Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc l19 và l26 trồng trong vụ xuân hè năm 2014 tại thành phố hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 119 trang )

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH






NGUYỄN THÀNH CÔNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
TRỒNG
VÀ LIỀU LƯỢNG KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG
LẠC L19 VÀ L26 TRỒNG TRONG VỤ XUÂN - HÈ
NĂM 2014 TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP






NGHỆ AN, 2014

2


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Nguyễn Thành Công, học viên cao học lớp Trồng trọt K20,
chuyên ngành Khoa học cây trồng, khoá 2012-2014. Tôi xin cam đoan luận văn
thạc sĩ ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến
sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc L19, L26 vụ Xuân-Hè
năm 2014 tại Thành phố Hà Tĩnh’’ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và sử dụng
trong một luận văn nào trong và ngoài nước.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thành Công
3


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khối phố 2- Phường Đại Nài- Tp. Hà
Tĩnh. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Kim
Đường đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực hiện nghiên
cứu và trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
đại học, Khoa Nông lâm ngư - Trường Đại học Vinh, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Tĩnh, Phòng Nông nghiệp Thành phố Hà Tĩnh, UBND
phường Đại Nài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thành Công
4


MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam 14
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29

2.1. Vật liệu nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp đánh giá 31
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 31
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.7. Thời gian, địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu 33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của hai giống lạc L19 và L26 34
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của hai giống lạc L19 và L26 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
Kết luận 67
Đề nghị 67
5


TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 75

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
CS
Cộng sự

CLAN
Mạng lưới đậu đỗ và cây cốc châu Á

Mật độ
FAO
Tổ chức lương thực thế giới
USDA, FAS
Ban Nông nghiệp quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ
ICRISAT
Viện quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn
PB
Phân bón
LAI
Chỉ số diện tích lá
LSD
0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
N
Đạm
G
Giống
NN
Nông nghiệp
DH
Duyên hải
ĐB
Đồng bằng
ĐVT
Đơn vị tính

NXB
Nhà xuất bản
PTNT
Phát triển nông thôn
KHKTNN
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
TB
Trung bình
Tp
Thành phố
NXB NN
Nhà xuất bản nông nghiệp
CC
Cấp cành
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực thu
7


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
1.1
Tình hình sản xuất lạc của thế giới trong những năm đầu thế kỷ 21
4
1.2

Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới
5
1.3
Sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây
8
1.4
Diện tích các vùng trồng lạc ở Việt Nam
8
1.5
Sản lượng các vùng trồng lạc ở Việt Nam
9
1.6
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Hà Tĩnh
11
1.7
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của thành phố Hà Tĩnh
13
3.1
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh
trưởng của hai giống lạc L19 và L26
34
3.2
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của hai giống lạc L19 và L26
36
3.3
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của hai giống
lạc L19 và L26
38
3.4

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng nốt sần hữu hiệu của hai
giống lạc L19 và L26
40
3.5
Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số cành cấp 1, cấp 2 và chiều
dài cành cấp 1 của hai giống lạc L19 và L26
42
3.6
Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
hai giống lạc L19 và L26
44
3.7
Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của hai giống lạc L19 và L26
46
3.8
Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng suất của hai giống lạc
L19 và L26
49
3.9
Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến lợi nhuận của hai giống lạc
L19 và L26
50
3.10
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến thời gian các giai đoạn sinh
trưởng của hai giống lạc L19 và L26
51
8



3.11
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của hai giống lạc L19 và L26
53
3.12
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến chỉ số diện tích lá của hai
giống lạc L19 và L26
55
3.13
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến số lượng nốt sần hữu hiệu
của hai giống lạc L19 và L26
57
3.14
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến số cành cấp 1, cấp 2 và
chiều dài cành cấp 1 của hai giống lạc L19 và L26
58
3.15
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
hai giống lạc L19 và L26
60
3.16
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của hai giống lạc L19 và L26
61
3.17
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến năng suất của hai giống lạc
L19 và L26
64
3.18
Ảnh hưởng liều lượng kali bón đến lợi nhuận của hai giống lạc L19

và L26
65














9


MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây Lạc (Archis hypogaea L.) còn gọi là cây đậu phộng, là cây công
nghiệp ngắn ngày có tác dụng rất nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao. Sản
phẩm của nó cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm,
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, y học. Ngoài ra, lạc còn là cây
trồng ngắn ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại
cây trồng khác và là cây trồng cải tạo đất rất tốt.
Thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc rất cao, với hàm lượng protein
46÷50%, lipit 25÷30%, hydrat các bon 15÷16%. Hạt lạc là loại sản phẩm duy
nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit. Protein của lạc

không những cao về hàm lượng mà có đầy đủ và cân đối các amin cơ bản
Isolơxin, lơxin, methionin, phenilalanin và axit amin không thay thế lysin,
triptophan. Chính vì vậy mà lạc được coi là nguồn thực phẩm cung cấp protein
hoàn chỉnh cho con người và cho gia súc. Lipit của lạc chứa một tỷ lệ cao các
axit béo không no (khoảng 60÷70%), có hệ số đồng hóa cao, mùi vị thơm như
axit linoleic, axit oleic, axit lonolenoic. Ngoài ra trong hạt lạc còn có nhiều loại
vitamin như vitamin PP, B, E, F, đặc biệt là vitamin B1, B2 và B3.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho quá
trình sinh trưởng, phát triển của những cây có dầu cao như: đậu tương, lạc, vừng,
điều, . . . Lạc không những là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp mà còn là
nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc, lạc là cây trồng
đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau cây chè trong số các cây trồng cạn, có
khả năng tăng vụ và trồng được ở nhiều điều kiện khác nhau từ miền núi đến
đồng bằng. Vì là cây họ đậu nên lạc là cây cải tạo đất tốt, thân lá lạc giàu đạm là
nguồn phân xanh lớn để bón cho cây trồng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy
trong thân lạc có tới 4,45% N, 0,77 % P
2
O
5
, 2,25% K
2
O, đặc biệt cây lạc có khả
năng che phủ đất hạn chế xói mòn, cải tạo đất cho vùng đất dốc khô cằn.
Trong những năm qua, trồng lạc đã góp phần mang lại thu nhập cho hàng triệu
hộ nông dân, đồng thời xuất khẩu lạc đã đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng.
10


