TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MƠN
SINH THÁI RỪNG
Tên tiểu luận: “Phân tích vai trị và mối tác động tương hỗ của các nhân
tố môi trường đến quy hoạch rừng sản xuất keo lai (Acacia mangium x
auriculiformis)”
Giao viên hướng dẫn:
Hồ Đắc Thái Hoàng
Sinh viên Thực hiện: Nhóm 1-Cao học LN4
Huế, 2009
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều
đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt
về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng
của giấy cao hơn hẳn các lồi bố mẹ, có khả năng cố định đạm trong khí
quyển trong đất nhờ vào các nốt sần ở hệ rễ.
Theo Ngô Văn Đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam trong kết quả nghiên cứu đề tài: "Chọn giống
kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo, giai đoạn 1996-2000
và 2001-2005”, tiến hành khảo nghiệm trên 26 dòng keo lai được trồng
năm 2002 tại Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương và Sơng Mây, tỉnh Đồng Nai,
trong đó có 8 dòng của đề tài mới chọn (AH1, AH2, AH3, AH4, AH5,
AH6, AH7 và AH8), 5 dòng của Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp
Đông Nam bộ (TB3, TB5, TB6, TB11 và TB12), 6 dòng của Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng (BV5, BV10, BV16, BV29, BV32 và BV33),
2 dòng của Phân viện lâm nghiệp Nam bộ (PV9 và PV11), 3 dịng của
Cơng ty ngun liệu giấy Đồng Nai (KL1, KL2 và KL14) và 2 dòng đối
chứng Keo tai tượng và Keo lá tràm lấy giống từ nòi địa phương ở Đồng
Nai. Kết quả cuối cùng đã tuyển chọn được một số giống mới chống chịu
bệnh và sinh trưởng nhanh, trong đó có hai dịng keo lai AH7 và AH1.
Hai dòng keo lai tự nhiên ký hiệu AH7 và AH1, mẹ là keo lá tràm và
bố là keo tai tượng có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, kích
thước lá nhỏ và thưa (giống keo lá tràm), dễ dàng tránh được sự xâm
nhiễm của nấm Corticium salmonicolor, một loài nấm gây bệnh phấn
hồng rất nguy hiểm cho keo tai tượng và keo lai. Sinh trưởng của dòng
keo lai AH7 và AH1 (52 tháng tuổi) tại khu khảo nghiệm Bầu Bàng tỉnh
Bình Dương bằng hoặc vượt trội hơn một số dịng keo lai đã dược cơng
nhận là giống tiến bộ kỹ thuật hay giống quốc gia (các dòng BV và TB),
đạt được 34,9m3/ha/năm và 30m3/ha/năm. Khảo nghiện trên lập địa đã
trồng bạch đàn có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Sơng Mây,
tỉnh Đồng Nai dịng AH7 và AH1 sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn vượt
trội các dòng BV và các dòng TB, đạt 23m3/ha/năm (AH7) và
21,6m3/ha/năm (AH1). Hai dịng keo lai này đã được Hội đồng Cơng
nhận giống của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị công nhận là giống
tiến bộ kỹ thuật.
Các nghiên cứu về các lồi thực vật nói chung và hai dịng Keo lai
AH1, AH7 nói riêng đều dựa trên mối quan hệ thích nghi với mơi trường,
điều kiện ngoại cảnh cũng như sinh cảnh của chúng. Theo Tansley, Rừng
là một hệ sinh thái, trong đó các thành phần mơi trường có mối quan hệ
tương hỗ tác động qua lại lẫn nhau và cây rừng. Cũng nghiên cứu về vấn
đề này Schukhachov cho rằng, rừng là một quần lạc sinh địa, trong quần
lạc sinh địa này có hai nhân tố tác động qua lại lẫn nhau đó là nhóm nhân
tố vô sinh và hữu sinh. Sự tác động qua lại giữa các nhân tố này hình
thành nên sinh cảnh cho các lồi sinh vật sinh sống trong đó. Mỗi lồi có
một sinh cảnh sống khác nhau.
