Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài lưỡng cư trên hệ thống suối xã thanh mai, thanh chương, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





PHAN VĂN NGỌ





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI
CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ TRÊN HỆ THỐNG SUỐI
XÃ THANH MAI, THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN







LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC








NGHỆ AN, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





PHAN VĂN NGỌ





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI
CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ TRÊN HỆ THỐNG SUỐI
XÃ THANH MAI, THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Chuyên ngành : Động vật học
Mã số : 60.42.01.03



Người hướng dẫn : TS. Hoàng Ngọc Thảo





NGHỆ AN, 2014

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
để hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Hoàng
Ngọc Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Động vật và Sinh
lý người, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích mẫu.
Xin gửi lời cảm ơn đến BGH Trường THPT Đặng Thai Mai, các đồng nghiệp
đã tạo điều kiện thời gian cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, người thân đã
động viên tôi trong suốt thời gian qua!

Nghệ An, tháng10/2014

Tác giả
iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs. Cộng sự
CTHT Chỉ tiêu hình thái
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC Khu vực nghiên cứu
LCBS Lưỡng cư, Bò sát
NXB Nhà xuất bản
VQG Vườn quốc gia

iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Lược sử nghiên cứu LCBS ở Bắc Trung Bộ và Nghệ An 3
2.1.1. Lược sử nghiên cứu LCBS Bắc Trung Bộ 3
2.1.2. Lược sử nghiên cứu LCBS ở Nghệ An 6
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu 7
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 7
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
2.2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Tư liệu nghiên cứu 11
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa 11
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
3.1. Thành phần loài lưỡng cư trong hệ thống suối ở KVNC 16
3.2. Đặc điểm hình thái phân loại các loài lưỡng cư ở KVNC 17
3.2.1. Cóc mắt bên Xenophrys major (Boulenger, 1908) 17

3.2.2. Nhái bầu hoa Microhyla fissipes Boulenger, 1884 19
3.2.3. Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911 22
3.2.4. Ngóe Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) 23
3.2.5. Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) 26
3.2.6. Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) 28
v
3.2.7. Chẫu Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) 31
3.2.8. Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus (Smith, 1940) 33
3.2.9. Chẫu chàng xanh đốm Rhacophorus dennysi Blanford, 1881 36
3.3. Đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư ở KVNC 39
3.3.1. Phân bố các loài lưỡng cư theo các khe suối ở KVNC 39
3.3.1.1. Đặc điểm các khe suối 39
3.3.1.2. Phân bố của các loài theo các khe, suối 40
3.3.2. Phân bố theo nơi ở và vị trí bắt gặp của các loài lưỡng cư ở KVNC 47
3.4. Hoạt động của các loài lưỡng cư ở KVNC 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã Thanh Mai 8
Bảng 2.2. Tổng hợp các thành phần lao động ở xã Thanh Mai 9
Bảng 2.1. Tọa độ các tuyến nghiên cứu 10
Bảng 3.1. Danh sách các loài lưỡng cư trong hệ thống suối ở KVNC 16
Bảng 3.2. Tỷ lệ hình thái của Cóc mắt bên Xenophrys major 18
Bảng 3.3. Tỷ lệ hình thái loài Nhái bầu hoa Microhyla fissipes 21
Bảng 3.4. Tỷ lệ hình thái của Ngóe Fejervarya limnocharis 25
Bảng 3.5. Tỉ lệ hình thái của Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii 28
Bảng 3.6. Tỉ lệ hình thái của Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa 30
Bảng 3.7. Tỉ lệ hình thái của Chẫu Hylarana guentheri 32