Sản xuất lạc ở Việt Nam và ở Hà Tĩnh nói riêng trong những năm qua có
những biến động, không ổn định về cả quy mô cũng như năng suất và sản lượng.

Thực tế năng suất lạc ở Hà Tĩnh còn thấp, chỉ đạt 23,63 tạ/ha. Nguyên nhân chủ
yếu là thiếu giống và kỹ thuật canh tác chưa hợp lý. Trong đó, mật độ trồng và
phân bón kali là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Để góp phần giải
quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất
của hai giống lạc L19, L26 trồng trong vụ Xuân-Hè năm 2014 tại Tp. Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Xác định được mật độ trồng và liều lượng phân bón kali hợp lý cho hai
giống lạc L19, L26 trong vụ Xuân-Hè tại Tp. Hà Tĩnh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần tăng năng suất lạc vụ Xuân-Hè tại Tp. Hà Tĩnh.
11


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Nhiều nhà khoa học đã xác định cây lạc đã có từ rất lâu đời, nhưng vai
trò kinh tế của lạc chỉ được xác định khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Lạc
được gieo trồng khá sớm, nhưng đến khoảng thế kỷ XVI mới được phát triển
rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất vẫn mang tính tự cung tự cấp, chỉ
đến thế kỷ XVIII khi ngành công nghiệp ép dầu bắt đầu phát triển đã thúc đẩy
cho việc sản xuất lạc phát triển và mang tính chất sản xuất hàng hóa. Điều này
là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư phát triển sản xuất lạc ngày càng tăng cả về
diện tích sản xuất và năng suất, sản lượng, nhờ vậy mà cây lạc trên thế giới
ngày càng được cải thiện so với trước đây. Theo báo cáo của Fletcher và cộng
sự (1992) [38] thì tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong thập niên 80 tăng
so với thập niên 70 của thế kỷ XX. Năng suất lạc tăng 0,15 tấn/ha, sản lượng
tăng gần 3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70.

Giữa hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX diện tích lạc thế giới chỉ tăng
khoảng 88,6 nghìn ha, nhưng do năng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên
đáng kể và đạt 18,8 triệu tấn.
Theo thống kê của FAO, từ năm 2000 đến nay diện tích, năng suất và sản
lượng lạc của thế giới có sự biến động. Diện tích lạc có xu hướng giảm nhẹ, năm
2000 diện tích trồng lạc là 23,26 triệu ha, sau đó tăng lên và đạt cao nhất vào năm
2005 (23,96 triệu ha), nhưng đến năm 2010 diện tích trồng lạc giảm xuống còn
21,44 triệu ha. Ngược lại với diện tích, năng suất lạc ngày càng tăng nhờ được áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2000 năng suất lạc đạt 14,16 tạ/ha,
tăng so với năng suất năm 1980 (11 tạ/ha) là 30,9%, năm 1990 (11,5 tạ/ha) là
25,2%. Đến năm 2013, năng suất lạc thế giới đạt 17,78 tạ/ha cao nhất trong vòng
14 năm. Cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượng lạc thế giới cũng tăng lên,
đạt cao nhất là 45,23 triệu tấn (năm 2013).
12


Sự phân bố diện tích sản xuất lạc ở các khu vực trên thế giới không đều,
tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trong khoảng 40
0
Bắc đến 40
0
Nam (Vũ
Công Hậu và cs., 1995) [19].
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lạc của thế giới trong những năm đầu thế kỷ 21
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng

(triệu tấn)
2000
23,26
14,93
34,72
2001
23,08
15,55
35,88
2002
22,97
14,42
33,13
2003
23,10
15,62
36,08
2004
23,95
15,22
36,46
2005
23,96
15,72
37,65
2006
22,47
16,46
36,98
2007

21,62
15,36
33,19
2008
24,05
15,98
38,44
2009
23,74
15,35
36,44
2010
21,44
16,70
35,88
2011
24,74
16,40
40,57
2012
24,59
16,46
40,48
2013
25,45
17,78
45,23
Nguồn: FAOSTAT, tháng 5 năm 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc giữa các khu vực có sự biến động đáng
kể. Nhiều khu vực có diện tích trồng lạc không nhiều nhưng năng suất lại cao

(20,0÷28,0 tạ/ha). Châu Phi có diện tích trồng lạc khoảng 6.400.000 ha, nhưng
năng suất chỉ đạt 7,8 tạ/ha (Ngô Thế Dân và cs., 2000 [6]; Nguyễn Thị Dần và
cs., 1995) [10]. Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (năm 2005 chiếm
60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới). Trong khi, đó diện tích
trồng lạc ở khu vực Đông Á tăng mạnh nhất từ 2,0 triệu ha lên 3,7 triệu ha, khu
vực Đông Nam Á tăng 15,5%, Tây Á tăng 14,1%. Nhờ có sự nỗ lực của các quốc
gia đầu tư, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất lạc tăng
nhanh, từ 14,5 tạ/ha (1990) lên 18,28 tạ/ha (2010). Năng suất lạc trong khu vực
Đông Nam Á nhìn chung còn thấp, năng suất bình quân đạt 11,7 tạ/ha. Malaysia là
nước có diện tích trồng thấp nhưng lại là nước có năng suất lạc cao nhất trong khu
vực, năng suất trung bình đạt 23,3 tạ/ha, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan [8][9].
13


