Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.54 KB, 58 trang )

`
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN FTA VIỆT NAM-LIÊN MINH
HẢI QUAN NGA-BELARUS-KAZAKHSTAN
Sinh viên thực hiện : HÀN ĐỨC BIÊN
Mã sinh viên : CQ530369
Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ C
Hệ : CHÍNH QUY
Thời gian thực tập : ĐỢT II NĂM 2014 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S LÊ TUẤN ANH
Hà Nội - 2015
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả đề tài có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu của
mình, cụ thể:
Tôi tên là : Hàn Đức Biên
Sinh ngày: 15 tháng 02 năm 1993 – Tại : Bắc Giang
Quê quán: Bắc Giang
Hiện đang là sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 53C, chuyên ngành Kinh tế
quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Mã số sinh viên : CQ530369
Cam đoan đề tài : Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam
khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-kazkhstan
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lê Tuấn Anh


Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết luận
nghiên cứu trình bày trong đề tài chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Các số liệu, nguồn trích dẫn trong đề tài được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh
bạch.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
Hà Nội ngày 18 tháng 05 năm 2015
Tác giả
Hàn Đức Biên
Sinh viên: Hàn Đức Biên
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Lê Tuấn Anh -
người đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi nghiên cứu, phân tích và
hoàn thành đề tài này. Cùng với vốn tri thức giàu có và kinh nghiệm dày dạn của
mình, cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu, làm nền tảng cho quá
trỉnh thực tập sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Viện Thương mại Kinh
tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hết lòng giảng dạy, tận tình chỉ
bảo cho tập thể sinh viên thực hiện nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thành viên lớp Kinh tế quốc tế 53C đã
cùng tôi đóng góp, trao đổi và chia sẻ những vấn đề cần thiết trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Hàn Đức Biên
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU 6

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA FTA VIỆT NAM-LIÊN MINH HẢI QUAN NGA-
BELARUS-KAZKHSTAN 3
1.1 Tổng quan chung về hiệp định thương mại tự do(FTA) 3
1.1.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do FTA 3
1.2 Tổng quan chung về Liên minh hải quan 4
1.2.1 Khái niệm Liên minh hải quan 4
1.2.2 Đôi nét về Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan 4
1.3 Khái quát về FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan. .8
1.3.1 Nội dung hiệp định 8
1.3.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do FTA 8
1.3.3 Tình hình tham gia Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam 11
1.3.4 Quá trình đàm phán 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN FTA VIỆT NAM-LIÊN
MINH HẢI QUAN NGA-BELARUS-KAZKHSTAN 18
2.1 Thực trạng hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên minh hải quan 18
2.1.1. Tổng quan về tình hình hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh Hải
quan 18
2.1.2. Việt Nam – Liên bang Nga 19
2.1.2. Việt Nam – Belarus 25
2.1.3. Việt Nam – Kazakhstan 29
2.2 Những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia FTA 33
2.3 Những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia FTA 37
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI THAM GIA FTA VIỆT NAM-LIÊN MINH HẢI QUAN
NGA-BELARUS-KAZKHSTAN 40
3.1 Định hướng nhằm phát triển quan hệ thương mại hoặc quan hệ kinh tế Việt
Nam với các nước trong Liên minh hải quan 40

Sinh viên: Hàn Đức Biên
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
3.2 Giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội của FTA đối với doanh nghiệp Việt
Nam 41
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 41
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 45
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Sinh viên: Hàn Đức Biên
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh
hải quan giai đoạn 2007-2014 18
Bảng 2.2: Thứ hạng và tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga
năm 2014 20
Bảng 2.3: Thống kê kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam sang Nga năm 2014 22
Bảng 2.4: Thống kê kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam từ Nga năm 2014 24
Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tốc độ tăng/giảm, cán cân
thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2007-2014 31
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu một số nhóm hàng chính của
Việt Nam với Kazakhstan năm 2012-2014 31
Sinh viên: Hàn Đức Biên
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa
Việt Nam và Nga giai đoạn 2010-2014 21
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nga năm 2014 23
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Việt Nam từ Nga năm 2014 25