Nhằm làm rõ vấn đề này nhóm tiến hành tìm hiểu mối quan hệ tương
hỗ giữa mơi trường với quy hoạch khu vực thích nghi với sinh trưởng của
2 dòng cây Keo lai AH1 và AH7 tại Thừa Thiên Huế.
Để giải quyết được yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã xác định đối tượng
nghiên cứu, tìm hiểu là hai dịng Keo lai AH1 và AH7 Và phạm vi nghiên
cứu là trong khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trị và mối tác động tương hỗ của các nhân tố môi trường
đến quy hoạch rừng sản xuất keo lai
Mục tiêu cụ thể
Để quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đi đến kết quả chính xác, đồng
thời đạt được mục tiêu chung đặt ra nhanh chóng, nhóm chúng tôi đã đề
ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Tìm hiểu các đặc tính sinh thái của hai dịng Keo lai AH1 và AH7
Xác định nhóm nhân tố mơi trường có ảnh hưởng đến hai dịng cây
keo lai AH1 và AH7.
Phân tích mối tác động qua lại của các nhân tố mơi trường đối với hai
dịng cây Keo lai AH1 và AH7.
Nội dung nghiên cứu
1. Tìm hiểu các đặc tính sinh thái của hai dịng keo lai AH1 và AH7
Tìm hiểu mốt số đặc điểm hình thái của hai dịng keo lai AH1 và
AH7.
Tìm hiểu các đặc điểm sinh thái bao gồm các điều kiện thích nghi về:
Ngưỡng nhiệt; Lượng mưa; độ ẩm; độ cao; độ dốc; loại đất.
2. phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố mơi trường tự nhiên
đối với hai dịng keo lai AH1 và AH7
Mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai dòng keo lai
AH1 và AH7 với:
Nhân tố khí hậu
Nhân tố điều kiện lập địa
3. Phân tích mối quan hệ tương hỗ qua lại giữa hai dòng keo lai AH1 và
AH7 với các nhân tố thuộc nhóm nhân tố xã hội
Mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai dịng Keo lai
trên với:
Dân cư
Đường giao thơng
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian có hạn định ngắn, để đạt đươc các mục tiêu đặt ra nhóm
chúng tơi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Tham khảo các tài liệu liên quan đến hai dòng keo lai AH1 và AH7 về
các đặc điểm sinh thái, hình thái
Sử dụng có chọn lọc dựa theo nguồn phát hành các thông tin được cập
nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tổng hợp các thơng tin có được về các nhân tố môi trường và các nhân tố
xã hội. Dựa trên các nhân tố đó với phương pháp sơ đồ tư duy để xác
định mức độ ảnh hưởng và xác định đúng các đối tượng cần phân tích.
Sử dụng sơ đồ chồng ghép trong việc tạo ra bản đồ vùng sinh thái thích
nghi của hai dịng keo lai trên để phân tích mối quan hệ tương hỗ qua lại
giữa các nhân tố với nhau.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÌM HIỂU MỐT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, HÌNH THÁI CỦA HAI
DỊNG KEO LAI AH1 VÀ AH7
Một số đặc điểm chung và đặc điểm vể hình thái của 2 dòng keo lai
AH1 và AH7
Theo kết quả nghiên cứu khoa học cơng nghệ lâm nghiệp các tỉnh phía
nam giai đoạn 2006-2007, hai dịng keo lai này có hình thân thẳng, chiều
cao dưới cành lớn, kích thước lá nhỏ và thưa (giống keo lá tràm), không
bị nhiễm bệnh và đặc biệt cho năng suất cao.
Kết quả sau 5 trồng năm tại vùng Đơng Nam Bộ, năng suất bình qn đạt
49 m3/ha/năm, nơi lập địa xấu cũng đạt 23 m3/ha/năm đối với dòng AH7
và 21.6 – 30 m3/ha/năm đối với dòng AH1. Hiện nay hai dòng này đang
được trồng thử ở Tuyên Quang.
Hai dòng keo lai này đều xuất phát từ mẹ là Keo lá tràm, có khả năng
chống chịu đươc bệnh Phấn hồng, giúp tăng năng suất hơn so với các lồi
keo lai khác.
