Tải bản đầy đủ (.doc) (240 trang)

giáo án sinh học 12 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 240 trang )

Tiết (TPPCT): 1
Chương trình: Phụ đạo chiều
Ngày soạn: 06.09.2013
Lớp dạy: 11A3,7->10
QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Trình bày được thí nghiệm, phân tích kết quả lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
+ Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
+ Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập, điều kiện nghiệm đúng của quy luật.
+Viết được sơ đồ lai hai tính trạng.
+ Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và các bài tập về quy luật di
truyền.
2. Kĩ năng
-Phát triển tư duy lôgic khoa học.
-Phát triển tư duy uan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
3.Thái độ
Yêu khoa học, tích cực học tập.
II. Trọng tâm bài học
Nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm và làm việc độc lập với sgk.
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK, Hình 9, sơ đồ lai 2 tính trạng.
2. Học sinh
Học bài 8 của tiết học trước, chuẩn bị SGK, đọc bài trước ở nhà bài 9. Thảo luận trước khi vào tiết học
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra


Câu 1. Các bước tiến hành nghiên cứu của menđen? Nội dung giả thuyết hay kết luận khoa học của
Menđen?
Câu 2. Nội dung quy luật phân li của Menđen?
Câu 3. Bản chất của quy luật phân li là gì(cơ sở tế bào học của quy luật phân li là gì)?
Câu 4. Lôcút gen là gì? Gen là gì? Alen là gì?
3. Bài mới
Mở bài: Bài trước chúng ta học bài quy luật Menđen thì chỉ xét một tính trạng? Sự phân li của các tính
trạng chúng ta đã biết. Vậy khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng thì sao? Menđen đã thu được những kết
quả và có luận như thế nào? Bài học 9-quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập sẽ trả lời cho chúng ta
câu hỏi này [GV: Vừa nói vừa viết lên bảng tên bài].
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung qui luật phân li
độc lập của Menđen.
GV: Yêu cầu HS đọc sgk và tóm tắt nội dung thí
nghiệm của Menđen trong SGK trang 38 theo các nội
dung sau đây.
+Các tính trạng là gì? Trong mỗi tính trạng đó Menđen
đã lai tính trạng tương phản như thế nào?
+Xét riêng từng tính trạng: Tỉ lệ của F1, F2 như thế
nào? Kết luận tính trội lặn?
+Tỉ lệ phân li chung của các tính trạng khi xét, so với
kết quả phân tính chung của đề ra ở F1 và F2.
+Từ kết quả đó(đặc biệt là của F2) có kết luận gì về sự
phân li các tính trạng.
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung (nếu có).
Y/c:
I. Thí nghiệm lai hai tính trạng.
1. Thí nghiệm:
* Lai thuận và lai nghịch cho kết quả như

nhau:
Pt/c: Vàng, trơn x xanh, nhăn
F
1
100% vàng, trơn
F
2
: 315 vàng, trơn : 108 vàng, nhăn : 101
xanh, trơn : 32 xanh, nhăn
* (Tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1)
2. Nhận xét:
+P: Thuần chủng và gồm hai tính trạng màu
hạt, dạng hạt.
+Sự tương phản là: Hạt trơn><hạt nhăn;
vàng><xanh.
+F1: 100% đồng tính và dị hợp hai cặp gen.
- F
2
xuất hiện 2 tổ hợp kiểu hình khác bố
Trang 1
+Các tính trạng, tính trạng tương phản
*Hình dạng hạt: trơn x nhăn
*Mà sắc hạt: Vàng x xanh
+Xét riêng từng tính trạng: Tỉ lệ của F1 là 100%, F2
phân li chung là 3:1
+Kết luận tính trội lặn? Trơn và vàng là trội tương ứng
với xanh, nhăn là lặn
+Tỉ lệ phân li chung của các tính trạng khi xét, so với
kết quả phân tính chung của đề ra ở
*F1 là 100%

*F2: (3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1 <=> 315 vàng trơn: 108
vàng nhăn: 101 xanh trơn: 32 xanh nhăn.
+Từ đó có kết luận: Các cặp nhân tố di truyền qui định
các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua
trình hình thành giao tử.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Như vậy kết quả TN của Men đen cho thấy điều
gì? Hay nói khác đi em cho biết nội dung qui luật phân
li độc lập của Men đen là gì?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, phát biểu nội
dung quy luật. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Quy ước gen cho học sinh và yêu cầu học sinh viết
sơ đồ lai cho thí nghiệm lai 2 tính trạng của Men Đen
trên cơ sở sơ đồ đã tóm tắt?
HS: Viết sơ đồ theo nội dung SGk trang 38.
GV: Nhận xét đánh giá, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ.
* Hoạt động 2: Cơ sở tế bào học.
GV thông báo: Trong TN trên, Menđen đã ngẫu nhiên
chọn đúng 2 cặp TT qui định bởi 2 cặp gen nằm trên 2
cặp NST khác nhau, do đó mà 2 cặp TT đó đã di truyền
độc lập.
GV: Yêu cầu HS phân tích hình 9 trang 39 SGK thông
qua hệ thống câu hỏi: Có nhận xét gì về gen và NST?
Các cặp gen và các cặp NST? Sự phân li của gen và
NST trong sơ đồ trên? Phân tích sự tương ứng giao tử
và kiểu gen, kiểu hình ở F
2
trong phần sơ đồ sgk với
bảng kết quả sgk?

HS: Phân tích sơ đồ kết hợp nghiên cứu thông tin SGK
trang 48 trả lời câu hỏi.
Y/c: Gen nằm trên NST? Các cặp gen nằm trên các cặp
NST khác nhau. Sự phân li độc lập của các NST kéo
theo sự phân li độc lập của các gen trên đó. Sự tương
ứng giao tử và kiểu gen, kiểu hình ở F
2
trong phần sơ
đồ sgk với bảng kết quả sgk là thống nhất (giống nhau
nếu các giao tử ở sơ đồ kết hợp với nhau)
GV: Từ đó em hãy khái quát hoá lại cơ sở tế bào học
của quy luật Menđen.
HS: Trên cơ sở đã trả lời như trên, nghiên cứu thêm
thông tin và sơ đồ sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS
khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức hoặc giải thích
thêm (nếu cần).
GV: Từ những gì đã tìm hiểu em hãy tư duy, đọc thêm
thông tin sgk, nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 9, thảo
luận và cho thầy biết điều kiện nghiệm đúng của qui luật
mẹ(vàng, nhăn và xanh, trơn).
- Xét riêng từng cặp tính trạng(màu sắc, vỏ
hạt) đều có tỉ lệ 3:1 khi xét riêng nhân với
nhau cho tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1 ) x (3 : 1)
phù hợp với kết quả thu được của Menđen
-> Các tính trạng phân li một cách độc lập
nhau(không phụ thuộc vào nhau).
3. Nội dung định luật phân li độc lập: Các
cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng
khác nhau phân li độc lập trong qua trình

hình thành giao tử.
4. Sơ đồ của phép lai:
(SGK-trang 38, 39)
II. Cơ sở tế bào học.
1. Cơ sở tế bào học
-Do các gen nằm trên các NST tương đồng
khác nhau.
-Trong tế bào, NST đứng thành cặp tương
đồng nên gen tương đồng quy định các tính
trạng tương phản cũng đứng thành cặp tương
đồng.
-Khi giảm phân hình thành giao tử thì các
cặp NST tương đồng phân li độc lập về các
giao tử nên kéo theo sự phân li độc lập của
các gen(alen) trên NST.
-Các cặp NST kết hợp với nhau một cách
ngẫu nhiên tạo nên sự kết hợp ngẫu nhiên
của các gen(alen) trên nó. Tạo ra một lượng
biến dị tổ hợp rất lớn.
-Phân tích thí nghiệm trên ta có:
+Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như
nhau kéo theo sự phân li của các gen một
cách độc lập đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
ngang nhau (1AB, 1Ab, 1aB, 1ab).
+Các giao tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá
trình thụ tinh đã làm xuất hiện các tổ hợp gen
khác nhau (biến dị tổ hợp )
2. Điều kiện nghiệm đúng
Điều kiện nghiệm đúng của định luật
Menđen:

- Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn
để số liệu thống kê được chính xác.
- Sự phân li NST tạo giao tử, sự thụ tinh diễn
ra bình thường.
-Các giao tử và hợp tử tạo ra phải có sức
sống như nhau.
-Mỗi gen phải quy định một tính trạng.
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương
đồng.
III. Ý nghĩa của quy luật Menđen.
1. Ý nghĩa lí luận:
- Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm
nguyên liệu cho tiến hóa, giúp sinh giới đa
dạng, phong phú.
-Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống
thay đổi.
Trang 2
phân li độc lập là gì?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy lại những gì đã học, thảo
luận, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Đánh giá, chính xác hóa kiến thức.
* Hoạt động 3 :Ý nghĩa của các qui luật Men đen.
GV: Các quy luật của Menđen có ý nghĩa gì ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học, trả lời
lệnh SGK mục III trang 40 và xây dựng công thức tổng
quát về các đặc điểm giao tử tạo ra, kiểu gen, kiểu hình,
tỉ lệ phân li kiểu hình, thông qua số cặp gen dị hợp.
HS : Thảo luận nhanh và điền thông tinh vào bảng 9,

phát biểu công thức tổng quát.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
-Giải thích được tính di truyền của sinh vật.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Dự đoán được tỉ lệ phân li KH ở đời sau.
- Giúp con người tìm ra những tổ hợp gen
mang tính trạng có lợi cho con người.
- Trên cơ sở khoa học về các kiểu gen cho
kiểu hình tốt sẽ tiến hành lai giống, tạo giống
mới có năng suất cao.
3. Công thức tổng quát:
- Với n là số cặp gen dị hợp.
- Số loại giao tử F
1
: 2
n
- Số loại kiểu gen: 3
n
- Số loại kiểu hình ở F
2
: 2
n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen F
2
: (1+2+1)
n
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F
2
: (3+1)
n

