Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những sự đổi mới vượt bậc về kinh tế, đến năm 2007 – Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Tuy nhiên,
nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề như lạm phát, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe hạn chế, giáo dục và những vấn đề về dân sinh (dân số, tỉ lệ nam/nữ, thất
nghiệp )v.v…
Để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương “Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa”, nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh quốc tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì
hoạt động giao thương với nước ngoài càng quan trọng, nó là tiền đề giúp cho nước
ta nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Để đạt được điều đó, các doanh
nghiệp cần phải nỗ lực xây dựng thương hiệu và uy tín sản phẩm của mình trên thị
trường quốc tế thì mới có thể đứng vững và cạnh tranh nổi với thị trường hấp dẫn
nhưng cũng đầy rủi ro này.
Như chúng ta được biết, hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi chúng ta phải nắm
rõ quy trình nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, tất cả phải tuân theo đúng trình tự
và cam kết do cả hai bên đã thỏa thuận, điều này hết sức quan trọng vì nó quyết
định rằng bạn có thành công hay không. Song song với việc xuất khẩu để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, thì nhập khẩu cũng góp phần quan trọng không kém, hầu hết
những nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hàng trong nước xuất khẩu đều phải chịu
nhập khẩu từ nước ngoài do sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được hoặc do đối
tác yêu cầu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG
ĐÔNG
I. Giới thiệu về Công ty cổ phần may Phương Đông
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần may Phương Đông tiền thân là Xí nghiệp may Phương Đông
được thành lập ngày 31 tháng 12 năm 1988. Ngày 29 tháng 04 năm 1993, Xí
nghiệp may Phương Đông đổi tên thành Công ty may Phương Đông. Đến tháng 3
năm 2005 chính thức chuyển tên thành Công ty cổ phần may Phương Đông. Hiện
nay, Công ty có 2 khu nhà xưởng tại TPHCM, trên 10 triệu sản phẩm/năm.
2. Chức năng chính
Kinh doanh nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng, các sản phẩm của
ngành dệt may
Thiết kế sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang may mặc với chiến lược đa
thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu ở các phân khúc thị trường khác nhau: phổ
thông đến cao cấp nội địa
May gia công hàng xuất khẩu chất lượng cao cho các thương hiệu thời trang
1
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
nổi tiếng quốc tế.
Sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước
3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Xuất khẩu sau khi gia công: công ty kí hợp đồng gia công với các đối tác nước
ngoài, sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng
đã kí kết
Xuất khẩu trực tiếp dưới dạng FOB: sau khi kí kết hợp đồng gia công với đối
tác nước ngoài, dựa trên mẫu mã đặt hàng của khách, công ty tổ chức thực hiện
việc mua nguyên vật liệu và sản xuất, sau đó tiến hành xuất khẩu hàng giao cho
khách.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN NGUYÊN
PHỤ LIỆU NHẬP KHẨU PHỤC VỤ SẢN XUẤT – GIA CÔNG XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG
ĐÔNG
I. Các phương thức nhập khẩu nguyên phụ liệu của Công ty
Nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu CIF
Hơn 80% nguyên phụ liệu được nhập theo hình thức này. Gồm có: các loại dây
kéo, móc khóa,…
Công ty không phải phụ trách các công đoạn:
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Thuê tàu
- Chịu trách nhiệm phát sinh trong việc chuyên chở nguyên phụ liệu nhập
khẩu đến cảng
Nhiệm vụ của công ty:
- Khai hải quan điện tử cho hàng nhập khẩu
- Thanh toán tiền hàng qua L/C
- Nhân viên cầm bộ chứng từ ra cảng và nhận hàng
1. Giới thiệu quy trình nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển
theo phương thức CIF
1.1 Quy trình chuẩn bị trước khi ra cảng nhận hàng
1.1.1 Khai hải quan cho hàng nhập khẩu
Việc khai hải quan cho hàng nhập khẩu sẽ được nhân viên khai hải quan tiến
hành khai báo bằng phần mềm khai hải quan điện tử ECUS của công ty Thái Sơn
sau khi nhận được giấy thông báo hàng đến của hãng tàu.
2
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Quy trình khai hải quan được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Một số bước cơ bản và các loại tờ khai mà doanh nghiệp thực hiện với
phần mềm khai hải quan ECUS để hoàn thành quy trình thủ tục hải quan.
