Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH










NGUYỄN THỊ VÂN




THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI TRÊN CÂY
ĐẬU RAU Ở HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN,
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI Coranus
fuscipennis Reuter VÀ THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG
KHỐNG CHẾ SÂU HẠI ĐẬU RAU



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP











NGHỆ AN, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH






NGUYỄN THỊ VÂN

THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI TRÊN CÂY
ĐẬU RAU Ở HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN,
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI
Coranus fuscipennis Reuter VÀ THỬ NGHIỆM KHẢ
NĂNG KHỐNG CHẾ SÂU HẠI ĐẬU RAU.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Xuân Lam




NGHỆ AN, 2014

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do tôi thực hiện, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị hay một công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều
được ghi rõ các nguồn gốc, xuất xứ.





















ii



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân,
tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trương Xuân Lam
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn cùng các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm Ngư đã nhiệt tình giảng dạy,
cung cấp kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học
Vinh.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Nam Đàn, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu IV, lãnh đạo và bà con nông dân xã
Nam Anh, Nam Đàn đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Khoa học cây trồng khóa 20 cùng
bạn bè, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong thời gian
học tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Vân




iii



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU I
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 4
Đối tượng nghiên cứu 4
Phạm vi nghiên cứu 4
Nội dung nghiên cứu 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
Ý nghĩa khoa học 5
Ý nghĩa thực tiễn 5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 6
1.2. Tổng quan tài liệu 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 9
1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi 9
1.2.1.2. Nghiên cứu về thành phần loài của bọ xít bắt mồi (BXBM) 10
1.2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài BXBM 11
1.2.1.4. Nghiên cứu tập tính bắt mồi, phổ thức ăn và khả năng tiêu thụ vật mồi của

loài bọ xít bắt mồi 13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 15
1.2.2.1 Nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi 15
1.2.2.2. Nghiên cứu về thành phần các loài bọ xít bắt mồi 16
1.2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài BXBM 17
1.2.2.4. Nghiên cứu về phổ thức ăn và khả năng tiêu thụ con mồi của một số loài bọ
xít bắt mồi 19
1.2.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến loài BXBM 21
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và huyện Nam
Đàn 22
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 22
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Đàn 23
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp thực nghiệm 27
2.2.1.1. Điều tra xác định thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi trên ruộng đậu
rau. 27
2.2.1.2. Điều tra diễn biến số lượng tập hợp côn trùng bắt mồi, loài BXBM Coranus
fuscipennis và vật mồi của chúng (các loài sâu hại chính trên cây đậu rau)……….28
iv



2.2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài BXBM C. fuscipennis
Reuter. 29
2.2.1.4. Xác định khả năng ăn mồi của loài Coranus fuscipennis Reuter trong phòng
thí nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới 30
2.2.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến BXBM
Coranus fuscipennis Reuter. 31

2.2.1.6. Phương pháp làm mẫu vật, bảo quản và định loại. 32
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. 33
2.2.2.1. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán. 33
2.2.2.2. Phần mềm xử lý số liệu. 34
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 35
3.1. Thành phần côn trùng bắt mồi trên đậu rau và vật mồi của chúng 35
3.2. Diễn biến mật độ tập hợp côn trùng bắt mồi, loài BXBM C. fuscipennis Reuter
và vật mồi của chúng (sâu hại chính) trên cây đậu rau vụ Đông năm 2013 tại Nam
Đàn, Nghệ An 43
3.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis 49
3.3.1. Đặc điểm hình thái 49
3.3.2. Đặc điểm sinh học của loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter 54
3.4. Xác định khả năng ăn mồi của loài Coranus fuscipennis Reuter trong phòng thí
nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới 58
3.4.1. Xác định khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis Reuter trong phòng thí
nghiệm 58
3.4.2. Thử nghiệm khả năng khống chế của loài Coranus fuscipennis đối với một số
loài sâu hại đậu rau trong điều kiện nhà lưới 60
3.5. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đối với BXBM Coranus fuscipennis
Reuter 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
Kết luận 67
Đề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69








v



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


BVTV: Bảo vệ thực vật
BXNVT: Bọ xít nâu viền trắng
BXBM: Bọ xít bắt mồi
CTBM: Côn trùng bắt mồi
CTTN: Công thức thí nghiệm
C. fuscipennis: Coranus fuscipennis
M. vitrata: Maruca vitrata
O. indicata: Omiodes in dicata
C. cephalonica Corcyra cephalonica
IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp



vi



DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1. Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau và vật mồi của chúng
tại Nam Đàn, Nghệ An vụ Đông năm 2013……………………………………


36
Bảng 3.2. Tỷ lệ các họ, các loài côn trùng bắt mồi của sâu hại đậu rau vụ Đông
2013 tại Nam Đàn, Nghệ An…………………………………………………….

