Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

An Toàn Thực Phẩm trong các Cơ Sở Giữ Trẻ - Food Safety in Child Care Facilities

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.13 KB, 2 trang )

Vietnamese - Number 59d
October 2013
An Toàn Thực Phẩm trong các Cơ Sở Giữ Trẻ
Food Safety in Child Care Facilities
Dù thực phẩm được nấu nướng trong cơ sở giữ trẻ hay
đem đến từ nhà, cách nấu thực phẩm có thể giảm bớt
được rủi ro bị bệnh từ thực phẩm, thường được gọi là
ngộ độc thực phẩm.
Bệnh từ thực phẩm là gì?
Bệnh từ thực phẩm là vì ăn hoặc uống những thứ bị ô
nhiễm vi trùng, siêu vi khuẩn, mốc meo, hoặc ký sinh
trùng. Thức ăn hoặc thức uống bị ô nhiễm khi không
được nấu hoặc cất an toàn, hoặc có người bị nhiễm
khuẩn cầm hoặc chạm vào những món đó.
Có các triệu chứng gì?
Có các triệu chứng khác nhau khi bị bệnh từ thực phẩm
và gồm các triệu chứng sau:
• sốt;
• đau bụng;
• tiêu chảy;
• buồn nôn; và/hoặc
• ói mửa.

Các triệu chứng có thể kéo dài nhiều tiếng, nhiều ngày,
hoặc ngay cả nhiều tháng. Các triệu chứng này có thể
nhẹ hoặc nghiêm trọng đến mức quý vị phải vào bệnh
viện và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng dài
hạn cho sức khỏe trẻ em.
Làm thế nào để tôi có thể ngừa bệnh từ thực
phẩm?
Khi quý vị cầm hoặc tiếp thức ăn, có nhiều việc quý vị


có thể làm để giúp giữ cho thức ăn an toàn đối với các
loại vi trùng độc hại. Nếu quý vị có bất cứ triệu chứng
nào nói trên, tuyệt đối không nên cầm hoặc tiếp thức ăn.

Rửa Tay
Hãy rửa tay kỹ trước khi ăn hoặc cầm thức ăn. Rửa tay
gồm kỳ cọ tất cả mọi phần trên hai bàn tay bằng xà
bông trong ít nhất là 20 giây và xả sạch dưới vòi nước
ấm. Dùng khăn bông sạch hoặc khăn giấy lau khô tay.

Rửa và Khử Trùng Các Bề Mặt và Vật Dụng
Luôn luôn rửa và khử trùng các bề mặt quý vị làm và
đặt thức ăn trên đó. Nhiều trường hợp bị bệnh từ thực
phẩm là vì sử dụng thớt, đĩa hoặc vật dụng nhà bếp để
chuẩn bị thịt sống rồi sử dụng cùng thớt, đĩa hoặc vật
dụng đó để làm hoặc dọn ra thực phẩm ăn liền. Thớt,
đĩa và vật dụng phải luôn luôn được rửa sạch và khử
trùng trước khi đặt thức ăn lên đó.

Phải giặt kỹ và khử trùng khăn lau chén đĩa đều đặn.
Khăn lau ấm và ẩm có thể là chỗ vi trùng sinh sôi. Khăn
thường được dùng để lau các bề mặt dùng để làm hoặc
đặt thức ăn. Cách dùng khăn như vậy truyền nhiễm vi
trùng độc hại từ khăn lau sang mặt quầy hoặc bề mặt
khác có tiếp xúc với thực phẩm. Quý vị có thể khử
trùng nhanh chóng khăn lau ẩm ướt bằng cách bỏ vào lò
vi ba (microwave) trong 1 phút.

Ngoài ra, quý vị cũng có thể pha một dung dịch khử
trùng để sử dụng trên các bề mặt, để khử trùng chén đĩa

và vật dụng bằng cách pha như sau:
• pha 15 mililít (1 muỗng (thìa) canh) thuốc tẩy dùng
trong nhà vào 4 lít (1 ga lông) nước; hoặc,
• pha 5 mililít (1 muỗng (thìa) canh) thuốc tẩy dùng
trong nhà vào 1 lít (4 cups) nước.

Để Các Loại Thực Phẩm Riêng Rẽ Với Nhau
Để thịt sống, gà vịt, hải sản và nước cá nước thịt riêng
ra với nhau và với các loại thực phẩm ăn liền khác.

Dùng vật dụng hoặc chén đĩa riêng biệt cho thịt sống và
thịt chín hoặc các loại thực phẩm ăn liền khác.

Ướp Lạnh Thực Phẩm
Cất ngay thực phẩm vào lại tủ lạnh hoặc tủ đông lạnh
sau khi dùng. Không nên để các loại thực phẩm có thể
hư thối ở nhiệt độ bình thường trong phòng lâu hơn 2
tiếng. Cất các loại thực phẩm lạnh ở 4°C (40°F) hoặc
lạnh hơn.

Nấu Thức Ăn
• Nấu thức ăn cho đến khi nhiệt độ bên trong thức ăn
lên đến mức an toàn là 74°C (165°F). Muốn biết
thêm chi tiết, hãy đến website ‘Nấu thức ăn lên nhiệt
độ bên trong an toàn’ của Healthy Canadians tại
www.healthycanadians.gc.ca/eating-nutrition/safety-
salubrite/cook-temperatures-cuisson-eng.php
• Giữ thức ăn nóng ở 60°C (140°F) hoặc nóng hơn.
• Hâm lại thức ăn còn thừa đến ít nhất là 74°C (165°F).



