Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thành phần, biến động mật độ của nhóm cánh vẩy lepidoptera hại rau họ hoa thập tự brassicaceae và các côn trùng ký sinh của chúng trên địa bàn thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 74 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH




ĐẶNG THỊ HOA




NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ
CỦA NHÓM CÁNH VẨY LEPIDOPTERA HẠI RAU HỌ HOA
THẬP TỰ BRASSICACEAE VÀ CÁC CÔN TRÙNG KÝ SINH
CỦA CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC






NGHỆ AN - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH





ĐẶNG THỊ HOA




NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ
CỦA NHÓM CÁNH VẨY LEPIDOPTERA HẠI RAU HỌ HOA
THẬP TỰ BRASSICACEAE VÀ CÁC CÔN TRÙNG KÝ SINH
CỦA CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH


Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn: GS.TSKH. Vũ Quang Côn
TS. Ông Vĩnh An



Nghệ An, 2014

LỜI CẢM ƠN


Đề tài “Nghiên cứu thành phần, biến động mật độ của nhóm cánh vẩy
Lepidoptera hại rau họ hoa thập tự Brassicaceae và các côn trùng ký sinh của
chúng trên địa bàn thành phố Vinh” được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng
9/21014. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các nhà khoa học, các thầy cô giáo thuộc Khoa Sinh – Trường Đại học Vinh.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.
TSKH Vũ Quang Côn, TS. Ông Vĩnh An – những người thầy kính quý đã luôn
hướng dẫn và giúp đỡ từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Vinh, các
thầy cô, cán bộ công chức trong Phòng Sau Đại học Vinh và khoa Sinh học,
đặc biệt là các thầy cô và cán bộ trong tổ bộ môn Động Vật học – khoa Sinh
học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như cơ sở
vật chất, thiết bị thí nghiệm cho tôi làm việc trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, thầy cô giáo đã đóng góp ý
kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn cán bộ đài khí tượng thuỷ văn Bắc Miền Trung đã cung cấp
những số liệu quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân, bạn bè xa gần và đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Nghệ An, tháng 10/2014
Tác giả: Đặng Thị Hoa

MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC BẢNG 0
DANH MỤC HÌNH 0
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Nội dung nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu 3
1.1.1 Nghiên cứu về sâu hại và thiên địch trên rau HHTT ở nước ngoài 3
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 4
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài 7
1.2.1 Cơ sở lý thuyết 7
1.2.1.1. Cấu trúc và tính ổn định của quần xã, năng suất sinh học quần thể 7
1.2.1.2. Quan hệ dinh dưỡng 8
1.2.1.3. Biến động số lượng côn trùng 9
1.2.1.4. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng 11
1.2.2 Cơ sở thực tiến 14
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 16
2.3. Phương pháp nghên cứu. 16
2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại 16
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu biến động mật độ lượng sâu hại 17
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và định loại cánh vẩy hại
hoa thập tự 17
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ký sinh sâu khoang 18

2.3.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu. 19
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 20
3.1. Thành phần sâu hại thuộc bọ cánh vẩy Lepidoptera trên rau họ hoa thập tự
vụ đông xuân và hè thu 2013 - 2014 tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An. 20
3.2. Đặc điểm gây hại và biến động số lượng một số loài cánh vẩy chính hại rau HHTT
trên vụ đông xuân và hè thu 2013-2014 ở TP Vinh, Tỉnh Nghệ An. 21

3.2.1. Sâu xanh bướm trắng Pieris rapea L 21
3.2.2 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr . 28
3.2.3 Sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus 35
3.2.4 Sâu nõn Hellula undalis Fabricius 41
3.3 Côn trùng ký sinh sâu khoang 48
3.3.1 Ong ngoại ký sinh sâu khoang 49
3.3.2 Ong nội ký sinh sâu khoang 49
3.3.3 Mỗi tương quan giữa tỷ lệ ký sinh và biến động mật độ sâu khoang trên
rau HHTT. 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


HHTT : Họ hoa thập tự
SXBT : Sâu xanh bướm trắng
TB : Trung bình
MĐ : Mật độ
KS : Ký sinh
Ctv : Cộng tác viên

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vẩy Lepidotera trên rau HHTT ở
khu vực thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 20
Bảng 3.2 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linn hại bắp
cải trên khu vực thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vụ đông xuân 2014 24
Bảng 3.3 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linn hại cải
canh, cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ đông xuân

2013- 2014 25
Bảng 3.4 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linn hại cải
canh, cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ hè thu 2014 26
Bảng 3.5 Diễn biến mật độ sâu khoang Spodoptera litura Fabricius hại bắp
cải vụ đông xuân 2013-2014 trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ
đông xuân 2014 31
Bảng 3.6 Diễn biến mật độ sâu khoang Spodoptera litura Fabricius hại cải
canh, cải ngọt vụ đông xuân 2013- 2014 trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh
Nghệ An vụ đông xuân 2013- 2014 32
Bảng 3.7 Diễn biến mật độ sâu khoang Spodoptera litura Fabricius hại cải
canh, cải ngọt vụ hè thu 2014 trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ
hè thu 2014 33
Bảng 3.8 Diễn biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus hại bắp cải trên
khu vực thành phố vinh, tỉnh nghệ an vụ đông xuân 2014 37
Bảng 3.9 Diễn biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus hại cải canh, cải
ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ đông xuân 2013- 2014 38
Bảng 3.10 Diễn biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus hại cải canh,
cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ hè - thu 2014 39
Bảng 3.11 Diễn biến mật độ sâu đục nõn Hellula undalis Fabricius hại bắp cải
trên khu vực thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vụ đông xuân 2014 44
Bảng 3.12 Diễn biến mật độ sâu đục nõn Hellula undalis Fabricius hại cải canh,
cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ đông xuân 2013- 2014 45
Bảng 3.13 Diễn biến mật độ sâu đục nõn Hellula undalis Fabricius hại cải
canh, cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An vụ hè thu 2014 46
Bảng 3.14 Diễn biến mật độ sâu khoang hại HHTT và tỷ lệ ong ký sinh của
chúng 51


