Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.4 KB, 26 trang )

T ng h p các bài vi t hay v ch phân tích bài th t N c c a tác gi ổ ợ ế ề ủđề ơĐấ ướ ủ ả
Nguy n Khoa i m. Các bài phân tích hay c s u t m t nhi u ngu n ễ Đ ề đượ ư ầ ừ ề ồ
khác nhau trên m ng ch c ch n s mang l i cho m t m t t li u t t trong ạ ắ ắ ẽ ạ ộ ộ ư ệ ố
vi c phân tích bài th t N cệ ơĐấ ướ


Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm Bài mẫu 1:
Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những
cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lên muôn màu muôn vẻ.
Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ
vĩ, mỹ lệ hay cảm hững về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn
gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần.
Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Ở bài thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn
điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng,
tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ
thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa,
truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.
Câu thơ mở đầu được viết theo thể câu khẳng định “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Với
cách vào đầu rất tự nhiên ấy, nhà thơ khẳng định: Đất Nước đã có từ rất lâu, có trước khi ta
sinh ra vì thế khi ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước. Bốn chữ cuối của câu thơ vang lên đầy tự


hào “Đất Nước đã có rồi”. Đó là lời khẳng định chắc nịch về sự trường tồn của đất nước qua
mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ diễn tả cụ thể về sự ra đời của đất nước.
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Câu thơ thứ nhất, tác giả cho rằng Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa”. Nghĩa là Đất
Nước có từ rất lâu đời, có tự ngày xưa. Đất Nước có từ trước khi những câu truyện cổ ra đời
rồi khi những câu truyện cổ có mặt trong đời sống tinh thần của ta, ta lại thấy Đất Nước hiện
diện trong truyện cổ. Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu
chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết. Chính những câu chuyện cổ và những bài hát ru
thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân thiện mĩ và lớn lên ta
biết yêu đất nước con người. Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhà
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xúc động mà viết nên:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần
(Truyện cổ nước mình)
Câu thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả Đất Nước có trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Gợi nhắc
phong tục ăn trầu của người Việt. Câu thơ gợi nhớ về câu truyện cổ tích “Sự tích trầu cau”
được xem là xưa nhất trong những câu truyện cổ. Tục ăn trầu cũng từ câu truyện này mà
nên. Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy là 4000 năm phong tục, 4000 năm
dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu. Miếng trầu là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi
cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt. Từ phong tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen cũng
ra đời:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Hoàng Cầm)
Câu thơ thứ tư, nhà thơ diễn tả sự trưởng thành của Đất Nước. Đó là sự trưởng thành từ
truyền thống đánh giặc giữ nước qua hình tượng Thánh Gióng và cây tre: “Đất Nước lớn lên

khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, chàng trai Phù Đổng Thiên
Vương nhổ tre làng Ngà đánh giặc, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên
cường, bất khuất:
Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt
Chí căm thù ta rèn thép thành roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi
(Tố Hữu)
Truyền thống vẻ vang ấy đã theo suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc mãi đến hôm nay
trong thời đại chống Mỹ bao tấm gương tuổi trẻ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ giống nòi. Phải
chăng, đó chính là vẻ đẹp của các chị, các anh đã tạc vào lịch sử Việt Nam dáng đứng kiêu
hùng bất khuất: Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi… Vẻ đẹp ấy song hành với hình
ảnh cây tre Việt Nam. Cây tre hiền hậu trên mỗi làng quê. Nó như là sự đồng hiện những
phẩm chất trong cốt cách con người Việt Nam: thật thà chất phác, đôn hậu thuỷ chung, yêu
chuộng hoà bình nhưng cũng kiên cường bất khuất trong tranh đấu. Tre đứng thẳng hiên
ngang bất khuất cùng chia lửa với dân tộc "Một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ ", bởi:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường".
Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ mang đến cho người đọc vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của con
người Việt:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam. Không ai khác là những người mẹ với
phong tục “búi tóc sau đầu” (tóc cuộn thành búi sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ
tính, thuần hậu rất riêng). Nét đẹp ấy gơi nhớ ca dao:

Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài cho rối lòng anh
Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời cư trú, lao động,
chiến đấu trên mảnh đất Việt để giữ gìn tôn tạo mảnh đất thân yêu. Ở đó đạo lí ân nghĩa thủy
chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay
muối mặn". Ý thơ được toát lên từ những câu ca dao đẹp:
“Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách đặc sắc trong câu thơ nhẹ nhàng
mà thấm đượm biết bao ân tình. Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già
càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng
đong đầy. Có lẽ chính vì vậy mà Đất Nước còn ghi dấu ấn của cha của mẹ bằng Hòn trống
mái, núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái… đi vào năm tháng.
Câu thơ "Cái kèo cái cột thành tên", gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của
người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi,
bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ
bên nhau; siêng năng tích góp mỡ màu dồn thành sự sống. Từ đó, tục đặt tên con “cái Kèo,
cái Cột” cũng ra đời.
Đâu chỉ có những vẻ đẹp trên, dân tộc ta còn có truyền thống lao động cần cù, chịu thương
chịu khó “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng”.
Thành ngữ “Một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta những ngày
long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu. Đó là truyền thống lao động cần cù,
chịu thương chịu khó. Các động từ “Xay – giã – dần – sang” là quy trình sản xuất ra hạt gạo.
Để làm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo
cấy, xay giã, giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của
giai cấp nông dân. Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta phải nhớ công ơn người đã làm ra nó:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu thơ cuối cùng khép lại một câu khẳng định với niềm tự hào: “Đất Nước có từ ngày đó”.
“Ngày đó” là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn “ngày đó” là ngày ta có truyền thống, có