40
Bảng 3.3. Mức độ phổ biến của các loài côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau vụ
Đông 2013 tại Nam Đàn, Nghệ An……………………………………………

42
Bảng 3.4. Diễn biến mật độ một số loài sâu hại chính và tập hợp côn trùng bắt
mồi trên ruộng đậu rau vụ Đông 2013 tại Nam Đàn, Nghệ An………………….

44
Bảng 3.5. Diễn biến mật độ loài C. fuscipennis Reuter và một số loài sâu hại
chính trên ruộng đậu rau vụ Đông 2013 tại Nam Đàn, Nghệ An………………

47
Bảng 3.6. Kích thước các pha trứng và thiếu trùng của loài C. fuscipennis Reuter
51
Bảng 3.7. Kích thước trưởng thành của loài C. fuscipennis Reuter……………
52
Bảng 3.8. Thời gian phát dục các pha của BXBM C. fuscipennis Reuter………
54
Bảng 3.9. Thời gian sống của trưởng thành BXBM C. fuscipennis Reuter …
56
Bảng 3.10. Khả năng đẻ trứng của cá thể cái BXBM C. fuscipennis Reuter…
57
Bảng 3.11. Tỷ lệ trứng nở của trứng BXBM C. fuscipennis Reuter ………………….
58

Bảng 3.12. Khả năng ăn mồi của thiếu trùng BXBM C. fuscipennis Reuter …
59
Bảng 3.13. Khả năng ăn mồi của trưởng thành BXBM C. fuscipennis Reuter…
60
Bảng 3.14. Khả năng khống chế sâu cuốn lá đậu trong nhà lưới của BXBM
C. fuscipennis Reuter …………………………………………………………

61
Bảng 3.15. Khả năng khống chế sâu đục quả đậu trong nhà lưới của BXBM
C. fuscipennis Reuter …………………………………………………………

62
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thuốc hóa học tới tỷ lệ trứng nở của trứng BXBM
C. fuscipennis Reuter …………………………………………………………

64
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với thiếu trùng BXBM
C. fuscipennis Reuter …………………………………………………………

65


vii



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Các loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên cây đậu rau vụ Đông năm
2013 tại Nam Đàn, Nghệ An…………………………………………………….

42
Hình 3.2. Diễn biến mật độ tập hợp côn trùng bắt mồi và một số loài sâu hại
chính trên ruộng đậu rau vụ Đông 2013 tại Nam Đàn, Nghệ An……………….
45
Hình 3.2. Diễn biến mật độ loài C. fuscipennis Reuter và một số loài sâu hại
chính trên ruộng đậu rau vụ Đông 2013 tại Nam Đàn, Nghệ An………………
48
Hình 3.4. Đặc điểm hình thái của trứng và thiếu trùng các tuổi của loài C. fuscipennis Reuter .
50
Hình 3.5. Trưởng thành và bộ phận sinh dục ngoài của loài C. fuscipennis Reuter….
53
Hình 3.6. Vòng đời của loài bọ xít bắt mồi của loài C. fuscipennis Reuter……
55




















viii
































ix
































x

























1



MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cây đậu rau là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng đối với đời
sống hàng ngày của con người. Đây là loại thực phẩm giàu protein, các loại vitamin
A, C, B6 và các chất khoáng Canxi, Kali, Magie,… giúp nâng cao sức khỏe và tăng
sức đề kháng cho con người. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, đậu rau còn là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [5]
diện tích trồng rau của cả nước là 735.335 héc ta, năng suất đạt 161,6 tạ/ha và sản
lượng là 11,86 triệu tấn/năm. Trong các chủng loại rau thì đậu rau có một vai trò rất
quan trọng và được gieo trồng trên nhiều vùng chuyên canh rau ở nước ta. Các loại
đậu rau thường được trồng hiện nay như: đậu Hà Lan, đậu cove, đậu đũa, đậu ván,
đậu rồng, đậu ngọt, đậu trạch. Đây là những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế
cao cho người nông dân. Tuy nhiên, cũng như các loại cây trồng khác, việc sản xuất
cây đậu rau còn gặp rất nhiều rủi ro do sự tấn công gây hại của nhiều loài sâu bệnh
hại. Chúng làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm và chất lượng của cây đậu rau.
Hiện nay, ở nhiều vùng chuyên canh rau nước ta nói chung, ở Nghệ An nói
riêng, việc lạm dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại đang diễn ra rất phổ biến. Trong
đó, cây đậu rau là loại cây trồng thể hiện rõ nhất, dễ nhìn thấy và tác động tới sức
khỏe con người, vật nuôi trực tiếp, nhanh nhất. Do thời gian sinh trưởng của cây
không dài, sâu hại nhiều nên người dân trồng rau đã sử dụng nhiều loại thuốc hóa
học có tính độc hại cao, có loại không rõ nguồn gốc với số lần phun thuốc trong một
vụ quá mức, thời gian cách ly không đảm bảo. Chính vì vậy, ảnh hưởng của thuốc
hóa học đã và đang để lại rất nhiều hậu quả trực tiếp cho người tiêu dùng, hơn thế
thuốc còn xâm nhập vào đất, nước, tồn dư trong sản phẩm gây nên những ảnh

hưởng lâu dài về sức khỏe của con người, phá vỡ cân bằng sinh thái và tiêu diệt
nhiều loài côn trùng có ích trên đồng ruộng.
2