VI . Củng cố
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài qua việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bản chất của qui luật phân li độc lập?
+ Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập?
VII . Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK
-Ôn tập các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng.
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Trang 3
Tiết (TPPCT): 3
Chương trình: Phụ đạo chiều
Ngày soạn: 29.08.2014
Lớp dạy: 11A3,7->10
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học.
+ Nêu được bản chất của các kiểu tác động của gen đối với sự hình thành tính trạng: Tương tác giữa các
gen không alen, tác động cộng gộp và đa hiệu của gen.
2. Kĩ năng
Quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ
Yêu khoa học, tích cực trong họa tập.
II. Trọng tâm bài học
Tương tác gen không alen và tác động cộng gộp của gen.
III. Phương pháp dạy học
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên

SGk, giáo án, hình 10.1 và 10.2 phóng to.
2. Học sinh
SGK, đọc trước bài ở nhà
V. Tiến trình tổ chức dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ
phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 ? Từ đó nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật Menđen ?
Câu 2: Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên
kết quả của phép lai ?
Câu 3: Bản chất của quy luật Menđen là gì (cơ sở tế bào học của quy luật Menđen)?
Nội dung định luật Menđen là gì ?
Câu 4: Trình bày ý nghĩa của quy luật Menđen?
Câu 5: Cho hai cá thể P thuần chủng gồm n tính trạng tương phản lai với nhau. Xác định tỉ lệ
- Kiểu gen, kiểu hình, của từng tính trạng ở F1
-Tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của từng tính trạng ở F2
-Số loại giao tử tạo ra của F1. Số tổ hợp, số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li
kiểu hình của thế hệ F2 khi cho F1 tự thụ phấn?
- Khi lai phân tích kết quả lai ở F1 thì tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của P(2 trường hợp trội, lặn) và F1 sẽ thế
nào ?
Câu 6: Viết sơ đồ tương quan giữa gen và tính trạng ?
3. Bài mới:
Trên cơ sở sơ đồ của học sinh phân tích gen quy định protêin để hình thành nên tính trạng ?
Ví dụ : Gen A hình thành prôtêinA-> Tính trạngA [một gen quy định 1 tính trạng]
Vậy có tính trạng được quy định bởi nhiều gen hay không?
Để tìm hiểu cho câu trả lời đó thầy trò ta hãy vào bài học 10-tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
(giáo viên vừa viết bảng vừa nói)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tương tác gen.

GV:
+ Thế nào là tương tác gen?
+ Thế nào là gen alen và gen không alen?
+ Bản chất của prôtêin về mặt hoá học? Từ đó nêu bản chất
tương tác gen?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
GV: Em hãy đọc sgk và trả lời câu hỏi (hỏi từng câu 1, vấn
đáp giữa học sinh và giáo viên)
I. TƯƠNG TÁC GEN.
- Tương tác gen là sự tác động qua lại
giữa các gen trong quá trình hình thành
một kiểu hình.
-Bản chất của tương tác gen: Là sự tương
tác giữa các sản phẩm của gen?
- Gen không alen: là 2 gen không tương
ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên
một NST hoặc trên các NST khác nhau.
Trang 4
+Hãy trình bày thí nghiệm về hiện tượng tương tác bổ sung.
+Em có nhận xét về kết quả của phép lai trên (sự phân li
kiểu hình) của F1, F2?
+P thuần chủng tương phản, F1 dị hợp. Từ sự phân li kiểu
hình F2 theo quy luật menđen hãy nhận xét về số tổ hợp, số
cặp gen dị hợp F1?
+Hãy cho biết tỉ lệ phân li kiểu gen chung của F2
+Có mâu thuẫn gì với tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1, F2.
Giải thích sự khác biệt đó so với quy luật Menđen là do
đâu ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 32, tư duy, thảo luận
và trả lời theo từng câu hỏi nhỏ ?

Y/cầu cuối cùng : Do sự tương tác giữa các gen trội để quy
định các tính trạng. Có cả 2 gen trội thì quy định hoa đỏ, có
một gen trội hay không có gen trội nào quy định hoa trắng.
GV: Yêu cầu một em HS lên bảng viết sơ đồ lai. Và cho
biết thế nào là tương tác bổ sung?
HS: Nghiên cứu sơ đồ SGk trang 43, và thông tin SGk để
trả lời.
GV: Ngoài tỉ lệ (9:7), còn có nhiều kiểu tương tác gen khác
nữa như (9 : 6 : 1), (9:3:3:1). Tương tác át chế có những tỉ
lệ (12:3:1), (13:3), (9:3:4).
GV: Lấy ví dụ về các trường hợp ở người càng nhiều gen
trội càng lù và ngược lại thì ở ngô. Khẳng định đó là kiểu
tương tác cộng gộp? Thế nào là tương tác cộng gộp? Cho ví
dụ minh họa.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 43 và hònh 10.1 để
trả lời, yêu cầu nêu được
+ Khái niệm
+ Ví dụ tính trạng màu da người do nhiều cặp gen tương tác
cộng gộp.
* Hoạt động 2: Tác động đa hiệu của gen.
GV:
+Lấy ví dụ về tác động đa hiệu của gen là gen quy định môi
mỏng và hay hớt. Hay tính trạng mắt ướt và khả năng tình
dục của người. Tính trạng viết nhấn mạnh và khả năng tình
dục của một người. Tai to, mặt lớn, thông minh. Khẳng
định đó là tác động đa hiệu của gen?
+Vậy thế nào là tác động đa hiệu của gen và lấy ví dụ?
HS: Trao đổi phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học thuyết của

Men đen không? Tại sao?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Không phủ nhận mà chỉ mở rộng thêm. Hiện tượng 1 gen
tác động lên nhiều tính trạng là rất phổ biến).
1. Tương tác bổ sung.
a. Thí nghiệm: Đậu thơm
Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng
F
1
Hoa đỏ
F
2
9 Hoa đỏ thẫm: 7 Hoa trắng
b. Giải thích kết quả:
- Tỉ lệ 9:7 ở F
2
cho thấy có 16 (do 9+7→
F
1
phải dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2
cặp NST tương đồng khác nhau.
- Với 16 tổ hợp cho 2 loại kiểu hình của 1
tính trạng → tính trạng màu hoa do 2 gen
qui định.
- Để tạo ra màu hoa đỏ phải có mặt động
thời của 2 gen trội, các trường hợp còn lại
cho hoa màu trắng.
c. Sơ đồ lai: SGK trang 43

d. Khái niệm tương tác gen: Tương tác
bổ sung là kiểu tác động qua lại của 2 hay
nhiều gen thuộc những lô cut khác nhau
(không alen) làm xuất hiện 1 tính trạng
mới.
e. Các trường hợp đặc biệt của tương tác
gen bổ sung:
2. Tương tác cộng gộp.
a. Khái niệm: Tương tác cộng gộp là kiểu
tương tácđộng khi 2 hay nhiều gen trội
thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với
nhau theo kiểu mỗi gen đều làm tăng sự
biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít.
b. Ví dụ: SGK
c. Chú ý:
-Các trường hợp đặc biệt của tương tác
cộng gộp:
-Tính trạng số lượng là những tính trạng
do nhiều gen cùng qui định theo kiểu
tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng
nhiều bởi môi trường.(tính trạng năng suất:
sản lượng sữa, số lượng trứng gà, khối
lượng gia súc, gia cầm).
II. Tác động đa hiệu của gen.
- Khái niệm: Trường hợp một gen tác động
đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là
tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.
- VD: SGK trang 44.
=> Các gen trong một tế bào không hoạt
động độc lập, các tế bào trong một cơ thể

cũng có tác dụng qua lại với nhau vì cơ
thể là một bộ máy thống nhất.
VI. Củng cố
- GV nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm của bài qua việc trả lời câu hỏi: Các kiểu tác động của gen đối
với sự hình thành TT?
=> KG không đơn giản là một tổ hợp các gen tác động riêng rẽ mà là một hệ thống gen tương tác với
nhau trong một thể thống nhất.
- HS đọc kết luận trong SGK.
VII. Dặn dò
- Ôn tập lí thuyết dựa vào câu 1, 3, 4, 5 cuối bài trong SGK trang 45.
Trang 5
- Làm bài tập 2 trang 45 SGK.
- Ôn tập phần di truyền liên kết, hoán vị gen đã học ở lớp 9
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tiết (TPPCT): 11
Chương trình: Cơ bản
Ngày soạn: 13.09.2013
Lớp dạy: 12A7,8,9
BÀI 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được những TN của Moocgan trên ruồi giấm.
- Phân tích và giải thích được những TN trong bài học.
- Nêu được bản chất sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen tạo ra tái tổ hợp gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết.
Trang 6
- Định nghĩa và biết xác định tần số hoán vị gen, từ đó biết nguyên tắc lập bản đồ gen.
2. Kĩ năng

Quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ
Có ý thức học tập tích cực, yêu khoa học.
II. Trọng tâm bài học
Làm rõ cách phát hiện ra liên kết gen và hoán vị gen.
III. Phương pháp dạy học
Trực quan, thuyết trình, làm việc nhóm và độc lập với sgk
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên: SGk, giáo án, hình 11 phóng to.
2. Học sinh
-Học bài ở nhà, làm bài tập đầy đủ.
-Chuẩn bị SGK, đọc trước bài ở nhà
V. Tiến trình tổ chức tiết học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Tương tác gen là gì ? Bản chất của tương tác gen ? Gen alen và gen không alen là gì ?
Câu 2: Khái niệm tương tác cộng gộp, tương tác bổ sung ? Tác động đa hiệu của gen? Gen đa hiệu là
gì? Đặc điểm của các tính trạng số lượng?
Câu 3: Dựa vào qui luật phân li độc lập, hãy xác định KG, KH ở F
1
trong phép lai sau:
P: Đậu vàng, trơn(AaBb) x Đậu xanh, nhăn(aabb)
-> Khi đem lai phân tích F1 thì F2 sẽ cho kiểu gen và kiểu hình như thế nào
3. Bài mới:
Dựa vào kết quả trên của Menđen để lấy trường hợp lai hai tính trạng thuận và nghịch của Mocgan thì
F1 cho 100% nhưng F2 lại cho
-Trường hợp 1: Lai phân tích kết quả thì cho 1 xám, dài : 1 đen, cụt
-Trường hợp 2: Lai phân tích kết quả thì cho 41,5% xám, dài: 41,5% đen, cụt: 8,5% xám, cụt: 8,5% đen,
dài.

Kết quả trên do đâu? Để tìm hiểu nó hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu thông qua bài học “11-liên kết
gen và hoán vị gen” (giáo viên vừa viết bảng vừa nói).
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết gen
GV: Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi cho việc
nghiên cứu di truyền học?
GV: Hãy nhận xét kết quả TN, và giải thích kết quả
đó.
+Số tính trạng so với quy luật Menđen P, F1, Fa?
+Nhận xét về P giả thiết cho và F1 (P độ thuần
chủng và tương phản hay không, F1 là đồng tính hay
phân tính?)?
+Từ P và F1 như vậy giả sử mỗi gen qui định 1 tính
trạng em hãy cho biết tính trạng trội, lặn ở P? Số cặp
dị hợp ở F1?
+Phép lai giữa F1 với con thân đen cánh cụt là phép
lai gì?
+Số tổ hợp ở F
a
(nếu di truyền theo Menđen)?
+Thực tế tỉ lệ F
a
trong phép lai?
+Sự di truyền các tính trạng (màu thân và chiều dài
cánh: Tính trạng thân xám luôn đi với cánh dài hay
ngắn; màu thân đen luôn đi với cánh dài hay ngắn)
+Từ sự nghiên cứu về số tổ hợp, tính trạng thân và
cánh luôn di truyền cùng nhau cho em kết luận gì về
sự di truyền các tính trạng này?
HS: Ngiên cứu sgk, thí nghiệm, kết quả thí nghiệm

I. Liên kết gen.
Do chúng có nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc
nghiên cứu di truyền như: Chu trình sống ngắn,
đẻ nhiều, các TT biểu hiện rõ ràng, hay có nhiều
thể đột biến, dễ nuôi trên môi trường nhân tạo,
dễ lai chúng với nhau, bộ NST lưỡng bội có số
lượng ít (2n = 8) ngoài ra còn có NST khổng lồ
dễ quan sát.
1. Thí nghiệm: (Đối tượng: Ruồi giấm).
Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt.
F
1
: 100% Xám, dài
P
a
: Đực F
1
xám, dài x Cái đen, cụt
F
a
: 1Xám, dài: 1Đen, cụt
2. Giải thích(nhận xét):
Từ kết quả ta thấy
- Pt/c tương phản→ F1 đồng tính và dị hợp 2
cặp gen.
-F1 cho thấy thân xám, cánh dài -> thân xám,
cánh dài là trội so với thân đen, cánh cụt.
-Trong phép lai phân tích con cái thân đen, cánh
cụt chỉ cho ra 1 loại giao tử.
- F1 dị hợp 2 cặp gen nhưng Fa chỉ cho 2 kiểu

hình với tỉ lệ 1 : 1 = 2 tổ hợp → F1 chỉ cho 2
Trang 7
và liên hệ bài trước để trả lời.
Y/c:
+Số tính trạng là hai.
+Pt/c tương phản, F1 đồng tính.
+Tính trạng xám>>đen; cánh dài>>cụt.
+F1 dị hợp hai cặp gen
+Phép lai là lai phân tích.
+F
1
chỉ cho ra 2 loại giao tử.
+F1 dị hợp 2 cặp gen; Fa chỉ xuất hiện 2 tổ hợp kiểu
hình.
+Tính trạng màu thân và cánh luôn di truyền cùng
nhau: Thân xám với cánh dài; thân đen với cánh cụt.
-> Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và liên
kết hoàn toàn cùng nhau.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ lai thể hiện
KG, KH từ P đến F
a
.
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, lên bảng viết
sơ đồ lai. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Từ những vấn đề trên em hãy khái quát, nhận
xét lại.
+Quan hệ về gen và NST.
+Khái niệm liên kết gen.

+Số nhóm gen liên kết so với số nhóm tính trạng, số
NST đơn bội của loài?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS
khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoán vị gen(liên kết
không hoàn toàn)
GV: Tương tự ở phần liên kết gen ta đã xác định
được F1 liên kết gen và phép lai ruồi F1 với ruồi
thân đen, cánh cụt vẫn là lai phân tích.
+Ruồi thân đen cánh cụt vẫn cho 1 loại giao tử?
+Tuy nhiên, ở qui luật hoán vị gen thì đem ruồi cái
F1 đi lai phân tích?
+Yêu cầu HS phân tích số liệu TN: So sánh với kết
quả thí nghiêm lai phân tích của hiện tượng phân li
độc lập và liên kết gen hoàn toàn?
HS: Phải nêu được:
+ Khác nhau là đem lai phân tích ruồi cái F
1
.
+ Kết quả khác với TN phát hiện ra hiện tượng liên
kết gen và hiện tượng phân li độc lập của Men đen.
GV: Từ kết quả thu được nói lên điều gì ở ruồi cái
F1?
+Về giao từ?
+Tỉ lệ giao từ?
HS: Nghin cứu sgk, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Y/c đạt được
*Ruồi cái F1 cho 4 loại giao tử.
*Tỉ lệ 4 loại là 41,5%:41,5%:8,5%:8,5%.

GV: Tại sao lại có hiện tượng này?
GV khẳng định luôn là do: Các gen qui định các tính
trạng khác nhau(màu thân, dạng cánh) cùng nằm
trên 1 NST và liên kết không hoàn toàn với nhau nên
loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (không phải là 4
loại như quy luật Menđen).
-Mặt khác cách tính trạng thân xám luôn đi với
cánh dài, thân đen luôn đi với cánh cụt.
-> Các gen qui định các tính trạng khác
nhau(màu thân, dạng cánh) cùng nằm trên 1
NST và di truyền cùng nhau (nằm trên 1 NST và
liên kết hoàn toàn hay còn gọi là liên kết gen).
3. Sơ đồ lai.
4. Kết luận:
-Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi ADN+protêin.
Trên mỗi phân tử ADN có rất nhiều gen nên trên
mỗi NST cũng chứa nhiều gen.
-Hiện tượng các gen trên cùng nằm trên 1 NST
di truyền cùng nhau, tạo thành nhóm gen liên
kết.
- Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhóm
tính trạng liên kết và bằng số bộ NST đơn bội
(n) của loài đó.
-Mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST
(ADN) được gọi là locut gen.
II. Hoán vị gen.
1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng
hoán vị gen.
a. Thí nghiệm
Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt.

F
1
: 100% Xám, dài
P
a
: Cái F
1
xám, dài x Đực đen, cụt
F
a
: 41,5% xám, dài: 41,5% đen, cụt: 8,5% xám,
cụt: 8,5% đen, dài.
b. Giải thích (nhận xét):
Từ kết quả ta thấy
- Pt/c tương phản → F1 đồng tính và dị hợp 2
cặp gen.
-F1 cho thấy thân xám, cánh dài -> thân xám,
cánh dài là trội so với thân đen, cánh cụt.
-Trong phép lai phân tích con cái thân đen, cánh
cụt chỉ cho ra 1 loại giao tử.
- F1 dị hợp 2 cặp gen nhưng Fa chỉ cho 2 kiểu
hình với tỉ lệ 41,5%:41,5%:8,5%:8,5% → F1
cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau
(không phải là 4 loại giao tử như nhau ở quy luật
Menđen, cũng không phải như liên kết hoàn toàn
ở thí nghiệm 1).
-> Các gen qui định các tính trạng khác
nhau(màu thân, dạng cánh) cùng nằm trên 1
NST và liên kết không hoàn toàn với nhau nên
không luôn di truyền cùng nhau (nằm trên 1

NST và liên kết không hoàn toàn hay còn gọi là
hoán vị gen).
2. Cơ sở tế bào học-sơ đồ lai.
a. Cơ sở tế bào học.
-Các gen tương đồng trên cùng 1 cặp NST tương
đồng có thể đổi chỗ cho nhau do sự tiếp hợp và
trao đổi chéo giữa các crômatic gây nên hiện
tượng hoán vị gen.
Trang 8
không luôn di truyền cùng nhau (nằm trên 1 NST và
liên kết không hoàn toàn hay còn gọi là hoán vị gen).
GV: Vậy cơ sở tế bào học của hiện tượng này là gì?
Mời các em vào phần tiếp theo “cơ sở tế bào học-sơ
đồ lai”.
GV: Đọc sgk và cho biết vì sao lại xuất những loại
giao tử không do liên kết hoàn toàn tạo thành?
HS: Thảo luận nhóm để trả lời.
GV: Tại sao tần số hoán vị gen không vượt quá
50%?
HS: Trả lời -> GV chính xác hóa kiến thức: Tần số
HVG không vượt quá 50% vì:
+ Các gen trong nhóm liên kết có khuynh hướng liên
kết là chủ yếu.
+ Sự trao đổi chéo thường diễn ra giữa 2 trong 4
crômatit của cặp NST tương đồng.
+ Không phải mọi tế bào sinh dục khi giảm phân đều
diễn ra trao đổi chéo để tạo ra tái tổ hợp gen.
GV: Vậy tần số hoán vị gen là gì-cách tính tần số
hoán vị gen ra sao? Thầy trò ta cùng đi vào phần
3“Tần số hoán vị gen-cách tính”.