phong tục tập quán, có văn hóa mà có văn hóa nghĩa là có đất nước. Đúng như lời Bác dặn
trước lúc đi xa “Rằng muốn yêu tổ quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca”. Dân ca, ca
dao là đặc trưng văn hóa của Việt Nam, muốn yêu Đất Nước trước hết phải yêu và quý trọng
văn hóa nước nhà. Bởi văn hóa chính là Đất Nước. Thật đáng yêu đáng quý, đáng tự hào biết
bao lời thơ dung dị, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm.
Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian
như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Nhà thơ
sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ…Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại
nhiều lần. Nhà thơ luôn viết hoa hai từ Đất Nước tạo nên sự thànhi ính, thiêng liêng… Tất cả
làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời
thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí. Đoạn thơ ta
vừa phân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Đất Nước. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã
mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền. Đất Nước của
truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm Bài mẫu 2:
Đề bài:Ý kiến của anh chị về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm trong "Đất nước".
.Với đề này cần giải quyết 2 luận điểm:
.1. Cảm nhận về đất nước.
.2. Tư tưởng đất nước của nhân dân.
.Sau đó rút ra những cảm nhận cho chính bản thân mình.
.
.Dưới đây là phần chi tiết:
.
.1/ Cảm nhận về Đất nước:
.a) Đoạn thơ về Đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân thiết mà
không bắt đầu một cách trang trọng. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình
chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các phong tục tập quán quen
thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng
ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở thành cái gần
gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của con người:

.“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
.Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày
.xưa mẹ thường hay kể.
.Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
.Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
.
.b) Tiếp đó là sự cảm nhận Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả khai thác
các thành tố của Đất nước. Việc tìm về từ gốc của từ Đất nước là để khai thác cách
.quan niệm có nét riêng biệt của dân tộc ta về khái niệm này. Ở nhiều ngôn ngữ khác, Đất
nước thường được cấu tạo từ những gốc là nơi sinh, quê hương… Nhưng trong tiếng Việt,
Đất nước gồm hai yếu tố hợp thành “Đất” và “Nước”. Cách truy tìm từ gốc, cách “chiết tự” có
thể dẫn đến nguy cơ hiểu sai lạc ý nghĩa, hoặc máy móc giản đơn khi giải thích các khái niệm
khoa học. Nhưng ở đây, tư duy nghệ thuật cho phép cách phân tích và cảm nhận theo các
phương diện không gian và thời gian, địa lý và lịch sử (Thời gian đằng đẳng – Không gian
mênh mông). Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày
giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt Nam. Về mặt không gian địa lí, Đất
nước không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn
là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là
nơi em tắm. Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” – Và cũng là không
gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (Những ai đã khuất. Những ai bây giờ.
Yêu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện
mai sau…).
.Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc lấy lại từng
phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên hình tượng thơ mới,
vừa gần gũi vừa mới mẻ (cha mẹ thương nhau bằng rừng cay muối mặn… Đất nước là nơi
em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…)
.Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử. Đất nước được
cảm nhận như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng
ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…
.

.c) Đến đây, ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất nước, cũng là
điểm mấu chốt của tư tưởng, phần một của bài:
.“Trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất nước”
.Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống
mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều
được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân, mỗi
cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
.Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là
đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như
một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
.“Em ơi em, Đất nước là máu xương của mình
.Phải biết gắn bó và san sẻ
.Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
.Làm nên đất nước muôn đời…”
.
.2/ Tư tưởng Đất nước của nhân dân
.Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất nước của nhân dân.
.Đây là điểm qui tụ mọi cách nhìn về Đất nước trong phần này, cũng là đóng góp của Nguyễn
Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý niệm về Đất nước của thơ chống Mĩ.
.
.a) Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là
một phát hiện mới mẻ (đoạn đầu của phần hai, từ “những người vợ nhớ chồng…” đến
“Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”). “Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu,
núi Con Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái v.v…) gắn liền với con người,
.được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ chờ chồng
qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu, cũng như
thế nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì cũng không thể có sự cảm nhận
như vậy về vẻ hùng vĩ của vùng núi đồi xung quanh đền vua Hùng…) Đoại thơ bằng cách qui
nạp hàng loạt hiện tượng để đưa đến một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng
gò bãi, chẳng mang một hình dáng, một ao ước, một lối sống ông cha. Ôi đất nước sau bốn

nghìn năm đi đâu ta cũng thấy, những cuộc đời đã hóa núi sông ta…)
.
.b) Khi nghĩ về bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh
hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị:
.Có biết bao nhiêu người con gái con trai
.Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
.Họ đã sống và chết,
.Giản di và bình tâm
.Không ai nhớ mặt đặt tên
.Nhưng họ đã làm ra Đất nước
.Tiếp đó bài thơ khai triển thêm ý này: Những con người vô danh và bình dị ấy đã giữ gìn và
truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước,
của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã tên làng… Họ cũng là
những người khi “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại”
.“Họ đã giữ và truyền cho ta hạt giống ta trồng
.Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua rơm con củi
.Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói
.Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi cuộc di dân”
.Nói đến Đất nước và dân tộc là nói đến lãnh thổ chủ quyền và văn hóa. Nhưng tất cả các giá
trị đó lại được tạo nên bởi người, bởi nhân dân. Trong từng tấc đất, từng di tích lịch sử, từng
câu hò xứ sở, quan họ quê hương… đâu đâu cũng hiện lên bóng dáng nhân dân – giá trị cao
nhất trong mỗi giá trị – “Nhân dân vô danh nhưng thật là vĩ đại – Họ đã làm ra mọi của cải giá
trị vật chất tinh thần, làm ra đất nước”.
.
.c) Mạch suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của
cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này. “Đất nước này là Đất nước của Nhân dân” Cũng từ
điểm này chúng ta hiểu thêm những ý thơ trên. Và khi nói đến Đất nước của Nhân dân, một
cách tự nhiên, tác giả trở về với nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà
tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó
trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần

thoại”. Câu thơ ở hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về Đất nước… thật
giản dị mà cũng thật độc đáo. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba
câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc: thật say
đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi) quý trọng tình nghĩa (quý công cầm vàng
những ngày lặn lội) nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày
thành gậy, đi trả thù mà không sợ dài lâu…)
.Chúng ta gặp lại cách vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo, không lặp lại nguyên
văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở
thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.
.Tư tưởng Đất nước của Nhân dân thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa. Những
nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân
dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu) hoặc cảm thông sâu sắc
với số phận của nhân dân, của mọi lớp người trong nhân dân (Nguyễn Du với văn Chiêu hồn,
Truyện Kiều). Đến nền văn học hiện đại, được soi sáng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bằng
quan điểm Mác-xít về nhân dân và nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng mang
tính nhân dân sâu sắc, văn học từ sau Cách mạng Tháng Tám đã đạt đến một nhận thức sâu
sắc về nhân dân và cảm hứng về đất nước mang tính dân chủ cao. (Thơ ca kháng chiến
chống Pháp là một ví dụ tiêu biểu. Có thể nhớ đến các bài: Tình sông núi của Trần Mai Ninh,
Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm…). Đến giai đoạn
chống Mỹ, tư tưởng Đất nước của Nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi
vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh
dài lâu và cực kỳ ác liệt này.
.Tư tưởng ấy được các nhà thơ trẻ chống Mỹ phát biểu một cách thấm thía qua sự trải
nghiệm của chính mình như những thành viên của nhân dân, cùng chia sẻ mọi gian lao, hi
sinh và được che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân (Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy,
các trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo và Đường tới thành phố của Hữu
Thỉnh đều tập trung nói về những gương mặt của các con người bình thường, vô danh trong
nhân dân và không phải ngẫu nhiên mà đều bắt đầu bằng hình ảnh người mẹ).
.Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ về Đất nước thời
chống Mỹ, làm sâu sắc thêm nhận thức về Nhân dân và Đất nước.

Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm Bài mẫu 3:
Đất nước” là một trong những bài thơ hay nói về khát vọng yêu nước trong mỗi một con
người Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về các trích đoạn trong bài thơ “Đất Nước” (trích
trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
(…) Đất Nước có từ ngày đó”.
Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm
1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca “Mặt đường khát
vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt
đường khát vọng”.
Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời. Tục ăn trầu, cổ tích Trầu
– Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà “mẹ thường hay kể”:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian “đằng đẵng”, trên không gian địa lí
“mênh mông”, qua sự tích “Trăm trứng” và giỗ Tổ Hương Vương. Nhà thơ bằng giọng tâm
tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn năm trở về cội nguồn Đất Nước:
“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(…) Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
Tục “bới tóc xăm mình” của người Lạc Việt, câu ca dao “gừng cay muối mặn” nói về đạo vợ
chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cột thành tên”, công việc cấy
cày làm ăn “xay, giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn “Đất Nước có từ ngày đó”.
Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại:
“Đất là nơi “con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá Ngư Ông móng nước biển khơi”.
Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, “trong anh và em hôm nay – Đều có một

phần Đất Nước”. Mai này Đất Nước nhiều “mơ mộng”. Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa than cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng “Đất Nước của Nhân
Dân”. Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh đều biểu tượng cho phẩm
chất cao đẹp, “lối sống” của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi
thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyền thống hiếu học của
Nhân Dân ta:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
99 con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.
Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc Ông Trang… đều do Nhân Dân ta “góp cho”,
“cùng góp cho”, “góp tên” – mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ.
“Bốn nghìn lớp người” đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước: “Khi có
giặc người con trai ra trận – Người con gái trở về nuôi cái cùng con – Ngày giặc đến nhà thì
đàn bà cũng đánh”. Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những
con người vô danh mà vĩ đại:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
Nhân Dân là người sản xuất “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dân đã sáng tạo ra
ngôn ngữ “truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài
để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong
tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại
đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương “Đất Nước” chứa chan tình yêu và
niềm tự hào dân tộc.
Bình giảng đoạn thơ.
Đoạn thơ 9 câu dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất Nước” thuộc trường ca “Mặt
đường khát vọng” (1971) của Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
………………………………………
Đất Nước có từ ngày đó”.
Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước.
Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích,
như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ “ngày xửa
ngày xưa” dùng rất khéo:
“Khi ta lớn lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”.
Chữ “có” trong “đã có rồi”, “Đất Nước có trong những cái…” đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa
sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu – Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước
Nước xa xưa, “Đất Nước bắt đầu”… Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của
dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi “Đất Nước lớn lên”. Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ,
với cách gieo vần lưng (đầu – trầu, ăn – dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
Hai chữ “lớn lên” liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng
sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược.
Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục “búi tóc”
của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: “Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng
cay muối mặn xin đừng quên nhau” đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
Chuyện “ngày xửa ngày xưa” nhưng vẫn hiện diện trên “tóc mẹ”, trong tình thương của “cha
mẹ” bây giờ. “Đất Nước đã có rồi”, “Đất Nước có…”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên”
và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta.
Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu
đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng: “Cái cột, cái kèo thành tên”. Nhân
Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông
Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức “một nắng hai sương”, thì ngôn từ “xay,
giã, giần, sàng” cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta.
Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị:
“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”.
Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước “ngày xửa
ngày xưa” đồng hiện trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Có Đất Nước anh hùng “biết trồng tre
mà đánh giặc”. Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: “Hạt gạo phải một nắng hai
sương xay, giã, giần, sàng”. Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua
thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao “gừng cay muối mặn”, qua
cổ tích thần thoại, truyền thuyết.
Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu
cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre,
tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn”, cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần
gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởng tượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la. Đoạn
thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước.
Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”,
khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí
tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn
Đất Nước thân yêu.
Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm Bài mẫu 4:
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con

người . Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu
dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân .
Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong
trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm . Nhưng với
Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau
về một đất nước của nhân dân . Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của
Nguyễn Khoa Điềm về đất nước . Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy
nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với
nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước .

dat-nuoc-nguyen-khoa-diem

Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng , thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình
ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước .

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa

Ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu abây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết

trồng tre mà đánh giặc .

Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân
thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người . Đất Nước hiện hình trong câu
chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ … gợi

lên một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thủy chung và sắt son tình nghĩa anh em,
nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược . Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre
đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.

Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minh chứng của một dân
tộc giầu truyền thống văn hóa , giầu tình yêu thương gắn bó với mái ấm gia đình . Cha mẹ
thương nhau bằng gừng cay muối mặn . Gừng tất nhiên là cay, muối tất nhiên là mặn . Tình
yêu cha mẹ mãi mãi mặn nồng như chính chân lí tự nhiên kia . Hình ảnh thơ khiến ta rưng
rưng nhớ về một lời nhắc nhở thiết tha về tình nghĩa của một ai đó hôm nào : Tay bưng dĩa
muối chén gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .

Đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn, để dựng xây nhà cửa :

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,

giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó .

Ở đây Đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quen thuộc và giản gị
biết bao . Việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để thể hiện suy tưởng của mình về
đất nước với quan niệm “Đất nước của nhân dân” .

Vẫn bằng lời trò chuyện tâm tình với mỗi nhân vật đối thoại tưởng tượng, Nguyễn Khoa Điềm
đã diễn giải khái niệm đất nước theo kiểu riêng của mình :

Đất là nơi anh đến trường


Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc

khăn trong nỗi nhớ thầm .

Đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừng đến bể mà còn
được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của tình
yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương . Ý nịêm về đất nước được gợi ra từ việc chia
tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó . Sử dụng lỗi chiết
tự mà vẫn không ngô nghê, mà vẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho thấy một quan
niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể
tách ra, nhấn mạnh .


Đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trong sáng dịu hiền .
Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hò hẹn . Không những thế, đất
nước còn người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu . Đất và
nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể, còn hòa hợp khi anh và em kết lại thành ta .
Chiếc khăn – biểu tượng của nỗi nhớ thương – đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng :
“Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất …”, một lần nữa lại khiến lòng người xúc động, bồi
hồi trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.

Đất Nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương . Hình ảnh con chim
phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi mang phong cách
dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tác giả . Đất Nước mình bình dị, quen
thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ và kì vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa
. Dù chim ham trái chín ăn xa, thì cũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về . Gia đình Việt Nam là

như thế, lúc nào cũng hướng về quê hương, hướng về cội nguồn .

Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian : Thời gian đằng đẵng, không gian mênh
mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng đồng Việt Nam
qua bao thế hệ . Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ , về truyền
thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ . Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ,
Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc . Dù bôn ba
chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của
mình .

Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở :

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Cảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng , tự do nhưng thật ra đây là một hệ thống lập
luận khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phương diện : trong chiều rộng
của không gian lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳm của thời gian lịch sử, trong bề dày
của văn hóa – phong tục, lối sống tâm hồn và tính cách dân tộc .

Ba phương diện ấy được thể hiện gắn bó thống nhất và ở bất cứ phương diện nào thì tư
tưởng đất nước của nhân dân vẫn là tư tưởng cốt lõi , nó như một hệ qui chiếu mọi cảm xúc
và suy tưởng của nhà thơ .


Và cụ thể hơn nữa , gần gũi hơn nữa , Đất nước ở ngay trong máu thịt của mỗi chúng ta :

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

Đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hóa thành máu xương của mỗi con người, vì thế
sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người mà là của cả đất nước . Mỗi
con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước, phải
giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời .

Từ những quan niệm như vậy về đất nước, phần sau của tác phẩm tác giả tập trung làm nổi
bật tư tưởng : Đất nước của nhân dân, chính Nhân dân là người đã sáng tạo ra Đất nước .

Tư tưởng đó đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lí, về những danh lam
thắng cảnh trên khắp mọi miền đất nước . Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi
Bút non Nghiên … không còn là những cảnh thú thiên nhiên nữa mà được cảm nhận thông
qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của
nhân dân , sự hóa thân của những con người không tên tuổi : “Những người vợ nhớ chồng
còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu, Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống
Mái” , “Người học trò thắng cảnh” . Ở đây cảnh vật thiên nhiên qua cách nhìn của Nguyễn
Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân . Chính nhân dân đã tạo
dựng nên đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi , dòng sông .
Từ những hình ảnh, những cảnh vật, những hiện tượng cụ thể, nhà thơ qui nạp thành một
khái quát sâu sắc :

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha


Ôi ! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta .

Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn
nghìn năm của đất nước . Nhà thơ không ca ngợi các triều đại, không nói đến những anh
hùng được sử sách lưu danh mà chỉ tập trung nói đến những con người vô danh, bình
thường, bình dị . Đất nước trước hết là của nhân dân, của những con người vô danh bình dị
đó .

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất nước

Họ lao động và chống giặc ngoại xâm, họ đã giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá
trị văn hóa, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên
xã, tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, ca dao . Mạch cảm xúc lắng tụ lại để
cuối cùng dẫn tới cao trào, làm nổi bật lên tư tưởn cốt lõi của cả bài thơ vừa bất ngờ, vừa
giản dị và độc đáo :

Đất nước này là Đất nước nhân dân

Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại

Một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước . Đất nước của ca dao thần thoại nhưng vẫn thể

hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, của dân tộc : Thật đắm
say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm .

Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với một tâm hồn
lạc quan phơi phới . Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọc những tí tách reo vui …


Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về Đất nước .
Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước không còn xa lạ, trừu tượng
mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng . Đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta
không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người
Việt Nam trong mọi thời đại .
A.Định hướng kiến thức cơ bản:

1. Những điểm cơ bản về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .Ông
sinh trưởng trong một gia đình trí thức cách mạng.
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm
chống Mĩ.Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham
gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Nguyễn Khoa Điềm được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm
2000.
- Tác phẩm chính : Đất ngoại ô ( 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi
nhà có ngọn lửa ấm
( 1986)…
2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bản trường ca “Mặt đường khát vọng” :
- Hoàn cảnh sáng tác : Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971, tại chiến khu
Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc.
- Mục đích: Bản trường ca ra đời nhằm thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở

miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân,đất nước.Từ đó,
kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu
của toàn dân tộc.
3. Vị trí và nội dung đoạn trích “Đất nước” :
- Đoạn trích “Đất nước” được trích ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát
vọng” .
- Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình
diện ( chiều dài của lịch sử,chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục…).Qua
đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn : Đất nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính
là người đã làm ra Đất nước.
4.Mạch vận động của tư tưởng và cảm xúc của đoạn thơ “Đất Nước”:
- Đoạn trích gồm hai phần:
+ 42 câu đầu - Cảm nhận về đất nước trong tính toàn vẹn ở các phương diện nhiều mặt :
địa lý, lịch sử, văn hoá, tâm hồn và lối sống.Từ đó nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệm
của mỗi người với đất nước.
+ 46 dòng cuối – Suy tư và nhận thức về đất nước : Đất Nước của nhân dân .
- Giữa hai phần của đoạn trích không có sự tách biệt rành mạch về nội dung : Phần nào
cũng vào cũng thể hiện sự cảm nhận về đất nước qua các phương diện Địa lý, lịch sử,tâm
hồn và lối sống của Người Việt.
- Tuy nhiên, nếu chú ý, ta sẽ thấy mỗi phần có những trọng tâm khác nhau trong nội dung
tư tưởng và cảm xúc :
+ Ở phần 1 của đoạn trích, Đất Nước được cảm từ những gì gần gũi, bình dị trong
cuộc sống hằng ngày, rồi mở rộng ra với “Thời gian đằng đẵng –Không gian mênh mông”
trong những truyết thuyết về thời gian xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, nhà thơ khơi
gợi ý thức trách nhiệm đối với Đất Nước với mỗi người.
+Ở phần 2, cảm nhận về Đất Nước cũng mở ra theo các bình diện không gian địa lý,
thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá và tâm hồn dân tộc.Nhưng tất cả các bình diện ấy đều
được nhìn nhận và phát hiện từ một tư tưởng nhất quán, bao trùm: Đất Nước của nhân
dân, chính nhân dân đã làm nên đất nước .Sự cảm nhận ấy được gợi ra từ bao thắng
cảnh thiên nhiên, bao địa danh gắn với tên người bình dị ( “ Ông Đốc… bà Điểm ). Sau

đó ,nhà thơ hướng đến lịch sử bốn nghìn năm với những lớp người “không ai nhớ mặt đặt
tên”, “giản dị và bình tâm” – chính họ đã làm nên đất nước
5/Nội dung và nghệ thuật trong từng phần bố cục .của đoạn thơ:
@/ Phần 1:Những cảm nhận về Đất Nước từ các phương diện –khơi gợi ý thức trách
nhiệm đối với Đất Nước :
a.Những cảm nhận về đất nước qua các phương diện :
a1. Phương diện hình thành và phát triển
- Đất nước đã có từ lâu đời.
- Đất nước phát triển gắn liền với :
+ Những câu chuyện cổ tích, ca dao
+ Truyền thống văn hoá, quá trình hình thành phong tục tập quán (ăn trầu, bới tóc)
+ Cuộc sống lao động vất vả để chinh phục thiên nhiên và những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm ( hạt gạo, cái cột, cái kèo; cây tre,…)
+Những con người sống ân nghĩa, thuỷ chung.
=> Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm vừa tâm tình tha thiết qua những chất liệu văn hoá
dân gian quen thuộc, hình ảnh thơ gần gũi, gợi được chiều sâu của không gian, thời gian
lịch sử với những thăng trầm của dân tộc, cấu trúc thơ tăng tiến (đã có  bắt đầu lớn
lên…)… từ đó khẳng định Đất nước không xa xôi, trừu tượng mà luôn hiện hữu trong
những gì gần gũi, thiêng liêng nhất của cuộc sống, tâm hồn mỗi người.
a2.Phương diện không gian, thời gian:
- Về không gian địa lí: Đất nước “ mênh mông”:
+ Là nơi sinh sống của mỗi người ( sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và những những
rung động đầu đời,…)
+ Là núi, sông, rừng, biển.(chim phượng hoàng…hòn núi bạc; cá ngư ông…biển khơi…)
+ Là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ ( là nơi dân mình đoàn
tụ ).
- Về thời gian lịch sử: dài “đằng đẵng” từ xa xưa, gắn liền với truyền thuyết các dân tộc
anh em cùng chung con Rồng, cháu Lạc và truyền thuyết dựng nước của vua Hùng cùng
ngày giỗ Tổ.( Lạc Long Quân…)
=> Sử dụng sáng tạo các hình tượng nghệ thuật từ ca dao, truyền thuyết dân gian gần

gũi vừa gợi những liên tưởng mới mẻ giàu chất thơ thể hiện niềm yêu thương, tự hào
về đất nước muôn màu, muôn vẻ trải rộng theo không gian và dài theo thời gian lịch sử
4000 năm dựng nước và giữ nước
b.Nhắn nhủ trách nhiệm với đất nước:
- Khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với đất nước:
+ Đất Nước hoá thân, kết tinh trong mỗi con người (Trong anh em có một phần Đất
Nước)
+ Sự sống của mỗi con người không chỉ thuộc về cá nhân mà còn thuộc về đất nước
( Hai đứa cầm tay nhau…Hai đứa cầm tay mọi người ).
- Nhắn nhủ phải có trách nhiệm với đất nước: Biết ơn cội nguồn, tổ tiên; đoàn kết, giữ
gìn và phát triển đất nước (phải biết gắn bó…san sẻ…hóa thân…).
=> Lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng không giáo huấn khô khan mà rất chân
thành vì là lời tâm tình, tự dặn mình, dặn người tha thiết.
@/Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân:
a.Cách nhìn về các thắng cảnh địa lí:
- Liệt kê một loạt những kì quan thiên nhiên trải dài từ bắc vào Nam, khẳng định mỗi địa
danh chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn với tâm hồn, tính cách và lẽ sống của dân tộc trong
quá trình dựng nước và giữ nước
( truyền thống thuỷ chung, tình nghĩa; hiếu học; xây dựng đất nước và chống ngoại xâm,
…)
=> Kết cấu qui nạp, đi từ liệt kê các hình tượng cụ thể đến khái quát mang tính triết lí
sâu sắc, khẳng định chính nhân dân đã tạo dựng lên đất nước; chính nhân dân đã đặt
tên, ghi dấu vết trên mỗi tấc đất ngọn núi, con sông này.
b.Khẳng định và tự hào về vai trò lớn lao của nhân dân : Làm ra đất nước,sáng tạo nền
văn hoá, bảo vệ và gìn giữ, truyền lại cho thế hệ sau các giá trị vật chất và tinh thần (bao
gồm cả những anh hùng có tên tuổi và vô vàn những con người vô danh, bình dị)
=> Câu thơ “Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân” là lời kết, khái quát tư
tưởng, cảm hứng chủ đạo, bao trùm cả đoạn trích và chươngV.
6. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật tác phẩm :
1. Nghệ thuật:

- Các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo gợi lên một không
gian nghệ thuật gần gũi, đầy cảm xúc.
- Tính hiện đại ở thể thơ tự do, câu thơ co duỗi linh hoạt kết hợp suy tưởng, triết lí, giọng
thơ trữ tình- chính trị sâu lắng, thiết tha.
2. Nội dung: Đưa ra những cảm nhận mới mẻ về vẻ đẹp của đất nước qua nhiều bình diện,
đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.