Hiện nay, sản lượng lạc hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nigeria, . . . Trong số này, Ấn Độ là nước có diện tích
trồng lạc lớn nhất thế giới, nhưng do lạc được trồng chủ yếu ở những vùng khô
hạn và bán khô hạn nên năng suất rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế
giới. Năm 1995, diện tích trồng lạc của Ấn Độ là 7,8 triệu ha, chiếm 37% diện
tích trồng lạc trên thế giới, năng suất đạt 9,5 tạ/ha và sản lượng 7,3 triệu tấn
(Florkowski V.J., 1994) [44]. Đến năm 2010, Ấn Độ đứng thứ 2 trên thế giới về
sản lượng lạc, chiếm 16,84% tổng sản lượng toàn thế giới.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới
Tên nước
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tr. tấn)
2008
2009
2010

2008
2009
2010
2008
2009
2010
Trung Quốc
4,27
4,40
4,53
33,60
33,57
34,60
14,34
14,76
15,64
Ấn Độ
6,16
5,47
6,00
11,64
10,07
59,80
7,17
5,51
5,85
Nigieria
0,68
0,59
1,25

4,51
4,31
12,40
0,30
0,25
1,55
Mỹ
0,61
0,44
0,51
38,40
38,24
37,10
2,34
1,67
1,89
Indonesia
0,64
0,62
0,75
12,16
12,49
16,70
0,77
0,78
1,25
Xenegan
0,84
1,06
1,00

8,74
9,75
12,90
0,73
1,03
1,29
Sudan
0,95
0,95
1,00
7,51
9,96
8,50
0,72
0,94
0,85
Nguồn: FAOSTAT, tháng 5 năm 2012
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 về diện tích trồng lạc, song lại là nước
dẫn đầu về sản lượng lạc của thế giới (USDA 2000÷2006). Theo thống kê của
FAO, năm 2010 [74] diện tích trồng lạc của nước này là 4,53 triệu ha, chiếm hơn
21,44% tổng diện tích lạc toàn thế giới, năng suất đạt 34,60 tạ/ha, bằng 2,07 lần
năng suất lạc của thế giới và sản lượng đạt 15,64 triệu tấn chiếm 43,58% sản
lượng lạc toàn thế giới. Có được những thành tựu này là do Trung Quốc đã đặc
biệt quan tâm đến công tác nghiêm cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong nhiều năm qua.
Mỹ cũng là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn định và sản lượng cao.
Những năm 90 của thế kỷ XX, diện tích lạc hàng năm của Mỹ là 0,57 triệu ha, năng
suất là 27,9 tạ/ha (Ceasar.L.Revoredo et al., 2002) [38]. Giai đoạn từ 2000÷2004,
diện tích trồng lạc trung bình là 0,578 triệu ha/năm. Năm suất trung bình hàng
năm là 31,7 tạ/ha, cao hơn những năm trước là 13,6% (USDA, 2000÷2006) [68].

14


Theo thống kê của FAO (2012), diện tích gieo trồng lạc của nước này năm 2010
đạt 0,51 triệu ha, năng suất đạt 37,10 tạ/ha và sản lượng là 1,89 triệu tấn. Có thể
thấy rằng, mặc dù diện tích gieo trồng lạc tại đây không lớn song năng suất lạc lại
cao nhất thế giới, do đó sản lượng lạc của Mỹ cũng khá cao và ổn định. Ngoài ra
còn một số nước sản xuất lạc lớn như: Indonesia, Xenegan, Sudan…
Cùng với việc gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng, thị trường tiêu
thụ lạc cũng diễn ra rất sôi động, lượng lạc xuất khẩu trên thế giới không ngừng
tăng lên. Những năm 70, 80 của thế kỷ XX, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế giới
bình quân chỉ đạt 1,11÷1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997÷1998 tăng lên 1,39
triệu tấn và đến 2001÷2002 đạt 1,58 triệu tấn. Đến năm 2009, lượng lạc xuất
khẩu trên thế giới đạt 2,20 triệu tấn. Như vậy, một khối lượng lạc lớn đã được
lưu thông, trao đổi trên thị trường thế giới. Lạc được sử dụng với mục đích làm
thực phẩm và chế biến dầu là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng cho một số mục
đích khác như làm thức ăn chăn nuôi và làm bánh kẹo.
Các nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới là Mỹ, Argentina, Sudan,
Senegan và Brazil, . . . chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Trong
những năm gần đây, Mỹ là nước xuất khẩu lạc hàng đầu. Argentina là nước đứng
thứ 2 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm
2,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới. Hiện nay, nước này xuất khẩu đến 80% lượng
lạc sản xuất được.
Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đứng đầu về sản xuất lạc, nhưng xuất
khẩu lạc của cả hai nước này chỉ chiếm 4% trên thế giới. Do hầu hết các sản phẩm
lạc được tiêu thụ trong nước là chính. Lượng lạc tiêu thụ của Trung Quốc chiếm hơn
một nửa lượng lạc của thế giới, năm 2009 Trung Quốc tiêu thụ 3,8 triệu tấn [77].
Mức tiêu thụ lạc nhân của Ấn Độ tăng lên 60% tổng sản lượng, gấp đôi so
với mức 30% cách đây 3 năm, trong khi chỉ có 15% sản lượng dùng cho tiêu
dùng và xuất khẩu. Điều này thể hiện cơ cấu tiêu dùng lạc của Ấn Độ đã thay

