Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các Dạng Rối Loạn Thai Nhi Do Uống Rượu - Fetal Alcohol Spectrum Disorder

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.69 KB, 2 trang )


Vietnamese - Number 38e
March 2014
Các Dạng Rối Loạn Thai Nhi Do Uống Rượu
Fetal Alcohol Spectrum Disorder
Các Dạng Rối Loạn Thai Nhi Do Uống
Rượu là gì?
Rối loạn Thai Nhi do Uống Rượu (Fetal Alcohol
Spectrum Disorder, viết tắt FASD), là một thuật ngữ
được dùng để miêu tả một loạt các vấn đề ảnh hưởng
đến các em bé mà mẹ uống rượu trong lúc có thai.

FASD là nguyên nhân hàng đầu của khuyết tật phát
triển ở trẻ em. Nó có thể bao gồm các khuyết tật về
thể xác, học hỏi và hành vi trong suốt cuộc đời. Trẻ
em với FASD có các vấn đề khó khăn về thính giác,
lời nói và thị giác, học hỏi, trí nhớ và sự phối hợp.
Uống bao nhiêu rượu thì bị FASD?
Không có số lượng hoặc thời gian nào là an toàn
để uống rượu trong lúc mang thai. Uống bao
nhiêu rượu mới gây hại là điều vẫn còn chưa được
biết. Não và hệ thống thần kinh của con quý vị phát
triển trong suốt thời gian mang thai.

Tất cả các loại rượu, kể cả bia, rượu vang, rượu
mạnh, thức uống lạnh có pha rượu và rượu táo, có
thể làm hại con quý vị. Uống say sưa, uống nhiều
hơn 3 chai hay ly một lúc, và uống thật nhiều rượu
rất có hại cho con quý vị.

Khả năng gây hại cho một đứa bé đang phát triển


cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
• tình trạng sức khỏe và sự khang kiện tổng quát
của người mẹ;
• các hình thái uống rượu chẳng hạn như uống say
sưa và uống thật nhiều đến say khướt;
• nếu đồng thời có dùng chất gây nghiện bất hợp
pháp hoặc ma túy, hoặc thuốc; và
• yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác nữa.

Căn cứ theo Các Chỉ dẫn của Canada về việc Uống
Rượu Ít Rủi Ro (Canadian Low-Risk Alcohol
Drinking), một ly rượu chuẩn có nghĩa là:


Bia, rượu táo
hoặc thức uống
lạnh có pha rượu
5% chất cồn
một chai 12 oz. (341 ml)
Rượu vang
12% chất cồn
một ly 5 oz. (142 ml)
Rượu mạnh
(vodka, rye, gin,
rum, vân vân)
40% chất cồn
một ly nhỏ 1.5 oz (43 ml)
(uống nguyên chất hoặc
pha trong nước giải khát)


Để biết thêm thông tin về vấn đề thai nghén và uống
rượu, xin xem
HealthLinkBC File #38d Thai Nghén
và Uống Rượu.
Uống rượu trong lúc cho con bú sữa mẹ
có gây nên FASD hay không?
Không, uống rượu trong lúc cho con bú sữa mẹ
không gây nên FASD. Tuy nhiên, tốt nhất không
nên uống bất cứ rượu gì trong lúc quý vị đang cho
con bú sữa mẹ vì rượu truyền sang sữa mẹ một cách
dễ dàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình thái ngủ-
thức của con quý vị, và số lượng sữa con quý vị
uống trong lúc được cho bú.

Nếu quý vị muốn thỉnh thoảng uống một ly, điều
này không có nghĩa quý vị ngưng không cho con bú
sữa mẹ nữa. Cho con bú sữa mẹ cung cấp nhiều điều
lợi ích cho cả mẹ lẫn con. Nếu quý vị chọn uống
rượu trong thời gian cho con bú sữa mẹ, điều quan
trọng quý vị phải lập kế hoạch một cách cẩn thận.

Nếu quý vị sẽ uống một ly, quý vị được khuyên nên
cho con bú trước, và trữ sữa, trước khi quý vị bắt
đầu uống. Quý vị sẽ cần phải chờ vài tiếng sau khi
uống để chắc chắn rượu đã ra khỏi cơ thể của quý vị
và ra khỏi sữa mẹ. Bao lâu sau quý vị có thể bắt đầu
cho con bú sữa mẹ trở lại sẽ tùy thuộc vào việc quý
vị đã uống bao nhiêu ly rượu và quý vị cân nặng bao
nhiêu.
Quý vị có thể bơm hoặc nặn sữa nếu cần để

làm giảm sự khó chịu do bị cương sữa
.