Bảng 3.8. Tỉ lệ hình thái của Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus 35
Bảng 3.7. Tỉ lệ hình thái của Chẫu chàng xanh đốm Rhacophorus dennysi 38
Bảng 3.8. Tổng hợp phân bố của lưỡng cư ở các khe suối 40
Bảng 3.9. Phân bố của các loài lưỡng cư ở các khe suối 41
Bảng 3.10. Phân bố của Cóc mắt bên Xenophrys major ở các khe suối 43
Bảng 3.11. Phân bố của Ngoé Fejervarya limnocharis ở các khe suối 43
Bảng 3.12. Phân bố của Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii ở các khe suối 44
Bảng 3.13. Phân bố của Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa ở các khe suối 44
Bảng 3.14. Phân bố của Chẫu Hylarana guentheri ở các khe suối 45
Bảng 3.15. Phân bố của Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus ở các khe suối 45
Bảng 3.16. Phân bố của Chẫu chàng xanh đốm R. dennysi ở các khe suối 46
Bảng 3.17. Tổng hợp tần số của các loài lưỡng cư 46
Bảng 3.18. Phân bố của Cóc mắt bên X. major theo nơi ở 48
Bảng 3.19. Phân bố của Ngoé F. limnocharis theo nơi ở 49
Bảng 3.20. Phân bố của Ếch nhẽo L. kuhlii theo nơi ở 49
Bảng 3.21. Phân bố của Ếch gai sần Q. verrucospinosa theo nơi ở 50
Bảng 3.22. Phân bố của Chẫu H. guentheri theo nơi ở 51
Bảng 3.23. Phân bố của Ếch cây mi-an-ma P. mutus theo nơi ở 51
Bảng 3.24. Phân bố của Chẫu chàng xanh đốm R. dennysi theo nơi ở 52
vii
Bảng 3.25. Tổng hợp phân bố theo nơi ở của các loài lưỡng cư 52
Bảng 3.26. Tổng hợp kết quả theo dõi hoạt động theo giờ của lưỡng cư ở KVNC 55
Bảng 3.27. Hoạt động theo giờ của Cóc mắt bên Xenophrys major 57
Bảng 3.28. Hoạt động theo giờ của Ngoé Fejervarya limnocharis 57
Bảng 3.29. Hoạt động theo giờ của Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii 58
Bảng 3.30. Hoạt động theo giờ của Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa 59
Bảng 3.31. Hoạt động theo giờ của Chẫu Hylarana guentheri 60
Bảng 3.32. Hoạt động theo giờ của Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus 61
Bảng 3.32. Hoạt động theo giờ của Chẫu chàng xanh đốm R. dennysi 62


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu 11
Hình 2.2. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi (theo Banikov A. G. et al., 1977) 13
Hình 3.1. Cóc mắt bên Xenophrys major 19
Hình 3.2. Nhái bầu hoa Microhyla fissipes 21
Hình 3.3. Nhái bầy hây môn Microhyla heymonsi 23
Hình 3.4. Ngóe Fejervarya limnocharis 25
Hình 3.5. Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii 27
Hình 3.6. Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa 30
Hình 3.7. Chẫu Hylarana guentheri 32
Hình 3.8. Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus 35
Hình 3.9. Mặt bên đầu (a), mặt dưới chi trước (b) và chi sau (c) của
Chẫu chàng xanh đốm Rhacophorus dennysi (vẽ trên mẫu TC14) 37
Hình 3.10. Chẫu chàng xanh đốm Rhacophorus dennysi 38
Hình 3.11. Phân bố của các loài lưỡng cư theo các khe suối ở KVNC 41
Hình 3.12. Phân bố của các loài lưỡng cư theo nơi ở 53
Hình 3.13. Phân bố của các loài lưỡng cư theo vị trí bắt gặp 54
Hình 3.14. Hoạt động theo giờ của lưỡng cư ở KVNC 56
Hình 3.15. Hoạt động theo giờ của Ếch gai sần Q. verrucospinosa ở KVNC 59




1


MỞ ĐẦU

Nghệ An là một trong những khu vực được đánh giá là có tính đa dạng sinh

học cao so với cả nước, trong đó có tài nguyên về lưỡng cư, bò sát. Các nghiên cứu
về lưỡng cư, bò sát ở Nghệ An đã được nhiều tác giả tiến hành. Tuy nhiên chủ yếu
được tiến hành ở các VQG và KBTTN, các khu vực ngoài bảo tồn chưa được
nghiên cứu kỹ. Đặc biệt khu vực Tây nam Nghệ An, trong đó có Thanh Chương còn
ít được quan tâm nghiên cứu.
Thanh Chương nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, với đặc điểm địa hình khá
phức tạp dẫn đến sự đa dạng về cảnh quan, môi trường sống nên khu hệ động, thực
vật ở đây cũng rất đa dạng và phong phú. Đây cũng là một trong những khu vực
nằm trong danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
Trên thực tế, việc thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài các khu vực bảo tồn là
cần thiết.
Nghiên cứu sinh học sinh thái các loài lưỡng cư trong điều kiện tự nhiên là
một trong những hướng nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện
pháp đối với nhân nuôi thuần hoá các loài có giá trị kinh tế, nâng cao đời sống
người dân. Từ đó góp phần làm giảm áp lực lên việc khai thác các loài trong tự
nhiên, đồng thời góp phần bảo tồn đối với các loài đang có nguy cơ bị đe doạ tuyệt
chủng.
Nhằm góp phần bổ sung dẫn liệu về sự đa dạng các loài lưỡng cư cho khu
Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An và cung cấp cơ sở sinh thái học của các loài, chúng
tôi lựa chọn tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái
các loài lưỡng cư trên hệ thống suối xã Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An”.
- Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tính đa dạng các loài lưỡng cư trên hệ thống suối ở xã Thanh Mai,
Thanh Chương, Nghệ An.
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái các loài lưỡng cư ở KVNC làm cơ sở
khoa học cho việc nghiên cứu nhân nuôi các loài có giá trị kinh tế.
2