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương
mại giữa Việt Nam và Belarus giai đoạn 2009 - 2014 27
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Belarus trong năm
2014 28
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Belarus trong năm
2014 28
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tốc độ tăng/giảm, cán cân
thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2007-2014 30
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với Kazakhstan trong năm
2014 32
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam với Kazakhstan trong năm
2014 33
Biểu đồ 2.10 : Dự báo tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-
Liên minh hải quan khi thực hiện FTA đến năm 2020 36
Sinh viên: Hàn Đức Biên
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Hiệp định thương mại tự do (FTA) có thể nói là xu thế tất yếu của tiến trình
phát triển kinh tế thế giới. Hiệp định này mang lại lợi ích đa phương cho tất cả
các quốc gia cùng ký kết hiệp định. Với Việt Nam, việc đã và sẽ ký Hiệp định
thương mại tự do là những nỗ lực tích cực để hội nhập kinh tế thế giới. Việc ký
kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã giúp tăng kim ngạch thương mại
giữa các quốc gia, đa dạng hóa thị trường sản phẩm trong nước, tận dụng được
lợi thế cạnh tranh của mỗi nước. Khu vực dịch vụ cũng được mở rộng đáng kể
nhờ FTA và có thể góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy
đầu tư và cải tiến công nghệ, nhờ đó dịch chuyển năng suất và tăng đầu ra.
FTA với Liên minh Hải quan mở ra cho Việt Nam cơ hội đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư sang thị trường đầy tiềm năng này, cũng như
thu hút đầu tư trực tiếp từ các quốc gia đối tác đến Việt Nam. Danh mục hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam và các thành viên Liên minh Hải quan không mang
tính cạnh tranh, mà ngược lại bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các
bên. Việc cắt giảm/xóa bỏ thuế quan sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đa
dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam như
hàng may mặc, thủy sản, điện tử, đồ gỗ…giúp cải thiện cơ cấu nhập khẩu của
Việt Nam trong khi không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh ngành
của Việt Nam.
Đứng trước hình hình hiện nay, khi Việt Nam thực hiện FTA với liên minh
hải quan, các doanh nghiệp trong nước sẽ tận dụng được nhiều cơ hội tốt, song
cũng phải đối mặt với những thách thức tất yếu nảy sinh trong quá trình hội nhập.
Đây là những vấn đề cần phải nghiên cứu có hệ thống để đưa ra những giải pháp
kịp thời, phù hợp Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm đẩy
mạnh phát triển quan hệ thương mại quan hệ kinh tế với các nước trong liên
minh hải quan. Chính vì thế, việc quyết định chọn nghiên cứu và phân tích đề tài
này là hết sức cần thiết và hợp lí.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam-
Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đến các doanh nghiệp trong nước
để xác định những cơ hội, thách thức và đưa ra các định hướng, giải pháp tận
dụng cơ hội phát triển quan hệ thương mại, kinh tế với các nước trong liên minh
Sinh viên: Hàn Đức Biên 1
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
hải quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện
FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian
Các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.2. Thời gian
Khởi động đàm phán vào tháng 3/2013, dự kiến hoàn thành ký kết
vào cuối năm 2014-đầu năm 2015 và định hướng cho tới năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về các nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp.
- Một số phương pháp khác.
5. Kết cấu đề án
Tên đề án : Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi
thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài được
kết cấu thành ba chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do và nội dung cơ
bản của FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan;
Chương 2: Phân tích những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt
Nam khi thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan;
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham
gia FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan
Sinh viên: Hàn Đức Biên 2
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA FTA VIỆT NAM-LIÊN MINH HẢI QUAN
NGA-BELARUS-KAZKHSTAN
1.1 Tổng quan chung về hiệp định thương mại tự do(FTA)
1.1.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do FTA
1.1.1.1 Quan niệm truyền thống (trước năm 1990):
Tại GATT 1947 trong điều XXIV –điểm 8b đã đưa ra quan niệm đầu tiên về
hiệp định thương mại tự do: “FTA là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ
thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với
phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại

giữa các lãnh thổ thuế quan đó.”
Ngoài ra tại điều XXIV-khoản 5 của hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu
vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ [interim
agreement]”. Như vậy có thể thấy GATT 1947 mới chỉ nêu ra khái niệm về Khu
vực Thương mại tự do tuy nhiên khi phân tích khái niệm này ta có thể thấy được
tư tưởng của GATT về Hiệp định Thương mại tự do. Trong khái niệm này có
những điểm chú ý:
- Thứ nhất, trong một Khu vực Thương mại tự do thì các nước thành viên
cam kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.
- Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và giảm các quy định thương mại khác là
với các mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong Khu vực Thương mại
tự do.
- Thứ ba, khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thương
mại hàng hóa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ thương
mại giữa các nước thời kỳ này chủ yếu tập trung vào trao đổi mua bán hàng hóa
hữu hình.
Qua đó có thể thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở
phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ
dừng ở cắt giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác.
1.1.1.2 Quan niệm hiện đại (từ năm 1990 đến nay):
Sinh viên: Hàn Đức Biên 3
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
Khái niệm FTA đã được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự
do hóa:
 Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế
quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn
cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại
mới mà WTO chưa có quy định.
 Phạm vi cam kết của các FTA “thế hệ mới” còn bao gồm những lĩnh vực
như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách

cạnh tranh (còn gọi là “những vấn đề Singapore”), các biện pháp phi thuế quan,
thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu
chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề
như dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố…
Khái niệm FTA được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong
phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp
độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước, mà đã được dùng để chỉ các thỏa
thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau. Ngoài ra
trong một số trường hợp Hiệp định thương mại tự do có thể được gọi dưới một số
tên gọi khác nhau như EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) nhưng về bản chất vẫn
không thay đổi.
1.2 Tổng quan chung về Liên minh hải quan
1.2.1 Khái niệm Liên minh hải quan
Lãnh thổ hải quan là một lãnh thổ được quyền duy trì biểu thuế quan và
những quy định thương mại một cách độc lập. Như vậy, mỗi nước là một lãnh
thổ hải quan. Nhưng cũng có những lãnh thổ hải quan không phải là một nước, ví
dụ như Hong Kong, Macau.
Liên minh hải quan hay liên minh thuế quan (Custom union: CU) được hiểu
là liên minh quốc tế được thành lập nhằm tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác
giữa các thành viên. Đây là một liên minh trong đó những nội dung về các thỏa
thuận được đưa ra trong Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area), tức là rào
cản thương mại giữa các nước thành viên được xóa bỏ.
1.2.2 Đôi nét về Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan
Sinh viên: Hàn Đức Biên 4
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
1.2.2.1 Vị thế của Liên minh hải quan trên thế giới
Hiệp ước thành lập lãnh thổ hải quan thống nhất và thành lập một liên minh
hải quan giữa Nga, Belarus và Kazakhstan được ký kết vào tháng mười năm
2007. Liên minh Hải quan (LMHQ) Nga, Belarus và Kazakhstan là một khu vực
với tổng diện tích hơn 20 triệu km2, dân số khoảng 170 triệu người; với tiềm