Xu hướng chính trong bảo vệ thực vật là quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng
(IPM) mà việc sử dụng biện pháp sinh học thay thế biện pháp sử dụng thuốc hoá
học trừ sâu hại là then chốt, trong đó những hướng đang được ưu tiên, quan tâm và
ứng dụng rộng rãi là bảo vệ, duy trì và lợi dụng các loài thiên địch, đồng thời nghiên
cứu các biện pháp để nhân nuôi thả chúng ra ngoài đồng ruộng.
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và sử dụng các nhóm
thiên địch trong việc hạn chế mật độ các loài sâu hại trên cây rau nói chung và cây
đậu rau nói riêng. Một trong những nhóm thiên địch được quan tâm và nghiên cứu
rộng rãi đó là nhóm côn trùng bắt mồi. Theo Distant (1910) [32], trong nhóm côn
trùng bắt mồi sâu hại đậu rau thì các loài bọ xít bắt mồi (BXBM) thuộc bộ Cánh
khác Heteroptera được biết là những loài thiên địch quan trọng trên nhiều cây trồng
nông nghiệp. Nhóm bọ xít bắt mồi chủ yếu phải kể đến các loài thuộc họ bọ xít ăn
sâu Reduviidae, loài thuộc phân họ Harpactorinae như bọ xít bắt mồi Coranus
spiniscutis Reuter, Coranus fuscipennis Reuter, họ bọ xít giả ăn sâu Nabidae, các
loài thuộc phân họ Asopinae (họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae) như: loài bọ xít nâu
viền trắng (BXNVT) Andrallus spinidens, các loài thuộc giống Cantheconidea, loài
bọ xít Orius sauteri (họ bọ xít hoa Anthocoridae) và loài bọ xít mù xanh
Cyrtorhinus livipennis (họ bọ xít mù Miridae). Ở Việt Nam trong một thời gian dài,
chúng ta mới chỉ quan tâm nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi, vai trò
của một số loài quan trọng cùng với các đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng trên
cây đậu tương, cây ngô, cây rau họ hoa thập tự, còn ít quan tâm nghiên cứu trên cây
đậu rau .
Huyện Nam Đàn là 1 trong những huyện có diện tích rau màu các loại khoảng
865 ha, trong đó đậu rau chiếm một phần diện tích không nhỏ, không những cung

cấp cho người dân trong huyện mà còn là nguồn cung cấp cho các vùng xung quanh.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất đậu rau là do sâu bệnh
phá hại. Ở các vùng trồng đậu rau (đậu cove, đậu đũa, đậu ván, đậu trạch,…) thuộc
huyện Nam Đàn thì xu hướng chính trong phòng trừ sâu hại đậu rau là sử dụng
3



thuốc hóa học và đã trở thành thói quen rộng rãi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc hóa học
sẽ tạo ra các sản phẩm đậu rau không an toàn cho sức khỏe con người, gây hại đến
môi trường và mất cân bằng sinh thái. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học có độ
độc cao và ngày càng gia tăng số lần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu
diệt các loài sâu hại mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm khác, một số
loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài hại chủ yếu, làm suy
giảm tài nguyên thiên địch của dịch hại trong tự nhiên, nhiều loài côn trùng bắt mồi,
côn trùng ký sinh trước đây là loài phổ biến có vai trò tích cực trong điều hòa số
lượng sâu hại chính trên rau, đến nay hoặc là biến mất hoặc chỉ xuất hiện với số
lượng và tần suất rất thấp không còn phát huy vai trò trong đấu tranh với sâu hại
nhất là các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi, bọ rùa và bọ cánh cứng bắt mồi khác.
Hơn nữa, nhiều loài côn trùng bắt mồi sống sót sau khi phun thuốc, khả năng sinh
sản, tuổi thọ và tập tính bắt mồi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua,
việc điều tra các loài thiên địch sâu hại đậu rau trong đó có các loài côn trùng bắt
mồi ở Nam Đàn vẫn chưa được tiến hành. Để bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học
về thành phần thiên địch côn trùng bắt mồi của sâu hại đậu rau và đặc điểm sinh học sinh
thái của loài phổ biến góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trừ tổng
hợp trên cây đậu rau, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Thành phần côn trùng
bắt mồi trên cây đậu rau tại huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, đặc điểm sinh học, sinh
thái loài C. fuscipennis Reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau ".
Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau tại huyện Nam Đàn,