đổi. Tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ lạc như rang, muối và đóng gói tăng.
Trong khi để hạn chế nhập khẩu dầu ăn, lượng lạc đã được dùng làm dầu ăn tăng
15


lên. Sản lượng lạc niên vụ 2009÷2010 đạt 3,5 triệu tấn củ, trong đó lạc nhân là 2
triệu tấn (Nguyễn Hà Sơn, 2010) [75].
Tổng xuất khẩu lạc trên thế giới năm 2010/2011 đạt 2,35 triệu tấn, tăng
nhẹ so với 2009/2010 là 2,20 triệu tấn. Tổng sản lượng lạc đem ép dầu trên thế
giới đạt 15,54 triệu tấn trong năm 2010/2011, cao hơn 14,36 triệu tấn so với năm
2009/2010. Tổng dự trữ lạc trên thế giới cuối niên vụ 2010/2011 là 1,19 triệu tấn,
giảm nhẹ so với 1,24 triệu tấn của cuối niên vụ 2009/2010 [76].
Xét về mặt kinh tế, cây lạc đã góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện
và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu và phát triển cây lạc trong hệ thống luân canh cây trồng là rất cần thiết, nhằm
từng bước thúc đẩy đa dạng hòa sản phẩm, sử dụng hợp lý hơn những điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo
hướng bền vững.
1.1.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng từ rất lâu đời. Lạc là cây trồng đem lại
hiệu quả kinh tế có giá trị đa dạng và phong phú, vì vậy cây lạc đang được trồng
trên tất cả các vùng sinh thái của nước ta. Cây lạc chiếm khoảng 40% diện tích
cây công nghiệp ngắn ngày. Ở Việt Nam cây lạc được trồng ở 59/64 tỉnh thành.
Trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá)
thì diện tích trồng lạc chiếm 41,18% tổng diện tích (2010) và 41,05% (2011).
Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa, cây lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả về diện tích,
năng suất và sản lượng.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Việt Nam [72], trong 10 năm trở lại
đây (2000÷2012), sản xuất lạc của nước ta cũng có nhiều biến động. Từ năm

2001÷2005 có sử biến động lớn nhất cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Năm 2005 diện tích lạc đạt 269,9 nghìn ha, năng suất đạt 18,1 tạ/ha và sản lượng
489,3 nghìn tấn. Cũng vào thời điểm này, Việt Nam đứng thứ 12 về diện tích và
đứng thứ 9 về sản lượng lạc trên thế giới. Những năm sau đó, diện tích lạc có xu
hướng giảm dần, nhưng năng suất và sản lượng lạc có những chuyển biến tích
16


cực. Có được điều này là do việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống
cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2012, năng suất
trung bình cả nước đạt 21,3 tạ/ha, sản lượng đạt 470,6 nghìn tấn với diện tích
trồng là 220,5 nghìn ha.
Bảng 1.3. Sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2000
244,90
14,51
355,30
2001
244,60
14,84
363,10
2002
246,70

16,23
400,40
2003
243,80
16,66
406,20
2004
263,70
17,79
469,00
2005
269,60
18,10
489,30
2006
246,70
18,70
562,50
2007
254,50
20,00
510,00
2008
255,30
20,80
530,20
2009
249,20
21,20
525,10

2010
231,00
21,00
485,70
2011
233,80
20,94
486,70
2012
220,50
21,34
470,60
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2013
Về phân bổ, lạc được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên có 6 vùng sản xuất chính như sau:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Nội, Nam
Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh với tổng diện tích 20,2 nghìn ha,
chiếm 2,56%, sản lượng 72,8 nghìn tấn, chiếm 13,86% sản lượng của cả nước.
Vài năm trở lại đây, diện tích trồng lạc của vùng có xu hướng giảm nhẹ. Năm
2007 diện tích đạt 34,7 nghìn ha, đến năm 2010 giảm xuống còn 20,2 nghìn ha.
Ngược lại với diện tích, năng suất lạc năm sau lại cao hơn năm trước: Năm 2010
năm suất đạt 24,1 tạ/ha. Tuy nhiên, do diện tích giảm nên sản lượng của vùng
giảm xuống còn 72,8 nghìn tấn (2010), giảm 5,2 nghìn tấn so với 2007 và 9,6
nghìn tấn so với 2008.
17


- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Lạc được trồng chủ yếu ở Hà
Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang với diện tích 50,2 nghìn ha, chiếm
20,22% và sản lượng chiếm 90,5 nghìn tấn, chiếm 16,43% sản lượng của cả

nước. Đây là vùng có diện tích cũng như sản lượng đứng thứ 2 cả nước.
Bảng 1.4. Diện tích các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha)
Vùng↓ Năm→
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
ĐBSH
36,50
37,60
33,00
34,70
34,50
31,30
20,20
TD và MNPB
39,30
42,80
41,60
44,20
50,50
50,40
50,20
BTB và DHMT
111,30
116,00
107,10