• Bước 1: Khai tờ khai nhập khẩu chung
3
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
• Bước 2: Nhập danh sách mặt hàng nhập khẩu: chọn TAB “Danh sách hàng
tờ khai”: Tại đây, có thể tiến hành nhập danh sách nguyên phụ liệu muốn nhập
khẩu.
• Bước 3: Nhập các chứng từ kèm theo: tờ khai trị giá CO, giấy phép, hợp
đồng…( Chọn TAB “Chứng từ kèm theo”)
4
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Nhập CO (Certificate of Origin):
Nhập Giấy phép
5
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Nhập nội dung cho Hợp đồng thương mại
Hoá đơn thương mại
6
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Đề nghị chuyển cửa khẩu
Chứng từ đính kèm dạng ảnh
7
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Chứng từ nợ: sử dụng chức năng “ Chứng từ nợ “ này để khai báo nợ cho
các chứng từ khác.
• Bước 4: Nhập thông tin thuế cho tờ khai
Doanh nghiệp khai báo về thông tin được ân hạn thuế, số ngày được ân hạn
và hình thức đảm bảo tại mục này:
• Bước 5: Gửi tờ khai đến Hải quan
8
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Chọn nút khai báo và ấn định Chữ kí số đã thiết lập sẵn trong mục hệ thống
hoặc khai báo bằng username và password như bình thường. Nếu không có lỗi xảy
ra chuơng trình sẽ trả về số tiếp nhận cho tờ khai
• Bước 6: Lấy phản hồi từ hải quan
Sau khi đến hải quan làm thủ tục cho tờ khai và tờ khai đã được cấp số, bạn
chọn tờ khai đó ra và chọn nút “Lấy phản hồi từ HQ” để nhận thông tin trả về từ
phía Hải quan: số tờ khai, ngày đăng ký, phân luồng
9
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
• Bước 7: Theo dõi kết quả tờ khai
• Bước 8: Khi đã có thông tin kết quả trả về từ phía Hải quan điện tử, chọn
tab “Kết quả xử lý” sau đó chọn nút “Hướng dẫn thủ tục Hải quan”:
10
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Tiếp theo, chọn chức năng “In” để in thông tin hướng dẫn thủ tục Hải quan.
11
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Khi nhận được thông báo : Chấp nhận thông quan thì có thể in tờ khai bằng
cách chọn nút “In TK” để in Tờ khai Hải quan điện tử.
Hình ảnh trả về thông tin chấp nhận thông quan:
12
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Nếu kết quả tờ khai của là luồng XANH: in tờ khai thành 2 bản và lấy
hàng.
Nếu kết quả tờ khai là luồng VÀNG: mang hồ sơ tờ khai đến chi cục Hải
quan điện tử để kiểm tra hồ sơ.
Nếu kết quả tờ khai là luồng ĐỎ: mang hồ sơ tờ khai đến chi cục Hải quan
điện tử để kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
13
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Sau khi khai báo hải quan xong, nhân viên phòng kế hoạch sẽ thông báo nhân
viên giao nhận lên rút tờ khai ở chi cục hải quan thành phố (02 – Hàm Nghi – Q.1 –
Tp. Hồ Chí Minh). Nhân viên giao nhận dán tem lệ phí khai hải quan mệnh giá
20.000đ mà Công ty đã mua từ trước từ chi cục Hải quan thành phố lên tờ khai,
đồng thời đi ra cảng nhận hàng.
Tờ khai hải quan điện tử thông quan, được chi cục hải quan thông quan sẽ
đóng dấu xác nhận ở trên cùng, góc phải của tờ khai
Trong quá trình này, nhận viên khai báo hải quan cũng tự tính thuế cho lô
hàng nhập khẩu của Công ty.
Ngay sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng chuyển đến,
tổ chức tín dụng đã ủy nhiệm thu với kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm tra
thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh
toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý theo quy định.
Nếu nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, người nộp thuế xác định số tiền
thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng
kê nộp thuế theo mẫu quy định. Kho bạc Nhà nước kiểm tra thông tin người nộp
thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan
và xử lý theo quy định.
Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu,
thời hạn nộp thuế tối đa là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai
hải quan nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, điểm 11,
Điều 1 luật số 21/2012/QH13
14
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
1.1.2 Cách tính thuế như sau:
Tính thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Gía tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế
TTĐB (nếu có) * Phần tram thuế suất thuế GTGT
Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí
bảo hiểm (I)
Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu = Số lượng * Gía tính thuế * thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong
biểu thuế
(Biểu thuế suất theo Thông tư 216 /2009/TT-BTC)
Người nộp thuế nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc nhà nước hoặc tại các tổ chức
tín dụng.
1.1.3 Chuẩn bị bộ chứng từ phù hợp
Sau khi làm xong thủ tục khai báo hải quan, nhận được kết quả phản hồi từ
chi cục hải quan thành phố, các nhân viên chứng từ sẽ sắp xếp một bộ chứng từ để
trao cho nhân viên giao nhận, gồm:
- Giấy uỷ quyền của công ty may Phương Đông
- Giấy tờ tuỳ thân đối chứng
- Tờ khai hải quan điện tử (1 bản gốc – 1 bản copy)
15
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
16
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
17
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
- Packing list – lấy từ phòng kế hoạch
- B/L (1 bản gốc)
18
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
2. Quy trình nhận hàng (nguyên phụ liệu) nhập khẩu khi ra cảng:
2.1. Lấy D/O:
Trên đường cảng nhận hàng, nhân viên giao nhận sẽ đến đại lý hãng tàu, tiến
hành xin cấp lệnh giao hàng - D/O. Khi đến đại lý hãng tàu, nhân viên giao nhận
phải xuất trình các chứng từ sau:
+ Giấy ủy quyển của Công ty Cổ phần may Phương Đông (1 bản).
+ Giấy tờ tùy thân, xác nhận của nhân viên giao nhận.
+ B/L (1 bản gốc) hoặc B/L Surrender (1 bản)
19
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Sau khi xuất trình các chứng từ trên, đại lý hãng tàu sẽ giữ lại B/L bản gốc
(hoặc B/L Surrender) để đối chiểu và đồng thời cung cấp cho nhân viên giao nhận 1
hóa đơn GTGT của hãng tău. Trong hóa đơn này, hãng tàu đã tính chi phi trọn gói
cho quá trình xếp dỡ, phí chứng từ, phi đại lý và nhân viên giao nhận sẽ thay mặt
Công ty Cổ phần may Phương Đông đóng các chi phí đó. Chi phí trong hóa đơn
GTGT có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào quy định của hãng tàu chuyên chở.
Khi xuất trinh các chứng từ hợp lệ, đại lý hãng tàu sẽ cung cấp 3 bản D/O
cho nhân viên giao nhận để tiếp tục làm thủ tục nhận hàng với kho cảng và hải
quan. Nhân viên giao nhận nhận D/O và ra cảng.
2.2. Lấy phiếu xuất kho
Khi đến cảng, để tiếp tục quy trình nhận hàng nhập khẩu, nhân viên giao
nhận phải tới phòng Thương vụ cảng để nhận phiểu Xuật kho. Tại đây, nhân viên
giao nhận phải xuất trình các chứng từ sau:
+ D/O đã nhận từ đại lý hãng tàu (1 bản)
+ Packing list (1 bản Copy) - tùy vào từng cảng, từng ICD mà packing list
có thể có hoặc không. Các cảng và ICD cần packing list là: ICD Sóng Thần, Khe
Nam Liên, cảng Sagawa. Số còn lại như cảng Cát Lái, cảng Vict, Tân Cảng thì
không cần packing list khi làm thủ tục nhận hàng.
+ Tờ khai hải quan điện tử (đã hoàn thành thủ tục hải quan) (1 bản copy +
1 bản gốc)
Sau khi nộp các chứng từ trên, các nhân viên thương tụ cảng sẽ cập nhật
thông tin, đóng dấu xác nhận và giữ lại 1 bản D/O (có thể giữ nhiều D/O hơn nếu
hàng được chuyền từng phần, qua nhiều tàu và đến cảng trong 1 B/L chính).
Cuối cùng, nhân viên thương vụ cảng sẽ cung cẩp cho nhân viên giao nhận 1
phiểu xuất kho gồm 3 liên, bao gồm các thông tin đầy đủ về lô hàng được xếp trong
cảng (số kho, số container, số kiện ). Sau đó, nhân viên thương vụ cảng sẽ giữ lại
1 liên để làm chứng từ đối chứng sau này.