- Nội dung:
- Nghiên cứu sự đa dạng các loài lưỡng cư ở hệ thống suối xã Thanh Mai,

Thanh Chương, Nghệ An.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại của các loài.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài: đặc điểm phân bố theo nơi ở, môi
trường sống; thời gian hoạt động, tần số bắt gặp các loài trong tự nhiên ở KVNC.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Lược sử nghiên cứu LCBS ở Bắc Trung Bộ và Nghệ An
2.1.1. Lược sử nghiên cứu LCBS Bắc Trung Bộ
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế.
Diện tích toàn vùng 51.500,7 km
2
, chiếm khoảng 15,64% toàn quốc nhưng có đến
14 VQG, khu BTTN, 1 khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An và 1 khu Di sản thiên
nhiên Thế giới VQG Phong Nha Kẻ-Bàng. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
LC, BS ở Bắc Trung Bộ được tiến hành.
Theo Hoàng Xuân Quang (1993) [10], những công trình đầu tiên phải kể đến
tác giả Bourret (1934-1942): năm 1934 Bourret công bố danh sách 9 loài rắn ở Quảng
Trị, Quảng Bình; năm 1937 đưa ra danh sách 2 loài và 1 phân loài thằn lằn và 3 phân
loài rắn; tiếp sau đó ông công bố 12 loài thu ở Quảng Trị, Quảng Bình trong đó có 6
loài được bổ sung. Năm 1939, Bourret tiếp tục công bố 12 loài, trong đó có 1 loài
mới. Năm 1940, có 2 loài được ghi nhận ở Tân Ấp (Quảng Bình) và sông Mã
(Thanh Hóa). Năm 1942 trong chuyên khảo về ếch nhái Đông Dương, Bourret đã
ghi nhận thêm 4 loài Rana kokchangae, Rana verrucospinosa, Megophrys longipes
và Philautus petersi.
Các nghiên cứu sau này được tiến hành do các nhà khoa học Việt Nam:
Năm 1960 Đào Văn Tiến và cs. nghiên cứu ở khu vực Vĩnh Linh, Quảng Trị, đã
thống kê được 1 loài LC, 13 loài BS (trích theo TL HXQ, 1993 [10]).

Hoàng Xuân Quang (1993) đã ghi nhận 128 loài LC, BS ở Bắc Trung Bộ [10],
năm 1994 tác giả đã tìm hiểu sự phân bố LC, BS Bắc Trung Bộ ở các sinh cảnh,
trong đó các loài tập trung nhiều hơn cả ở rừng núi đất 56 loài, tiếp đến là khu dân
cư 38 loài, sông suối - ven bờ 30 loài và đồng ruộng có 27 loài, hai sinh cảnh nghèo
loài nhất là cát ven biển và núi đá vôi có 6 loài [11].
Từ năm 1998 – 4/2000, Hoàng Xuân Quang, Mai Văn Quế nghiên cứu ở khu
vực Chúc A (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã công bố 18 loài LC, 35 loài BS [12].
Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang đã thống kê có 85 loài, gồm 54 loài
BS và 31 loài LC ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa [29].
4