năng phát triển kinh tế năng động, GDP của cả ba nước gộp lại đạt khoảng 2
nghìn tỷ USD và tổng giá trị thương mại đạt khoảng 900 tỷ USD; trữ lượng tài
nguyên thiên nhiên phong phú, với tổng trữ lượng dầu mỏ của ba nước gộp lại
vào khoảng 90 tỷ thùng dầu, chiếm khoảng 17% xuất khẩu toàn thế giới. Tổng
giá trị của ba nền kinh tế Nga, Belarus và Kazakhstan trong năm 2013 đã vượt
con số 2.200 tỷ USD trong khi tổng sản lượng công nghiệp lên tới 1.500 tỷ USD.
Dự đoán, tổng GDP của Nga, Belarus và Kazakhstan vào năm 2030 sẽ tăng thêm
khoảng 900 tỷ USD, nhờ các tác động tích cực từ việc hội nhập kinh tế thông qua
EEU. Trong ba năm qua, kim ngạch thương mại của Liên minh Hải quan Nga -
Belarus - Kazakhstan đã tăng 50% (tương đương 23 tỷ USD) lên 66,2 tỷ USD
trong năm 2013. Giá trị trao đổi thương mại của Nga với Belarus và Kazakhstan
đứng thứ 3 trong tổng cán cân thương mại của Nga, chỉ sau Liên minh châu Âu
(EU) và Trung Quốc.
Với vị thế nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới hiện nay, Nga sẽ giữ vai trò "hạt
nhân" của LMHQ. Năm 2013, thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ của Nga chỉ ở
các mức tương đương 1,3% GDP và 13% GDP, thấp hơn nhiều so với các mức
3,3% GDP và 87% của EU. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tài
khoản vãng lai của Nga dự kiến thặng dư ở mức tương đương 2,1% GDP năm
2014. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga hiện ở mức 5,4%.
Trong khi đó, Kazakhstan là một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên
với GDP bình quân đầu người đạt gần 13.000 USD năm 2013. Với nhu cầu trong
nước mạnh mẽ, sản lượng dầu mỏ tăng và sản lượng nông nghiệp hồi phục, kinh
tế của Kazakhstan tăng trưởng 6% năm 2013, so với mức 5% năm 2012. Tỷ lệ
dân số sống dưới mức nghèo của Kazakhstan đã giảm từ 41% năm 2001 xuống
còn 4% năm 2009 (tính theo chuẩn nghèo của quốc tế). Điều đáng lưu ý là mục
tiêu phát triển và gia nhập nhóm 30 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới vào
Sinh viên: Hàn Đức Biên 5
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
năm 2050 của Kazakhstan sẽ phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi từ mô hình tăng
trưởng phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sang mô hinh tăng trưởng cân bằng

hơn và thực hiện tiến trình hiện đại hóa xã hội để đạt được sự tăng trưởng toàn
diện và cải thiện nhanh hơn các thành tựu xã hội.
Thành viên còn lại của EEU là Belarus cũng có những thành tựu kinh tế rất
đáng chú ý. Thâm hụt thương mại của Belarus đã cải thiện từ mức 13,5% GDP
năm 2010 xuống còn 3% GDP năm 2011, và chuyển sang trạng thái thặng dư
4,6% GDP năm 2012. Còn tài khoản vãng lai của Belarus cũng giảm từ mức
thâm hụt 9,4% GDP năm 2011 xuống còn không đầy 3% GDP năm 2012. Kinh
tế Belarus dự kiến tăng trưởng 3,3% năm 2014 với động lực chủ chốt là thương
mại bán lẻ dự kiến tăng tới 18,2%.
Ngày 29/5/2014, các nhà lãnh đạo Nga, Belarus và Kazakhstan đã ký thỏa
thuận thành lập Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU) và sẽ chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 1/1/2015, sau khi Quốc hội ba nước tham gia thông qua.Tổng
thống Putin cho hay đây là một thỏa thuận có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng.
Trong khi đó, theo Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, liên minh mới
này sẽ là “một cầu nối giữa Phương Đông và Phương Tây”. EEU bảo đảm sự hợp
tác kinh tế chặt chẽ hơn và tạo ra một trung tâm kinh tế mạnh mẽ và hấp dẫn, một
thị trường lớn trong khu vực với tổng dân số hơn 170 triệu người. Các nước EEU
sở hữu trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, trong đó chiếm gần 20% trữ
lượng khí đốt và gần 15% trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Theo các chuyên gia
kinh tế, Nga, Belarus và Kazakhstan có ngành công nghiệp phát triển, tiềm năng
mạnh mẽ vể nhân lực và văn hóa. Vị trí địa lý chiến lược cho phép Nga, Belarus
và Kazakhstan thành lập những tuyến đường vận chuyển hậu cần thuận lợi,
không chỉ mang ý nghĩa khu vực mà cả trên toàn cầu, kết nối về mình những
dòng chảy thương mại lớn của châu Âu và châu Á. Các thành viên EEU sẽ thực
hiện chính sách phối hợp trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế là ngành
năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Công dân của các
nước thuộc EEU sẽ có thể làm việc tại bất kỳ quốc gia nào trong phạm vi liên
minh này mà không phải qua những thủ tục quan liêu phức tạp không cần thiết.
Nga, Belarus và Kazakhstan nhất trí giảm thiểu thuế quan đối với hàng hóa của
Sinh viên: Hàn Đức Biên 6

Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
nhau và các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với thị trường dịch vụ chung. Tại thời
điểm khi nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng khủng hoảng kéo dài, hoạt
động chung trong khuôn khổ một tổ chức lớn của khu vực sẽ mang lại hiệu quả
cao nhất. Với việc tăng cường hội nhập kinh tế trong không gian giữa EU và khu
vực châu Á đang phát triển nhanh chóng, các nước thành viên EEU đã thành lập
một khối kinh tế mới, có khả năng đem lại một mô hình hợp tác bình đẳng hơn
và đa trung tâm cho nền kinh tế thế giới. EEU sẽ là khu vực tự do thương mại
giữa châu Âu và châu Á, và sẽ là một cấu trúc mở và bất kỳ quốc gia nào, không
chỉ những nuớc thuộc CIS hay Liên minh Hải quan, đều có thể tham gia. Hiện
tại, hai quốc gia Trung Á là Armenia và Kyrgyzstan (với giá trị nền kinh tế tương
ứng 20 tỷ USD và 13 tỷ USD) dự kiến sẽ tham gia EEU vào cuối năm nay còn
một ứng viên tiềm năng khác là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Trung Quốc dự định tăng
cường hợp tác với các nước EEU trong việc trao đổi thông tin hải quan đối với
hàng hóa và dịch vụ, Ấn Độ và Israel cũng đề xuất thiết lập chế độ thương mại
ưu đãi với EEU.Như vậy, sự quan tâm nói trên của một số nền kinh tế, trong đó
có cả các nước mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, là minh chứng rõ ràng
cho thấy triển vọng trở thành một thế lực kinh tế mới trên trường quốc tế của
EEU hoàn toàn không phải là "hữu danh vô thực". Một thị trường chung lớn nhất
sẽ được hình thành trong không gian các nước hậu Liên Xô và EEU dự kiến là
một trung tâm kinh tế hùng mạnh trong tương lai.
1.2.2.2 Quan hệ với Việt Nam
Trong quan hệ thương mại với LMHQ, những mặt hàng có tăng trưởng xuất
khẩu cao của Việt Nam là: gạo, các mặt hàng thực phẩm, hàng may mặc, đồ da,
đồ gỗ; hàng xuất khẩu của Nga sang Việt Nam - dầu mỏ và khí ga, thịt (bò, ngựa,
cừu, dê), các sản phẩm sữa, ô tô và phụ tùng; Belarus – hàng may mặc, ô tô và
phụ tùng, thiết bị vận tải; và Kazakhstan - hàng may mặc, đồ da, các sản phẩm
dầu mỏ, than đá.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên LMHQ và
của các thành viên LMHQ sang Việt Nam không mang tính cạnh tranh mà mang

tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các bên. Việc cắt giảm/xóa bỏ
Sinh viên: Hàn Đức Biên 7
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
thuế quan sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng chủng loại hàng hóa
xuất khẩu, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam như hàng may mặc, thủy
sản, điện tử, đồ gỗ, Cũng nhờ tính bổ trợ hàng hóa này mà việc nhập khẩu các
mặt hàng mà phía LMHQ có thế mạnh sẽ giúp cải thiện cơ cấu các mặt hàng
nhập khẩu của Việt Nam, trong khi không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng
cạnh tranh ngành của Việt Nam. Thông qua FTA, việc hợp tác giữa các bên sẽ
hiệu quả hơn, khi các bên tận dụng các lợi thế không chỉ trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa mà cả trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Đặc biệt là khi Liên
minh kinh tế Á-Âu (EEU) thành lập sẽ tạo ra những cơ hội vô cùng to lớn cho
kinh tế Việt Nam.
1.3 Khái quát về FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarus-
Kazkhstan
1.3.1 Nội dung hiệp định
Phạm vi và lĩnh vực điều chỉnh của hiệp định thương mại tự do Việt Nam-
Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA) bao gồm 8 nhóm
chính:
- Thương mại hàng hóa
- Dịch vụ
- Đầu tư và di chuyển thể nhân
- Quy tắc xuất xứ
- Mua sắm chính phủ
- Phòng vệ Thương mại
- Hợp tác về Hải quan và Thuận lợi hàng hóa thương mại
- Sở hữu trí tuệ và các vấn đề về pháp lý, thể chế
Hai bên đã nhất trí sẽ đàm phán một FTA phù hợp với các quy tắc của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời có sự cân nhắc cho phù hợp với
những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển

giữa các bên.
1.3.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do FTA
1.3.2.1 Tự do thương mại hàng hóa:
Sinh viên: Hàn Đức Biên 8
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
Thứ nhất, về thuế và các rào cản thương mại phi thuế: Trong các FTA một
nội dung không thể thiếu đó là cam kết dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế
đối với hàng hóa. Các bên cam kết dần dần xóa bỏ thuế quan, áp dụng mức thuế
suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng và thường quy định cụ thể các danh mục
như: Danh mục hàng hóa dỡ bỏ thuế ngay, Danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần
dần với lộ trình cắt giảm thuế, Danh mục hàng nhạy cảm, Danh mục loại trừ
không đưa vào cắt giảm. Hiện nay ngày càng có ít mặt hàng nằm trong danh sách
loại trừ hơn, các mặt hàng trong danh sách loại trừ thường là nhóm hàng nông
phẩm, những hàng hóa liên quan đến an ninh, văn hóa, phong tục tập quán của
quốc gia Còn lại hầu hết các mặt hàng thông thường đều nằm trong danh mục
cắt giảm thuế.
Bên cạnh đưa ra các danh mục cắt giảm thuế cụ thể, FTA còn đưa ra lộ trình
cụ thể cho việc thực hiện các cam kết trên của các nước thành viên. Lộ trình này
được đàm phán dựa trên tiềm lực, khả năng tự do hóa của mỗi quốc gia và thậm
chí là tính chất riêng của một số mặt hàng.
Trong các FTA ngày nay, các cam kết không chỉ dừng lại ở việc quy định
dỡ bỏ các hàng rào thuế mà còn quy định cả về các biện pháp hạn chế định lượng
và các rào cản kỹ thuật thương mại khác.
Thứ hai, Về xuất xứ hàng hóa: Một FTA thường bao gồm quy chế về xuất
xứ hàng hóa. Nội dung của quy chế này là quy định một hàm lượng nội địa nhất
định. Hàng hóa nhập khẩu vào nước đối tác phải đáp ứng được tỷ lệ nội địa đó
mới được hưởng những ưu đãi về thuế hơn so với hàng hóa từ nước thứ ba.
Ngoài ra, FTA còn có thể có những quy định về mặt thủ tục hải quan nhằm
đơn giản hóa thủ tục, hài hòa với những tiêu chuẩn quốc tế và từ đó tạo thuận lợi
cho thông thương hàng hóa. FTA còn có thể đưa ra điều khoản về Thương mại

không qua giấy tờ với mục đích khuyến khích phát triển thương mại điện tử giữa
các bên.
1.3.2.2 Tự do hóa thương mại dịch vụ
FTA ngày nay thường bao gồm cả nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ,
có nghĩa là các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho
nhau, tuy nhiên phạm vi và mức độ mở cửa lớn hay nhỏ trong các FTA còn tùy
Sinh viên: Hàn Đức Biên 9
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
thuộc vào quốc gia tham gia ký kết. Các nước đang phát triển ký kết với nhau thì
mức độ tự do hóa trong thương mại dịch vụ thường không cao bằng trong thương
mại hàng hóa. Nhưng nếu FTA có sự tham gia của Mỹ hay một số nước phát
triển khác thì thường đòi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao, thậm chí là đòi
hỏi mở cửa tuyệt đối.
1.3.2.3 Tự do hóa đầu tư
Các cam kết hướng tới tự do hóa đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều trong các
FTA, đặc biệt là các FTA có sự tham gia của các nước phát triển. Nội dung của
các cam kết này thường là quy định dỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của
nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ký kết đầu tư, ví dụ: bảo vệ các nhà
đầu tư và hoạt động đầu tư, áp dụng quy chế đối xử quốc gia đối với các chủ đầu
tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp cản trở đầu tư, đảm bảo bồi thường
thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa, đảm bảo tự do lưu chuyển thanh
khoản…
1.3.2.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định
Trong một FTA, một nội dung thường thấy nữa đó là các thỏa thuận hợp
tác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa các nước
đối tác. Có thể kể ra đây một số lĩnh vực thường được cam kết hợp tác như: phát
triển nguồn nhân lực, du lịch, nghiên cứu khoa học công nghệ, dịch vụ tài chính,
công nghệ thông tin và viễn thông, xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực chia sẻ thông
tin khác.

1.3.2.5 Một số cam kết khác
Điều khoản về sở hữu trí tuệ cũng được đưa vào trong nhiều “FTA thế hệ
mới”. Các bên thường cam kết tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ của họ một
cách rộng rãi đối với công chúng và thuận lợi hóa quy trình cấp bằng sáng chế.
Một số lĩnh vực hay được nhắc đến như: vấn đề tiếp cận thị trường dược phẩm,
các sản phẩm sinh học, bí mật, bản quyền về việc tiếp cận thông tin, phát thanh
truyền hình…
Sinh viên: Hàn Đức Biên 10
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
Ngoài ra, Mỹ hay một số nước phát triển khác còn đưa vào trong các
FTA của mình các vấn đề như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, môi trường và
lao động. Đây là những FTA có phạm vi và mức độ cam kết tự do hóa rất sâu
rộng và đòi hỏi mở cửa rất lớn thị trường nên các nước đang phát triển muốn
tham gia các FTA này thường gặp khá nhiều khó khăn, bất lợi và thường
phải chịu thiệt thòi.
1.3.3 Tình hình tham gia Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
Việt Nam chính thức tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986 và đi kèm với
đó là quá trình thực thi chính sách mở cửa. Trong nửa đầu thập kỷ 1990 Việt
Nam đã tiến hành bình thường hóa quan hệ với các nước lớn và các nước láng
giềng. Sang nửa sau thập kỷ 1990 đến nay Việt Nam tích cực hội nhập với nền
kinh tế thế giới và khu vực thông qua ký kết hiệp định khung với EU (1995),
tham gia AFTA (1996) và làm chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (1998),
tham gia APEC (1998) và làm chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC (2006), ký kết
BTA với Mỹ (2000) và hưởng PNTR (2006), ký kết Hiệp định đầu tư với Nhật
Bản (2003), trở thành thành viên của WTO (2006).
Hiện tại Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với
rất nhiều các đối tác trong đó có các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc… Sau đây là danh sách liệt kê các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết.