2.3. Đăng ký hải quan với hải quan giám sát cảng:
Nhận được phiểu xuất kho, nhân viên giao nhận tiếp tục đăng ký tờ khai hải
quan với hải quan giám sát cảng. Ở khâu này, nhân viên giao nhận sẽ phải xuất
trình các chứng từ sau:
+ Tờ khai hải quan điện tử (đã hoàn thành thủ tục hải quan) (1 bản copy +
1 bản gốc) và phụ lục tờ khai hải quan điện tử (nếu có)
Hải quan giám sát sẽ căn cứ vào tờ khai hải quan điện tử để xác nhận thuế
cho lô hàng nhập khẩu (hàng gia công xuất khẩu thì được miễn thuể cho trong thời
hạn 275 ngày đề xuất khẩu, dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu để làm căn
cứ tính thuế sau thời hạn này; hàng nhập về để sản xuất xuất khẩu, hải quan sẽ tính
thuể căn cứ vào mã thuể của từng mặt hàng nhập khẩu, mã thuế này được tính theo
20
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
mã HS, do Tổng cục hải quan quy định trong biểu thuế hàng nhập khẩu - 2010, và
được nợ thuế trong vòng 275 ngày) đồng thời căn cứ vào kết quả phân luồng để có
quyết định phù hợp:
+ Ðối với các tờ khai thuộc luồng xanh: Hải quan giám sát cảng sẽ đóng
dấu xác nhận là hàng miễn kiểm, rồi giao lại cho nhân viên giao nhận để thực hiện
việc nhận hàng.
+ Đối với các tờ khai thuộc luồng vàng: (Đối với các bộ hồ sơ của từng lô
hàng nhập khẩu có nghi vấn) Hải quan giám sát sẽ xem xét, kiểm tra chứng từ giấy
và sau đó đóng dấu xác nhận. Hải quan giao lại tờ khai cho nhân viên giao nhận.
+ Ðối với các tờ khai thuộc luồng đỏ: Hải quan giám sát sẽ kiểm tra chi
tiết chứng từ giấy và yêu cầu thực hiện việc kiểm hóa đối với lô hàng nhập khẩu
đó. Tùy từng trường hợp mà việc kiểm hóa sẽ là 5%, 10%, hay toàn bộ lô hàng
nhập khẩu của Công ty. Thông thường khi khai hải quan điện tử được áp dụng,
mức độ kiểm tra chủ yếu của các lô hàng nhập của Công ty là 3% - 5%. Việc đóng
dẩu xác nhận của hải quan giám sát cảng sẽ đóng vào các ô 12, 34 trên tờ khai hải
quan điện tử. Các trường hợp kiểm tra chứng từ giấy, hải quan giám sát đóng dấu
và xác nhận thêm vào phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy.
2.3.1. Đối với hàng được miễn kiểm hóa thực tế:
Nhân viên giao nhận nhận lại tờ khai và tiển hành thủ tục thanh lý kho ở
văn phòng kho.
2.3.2. Đối với hàng phải kiểm hóa:
Đối với hàng được xác nhận là phải kiểm hóa, nhân viên giao nhận phải
làm các bước sau:
+ Nhận lai tờ khai hải quan, được xác nhận bởi hải quan giám sát.
+ Liên hệ cán bộ hải quan được phân công kiểm hóa lô hàng nhập của
Công ty.
+ Liên hệ thương vụ cảng, điều động nhân viên xếp dỡ, hạ container,
xuống bãi kiểm hóa. Nhân viên điều động cảng cắt seal và mời cán bộ hải quan
kiểm hóa dưới sự giám sát của nhân viên giao nhận (nhân viên giao nhận chi trả
toàn bộ chi phí phát sinh từ việc kiểm hóa bằng tiền của Công ty - chi phí theo quy
định mỗi cảng sẽ khác nhau)
+ Cán bộ kiểm hóa lên tờ khai, điền vào phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng
hóa và giao lại cho nhân viên giao nhận đến thanh lý kho.