111,20
107,30
108,20
102,30
Tây Nguyên
25,30
24,50
23,10
21,00
19,50
17,70
16,70
Đông Nam Bộ
38,40
34,80
29,90
29,80
29,60
29,10
20,50
ĐBSCL
12,90
13,90
12,00
13,60
13,90
12,50
11,30
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: đây là vùng trọng điểm

sản xuất lạc, bởi vùng này có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Lạc được
trồng tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam với tổng diện tích
102,3 nghìn ha chiếm 43,42% và sản lượng 202,0 nghìn tấn, chiếm 40,07% sản
lượng cả nước, trong đó Nghệ An có diện tích cao nhất (23,8 nghìn ha).
- Vùng Tây Nguyên: Lạc được trồng chủ yếu ở Đắc Lắc, Đắc Nông với tổng
diện tích toàn vùng là 16,7 nghìn ha, chiếm 7,10%, là vùng có sản lượng thấp nhất
nước (29,3 nghìn tấn, đạt 5,79%).
- Vùng Đông Nam Bộ: Lạc được trồng chủ yếu ở Tây Ninh, Bình Dương với
tổng diện tích 20,5 nghìn ha, chiếm 11,68%, sản lượng 51,6 nghìn tấn, chiếm 15,96%.
Đây là vùng có diện tích đứng thứ 4 và sản lượng đứng thứ 3 trong cả nước.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Lạc được trồng chủ yếu ở Long An,
Trà Vinh với tổng diện tích 11,3 nghìn ha, chiếm 5,02%, sản lượng 39,5 nghìn
tấn, chiếm 7,88% sản lượng cả nước. Đây là vùng có diện tích trồng lạc thấp nhất
cả nước nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất cả nước (35,6 tạ/ha năm 2010).
Như vậy, trình độ thâm canh và sản xuất lạc của nước ta không đồng đều,
giữa các vùng có sự khác biệt lớn, chủ yếu là do điều kiện khí hậu thời tiết giữa
18


các vùng. Nhiều nơi năng suất đạt khá cao như vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng; bên cạnh đó còn có những vùng có năng
suất thấp như Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Bảng 1.5. Sản lượng các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1.000 tấn)
Vùng↓ Năm→
2004
2005
2006
2007
2008
2009

2010
ĐBSH
79,90
79,70
73,70
78,00
82,40
72,80
72,80
TD và MNPB
62,30
64,00
60,10
70,20
85,30
86,30
90,50
BTB và DHMT
183,80
186,00
184,80
204,00
204,00
210,40
202,00
Tây Nguyên
17,30
33,80
33,10
32,90

30,90
30,40
29,30
Đông Nam Bộ
91,50
85,50
75,00
82,00
84,20
83,80
51,60
ĐBSCL
34,20
40,40
35,80
42,90
43,40
41,40
39,50
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011
Về mặt xuất khẩu, cây lạc đã trở thành một trong 10 loại cây trồng chính
có giá trị xuất khẩu cao. Trong các cây trồng hàng năm, xuất khẩu lạc đứng thứ 2
(sau cây lúa), xuất khẩu lạc vủa Việt Nam đứng thứ 5 trong 25 nước trồng lạc
châu Á. Theo FAO, 5 năm gần đây Việt Nam sản xuất sản 400÷500 tấn, xuất
khẩu từ 50÷105 tấn thu về 30÷50 triệu USD.
Mặc dầu năng suất và sản lượng lạc của nước ta có tăng nhưng so với các
nước đứng đầu thế giới thì vẫn còn ở mức thấp. Trong thời gian tới lạc vẫn là cây
trồng giữ vị trí quan trong trong cơ cấu cây trồng của nước ta, do nó mang lại
hiệu quả kinh tế cao cũng như có nhiều lợi thế cạnh tranh đặc biệt trên đất nghèo
dinh dưỡng, đất cằn, những vùng tưới tiêu gặp khó khăn.

1.1.3. Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh và Tp. Hà Tĩnh
1.1.3.1. Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu đặc
biệt mang tính chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu
nhiệt đới điển hình và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hà Tĩnh có 2 mùa
rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nóng, khô hạn kéo dài kèm theo
nhiều đợt gió Tây Nam (gió Phơn) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40
0
C, khoảng
cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập lụt
nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm, mùa đông từ tháng 11 đến
19


tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo khí lạnh và mưa
phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7
0
C. Cùng với sự phát triển của sản xuất lạc ở Việt
Nam sản xuất lạc ở Hà Tĩnh cũng có những chuyển biến rất tích cực.
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Hà Tĩnh
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2007
20.500
18,00
36.900
2008
20.600

21,65
44.600
2009
19.900
21,56
42.900
2010
19.400
21,13
41.000
2011
18.000
21,39
38.500
2012
17.100
20,94
35.800
2013
17.299
23,56
40.760
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2014
Về diện tích gieo trồng lạc: Hà Tĩnh là một trong những tỉnh trọng điểm
lạc của nước ta, diện tích gieo trồng lạc của tỉnh đứng ở vị trí thứ 2 miền Bắc và
thứ 2 cả nước sau Nghệ An (số liệu năm 2013). Diện tích lạc đang có xu hướng
giảm dần qua từng năm: Năm 2007 diện tích lạc của Hà Tĩnh đạt 20.500 ha,
nhưng năm 2012 chỉ còn 17.100 ha, giảm 3.400 ha. Diện tích trồng lạc bị giảm là
do người dân đã đưa các cây trồng mới trồng thay vào trên diện tích đất màu
trong vụ Xuân như cây dưa hấu, bí xanh, dưa chuột. Mặc dù chi phí ban đầu cao