Hồ Thu Cúc và cs., 2007 nghiên cứu thành phần loài Lưỡng cư (Amphibia)
và Bò sát (Reptilia) ở khu vực Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị [4]. Đoàn Văn Kiên, Hồ
Thu Cúc (2007) thống kê thành phần loài Lưỡng cư (Amphibia) và Bò sát (Reptilia)
tại khu vực Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình [8].
Hoàng Xuân Quang và cs. (2007) có nghiên cứu về thành phần loài LCBS ở
VQG Bạch Mã [17] và đồng thời bổ sung phân bố cho Bắc Trung Bộ trên các mẫu
ghi nhận được tại VQG này [18].
Phạm Thế Cường và cs. (2012) có nghiên cứu ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh
Thanh Hoá đã xác định có 32 loài LC và 38 loài BS [5].
Năm 2012, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012)
xuất bản chuyên khảo về Ếch nhái, Bò sát ở VQG Bạch Mã, gồm mô tả, hình ảnh
nhận dạng của 108 loài ếch nhái, bò sát ở đây [24].
Hoàng Ngọc Thảo và cs., (2012) ghi nhận thêm 17 loài LC, BS có phân bố ở
BTB [32].
Sau danh lục được công bố năm 2009, nhiều loài đã được phát hiện và bổ sung
vùng phân bố mới cho khu vực BTB như:
Orlov et al. (2010) mô tả loài mới Calamaria concolor trên mẫu thu ở Thừa
Thiên – Huế [50]. Nguyen et al. (2010) đã mô tả và bổ sung phân bố của loài
Amphiesma ornaticeps [48]. Ziegler et al. (2010) mô tả 3 loài mới trong giống

Cyrtodactylus ở VQG Phong Nha, Kẻ Bàng [52]. Rowley et al. (2011) mô tả loài
Gracixalus quangi thu ở khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An [51].
Bên cạnh các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, các nghiên cứu về sinh
học sinh thái và nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế cũng được thực hiện:
Nguyễn Kim Tiến (1999) trên Ếch đồng (Rana rugulosa) [42]; Ông Vĩnh An
(2009) trên Rắn ráo trâu Ptyas mucosus [1]; Ngô Đắc Chứng (1991) trên Nhông cát
Leiolepis belliana [3]; Cao Tiến Trung (2009) trên đối tượng Nhông cát Leiolepis
reevesii [44]. Hoàng Xuân Quang và cs. (2009) nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh
học và sinh thái của loài Thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia (Blyth, 1853) ở
VQG Bạch Mã [21].

5

Ngoài ra, các nghiên cứu tu chỉnh phân loại học cũng được tiến hành:
Năm 2006, Hoàng Xuân Quang và cs. nghiên cứu các loài thuộc giống
Takydromus Daudin, 1802 ở Bắc Trung Bộ, trong đó Nghệ An có 3 loài [15].
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo (2007) mô tả đặc điểm hình thái
phân loại 6 loài trong giống Trimeresurus Lacápède, 1804 thuộc họ Rắn lục -
Viperidae ở Bắc Trung Bộ [19].
Năm 2009, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Thanh
Ngân cung cấp những dẫn liệu bổ sung về giống Tropidophorus Duméril and
Bibron, 1839 ở khu vực Bắc Trung Bộ [22].
Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Quý, Phạm Thị Hoài Thương (2011) nghiên cứu
đặc điểm hình thái các loài trong giống Limnonectes Fitzinger, 1843 ở VQG Bạch
Mã [31].
Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn, Hoàng Quốc Dũng (2012) ghi nhận mới
về loài Thạch sùng đuôi thùy Ptychozoon lionotum ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng, tỉnh Quảng Bình [34].
Trong năm 2013, Hoàng Ngọc Thảo và cs. (2013) công bố các nghiên cứu:
mô tả đặc điểm hình thái các loài thằn lằn trong giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở

Bắc Trung Bộ [38]; sự phân hóa đặc điểm hình thái của quần thể loài Ếch poi
lan Limnonectes poilani (Bourret, 1942) (Anura: Dicroglossidae) ở VQG Bạch Mã
[35] và nghiên cứu hình thái phân loại và phân bố các loài trong giống
Rhacophorus Kuhl & Van Hasselt, 1822 ở Bắc Trung Bộ [36].
Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Quý (2013) nghiên cứu tổng hợp về thành phần
loài và xây dựng khóa định tên cho các loài trong họ Dicroglossidae ở Bắc Trung
Bộ [39].
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về nòng nọc của lưỡng cư cũng được thực hiện
như của tác giả Lê Thị Quý và cs. (2009 đến 2012) [25, 26, 27, 28].
Như vậy, các nghiên cứu ở Bắc Trung Bộ đã được tiến hành khá kỹ lưỡng cả
về đa dạng thành phần loài, sinh học sinh thái cũng như tu chỉnh các loài lưỡng cư,
bò sát.