-GV: Đọc sgk và cho biết khái niệm tần số hoán vị
gen? Ý nghĩa của tần số hoán vị gen?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS
khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Vậy cách tính tần số hoán vị gen ra sao? Đọc
sgk nêu cách tính tần số hoán vị gen?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS
khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của liên kết gen
và hoán vị gen
GV: Di truyền liên kết gen có ý nghĩa gì đối với
chọn giống và tiến hóa?
HS: Đọc thông tin SGK mục III trang 48 trả lời câu
hỏi.
GV: Nhận xét và bổ sung: Khái niệm và ý nghĩa của
bản đồ di truyền.
-Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo: Chỉ xảy
ra ở một số tế bào, ở kì đầu 1 của giảm phân.
b. Sơ đồ lai (sgk).
3. Tần số hoán vị gen-cách tính.
a. Tần số hoán vị gen.
-Tần số hoán vị(f): Là thước đo khoảng cách
tương đối giữa các gen.
Phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen
không alen trên cùng một NST. Khoảng cách
càng lớn thì lực liên kết càng nhỏ và tần số hoán
vị gen càng cao.
-Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%(do tiếp

hợp và trao đổi chéo chỉ xảy ra ở một số tế bào).
-Dựa vào tần số hoán vị gen để lập bản đồ di
truyền (bản đồ gen).
b. Cách tính.
-Cách tính:
+Tỉ lệ % số cá thể có tái tổ hợp(% các giao tử
mang gen hoán vị).
+Tần số hoán vị gen = số cá thể có gen hoán vị/
tổng số cá thể nghiên cứu.
Chú ý: Ở phép lai phân tích bằng tổng % số cá
thể có tỉ lệ thấp hoặc bằng tổng số % các loại
giao tử chiếm tỉ lệ thấp.
III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và
hoán vị gen.
1. Ý nghĩa của liên kết gen
-Liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị
tổ hợp, duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng
hệ sinh thái.
-Chọn giống: Giúp tạo ra giống mang nhiều đặc
điểm quí luôn đi cùng nhau.
2. Ý nghĩa của hoán vị gen
-Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp tạo độ đa
dạng di truyền.
-Chọn giống: Lợi dụng hoán vị để chuyển các
gen quí vào cùng một NST tạo nhóm gen liên
kết quí.
-Giúp các nhà khoa học lập được bản đồ di
truyền(bản đồ gen) thông qua tần số hoán vị gen
(thông qua khoảng cách gen).
VI. Củng cố

- Cơ sở tế bào học của liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn, công thức tính tần số HVG?
- Ý nghĩa của di truyền liên kết về lí thuyết và thực tiễn
VII. Dặn dò, bài tập về nhà
- Ôn tập lí thuyết trả lời câu 1, 2, 3, 4 cuối bài trong SGK trang 51.
- Đọc mục ” Em có biết”, Ôn lại sự di truyền liên kết với giới tính đã học ở lớp 9.
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Trang 9
Tiết (TPPCT): 12
Chương trình: Cơ bản
Ngày soạn: 14.09.2013
Lớp dạy: 12A5,6
BÀI 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng của cặp NST XY.
- Nêu được bản chất của sự di truyền liên kết với giới tính: Sự di truyền của gen trên NST X, trên NST
Y. Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân, phương pháp xác đinh tính trạng do gen ngoài nhân
qui định.
2. Kĩ năng
Quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả TN.
3. Thái độ
Yêu thích khoa học, thích cực học tập.
II. Trọng tâm bài học:
Đặc điểm DT liên kết với giới tính và DT ngoài nhân.
III. Phương pháp dạy học
Trực quan, thuyết trình, làm việc nhóm và độc lập với sgk
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên:

-Soạn giáo án
-SGK, hình 12.1, 12.2.
2. Học sinh:
SGK, đọc trước bài ở nhà.
V. Tiến trình tổ chức tiết học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG ? Tần số HVG phụ thuộc vào điều gì ?
- Điều kiện đối với các gen có thể xảy ra hiện tượng liên kết gen hay hoán vị gen ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền liên kết với giới
tính.
GV: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST
thường và NST giới tính?
HS: Tái hiện lại kiến thức đã học ở lớp 9 kết hợp thông
tin SGK mục I trang 50 trả lời câu hỏi.
+ NST thường: Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
Số cặp NST lớn hơn 1. Chỉ chứa các gen qui định TT
thường.
GV lưu ý cho HS:
+ Trong tế bào sinh dưỡng cặp NST giới tính hiện diện
I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI
TÍNH.
1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào
học xác định giới tính bằng NST.
a. NST giới tính:
- NST giới tính là loại NST có chứa gen qui
định giới tính và các gen khác.

- Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc
trưng cho từng NST.
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống
Trang 10
bên cạnh NST thường để tránh sự nhận thức không đúng
là NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục.
+ Cặp NST giới tính XY khi tiếp hợp trong giảm phân,
các đoạn mà NST X và Y bắt cặp (tiếp hợp) với nhau
được coi là tương đồng, trên đoạn này các gen tồn tại
thành cặp tương ứng. Phần còn lại của NST X và Y
không bắt cặp với nhau, do gen trên X không có gen
tương ứng trên Y hoặc ngược lại, gen trên Y không có
gen tương ứng trên X.
GV: Yêu cầu HS phân tích sơ đồ 12.2 trang 51 SGK để
giải đáp lệnh trong SGK.
+ Có nhận xét gì về sự khác nhau ở phép lai thuận và
phép lai nghịch?
+ Giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm?
HS: trao đổi nhóm, kết hợp nghiên cứu thông tin mục 2
trang 51 SGK trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
KL1: Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau(không đồng đều)
ở hai giới khi tiến hành lai thuận và lai nghịch. Một tính
trạng thấy chỉ xuất hiện ở một giới, giới còn lại xuất
hiện ít hoặc không xuất hiện.
KL2: Các gen quy định các tính trạng nằm trên NST X
và không có alen tương ứng trên Y nên cá thể đực có 1
alen lặn hay trội đã biểu hiện ra kiểu hình.
GV lưu ý: ở người các bệnh mù màu, máu khó đông do

các gen lặn nằm trên NST X gây ra được di truyền
tương tự như gen quy định màu mắt ở ruồi giấm.
GV cho công thức lai:
P : XX x XY
a
G : X X, Y
a
F
1
: XX ; XY
a
Từ sơ đồ công thức lai trên hãy rút ra nhận xét về tính
qui luật của gen trên Y ?
GV: Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính đối với thực
tiễn sản xuất ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu di truyền ngoài nhân.
GV: Em hãy đọc sgk và tóm tắt lại thí nghiệm của
Coren (phép lai thuận và lai nghịch)
+Nhận xét kết quả kiểu hình ở F1 trong phép lai thuận
và lai nghịch (so với bố mẹ), có đặc điểm gì khác với lai
thuận nghịch ở quy luật di truyền liên kết giới tính, phân
li độc lập của Menđen?
+Từ đó rút ra kết luận gì về tính trạng di truyền?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung (nếu có).
Y/c:
Con luôn giống mẹ, đó là đặc điểm khác các quy luật di
truyền khác
GV: Khẳng định đó là hiện tượng di truyền theo dòng

mẹ (con luông giống mẹ)
Đọc ggk và giải thích về bản chất của hiện tượng này là
gì?
HS: Nghiên cứu sgk, tư duy, thảo luận, trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
nhau.
b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới
tính bằng NST.
- Kiểu XX và XY:
+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai,
cây chua me: con cái XX, con đực XY.
+ ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm :
con cái XY, con đực XX.
- Kiểu XX và XO:
+ châu chấu, rệp, bọ xít : con cái XX, con đực
XO.
+ Bọ nhậy: con cái XO, con đực XX.
2. Di truyền liên kết với giới tính:
-Di truyền liên kết với giới tính: Là sự di
truyền tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể
giới tính quy định.
-Một tính trạng được gọi là di truyền liên kết
với giới tính khi sự di truyền của nó luôn gắn
với NST giới tính.
a. Gen trên NST X.
- Thí nghiệm: SGK.
- Giải thích nguyên nhân:
+ Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên
NST X mà không có trên NST Y.

