Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tiểu luận QUY TRÌNH VẬN TẢI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT ĐẦU TƯ PHƯỚC THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.2 MB, 46 trang )

1

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY PHƯỚC THỊNH 2
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
I.2. Lịch sử hình thành và phát triển: 3
I.3. Những thành tích về kết quả hoạt động kinh doanh: 4
I.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 5
I.4.1. Chức năng 5
I.4.2. Nhiệm vụ 5
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY 7
II.1. Hoạt động trong khâu mua nguyên liệu: 7
II.1.1. Mua nguyên vật liệu trong nước: 7
II.1.2. Mua nguyên vật liệu ngoài nước: 7
II.1.3. Hoạt động vận chuyển nội bộ trong quá trình sản xuất 12
II.2. Các điểm cần lưu ý trong quá trình vận tải hàng hóa trong doanh nghiệp: 19
II.3. Khi nhận booking từ hãng tàu các điểm sau cần lưu ý: 20
2
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY PHƯỚC THỊNH
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
• Giới thiệu sơ nét về công ty cổ phần đầu tư dệt Phước Thịnh:
- Công ty Dệt Phước Thịnh được thành lập theo quyết định số 119/GP-UB
do UBND Thành Phố cấp ngày 27/3/1992 theo giấp phép kinh doanh số 016633
do Trọng Tài Kinh Tế Thành Phố cấp ngày 28/04/1992.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Dệt, nhuộm vải, sợi.
- Tên giao dịch:
PHUOC THINH INVESTMENT TEXTILE CORPORATION
- Tên viết tắt: PTTEX CORP
- Logo:
- Địa chỉ: 65 Tân Tiến P8 Quận Tân Bình TPHCM
- ĐT: (08)38446509 Fax : (08)38446510


- Mã số thuế: 3900357713
- Văn phòng giao dịch: 261H – K Nguyễn Văn Trỗi P10, quận Phú Nhuận,
TPHCM / ĐT: (08)38645514 – (08)38646214 Fax: (08)38657505
- Email:
3
- Website: www.phuocthinhvn.com
- Các nhà máy, phân xưởng chuyên biệt:
+ Nhà máy 1- Nhà máy công nghệ nhuộm hoàn tất
1338/8 Hương Lộ 2, F19, Quận Tân Bình, TPHCM – Điện thoại: (08)38601845
+ Nhà máy 2 – Nhà máy công nghệ dệt
7/1 Ấp Thuận Hòa, F. Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM – Điện thoại:
(08)38833357
+ Nhà máy 3 – Nhà máy công nghệ chuẩn bị dệt và dệt
Khu phố 4, F. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM – Điện thoại: (08)37150112
I.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty dệt Phước Thịnh được ông Nguyễn Thanh Sang thành lập sau một chuyến
đi công tác nước ngoài vào năm 1991 dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Trong
thời gian đầu hoạt động, công ty chỉ có vỏn vẹn trên dưới 10 công nhân và một chiếc
máy nhuộm trị giá 60.000 đôla Mỹ.
Đến năm 2004, công ty dệt Phước Thịnh chuyển đổi sang hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn. Đến tháng 11 năm 2008, công ty chính thức chuyển đổi sang hình thức
công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần đều tư dệt Phước Thịnh theo giấy
phép kinh doanh số 4103008171. So với thời gian mới thành lập thì hiện nay quy mô
của công ty đã lớn hơn rất nhiều. Hiện nay công ty có khoảng gần 800 lao động và
khoảng gần 500 máy dệt các loại.
Cùng với tiến trình Công Nghiệp Hóa và Hiện Đại Hóa, doanh nghiệp đã mạnh dạn
đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến kết hợp với việc vận
dụng thế mạnh tay nghề truyền thống nhiều đời của mình hình thành nên doanh nghiệp
có năng lực sản xuất như ngày hôm nay. Để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các
loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu

tư cả chiều sâu và chiều rộng, chuyển giao những công nghệ mới trong ngành dệt.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn luôn đặt vấn đề nguồn nhân lực lên hàng đầu,
không ngừng đào tạo và tuyển chọn nhân viên, qua đó tạo điều kiện cho nhân viên tiếp
cận những quy trình công nghệ mới. Nhờ đó mà chỉ trong 2 năm đầu thành lập, doanh
4
nghiệp đã từ chỗ chỉ chuyên gia công nhuộm vải cho các đơn vị nay đã chuyển sang tự
mình đầu tư thêm các thiết bị hoàn tất vải với công nghệ Nhật, Hàn Quốc…để sản xuất
ra các loại vải quần tây cho người tiêu dùng.
Đặc biệt trong những năm mà tình hình chung của ngành dệt còn nhiều khó
khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn kiên
trì cố gắng vượt qua những khó khăn trước mắt và xây dựng, hoạch định chiến lược sản
xuất cho những năm tiếp theo bằng cách luôn coi trọng việc hoàn thiện nâng cao chất
lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng và tạo sự tín nhiệm của khách hàng thân thiết. Đặc biệt trong những năm trở lại
đây, doanh nghiệp khôngngừng đầu tư để đẩy mạnh xuất khẩu.Đây chính là mục tiêu
hàng đầu của doanh nghiệp trong xu hướng hội nhập Kinh Tế Thế Giới. Bên cạnh đó,
tuy đã có thị trường tương đối ổn định nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng tiếp cận
và mở rộng thị trường ra nhiều khu vực trong và ngoài nước.Hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao và có chiều hướng phát triển không ngừng.
Đồng thời, bằng những nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu phát triển,
doanh nghiệp đã tung ra thị trường hàng loạt những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng như: gấm, phi bóng, lụa, taffta… được thị trường trong nước cũng như nước ngoài
đón nhận. Doanh nghiệp đã nâng cao sản lượng từ 996.400m vải năm 1997 lên
2.886.000m vào năm 1998, 5.471.000m vào năm 2000 và lên 7.080.000m vào năm
2002; 8.000.000 – 8.500.000 năm 2003 và hiện nay, công suất của công ty đã đạt trên
10.000.000m vải/năm.
Để có được những kết quả trên cũng chính là nhờ những kinh nghiệm quý báu
trong việc nghiên cứu phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh mới chủ động trong
sản xuất, có chính sách chiến lược về phát triển, nắm bắt được công nghệ mới từ đó sản
xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng.

I.3. Những thành tích về kết quả hoạt động kinh doanh:
- Trong vòng 3 năm (1997-1999) doanh nghiệp đã nâng tổng giá trị sản lượng từ
9 tỷ 938 triệu lên 34 tỷ 436 triệu, tăng gấp đôi so với năm 1998. Nộp cho ngân sách
5
nhà nước 5.9 tỷ đồng. Đời sống cán bộ công nhân viên được duy trì ổn định và đời
sống công nhân ngày càng được cải thiện.
- Đạt nhiều huy chương tại các hội chợ triển lãm .
- Được UBND Quận trao tặng bằng khen là đơn vị thi đua sản xuất xuất sắc năm
2001.
- Thực hiện tốt việc xử lý môi trường theo chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi
trường TP qua công ty ECO thực hiện với tổng kinh phí lên tới gần 1 tỷ đồng.
- Các hệ thống quản lý chất lượng đã được cấp giấy chứng nhận:
+ Vải quần tây – do Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 2 cấp
+ Vải gấm – do Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 2 cấp
+ Đạt danh hiệu sản phẩm Việt Nam được yêu thích nhiều năm liền
+ Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ
+ Bằng khen của Bộ Trưởng Tài Chính
+ Bằng khen của Bộ Công Nghiệp
+ Bằng khen của Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội
- Tháng 9/2004, Công ty Phước Thịnh đã được xếp vào danh sách 18 doanh
nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2004 và được đánh giá là doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh cao năm 2004.
I.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
I.4.1. Chức năng
Sản xuất phục vụ nhu cầu về nguồn nguyên liệu vải, sợi cho các công ty và cơ sở
dệt, may trong nước và quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu may, mặc của người
tiêu dùng Việt Nam. Là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định
của UBNDTP, nhưng vì là doanh nghiệp độc lập hoạch toán nên công ty đã thực
hiện chế độ tự chủ trong kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực để phát triển sản
xuất kinh doanh.