Gỗ keo lai có thể dùng để làm nguyên liệu giấy, ván dăm, gỗ trụ mỏ. Nếu
gỗ có kích thước lớn thì có thể làm ván lạng, ván ép, ván dán.
Các thơng số về tính chất cơ lý hoá và tiềm năng bột giấy của các 2 dòng
keo lai trên được thể hiện qua các con số như sau:
* Tỉ trọng gỗ: AH1 = 625kg/m3, AH7 = 554kg/m3
* Hàm lượng xenluylô:
AH1 = 50,6%, AH7 = 51,45%,
* Hiệu suất bột giấy: AH1 = 50,3%; AH7 = 49,8%
Đặc điểm sinh thái
Thích hợp phát triển ở những vùng có nhiệt độ bình qn 21-27 0C, lượng
mưa thích hợp để phát triển nằm trong khoảng 1.400 - 2.400mm. Với độ
cao tốt nhất là dưới 600 - 700m so với mực nước biển.
Độ dốc dưới 15 - 200, nơi có gió ít có gió mạnh, vì đây là lồi cây có cành
và thân rất giòn và rất dễ gãy, khả năng chống chịu với gió bão rất kém.
Hai dòng keo lai này ưa sinh sống và phát triển ở các những nơi có tầng
đất sâu dày, ẩm mát, thốt nước, ít chua.
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG TƯƠNG HỖ QUA LẠI
GIỮA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VỚI 2 DÒNG KEO
LAI AH1 VÀ AH7
Nhân tố môi trường tư nhiên là nhân tố ảnh hưởng tực tiếp đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây trong suốt chu trình sản xuất cây keo lai. Để
cây sinh trưởng phát triển tốt cần có sự tác động tương hỗ qua lại giữa
các nhân tố môi trường và các nhân tố cần thiết khác. Muốn xem xét quá
trình sinh trưởng phát triển của một lồi cây thì phải đặt nó trong mối
quan hệ với các nhân tố xung quanh nó. Một các thể khơng thể tự nhiên
phát triển được mà phải dựa trên sự tác động của các nhân tố khác. Cụ thể
như sau:
Nhân tố khí hậu
Nhóm nhân tố khí hậu thủy văn là nhóm nhân tố chủ đạo quyết định hình
dạng và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật (Aubreville, 1949). Trong
nhóm nhân tố khí hậu thủy văn ở vùng nhiệt đới thì nhân tố nhiệt độ có
ảnh hưởng khống chế thảm thực vật ở những vùng núi cao, còn nhân tố
ánh sáng lại ảnh hưởng đến đời sống của các thực vật dưới tán rừng.
Nhân tố gió ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt chế độ gió mùa có ảnh
hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, lượng mưa, sự phân phối lượng mưa và chế
độ khơ hạn.
Khí hậu ảnh hưởng đến phân bố, cấu trúc sinh trưởng, phát triển và năng
suất của quần thể rừng. Khí hậu cịn ảnh hưởng gián tiếp đến thảm thực
vật rừng thơng qua q trình phong hố đất trong q khứ. Sự thay thổi
có tính chu kỳ của các nhân tố khí hậu đã gây ra dấu ấn các hoạt động
sống của rừng như khơ hạn, cháy rừng, xói mịn, q trình sinh trưởng và
phát triển của cây rừng….
Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây
rừng, nó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây rừng như
quang hợp, hơ hấp, thốt hơi nước… Đối với hai dịng keo lai AH1 và
AH7 thì nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây từ 21 -
270C (theo sổ tay dự án FLITCH, Lâm Đồng). Đây là nhiệt độ tối ưu để
cây thực hiện quá trình đồng hoá và dị hoá một cách thuận lợi nhất.
Biểu đồ bên sẽ biễn diễn ngưỡng nhiệt
thích hợp cho hai dòng keo lai trên
đây sinh trưởng và phát triển tốt theo
đó, nếu nằm ngồi ngưỡng nhiệt trên
thì cây sinh trưởng kém, có thể chết.