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1 Khu vực trồng rau xã Đông Vĩnh – TP Vinh 16
Hình 3.1 Vòng đời Sâu Xanh bướm trắng 22
Hình 3.2 Sâu xanh bướm trắng hại rau cải ngọt, bắp cải 23
Hình 3.3 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linn hại cải
canh, cải ngọt 27
trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An 2014 27
Hình 3. 4 Các pha phát triển của sâu khoang 29
Hình 3.5 Sâu khoang gây hại rau cải 30
Hình 3.6. Diễn biến mật độ sâu khoang Spodoptera litura Fabr hại cải canh,
cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An 2014 34
Hình 3.7 Các pha sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus 35
Hình 3.8. Bắp cải bị sâu tơ gây hại 36
Hình 3.9 Diễn biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus hại cải canh, 40
cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An 2014 40
Hình 3.10 Các pha phát triển của sâu đục nõn Hellula undalis Fabricius 42
Hình 3.11 Rau cải canh bị sâu đục nón gây hại 43
Hình 3.12 Diễn biến mật độ sâu đục nõn Hellula undalis Fabricius hại cải
canh, cải ngọt trên khu vực thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An 2014
47
Hình 3.13 Ong nội ký sinh sâu khoang hại rau họ hoa thập tư 50
Hình 3.14 Tương quan giữa tỷ lệ ong ký sinh và mật độ sâu khoang hại HHTT 52



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu hằng ngày của con người.
Rau là nguồn cung cấu nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như protein,
acid hữu cơ, vitamin và các chất khoáng, ngoài ra ra rau còn là nguyên liệu và

mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao [8].
Để đáp nhu cầu sử dụng rau của người tiêu dùng, diện tích trồng rau của
cả nước tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của cục trồng trọt thì tổng diện
tích trồng rau xanh trong cả nước năm 2009 là 722.000 (ha). Trong đó chỉ có
8% - 8.5% là vùng rau sạch đó được quy hoạch tập trung. Rau xanh gồm nhiều
họ khác nhau trong đó họ hoa thập tự (HHTT) chiếm tới 50% sản lượng và
xuất hiện quanh năm trên thị trường tiêu dùng. Điều này có nghĩa là hoa thập
tự đươc trong quanh năm và được thâm canh tăng vụ, trồng gối vụ để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
Ở khu vực TP vinh, rau được trồng rải rác ở nhiều nơi, trong đó khu vực
xã Đông Vĩnh và xã Nghi Kim là hai vùng trồng rau lớn nhất, ngoài cùng cấp
nhu cầu rau cho thành phố còn được vận chuyển đến các huyện lân cận để phục
vụ nhu cầu tiêu dùng ở đây.
Tuy nhiên trên họ HHTT có nhiều loại sâu gây hại nghiêm trọng đến
sản lượng và năng suất cây trồng. Việc phòng trừ sâu hại rau họ HHTT chưa
tuân theo quy tắc an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cũng chưa có những
thông tin dự đoán quan trọng về sự biến dộng mật độ sâu hại tại các thời điểm
khác nhau trong năm. Người dân vùng nghiên cứu vẫn chủ yếu dựa vào biện
pháp phòng trừ hóa học là chính, nhưng việc tuân thủ 4 nguyên tắc gồm thời
gian phun, chủng loại thuốc, số lần phun và nồng độ sử dụng chưa được quan
tâm. Chính vì vậy đã xuất hiện nhiều loại chủng sâu hại kháng thuốc gây hậu
quả nghiêm trọng.
Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH Vũ Quang Côn và TS. Ông
Vĩnh An và tham khảo của các nhà khoa học khác, học viên đã chọn đề tài


2
“Nghiên cứu thành phần, biến động mật độ của nhóm cánh vẩy
Lepidoptera hại rau họ hoa thập tự Brassicaceae và các côn trùng ký sinh
của chúng trên địa bàn thành phố Vinh” để nghiên cứu.

2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera hại trên rau
HHTT ở khu vực xã Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu đặc điểm gây các loại sâu cánh vẩy hại ra HHTT.
- Theo dõi, điều tra biến động mật độ một số loại sâu thuộc bộ cánh vẩy
dưới tác động của các điều kiện môi trường.
- Xác định thành phần ong ký sinh trên sâu khoang và tác động của tỷ lệ ong
ký sinh lên biến động mật độ sâu khoang hại rau họ hoa thập tự.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần các sâu cánh vẩy hại rau HHTT trên khu
vực thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.
- Cung cấp dẫn liệu về mức độ gây hại của các loại sâu này trên đối tượng
rau HHTT.
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang, làm cơ sở
cho việc nhân nuôi ong ký sinh sử dụng để phòng trừ sâu khoang ại ra bằng
biện pháp đấu tranh sinh học.