I.4.2. Nhiệm vụ
- Công ty chịu trách nhiệm tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xây dựng
thực hiện kế hoạch sản xuất.
6
- Thay đổi quy cách mẫu mã đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Tổ chức quản lý phân công sản xuất theo chuyên môn hóa kết hợp hóa
tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định, gắn bó các thành viên trong đơn vị.
- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu suất sử dụng máy
móc thiết bị.
- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường an ninh trật tự, an toàn xã hội,
hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc phòng
Phòng Kế
Toán
Phòng Hành
Chính-Nhân
Sự
Phòng Thiết
Kế
Phòng ITPhòng Kinh
Doanh
Giám Đốc Điều HànhGiám Đốc Kinh Doanh
Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Sản Xuất
Bán hàng
trong
nước
Bán hàng
ngoài
nước
Nhà

Máy 3
Nhà
Máy 2
Nhà
Máy 1
7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY
II.1. Hoạt động trong khâu mua nguyên liệu:
II.1.1. Mua nguyên vật liệu trong nước:
Đầu tiên là tham khảo giá các nhà cung cấp, sau đó chọn nơi có giá hợp lý, tiến
hành ký hợp đồng, nếu là hàng có sẵn và với số lượng lớn thì bên bán sẽ cho xe
giao hàng tận nơi cho mình. Nếu đơn hàng nhỏ lẻ thì bên mua phải tự điều xe công
ty hoặt thuê xe ngoài đi.
II.1.2. Mua nguyên vật liệu ngoài nước:
Thường là mua số lượng lớn, ít nhất là một cont trở lên, giá mua có thể là giá
FOB (mình tự mua bảo hiểm), hay là giá CIF. Sau đó tiến hành mở L/C, thời gian
giao hàng có thể là nửa tháng hay một tháng nếu hàng có sẵn, nếu hàng chưa sản
xuất thì phải chờ sản xuất có thể là khoảng 3 tháng trở lên. Khi hàng về đến cảng
bên mình thì sẻ tiến hành thay toán cho ngân hàng, lấy bộ chứng từ về, sau đó lên
tờ khai, làm thủ tục hải quan để nhận hàng về. Thuê xe chở cont về kho, sau khi
dở hàng xong thì, trả cont rỗng cho hãng tàu.
Quy trình cơ bản của quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu:
Bao gồm các chứng từ:
• Bộ chứng từ bắt buộc:
o Hợp đồng thương mại (Contract): là văn bản thỏa thuận giữa công ty Cổ
phần đầu tư dệt Phước Thịnh và bên bán về các nội dung liên quan: thông
tin người mua và người bán, thông tin hàng hóa, giá thành, thanh toán,…
Bao gồm:
 Commodity:mô tả hàng hóa

 Quality: phẩm chất hàng
 Quantity: số lượng, trọng lương hàng
 Price: đơn giá hàng, hèm theo điều kiện thương mại
 Shipment:thời hạn, địa điểm giao hàng
 Payment:phương thức,thời hạn thanh toán.
8
Ngoài ra, để hợp đồng đầy đủ, và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên,
còn có những điều khoản quan trọng khác như:
 Packing and marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng
 Warranty:bảo hành hàng hóa
 Force Meajure: bất khả kháng
 Claims:khiếu nại
 Arbitration: trọng tài
 Other conditions:các quy định khác
o Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất
khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận
trong hợp đồng; và chức năng của hóa đơn là chứng từ thanh toán. Về cơ
bản hóa đơn gồm các nội dung chính như sau:
• Số và ngày lập hóa đơn
• Tên và địa chỉ người bán, người mua
• Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền,…
• Điều kiện cơ sở giao hàng
• Điều kiện thanh toán
• Cảng xếp, dỡ
• Tên tàu, số chuyền,…
o Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách
thức đóng gói của lô hàng; đồng thời cũng cho biết về hàng có bao nhiêu
kiện, trọng lượng, dung tích,…
o Công ty Cổ phần đầu tư dệt Phước Thịnh sử dụng vận đơn bao gồm
các loại:

+ Vận đơn hàng không (AirWaybill): là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng
đường hàng không, do người gửi hàng lập và được ký bởi người chuyên chở
hoặc đại diện của họ xác nhận việc nhận hàng để chở bằng máy bay. Được
phân loại như sau:
*Căn cứ vào nghiệp vụ gom hàng: Master AWB, House AWB
*Căn cứ vào người cấp: vận đơn của hang hàng không (Airline AWB), vận
đơn trung lập (Neutral AWB), vận đơn không trung lập.
Vận đơn hàng không có chức năng:
- Awb là bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không, ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở.
- Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không.
- Là hóa đơn thanh toán cước phí.
- Là chứng từ bảo hiểm.
- Là tờ khai hải quan.
9
- Là hướng dẫn đối với nhan viên hàng không.
Vận đơn hàng không không có khả năng lưu thông, tức là không thể
mua, bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng không cần xuất trình
bản gốc.
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading), là một chứng từ chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho
người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để
xếp.
Phân loại:
Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa
Có 2 loại:
• Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: là chứng từ xác nhận hàng đã được
bốc qua lan can tàu, thể hiện người bán đã giao hàng theo đúng hợp đồng
đã ký với người mua. Vận đơn này thường được ghi chú bằng chữ shipped
on board, on board, shipped hoặc Laden On Board.