Trước khi thực hiện trồng rừng keo lai thường tiến hành chặt trắng, đốt để
tiến hành trồng rừng. Thảm thực vật trên diện tích đất rừng khơng còn
nữa, biên độ nhiệt ngày và đêm rất lớn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
các loài sinh vật đất bị phá huỷ hoặc thay đổi dột ngột làm cho lượng vi
sinh vật có ích mất đi đáng kể. Nhiệt độ bề mặt tăng lên do khơng có sự
hấp thu năng lượng của cây trên bề mặt. Đây chính là tác động ngược trở
lại của rừng đối với môi trường.
Độ ẩm
Độ ẩm khơng khí cũng mang lại hơi nước cho thực vật. Độ ẩm khơng khí
dư thừa ở miền nhiệt đới chính là điều kiện thuận lợi cho thực vật phát
triển.
Với hệ rễ chùm, độ đâm sâu xuống các tầng đất dưới, làm cho lượng
nước bề mặt đất trở nên ít hơn, khả năng dự trữ các mạch nước ngầm của
rừng trồng giảm đi đáng kể. Trong điều kiện có mưa tạo dịng chảy cục
bộ, xói mịn chất màu mỡ, chất dinh dưởng, mùn trên bề mặt đất tạo nên
sự sói mịn cục bộ. Với lượng rễ thấp của rừng keo lai sau khai thác
không đủ khả năng ngăn chặn dòng chảy nên lượng đất bào nòn cao. Khả
năng giữ nước và điều hoà lượng nước mưa thấp, mực nước ngầm thấp
nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán thường xảy ra.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án FLITCH ở Lâm Đồng, lượng mưa
thích hợp cho lồi keo lai phát triển nằm trong khoảng 1500-2500mm.
Gió
Từ tháng 5 đến tháng 9 gió mùa tây nam khơ và nóng ảnh hưởng lớn đến
sinh trưởng và phát triển của cây ở khu vực Bắc Miền Trung.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa
Ảnh hưởng trực tiếp đến thời kì tăng trưởng của cây rừng, tới tổ thành và
tới trạng mùa của quần thể của quần thể thực vật. Trạng mùa là nhịp điệu
sinh trưởng, phát triển của thực vật đều diễn biến theo mùa.
Cường độ mưa ảnh hưởng đến khả năng hấp thu nước của thực vật; mức
độ xói mịn đất đai trong điều kiện đất dốc.
ở nước ta lượng mưa cao, phân bố không đều, địa hình phức tạp nên gây
ra xói mịn rất lớn.
khả năng hấp thu nước của thực vật làm giảm lượng mưa trực tiếp, giảm
lượng tác động của giọt mưa trên mặt đất, điều này đồng nghĩa với tăng
lượng nước rơi gián tiếp trên mặt đất. Giảm sức công phá của dòng chảy
trên bề mặt đất.
Đối với hệ sinh thái rừng keo khả năng hấp thu nước ít hơn so với các hệ
sinh thái rừng khác, nên có ảnh hưởng đến xói mịn khác nhau.
Mưa với cường độ lớn nhất là mưa đá gây tổn hại cơ giới cho rừng. Nước
mưa có những tác dụng có lợi, lơi cuốn những hợp chất vơ cơ, hữu cơ
trong khơng khí cung cấp cho rừng. Sương móc trên lá cây số lượng tuy
khơng nhiều nhưng làm ướt lá nên cũng có tác dụng tốt. Sương muối
ngưng động trên lá cây với nhiệt độ thấp nên gây tác hại lớn với đời sống
cây rừng.