Nghệ An.
Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ xít bắt mồi (BXBM)
C. fuscipennis Reuter, mối quan hệ với các loài sâu hại trên sinh quần ruộng đậu
rau và thử nghiệm khả năng khống chế của nó đối với một số loài sâu hại trên đậu
rau.
4



Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Những loài côn trùng bắt mồi trong đó chú trọng các loài bọ xít bắt mồi
thuộc bộ Heteroptera; các loài sâu hại chủ yếu thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera là vật
mồi của chúng.
Cây trồng: các loài đậu rau trồng phổ biến ở vùng nghiên cứu như: đậu côve, đậu
đũa.
Phạm vi nghiên cứu
Điều tra, thu thập xác định thành phần loài, tần suất xuất hiện, mức độ phổ
biến của các loài côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau.
Xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, vai trò của loài bọ xít bắt
mồi Coranus fuscipennis Reuter, mối quan hệ giữa nhóm côn trùng bắt mồi và loài
Coranus fuscipennis với sâu hại chủ yếu thuộc bộ Lepidoptera hại trên cây đậu rau
dưới ảnh hưởng của điều kiện sinh thái.
Nghiên cứu khả năng ăn mồi, ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học và
thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau của loài BXBM Coranus
fuscipennis trong điều kiện thực nghiệm ở điều kiện nhà lưới.
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài côn trùng bắt mồi, vật mồi, mức độ phổ biến, loài
phổ biến trên ruộng đậu rau tại Nam Đàn - Nghệ An vụ Đông 2013.
- Điều tra diễn biến số lượng tập hợp côn trùng bắt mồi, loài BXBM

C. fuscipennis Reuter và vật mồi của chúng (sâu hại chính) trên cây đậu rau vụ
Đông tại Nam Đàn, Nghệ An.
- Nghiên cứu hình thái, một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài
BXBM C. fuscipennis Reuter
5



- Nghiên cứu khả năng ăn mồi, ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học và
thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau của loài Coranus fuscipennis trong
điều kiện nhà lưới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Xác định thành phần các loài côn trùng bắt mồi (chú trọng bọ xít bắt mồi)
trên cây đậu rau nhằm góp phần bổ sung các loài côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau
ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Xác định các loài côn trùng bắt mồi phổ biến và con mồi của chúng trên
cây đậu rau giúp cho người trồng rau hiểu, phát hiện kịp thời chúng để có những
biện pháp thích hợp bảo vệ và lợi dụng khả năng diệt sâu của những loài côn trùng
bắt mồi trong phòng trừ sinh học cây đậu rau.
- Bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học một cách đầy đủ về đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh học, sinh thái học, vai trò của loài bọ xít bắt mồi Coranus
fuscipennis Reuter trong điều kiện ở tỉnh Nghệ An.
Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học để giúp nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ở
địa phương huyện Nam Đàn nói riêng và ở tỉnh Nghệ An nói chung nhận biết, bảo
vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi trong đó có các loài bọ xít bắt mồi để
phòng trừ sâu hại đậu rau trong quá trình sản xuất rau an toàn






6



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong quần xã, tập hợp các quần thể cùng sinh vật sống trong một vùng nhất
định được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài, liên hệ với nhau do tính
chất chung nhất các đặc trưng về sinh thái, biểu hiện đặc tính thích nghi giữa sinh
vật và ngoại cảnh. Do đó quần xã không phải là sự kết hợp máy móc giữa các loài
sinh vật sống trong một sinh cảnh nhất định mà có liên hệ với nhau bởi những quan
hệ sinh thái, đặc biệt là quan hệ về thức ăn và nơi ở, được biểu hiện bằng những
quan hệ tương hỗ hay đối địch. Các quan hệ này được hình thành trong quá trình
tiến hóa. Các loài dịch hại trong hệ sinh thái đa dạng, bên cạnh các quan hệ hỗ trợ
nhau, giữa chúng còn có mối quan hệ cạnh tranh đối kháng. Những mối quan hệ này
đã có tác dụng lớn kìm hãm sự phát triển quá mức về số lượng của một loài, đã làm
giảm được những trận dịch bùng phát trên những vùng rộng lớn. Các quan hệ tương
hỗ hay đối địch giữa các sinh vật trong quần xã rất phức tạp, đa dạng, được hình
thành từ những mối quan hệ trong loài và ngoài loài. Các thành phần của quần xã có
mối quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau bởi mối quan hệ dinh dưỡng được thể hiện
bằng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, đó cũng là điều kiện để duy trì sự cùng tồn tại
của các loài trong quần xã. Một trong những mối quan hệ dinh dưỡng rất quan trọng
tạo sự ổn định đó là quan hệ vật ăn thịt và con mồi. Sự liên quan mật thiết giữa sâu
hại và côn trùng bắt mồi ăn thịt có ý nghĩa quan trọng đối với lý thuyết và thực tiễn.
Do đó việc xem xét các mối quan hệ cũng như hiểu biết các đặc tính sinh học của
chúng là cơ sở cho các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng bảo vệ đa