• Vận đơn nhận hàng để chở: Là chứng từ xác nhận người chuyên chở
đã nhận hàng để chở và cam kết sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định trong
vận đơn.
• Căn cứ vào phê chú trên vận đơn
Có 2 loại:
• Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú xấu rõ
ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
• Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): là vận đơn
có những phê chú xấu rõ ràng (bao bì không đáp ứng cho vận tải biển, một
số thùng bị vỡ, hàng bị ướt, hàng có mùi hôi, ký mã hiệu không rõ ràng ).
Cần lưu ý rằng những phê chú xấu không rõ ràng về sự khiếm khuyết của
hàng hóa không khiến B/L trở nên không hoàn hảo (ví dụ như những phê
chú: bao bì "có thể" không đáp ứng được vận tải đường biển, bao bì dùng
10
lại, thùng được đóng đinh lại, hàng hóa "hình như" bị ẩm, hàng hóa "có vẻ"
cồng kềnh v.v.).
• Căn cứ vào tính sở hữu
Có 3 loại:
• Vận đơn đích danh (Straight B/L): là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên,
địa chỉ người nhận hàng, và nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên
trên vận đơn đó.
• Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn mà trên đó ghi giao
hàng theo lệnh của một người nào đó. Thường trong phần Consignee sẽ
điền là to (the) order of có thể theo lệnh của một người đích danh, của
người gửi hàng (to (the) order of the shipper) hay theo lệnh của ngân hàng
mở thư tín dụng.
• Vận đơn vô danh (To bearer B/L): là vận đơn không ghi tên người
nhận hàng, do đó bất cứ ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu của
vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn.
• Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn

• Vận đơn gốc (Original B/L): là vận đơn được ký bằng tay, có thể có
hoặc không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
• Vận đơn bản sao (Copy B/L): là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc,
không có chữ ký tay, thường có dấu "Copy" và không giao dịch chuyển
nhượng được (non-negotiable).
• Căn cứ vào hành trình chuyên chở
• Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là vận đơn được cấp trong trường
hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ
hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.
11
• Vận đơn chở suốt (Through B/L) được sử dụng trong trường hợp
hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.
• Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L hay
Combined B/L): là vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng
hoá theo phương thức "door to door", theo đó hàng hóa được vận chuyển
bằng nhiều tàu hoặc bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau (máy bay,
tàu biển, đường sắt, đường bộ, đường sông).
Vận đơn đường biển có các chức năng sau:
• Là biên lai của người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý
hoặc người làm thuê cho chủ tàu) giao cho người gửi hàng, xác nhận số
lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu.
• Là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải
đường biển.
• Vận đơn gốc là một chứng từ trao quyền sở hữu (khi xuất trình đầu
tiên) đối với hàng hóa cho người nhận hàng được chỉ định trong vận đơn
hay cho người nắm giữ hợp pháp vận đơn. Theo nguyên tắc "nemo dat
quod non habet" ("không ai có thể trao cái mà ông ta không có") thì người
bán không thể chuyển giao quyền sở hữu tốt hơn quyền sở hữu mà bản thân
người đó đang có; vì thế nếu hàng hóa phải chịu ràng buộc (như cầm cố,
chịu phí hay thế nợ), hoặc thậm chí bị trộm cắp, thì vận đơn sẽ không đảm