Cũng theo sổ tay dự án FLICTH tai Lâm Đồng, số tháng có lượng mưa
>100mm/tháng cho cây keo lai phát triển tốt là khoảng 5 - 6 tháng
Nhân tố điều kiện lập địa
Độ dốc
Độ cao
Đất đai
Đá mẹ, thổ nhưỡng là nhóm nhân tố tham gia tác động trong quá trình
phát sinh phát triển các kiểu thảm thực vật. Trên những loại hình đất địa
đới hồn tồn thành thục sẽ hình thành phát sinh những kiểu thảm thực
vật địa đới. Tuy nhiên, nếu những biến đổi đột biến của chế độ mưa ẩm
làm ảnh hưởng đến lý tính của đất thì sẽ xuất hiện những kiểu thảm thực
vật mà Thái Văn Trừng (1978, 1999) gọi là kiểu phụ thổ nhưỡng khí hậu
như rừng thưa, trảng cỏ...Nếu q trình địa đới phát sinh thổ nhưỡng
khơng hồn chỉnh sẽ tạo nên đất phi địa đới hoặc đất nội địa đới. Trên
những loại đất này sẽ hình thành kiểu phụ thổ nhưỡng có tổ thành lồi
cây đặc biệt khác với các kiểu thảm thực vật khí hậu trong vùng như đất
núi đá vôi, đất rừng ngập mặn...Trên đất Feralit thóai hóa có tầng đá ong
chặt cũng hình thành nên những kiểu thảm thực vật thối hóa khơng hồi
ngun được trạng thái ban đầu. Những kiểu phụ này chính là loại hình
nội địa đới của thảm thực vật trên đất phèn, đất ngập mặn, đất
lầy...Những loại hình này, tổ thành lồi cây, cấu trúc hình thái của quần
thể sẽ có những đặc trưng khác hẳn với những kiểu thảm thực vật khí
hậu. Như vậy nhóm nhân tố đá mẹ thổ nhưỡng tác động đến quá trình
phát sinh các kiểu thảm thực vật và hình thành nên những kiểu thảm thực
vật thổ nhưỡng khí hậu và kiểu thảm thực vật phụ thổ nhưỡng.
Đất là thành phần quan trọng của hệ sinh thái, trong một điều kiện khí
hậu như nhau. Đất là nhân tố quyết định sự phân bố, sinh trưởng phát
triển, cấu trúc, sản lượng và tính ổn định của rừng. Phạm vi ảnh hưởng
của đất đến rừng giới hạn ở tầng đất, tầng đá mẹ, hay mực nước ngầm
còn có tác dụng cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây rừng. ảnh
hưởng của đất đến rừng gắn liền với ảnh hưởng của khí hậu, đá mẹ, địa
hình và cả con người… vì đó là những nhân tố quyết định quá trình hình
thành đất. Độ phì là nhân tố tổng hợp được quyết định bởi nhiều nhân tố:
đá mẹ, thành phần cơ giới, cấu tượng, độ ẩm, độ thơng khí, độ dày tầng
đất, đặc điểm hóa tính, hoạt động của vi sinh vật trong đất… Độ phì có
ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của rừng.
Khi khơng có rừng thì đất khơng có khả năng giữ nước ở tầng đất mặt
làm tăng độ xói mịn, rữa trơi các chất dinh dưởng hện có trên bề mặt.
Với luân kỳ khai thác quá nhanh (từ 4 – 7 năm) lượng chất dinh dưỡng từ
ngồi đưa vào khơng đủ lượng lấy ra theo sản lượng. Quá trình thâm canh
cây keo lai quá dài làm cho độ màu mở của đất giảm sút và trở nên cằn
cỗi, nghèo nàn chất dinh dưỡng.
Qua đó thấy được đất có vai trị quan trọng đến sự sinh trưởng và phát
triển của thực vật nói chung và lồi cây đang xét nói riêng, giữa chúng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả từ dự án FLICTH, Lâm Đồng đã
đi đến kết luận như sau: Keo lai thích hợp với loại đất xám, feralit. Với
thành phần cơ giới: thịt nhẹ đến thịt nặng; Độ dày tầng đất>100cm; Độ
PH: 4,5 – 6,5
Thực bì và sinh vật trong diện tích quy hoạch sử dụng vào mục đích trồng
rừng keo lai
Thực bì
Với các dạng thực bì của các khu đất trống Ia, Ib để quy hoach mục đích
trồng rừng kinh tế, chủ yếu là các cây tiên phong trong lâm phần
Sinh vật đất
Bao gồm các loài động vật, vi khuẩn, nấm sống trong đất; chúng tham gia
tích cực vào q trình phân giải chất hữu cơ, thơng qua đó làm thay đổi
đặc điểm lí học và hố học của đất.