6

2.1.2. Lược sử nghiên cứu LCBS ở Nghệ An
Các nghiên cứu về LCSB ở Nghệ An được thực hiện bởi nhiều tác giả: năm
1993 Hoàng Xuân Quang nghiên cứu về LCBS Bắc Trung Bộ, trong đó có nhiều loài
thu mẫu ở Nghệ An.
Lê Nguyên Ngật và Hoàng Xuân Quang (2001) công bố kết quả điều tra bước
đầu về Ếch nhái, Bò sát ở khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An có 71 loài, gồm 21 loài
LC và 50 loài BS [9]. Tiếp đó, năm 2004 Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo,
Hồ Anh Tuấn có công bố về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố theo sinh
cảnh Lưỡng cư - Bò sát vùng đệm VQG Pù Mát.
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo (2004) nghiên cứu đặc điểm hình
thái hai quần thể loài Nhông xanh Calotes versicolor ở Nghĩa Đàn và Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An [13].
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung (2005) công bố kết
quả điều tra sơ bộ các loài LCBS ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (tỉnh Nghệ
An) gồm 87 loài, trong đó có 25 loài LC, 62 loài BS [14]. Đây là cơ sở cho việc

nghiên cứu bổ sung và xuất bản sách chuyên khảo Ếch nhái, Bò sát ở Khu Bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống vào năm 2007 [20].
Năm 2006, Hoàng Xuân Quang và cs. ghi nhận phân bố lần đầu tiên tại Nghệ
An loài tắc kè chân vịt Gekko palmatus [16].
Năm 2007, Hoàng Xuân Quang và cs. mô tả loài mới cho khoa học
Cyrtodactylus chauquangensis trên các mẫu thu ở vùng đệm KBTTN Pù Huống, Nghệ
An [47].
Năm 2008, Đậu Quang Vinh và Hoàng Ngọc Thảo công bố kết quả điều tra sơ
bộ các loài ếch nhái và Bò sát ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đã thống kê được 18 loài
LC và 56 loài BS [45].
Hoàng Ngọc Thảo và cs. (2009) ghi nhận phân bố mới của loài Thằn lằn
chân ngắn trung quốc Ateuchosaurus chinensis Gray, 1845 (Squamata: Sauria:
Scincidae) ở Nghệ An [30].
Nguyễn Quảng Trường và cs., 2010 ghi nhận phân bố mới của loài
Amphiesmoides ornaticeps ở Pù Hoạt [48].
7

Hoàng Ngọc Thảo và cs. (2012) công bố kết quả nghiên cứu ở Khu Dự trữ
Sinh quyển Tây Nghệ An đã thống kê được 144 loài ếch nhái, bò sát [33].
Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Thị Lê, Lê Thị Quý (2013) nghiên cứu đặc điểm
sinh học quần thể loài Nhái bầu hoa Microhyla fissipes (Boulenger, 1884) ở xã
Châu Bính, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An [37].
Bên cạnh các nghiên cứu trên đối tượng LCBS trưởng thành, các nghiên cứu
về nòng nọc của lưỡng cư cũng được thực hiện:
Lê Thị Thu và cs., 2009 cung cấp các dẫn liệu hình thái nòng nọc các loài
thuộc giống Megophryidae ở miền núi Tây Nghệ An [41].
Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Quý (2013) nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng
nọc loài Rana johnsi Smith, 1921 trên các mẫu thu ở khu BTTN Pù Huống [39].
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Thanh Mai là một xã miền núi trung du, nằm ở hữu ngạn của huyện Thanh
Chương có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua, do đó rất thuận lợi trong giao lưu phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng mở cửa với bên ngoài; nhất là các hướng từ
Thanh Thủy, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Thanh Xuân - huyện Thanh Chương.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tùng - huyện Thanh Chương.
- Phía Bắc giáp xã Thanh Giang - huyện Thanh Chương.
- Phía Nam giáp huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.
b. Địa hình
Địa hình xã Thanh Mai có địa hình đồi núi dốc, dân cư chủ yếu nằm trên diện
tích gò đồi; Tuy có địa điểm thuận tiện trong giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa
nhưng lại là một xã, nằm ở giữa vùng thấp trũng của cụm Bích hào, hàng năm thường
bị ngập úng từ 3 - 4 tháng, dân cư trên địa bàn xã bị chia cắt thành từng mảng.
c. Đặc điểm khí hậu và thời tiết
Khí hậu xã Thanh Mai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
8