hơn trồng lạc nhưng trồng những loại cây này có thị trường tiêu thụ lớn, vào mùa
thu hoạch có thương lái đến tận ruộng thu mua, giá bán cao, thu nhập cao hơn
nhiều so với trồng lạc.
Về năng suất lạc: Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, trong một thời gian dài từ năm 1980 đến năm 1997 năng suất lạc của
Hà Tĩnh chỉ dao động trên 10 tạ/ha, chưa vượt qua ngưỡng 11 tạ/ha, thấp hơn
nhiều so với năng suất trung bình của toàn quốc. Nhưng từ năm 2007 trở lại đây
năng suất lạc của Hà Tĩnh tăng lên đáng kể, cao nhất là năm 2013 đạt 23,56 tạ/ha
và thấp nhất là 18,00 tạ/ha vào năm 2007. Năng suất lạc của Hà Tĩnh khá ổn định
và tương đương với năng suất của cả nước qua từng năm, tuy nhiên còn thấp so
với năng suất của một số tỉnh như Tây Ninh (33,82 tạ/ha năm 2008), Nam Định
(37,25 tạ/ha năm 2008).
20


Về sản lượng lạc: Cùng với sự gia tăng về diện tích và năng suất, sản lượng
lạc của Hà Tĩnh cũng được cải thiện nhiều. Hiện nay, Hà Tĩnh là một trong 2 tỉnh
có sản lượng lớn nhất nước, năm 2013 sản lượng lạc của tỉnh đạt 40.760 tấn.
Cây lạc ở Hà Tĩnh được trồng ở cả 3 vụ trong năm. Trong đó, vụ Xuân
là vụ lạc chính, thời vụ gieo từ 10/1÷20/2, thu hoạch vào cuối tháng 5 đầu
tháng 6. Là vụ có điều kiện thời tiết thích hợp để cây lạc sinh trưởng phát
triển tốt, cho năng suất cao. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của vụ Xuân là thời
kỳ gieo trồng trùng với thời kỳ nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp do đó lạc
nảy mầm kém, thời kỳ ra hoa rộ vào tháng 3 có thể gặp gió mùa Đông Bắc
kéo dài, nhiệt độ thấp, lạc thụ phấn kém, làm cho năng suất giảm, thời kỳ
chín trùng với những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, có thể có gió Tây Nam
khô nóng, xen kẽ với các đợt mưa (lụt tiểu mãn) dễ làm cho lạc bị chết khô,
chín ép, biến màu hoặc nảy mầm trên ruộng và làm giảm năng suất và chất
lượng. Vụ Hè Thu, thời vụ gieo từ 20/6÷05/7 và vụ Thu Đông gieo từ
10/8÷15/9, thu hoạch vào tháng 12. Khó khăn lớn nhất của vụ lạc Thu Đông

là thời vụ gieo trồng trùng với thời kỳ mưa bão nhiều ở Hà Tĩnh, các đợt ra
hoa đợt 2 và 3 có thể gặp nhiệt độ thấp của các đợt gió mùa Đông Bắc sớm
ảnh hưởng tới việc thụ phấn, thời kỳ thu hoạch có tổng số giờ nắng/ngày
thấp, nhiệt độ thấp.
Giống lạc được trồng nhiều ở Hà Tĩnh là các giống L14, V79, Sen Lai,
TB25, QĐ12, . . . đây là các giống tốt có tiềm năng năng suất cao. Song do
công tác chọn và bảo quản giống không tốt nên chất lượng giống không đảm
bảo, cách thức chọn và để giống chủ yếu là tại nông hộ, do chính người nông
dân tiến hành đo đó năng suất lạc còn hạn chế.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất lạc tại Tp. Hà Tĩnh
Theo Cục thống kê Hà Tĩnh, diện tích trồng lạc của Thành phố Hà Tĩnh
2007÷2013 có xu hướng giảm dần. Năm 2011, diện tích lạc của thành phố đạt
645 ha, giảm 148 ha so với năm 2007 là năm có diện tích lạc cao nhất.
Về năng suất lạc cũng có sự chuyển biến tích cực, năm 2007 năng suất chỉ
đạt 21,63 tạ/ha, sau đó năng suất tăng lên đáng kể và đạt cao nhất 25,15 tạ/ha vào
21


năm 2010. Năm 2011 năng suất lạc của thành phố giảm so với năm 2010 và đạt
20,12 tạ/ha. Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên ở vụ Xuân, vào đầu vụ gặp
phải điều kiện rét, cuối vụ lúc thu hoạch (cuối tháng 5 đầu tháng 6) gặp thời tiết
nắng nóng, đất khô cứng gây khó khăn cho việc thu hoạch làm năng suất bị giảm.
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Thành phố Hà Tĩnh
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2007
645
21,63

1.395
2008
603
24,91
1.502
2009
615
23,63
1.453
2010
579
25,15
1.456
2011
497
20,12
1.000
2012
371
21,94
814
2013
398
23,29
927
Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh năm 2014
Cũng như diện tích và năng suất thì sản lượng lạc của thành phố cũng
giảm dần 2008 ÷ 2013, năm 2008 sản lượng lạc cao nhất đạt 1.502 tấn nhưng đến
năm 2012 sản lượng lạc của thành phố chỉ còn 814 tấn, năm 2013 sản lượng lạc
của thành phố tăng nhẹ lên 927 tấn.