+ Cá thể đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã
biểu hiện ra kiểu hình
- Sơ đồ lai: SGK
- Kết luận: Gen trên NST X di truyền theo
qui luật di truyền chéo: Ông ngoại(P) → con
gái(F
1
) → Cháu trai(F2).
Tính trạng chủ yếu biểu hiện ở con trai, con
gái biểu hiện ít.
b. Gen trên NST Y.
- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.
- Tính trạng do gen ở đoạn không tương đồng
trên NST Y qui định chỉ được biểu ở 1 giới
chứa NST Y.
- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính.
- Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào
những TT liên kết với giới tính để sớm phân
biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục
tiêu sản xuất.
- VD: SGK.
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai
thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.
- Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận
nghịch là khác nhau, F1 có KH giống mẹ.
- Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ
truyền nhân mà hầu như không truyền TBC
cho trứng nên các gen nằm trong TBC (trong

ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền
cho con qua TBC của trứng.
- Kết luận: Tính trạng DT ngoài nhân di
truyền theo dòng mẹ(không theo QLDT)
Trang 11
VI. Củng cố:
Cơ sở tế bào học của qui luật di truyền liên kết với giới tính của 2 trường hợp gen nằm trên X và gen
nằm trên Y?
VII. Dặn dò
- Làm bài tập 2 trang 54 SGK.
- Đọc trước bài 13.
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tiết (TPPCT): 13
Chương trình: Cơ bản
Ngày soạn: 03.09.2012
Lớp dạy: 12A7,8,9
BÀI 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN.
I. Mục tiêu bài học.
Sau khi học xong bài học thì học sinh phải đạt được
1. Kiến thức:
Học sinh phải hiểu biết sâu sắc và trình bày, phân tích được
-mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình.
-Ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen.
-Mối quan hệ của kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua ví dụ.
-khái niệm và những tính chất của thường biến.
-khái niệm mức phản ứng, vai trò của kiểu gen và môi trường đối với năng suất của vật nuôi và cây
trồng.
2. Kĩ năng:
-Quan sát và phân tích kênh hình, phát triển tư duy lôgic và làm việc độc lập, nhóm để kết luận vấn đề.

-Hình thành cho học sinh cách suy luận khoa học, lập luận các vấn đề chặt chẽ, cách nghiên cưus khoa
học theo phương pháp ưu việt của Menđen là đi từ thực tế -> suy luận khoa học -> tư duy trìu tượng.
3. Thái độ:
Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
II. Trọng tâm bài học:
Mối quan hệ KG, MT và KH.
III. Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận để hình thành nên kiến thức cho học sinh.
IV. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
Soạn giáo án, sgk, tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh:
SGK, đọc trước bài ở nhà.
V. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp học(1’):
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu một vài “đặc điểm của gen trên NST “X,Y”, sự di truyền của gen trên NST giới tính X và
gen trên NST giới tính Y.
Câu 2: Gen nằm ngoài nhân là gen nằm ở đâu(bào quan nào, bào quan nằm ở đâu) của tế bào? Nêu đặc
điểm di truyền của gen ngoài nhân ?
Câu 3: So sánh dấu hiệu nhận biết quy luật liên kết với giới tính “X, Y” với quy luật di truyền ngoài
nhân: Sự giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
3. Bài mới:
Mở bài: Từ xưa đến nay ông cha ta vẫn có câu ’nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống’? Vậy nước,
phân, cần là gì mà quan trọng như vậy? Giống ở đây là gì? Bản chất câu nói này là gì? Để trả lời cho
vấn đề thầy vừa đưa ra thì thầy trò ta hãy đi vào nội dung bài học hôm nay ”ảnh hưởng của môi trường
lên sự biểu hiện của gen”
Trang 12
Hoạt động của thầy và

trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Mối
quan hệ giữa gen và
tính trạng.
GV nêu vấn đề: Tính
trạng trên cơ thể sinh vật
là do gen qui định có
hoàn toàn đúng hay
không? Mối quan hệ giữa
gen và tính trạng được
thể hiện như thế nào?
HS: Đọc mục I trong
SGK và thảo luận nhóm
đưa ra kết luận.
GV: Nhận xét và bổ
sung.
Hoạt động 2: Sự tương
tác giữa kiểu gen và môi
trường.
GV: Tại sao cùng một
kiểu gen của thỏ lại có
màu lông khác nhau ở thỏ
*Tại vị trí đầu mút cơ thể
như tai, bàn chân, đuôi,
mõm, có lông màu
đen ?
*Ở những vị trí khác của
thân lông trắng muốt?
HS: Nghiên cứu thông tin

SGK, thảo luận và trả lời.
GV: Chính xác hóa kiến
thức.
ΔTheo em nhiệt độ cao
đã ảnh hưởng đến sự biểu
hiện của gen như thế
nào ?
ΔHãy tìm thêm các ví dụ
về mức độ biểu hiện của
các kiểu gen phụ thuộc
vào điều kiện môi trường.
* Hoạt động 3: Mức
phản ứng của kiểu gen.
HS: Đọc mục III SGK và
thảo luận về sơ đồ hình
vẽ mối quan hệ giữa một
KG với các môi trường
khác nhau trong sự hình
thành các KH khác nhau.
GV: Mức phản ứng là gì?
Tìm một hiện tượng thực
tế trong tự nhiên để minh
họa.
+ Mức phản ứng được
chia thành mấy loại? Đặc
điểm của từng loại?
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Gen(ADN) → mARN → Pôlipeptit → prôtêin → tính trạng.
-> Gen quy định tính trạng (kiểu hình)

- Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước nên chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố môi trường (trong,ngoài) cơ thể.
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
-Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
Ví dụ 1: Giống thỏ Himalaya
-Đặc điểm:
+Các điểm đầu mút của cơ thể như: Tai, mõm, đuôi, bàn chân có lông màu
đen.
+Thân thỏ màu trắng.
khác nhau.
-Giả thiết: Các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế
bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin (hình
thành màu đen)
Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nên các gen của chúng lại
không biểu hiện (không tổng hợp được Melanin) nên lông màu trắng
-Chứng minh: Cạo phần lông trắng trên lưng của thỏ và buộc một cục nước
đá.
Kết quả: Lông mọc lên tại vùng lông cạo và buộc đá là lông đen.
KL: Giả thiết đúng
Ví dụ 2: Các cây hoa cẩm tú cầu dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa
có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc
vào độ pH của đất. Trong trường hợp này các cây tuy có cùng kiểu gen
nhưng mức độ biểu hiện ra kiểu hình ở các cây là khác nhau.
Ví dụ 3: Ở người bệnh phêninkêtô niệu do một gen lặn nằm trên NST
thường quy định. Bệnh này do rối loạn chuyển hoá axit amin phêninalanin
thành tiroxin.
Nguyên nhân: Do gen đột biến mất chức năng xúc tác sự chuyển hoá
phêninalanin thành tirôxin
Hậu quả: Phêninalanin không được chuyển hoá thành tirôxin nên bị ứ đọng

lên não đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ, mất trí
nhớ.
Chữa trị: Phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí (phêninalanin là axit
amin không thay thế nên không loại được khỏi khẩu phần ăn)
KL: Cùng một kiểu gen không có khả năng chuyển hoá pheninalanin thành
tizoxin nhưng sống trong các môi trường khác nhau thì sẽ cho kiểu hình
khác nhau(bị bệnh nặng hay nhẹ)
- Một số ví dụ:
+Con tắc kè hoa; cây rau mac; tóc xoăn; ; tính lăng nhăng của con người;
hoa cẩm tú cầu; hoa liên hình; trí thông minh; sự ung thư da tăng do thay
đổi môi trường; màu da của con người khi thay đổi môi trường trở nên đen
hay trắng; phêninkêtô niệu.
III. Mức phản ứng của kiểu gen.
1. Khái niệm:
-Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với
các môi trường khác nhau là mức phản ứng của một KG.
KG + MT -> KH
Không có một gen hoạt động riêng rẽ mà hoạt động trong tế bào và tác
động qua lại với nhau, với môi trường.
-VD: Con tắc kè hoa:
Trang 13
+ Tính trạng chất lượng
và tính trạng số lượng,
thường thì loại nào có
mức phản ứng rộng hơn?
Hãy chững minh điều đó?
HS: Nghiên cứu thông tin
sgk, thảo luận và trả lời
các câu hỏi.
GV: Nhận xét và bổ sung

để hoàn thiện kiến thức.
GV: Có thể xác định rễ
dàng mức phản ứng của
một KG hay không?
HS: Nghiên cứu thông tin
SGK, trả lời.
GV liên hệ: Trong sản
xuất, chăn nuôi muốn
nâng cao năng suất thực
cần phải làm gì?
(mối quan hệ giữa yếu tố
giống, kĩ thuật canh tác
và năng suất thu được).
GV: Thế nào là sự mềm
dẻo về KH?
Hình vẽ 13 thể hiện điều
gì?
HS: Mức phản ứng của 2
KG khác nhau trong cùng
một điều kiện môi
trường.
GV: Vậy mức độ mềm
dẻo của KH phụ thuộc
vào yếu tố nào? (kiểu
gen) Sự mềm dẻo về KH
của mỗi KG có ý nghĩa gì
đối với chính bản thân
sinh vật? Từ những phân
tích trên hãy nêu những
tính chất và đặc điểm của

sự mềm dẻo KH của sinh
vật?
HS: Nghiên cứu thông tin
SGK, thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi.
Δ
Tại sao các nhà khioa học
lại khuyên nông dân
không nên chỉ trồng một
giống lúa duy nhất (cho
dù là giống lúa có năng
suất cao) trên một diện
tích rộng trong một vụ ?
+Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.
+Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.
+Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.
Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các
chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng kiểu gen của con tắc kè.
- Phân loại mức phản ứng kiểu gen: Gồm hai loại:
+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lượng(tính trạng
đa gen) như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng
trứng, sữa.
Sinh vật có mức phản ứng rộng thì khả năng phân bố sẽ rộng, thích nghi
cao hơn các loài khác.
+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.
Ý nghĩa của mức phản ứng với sinh vật: Sinh vật càng có mức phản ứng
rộng càng thích nghi rộng với môi trường, khả năng phân bố rộng, sinh vật
càng có mức phản ứng hẹp càng kém thích nghi
2. Phương pháp nghiên cứu mức phản ứng của kiểu gen.
- Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một KG.