3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về sâu hại và thiên địch trên rau HHTT ở nước ngoài
Rau HHTT được trồng nhiều nơi trên thế giới, vì vậy thành phần sâu hại ở

các vùng khác nhau là khác nhau, có những loài gây hại mạnh ở vùng này nhưng
lại gây hại không đáng kể ở vùng khác. Ở Đông Nam nước Mỹ có hai loài gây
hại chủ yếu là Plutella xylotstella và Tricchoplusia sp.( Cartwiright, 1990). Cũng
ở khu vực Bắc Mỹ theo kết quả điều tra năm 1993 – 1994 ở Canada, lại thu được
hai loại sâu hại chính là Plutella xylotsella và Pieris rapae [37]
Ở khu vực Đông Nam Á, nước Indonesia có hai loại sâu hại rau họ hoa
thập tự chính là Plutela xylotstella và Crocidolomia binotalis.,( Mohammad
Iman et al 1986). Nghiên cứu của Koshiham (1985) cho biết ở Nhật bản có 5
lại sâu hại trên họ hoa thập tự. Trung Quốc có 7 loài sâu hại ( Liu et al).
Philippin có 5 loài, ( Andreá Poelking (1990). Ở Malaixia có 3 loài gây hại
nặng là Plutella xylotsella, Hellula undalis và Pieris rapae. Trong các loại gây
hại thì sâu tơ Plutella xylotsella là loài gây hại nghiêm trọng nhất trên họ cây
hoa thập tự. Trong nhiều năm trước đó, nghiên cứu sâu tơ được rất nhiều nhà
khoa học quan tâm, bởi không chỉ có khả năng phá hoại mạnh mẽ mà nó còn
có khả năng kháng thuốc rất nhanh. Do điều kiện địa lý và môi trường ở các
nước khác nhau nên vòng đời của sâu tơ (Plutella xylotsella) có sự khác nhau :
ở Hồng Kông vòng đời sâu tơ khoảng 22 – 27 ngày, ở Canada vòng đời sâu tơ
lại ngắn hơn khoảng 14 – 22 ngày, ở vùng Tây Bắc Ấn Độ là 24- 35 ngày. Sâu
tơ có thể sống và phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 10 – 40
0
C , khoảng
nhiệt độ rất rộng, khoảng nhiệt đô thích hợp cho sâu tơ dao động trong khoảng
17,5
0
C – 27,5
0
C. Mặt khác ngưỡng nhiệt độ phát dục của sâu tơ nằm trong
khoảng 6.7 – 9.8
0
C. Khả năng kháng thuốc là một đặc điểm nổi bật của sâu tơ

khiến nó trở thành loài khó tiêu diệt nhất, nhiều tác giả khẳng định tính kháng
thuốc của sâu tơ biểu hiện rõ ràng nhất khi sâu non ở tuổi 3- 4, ở giai đoạn sâu
non tuổi 1-2 thuốc vẫn phát huy được hiệu quả cao.


4
Loài gây nguy hiểm đứng thứ 2 sau sâu tơ là bọ nhảy (Phyllotreta
striolata. Song tùy vào điều kiện môi trường ở mỗi khu vực khác nhau nên
mức độ gây hại của bọ nhảy khác nhau, mức gây hại ở những thời điểm khác
nhau trong năm cũng khác nhau. Bọ nhảy là dịch hại chính của rau họ hoa thập
tự đặc biệt là giai đoạn cây giống ở vườn ươm vùng Java Indonexia (Kalshoven
1981). Vùng Guangxi, Trung quốc bọ nhảy thường xuyên bùng phát thành dịch
vào các tháng mùa xuân và mùa thu trong năm ( Liu và Yen, 1941). Theo Chen
và cộng sự (1990), bọ nhảy là loài gây hại nghiêm trọng cải bao, cải củ và cải
xanh ngọt ở Đài Loan.Theo Soroka và Pritchard 1987, bọ nhảy trưởng thành
gây hại nặng đối với cây trông quá non hơn là cáy trồng đã đủ 6- 8 lá.
Ở New York mỗi năm thu nhập từ sản xất rau HHTT khoảng trên 62
triệu USD. Đây là nguồn thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đứng
sau ngành chế biến khoai tây. Nhưng bọ nhảy gây hại khá nghiêm trọng cho
rau, chúng làm giảm năng suất và chất lượng nông sản và có thể làm mất 100%
năng suất.
Sâu khoang ( spodoptera litủura Fabr) cũng là loài được quan tâm
nghiên cứu nhiều. Theo điều tra của Liu và cộng sự (1995), Zhu và cộng tác
viên (1996), đều nhận thấy tác hại của sâu khoang lên rau họ hoa thập tự là
khá nghiêm trọng, thức ăn của sâu khoang non gấp 85,4 lần so với sâu tơ và
gấp 3,9 lần so với sâu xanh bướm trắng.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở trong nước có nhiều đề tài nghiên cứu về thành phần sâu hại
rau họ hoa thập tự và các phương pháp phòng trừu sâu hại, biện pháp đấu tranh
trong phòng trừ dich hại tổng hợp.