Để có thêm thông tin giúp đỡ các bà mẹ đang nuôi
con, hiểu cần có bao nhiêu thời gian sau khi uống
rượu mới nên cho con bú sữa mẹ, hãy viếng trang
mạng Motherisk (Rủi ro của bà mẹ) tại
www.motherisk.org/women/updatesDetail.jsp?conte
nt_id=347#table1.
Khi nào FASD và các hậu quả khác của
rượu có thể được chẩn đoán?
FASD và các tình trạng có liên hệ thường được chẩn
đoán sau khi một đứa trẻ có các vấn đề về hành vi
hoặc học hỏi.

Sớm nhận ra FASD có thể cho một người với FASD
cơ hội tốt nhất để đạt được tối đa tiềm năng của
mình. Sớm chẩn đoán và hỗ trợ trong một hoàn cảnh
gia đình an toàn và lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa
các vấn đề trong tương lai chẳng hạn như gặp khó
khăn tại trường, vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc
các điều lo ngại về sức khỏe khác.
Gia đình và những người chăm sóc trẻ có
thể đi đâu để nhờ giúp đỡ?
Các nguồn giúp đỡ trong cộng đồng trong địa hạt
thẩm quyền y tế tại địa phương quý vị, chẳng hạn
như các chương trình phát triển trẻ em, có thể giúp
hỗ trợ cho gia đình và trẻ em. Các ví dụ của những
dịch vụ có sẵn bao gồm:
• Những Nhân viên Chủ yếu (Key Workers) – giúp

gia đình hiểu về FASD bằng cách cung cấp thông
tin và nối kết họ với các dịch vụ hỗ trợ.
• Hỗ trợ Phụ huynh – bao gồm cố vấn, cung cấp các
nhóm hỗ trợ, và huấn luyện về FASD cho cha mẹ
và ông bà.

Một số cộng đồng có thêm các dịch vụ hỗ trợ và các
nhóm dành cho các bà mẹ và con của họ với FASD.

Để có thêm thông tin về các chương trình và dịch vụ
này và các chương trình cũng như dịch vụ khác
trong khu vực quý vị, xin xem trang mạng của Bộ
Trẻ Em và Phát Triển Gia Đình (Ministry of
Children and Family Development) tại
www.mcf.gov.bc.ca/fasd/assessment.htm
hoặc liên
lạc với đơn vị y tế công cộng tại địa phương quý vị.
Để có chi tiết liên lạc và để tìm các dịch vụ có sẵn
trong khu vực quý vị, xin viếng trang mạng của Bộ
Y Tế B.C. (Health Authorities) tại
www.health.gov.bc.ca/socsec
. Khi quý vị gọi hãy
xin nói chuyện với một y tá phụ trách sức khỏe cộng
đồng.

Để biết thêm thông tin
Motherisk
Để biết thông tin về việc uống rượu và dùng các chất
gây nghiện khác trong lúc mang thai và trong thời
gian cho con bú sữa mẹ, hãy gọi đường dây trợ giúp

cho các bà mẹ có nguy cơ nghiện rượu hoặc chất gây
nghiện (Motherisk Alcohol and Substance Use
Helpline) ở số miễn phí 1-877-327-4636 hay viếng
trang mạng của họ tại www.motherisk.org
.

HealthyFamilies BC
HealthyFamilies BC (Các Gia đình Lành mạnh tại
BC) cung cấp thông tin về FASD và các rủi ro cũng
như hậu quả cho sức khỏe của việc uống rượu trong
lúc mang thai, cho các bà mẹ đang có thai và sắp
sinh con. Xin viếng trang mạng của họ tại
www.healthyfamiliesbc.ca/parenting
.

Canadian Centre on Substance Abuse
Để biết thêm thông tin về Các Chỉ dẫn của Canada
về việc Uống Rượu Ít Rủi Ro (Canada’s Low-Risk
Alcohol Drinking Guidelines), hãy viếng trang mạng
của Trung tâm Canada đặc trách về Chất Gây
Nghiện (Canadian Centre on Substance Abuse) tại
www.ccsa.ca/Eng/topics/alcohol/drinking-
guidelines/Pages/default.aspx.


Muốn biết thêm các đề tài của
HealthLinkBC File, vào
www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc
đến phòng y tế công cộng tại địa phương
quý vị.


Bấm vào www.HealthLinkBC.ca
hoặc gọi
số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức
khỏe không cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và
khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn
ngữ khi có yêu cầu của quý vị.

×