Một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiểu biểu Việt Nam đã và đang
ký kết có thể kể đến:
 Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu
của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa
các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế
quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm
hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiệp định về AFTA được ký
kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước
làBrunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là
Sinh viên: Hàn Đức Biên 11
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là
CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.
 Việt Nam – Nhật Bản Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản là
một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích
thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hiệp định tự do hóa
thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế
thứ mười của Nhật.
 Sau 9 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính
thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính
thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008. Hiệp định gồm 14 chương về
14 lĩnh vực và 129 quy định hướng đến 7 mục tiêu cơ bản: (a) tự do hóa và thuận
lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên; (b) đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và
thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này; (c) thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc
thực hiện hiệu quả các luật cạnh tranh của mỗi Bên; (d) tạo thuận lợi cho di
chuyển của thể nhân giữa hai Bên; (e) cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi
Bên; (f) thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh
vực nhất trí trong Hiệp định này; (g) xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi
Hiệp định này, và để giải quyết các tranh chấp.
 Việt Nam – EU hai bên bắt đầu tiến hành đàm phán từ tháng 6/2012, hiện

tại đã trải qua 12 vòng đàm phán, vòng đàm phán gần đây nhất vừa diễn ra từ
ngày 23 đến ngày 27 tháng 3 năm 2015 tại Hà Nội. EU hiện là đối tác thương
mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.
Với tham vọng đàm phán một hiệp định toàn diện bao gồm không chỉ các cam
kết về mở cửa thị trường mà cả các vấn đề đầu tư, môi trường, cạnh tranh, phát
triển bền vững…FTA VN-EU nếu được ký kết sẽ có tác động rất lớn đến từng
ngành và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Hai bên sẽ tiếp tục có các cuộc gặp trong
thời gian tới để hoàn thiện gói cam kết, trình Lãnh đạo đưa ra quyết định cuối
cùng, quá trình đàm phán dự tính sẽ kết thúc vào tháng 6/2015.
 TPP Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương với sự
tham gia của 12 nước thành viên nằm ven bờ Thái Bình Dương (Việt Nam, Hoa
Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New
Sinh viên: Hàn Đức Biên 12
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
Zealand, Nhật Bản). Đàm phán Hiệp định TPP bắt đầu từ tháng 3 năm 2010, đã
trải qua 19 vòng đàm phán, rất nhiều phiên giữa kỳ, nhiều cuộc gặp song
phương, và nhiều cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo các nước. Mục tiêu ban đầu của
Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên
trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đàm phán
TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của
Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch
vụ mà còn cả những vấn đề phi thương.
Ngoài ra còn có các Hiệp định thương mại tự do khác Việt Nam đã và đang
tham gia đàm phán:
 ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
 ASEAN – Australia/New Zealand (AANZFTA)
 ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
 ASEAN – Nhật Bản (AJFTA)
 ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

 Việt Nam – Chile (VCFTA)
 Việt Nam – EFTA
 RCEP (ASEAN +6)
 ASEAN – EU
 Việt Nam – Hàn Quốc
 Việt Nam – Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan (VCUFTA) sẽ
được trình bày chi tiết trong nội dung đề án dưới đây.
Ngoài ra, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Canada đang trong giai
đoạn xem xét.
1.3.4 Quá trình đàm phán
Cho đến nay quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-
Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazkhstan đã trải qua 6 vòng.
1.3.4.1 Vòng đàm phán thứ nhất
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
và Chủ tịch Ban Thường trực Ủy ban Kinh tế Á – Âu Viktor Khristenko đã tuyên
bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam
– Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (LMHQ). Hai trưởng đoàn đàm
phán là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách
Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á – Âu Andrey Slepnev đã ký thông báo chung
Sinh viên: Hàn Đức Biên 13
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
về phiên làm việc đầu tiên của hai đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và
LMHQ. Tại vòng đàm phán đầu tiên, các bên thảo luận chi tiết về phạm vi và
lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định, cơ cấu và phương thức đàm phán.
1.3.4.2 Vòng đàm phán thứ hai
Từ ngày 20-25/6/2013, Phiên đàm phán thứ hai Hiệp định Thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh Hải Quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được
diễn ra tại Matxcova, Liên bang Nga
Tại Phiên đàm phán thứ hai, hai Bên đã thảo luận các nội dung của Hiệp
định, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải

quan, SPS, TBT, pháp lý - thể chế…; tìm hiểu kỹ phương pháp tiếp cận đàm
phán của từng bên.
Hai Bên đều đi đến khẳng định sẽ đàm phán một hiệp định thương mại tự
do phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời có sự
cân nhắc phù hợp đến những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch
về trình độ phát triển giữa các Bên. Đôi bên đã đạt được thống nhất bước đầu tại
các chương về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân, quy tắc xuất xứ,
hợp tác về hải quan…
1.3.4.3 Vòng đàm phán thứ ba
Chiều 13/9, tại thủ đô Minsk của Belarus, phiên đàm phán thứ ba Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam-Liên minh hải quan (gồm Nga, Kazakhstan, Belarus)
đã kết thúc tốt đẹp sau 5 ngày làm việc.
Trong 5 ngày làm việc, 10 nhóm đàm phán của các bên đã tích cực thảo
luận các vấn đề: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ hàng hóa, thương mại
dịch vụ, quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ đầu tư, sở hữu trí
tuệ, các vấn đề pháp lý-thể chế, phòng vệ thương mại Các bên đánh giá vòng
đàm phán thứ ba diễn ra trong không khí xây dựng, tích cực, hợp tác và thẳng
thắn với mục đích hài hòa quan điểm và cân bằng lợi ích của các bên, đã đạt
được những tiến bộ đáng kể so với vòng thứ ba diễn ra ở Moskva. Đặc biệt các
bên đã hoàn tất cơ bản một số chương của Hiệp định mà hai bên không còn khác
biệt. Việt Nam và Liên minh hải quan đã thống nhất phần lớn văn hiệp định tại
các nội dung như: cạnh tranh, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, hải quan và phát triển bền vững.
Sinh viên: Hàn Đức Biên 14
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
Đối với những nội dung còn lại, hai bên sẽ khẩn trương hoàn thiện văn bản và
tích cực trao đổi trong thời gian giữa hai phiên đàm phán thứ ba và thứ tư.
Hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy quá trình tham vấn nội bộ và trao đổi
thông tin bằng mọi hình thức, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ đàm phán giữa kỳ trong
các nhóm nhằm hoàn tất cơ bản văn bản toàn hiệp định FTA Việt Nam-Liên

minh hải quan trước cuối năm 2013 để sang năm 2014 bắt đầu đàm phán các nội
dung sâu hơn về kỹ thuật.
1.3.4.4 Vòng đàm phán thứ tư
Chiều 14/2, phiên đàm phán thứ tư cấp Bộ trưởng Hiệp định Thương mại tự
do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga tại
thành phố Đà Nẵng.
Đôi bên đã thống nhất cơ bản về đa số các nội dung "lời văn" của Hiệp định
tại phiên đàm phán và đạt được mục tiêu kết thúc phần lớn lời văn của Hiệp định
vào cuối năm 2013 và hướng tới kết thúc đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam-
Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga vào cuối năm 2014. Bên cạnh
đó, hai bên đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy quá trình tham vấn nội bộ và trao đổi
thông tin bằng mọi hình thức, đẩy nhanh tiến độ đàm phán của các nhóm để tiếp
tục đàm phán tại phiên thứ 5, dự kiến tổ chức từ ngày 31/3-4/4/2014 tại Cộng hòa
Kazakhstan.
Các nhóm đàm phán về thương mại hàng hóa; phòng vệ thương mại; quy
tắc xuất xứ; quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại; TBT; SPS; dịch vụ,
đầu tư và di chuyển thể nhân; sở hữu trí tuệ; các vấn đề khác; mua sắm chính phủ
và pháp lý- thể chế đã thể hiện nỗ lực và sự linh hoạt cao nhất nhằm hoàn thành
cơ bản các chương Hiệp định tại phiên đàm phán thứ tư.
1.3.4.5 Vòng đàm phán thứ năm
Từ ngày 31/3 đến 4/4, phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định Thương mại tự do
(FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan - gồm 3 nước Belarus, Kazakhstan
và Nga - đã diễn ra tại thành phố Almaty của Kazakhstan.
Đặt mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định vào cuối năm 2014, các nhóm
đàm phán đã hết sức nỗ lực để đạt kết quả đàm phán về lời văn trong các chương
của Hiệp định, trong khi một số chương đã bước đầu đi vào đàm phán nội dung.
Sinh viên: Hàn Đức Biên 15
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
Với tinh thần thẳng thắn cùng xây dựng và hiểu biết lẫn nhau, trên nguyên tắc
cân bằng lợi ích có tính đến điều kiện đặc thù của cả hai bên, hai đoàn Việt Nam

và Liên minh Hải quan đã cơ bản thống nhất toàn bộ lời văn của một số chương
tại phiên đàm phán này như hàng hóa, công nghệ điện tử trong thương mại
Đồng thời, hai bên đã tiếp tục trao đổi sâu và cụ thể về bản Phụ lục của hiệp
định, đặc biệt là trong các lĩnh vực Thương mại hàng hóa và Quy tắc xuất xứ.
Nhằm thúc đẩy tiến độ đàm phán chung, hai bên đã thống nhất tổ chức phiên họp
giữa kỳ cho các nhóm Thương mại hàng hóa; Phòng vệ thương mại; Quy tắc xuất
xứ; Dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân; Sở hữu trí tuệ
1.3.4.6 Vòng đàm phán thứ sáu
Vòng đàm phán thứ sáu diễn ra từ 16/6 đến 20/6 tại thành phố Sochi, Liên
bang Nga, các nhóm công tác của Việt Nam và Liên minh Hải quan (CU) đều đặt
quyết tâm giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng để sớm hoàn tất các nội
dung của Hiệp định.
Ở mỗi nội dung cụ thể, các thành viên tham gia đàm phán đã khẩn trương
trao đổi thẳng thắn, trực tiếp những khía cạnh còn chưa thống nhất để đến ngày
cuối cùng, hai bên hoàn tất thêm lời văn các chương về Thương mại hàng hóa và
Mua sắm Chính phủ, đồng thời đã thu hẹp đáng kể những khác biệt ở nội dung
Hợp tác về Hải quan; Quy tắc xuất xứ; Sở hữu trí tuệ.
Với các vấn đề có nội dung chủ yếu mang tính kỹ thuật, đòi hỏi thêm thời
gian đàm phán như Quy tắc xuất xứ; Mở cửa thị trường về Thương mại Hàng
hóa; Thương mại dịch vụ; đầu tư và Di chuyển thể nhân, hai bên đã thể hiện
thiện chí, nỗ lực để có cách tiếp cận chung bảo đảm nguyên tắc cân bằng lợi ích.
Hai Bộ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho các nhóm đàm phán tiếp tục trao đổi
giữa kỳ để thống nhất toàn bộ nội dung còn tồn tại trước khi diễn ra vòng đàm
phán thứ 7 vào tháng Chín và hoàn tất vào cuối năm nay.
1.3.4.7. Vòng đàm phán thứ bảy
Từ ngày 15-19/9, phiên đàm phán thứ 7 Hiệp định thương mại tự do (FTA)
giữa Việt Nam và Liên minh hải quan đã diễn ra tại Nga.
Tại phiên đàm phán này hai bến tiếp tục đi sâu vào đàm phán về các nội
dung chủ yếu mang tính kỹ thuật như Quy tắc xuất xứ; Mở cửa thị trường về
Thương mại Hàng hóa; Thương mại dịch vụ; đầu tư và Di chuyển thể nhân. Cùng