Đưa vào các môi trường khác nhau để nghiên cứu đặc điểm biểu hiện (mức
phản ứng gen với môi trường) của tính trạng trong các môi trường.
-Thường dễ áp dụng với thực vật, vi sinh vật.
- Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem
trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của
chúng.
-Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu mức phản ứng: Tìm được kiểu hình
mong muốn từ kiểu gen, có biện pháp chăm sóc thích hợp.
KL: Giống tốt + kĩ thuật tốt -> năng suất cao.
Tùy vào điều kiện giống và môi trường có thể tiến hành cải tiến giống hay
môi trường để cho năng suất cao.
3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến):
- Khái niệm: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước
những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu
hình(thường biến).
-Đặc điểm:
+Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.
+Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi
nhất định.
-Ý nghĩa: Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của
môi trường(do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với môi
trường).
4. Phân biệt giữa thường biến và đột biến:
Các vấn đề THƯỜNG BIẾN ĐỘT BIẾN
Ví dụ - Cây bàng rụng lá vào
mùa đông
Bệnh bạch tạng
Bản chất khái
niệm
Làm biến đổi kiểu hình,

không làm biến đổi kiểu
gen.
Làm biến đổi kiểu gen
-> biến đổi kiểu hình.
Nguyên nhân Do các nhân tố gây đột
biến
Do môi trường tác
động
Đặc điểm
Không di truyền được.
Xuất hiện đồng loạt,
định
hướng
Di truyền được.
Xuất hiện riêng lẻ,
vô hướng
Ý nghĩa Có lợi, giúp sinh vật thích
nghi với môi trường, có ý
nghĩa gián tiếp với tiến
hóa và chọn giống.
Đa số có hại nhưng là
nguồn nguyên liệu cho
tiến hóa và chọn
giống.
Trang 14
.
VI. Đánh giá-Củng cố
đọc kết luận trong SGK.
- Ý nghĩa của của sự mềm dẻo KH đối với thực tiễn sản xuất?
VII. Dặn dò-bài tập về nhà

-Về nhà học bài theo sgk
- Ơn tập lí thuyết dựa vào câu 1, 2, 3, và 4 ở cuối bài trong SGK.
- Đọc mục “ Em có biết” trang 72.
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

THAM KHẢO: ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Bố mẹ khơng truyền đạt cho con những tính trạng có sẵn mà truyền cho con một kiểu gen
Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước
- Mức độ mềm dẻo về kh phụ thuộc vào kg.
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.
- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của mơi
trường.
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.
Kết luận :
- Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã có sẵn mà chỉ truyền một kiểu
gen.
- Kiểu gen quy đònh khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường .
- Môi trường quy đònh kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen quy
đònh.
- Kiểu hình là kết quả của sự tác động giữa kiểu gen và môi trường .
- Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng 1 kiểu gen được phát sinh
trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
- Nguyên nhân: Do tác động trực tiếp của môi trường sống.
- Tính chất:
+ Xảy ra đồng loạt, đònh hướng, có thể xác đònh được.
+ Không làm biến đổi kiểu di truyền nên không di truyền cho thế hệ sau.
- Hậu quả: Tạo ra sự khác biệt giữa các cá thể trong loài.
- Ý nghóa: Giúp sinh vật biến đổi và thích nghi kòp thời với những thay đổi của môi

trường
1. Khái niệm :
- Mức phản ứng là giới hạn của thường biến của cùng 1 kiểu gen trước những điều
kiện môi trường khác nhau.
-Ví dụ :Lúa Trân Châu lùn: 100tạ/ha/vụ
2. Đặc điểm :
- Mức phản ứng do gen quy đònh trong cùng 1 kiểu gen , mỗi gen có một mức phản
ứng riêng .
- Mức phản ứng thay đổi theo từng loại tính trạng .
Trang 15
- Một số tính trạng ở sinh vật có mức phản ứng rộng hoặc hẹp . Mức phản ứng càng
rộng , sinh vật càng dễ thích nghi .
- Di truyền được vì do kiểu gen quy đònh .
3. Ý nghóa :
Giống  kó thuật  năng suất
- Đẩy mạnh công tác giống : chọn , cải tạo , lai giống .
- Tăng cường các biên pháp kó thuật : Xử lí, chăm sóc, phòng trừ bệnh
- Xác đònh đúng thời gian thu hoạch .
2. Đặc điểm:
-Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng
sinh vật càng dễ thích nghi.
- Di truyền được vì do kiểu gen quy định.
- Thay đổi theo từng loại tính trạng.
4. Sự mềm dẻo về kiểu hình:
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của mơi trường.
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MƠI TRƯỜNG.
- Kết luận: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với mơi trường cụ thể.

VD: Con tắc kè hoa:
- Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.
- Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.
- Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.
I. Mối quan hệ giữa kiểu gen – kiểu hình và mơi trường:
Ví dụ: sách giáo khoa.
Gen ( ADN) → mARN →Prơtêin → tính trạng
- Với cùng một kiểu gen nhưng trong nh÷ng điều kiện mơi trường khác nhau cho những kiểu hình khác
nhau.

Bố mẹ khơng truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen.
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của có thể trước điều kiện mơi trường.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường.
- Trong q trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên
ngòai cơ thể.
- Sự tác động của mơi trường lên sự biểu hiện của gen còn phụ thuộc vào loại tính trạng.
II. Thường biến:
1. Khái niệm:
Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong q trình phát triển cá thể dưới ảnh
hưởng của điều kiện mơi trường, khơng liên quan đến biển đổi KG.
2. Đặc điểm:
- Chỉ biến đổi kiểu hình.
- Khơng biến đổi kiểu gen.
- Xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định
- Khơng di truyền được
- Khơng có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
- Chỉ có giá trị thích nghi.
III. Mức phản ứng:
1. Khái niệm:
- Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các mơi trường khác nhau gọi là mức phản ứng

cua 1 KG. (Giới hạn thường biến của kiểu gen)
VD:Con tắc kè hoa
2. Đặc điểm:
Trang 16
- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật
càng dễ thích nghi.
- Di truyền được vì do KG quy định
- Thay đổi theo từng loại tính trạng.

Kiểu gen quy định mức phản ứng, khả năng về năng suất của giống. Kĩ thuật sản xuất quy định năng
suất cụ thể của một giống.
Như vậy để nâng cao năng suất cần có kĩ thuật chăm sóc cao đồng thời với việc làm thay đổi vốn gen
(cải tạo giống)
* Sự mềm dẻo về kiểu hình:
* Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về
KH.
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của MT
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG.
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.
BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
13Câu 22[22BT2008L1]: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?
A. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định.
B. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
C. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính.
13Câu 25[BT2008L2]: Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá
thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là
A. đột biến. B. đột biến gen. C. thường biến. D. đột biến nhiễm sắc thể.
13Câu 4[4PT-KPB2008L2]: Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát

triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là
A. đột biến gen. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. thường biến. D. đột biến.
13+ Câu 29[PT-KPB2008L1]: Trường hợp nào sau đây là thích nghi kiểu hình?
A. Con bọ lá có cánh giống lá cây.
B. Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
C. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.
D. Một loài sâu ăn lá có màu xanh lục ngay từ khi mới sinh ra.
13Câu 33[33PT-KPB2008L2]: Sau đây là một số đặc điểm của biến dị:
(1) Là những biến đổi ở kiểu gen.
(2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.
(3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.
(4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.
(5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi trong kiểu gen.
Những đặc điểm của thường biến gồm:
A. (1), (4). B. (3), (5). C. (2), (4). D. (1), (2).
13Câu 39[39PT-PB2008M153PNCL1]: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi
trường và kiểu hình?
A. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
B. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
13Câu 38[38PT-PB2008PNCM104L2]: Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá
trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là
A. đột biến gen.
B. thường biến (sự mềm dẻo của kiểu hình).
C. đột biến.
D. đột biến nhiễm sắc thể.
13Câu 5[5BT2009M168]: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu gen khác nhau.
B. có kiểu hình giống nhau.