B. Một số dạng đề và gợi ý làm bài:
I. Một số dạng đề về câu hỏi 2 điểm :
1.Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, hoàn
cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”?
* Gợi ý: Học sinh cần tái hiện được 3 ý:
- Những điểm cơ bản về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
+ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .Ông
sinh trưởng trong một gia đình trí thức cách mạng.
+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những
năm chống Mĩ.Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức
tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
+ Nguyễn Khoa Điềm được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm
2000.
+ Tác phẩm chính : Đất ngoại ô ( 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi
nhà có ngọn lửa ấm ( 1986)…
- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bản trường ca “Mặt đường khát vọng” :
+ Hoàn cảnh sáng tác : Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971, tại chiến khu
Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc.
+ Mục đích: Thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở miền Nam nhận rõ bộ
mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân,đất nước,đứng dậy xuống đường đấu
tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
2. Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày vị trí và nội dung đoạn “Đất Nước” trích trong trường

ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm?
*Gợi ý :
- Đoạn trích “Đất nước” được trích ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát
vọng” .
- Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình
diện ( chiều dài của lịch sử,chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục…).Qua
đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn : Đất nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính
là người đã làm ra Đất nước.
3.Câu 3: Hai câu thơ dưới đây nói lên nhận thức của thế hệ Nguyễn Khoa Điềm về mối
quan hệ giữa con người với đất nước , cá nhân với cộng như thế nào?
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
* Gợi ý
- Ý 2 câu thơ khẳng định :
+ Đất nước kết tinh trong mỗi con người ( mỗi người đều đã và đang thừa hưởng
những thành quả về vật chất và tinh thần do nhân dân làm ra – mà nhân dân chính là
ĐN )
+ Chính vì vậy, sự sống của mỗi cá nhân cũng thuộc về cộng đồng đất nước
4.Câu 4: Theo anh/ chị , nội dung của 4 câu thơ sau đây trong đoạn trích “Đất Nước”
của Nguyễn Khoa Điềm nói về điều gì?
“Em ơi em

Làm nên Đất Nước muôn đời”
( 4 câu thơ giàu chất trữ tình – chính luận , nó vang lên như là lời tự nhủ, tự dặn mình của
nhà thơ và là lời của nhà thơ nhắn nhủ với mọi người một cách chân thành , tha thiết về ý
thức trách nhiệm với đất nước )
5.Câu 5:Những câu thơ :
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi



Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Có ý nghĩa khái quát về điều gì?
( Trên không gian lãnh thổ của đất nước, mỗi địa danh là một địa chỉ văn hóa được làm
nên bởi tinh cách , tâm hồn của nhân dân > khẳng định vai trò của nhân dân trong việc
làm ra bức tranh văn hóa muôn màu, muôn vẻ trên không gian địa lý của đất nước )

6. Câu 6: Hai câu thơ : “Để Đất nước này là Đất Nước của nhân dân
“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Có vị trí và vai trò quan trọng như thế nào trong đoạn trích và trong cả bản trường ca
“Mặt đường khát vọng” của NKĐ?
( Là tư tưởng chủ đạo bao trùm lên toàn đoạn trích “Đất Nước” và xuyên suốt bản trường
ca “Mặt đường khát vọng” của NKĐ)
7.Câu 7 : Ý nghĩa của những câu thơ “Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi


Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Là gì?
( Ý thơ khẳng định : Nhân dân có vai trò gìn giữ và lưu truyền những truyền thống tốt đẹp
của ĐN. .Cho nên, thế hệ trẻ hôm nay đã nhận được ở nhân dân những bài học làm người
quý báu : đó là tình yêu thương , lòng thủy chung và tinh thần bất khuất của dân tộc.)
8.Câu 8 : Hình ảnh dòng sông và âm hưởng câu hát trong hai câu thơ sau đây có ý
nghĩa gì?
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát”
(Hình ảnh dòng sông và âm hưởng câu hát là biểu tượng cho bản sắc văn hóa đất nước
được sáng tạo bởi tâm hồn nhân dân)
9.Câu 9. Cảm nhận của anh / chị về hai câu thơ trong đoạn trích “Đất Nước” trích “Mặt
đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm :
“Ôi Đất Nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”.

Gợi ý :
Học sinh cần làm rõ các ý
- Vì sao nhà thơ lại nói “Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”? Từ đó phân tích làm rõ
ý nghĩa sâu sắc của tư duy thơ mới mẻ này của tác giả : trong núi sông ( hay rộng hơn
là các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử …) đều có hồn dân tộc, cuộc sống, nỗi
niềm dân tộc… gửi vào trong đó.
- Tư duy thơ này đem đến cho ta một cách nhìn mới mẻ về của Đất Nước.( h/s cần
mở rộng, chứng minh và bàn luận thêm về các di tích, thắng cảnh : hòn Vọng Phu,
Vịnh Hạ Long…)

II. Một số dạng đề 5 điểm :
* ĐỀ 1:
Cảm nhận của anh / chị về đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất nước” của nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có
rồi
……………………………………
Đất Nước có từ ngày đó”.
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Chín câu thơ đầu của đọan thơ :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
……………………………………
Đất Nước có từ ngày đó”.
Là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất
nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động,gợi cảm sôi nổi và thiết tha.
II/ Thân bài :
* Tòan đọan thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu sức liên

tưởng…, nhà thơ giúp cho người đọc có những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn và sự
hình thành của Đất nước một cách sâu sắc.