dạng sinh học, duy trì tính ổn định của hệ sinh thái và cân bằng sinh học.
Số lượng cá thể của những loài côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh trong tự
nhiên là tài nguyên vô giá, dưới những điều kiện cho phép chúng luôn có vai trò hạn
chế tối đa số lượng sâu hại. Theo Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam (2001) [2]
7



bảo vệ, phát triển và lợi dụng còn lớn hơn rất nhiều lần những quần thể được nhân
nuôi và thả ra từ các phòng thí nghiệm sinh học.
Cho đến nay, Việt Nam đã có một số thành công trong việc nghiên cứu ứng
dụng và nhân thả một số loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại một số loài
cây trồng, như sử dụng bọ xít bắt mồi (Orius sauteri) phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột,
lợi dụng bọ xít hoa bắt mồi Cantheconidea furcellata phòng trừ sâu hại trên cây
bông đay (Vũ Quang Côn và ctv, 1994) [1]
Trên nhiều vùng rau chuyên canh ở nước ta, sự tăng nhanh cả về mức độ và
phạm vi gây hại của sâu bệnh hại có liên quan với việc áp dụng các khoa học kỹ
thuật tiến bộ, như sử dụng giống mới, mở rộng canh tác, sử dụng phân bón và đặc
biệt việc lạm dụng thuốc hóa học trừ sâu. Trong đó cây đậu rau là loại cây trồng thể
hiện rõ nhất, dễ nhìn thấy và tác động tới sức khỏe con người, vật nuôi trực tiếp,
nhanh nhất. Việc phòng trừ sâu hại trên cây đậu rau bằng biện pháp phun thuốc hóa
học chỉ có tác dụng nhìn thấy sâu hại chết ngay, tuy nhiên nó sẽ gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
Theo Con Vu Quang, Chau Nguyen Ngoc (2001) [29] cho đến nay việc
thương mại hóa các loại thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất từ các tác nhân bản
địa hầu như chưa được phát triển, ngoại trừ một số thuốc như NPV, BT được sản
xuất và tiêu thụ ở mức độ thấp. Ngoài những cản trở trên, sự thiếu các nguồn đầu tư
chủ chốt là nguyên nhân rất căn bản. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra những biện pháp
bảo vệ cây đậu rau nhưng hạn chế thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường, giảm sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên cơ sở xem xét hàng loạt dẫn liệu về sự biến đổi số lượng và các dạng cơ
chế điều hòa số lượng, Sơ đồ Viktorov năm 1967 đã tổng hợp khái quát thành sơ đồ
chung của biến động số lượng côn trùng. Một trong những đặc trưng của quần thể là
mật độ cá thể trong quần thể được xác định bởi sự tương quan giữa các quá trình bổ
sung thêm và giảm bớt số lượng cá thể. Tất cả là các yếu tố gây biến động đều tác
động đến quá trình này khi chúng làm thay đổi sức sinh sản, tỷ lệ tử vong của quần
8



thể và sự di cư của các cá thể. Các yếu tố vô sinh mà trước hết là điều kiện thời tiết,
khí hậu tác động đến côn trùng một cách trưc tiếp hoặc gián tiếp thông qua thức ăn,
thiên địch. Sự điều hòa thông qua các mối quan hệ tác động qua lại đó đã phản ánh
ảnh hưởng của mật độ lên sức sinh sản, tỷ lệ tử vong và di cư, trong đó tồn tại mối
quan hệ trong loài và bằng sự thay đổi tích cực của thiên địch và đặc điểm của thức
ăn. Sự tồn tại của các mối quan hệ này đảm bảo những thay đổi đền bù cho sự bổ
sung và giảm bớt số lượng cá thể của quần thể. Chính sự tác động thuận nghịch đó
đã san bằng những sai lệch ngẫu nhiên trong mật độ quần thể (Vũ Quang Côn,
Trương Xuân Lam, 2007) [4]
Số lượng của côn trùng đặc biệt là các loài sâu hại thường có sự dao động từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Số lượng lần sau gia tăng có khi đến hàng trăm lần và
kéo dài một thời gian rồi lại đột ngột giảm xuống đến mức thấp nhất, duy trì ở mức
độ đó trong một thời gian. Sự sinh sản hàng loạt của các loài sâu hại phần lớn không
tiếp diễn theo tiến trình tự nhiên. Quá trình biến đổi xảy ra do tác động của các yếu
tố môi trường, chủ yếu là các yếu tố thời tiết, khí hậu và mối quan hệ vật ăn thịt -
vật mồi. Ở côn trùng ăn thịt, sự điều chỉnh số lượng quần thể quan trọng là sự cạnh
tranh trong loài. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau thường xuất hiện trong quần thể chủ
yếu do thiếu thức ăn. Sự tác động đó dẫn đến sự ổn định không bền vững của số
lượng quần thể. Vai trò quan trọng của vật ăn thịt được coi là yếu tố điều hòa số
lượng côn trùng và được thể hiện ở hai phản ứng đặc trưng là phản ứng số lượng và