Sinh viên: Hàn Đức Biên 16
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
với đó, hai Bên cũng khẩn trương trao đổi thẳng thắn về các khía cạnh chưa đạt
tới sự thống nhất trong vòng đàm phán trước, sửa đổi và hoàn tất lời văn các
chương về Thương mại hàng hóa và Mua sắm Chính phủ.
Hai bên cũng thống nhất sẽ tiến hành vòng đàm phán phán thứ 8, vòng đàm
phán cuối cùng vào 8-13/12/2014 tại Việt Nam.
1.3.4.8 Vòng đàm phán thứ tám
Các nội dung chính của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được thống nhất.
Phiên đàm phán thứ 8 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga diễn ra trong gần 1 tuần qua tại
huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã đạt được bước tiến quan trọng và sẽ đạt
được mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định vào cuối năm nay theo chỉ đạo của
các Lãnh đạo cấp cao hai bên.
6 nhóm đàm phán của các bên về thương mại hàng hóa; thương mại dịch
vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân; quy tắc xuất xứ; phòng vệ thương mại; hợp tác
về hải quan và thuận lợi hóa thương mại và các vấn đề về pháp lý và thể chế đã
làm việc liên tục từ ngày 8/12 cho đến 13/12/2014.
Hiện, hai Bên đã kết thúc thêm lời văn của Chương về Hợp tác về hải quan,
cơ bản kết thúc lời văn của tất cả các Chương còn lại như Thương mại dịch vụ,
đầu tư và di chuyển thể nhân, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ Thương mại và các nội
dung về pháp lý - thể chế.
Như vậy, các nội dung chính của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được thống nhất.
Những vấn đề còn lại chủ yếu là một số chi tiết cụ thể hóa, các vấn đề mang tính
kỹ thuật và chỉnh sửa lời văn cũng đã được hai bên cơ bản thống nhất.
Hai bên đã thống nhất ký thông báo về kết thúc cơ bản đàm phán và tiếp tục
thúc đẩy quá trình trao đổi, tham vấn nội bộ để nhanh chóng hoàn tất những vấn
đề kỹ thuật còn lại để có thể ký kết Hiệp định vào đầu năm 2015.

Sinh viên: Hàn Đức Biên 17
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Lê Tuấn Anh
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN FTA VIỆT NAM-LIÊN
MINH HẢI QUAN NGA-BELARUS-KAZKHSTAN
2.1 Thực trạng hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên minh hải quan
2.1.1. Tổng quan về tình hình hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh Hải quan
Hiện nay, Việt Nam được chọn là đối tác đầu tiên Liên minh hải quan Nga-
Belarus- Kazakhstan đàm phán FTA. Cùng với việc Nga trở thành thành viên
WTO và xúc tiến ký kết FTA giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan là những
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường này, đồng thời mở ra thêm thị trường tiêu dùng hàng hóa rộng lớn.
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên
minh hải quan giai đoạn 2007-2014
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu
USD)
Kim ngạch nhập khẩu (Triệu
USD)
Nga Belarus Kazakhsta
n
Nga Belarus Kazakhstan
N2007 468 10 5 578 65 29
N2008 687 15 15 1.047 97 38
N2009 415 9 14 1.415 67 82
N2010 830 14 15 999 86 29
N2011 1287 11 36 694 199 12
N2012 821 5 51 516 96 15
N2013 2599,4 14 65 1373,5 138 16
N2014 1724 14,4 100 921 96 22

Nguồn: Vinanet/Báo Công Thương điện tử, vietnamese.ruvr.ru
Từ bảng 2.1 có thể thấy xu hướng xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh
hải quan nhìn chung tăng qua các năm. Về kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh
trong giai đoạn từ năm 2007-2009, sau đó có sự sụt giảm đáng kể cho đến năm
2013 thì có dấu hiệu tăng trở lại.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch trao đổi hàng
hóa giữa Liên minh hải quan và Việt Nam năm 2013, so với năm 2012, tăng
179%, đạt 4205,9 triệu USD. Tuy nhiên sang năm 2014 tổng kim ngạch trao đổi
hàng hóa giữa Việt Nam và Liên minh hải quan giảm 31,59%, dạt 2877,4 triệu
USD, chủ yếu là do kim ngạch 2 chiều giữa VIệt Nam và Nga có sự sụt giảm
đáng kể nguyên nhân bởi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Nga
năm 2014.
Sinh viên: Hàn Đức Biên 18

×