Ở Thành phố Hà Tĩnh lạc được gieo trồng ở cả ba vụ sản xuất trong năm
(vụ Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông), trong đó, vụ Xuân là vụ lạc chính. Các
giống lạc trồng phổ biến ở địa bàn thành phố là các giống L14, V79, TB25, . . .
và hiện nay nông dân trong thành phố còn gieo trồng một số giống lạc mới như
L19, L23, L26, . . . nhưng diện tích còn ít.
Nhìn chung, sản xuất lạc của Thành phố Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, năng
suất lạc chưa cao. Tuy nhiên, nếu được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
như bố trí mật độ trồng hợp lý, bón phân với liều lượng thích hợp, sử dụng những
giống mới có tiềm năng năng suất cao thì sản xuất lạc của địa phương sẽ được cải
thiện, năng suất lạc sẽ được nâng cao.
22


1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới
1.2.1.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng lạc
Các biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc là một trong
những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất. Vấn đề này được các nhà khoa
học trên thế giới hết sức quan tâm nghiên cứu.
Mật độ trồng là một trong số những yếu tố cấu thành năng suất lạc, nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng: Tác động vào mật độ trồng là một trong những
yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất để tăng năng suất lạc. Tùy thuộc vào các điều
kiện canh tác, điều kiện mùa vụ và các giống lạc khác nhau thì mật độ trồng lạc
là khác nhau.
A’Brook (1996) [36] cho rằng, mật độ trồng lạc quá cao, trồng dày sẽ làm
tỷ lệ bệnh hại lá và môi giới truyền bệnh tăng, năng suất không tăng so với trồng
ở mật độ trung bình.
Theo Kumar và Ventakachary (1971) tại Ấn Độ, (trích dẫn bởi Nguyễn
Thị Hiền, 2008) trồng lạc trong điều kiện có nước tưới thì khoảng cách (30,0 x
7,5 cm) là tốt nhất. Ở Mỹ (Sturkie và Buchanan, 1973) cho rằng lạc có năng suất

cao nhất khi trồng với khoảng cách (45÷68 cm) x (10÷15 cm). Trong điều kiện
có nước tưới thì khoảng cách trồng là (22,5 x 10 cm) tương đương mật độ 44
cây/m2 đạt năng suất cao nhất (Jagannathan, 1974).
Khi nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng lạc đối với các loại hình khác
nhau, Reddy (1982) [61] cho rằng: Tỷ lệ hạt gieo phải phụ thuộc chủ yếu vào
khối lượng 100 hạt, độ rộng giữa các hàng và khoảng cách giữa các cây trong
hàng. Loại hình Spanish thân bụi khuyến cáo khoảng cách trồng là 30 x 10 cm,
lượng hạt gieo 100÷110 kg/ha, mật độ trồng tương đương 33,3 vạn cây/ha. Với
loại hình thân bò Virginia thì khoảng cách trồng là 30 x 15 cm, lượng hạt 95÷100
kg/ha và mật độ 22,2 vạn cây/ha.
Ở miền Bắc Trung Quốc mật độ thích hợp của giống lạc thuộc kiểu hình
Virginia được gieo trồng trong vụ Xuân như sau: Luhua 4, Hua 17 trên đất có độ
phì trung bình thì mật độ khoảng 220.000÷270.000 cây/ha, còn đối với đất giàu
23


dinh dưỡng mật độ là 200.000÷240.000 cây/ha. Các giống lạc thuộc loại hình
Spanish như Baisha 1016, Luhua 8, 12, 13 và 15 thì mật độ trồng là
360.000÷420.000 cây/ha. Trong điều kiện trồng phụ thuộc vào nước trời mật độ
là 300.000÷380.000 cây/ha (Ngô Thế Dân và cs., 1999) [8].
Miền Nam Trung Quốc với giống đứng cây trồng trong vụ Xuân trên, đất
đồi hoặc trong vụ lạc thu ở đất lúa mật độ trồng thích hợp là 270.000÷300.000
cây/ha (Ngô Thế Dân và cs., 1999) [8].
Thái Lan hiện nay đang áp dụng phương pháp gieo thích hợp là khoảng
cách hàng 30÷60 cm, khoảng cách cây là 10÷20 cm, gieo 1÷2 hạt/hốc, mật độ
gieo 150.000÷250.000 cây/ha (Sanun Jogloy, Tugsina Sansaya wichai, 1996)
[65]. Áp dụng kỹ thuật trồng lạc với luống hẹp giúp cho việc tưới tiêu nước hiệu
quả hơn và làm tăng năng suất 10%, biện pháp kỹ thuật này hiện được áp dụng
phổ biến ở Trung Quốc (XuZeyong 1992) [70].
Qua kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc ở một số nước thấy rằng việc

trồng dày không làm tăng năng suất quả đối với các loại hình Virginia thân bụi
và thân bò, nhưng lại làm tăng năng suất loại hình Spanish thân bụi và thân đứng.
Các nước có trình độ cơ giới hóa cao, để phù hợp với điều kiện thi công cơ giới
người ta trồng lạc với khoảng cách hàng rộng (60÷75 cm). Vì vậy, để đảm bảo
năng suất lạc phải sử dụng bộ giống có thân bụi hoặc nửa bò, thời gian sinh
trưởng tương đối dài và tăng mật độ bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các cây
(Reddy P.S 1982) [61].
1.2.1.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lạc.
Các nghiên cứu về phân bón cho lạc bao gồm cả liều lượng, kỹ thuật bón
và loại phân bón ở các điều kiện đất đai trồng khác nhau cũng đã được tiến hành.
Điều này góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các
nước trên thế giới.
- Những nghiên cứu về liều lượng đạm bón:
Các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần một lượng N lớn để sinh
trưởng, phát triển và tạo năng suất, lượng N này chủ yếu được lấy từ quá trình cố định
24