phản ứng chức năng. Hiện nay có hàng loạt dẫn liệu thực tế xác nhận khả năng điều
hòa của các cơ chế điều hòa ở các mức độ khác nhau của quần thể. Cơ chế đó được
thưc hiện liên tục kế tiếp nhau tham gia tác động khi mật độ quần thể được điều hòa
vượt ra khỏi giới hạn hoạt động của yếu tố điều hòa trước đó (Trương Xuân Lam ,
2002) [10]
Xu hướng chính trong bảo vệ thực vật là quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng
mà việc sử dụng biện pháp sinh học thay thế biện pháp sử dụng thuốc hóa học trừ
sâu hại là then chốt, trong đó những hướng đang được ưu tiên, quan tâm và ứng
9



dụng rộng rãi là bảo vệ, duy trì và lợi dụng các loài thiên địch, đồng thời nghiên cứu
các biện pháp để nhân nuôi thả chúng ra ngoài đồng ruộng.
Trong những năm qua, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các
cây trồng như: cây lúa, cây bông, đậu tương, cây ngô, cây lạc và cây rau (chủ yếu
cây rau họ hoa thập tự) đã được áp dụng, tuy nhiên việc điều tra các loài côn trùng
bắt mồi trong đó các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau chưa được tiến hành một
cách có hệ thống (Trương Xuân Lam, 2005) [13]. Do vậy, để phát triển biện pháp
sinh học trong phòng chống sâu hại đạt hiệu quả chúng ta cần xác định thành phần
thiên địch của chúng, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài thiên địch
có ý nghĩa, đặc biệt các loài bắt mồi sâu hại trên các cây trồng trong hệ sinh thái
đồng ruộng ở nước ta, đặc biệt nhóm loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau. Chúng
không những góp phần duy trì tính đa dạng sinh học, sự cân bằng sinh thái, bảo vệ
môi trường mà còn giảm thiểu số lần phun thuốc hóa học ở các vùng trồng rau.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thiên địch
của sâu hại rau thấy rằng thành phần của chúng khá phong phú, bao gồm các loài ký

sinh, bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus trong đó loài bắt mồi đóng một vai trò quan
trọng kiểm soát sâu hai trên đồng ruộng.
Theo tài liệu tổng hợp của Lim (1986) [43], từ năm 1946 Thomson ghi nhận
có 48 loài, trong khi đó Goodwin (1979) đã liệt kê có hơn 90 loài thiên địch. Ở
Carolina (Mỹ), đã phát hiện 24 loài thiên địch trên rau họ hoa thập tự, trong đó có
23 loài bắt mồi và có 1 loài ký sinh, các loài bắt mồi đáng chú ý là:
Paederus fuscipes, Micrapis discolor, Chlaenius biscolor, Menochilus sexmaculata
(Alam 1992; Muckenfes el. al., 1992) [27].
Theo Lo (1983) [46] ở Trung Quốc vào những năm 1976 – 1980 đã thu thập
được 50 loài thiên địch trên rau cải trong số đó có 35 loài bắt mồi, có 12 loài bắt
10



mồi thuộc bộ Coleoptera và loài Paederus fuscipes là phổ biến, chúng đóng vai trò
quan trọng trong khống chế sâu hại trên rau cải
1.2.1.2. Nghiên cứu về thành phần loài của bọ xít bắt mồi (BXBM)
Trên thế giới, các kết quả nghiên cứu về các loài BXBM phải kể đến những
công trình nghiên cứu về thành phần loài có liên quan tới khu hệ BXBM ở vùng
Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam mà điển hình là những
nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ như Distant (1910) [31,32] đã mô tả và phân loại
hình thái 422 loài bọ xít bắt mồi, trong đó 322 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu
Reduviidae.
Ở Anh, công trình nghiên cứu về thành phần loài bọ xít bắt mồi đã ghi nhận
56 loài bọ xít ăn sâu thuộc họ Reduviidae và xây dựng khóa định tên cho các loài
này (China and Miller) [28]
Ishikawa Tadashi et al. (2005) [37] công bố 6 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ
Reduviidae lần đầu tiên phát hiện ở Nhật Bản đó là: Ploiaria zhengi Cai & Yiliyar,
2002 (Emisinae), Perates atromaculatus (Stoofl, 1871) (Peiratinae), Caunus
noctulus Hsiao, 1977, Oncocephalus impudicus Reuter, 1882, Sastrapada