C. có kiểu hình khác nhau.
D. có cùng kiểu gen.
13Câu 2[2PT2009M159PC]: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá
thể
A. có cùng kiểu gen. B. có kiểu hình khác nhau. C. có kiểu hình giống
nhau.
D. có kiểu gen khác nhau.
13Câu 21[21CD2007M194PC]: Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp
gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ
C
o
35
cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa
Trang 17
màu trắng này trồng ở
C
o
20
thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ
C
o
35
hay
C
o
35
đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình
A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.
B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.
C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.
13Câu 5[5DH-CD2007PCM152]: Tính trạng số lượng thường
A. có mức phản ứng hẹp.
B. do nhiều gen quy định.
C. ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. có hệ số di truyền cao.
13Câu 6[6ĐH-CĐ2008M253PC]: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:
A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
C. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
13+ Câu 34[34ĐH-CĐ2008M253PC]: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền?
A. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.
C. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.
D. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
13Câu 24[24ĐH2009M297PC]: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung
Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.
B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha, ) được gọi là mức phản ứng
của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.
13Câu 59[59CD2010M251PNC]: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào
sau đây không đúng?
A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
C. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
Trang 18

Tiết (TPPCT): 14
Chương trình: Cơ bản
Ngày soạn: 04.09.2012
Lớp dạy: 12A7,8,9
BÀI 14. THỰC HÀNH LAI GIỐNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
Học sinh hiểu biết sâu sắc về kiến thức lai giống
2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích mẫu vật.
- Phát triển được năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn được một số thao tác lai giống.
3. Thái độ
Hình thành cho học sinh có thái độ nghiêm túc trong sản suất, làm việc
II. Trọng tâm kiến thức
Thực hành về lai giống thực vật bằng thụ phấn
III. Phương pháp dạy học
Thực nghiệm theo nhóm
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên
-Soạn giáo án, dặn học sinh địa điểm thực hành.
-Cây cà chua bố mẹ, mảnh vườn
- Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông, hộp pêtri.
2. Học sinh
-Học bài ở nhà, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, xem trước bài ở nhà và tự tiến hành thực hành
trước ở nhà để xem kết quả, nhận xét và thảo luận.
-Chuẩn bị cây bố mẹ.
+Chọn giống: chọn nhiều cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể dễ
dàng phân biệt bằng mắt thường.
+Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày.

+Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt hoa, ngắt bỏ quả non, tập trung lấy phấn được tốt.
+Khi cây mẹ được 9 lá thì bấm ngọn, chỉ để 2 cành (3 chùm hoa/cành, 3-5 quả/chùm).
V. Tiến trình tổ chức dạy học
GV dùng tranh về thụ phấn nhân tạo ở đạu Hà Lan, yêu cầu HS quan sát và mô tả quá trình thụ
phấn nhân tạo ở đậu Hà Lan. Sau đó GV hoàn thiện vấn đề nêu ra và vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Lai giống thực vật.
GV : Tại sao lại phải gieo hạt cây
làm bố trước những cây làm mẹ ?
+ Mục đích của việc ngắt bỏ những
chùm hoa và quả non trên cây bố,
bấm ngọn và ngắt cành, tỉa hoa trên
cây mẹ ?
GV hướng dẫn HS thực hiện thao
I. Lai giống thực vật.
1. Cách tiến hành.
* Khử nhị trên cây mẹ:
- Chọn những hoa còn nụ có màu vàng nhạt để khử nhị
(hoa chưa tự thụ phấn).
(dùng kim mũi mác tách một bao phấn ra nếu phấn còn là
chất trắng sữa hay hạt màu xanh thì được. Nếu phấn đã là
hạt màu trắng thì không được).
Trang 19
tác khử đực trên cây mẹ.
+ Tại sao cần phải khử nhị trên cây
mẹ ?
GV thực hiện mẫu : Kĩ thuật chọn
nhị hoa để khử, các thao tác khi khử
nhị.
HS: Tiến hành các bước thí nghiệm

theo hướng dẫn của GV.
GV: Mục đích của việc dùng bao
cách li sau khi đã khử nhị ?
GV hướng dẫn chọn hoa trên cây
mẹ để thụ phấn.
GV: thực hiện các thao tác mẫu.
- Không chọn những hoa đầu nhụy
khô, màu xanh nhạt nghĩa là hoa
còn non, đầu nhụy màu nâu và đã
bắt đầu héo thụ phấn không có kết
quả.
- Có thể thay bút lông bằng những
chiếc lông gà.
* Hoạt động 2: Viết thu hoạch.
GV: hướng dẫn HS phương pháp
thu hoạch và cất giữ hạt lai.
HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến, trình bày vào bảng thu hoạch.
GV: Nhận xét kết quả và bổ sung.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy nụ hoa.
- Tay phải dùng kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một,
cần làm nhẹ tay, tránh để bầu nhụy và đầu nhụy bị
thương tổn.
- Trên mỗi chùm chọn lấy 4 đến 6 hoa cùng lúc và là
những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.
- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.
* Thụ phấn:
- Chọn những hoa đã nở xòe, đầu nhụy to màu xanh
thẫm, có dịch nhờn.
- Thu hạt phấn trên cây bố: Chọn hoa vừa nở, cánh hoa

và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và
trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.
- Dùng bút lông chà nhẹ lên các bao phấn để hạt phấn
bung ra.
- Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa
cây mẹ đã khử nhị
- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn,
ghi ngày và công thức lai.
II. Thu hoạch
- HS phải tóm tắt các bước lai giống và những điều cần
chú ý khi chọn hoa cùng với các thao tác khi giao phấn.
- Vẽ sơ lược mô tả các thao tác giao phấn.
VI. Củng cố
- GV nhận xét đánh giá cụ thể các nhóm thực hành về:
+ Kĩ năng thao tác lai giống.
+ Sản phẩm thực hành.
- GV tóm tắt về các thao tác lai giống và nhắc HS ghi vào vở thực hành.
VII. Dặn dò
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Làm bài tập của bài Ôn tập chương I, II
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Trang 20
Tiết (TPPCT): 15
Chương trình: Cơ bản
Ngày soạn: 05.09.2012
Lớp dạy: 12A7,8,9
BÀI 15. BÀI TẬP CHƯƠNG I - II
I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức
Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.
2. Kĩ năng
- Biết cách ứng dụng toán xác suất vào giải các bài tập di truyền.
- Thông qua việc phân tích kết quả lai: Biết cách nhận biết được các hiện tượng tương tác gen;
phân biệt được phân li độc lập với liên kết - hoán vị gen; nhận biết được gen nằm trên NST
thường, NST giới tính hay gen ngoài nhân.
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết giải các bài tập di truyền.
3. Thái độ
Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.
II. Trọng tâm bài học
Mối quan hệ giữa các qui luật di truyền chi phối 1 cặp và nhiều cặp TT.
III. Phương pháp dạy học
Trực quan, thuyết trình, làm việc nhóm và độc lập với sgk
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
- Hình ảnh về cấu trúc ADN theo nguyên tắc bổ sung, cơ chế phiên mã, giải mã
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập hoặc bảng phụ.
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài giảng.
3. Bài mới
A. Phương pháp giải bài tập di truyền (chương II)
a. Cách giải bài tập lai một cặp tính trạng:
Phép lai một cặp TT đề cập tới các qui luật di truyền: Phân li, trội không hoàn toàn, tương tác
gen không alen, tác động cộng gộp, di truyền liên kết giới tính.
* Xác định tỉ lệ KG, KH ở F
1
hay F
2
.

Đề bài cho biết TT là trội, lặn hay trung gian hoặc gen qui định TT (gen đa hiệu, tương tác giữa
các gen không alen, TT đa gen ) và KH của P. Căn cứ vào yêu cầu của đề (xác định F
1
hay F
2
),
ta suy nhanh ra KG của P. Từ đó viết sơ đồ lai từ P đến F
1
hoặc F
2
để xác định tỉ lệ KG và KH
của F
1
hay F
2
.
Ví dụ tỉ lệ KH 3:1 (trội hoàn toàn), 1:1 (lai phân tích), 1:2:1 (trội không hoàn toàn), 9:7 (tương
tác gen không alen)
* Xác định KG, KH của P:
Đề bài cho biết số lượng hay tỉ lệ các KH ở F
1
hoặc F
2
. Căn cứ vào KH hay tỉ lệ của nó ta nhanh
chóng suy ra KG và KH (nếu đề bài chưa cho).
Ví dụ: Nếu F
1
có tỉ lệ KH 3:1 thì P đều dị hợp tử, hay 1:1 thì một bên P là thể dị hợp, bên còn lại
là thể đồng hợp lặn, nếu F
2

có tổng tỉ lệ KH bằng 16 và tùy từng tỉ lệ KH mà xác định kiểu
tương tác gen không alen cụ thể.
Trang 21
b. Cách giải bài tập lai nhiều cặp tính trạng:
Phép lai hai hay nhiều cặp TT đề cập tới các qui luật di truyền: Phân li độc lập, di truyền liên
kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
* Xác định tỉ lệ KG, KH ở F
1
hay F
2
.
Đề bài cho qui luật di truyền của từng cặp TT và các gen chi phối các cặp TT nằm trên cùng một
NST hoặc trên các NST khác nhau. Dựa vào dữ kiện đề đã cho ta viết sơ đồ lai từ P đến F
1
hoặc
F
2
để xác định tỉ lệ KG và KH ở F
1
hoặc F
2
.
* Xác định KG, KH của P:
Đề bài cho biết số lượng cá thể hoặc tỉ lệ các KH ở F
1
hay F
2
. Trước hết phải xác định qui luật di
truyền chi phối từng cặp TT, từ đó suy ra kiểu gen ở P hoặc F
1

của cặp TT. Căn cứ vào tỉ lệ KH
thu được của phép lai để xác định qui luật di truyền chi phối các TT:
- Nếu tỉ lệ mỗi KH bằng tích xác suất của các TT hợp thành nó thì các TT bị chi phối bởi qui
luật phân li độc lập.
- Nếu tỉ lệ KH là 3:1 hoặc 1:2:1 thì các cặp TT di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nếu tỉ lệ KH không ứng với 2 trường hợp trên thì các cặp tính trạng di truyền liên kết không
hoàn toàn.
B. Gợi ý đáp án bài tập chương I trang 64:
1/65:
a) Mạch khuôn 3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’
Mạch bổ sung 5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’
mARN 5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’
b) Có 18/3 = 6 codon/mARN.
c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU GGG XAU GUA AUG GGX.
2/65:
Từ bảng mã di truyền
a) Các codon GGU GGX GGA GGG trong mARN đều mã hóa glixin.
b) Có 2 codon mã hóa lizin:
- Các codon/mARN: AAA, AAG
- Các cụm đối mã/tARN: UUU, UUX
c) Cođon AAG/mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit.
3/65:
Đoạn chuỗi polipeptit Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
ADN: - Mạch khuôn 3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
- Mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’
4/65:
a. Bốn cô đon cần cho việc đặt các aa Val – Trp – Lys – Pro vào chuỗi polipeptit được tổng
hợp.
b. Trình tự các nucleotit trên mARN là GUU UUG AAG XXA