Điều tra ở các tỉnh phía Bắc xác định trên rau HHTT có 23 loài sâu hại
thuộc 13 họ và 6 bộ. Trong 23 loài đó thì chỉ có 14 loài gây hại rõ rệt. Theo Hồ
Khắc Đín và cộng sự (1980) thì ở Việt Nam có 4 loài sâu hại chủ yếu trên rau
HHTT gồm: sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy sọc cong, và rệp muội. Theo Nguyễn
Thị Hà và cộng sự 2001, sâu hại rau họ hoa thập tự chỉ có 6 loài chính là sâu


5
tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, rệp, sâu xám. Theo Nguyễn
Công Thuật (1995), thì trên rau bắp cải có 4 loại sâu hại chính và 12 loài thứ
yếu. Ở các tỉnh phía Nam đã phát hiện 23 loài sâu hại chính đó có 14 loài gây
hại rõ rệt (Mai Văn Quyền và ctv 1994).
Các tác giả Hồ Thị Giang (1996- 2002)[8], Hoàng Anh Cung và ctv
(1995) [7] cho thấy khu vực phía Bắc thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự
khá phong phú, trong đó có một số gây hại khá quan trọng là: sâu tơ, sâu
khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp xám Một vài năm gần đây, loài dòi đục lá
Liriomyza sativae B với khả năng ăn rộng đã trở thành một trong những đối
tượng gây hại quan trọng không những đối với rau họ hoa thập tự mà còn đối
với loài cây trồng khác. Theo Nguyễn Quý Hùng (1995) , trên bắp cải có 4 loài
sâu hại chính và 12 loài gây hại thứ yếu. Kết quả điều tra 3 năm 1995- 1997 ở
vùng đồng bằng sông Hồng của Lê Văn Trịnh (1997) [28] đã xác định được 31
loài gây hại trên rau họ hoa thập tự với các mức độ khác nhau, trong đó có 12
lài gây hại rõ rệt và các loài gây hại quan trọng là sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh
bướm trắng, bọ nhảy.
Ngoài những nghiên cứu về thành phần sâu hại thì còn có nhiều đề tài
nghiên cứu về thành phần thiên địch cả sâu hại rau họ hoa thập tự. Theo điều
tra cơ bản về côn trùng năm 1967 – 1968 của viện Bảo vệ Thực vật cho thấy có
75 loài thuộc bọ xít ăn sâu, 67 loài thuộc họ chân chạy, 20 loài thuộc họ hổ
trùng. Theo Hà Quang Hùng, (1998) khi thực hiện thống kê nguồn gen côn
trùng ký sinh trứng, phát hiện 67 loài ong ký sinh sâu non, 67 loài ong ký sinh

nhộng trên những sâu hại chính của những cây trồng chủ yếu vùng Hà Nội.
Theo kết quả theo dõi của Lê Văn Trịnh và ctv (1996) [28] cho thấy có
11 loài thiên địch xuất hiện trên các vùng trồng rau vụ đông, bao gồm 5 loài
nhện, 3 loại côn trùng cánh cứng, hai loại ong ký sinh và một loài nấm ký sinh
chưa định loại.


6
Nghiên cứu trên rau HHTT, Hồ Thu Giang (1996) [8] đã thu thập được
29 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện bắt mồi, 6 loài côn trùng ký sinh
(2002), 77 loại côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi và nhện bắt mồi.
Vũ Quang Côn (1990) “ Lợi dụng tác nhân sinh vật để hạn chế số lượng
sâu hại, một trong những biện pháp quan trọng của phòng trừ tổng hợp ” tạp
chí Bảo vệ thưc vật (số 6); Hồ Thị Thu Giang (1996) “Thành phần thiên địch
sâu hại họ thập tự, đặc tính sinh vật và sinh thái học của bọ rùa 6 vằn và ong ký
sinh rệp cải vụ Đông xuân 1995-1996 tại Gia Lâm- Hà Nội” Luận án Thạc sĩ.
KHNN, trường ĐH Nông Nghiệp I, Hà Nội 1996; Phạm Văn Lâm (1995)
“Biện pháp sinh học trong phòng chống hại nông nghiệp” Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội 1995. [3]
Lê Văn Trịnh (1997) cho biết thiên địch sâu khoang bao gồm các loài
nhện, ong kén nhỏ (Braconidae), nấm ký sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn.
Đáng chú ý là nấm Beauveria ký sinh trên sâu non tháng 1, tháng 2, và tháng 3
hàng năm với ỷ lệ cao 20 – 50%, cao vào tháng 2 với tỷ lệ ký sinh tới 100%.
Tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh cao trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7,
sâu còn bị chết nhũn trong mùa mưa nóng, cho nên tháng 7, 8 thì lượng sâu
khoang giảm đáng kể.
Bên cạnh đó còn khá nhiều nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại
rau họ hoa thập tự. Có nghiên cứu của Nguyễn Quý Hùng và cộng tác viên
(1994) sử sụng biện pháp canh tác vào phòng trừ sâu hại bằng cách trồng xen
canh 2 hàng cà chua, 4 hàng bắp cải tiến hành trong vụ đông xuân năm 1992-

1993 trên diện tích 60m² ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy
trên cây bắp cải trồng xen canh có mật độ sâu tơ cao là 105 con/m² giảm đáng
kể so với 187 con/m² trên ruộng thuần chủng.
Các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại cũng được nghiên cứu
rộng rãi. Các chế phẩm sinh học như BT, VBT, NPV, GV, hoặc biện pháp
nhân thả một số loài ong ký sinh có hiệu quả cao để phòng trừ sâu hại trên
ruộng rau. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Đạt (1980), Nguyễn Văn Cảm và ctv