2.4. Thanh lý kho
Sau khi được hải quan giám sát cảng xác nhận. Nhân viên giao nhận đến văn
phòng kho tại cảng để làm thủ tục thanh lý kho. Tại đây, các chứng từ cần xuất là:
+ Phiếu xuất kho. (1 liên)
21
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
+ Tờ khai hải quan điện tử (1 bản copy – 1 bản gốc để đối chứng)
+ D/O (1 bản gốc)
Nhân viên văn phòng kho xác nhận, đóng dấu đã thu tiền (chí phí xếp dỡ, lưu
kho, lưu bãi tại cảng). Gửi trả lại nhân viên giao nhận 1 phiếu xuất kho, D/O gốc và
tờ khai hải quan gốc.
2.5. Nhận hàng
Nhân viên giao nhận đi đến khu vực kho giữ hàng của mình, liên lạc với
nhân viên kho để phối hợp lấy hàng và trình giấy xuất kho.
Trường hợp lấy hàng ngay, nhân viên giao nhận của Công ty sẽ yêu cầu dỡ
hàng, và đưa lên phương tiện vận tải của mình. Nhân viên kho ký xác nhận đã giao
hàng.
Trường hợp muốn lưu tại cảng, Công ty phải đóng thêm chi phí lưu kho, lưu
bãi theo quy định của cảng. Thông thường, khi hàng nhập khẩu là hàng lẻ thì được
miễn phí lưu kho là 7 ngày, là hàng nguyên cont miễn phí lưu bãi là 5 ngày. Toàn
bộ chi phí này là do hãng tàu chi trả. Quá thời hạn đó, Công ty sẽ phải trả
khoảnnày.
2.6. Đưa hàng về bãi Công ty
Sau khi hàng nhập khẩu đã được chất lên phương tiện vận tải, người chuyên
chở được ủy quyền sẽ tiến hành thanh lý cổng khi đưa hàng ra khỏi cảng.
Đối với hàng lẻ (LCL), người chuyên chở chỉ cần xuất trình các chứng từ sau
để làm thanh lý cổng;
+ Phiếu xuất kho (1 bản)
+ Tờ khai hải quan (1 bản gốc dùng để đối chứng)
Đây là loại hình chủ yếu mà hiện nay Công ty đang sử dụng, nó linh động
hơn và cho phép Công ty có thể linh hoạt khi đáp ứng theo từng lô hàng xuất khẩu
cụ thể.
Đối với hàng nguyên cont (FCL), nhân viên giao nhận phải xuất trình D/O lại
một lần nữa ở Thương vụ cảng. Tại đây, nhân viên giao nhận được thương vụ cảng
cấp 1 phiếu EIR gồm 4 liên, và đồng thời Thương vụ cảng sẽ giữ lại 1 liên để đối
chứng sau này. Tiếp đến, nhân viên giao nhận sẽ đến gặp hải quan giám sát 1 lần
nữa để đối chiếu D/O, phiếu EIR và tờ khai hải quan điện tử. Hải quan giám sát xác
nhận, giữ lại 1 bản D/O gốc, 1 liên EIR. Cuối cùng, nhân viên giao bộ chứng từ cần
thiết cho người chuyên chở, để tiến hành thanh lý cổng, gồm:
+ Tờ khai hải quan điện tử (1 bản gốc để đối chứng).
+ Phiếu EIR.
22
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
+ D/O (1 bản)
+ Phiếu xuất kho (1 liên)
Nhân viên hải quan cảng đối chiếu và đóng dấu hợp lệ lên phiếu EIR, đồng
thời giữ lại 1 liên EIR.
Loại hình nhập khẩu nguyên container này hiện nay ít được Công ty sử dụng
vì các đơn hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn ít dần, không linh hoạt và một phần
lớn nguyên phụ liệu hiện nay có thể nhập khẩu tại chỗ ở các đối tác trong nước.
Đến đây, thủ tục giao nhận ở cảng coi như đã hoàn tất. Nhân viên giao nhận
chỉ giữ lại 1 tờ khai hải quan điện tử (bản gốc), 1 liên EIR để làm thủ tục thanh lý
hải quan hàng nhập khẩu sau này. Hàng nhận được vận chuyển ra khỏi cảng, chở về
kho của Công ty.
23
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
+ Khu B: 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ
Chí Minh để sản xuất, tiêu thụ nội địa.
+ Khu A: 1B, Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, đối
với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu.