bảo trao quyền sở hữu đầy đủ cho người nắm giữ vận đơn.
• Là công cụ chuyển nhượng. Vận đơn có thể được giao dịch theo
cách giống như giao dịch hàng hóa, và thậm chí có thể được vay mượn nếu
mong muốn (như chiết khấu để vay tiền ngân hàng; cầm cố như một loại tài
sản để xin cấp tín dụng). Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế
B/L bằng thủ tục EDI (trao đổi chứng từ điện tử) là việc rất khó khăn hiện
nay.
12
o Tờ khai hải quan (Custom Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất
nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc
nhập khẩu vào một quốc gia.
• Chứng từ thường có:
o Tín dụng thư (L/C): thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của nhà nhập khẩu,
cam kết sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu trong một thời gian nhất định, nếu
nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
o Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): bao gồm đơn bảo hiểm và
chứng từ bảo hiểm.
o Giấy chừng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ
của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào. Điều quan
trọng với chủ hàng, khi C/O giúp cho họ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt
hay được giảm thuế.
o Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): là loại chứng từ do cơ
quan kiểm dịch cấp, để xác nhận cho lô hàng đã được nhập khẩu đã được
kiểm dịch.
o Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis): Nhằm giới thiệu các
chỉ tiêu thành phần có trong sản phẩm. Thông thường người ta hay gặp
trong các sản sản phẩm thực phẩm, gia vị thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ
phẩm… Là các sản phẩm ít nhiều có hóa chất phi tự nhiên.
Mục đích của C/A:
- Giúp cho người bán quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra.

- Người mua nắm được chính xác chất lượng sản phẩm.
- Cơ quan quản lý xác định được chính xác hàng hóa này có được phép lưu
thông hay không.
II.1.3. Hoạt động vận chuyển nội bộ trong quá trình sản xuất.
Sau khi đã có nguyên liệu thì tiến hành sản xuất (xưởng dệt ở cầu Tham Lương,
hàng sau khi sản xuất xong được gọi là vải mộc, và dùng xe trong công ty để chở
lên xưởng nhuộm (Trảng Bàng), sau khi nhuộm xong thì có hai hướng:
13
• Nếu là hàng bán trong nước thì chở về kho, và sau đó thì tiến hành
giao đến các địa điểm trong thành phố hay các tỉnh khác, có thể là
bên mua cho xe đến kho để lấy hàng, hay mình chở hàng đi giao,
cái này thùy thuộc vào hợp đồng.
• Nếu là hàng xuất ra nước ngoài thì, tiến hành lấy booking, kéo cont
về đóng hàng (việc kéo cont về thường thuê xe ngoài). Sau đó đóng
hàng vô cont và chở ra cảng, cái này là đối với hàng FCL, còn đối
với hàng LCL thì mình phải tự chở hàng ra đến một nơi tập kết
hàng ngoài cảng rồi mới đóng lên cont.
Quy trình thực hiện xuất khẩu sản phẩm:
II.1.3.1. Xin giấy phép xuất khẩu
1. Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả
các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài.
Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng
kí kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất
khẩu tại bộ thương mại. Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang
còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo,
ngọc trai, đá quí, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).
2. Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh
nghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở
cửa khẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.

II.1.3.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
3. Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải
tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp
đồng đã kí.
- Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: Việc mua bán ngoại thương
thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Cơ sở pháp lí để làm việc đó là kí kết
hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp
14
đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm
thực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá: Việc tổ chức đóng
gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá, vì
hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Muốn làm tốt công
việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì đóng gói cho
phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao.
4. + Loại bao bì: thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng…
5. + Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặt
ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và
bảo quản hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết.
II.1.3.3. Kiểm tra hàng xuất khẩu
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, số
lượng, trọng lượng,… Trong đó, việc kiểm tra ở cơ sở đóng vai trò quyết định, còn
kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.
Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do KCS tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị là người
chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa. Nên trên giấy chứng nhận phẩm
chất ở cơ sở, bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS phải có chữ ký của thủ trưởng.
II.1.3.4. Làm thủ tục hải quan
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày khi hàng nhập cảng, đơn vị ngoại thương phải
tiến hành làm thủ tục để thông quan xuất nhập khẩu
Bước1: Tự kê khai, áp mã, và tính thuế xuất nhập khẩu