7
(1975) đã tiến hành việc nghiên cứu sử dụng Bt để phòng trừ sâu tơ. Các tác
giả khẳng định chế phẩm Bt có hiệu lực trừ sâu rất tốt đối với lượng dùng 3kg/
1ha, khi trời rét đậm thì lượng dùng tăng lên 5kg/ 1ha, nếu mật độ cao quá có
thể sử dụng kép 2 lần. Sử dụng chế phẩm BT đã làm tăng năng suất bắp cải,
súp lơ, và giá trị thu hoạch cao hơn hẳn sử dụng thuốc hóa học.
Thiên địch trên ruộng rau cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều trong
những năm gần đây, nhưng mới chỉ ở mức điều tra, khảo sát thành phần. Tác
giả Khuất Đăng Long, năm 1993 đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hình thái,
sinh học và tập tính của ong đen ký sinh sâu tơ.
Trên địa bàn Nghệ An, có nghiên cứu thành phần con trùng bắt mồi
trên rau họ cải của TS Nguyễn Thị Thanh (2014) cho biết “ Kết quả điều tra
thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ Cải ở thành phố Vinh và các vùng
trồng rau địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2012 cho thấy có 47 loài côn
trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ Cải thuộc 14 họ của 7
bộ côn trùng” [26].
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
1.2.1.1. Cấu trúc và tính ổn định của quần xã, năng suất sinh học quần thể
Tính ổn định quần xã và năng suất quần thể của một số loài được xác
định bởi nhiều yếu tố, và một phần trong các yếu tố đó là cấu trúc của quần xã

sinh vật [36]. Cấu trúc quần xã bao gồm ba nhóm yếu tố: Mạng lưới dinh
dưỡng trong quần xã, sự phân bố không gian của sinh vật, sự đa dạng loài của
quần xã.
Cũng như ở các hệ sinh thái tự nhiên, trong hệ sinh thái đồng ruộng luôn
luôn tồn tại mối quan hệ về mặt dinh dưỡng (thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới
thức ăn). Mối quan hệ này phụ thuộc lẫn nhau vô cùng phức tạp, nhưng có quy
luật. Một loài sinh vật thường là thức ăn, là điều kiện tồn tại cho một loài sinh
vật khác.


8
1.2.1.2. Quan hệ dinh dưỡng
Tập hợp các quần thể gắn bó với nhau qua những mối quan hệ được hình
thành trong một quá trình lịch sử lâu dài và sinh sống trong một khu vực nhất
định tạo thành quần xã sinh vật. Trong quần xã, các quần thể có quan hệ tương
hỗ với nhau đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng như hiện tượng ăn thịt, hiện tượng
ký sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với lý thuyết và thực tiễn của biện pháp
phòng trừ các loài sinh vật gây hại.
Hiện tượng ăn thịt là một dạng quan hệ trong đó vật ăn thịt sử dụng con
mồi để làm thức ăn và thường làm chết con vật ở một thời gian rất ngắn. Vật ăn
thịt thường có kích thước lớn hơn con mồi, trừ một số loài bọ rùa rất nhỏ. Để
hoàn thành sự phát triển, mỗi cá thể vật chủ thường phải ăn nhiều con mồi (trừ
một số loài bọ rùa ăn rệp sáp lớn), các loài ăn thịt có hai khả năng ăn con mồi: có
thể nhai nhiều con mồi (cánh cứng ăn thịt, chuồn chuồn, …) hoặc chúng có thể
hút dịch dinh dưỡng từ con mồi (bọ xít ăn thịt, nhện lớn ăn thịt,…).
Hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ giữa các loài sinh vật
rất phức tạp và đặc trưng. Hiện tượng côn trùng ký sinh sâu hại phổ biến trong
tự nhiên. Đây là một hiện tượng đặc biệt của quan hệ ký sinh, trong đó thông
thường vật ký sinh sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ và vật ký
sinh thường gây hại chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát

triển. Mỗi một cá thể ký sinh chỉ liên quan đến một cá thể vật chủ.
Thiên địch thường là nhóm phòng trừ sinh học quan trọng nhất của cây
trồng nói chung. Thiên địch thường dễ nhìn thấy nhưng đôi khi chúng bị nhầm
lẫn với sâu hại. Thiên địch xuất hiện ở hầu hết các môi trường trồng cây nông
nghiệp. Một số thiên địch như nhện, bọ rùa, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi
như bọ rầy rệp, sâu non của bộ cánh vẩy,
Các loài thiên địch thường phàm ăn và khi nguồn thức ăn chính của
chúng hiếm chúng sẽ tấn công các loài có ích khác. Có một số loài sâu hại,
xuất hiện ở mức độ không gây hại về mặt kinh tế là có ích, vì chúng cung cấp
thức ăn để duy trì những loài có ích ở dưới ngưỡng kinh tế mà nuôi thiên địch


9
để thả hàng loạt vào đồng ruộng là một điều hết sức tốn kém, vì trên mỗi mảnh
ruộng đều đã có sẵn nhiều loài thiên địch. Sự liên quan mật thiết các loài giữa
sâu hại với côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh trong quá trình phát triển quần
xã, có ý nghĩa to lớn không những trong lý luận mà còn có ý nghĩa trong thực
tiễn. Việc nghiên cứu xem xét các mối quan hệ đó đã góp phần quan trọng trong
các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng bảo vệ sự đa dạng sinh
học, mối cân bằng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
1.2.1.3. Biến động số lượng côn trùng
Sự dao động số lượng côn trùng là kết quả của hai quá trình xảy ra theo
nguyên tắc khác nhau đó là sự thay đổi và sự điều hoà số lượng (Viktorov,
1967). Viktorov (1967) đã tổng hợp khái quát thành sơ đồ chung của biến động
số lượng côn trùng. Trong đó một trong những đặc tính của quần thể là mật độ
quần thể được xác định bởi sự tương quan của các quá trình bổ sung thêm và
giảm bớt số lượng cá thể. Tất cả các yếu tố biến động số lượng đều tác động
đến quá trình này, khi chúng làm thay đổi sức sinh sản, tỉ lệ chết và sự di cư
của các cá thể trong quần thể. Trong đó các yếu tố vô sinh (điều kiện thời tiết,
khí hậu) tác động đến côn trùng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp thông qua