- Chế độ nhiệt: Có 2 mựa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3,
mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7
và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 đến tháng 01 năm sau;
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân/năm 1587mm, năm lớm nhất 3471mm,
năm mưa nhỏ nhất 1150mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm mà tập trung
chủ yếu từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến
tháng 4.
- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (tháng 6 và 7 có gió Lào
khô nóng).
d. Chế độ thủy văn, nguồn nước
- Chế độ thủy văn và nguồn nước mặt: chế đồ thủy văn của xã chịu ảnh

hưởng của các hồ đập, trong đó có hồ lớn nhất là Cửa Ông.
- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành, nhưng qua
thực tế khai thác của nhân dân cho thấy nguồn nước ngầm nông và dễ khai thác, phân
bố khá rộng, chất lượng và khối lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân
trên địa bàn.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a. Các chỉ số phát triển kinh tế
Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng giá trị sản xuất của cả xã Thanh Mai
là 73,052 tỷ đồng. Thực trạng phát triển kinh tế ở xã Thanh Mai theo các nhóm
ngành như sau:
Bảng 1.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã Thanh Mai
TT
Ngành
Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
1
Sản xuất nông nghiệp:
36,911
50,52
2
Công nhiệp – xây dựng
21,046
28,81
3
Dịch vụ thương mại
15,095
20,67
Tổng cộng
73,052
100


Các ngành nghề chính ở xã Thanh Mai gồm:
9

* Ngành trồng trọt: sản xuất trồng trọt ở Thanh Mai đang có sự chuyển đổi
mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, luân canh gối vụ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính năm 2013 gồm:
+ Cây lương thực: 380 ha Lúa với năng suất 57 tạ/ha, sản lượng đạt 2.166
tấn. 20 ha Ngô với năng suất 48 tạ/ha, sản lượng 96 tấn.
+ Cây công nghiệp hằng năm: 75 ha Sắn, năng suất 400 tạ/ ha, sản lượng
3000 tấn. 35 ha Lạc, năng suất bình quân 22,3 tạ/ ha, sản lượng 78 tấn. 45 ha Đậu,
sản lượng 36 tấn. 430 ha Chè, sản lượng 4103 tấn.
* Ngành chăn nuôi: phát triển với đàn trâu bò 2998 con; tổng đàn lợn có
3596 con; tổng gia cầm (gà, vịt, ) có 36764 con. Ngành chăn nuôi của xã tuy đã
phát triển nhưng chủ yếu tập trung theo kiểu kinh tế hộ gia đình, còn trang trại chăn
nuôi tập chung chưa có. Đây cũng là ngành mang lại thu nhập chủ yếu của người
dân sau ngành trồng trọt.
b. Dân số và lao động
Dân số xã Thanh Mai năm 2013 là 7.142 người với 1.573 hộ. Trong đó dân
số trong độ tuổi lao động: 3.867 người, chiếm 54,14% dân số của xã Thanh Mai.
Lực lượng lao động hầu hết làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 75% dân số
toàn xã. Lao động dịch vụ du lịch - thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là lao động
của hộ gia đình, không được đào tạo. Dân nông nghiệp phân bố chủ yếu nằm về
phía Bắc, phía Tây và phía Đông Nam của xã Thanh Mai; Dọc theo trục trung tâm
xã đã và đang hình thành một số hộ gia đình làm dịch vụ thương mại kết hợp sản
xuất nông nghiệp.
Bảng 1.2. Tổng hợp các thành phần lao động ở xã Thanh Mai
TT
Lao động
Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)
1
Lao động nông nghiệp
2.907
75
2
Lao động phi nông nghiệp
960
25
3
Lao động qua đào tạo
580
15
Tổng số
3.867
100%


10

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 08 năm 2014 ở
khu vực Đá Bia thuộc xã Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An (hình 2.1).
Đã tiến hành 2 đợt thu mẫu để xác định các loài vào tháng 10 và tháng 12
năm 2013 và 23 ngày thực địa quan sát đặc điểm sinh thái của loài từ tháng 05 đến
tháng 07 năm 2014.
Các tuyến quan sát: được xây dựng trên cơ sở đặc điểm địa hình và hệ thống
khe suối ở khu vực nghiên cứu. Khảo sát ban đầu có 4 khe suối chính trong khu vực

nghiên cứu. Tọa độ các tuyến nghiên cứu như sau:
Bảng 2.1. Tọa độ các tuyến nghiên cứu
TT
Địa điểm
Vĩ độ Bắc
Kinh độ Đông
Độ cao (m)