Đất là mơi trường sống của các lồi vi khuẩn, nấm có ích làm tơi xốp đất
để góp phần vào q trình hơ hơ hấp của hệ rể, đặc biệt các chủng vi
khuẩn cố định đạm: rhibozium, mycohinza, bacterium làm tăng hàm
lượng Nitơ trong đất giúp cây hấp thụ các chất dinh dưởng.
Đối với loài keo lai, chu kỳ sản xuất quá ngắn so với quá trình hình thành
hệ động vật phù hợp với hệ sinh thái rừng keo. Số lượng các chủng vi
khuẩn cố định đạm tăng lên đáng kể trong hệ sinh thái. Song trong quá
trình thâm canh lâu dài trên diện rộng khả năng xuất hiện dịch bệnh bùng
phát trên diện rộng
Thảm mục
là vật rơi rụng, thành phần chất hữu cơ dự trữ của cây dưới tán rừng
Là phần rơi rụng đã mất trạng thái ban đầu và bị phân giải ở những mức
độ khác nhau. Thảm mục là sản phẩm đặc trưng và là một thành phần của
hệ sinh thái rừng, nó giữ một vai trị quan trọng trong đời sống của cây
rừng.
Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, là nguyên liệu
cơ bản để hình thành mùn, một chỉ tiêu quan trọng của độ phì đất. Thảm
mục rừng là mơi trường cư trú thuận lợi và là nguồn dinh dưỡng cho vi
sinh vật đât và một số lồi động vật khác. Có thể nói, thảm mục là nhân
tố quyết định thành phần và số lượng vi sinh vật rừng. thảm mục có tác
dụng điều tiết nguồn nước, ngăn cản cơ giới dòng chảy trên bề mặt đất
trống, tăng lượng nước thấm, giảm lượng bốc hơi mặt đất. Do vậy, thảm
mục có tác dụng quan trọng trong việc duy trì nguồn nước, chơng xói
mịn lũ lụt. Thông qua các ảnh hưởng trên, thảm mục có ảnh hưởng lớn
đến tái sinh, sinh trưởng, phát triển của rừng.
Trên đây là một số các nhân tố thuộc nhóm nhân tố tự nhiên. Giữa chúng
và cây rừng nói chung và hai dịng keo lai AH1, AH7 nói riêng có mối
quan hệ khăng khít với nhau. Chúng ta có thể thấy rõ qua sơ đồ sau:
Đây là sơ đồ dùng để tạo nên lớp bản đồ thể hiện những vùng có điều
kiện tự nhiên thích nghi cho lồi keo lai (AH1, AH7) phát triển. Sơ đồ
này được xây dựng dựa trên mối tương quan, tác động qua lại giữa các
yếu tố môi trường với cây keo lai. Phần nào giúp ta hình dung được mối
quan hệ giữa các nhân tố này. Chỉ những khu vực hội đủ các yếu tố này
thì mới có thể đưa vào quy hoạch để trồng cây keo lai được.
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG TƯƠNG HỖ QUA LẠI
GIỮA CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI VỚI VIỆC QUY HOẠCH VUNG SẢN
XUẤT 2 DÒNG KEO LAI AH1 VÀ AH7
DÂN CƯ
Như ta đã biết khu phân bố dân cư gắn liền với hoạt động sản xuất
của con người. Trong khi đó phạm vi hoạt động sản xuất của con người
lại phụ thuộc vào phạm vi có khả năng di chuyển trong ngày của họ, cụ
thể ở đây là người dân địa phương. Mặt khác, ta cũng biết rằng hoạt động
sản xuất của con người có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng, Trong
quá trình lao động sản xuất của mình con người có thể sử dụng tài
ngun rừng. Đây chính là nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên.
Việc hình thành rừng sản xuất Keo lai đã tạo công ăn việc làm cho người
dân lao động, lao động dư thừa tại các địa phương. Hướng phát triển kinh
tế hộ gia đình một cách ổn định, lâu dài.