robustoides P.V.Putshkov, 1987 (Stenopodainae) và Coranus spiniscutis Reuter,
1881 (Harpactorinae).
Ở Đông Dương, Vitalis (1919) [54] đã công bố 14 loài BXBM bao gồm họ
Reduviidae có 11 loài thuộc 9 giống, họ Nabidae có 1 loài, họ Pentatomidae có 2
loài thuộc giống Cazira và Dalpada.
Trung Quốc cho đến năm 1971, đã ghi nhận được 820 loài côn trùng bắt mồi
trong đó có gần 200 loài thuộc nhóm BXBM (Price, 1975) [50].
Livingstone D et al. (1992, 1998) [44], [45] đã xây dựng khóa phân loại cho
phân họ và các giống của họ Reduviidae ở miền nam Ấn Độ, tác giả cũng đã mô tả
82 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae và mô tả hình thái của một số loài thuộc
giống ghi nhận mới. Masaaki T., (1993) [47] trong 126 loài bọ xít trên cánh đồng
11



ghi nhận được thì có 72 loài bọ xít bắt mồi được minh họa hình ảnh và mô tả một số
con mồi của chúng.
Khóa phân loại đến loài của 65 loài bọ xít bắt mồi thuộc 8 họ cũng đã được
xây dựng và một số giống cũng đã được mô tả chi tiết và minh họa. Tác giả cũng
mô tả 7 giống ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu Murugan C. và Livingstone
D(1995) [49].
Theo Yonglin Han et al (2005) [56], các loài thuộc giống Duriocoris Miller,
1940 ở Trung Quốc được nghiên cứu với 2 loài được ghi nhận, mô tả, minh họa và
xây dựng khoá định loại cho 3 loài của giống này. Loài Duriocoris geniculatus đã
được mô tả lại như một loài mới.
1.2.1.3. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh học của một số các loài BXBM
Kết quả nghiên cứu của Distant (1910) [32] về mô tả hình thái của 322 loài
thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae được coi là kết quả nghiên cứu đầu tiên về đặc
điểm hình thái các loài bọ xít. Trong đó trưởng thành của 2 loài Coranus fuscipennis
Reuter , Coranus spiniscutis Reuter cũng đã được mô tả.

Miller (1956) [48] đã đưa ra một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái con
trưởng thành của 41 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae, 4 loài thuộc họ
Nabidae, 1 loài thuộc họ bọ xít nước Hydrometridae. Đồng thời qua nghiên cứu về
hình thái trứng của các loài này, tác giả đã lập nên khóa định loại cho 24 loài bọ xít
bắt mồi thuộc họ Reduviidae. Hình thái của thiếu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 4 của 7
loài bọ xít thuộc họ này cũng đã được tác giả mô tả (Trương Xuân Lam, 2002) [15].
Kết quả nghiên cứu về hình thái trứng của các loài thuộc họ bọ xít ăn sâu đã
được Vennison and Ambrose (1990) [53] nghiên cứu và cho thấy các loài BXBM
thuộc họ này thường đẻ trứng tập trung, cấu tạo như hình giỏ cua với nắp giỏ tua ra.
Dựa vào hình thái trứng, tác giả cũng đã xây dựng khóa phân loại cho các loài thuộc
3 giống trong đó có các loài thuộc giống Coranus
12



Kết quả nghiên cứu của Iman et al.(1986) [36] về đặc điểm sinh học của một
số loài BXBM trong đó có hai loài thuộc giống Coranus (Coranus fuscipennis
Reuter và Coranus spiniscutis Reuter) cho thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm
26-30
0
C và độ ẩm 82,67 ± 2% thì giai đoạn thiếu trùng của 2 loài bọ xít này phát
dục khoảng từ 30-35 ngày với thức ăn là một số loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy trên
đậu tương và ngô.
Vòng đời của BXNVT Andrallus spinidens (Asopinae: Pentatomidae) cũng
đã được Singh et al., (1989) [52] nghiên cứu với dẫn liệu về một số đặc điểm sinh
học của loài BXNVT Andrallus spinidens (Fabr.). Vật mồi để nuôi loài bọ xít bắt
mồi này là sâu hại đậu tương Rivula sp. ở trong phòng thí nghiệm tại Macthya
(Banglades) trong điều kiện nhiệt độ 24 - 30
0
C, ẩm độ 75 - 80%