Tự kê khai đầy đủ, chính xác những nội dung ghi trên tờ khai hải qua mẫu
HQ2002-XNK
Dựa vào căn cứ tính thuế đã khai và xác định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tính
thuế theo quy định để tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế theo quy định
để tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế và từng loạ hàng hoá
Bộ hồ sơ khai Hải quan gồm có các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình khi làm
thủ tục:
15
+ 01 bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
+ 01 bản sao giấy chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu
+ 03 tờ khai hàng nhập khẩu
+ 01 bản sao hợp đồng mua bán.
01 bản chính và 02 bản sao hoá đơn thương mại.
+ 01 bản chính và 02 bản sao phiếu đóng gói
+ 01 đơn vận tải
+ Giấy phép xuất nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận xuất xứ giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng( bản chính)
Bước 2: Nhân viên hải quan kiểm tra tờ khai hải quan và bộ hồ sơ, nếu đầy
đủ và hợp lệ theo từng loại hình xuất nhập khẩu thì cho đăng kí tờ khai.
Xem hồ sơ hàng hoá của mình được phân vào luồng nào( xanh - được ưu
tiên thực hiện thủ rục kiểm tra giản đơn, hàng sẽ được kiểm hoá nhanh ngay sau
khi kiểm hoá ngay; Luồng vàng – hàng hoá có những vướng mắc nhỏ ; Luồng đỏ
– hàng hoá có nhiều vướng mắc thì phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục thì hàng của
mình mới được giải phóng.
Bước 3: Nhận thông báo thuế của Hải Quan và tổ chức để hải quan kiểm
tra hàng hoá
Bước 4: Căn cứ vào kết quả kiểm hoá và khai báo của ta Hải quan sẽ xác
định chính xác số thuế mà ta phải nộp và quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp
và ra quyết định số thuế phải nộp nếu cần.

Bước 5: Sau khi đã nộp đủ thuế Hải quan sẽ đóng dấu “ đã làm thủ tục
Hải quan” lên trang đầu tờ khai và giao cho ta nhận một bản. Từ đây hàng của ta
được giải phóng.
16
II.1.3.5. Thuê phương tiện vận tải
Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu qui định người xuất khẩu thuê phương tiện để
chuyên chở hàng đến điểm đích thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương
tiện vận tải. Còn nếu hợp đồng quy định giao hàng tại nước xuất khẩu thì người
nhập khẩu phải thuê phương tiện chuyên chở về nước. Việc thuê phương tiện vận
tải là nghiệp vụ không đơn giản đòi hỏi phải có kinh nghiệm, có thông tin về tình
hình vật giá và giá cước, hiểu biết về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu, nên
trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thường ủy thác việc
thuê tàu cho môi giới – các công ty vận tải thuê tàu.
II.1.3.6. Giao hàng
6. Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời
gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn
hàng hoá xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
7. + Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển chủ hàng làm công việc
sau:
8. - Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở
cho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng.
9. - Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng
lên tàu.
10. - Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai
thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng
vận chuyển.
11. - Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyển
nhượng được.
12. - Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện
trạng bao bì, chất lượng, số lượng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá có thể có

thể chuyển nhượng.
13. + Nếu hàng hoá được giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container
(FCI) chủ hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kê hàng
trong Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửa hàng
17
phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ
hàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải.
14. + Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ
quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng
hàng hoá… Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làm các chứng
từ vận tải, nhận vận đơn đường sắt.
II.1.3.7. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
15. Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì
vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo
an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể
mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.
16. Có thể mua bảo hiểm bao :
17. + Ký hợp đồng bảo hiểm bao.
18. Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm
ngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất
khẩu doanh nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp
hoá đơn bảo hiểm.
19. + Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến:
20. Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu
cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp
đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo
hiểm sau:
21. -Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm ruỉ ro.
22. -Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.
23. -Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng.

24. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau:
25. Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và
phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở.
18
II.1.3.8. Lập bộ chứng từ thanh toán
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình
ngân hàng để đòi tiền hàng. Yêu cầu của bộ chứng từ này là chính xác và phù hợp
với yêu cầu của L/C cả về nội dung và hình thức (nếu thanh toán bằng L/C), còn
nếu thanh toán bằng phương thức khác thì theo yêu cầu của hợp đồng hoặc của
ngân hàng.
Bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm: phương tiện thanh toán (thường là hối
phiếu) và các chứng từ gửi hàng, cụ thể:
- Hối phiếu thương mại
- Vận đơn đường biển sạch
- Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa
- Giấy chứng nhận trọng/ khối lượng
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Giấy kiểm dịch thực vật (nếu hàng bán phải kiểm dịch)
II.1.3.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
26. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng có sự
vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong
trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành
thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo .
27. Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có
thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn
trương kịp thời và có tình có lý.
28. Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một