thức ăn, thiên địch. Sự điều hoà số lượng thông qua mối quan hệ tác động qua
lại đó đã phản ánh ảnh hưởng của mật độ lên sức sinh sản, tỷ lệ tử vong và di
cư. Sự tồn tại của các mối liên hệ ngược này đảm bảo sự tăng lên và giảm bớt
số lượng cá thể của quần thể. Chính sự tác động thuận nghịch đó đã điều chỉnh
được những sai lệch ngẫu nhiên trong mật độ quần thể (dẫn theo Phạm Bình
Quyền, 1994) [24] [25].


10


Sơ đồ chung về tác động của các yếu tố lên quần thể côn trùng
( Theo Viktorov, 1967)
Các cơ chế điều hoà số lượng có liên quan với dạng các yếu tố điều hoà
mà các yếu tố này điều chỉnh được những thay đổi ngẫu nhiên của mật độ quần
thể. Trong đa số trường hợp, hiệu quả tác động của các yếu tố điều hoà có tác
dụng chậm.
Các cơ chế riêng biệt của sự điều hoà số lượng côn trùng tác động trong
những phạm vi khác nhau của mật độ quần thể. Đó chính là ngưỡng giới hạn và
vùng hoạt động của các yếu tố cơ bản điều hoà số lượng côn trùng.
Ngưỡng dưới hạn thấp với vùng điều hoà hẹp là các côn trùng đa thực.
Độ hẹp của vùng hoạt động sinh vật ăn côn trùng đa thực là nguyên nhân làm
cho chúng ít có khả năng hạn chế số lượng sâu hại. Ở ngưỡng giới hạn dưới có
cả ký sinh và ăn thịt chuyên hoá. Chính các khả năng của các thiên địch chuyên

Thức ăn
Quan hệ
trong loài
Sức sinh
sản,Tỷ lệ chết

Di cư

Yếu tố
vô sinh
Thiên địch
Mật độ
Quần thể


11
hoá có mặt cả khi vật chủ của chúng ở mật độ quần thể thấp đã tạo điều kiện
cho chúng có phản ứng số lượng.
Các sinh vật ăn côn trùng chuyên hoá có khả năng thực hiện sự điều hoà
số lượng côn trùng ở mật độ thấp được xác nhận trong thực tiễn của phương
pháp đấu tranh sinh học chống côn trùng gây hại. Khác với côn trùng đa thực,
các ký sinh vật và ăn thịt chuyên hoá có thể hoạt động trong khoảng phạm vi
rộng hơn của mật độ quần thể vật chủ nhờ khả năng tăng số lượng với sự gia
tăng số lượng mật độ của sâu hại. Điều này được ghi nhận trong thực tế ở
những trường hợp khả năng khống chế sự bùng phát sinh sản hàng loạt của côn
trùng ăn thực vật bởi các sinh vật ăn côn trùng chuyên hoá.
Dịch bệnh côn trùng thường xẩy ra vào thời kỳ khi mà quần thể côn
trùng tiếp cận với sự cạn kiệt các nguồn thức ăn và diễn ra sự át chế trạng thái
sinh lý của các cơ thể. Dịch bệnh côn trùng thường xẩy ra khi sâu hại đã phát
triển quá ngưỡng dẫn đến thiệt hại đáng kể cho mùa màng.
Cơ chế điều hoà cao nhất là sự cạnh tranh trong loài. Cơ chế này tác
động ở mức độ số lượng cao, khi nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt và sự át chế
lẫn nhau của các cá thể cùng loài. Sự điều hoà số lượng côn trùng được thực
hiện bằng một hệ thống hoàn chỉnh các cơ chế. Các cơ chế điều hoà liên tục kế
tiếp nhau tham gia tác động, khi mật độ quần thể được điều hoà vượt ra khỏi
giới hạn hoạt động của yếu tố điều hoà trước đó.

Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng (IPM) dựa trên mối quan hệ
tương hỗ giữa cây trồng – sâu hại - thiên địch của sâu hại trong hệ sinh thái nông
nghiệp và các nguyên tắc sinh thái, tính đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp.
1.2.1.4. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng
* Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua
lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất
định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất.


12
Hệ sinh thái nông nghiệp vốn là hệ sinh thái tự nhiên do con người biến đổi,
cải tạo để sản xuất ra lương thực, thực phẩm,… để phục vụ lợi ích cho con người.
Hệ sinh thái đồng ruộng là sự tồn tại của sinh vật bao gồm các sinh vật
sống như cây trồng, cỏ dại, chuột, sâu hại, côn trùng ăn thịt, ký sinh,… trong
môi trường nhất định.
Hệ sinh thái có khả năng tạo ra khối lượng nông sản có ích cho con
người. Con người không ngừng cải tạo, hoàn chỉnh theo hướng có lợi cho con
người cho nên hệ sinh thái nông nghiệp đơn giản hơn, độ đa dạng về thành
phần loài ít hơn hệ sinh thái tự nhiên. Chính do con người điều khiển mà việc
điều khiển một hệ sinh thái là vô cùng khó khăn phức tạp, liên quan đến cây
trồng, vật nuôi, mà ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với chúng là rất
phức tạp và dễ bị biến đổi nên hệ sinh thái trở nên rất mảnh dẻ, kém bền vững
dễ bị phá huỷ bởi bất kỳ một sự thay đổi bất thường của nhân tố môi trường.
Do đó, hệ sinh thái nông nghiệp muốn tồn tại thì cần phải có sự tác động
thường xuyên của con người. Tuy nhiên, cây trồng theo quy luật tự nhiên là
thức ăn của nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái nông nghiệp càng được chăm sóc,
cây trồng càng trở thành nguồn thức ăn tốt cho sinh vật đó. Chúng hoạt động
mạnh, tích luỹ số lượng phát triển thành dịch, tác động đến toàn bộ hệ sinh thái
nông nghiệp. Các loài sinh vật gây hại cây trồng chiếm giữ những khâu nhất