đạm sinh học ở nốt sần. Theo William (1979) [69], trong điều kiện tối ưu, cây lạc có
thể cố định được 200÷260 kg N/ha, do vậy có thể bỏ hẳn lượng N bón cho lạc.
Theo nghiên cứu của Reddy và CS (1988) [62], lượng phân bón là 20 kg N/ha
trên đất Limon cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha trong điều kiện các yếu tố khác
tối ưu và chỉ khi nào muốn đạt được năng suất cao hơn mới cần bón thêm đạm.
Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm trên các loại đất khác nhau ở Ấn Độ
đã chỉ ra rằng, khi sử dụng 20 kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả (Mann
H.S 1965) [51], (Tripathi H.P and Moolani M.K, 1971) [67]. Tuy nhiên, khi tăng
lượng đạm lên 40 kg N/ha trong điều kiện ẩm độ đất tối ưu thì đem lại kết quả
(Choudary W.S.K 1977) [39], (Jayyadvan R and Sreendharan C) [50].
- Những nghiên cứu bón lân cho lạc:
Lân là yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với cây lạc, đem lại năng suất cao

và chất lượng tốt. Theo Nasr-Alla et al [55], khi tăng tỷ lệ P và K riêng rẽ hoặc
phối hợp thì sẽ làm tăng số cành trên cây và năng suất quả trên cây. Tương tự,
Ali và Mowafy cũng chỉ ra rằng khi bón thêm phân lân làm tăng đáng kể năng
suất hạt và tất cả những thuộc tính của nó [37].
El-far and Ramadan [41] cũng cho biết, khi tăng lượng lân bón sẽ làm
tăng khối lượng thân cây, tăng số lượng và khối lượng của quả và hạt trên cây,
khối lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu cũng tăng. Khi tăng lượng phân lân 30÷60 kg
P
2
O
5
/ha làm tăng đáng kể khối lượng khô của toàn cây. Điều này được giải thích
do hàm lượng lân giúp cho hệ rễ lạc phát triển mạnh hơn, tăng khả năng hút nước
và chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp đồng hóa tốt hơn thể hiện ở sự gia tăng sinh
khối. Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc thì khi tăng lượng lân
30÷60 kg P
2
O
5
/ha thì làm tăng số quả và số hạt/cây, tăng trọng lượng quả và
hạt/cây, khối lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu trong hạt cũng tăng cao. Điều này được
lý giải là do hiệu quả của lân liên quan đến việc gia tăng số lượng và kích thước
nốt sần từ đó giúp cho quá trình đồng hóa N tốt hơn. Hơn nữa, lân là thành phần
quan trọng trong cấu trúc của axit nucleic, giúp hoạt hóa các quá trình trao đổi
chất. Sử dụng 46,6 kg P
2
O
5
/ha và 36 kg P
2

O
5
/ha đã cho hiệu quả cao nhất về
năng suất và tất cả các thuộc tính của nó [42].
25


Vai trò của phân lân đến năng suất và chất lượng lạc được ghi nhận ở
nhiều quốc gia. Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm trên nhiều loại đất đã kết
luận rằng: bón 14,5 kg P
2
O
5
/ha cho lạc nhờ nước trời năng suất tăng 201 kg/ha,
trên đất Limon đỏ nghèo N, P bón 15 kg P
2
O
5
/ha năng suất tăng từ 14,7%. Đối
với loại đất Feralit màu nâu ở Madagasca, lân là yếu tố cần thiết hàng đầu. Nhờ
việc bón lân ở liều lượng 75 kg P
2
O
5
/ha năng suất lạc có thể tăng 100%, theo
IG.Degens, 1978 cho rằng chỉ cần bón 400÷500 mg P/ha đã kích thích được sự
hoạt động của vi khuẩn Rhizobium Vigna sống cộng sinh làm tăng khối lượng
nốt sần hữu hiệu ở cây lạc.
Tại tất cả các vùng của Ấn Độ khi bón kết hợp 30 kg/ha N và 20 kg/ha
P làm tăng năng suất lạc lên gấp hai lần so với bón riêng 30 kg N/ha (Kanwar

JS, 1978) [51].
Tại Senegan phân lân bón cho lạc có hiệu lực trên nhiều loại đất khác
nhau bón với lượng 12÷14 kg P
2
O
5
/ha đã làm tăng năng suất quả lên 10÷15% so
với không bón. Phân lân không có hiệu quả chỉ khi làm lượng lân dễ tiêu trong
đất đạt >155 ppm.
Ở Trung Quốc thường bón supe photphat và canxi photphat. Phân lân
Supe photphat có 18% hàm lượng nguyên chất, phân giải nhanh. Loại phân này
bón trên đất trồng lạc có độ phì trung bình và mang tính kiềm thì sẽ đạt năng suất
cao. Phân canxi photphat phân giải chậm phù hợp với đất trồng lạc có độ phì
trung bình, đất chua (Ngô Thế Dân và cs., 1999) [8].
- Nghiên cứu về bón kali cho lạc:
Bón kali cho đất có độ phì từ trung bình đến giàu đã làm tăng khả năng
hấp thu N và P của cây lạc. Theo Ngô Thế Dân và cs., 1999 [8], bón 25 kg K/ha
cho lạc đã làm tăng năng suất lên 12,7% so với không bón.
Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát của Ấn Độ bón với tỷ lệ K:Ca:Mg là
4:2:0 là tốt nhất. Theo Reddy (1988) [62] trên đất Limon cát vùng Tyrupaty trồng
lạc trong điều kiện phụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón kali với
lượng 66 kg K
2
O /ha. Mức bón để có năng suất tối đa là 83,0 kg K
2
O /ha và có
hiệu quả nhất là bón 59,9 kg K
2
O /ha.

×