5/65:
a. mARN: 5

XAU AAG AAU XUU GX 3

mạch mã gốc: 3

GTA TTX TTA GAA XG 5

b. His – Lys – Asn – Leu
c. 5

… XAG
*
AAG AAU XUU GX… 3

Gln - Lys - Asn - Leu
d. 5

XAU G
*
AA GAA UXU UGX 3

His - Glu - Glu - Ser - Cys
e. Trên cơ sở những thông tin ở c và d, loại đột biến thêm một nucleotit trong ADN có ảnh
hưởng lớn hơn lên do protein do dịch mã, vì ở c là đột biến thay thế U bằng G
*
ở cô đon thứ
nhất XAU -> XAG
*

, nên chỉ ảnh hưởng tới 1 aa mà nó mã hóa (nghĩa là cô đon mã hóa His
thành cô đon mã hóa Glu), còn ở d là đột biến thêm 1 nucleotit vào đầu cô đon thứ 2, nên từ vị
trí này, khung đọc dịch đi một nucleotit nên ảnh hưởng (làm thay đổi) tất cả các cô đon từ vị trí
thêm và tất cả các aa từ đó cũng thay đổi.
Trang 22
6/65 : Theo đề ra, 2n = 10 -> n = 5. Số lượng thể ba tối đa là 5 không tính đến trường hợp thể ba
kép.
7/65 : Cây thể ba ở cặp NST số 2 là 2n+1, cây lưỡng bội bình thường là 2n.
P : mẹ 2n+1 x bố 2n
Gp : n, n+1 n
F
1
2n: 2n+1
Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể ba (2n+1) và 50%
số cây con là lưỡng bội bình thường (2n).
9/66:
b. Điểm khác nhau giữa chuối rừng và chuối nhà:
Đặc điểm Chuối rừng Chuối nhà
Lượng ADN
Tổng hợp chất HC
Tế bào
Cơ quan sinh dưỡng
Phát triển
Khả năng sinh giao tử
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường -> có hạt

Cao
Mạnh
To
To
Khỏe
Không có khả năng sinh GT bình thường
nên không hạt
C. Gợi ý đáp án các bài tập chương II SGK:
1/66: Đây là bệnh do gen lặn qui định nên cả người vợ lẫn người chồng đều có xác suất mang
gen bệnh (dị hợp tử) là 2/3. Xác suất để cả 2 vợ chồng đều là dị hợp tử và sinh con bị bệnh là:
2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9.
2/66: Cần phải sử dụng qui luật xác suất để giải thì sẽ nhanh.
a. Tỉ lệ KH trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về gen C là 1/2, về gen D là 3/4 và về gen E là
1/2 . Do vậy tỉ lệ đời con có tỉ lệ KH trội về tất cả 5 tính trạng sẽ bằng:
1/2x3/4x1/2x3/4x1/2.
b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ sẽ bằng 1/2x3/4x1/2x3/4x1/2.
c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố sẽ bằng: 1/2x1/2x1/2x1/2x1/2.
3/66:
a. Xác suất mẹ truyền NST X mang gen bệnh cho con là 1/2. Xác suất sinh con trai là 1/2 nên
xác suất để sinh con trai mang NST X có gen gây bệnh sẽ là: 1/2x1/2=1/4.
b. Vì bố không bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận gen X không mang gen gây bệnh. Do vậy
xác suất để sinh con gái bị bệnh là bằng 0.
4/67: Gen qui định chiều dài nằm trên NST X còn gen qui định màu mắt nằm trên NST thường.
5/67: Dùng phép lai thuận nghịch. Nếu kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau thì gen nằm
trên NST thường. Nếu kết quả phép lai luôn theo KH giống mẹ thì gen nằm trong ti thể. Nếu kết
quả phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới khác nhau thì gen nằm trên NST X.
6/67: C
7/67:D
VI. Củng cố
- Nêu cách nhận biết các qui luật di truyền.

- GV tóm nhận xét tiết học, ý thức chuẩn bị bài tập của học sinh.
VII. Dặn dò
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Làm bài tập còn lại của bài Ôn tập chương I, II
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Trang 23
Tiết (TPPCT): 16
Chương trình: Cơ bản
Ngày soạn: 06.09.2012
Lớp dạy: 12A7,8,9
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài kiểm tra
1. Kiến thức
Kiểm tra học sinh về các vấn đề sau: Nội dung về di truyền, biến dị ở cấp độ phân tử, tế bào, các quy
luật di truyền.
2. Kỹ năng
Hình thành cho học sinh kỹ năng suy luận, tư duy logic, phản ứng nhanh với các bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ
Hình thành cho học sinh thái độ nghiêm túc khi tham gia kiểm tra, đánh giá
II. Trọng tâm bài kiểm tra
Di truyền ở các cấp độ phân tử, tế bào, các quy luật di truyền đặc biệt là Menđen
III. Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra giấy, trắc nghiệm
IV. Phương tiện dạy học và chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên
Soạn đề kiểm tra trên ma trận đề.
2. Học sinh
Ôn tập tốt để tiến hành kiểm tra
V. Hoạt động trên lớp

1. Ổn định tổ chức lớp, cho học sinh kiểm tra lại chỗ ngồi và cất tài liệu liên quan.
Dặn học sinh làm bài nghiêm túc.
2. Phát đề kiểm tra và coi học sinh làm bài
3. Hết giờ thu bài
VI. Củng cố, đánh giá giờ kiểm tra.
Giáo viên nhận xét những mặt được và chưa được trong giờ kiểm tra
VII.Dặn dò, bài tập về nhà
-Về nhà ôn tập, đọc trước bài 16 trước khi lên lớp
-Tiến hành thảo luận bài trước khi vào tiết học
VIII. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Trang 24
1. Gen là gì?
a. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi polipeptit.
b. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử
ARN.
c. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều phân tử ARN.
d. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi polipeptit hay ARN.
2. Dịch mã (tổng hợp porotein) là:
a. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 4 của protein.
b. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 1 của protein.
c. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 3 của protein.
d. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 2 của protein.
3. Vì sao cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ?
a. Do cấu trúc phức tạp của ADN trong NST.
b. Do phiên mã diễn ra trong nhân, còn dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
c. Do tế bào có nhiều hoạt động sống phức tạp.
d. Do cấu trúc nucleôxôm phức tạp.
4. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là
a. gen có dịch mã hay không.

b. gen có được phiên mã và dịch mã hay không.
c. gen có được biểu hiện kiểu hình hay không.
d. gen có được phiên mã hay không.
5. Qui ước : I-mất đoạn, II-lặp đoạn, III-đảo đoạn, IV-chuyển đoạn tương hỗ, V-chuyển đoạn không
tương hỗ.
Những loại đột biến cấu trúc nào xảy ra làm chuyển đổi vị trí của gen từ NST này sang NST khác?
a. I II. a. I II.
6. Điều nào không đúng với sự khởi đầu của dịch mã?
a. En zim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa thứ nhất (met-aa
1
).
b. Tiếp theo tARN vận chuyển mang aa thứ nhất (aa
1
-tARN) tới vị trí anticodon của nó khớp bổ sung
với codon của aa thứ nhất ngay sau aa mở đầu.
c. Đầu tiên, tARN vận chuyển mang aa mở đầu (met-tARN) tiến vào vị trí cođon mở đầu, anticodon
tương ứng trên tARN của nó khớp bổ sung với côđon mở đầu trên mARN.
d. Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN, đồng thời tARN (đã mất aa mở đầu) rời khỏi
ribôxôm.
7. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
a. A-X, G-T. b. A-U, G-X. c. A-T, G-X. d. A-U, T-A, G-X, X-G.
8. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
a. có lợi cho cá thể. b. không có lợi và không có hại cho cá thể.
c. có hại cho cá thể. d. có ưu thế so với bố mẹ.
9. Thể lệch bội (dị bội) là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở
a. một cặp NST. b. một số cặp NST. c. một hay một số cặp NST. d. tất cả các cặp NST.
10. Đột biến gen phát sinh không do nguyên nhân nào dưới đây?
a. Các rối loạn trao đổi chất trong cơ thể.
b. Các rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
c. ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa của môi trường ngoài.

d. ảnh hưởng của các tác nhân hóa học trong môi trường ngoài.
11. Trong quá trình hình thành chuỗi polinucleotit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit
trước ở vị trí
a. cacbon thứ nhất của đường đê ôxiribôzơ.
b. cacbon thứ hai của đường đê ôxiribôzơ.
c. cacbon thứ ba của đường đê ôxiribôzơ.
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×