Song bên cạnh đó, phát triển kinh tế bằng trồng rừng Keo lai cũng đã gây
ra một số hiện tượng bất cập như. Xã hội phân hóa giàu nghèo. Việc phát
triển rừng Keo lai với chu kỳ ngắn là nguyên nhân gây ra xói mòn đất,
cạn kiệt tài nguyên, giảm đa dạng sinh học, thối hóa đất dẫn đến hiệu
quả sử dụng đất bị suy giảm.
Khả năng chống chịu của cây Keo lai đối với những tác động của thiên
tai, đặc biệt là bão, lốc xoáy rất kém nên rất dễ bị tổn thất kinh tế gây ảnh
hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của địa phương.
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
vùng phân bố của lồi cây này phải cách đường giao thơng một khoảng
cách nhất định mới không chịu sự tác động của tiếng ồn và các nhân tố
khác từ đường giao thông. Đây là nhân tố quyết định trong việc con
người có hay không khả năng tác động đến rừng, là nhân tố gián tiếp giúp
con người thuận tiện tiếp cận nguồn tài nguyên. Theo Hồ Đắc Thái
Hoàng và Lê Văn An (2009), khoảng cách thông thường mà người dân
địa phương thường thâm nhập vào rừng tính từ các tuyến đường là 1000
m. Đây là khoảng cách phổ biến để người dân có thể đi vào rừng và trở
về trong ngày. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các khu rừng mà
người dân địa phương thường thâm nhập không chỉ phụ thuộc vào
khoảng cách của chúng so với các tuyến đường mà còn phụ thuộc vào
hiện trạng sở hữu của khu rừng đó. Ngoại trừ đất rừng thuộc sở hữu cá
nhân, cịn lại là rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của xã và của các
ban quản lý người dân địa phương đều đã xâm nhập cho những mục đích
của họ.
trên đây là các nhân tố thuộc nhóm nhân tố xã hội, có liên quan đến việc
quy hoạch vùng sản xuất cây keo lai. Đây là nhóm nhân tố khơng đó vai
trị chủ đạo nhưng tham gia quyết định khu vực có thể dùng để sản xuất
cây Keo lai. Các nhân tố môi trường tự nhiên và nhóm nhân tố xã hội đã
kết hợp lại với nhau tạo thành một nhóm nhân tố đầy đủ tác động qua lại,
hình thành nên vùng thích hợp để sản xuất cây keo lai. Điều này ta có thể
trực quan hóa qua sơ đồ sau:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Quỳnh Chi, 2006, Ứng dụng công nghệ GIS cho cung nông sản
Việt Nam: Trường hợp của Cà phê, 16tr.
Ngô Văn Đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, 2008, Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao
cho bạch đàn và keo, giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005.
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 2008, Tổng quan kết quả nghiên
cứu khoa học lâm nghiệp khu vực phía Bắc của Viện khoa học lâm
nghiệp Việt Nam
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn số 62/2006/Q Đ - BNN. Về
việc phê duyệt chiến lược phát triển Lâm Nghiệp giai đoạn 2006
- 2020. 77 tr.
Đỗ Đình Sâm/Triệu Văn Hùng/Nguyễn Hồng Nghĩa. 2006. Cẩm nang
lâm nghiệp. Nghiên cứu lâm nghiệp. tr 38,39,52.
Lê
Đình Khả/Trần Xn Liệu/Nguyễn Hồng Nghĩa/Hà Huy
Thịnh/Hoàng Sỹ Động/Nguyễn Hồng Quân/Vũ Văn Mễ. 2004.
Cẩm nang lâm nghiệp. Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình
trồng rừng tại Việt Nam. 99tr.
Nguyễn Xuân Liệu/Trần Danh Tuyên/Nguyễn Hồng Sinh. 1995. Sổ tay
kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số lồi cây trồng rừng. Nhà
xuất bản Nơng Nghiệp. 272 tr.
Phùng Ngọc Lan và cộng tác viên. 2006. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp –
Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn – Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác.
102Tr.
Thái Văn Trừng, 1978, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.