Điểm xuất phát
18
0
35,980N
105
0
21.582E
65
1
Khe Bụi Chuối
18
0
35,699N
105
0
21.490E
128
2
Khe Đá Mài
18
0
35,781N

105
0
21.449E
126


18
0
35,733N
105
0
21.411E
142
3
Khe Hói Con
18
0
35,974N
105
0
21.363E
99
4
Khe Lại Lò
18
0
35,980N
105
0
21.443E

95


18
0
35,970N
105
0
21.329E
121


18
0
35,937N
105
0
21.226E
125

11

Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu
2.2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tư liệu nghiên cứu
- Tư liệu sử dụng để viết luận văn gồm 40 mẫu thu thập trên thực địa dùng để
phân tích hình thái. Mẫu vật được bảo quản và lưu giữ trong cồn 70
0
tại Phòng thí
nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh.

- Kết quả quan sát hoạt động của các loài lưỡng cư trong 23 ngày ở khu vực
nghiên cứu.
- Các tài liệu có liên quan về nghiên cứu lưỡng cư, bò sát; tài liệu về điều
kiện tự nhiên, xã hội của khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
a. Phương pháp thu thập mẫu vật
- Thu mẫu phân tích hình thái phân loại:
12

Thu thập cho mục đích phân tích, định danh các loài trên cả hệ thống 4 khe
suối. Mẫu được thu bằng tay. Cố định trong dung dịch formol 10% trong 1 ngày, sau
đó được bảo quản trong cồn 75
0
.
Các mẫu được đánh số theo thứ tự thu mẫu và ghi nhật ký mẫu, gồm các
thông tin:
- Số thứ tự của mẫu;
- Tên phổ thông, tên địa phương (nếu có);
- Địa điểm thu mẫu: tên khe suối;
- Thời gian thu mẫu (ngày, giờ thu mẫu);
- Vị trí thu mẫu: mô tả vị trí cụ thể thu mẫu của loài;
- Người thu mẫu.
b. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh thái
Quan sát đặc điểm môi trường sống: quan sát, mô tả đặc điểm của các khe
suối, các đoạn suối khác nhau ở từng khe suối vào ban ngày.
Tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài vào ban đêm từ 19h đến
23h trong ngày; mỗi tuần tiến hành nghiên cứu 2 lần.
Mỗi lần nghiên cứu tiến hành quan sát các loài và thu thập các thông tin trên
phiếu thực địa, gồm:
- Loài bắt gặp,

- Thời gian bắt gặp,
- Số cá thể của loài,
- Nhiệt độ, độ ẩm môi trường,
- Vị trí gặp: vị trí nhìn thấy loài đầu tiên,
- Đặc điểm môi trường sống: mô tả đặc điểm nơi sống của loài bắt gặp trên
thực địa.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
a. Phân tích đặc điểm hình thái các loài
Phân tích và mô tả đặc điểm hình thái phân loại các loài theo Bourret R.
(1942); tham khảo Hoàng Xuân Quang và cộng sự (2008, 2012).
Các chỉ tiêu hình thái dùng trong phân tích lưỡng cư và kí hiệu:
13

- Đo kích thước các phần cơ thể (đơn vị tính mm) và kí hiệu (hình 2.2).

Hình 2.2. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi (theo Banikov A. G. et al., 1977)
1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ; 4. Dải mũi; 5. Mí mắt trên; 6. Rộng mí mắt
trên; 7. Gian mí mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách giữa 2 dải mũi; 10.
Khoảng cách từ mõm đến mũi; 11. Dài mõm; 12. Đường kính mắt; 13. Dài
màng nhĩ; 14. Dài thân; 15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống
chân; 19. Đùi; 20. Ống chân; 21. Cổ chân; 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn
chân; 24. Rộng đĩa ngón chân.

SVL. Dài thân (từ mút mõm đến khe huyệt);
HL. Dài đầu (từ mút mõm đến góc sau hàm dưới);
HW. Rộng đầu (bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc
sau của hàm);
SE. Dài mõm (khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt);
IN. Gian mũi (khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi);
EL. Dài ổ mắt (bề dài lớn nhất của ổ mắt);