* Trước hết,ở hai câu thơ đầu của đọan thơ, Tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành
của đất nước.Đất nước có từ bao giờ ? Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi,
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”.
- Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái “ngày xửa
ngày xưa” ( thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừư
tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền
thoại.
Song chính ở “cái ngày xửa ngày xưa” đó, nhà thơ đã giúp cho chúng ta nhận thức được :

Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết .Chỉ biết rằng : khi ta cất tiếng
khóc chào đời, thì Đất Nước đã hiện hữu.
- Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của đất nước, nhà thơ còn nỗ lực hình
dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước :
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
+Phải chăng, khởi thủy của đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính
cách anh hùng của con người Việt Nam. Ở đây,hình ảnh “miếng trầu” đã là một hình
tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích,ca dao,tục
ngữ.Bởi lẽ,“miếng trầu”là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chungcủa tâm hồn dân
tộc.Từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành biểu
tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước.
- Và còn nữa, trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn
hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống
lao động cần cù vất vả của nhân dân :
“Tóc mẹ búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên,
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần ,sàng…”.
+ Đọan thơ, bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng , nhà thơ đã đưa người đọc trở về
với những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh “tóc mẹ búi
sau đầu”, gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt; và những câu ca dao xưa
ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng “cha mẹ thương nhau bằng
gừng cay muối mặn”.
+ Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất nước gắn với nền văn
hóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản…
=>- Có thể nói,
- Đọan thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước - một câu hỏi quen thuộc,
giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ : nhà thơ không tạo
ra khỏang cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình ảnh
mĩ lệ , mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải , mà dùng cách nói rất đỗi giản dị,tự
nhiên với những gì gần gũi , thân thiết , bình dị nhất.
- Gịong thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp : Đất nước đã có;
Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từ…giúp cho người đọc hình dung cả
quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con
người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước ( vốn là
một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói
về đất nước , quê hương của mình.
III/ Kết bài :
- Tóm lại, chín câu thơ mở đầu cho đọan trích “Đất Nước” đã thật sự để lại những ấn
tượng và cảm xúc sâu sắc cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của đất nước.
+ Bởi lẽ, đọan thơ đã giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những ai mà còn
có những nhận thức mơ hồ về đất nước mình thật sự phải suy gẫm.
+ Bởi lẽ, đọan thơ còn cho chúng ta hiểu được đất nước thật thân thương và gần gũi
biết nhường nào .Từ đó đọan thơ bồi dưỡng thêm cho chúng ta về tình yêu đất nước, quê
hương mình và biến tình yêu ấy bằng thái độ, hành động dựng xây , bảo vệ đất nước.



* Đề 2 :
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” ( Trích trường ca “ Mặt
đường khát vọng”
của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Đất là nơi anh đến trường
………………………………….
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
Hướng dẫn làm bà i
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Có thể nói, bằng giọng thơ sôi nổi thiết tha, hình ảnh thơ sinh động và gợi cảm…đọan
thơ sau đây trong “Đất Nước” có thể xem như là những định nghĩa về đất nước thật
mới mẻ và độc đáo của nhà thơ :
“ Đất là nơi anh đến trường
………………………………….
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
II/ Thân bài :
- Nếu như chín câu thơ đầu của đọan thơ là sự trả lời của nhà thơ cho câu hỏi : Đất
nước có từ bao giờ? Thì ở 16 câu thơ này, nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự cảm nhận của mình về
đất nước để trả lời cho câu hỏi : Đất nước là gì?
- Câu hỏi đã được nhà thơ trả lời bằng cách nêu ra những định nghĩa về đất nước ở
hai phương diện : không gian địa lý và thời gian lịch sử .
+ Trước hết, về không gian địa lý, đất nước là nơi sinh sống của mỗi người :
“ Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm”.
+ Không những vậy , đất nước còn là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở say đắm, thiết tha

.Đó là “ nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Đất nước còn là núi sông, rừng
bể,là“hòn núi bạc”,là “nước biển khơi”.Và còn nữa, đất nước còn không gian sinh tồn của
cộng đồng qua nhiều thế hệ với “những ai đã khuất…những ai bây giờ…”
+ Cùng với cách cảm nhận về đất nước ở phương diện không gian địa lý, nhà thơ
còn cảm nhận đất nước ở phương diện thời gian lịch sử .Ở phương diện này, đất
nước có cả chiều sâu và bề dày được nhận thức từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ,
từ truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ .
* Đọan thơ với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…” , nhà thơ đã
định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng
liêng bằng tinh thần luận lí chân xác.Nếu táchra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập
thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá
thể.Nhưng nếu hợp thành một danh từ thì “Đất Nước” lại có ý nghĩa tinh thần thiêng
liêng, chỉ không gian sinh sống của cả một cộng đồng người như anh em một nhà.
=> Tóm lại, bằng cách sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân
gian nhà thơ đã lý giải một cách sinh động , cụ thể cho câu hỏi :Đất nước là gì? Từ đó ,
hình ảnh đất nước hiện lên qua đọan thơ vừa gần gũi - cụ thể, vừa thiêng liêng- khái
quát trên cả bề rộng không gian địa lý mênh mông và thời gian lịch sử đằng đẵng của dân
tộc.

III/ Kết bài:
- Có thể nói, đọan thơ là những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước từ chiều sâu
văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian
đất nước.
- Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian để cảm nhận và định
nghĩa về đất.Từ đó , đọan thơ giúp cho chúng ta hiểu và gắn bó hơn với đất nước, quê
hương mình bằng một tình yêu và ý thức trách nhiệm sâu sắc .





* ĐỀ 3 :
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm :
“ Trong anh và em hôm nay,
………………………………
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
Hướng dẫn làm bài
I/ Mở bài:
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách
mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi
người với đất nước :
“ Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước
………………………………
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
II/ Thân bài :
- Thật vậy, sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương
diện không gian- địa lý,thời gian- lịch sử,phong tục- văn hóa …, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến
khẳng định :
“ Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước”.
+ .Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy.Đất nước đã hóa thân vào
mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước
này.Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất
nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mình.
- Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà thơ tiếp
tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu
chất chính luận :

“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
- .Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình
yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi
liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất
Nước / Đất Nước),nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống
nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
-Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân
với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng
của đất nước :
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”.
 Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai
tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày
mơ mộng”.Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở
ngày mai.
- Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người :
“ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
=> Bằng giọng văn trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ
“phải biết - phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa thân” …nhà thơ
như nhắn nhủ mình, nhưng cũng lànhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm
thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại
không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình - dặn người của nhà thơ.
III/ Kết bài:

- Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa
Điềm .Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người
với đất nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
- Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của
nhà thơ.