định trong chuỗi dây chuyền dinh dưỡng, tham gia một cách tự nhiên vào chu
trình tuần hoàn vật chất.
* Dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp.
Trong thực tiễn sản xuất thì dịch hại là một trong những nguyên nhân
chủ yếu gây tổn thất về năng suất và phẩm chất cây trồng. Dịch hại làm giảm
năng suất và làm cho cây trồng không thể tiến hành tạo ra năng suất một cách
bình thường. Sinh vật gây hại còn tiết ra các chất có tác động làm rối loạn hoạt
động sống của tế bào, làm ảnh hưởng đến phẩm chất cây trồng, làm giảm giá
trị hàng hoá của nông sản.


13
Trong tự nhiên không có loài sinh vật nào gây hại cũng không có loài
sinh vật nào hoàn toàn có lợi. Mỗi loài sinh vật đều có một vị trí nhất định
trong mạng lưới dinh dưỡng của hệ sinh thái, chúng thực hiện những chức
năng riêng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên. Sâu hại cây trồng là
một trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp. Nhưng xét về góc độ lợi
ích của nó đối với con người thì có những loài sinh vật là có hại.
Ở vòng tuần hoàn vật chất các loài sinh vật tồn tại hài hoà với nhau khi
hệ sinh thái hoạt động bình thường, do đó mà bảo đảm cho hệ sinh thái tồn tại
và phát triển. Trên cơ thể sinh vật và cây trồng có rất ít các loài sinh vật cùng
tồn tại, trong số sinh vật đó có loài cần thiết cho hoạt động sống của cây trồng,
nhưng bên cạnh đó cũng có những loài sinh vật lấy cây trồng làm thức ăn đây là
những loài sinh vật có hại. Thế nhưng không phải tất cả các sinh vật lấy cây trồng
làm thức ăn đều là dịch hại đối với con người, như côn trùng ăn cỏ dại trở thành
sinh vật có ích. Côn trùng bắt mồi, ký sinh là yếu tố điều hoà quần thể dịch hại,
tạo điều kiện cho dịch hại giữ được số lượng thích hợp trong hệ sinh thái.
Như vậy, “sinh vật có lợi hay có hại không phải là thuộc tính của một
sinh vật nào đó mà là đặc tính của loài đó trong mối quan hệ nhất định của
mỗi hệ sinh thái”. Các loài sinh vật vừa là điều kiện tồn tại của nhau vừa là yếu

tố hạn chế nhau trong mỗi chuỗi dinh dưỡng của chu trình tuần hoàn vật chất.
Vì vậy, dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp
(Trần Quang Hùng, 1995) [12].
* Hoạt động nông nghiệp đã tác động đến mối quan hệ giữa sâu hại và cây trồng.
Trong hệ sinh thái nông nghiệp, hoạt động sống của các loài sinh vật đều
có vị trí nhất định và hài hoà với nhau. Khi một loài nào đó gặp điều kiện thuận
lợi phát triển mạnh lên tăng vọt về số lượng, lập tức quần xã sinh vật điều
chỉnh bằng cơ chế cân bằng mật độ và chính nhờ cơ chế điều hoà này đã đảm
bảo cho hệ sinh thái luôn luôn giữ được mọi hoạt động bình thường.
Sự mất cân đối khi sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
làm cho tác hại của dịch hại ngày càng tăng. Trong sản xuất nông nghiệp, một


14
giống cây trồng đồng thời thoả mãn các tiêu chuẩn: năng xuất cao, phẩm chất
tốt, chống sâu bệnh, chống chịu hạn, chống chịu úng, … còn rất hiếm.
Thông thường một giống cây trồng chỉ đạt được một vài tiêu chuẩn lợi
ích cho con người. Đó chính là lý do làm phát sinh sự mất cân đối trong sử
dụng giống cây trồng, làm đảo lộn hệ sinh thái, tạo điều kiện cho dịch hại phát
triển. Giống cây trồng chống chịu với một số loài sâu bệnh cụ thể nào đó khi
đưa vào sản xuất chỉ sau một thời gian ngắn giống này lại bị loài sâu bệnh mới
gây hại nghiêm trọng. Sự mất cân đối trong quá trình tổ chức sản xuất và áp
dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật, tạo điều kiện cho dịch hại phát triển.
Trong tình trạng đó, việc đảm bảo mối quan hệ giữa cây trồng và thành phần
sinh vật khác là quan trọng (Trần Quang Hùng, 1995) [12].
1.2.2 Cơ sở thực tiến
Hiện nay, trên vùng trồng rau họ hoa thập tự của địa bàn nghiên cứu có
nhiều loài sâu gây hại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Trong
đó các loài sâu cánh vẩy Lepidoptera là gây hại nặng nhất. Hiên đã biết có
nhiều nghiên cứu về sâu hại trên ra họ hoa thập tư, nhưng chưa có nghiên cứu

