1
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GNVT
GIAI ĐIỆU
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH GNVT Giai Điệu
• Tên tiếng việt : CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI GIAI ĐIỆU
• Tên tiếng anh : MELODY LOGISTICS TRANSPORTATION CO.,LTD
• Tên thương mại : MELODY LOGISTICS
• Qui mô Công ty : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Vốn điều lệ : 800.000.000 VNĐ
• Trụ sở chính : 83/10A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.BT, TP.HCM
• MST : 0309499306
• Điện thoại : +84-8-35511657
• Fax : +84-8-35511675
• Website : http//www.melodylogistics.com
• Trụ sở giao dịch : 7 Nguyễn Huy Tưởng, P.6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
• Biểu trưng chính thức:
2. Sản lượng giao nhận
Tại công ty TNHH giao nhận vận tải Giai Điệu – Melody, giao nhận hàng hóa XNK
bằng đường biển luôn chiếm hơn 70% tổng sản lượng giao nhận hàng hóa. Hằng năm,
2
khối lượng hàng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam khoảng 18.000-
20.000 tấn, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm. Trong 3 năm vừa qua,
khối lượng hàng giao nhận dường biển của công ty như sau:
Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Melody
Đơn vị: Tấn
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
SLGN đường biển 18754 19859 21302
Chỉ số đường biển 105,89 107,27
∑ SLGN toàn cty 26585 27401 28737
Tỷ trọng (%) 70,54 72,48 74,13
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận năm 2009
đạt đến 26 ngàn tấn, và con số này tăng đều qua các năm, cho thấy công ty có chiến lược
kinh doanh đúng đắn và có được sự tin tưởng của khách hàng.
So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận đường biển luôn
chiếm tỷ trọng cao trên 70% và có xu hướng tăng lên, Sở dĩ tỷ trọng lớn như vậy không
chỉ vì giao nhận hàng hóa quốc tế có nhiều ưu điểm mà vì đây còn là hoạt động truyền
thống của công ty trong 3 năm vừa qua.
Có thể nói, xét về mặt sản lượng giao nhận, Melody đã đạt được kết quả khả quan.
Nhung7 đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số ý nghĩa đơn đối với người giao nhận
lại là giá trị giao nhận vỉ nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành
giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp sau đây sẽ cho ta thấy
rõ hơn khía cạnh này.
3. Giá trị giao nhận
3
Như trên đã nói giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được
từ hoạt dộng giao nhận hàng hóa.
Ở Công ty giao nhận vận tải Melody, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên chở
bằng đường biển đạt mức cao và tăng đều qua các năm. Trung bình mỗi năm hoạt động
này mang về cho công ty tới 4 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của
toàn công ty.
Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Melody
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Giá trị
2012 2013 2014
GTGN đường biển 3339,02 4036,88 4480,78
Chỉ số đường biển 120,09 111,00
∑ SLGN toàn cty 5225,33 6061,40 6606,90
Tỷ trọng (%) 63,90 66,60 67,82
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng trên cho thấy mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc
phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, song thu nhập từ hoạt
động này vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung
bình khoảng 65%. Đặc biệt năm 2014 đạt cao nhất là 67,82%
3.1 Số hợp đồng qua các năm
Năm 2012, Công ty ký kết được 135 hợp đồng lớn và nhỏ với khách hàng, bao gồm 95
hợp đồng xuất khẩu và 40 hợp đồng nhập khẩu.
4
Năm 2013, Công ty gia hạn và tiếp tục cung cấp dịch vụ cho 117 hợp đồng của năm
2012, ký kết thêm được 66 hợp đồng mới, tổng cộng 183 hợp đồng lớn và nhỏ gồm 115
hợp đồng xuất khẩu và 68 hợp đồng nhập khẩu.
Năm 2014, Công ty gia hạn và tiếp tục cung cấp dịch vụ cho 156 hợp đồng của năm
2010, ký kết thêm được 49 hợp đồng mới, tổng cộng 207 hợp đồng lớn và nhỏ gồm 155
hợp đồng xuất khẩu và 52 hợp đồng nhập khẩu.
3.2 Cơ cấu giao nhận theo mặt hàng
Ở cương vị là người giao nhận, công ty không lựa chọn riêng một mặt hàng nào.