* Đề 4:
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm :
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
…………………………………………………………………………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Hướng dẫn :
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách
mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên
không gian địa lý - bức tranh văn hóa đất nước muôn màu muôn vẻ :
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
…………………………………………………………………………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
II/ Thân bài :
- Thật vậy, đây là 12 câu thơ mở đầu phần hai của đọan thơ “Đất Nước” với nội dung ngợi ca,
khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân.
1. Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ,có chiều sâu địa lý về những danh lam
thắng cảnh trên khắp các miền đất nước. Nhà thơ đã kể, liêt kêmột loạt kì quan thiên nhiên trải dài
trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa đất nước.Đây là những danh
lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính
cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh

khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.
+ Trong thực tế, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thủy
chung để ta có những “núi Vọng Phu”, những “hòn Trống mái” như những biểu tượng văn hóa
.Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để ta có những “ao đầm”…như
những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng…
“ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
+ Thật sự, nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có
sự cảm nhận về núi Vọng Phu.Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì
không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng.Nói cách khác, những núi Vọng
Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên
thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được
nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên,
không tuổi.
2.Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm
hồn, máu thịt của nhân dân .Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này,đã đặt tên, ghi dấu vết
cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này.Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện
tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.
=> Với cấu trúc quy nạp ( đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh…đến khái quát mang tính triết
lý) , dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp văn hóa
dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước.Nên cuối cùng, nhà thơ đã khẳng
định : trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một địac chỉ văn hóa được làm
nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.
III/ Kết bài:
- Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn

Khoa Điềm : chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự ; ngôn từ, hình ảnh đẹp, giàu sức
liên tưởng.
- Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những
nét riêng, mới mẻ, sâu sắc . Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ
đẹp của đất nước ở góc độ địa lý-văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất
nước cho mỗi người.



* ĐỀ 5:
Cảm nhận của anh/ chị về đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Hướng dẫn làm bài
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân,
cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm
nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
II/ Thân bài :
- Thật vậy, sau khi đã khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lý- văn hóa muôn

màu muôn vẻ, nhà thơ tiếp tục baỳ tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò của nhân
dân trong việc làm ra lịch sử và truyền thống của đất nước.
+ Trước hết, nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là :
người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô
danh bình dị.Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh
dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”:
“ Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
+ Nhưng cũng có hàng triệu , hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước đã ngã xuống , họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có
công “ làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.Và từ
quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân :
“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh…’

+ Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân
làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”…cũng
như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau
mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền
móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên
chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình.
“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Ở đây, nhận thức về đất nước và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòng biết ơn
nhân dân, bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra đất nước và bảo vệ đất nước.
- Tóm lại, với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình…đọan thơ vừa
là lời tâm tình,vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to
lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước bằng chính lòng

biết ơn của mình.
III/ Kết bài :
- Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam.Bởi
lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên tuổi…
Nhưng,có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to lớn của nhân
dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc.
- Đọan thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm
nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai .Từ đó, đọan thơ đã làm sống lại truyền thống yêu
nước hào hùng trong mỗi chúng ta.


* Đề 6:
Cảm nhận đọan thơ sau đây trong đọan trích “ Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
…………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.
Hướng dẫn làm bài.
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân,
cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Đọan thơ sau đây là sự thể hiện sâu sắc những suy tư, nhận thức về đất nước của nhà thơ
trên cơ sở tư tưởng Đất nước của Nhân dân :
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
…………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.
II/ Thân bài :
- Có thể nói, “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca - sự nhận thức về nguồn gốc
sâu xa của nhà thơ về đất nước về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của nhân dân.Để từ đó, nhà thơ khẳng

định : Nhân dân chính là người – là chủ thể .làm nên đất nước.
1/ Trước hết, câu thơ mở đầu đọan thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” chính là
sự thể hiện cảm hứng chủ đạo bao trùm lên tòan đọan trích và cả Chương V của bản trường
ca “Mặt đường khát vọng”. Đây chính là lời kết, là sự khái quát từ những gì đã được nhà thơ triển
khai trên cả chiều dài của trang thơ và trong cả chiều sâu của dòng cảm hứng trữ tình- chính luận.
- Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như ca dao, thần thoại.Như vậy cũng chính là đã
sáng tạo ra đất nước. Để khẳng định điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã lấy ý từ ba câu ca dao có nội
dung sâu sắc để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân :
“Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầnm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
+ .Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương của người Việt đã bắt nguồn từ thời xa xưa với những
lời dân ca ngọt ngào “Yêu em từ thuở trong nôi,
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
+ Và đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn cả vật chất
ngàn vàng.Ở đây, ý thơ của nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao một thời đi vào đời
sống tâm hồn của dân tộc :
“ Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
+ Và đó còn là sự thể hiện của truyền thống kiên cường, bất khuất của trong quá trình đấu
tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.Vẻ đẹp của truyền thống anh hùng ấy cũng được làm
nên từ những câu ca dao từng ca ngợi tinh thần quật khởi của dân tộc :
“ Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy , gặp đâu đánh què”
 Từ đó có thể khẳng định: nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra đất nước bằng chính tinh cách,
lẽ sống tâm hồn mình. Có thể nói,
+ Tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được một cách sâu sắc Nhân dân là người
làm nên lịch sử, làm ra văn hóa đất nước bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu thương .
+ Suy tư và nhận thức này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống trong

văn học Việt Nam.Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu …đã từng nói lên nhận
thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử.Đến các nhà thơ, nhà văn trong thời kì kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ , nhận thức ấy đã được nâng lên thành một tư tưởng có tầm cao mới.

×