trong các cách sau:
29. - Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau.
30. - Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi
phí doanh nghiệp phải chịu.
19
31. - Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được
giao vào thời gian sau đó.
II.2. Các điểm cần lưu ý trong quá trình vận tải hàng hóa trong doanh
nghiệp:
Khi ký hợp đồng mua nguyên liệu cần chú ý đến thời gian giao hàng, và các điều
khoản rang buộc về thời gian giao hàng. Vì nếu nguyên liệu về sớm quá thì sẽ có
thể dẫn đến tình trạng, kế toán không soay tiền kịp để nhận hàng về, hay kho chưa
trống để có thể chất thêm hàng mới, bắt buộc phải tốn them thời gian lưu kho lưu
bãi, nếu nhanh thì 2, 3 ngày, nếu chậm có khi sẽ mất cả tuần hơn, điều này sẽ dẫn
đến tốn một khoảng chi phí không nhỏ cho việc lưu kho lưu bãi này.
Vì vậy khi bàn hợp đồng với bên bán hàng chúng ta nên yêu cầu họ, khi làm việc
với hãng tàu nên cố gắng xin thời gian freetime càng nhiều càng tốt (thường tối đa
là được 7 ngày DEMURRAGE và 7 ngày DETENTION)
DEMURRAGE: là thời hạn được phép lưu container tại cảng miễn phí mà hãng
tàu không charge phí của mình.
DETENTION: là thời gian được phép đem container về kho của mình để xếp hàng
hay tháo hàng từ kho vào container và ngược lại (đối với các hàng thiết bị máy
móc các bạn nên nhớ xin thời gian này dài nhất có thể, vì máy móc đôi khi về đâu
có dở ra khỏi cont ngay được, nhất là đối với những nơi có không gian chật hẹp,
và đôi khi cần phải rắp các linh kiện theo thứ tự cần thiết).
20
II.3. Khi nhận booking từ hãng tàu các điểm sau cần lưu ý:
Feeder vessel ETD: ngày tàu chạy. Nếu giao hàng theo L/C thì các bạn phải chú ý
ngày này phải nhỏ hơn hoặt bằng ngày giao hàng cuối cùng trên L/C thôi nhé, nếu
không sẽ bị bất hợp lệ L/C đấy.

1
St
vessel: tên tàu con
Mother vessel: tên tàu mẹ
TS port (transshipment port) : cảng chuyển tải
Cont drop-off place: nơi hạ container
21
Closing date/time: ngy v gi m cont ca bn c vụ cng (hn chút). Thi
gian ny rt quan trng nu quỏ gi ny thỡ cont ca bn s khụng c vụ cng
na, v s b rt cont. Do ú cỏc bn nờn tớnh toỏn thi gian phự hp kộo cont
v úng hng, v ch cont ra cng sao cho trc thi gian ny.
Mt s thut ng cn lu ý:
- Arrival Notice (NOA): Giấy báo nhận hàng.
- Certificate of Original (CO): Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Delivery Order (DO): Lệnh giao hàng.
- Free-hand - FH: Hàng tự khai thác
- Handling fee: Phí làm hàng/ đại lý phí.
- Invoice (INV): Hoá đơn.
- Job account: Tổng hợp thanh toán.
- Job order: Phiếu yêu cầu công việc.
- Proof of Delivery (POD): Bằng chứng của việc công ty đã giao hàng, với chữ ký
xác nhận của khách hàng.
- Booking Note: Phiếu xác nhận đặt chỗ.
- Certificate of Original (CO): Giấy chứng nhận xuất xứ.
- CFS delivery note: Biên bản giao hàng tại kho.
- Closing time: Thời điểm thôi nhận hàng.
- Commercial Invoice: Hoá đơn thơng mại.
- Debit/ Credit note: Giấy báo nợ/ báo có.
- Free-hand - FH: Hàng tự khai thác.
- Letter of Evaluation: Phiếu đánh giá chất lợng dịch vụ

- Monthly Report: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của các bộ phận
kinh doanh.
- Nomination - NM: Hàng chỉ định.
- Packing list (P/L): Phiếu đóng gói.
- Pre-Alert: Thông tin báo trớc về lô hàng sẽ đến.
- Telex Release: Điện giao hàng.
22
- Transhipment report: Th«ng tin vÒ c¸c l« hµng trong container hµng chung
chñ.
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM:
1. Chứng từ hàng nhập:
23
24
25

×