14

IUE. Gian mí mắt (khoảng cách nhỏ nhất giữa hai bờ trong của mí mắt);
PalW. Rộng mí mắt trên;
TYD. Dài màng nhĩ (bề dài lớn nhất của màng nhĩ);
FLL. Dài ống tay (từ khớp khuỷu tới gốc củ bàn ngoài);
FL. Dài đùi (từ khe huyệt đến khớp gối);
TL. Dài ống chân (từ khớp gối đến cuối khớp chày - cổ);
TW. Rộng ống chân (bề rộng lớn nhất của ống chân);
OL. Dài bàn chân (từ gốc củ bàn trong đến mút ngón dài nhất);
IMT. Dài củ bàn trong;
ITL. Dài ngón I chi sau (từ củ khớp dưới ngón đầu tiên đến mút ngón I).
Tính các tỉ lệ:
SVL/HL (dài thân/dài đầu), SVL/FL (Dài thân/dài đùi), HL/HW (dài đầu/rộng
đầu), TYD/EL (dài màng nhĩ/dài mắt), TYD/TYE (dài màng nhĩ/khoảng cách màng
nhĩ - sau mắt), PalW/IUE (rộng mí mắt trên/gian ổ mắt), EL/PalW (dài mắt/rộng mí
mắt trên), EL/SE (dài mắt/dài mõm); EL/IUE (dài mắt/gian mí mắt); IN/IUE (gian
mũi/gian mí mắt), SN/EN (khoảng cách mũi - mút mõm/khoảng cách mắt - mũi),
FL/TL (dài đùi/dài ống chân), TL/TW (dài ống chân/rộng ống chân), IMT/ITL (dài
củ bàn trong/dài ngón I chi sau).
b. Định tên khoa học các loài
Các tài liệu sử dụng trong định tên khoa học các loài: Bourret R. (1942); Đào
Văn Tiến (1977). Tham khảo các tài liệu có liên quan của Hoàng Xuân Quang và
cộng sự (2008) và (2012).
Tên khoa học các loài theo Nguyen Van Sang et all. (2009).
c. Mô tả các loài
Mô tả được thực hiện dựa trên phân tích các mẫu thu được trên thực địa. Thứ
tự mô tả các loài như sau:
- Tên chính thức của loài.
- Tài liệu xuất xứ.

- Tên đồng vật.
- Tên phổ thông.
15

- Tên tiếng Anh.
- Số mẫu phân tích.
- Kích thước: giá trị trung bình của các chỉ tiêu hình thái cơ bản, min, max.
- Tỉ lệ: các tỉ lệ cơ bản đối với mỗi loài.
- Mô tả.
- Màu sắc.
- Bảng tỉ lệ các chỉ tiêu hình thái của loài.
2.2.4. Phương pháp tính tần số bắt gặp các loài
Xác định tần số bắt gặp của mỗi loài được tính cho tổng các lần quan sát theo
công thức:
F = ∑S
i

n/N
Trong đó: n là số lần thu mẫu có gặp loài; Si là tần số gặp của loài cho một
lần thu mẫu; N là tổng số lần thu mẫu.
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học.

16

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài lưỡng cư trong hệ thống suối ở KVNC
Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, định loại mẫu vật thu ở hệ thống
suối thuộc xã Thanh Mai, Thanh Chương đã xác định được 9 loài lưỡng cư thuộc 8
giống, 5 họ (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Danh sách các loài lưỡng cư trong hệ thống suối ở KVNC
TT
Tên khoa học
Tên phổ thông
Ghi chú

ANURA
BỘ KHÔNG ĐUÔI


I. Megophryidae
Họ Cóc bùn

1
Xenophrys major (Boulenger, 1908)
Cóc mắt bên


II. Microhylidae
Họ Nhái bầu

2
Microhyla fissipes (Boulenger, 1884)
Nhái bầu hoa

3
Microhyla heymonsi Vogt, 1911
Nhái bầu hây môn



III. Dicroglossidae
Họ Ếch nhái thực

4
Fejervarya limnocharis (Gravenhorst,
1829)
Ngoé

5
Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838)
Ếch nhẽo

6
Quasipaa verrucospinosa (Bourret,
1937)
Ếch gai sần


IV. Ranidae
Họ Ếch nhái

7
Hylarana guentheri (Boulenger, 1882)
Chẫu


V. Rhacophoridae
Họ Ếch cây

8

Polypedates mutus (Smith, 1940)
Ếch cây mi-an-ma

9
Rhacophorus dennysi Blanford, 1881
Chẫu chàng xanh đốm
*

Ghi chú: (*) loài bổ sung cho Nghệ An
Trong số 9 loài lưỡng cư đã xác định được, có 1 loài bổ sung vùng phân bố
cho tỉnh Nghệ An là Chẫu chàng xanh đốm Rhacophorus dennysi.

×