cho thấy: vòng đời
của loài bọ xít nâu A. spinidens từ khi trứng nở đến khi trưởng thành đẻ tương ứng
là 32 và 40 ngày.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Ấn độ, Rao et al., (2006) [53] đã xác
định được thời gian phát dục của trứng BXNVT là 5,8 ngày; thiếu trùng tuổi 1, 2 là
3,2 ngày; tuổi 3 là 4,4 ngày; tuổi 4 là 4,2 ngày và tuổi 5 là 4,6 ngày, vòng đời của
BXNVT là 24,2 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Gupta et al., (2004) [33] khi nuôi Andrallus
spinidens ở điều kiện phòng thí nghiệm, 30 ± 2
0
C, 70%, cho thấy BXNVT đẻ từ 4
đến 8 ổ trứng, số trứng/ ổ giao động từ 16 đến 71 quả, trung bình 41,2 trứng/ổ. Với
thức ăn là loài sâu hại Chilo suppressalis ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ
23,18 ± 1
0
C, ẩm độ 92,57 ± 2% thì tác giả Javadi et al., (2005) [40] cho biết 1 con
cái của loài Andrallus spinidens đã đẻ 241,66 ± 30,40 quả trứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Singh et al., (1989) [52], 1 con BXNVT cái đẻ
288 - 562 quả trứng gồm 5 - 9 ổ, trung bình 34 - 87 quả trứng/ổ.
Theo Hideo Uematse (2006) [27] nuôi BXNVT ở nhiệt độ là 25°C, nuôi theo
nhóm 10 cá thể/ hộp và thức ăn là ấu trùng tuổi 3 - 5 của sâu khoang Spodoptera
13



litura. Kết quả cho thấy cứ 2 - 3 ngày BXNVT lại đẻ tiếp 1 ổ trứng, trung bình có
75,4 quả trứng/ ổ và tổng số 499 trứng/ 1 con cái. Như vậy với nhiệt độ nuôi khác
nhau, con mồi, số cá thể/hộp nuôi khác nhau thì sức sinh sản của BXNVT nói riêng
và BXBM nói chung khác nhau.

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ghép đôi lên sự sinh sản và thời gian phát
dục của trứng loài bọ xít bắt mồi Coranus spiniscutis Reuter trong điều kiện phòng
thí nghiệm ở Ấn Độ cho thấy, khi 1 con cái được ghép đôi với 3 đến 4 con đực khác
tuổi thì thời gian đẻ trứng ngắn hơn so với thời gian đẻ trứng của một con cái được
ghép đôi với một con đực cùng tuổi nhưng thời gian phát dục của trứng và thiếu
trùng lại dài ngày hơn với nhiệt độ 30 - 35
0
C, ẩm độ 75 - 85% với vật mồi là loài
sâu xanh Helicoverpa armigera (Vennison et al.,1990) [53]
1.2.1.4. Nghiên cứu tập tính bắt mồi, phổ thức ăn và khả năng tiêu thụ vật mồi của
loài bọ xít bắt mồi
Khi nghiên cứu khả năng tiêu thụ vật mồi của loài bọ xít bắt mồi Coranus
spiniscutis Reuter trong điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 30 - 35
0
C, ẩm độ 75
- 85% với vật mồi là loài sâu xanh Helicoverpa armigera kết quả cho thấy khi 1 con
trưởng thành cái có khả năng tiêu thụ vật mồi trong 1 ngày từ 1-2 cá thể của sâu
xanh Helicoverpa armigera (Vennison et al., 1990) [53].
Jame (1994) [39] đã đi sâu nghiên cứu khả năng tiêu thụ con mồi của loài
BXBM Pristhesancus plagipennis (họ Reduviidae) ở Autralia trong các điều kiện
nhiệt độ 22,5
o
C; 25
o
C và 30
o
C (vật mồi nuôi gồm trưởng thành loài ruồi dấm
Drosophila sp. ấu trùng mọt bột Tribolium castaneum, sâu mọt Tenebrio molitor,
thiếu trùng loài Biprorulus bibax và loài bọ xít xanh Nezara viridula). Trung
bình mỗi cá thể của loài BXBM này từ khi nở cho đến khi phát dục thành con

trưởng thành tiêu thụ hết 153,9 con mồi (nhiệt độ: 22,5
o
C), 127,6 con mồi (nhiệt
độ: 25
o
C) và 117,3 con mồi (nhiệt độ: 30
o
C). Mỗi ngày một cá thể của loài này
tiêu thụ trung bình 2,5 con mồi (nhiệt độ 30
o
C) 2,0 con mồi (nhiệt độ 25
o
C) và
1,3 con mồi (nhiệt độ 22,5
o
C).

×