nào đầy đủ về thành phần cánh vẩy gây hại , cũng như chưa đưa được dẫn liệu
về sự biến động mật độ sâu hại ở các thời điểm khác nhau trong năm ở khu vực
nghiên cứu.
Mặt khác do điều kiện thời tiết khu vực nghiên cứu có nhiều biến thay
đổi theo các mùa khác nhau trong năm nên mật độ các sâu hại cũng có những
biến động thay đổi. Việc đưa ra những dự báo biến động mật độ sâu hại ở các
thời điểm trong năm là rất cần thiết.
Việc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học đang đem lại những nỗi lo
ngại về an toàn thực phẩm của người sử dung. Hướng phòng trừ sâu hại biện
pháp đấu tranh sinh học đang là hướng đi mới và phát triển trong tương lại,
đảm bảo quy trình sản xuất rau sạch đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngày càng
cao. Đấu tranh sinh học có ba hướng chính là: sử dụng động vật ăn thịt, sử
dụng côn trùng ký sinh và sử dụng nấm và vi sinh vật gây bệnh. Trong ba


15
hướng đấu tranh đó, thì hướng sử dụng côn trùng bắt mồi đã được tác giả
Nguyễn Thị Thanh trình bày trong Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và
tài nguyên sinh vật lần thứ 5. Hai hướng đấu tranh còn lại vẫn chưa được chú
trọng nghiên cứu.
Do vậy, đề tài nghiên cứu mới mục đích cung cấp một phần dẫn liệu
còn thiếu cho các nghiên cứu về sâu hại trên rau họ hoa thập tự của khu vực
nghiên cứu.
















16
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại sâu cánh vẩy hại trên rau họ hoa thập tự (HHTT).
- Thành phần côn trùng ký sinh trên sâu cánh vẩy hại rau HHTT.
- Các loại rau thuộc HHTT như bắp cải, cải canh, cải ngọt.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
+ Địa điểm :


Hình 2.1 Khu vực trồng rau xã Đông Vĩnh – TP Vinh
- Vùng trồng rau xã Đông Vĩnh và Xã Nghi Phú thuộc tp Vinh – tỉnh Nghệ An.
- Phòng thí nghiệm Động vật học thuộc khoa Sinh - trường ĐH vinh.
+ Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2014
Tháng 7/2013 – 10/2013 : nghiên cứu tài liệu.
Tháng 10/2013 – 9/2014 : nghiên cứu thực địa và phòng thí nghiệm.
Tháng 9/2014 – 10/2014 : viết, chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn.
2.3. Phương pháp nghên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại
Phương pháp nghiên cứu thành phần sâu hại, biến động số lượng cánh vẩy

hại rau họ hoa thập tự được thực hiên theo “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về
phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tư” (QCVN 01-38:
2010/BNPTNT Và QCVN 01- 196: 2014/BNPTNT) [1][2]


17
Điều tra mẫu định tính: sử dụng vợt côn trùng có đường kính 40cm,
chiều dài 1-1.2m, hoặc thu bằng tay toàn bộ sâu hại xuất hiện trên ruộng
nghiên cứu và khu vực lân cận. Trong các cá thể côn trùng cùng loài, thu bắt
các cá thể đại diện cho các pha phát triển (trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng
thành) ngâm trong cồn 70
0
C để định loại, bảo quản.
Điều tra định lượng: Thực hiện 7ngày/ lần. Điều tra quan sát và đếm số
lượng sâu hại tại 5 điểm ngẫu nhiên theo phương pháp chéo góc, mỗi điểm
1m², điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m. Các điều tra sau phải không trùng với
điểm điều tra trước. Việc điều tra phải thực hiện tại thời điểm nhất định trong
ngày.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu biến động mật độ lượng sâu hại
Để xác định diễn biến số lượng của các loại sâu hại chính trên sinh
quần ruộng cải, tiện hành chọn các ruộng điều tra đại diện cho khu vực
vùng trồng rau tp Vinh. Điều tra trên các yếu tố: ruộng cải bắp, ruộng cải
canh, ruộng cải ngọt.
Phương pháp điều tra áp dụng theo QCVN 01-38: 2010 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn [1]. Điều tra 5 điểm phân bố ngẫu nhiên theo
đường chéo góc, định kì 7 ngày/lần. Đối với các cây trồng như cải canh, cải
ngọt điều tra khung 1m² ngay sau khi gieo trồng 7ngày. Đối với bắp cải vẫn
điều tra theo khung 1 m², ban đầu cây còn nhỏ có thể điều tra 20 cây, đến thời
kì trải lá bàng trở đi theo dõi 10 cây. Bắt và thu 30 sâu non và nhộng của từng
loài để xác định thành phần ký sinh.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và định loại cánh vẩy hại
hoa thập tự.
Thu bắt ngoài tự nhiên tuổi 1 về nuôi trong phòng thí nghiệm , nuôi
trong lọ nhựa cao 15- 20cm, có bịt bằng vải tuyn thoáng khí, mỗi lọ đều có
etyket riêng tương ứng với mỗi phiếu theo dõi. Hàng ngày tiến hành cho sâu
ăn, theo dõi và đo kích thước, tính thời gian biến thái qua từng giai đoạn. Số
lượng cá thể theo dõi là 30 cá thể/ loài, tiến hành lặp lại 3 lần.

×