III. Những khác biệt trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu trên lý
thuyết thực tế
Một số khác biệt trong thực hiện quy trình giữa thực tế và lý thuyết trong công
tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1. D/O có thể cầm 2 bản, 1 bản nộp cho thương vụ cảng khi lấy phiếu xuất kho,
1 bản giữ lại để thanh lý sau này
2. Tờ khai hải quan điện tử đã thông quan không nhất thiết phải chuẩn bị từ
trước. Nhân viên giao nhận có thể trực tiếp rút về từ hải quan khi ra cảng nhận hàng
3. Nhân viên giao nhận có thể làm thủ tục giao nhận gộp 2,3 hợp đồng trong 1
tuần cùng 1 ngày cụ thể, mặc dù giấy báo hàng đến ghi khác nhau, miễn là thấy tiện
lợi. Phương tiện vận tải có thể đến vào sau ngày làm thủ tục nhận hàng, nhưng ít
nhất phải đúng với ngày nhận hàng ghi trên phiếu nhận hàng sau cùng.
IV. Nhận xét chung về quy trình giao nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty Cổ phần may Phương Đông
1. Ưu điểm và nguyên nhân
Trong quá trình tham gia vào quy trình giao nhận hàng nhập khẩu thực tế ở
24
Môn: Vận Tải – Bảo Hiểm Nhóm 2E
Công ty Cổ phần may Phương Đông, tác giả đã nhận thấy được ưu điểm lớn nhất
của Công ty chính là đội ngũ nhân viên giao nhận có kinh nghiệm cao, người có
thâm niên thấp nhất cũng được 5 năm tuổi nghề. Bên cạnh đó, đội ngũ này còn
được chuyên môn hóa, mỗi người chuyên phụ trách một khu vực cụ thể. Các nhân
viên giao nhận còn có một mối quan hệ khá tốt với cán bộ hải quan cảng, do đó thủ
tục ở khâu này được làm khá nhanh gọn, thuận lợi.
Ưu điểm thứ hai là có đội ngũ làm thủ tục chủ yếu là các nhân viên trẻ, năng
động, giàu nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ. Các nhân viên này có khả năng thích
ứng nhanh, khả năng cập nhật và nắm bắt những thay đổi về các quy định của pháp
luật liên quan đến các khâu thủ tục xuất nhập khẩu. Tạo điều kiện cho quy trình
giao nhận được thuận lợi hơn. Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng làm nên
thành công của Công ty.
Ưu điểm thứ ba là hầu hết các mặt hàng nhập khẩu theo phương thức CIF, nên
Công ty không phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm, giảm bớt được một khâu khá
phức tạp trong việc thực hiện các thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, tác giả còn thấy một số hạn chế đang còn tồn
đọng:
- Cơ sở vật chất và trợ cấp cho các nhân viên giao nhận đang còn khá khiêm
tốn. Đặc thù của nhân viên giao nhận ở Công ty là chủ yếu nhận chứng từ và ra
cảng làm thủ tục giao nhận, vì thế cơ sở vật chất của họ đã bị giảm lược. Tuy nhiên,
nhiều khi nhập hàng hóa nhiều, theo mùa vụ, việc sử dụng các cơ sở vật chất đó
như bàn làm việc, máy vi tính đang còn chồng chéo và hơi bất tiện.
- Đội ngũ khai báo thủ tục còn trẻ, đang còn trong quá trình tích lũy kinh
nghiệm về nghiệp vụ nên còn có khá nhiều sai sót trong quy trình khai báo hải
quan, đặc biệt là từ khi áp dụng hải quan điện tử vào thực tiễn. Từ các sự cố về khai
báo, việc nhận hàng của nhân viên giao nhận có thể bị trì hoãn do không rút được
tờ khai, gâysự chậm trễ cho cả quy trình chung.
- Các nhân viên giao nhận mới được tách từ phòng kho vận sang phòng kế
hoạch thị trường nên cũng gây một số bất lợi khi nhận hàng. Nhiều khi nhân viên
giao nhận nhận chỉ thị từ phòng kế hoạch ra cảng nhận hàng nhưng không có
phương tiện vận tải đưa hàng về (phương tiện vận tải do phòng kho vận chịu trách
nhiệm điều phối, thuê mướn).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.pdg.com.vn
25