thức logic: dùng để thiết lập bộ lọc cho
bảng, điểu kiện lọc cho mẫu hỏi
[gioitinh]= “nam” and [Toan]>8
c. Các hàm:
Sum Tổng
AVG Tính trung bình cộng Kiểu
MAX Tìm giá trị lớn nhất số
MIN Tìm giá trị nhỏ nhất
Count Đếm giá trị khác trống (Null)
2. Tạo mẫu hỏi
Bước 1: chọn loại đối tượng Query
Bước 2: chọn cách thiết kế.
Cách 1: tự thiết kế
Nháy đúp Create Query in design view.
Cách 2: sử dụng thuật sĩ.
Nháy đúp Create Query by using wizard
Bước 3: chọn dữ liệu nguồn (bảng/mẫu hỏi)
Bước 4: chọn các thông số cần thiết cho mẫu
hỏi
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 24
Trường THPT Lê Hồng Phong Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
GV : trình chiếu minh họa

 Field: khai báo tên các trường được chọn.
 Table: tên bảng hoặc mẫu hỏi chứa trường
tương ứng.
 Sort: xác định trường cần sắp xếp.
 Show: xác định trường cần hiển thị.
 Criteria: điều kiện để chọn các bản ghi.
 Tạo các trường tính toán từ các trường đã
có (công cụ Build)
 Đặt điều kiện gộp nhóm (công cụ Total)
Bước 5: Nháy nút Datasheet view hoặc nút
Run để xem kết quả.
V.Tổng kết và hướng dẫn học tập:
1. Tổng kết:
Khái niệm mẫu hỏi
Biểu thức: toán học, phép logic, phép so sánh
Các hàm: max, min, avg, sum, count.
Tạo biểu mẫu: gồm 5 bước.
2. Hướng dẫn học tập:
- Học bài và thực hành cách tạo mẫu hỏi
- Chuẩn bị Bài tập và thực hành 6
VI. Phụ lục:
- Slide trình chiếu minh họa.
- Câu hỏi ôn tập:
Nhóm thực hiện: Hoàng Huy Thắng – Võ Khánh Triều Trang 25

×