• Thức ăn hâm trong lò vi ba (microwave) nên lên đến
74°C (165°F) và đậy kín trong 2 phút sau đó.
• Dùng nhiệt kế thức ăn để đo nhiệt độ.
Các cơ sở giữ trẻ nên cho trẻ ăn các loại
thực phẩm nào?
Các cơ sở giữ trẻ nên mua thực phẩm từ những nguồn
được phê chuẩn, chẳng hạn như những nguồn bán lẻ
thương mại. Nhớ dùng thực phẩm tươi và đóng bao
trước ngày hết hạn tươi ngon ghi trên bao.

Chỉ nên nhận thực phẩm tặng biếu nếu chưa mở và
được cất giữ đúng mức, chẳng như những hộp bánh
đóng kín chưa có dấu mở.
Các loại thực phẩm nào có ít rủi ro gây bệnh
từ thực phẩm hơn?
Các loại thực phẩm sau đây có ít rủi ro gây bệnh từ thực
phẩm hơn:
• sốt táo và các loại trái cây đóng hộp khác;
• trái cây và rau có vỏ ngoài rắn chắc, chẳng hạn như
táo và cà rốt, được chà sạch bằng bàn chải trong khi
rửa;
• các loại bánh, như bánh mì, bánh ổ tròn, bagels,
muffins, bánh ổ dài, và bánh quy không nhồi thịt, cá,
kem hoặc phô mai;
• bánh lạt trơn;
• và cereal khô không trộn thêm đường.
Các cơ sở giữ trẻ có thể giúp trẻ em hiểu
biết về an toàn thực phẩm như thế nào?
Nên tập thành thói quen rửa tay trước khi ăn bữa chính

và bữa vặt. Hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay đúng mức,
nhất là sau khi sử dụng phòng vệ sinh, sau khi chơi với
thú vật và trước khi ăn.

Quý vị có thể cho trẻ tham gia chuẩn bị làm thức ăn cơ
bản và cùng nhau làm một món đơn giản. Nấu thức ăn
có thể giết chết được vi trùng. Muốn được an toàn, thức
ăn có trẻ giúp chuẩn bị cho cả nhóm phải được nấu chín,
chẳng hạn như bánh muffin thay vì sà lát. Dạy trẻ về tầm
quan trọng của việc rửa tay kỹ trước khi làm thức ăn, và
cách ho và nhảy mũi vào tay áo và rửa tay lại.
Cha mẹ có thể gói thức ăn như thế nào
cho an toàn?
Cha mẹ nên đựng thức ăn nóng trong bình thủy. Làm
nóng bình thủy trước bằng nước sôi trong 5 phút. Bình
thủy sẽ giữ cho thức ăn vẫn nóng, trên 60°C, (140°F)
trong khoảng 3 tiếng, do đó cha mẹ nên bỏ thức ăn vào
bình thủy ngay trước khi rời nhà. Các loại thức ăn lạnh
phải được để lạnh bằng cách dùng những bao ướp lạnh,
hoặc cất trong tủ lạnh cho đến khi ăn.
Có những loại giấy phép và huấn luyện
nào dành cho người giữ trẻ?
Một cơ sở giữ trẻ có giấy phép và có nấu và chuẩn bị
thức ăn đều đặn có thể cần có giấy phép theo Đạo Luật
Sức Khỏe Công Cộng. Muốn biết thêm chi tiết, hãy đến
www.bclaws.ca/EPLibraries/bclaws_new/document/ID/
freeside/11_210_99.

Tất cả những người giữ trẻ đều nên học lớp Quan Tâm
về An Toàn Thực Phẩm (Caring about Food Safety).

Hãy đến website của Bộ Y Tế tại
www.foodsafety.gov.bc.ca
để biết thêm chi tiết.
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Muốn biết thêm chi tiết về vấn đề an toàn thực phẩm,
hãy đọc các HealthLinkBC Files sau đây:
• #59a An Toàn Thực Phẩm: Mười Bước Dễ Dàng để
Giữ An Toàn Thực Phẩm
• #59b An Toàn Thực Phẩm cho Rau Trái Tươi
• #72 Nước Cốt Trái Cây và Rượu Táo Không Khử
Trùng Bằng Phương Pháp Pasteur: Tiềm Năng Rủi
Ro Sức Khỏe
• #76 Các Loại Thực Phẩm Nên Tránh cho Những
Người Dễ Có Rủi Ro Bị Bệnh từ Thực Phẩm

Có thể đặt mua Food Flair™ Early Learning
Practitioners Resource (Tài Liệu cho Người Dạy Dỗ
Tuổi Thơ) tại
decoda.ca/children-families/leap-bc/food-
flair/.
Canadian Partnership for Consumer Food Safety
Education (Tổ Chức Hợp Tác Canada về Giáo Dục An
Toàn Thực Phẩm cho Người Tiêu Thụ) tại
www.canfightbac.org/en/
.

Quý vị cũng có thể liên lạc với chuyên viên dinh dưỡng
cộng đồng, hoặc gọi số 8-1-1 để nói chuyện với một
chuyên viên ăn uống có ghi danh.
Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC

vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc
đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý
vị.

Bấm vào www.HealthLinkBC.ca
hoặc gọi số
8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe
không cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ
khi có yêu cầu của quý vị.

×