Nhưng một số mặt hàng chủ yếu của dịch vụ giao nhận bằng đường biển có thể kể ra là:
hàng dệt may, vải sợi, chè, gạo thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, đồ nội thất, thức ăn gia
súc…
Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại Melody
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Mặt hàng
2012 2013 2014
Giá trị
Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Dệt may 1105,88
33,12 1347,11 33,37 1397,55 31,19
Nông Sản 863,80
25,87 1057,26 26,19 1137,67 25,39
Máy móc thiết bị 537,25
16,09 709,68 17,58 874.20 19,51
Nội thất, gỗ 564,29
16,90 540,13 13,38 620,59 13,85
Các mặt hàng khác 267,79
8,02 382,69 9,48 450,77 10,06
Tổng
3339,02 4036,88 4480,78
(Nguồn: Phòng kế toán)
5
Hàng dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của Melody, chiếm tỷ trong khá
lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta đều biết trong những năm
gần đây, mặt hàng này cũng là một mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Nó đem lại
không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các
công ty giao nhận vận tải. Hơn thế Melody lại có được khách hàng truyền thống là những
công ty may mặc lớn như: Tainan, Đông Tiến Hưng,…
Và trong 2 năm gần đây, công ty ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt
hàng máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử như linh kiện xe máy, thiết bị y tế… Những loại
hàng này đem về doanh thu cao do tính chất phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ trọng
loại này có xu hướng tăng.
Các mặt hàng nội thất, gỗ luôn giữ vị trí ổn định. Ngoài ra những mặt hàng khác tuy
không đều nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên cùng với việc mở rộng quan hệ bạn hàng
của công ty.
3.3 Cơ cấu giao nhận theo thị trường
Các thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của Melody hiện nay là:
- Khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Philipin…
- Khu vực Đông Bắc Á: chủ yếu là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan.
- Khu vực Châu Âu: Khối EU
- Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Cuba
4. Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại Công ty TNHH GNVT Giai
Điệu
Quy trình và các bước thực hiện giao nhận XNK
Đối với hàng hóa xuất bằng đường biển
Bước 1: Chuẩn Bị Trước Khi Làm Thủ Tục Hải Quan
a/ Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL):
6
Chủ hàng hoặc người giao nhận (Melody) liên hệ với hãng tàu để yêu cầu cấp booking
note với chi tiết như yêu cầu của chủ hàng:
Cảng đi / Cảng đến
Ngày dự kiến tàu chạy
Số lượng, khối lượng hàng xuất khẩu
Đóng hàng ở kho riêng hoặc tại bãi
Cảng lấy container rỗng, cảng hạ container
Yêu cầu nhiệt độ, độ thông gió (đối với hàng lạnh hoặc mát)
…
Thông thường, người giao nhận nhận booking note từ hãng tàu qua email. Sau đó
dùng booking để đi đổi lệnh cấp container rỗng, nhận bảng kê hàng hóa (packing list) và
khóa niêm chì (seal) tại văn phòng của hãng tàu. Do Melody chưa có đội xe riêng, do đó
Melody sẽ ký kết hợp đồng với một công ty vận tải chuyên kéo container để hỗ trợ hoạt
động giao nhận thực hiện được trơn tru và liên tục. Lệnh cấp rỗng được giao cho bên vận
tải để đi lấy container rỗng kéo về kho hàng của chủ hàng để đóng hàng vào container.
Chủ hàng sẽ cung cấp các số liệu chính xác về lượng hàng, cách đóng gói, số
container,… để công ty có thể làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ xuất khẩu hàng như hợp đồng,
Invoice, Packing List, B/L… Sau cùng người vận tải kéo container đã đóng hàng vào
cảng nơi công ty làm thủ tục hải quan.
b/ Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL):
Tương tự như thủ tục xuất khẩu hàng hóa đóng trong container, Melody nhận được
các thông tin chi tiết về hàng hóa xuất khẩu, sẽ liên hệ với co-loader (người gom hàng)
lấy booking note. Trên booking sẽ thể hiện:
• Cảng đi / Cảng đến
• Ngày dự kiến tàu chạy
• Tên con tàu chạy dự kiến
7
• Tên hàng hóa
• Số lượng hàng hóa ( đơn vị CBM or M3)
• Thời gian cắt hàng (closing time)
• Kho đóng hàng (CFS)
• Người liên hệ tại kho
• …
Người vận tải sẽ vận chuyển và đem hàng ra kho (CFS) giao cho người gom hàng
Bước 2: Làm Thủ Tục Hải Quan
I Khai Báo Hải Quan ( Mở Tờ Khai Hải Quan )
- Trước khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục, người khai báo phải khai báo qua hải
quan điện tử trên mạng điện tử của Hải quan (hiện khai báo hải quan điện tử đả được áp
dụng trên toàn quốc). Nếu nhà xuất khẩu chưa có tài khoản hải quan điện tử thì phải đăng
ký với Hải quan, bộ hồ sơ gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh (sao y chứng thực của cơ quan nhà nước)
Giấy đăng ký tài khoản hải quan điện tử ,theo mẫu của Hải Quan (bản gốc)
Danh bạ điện thoại (sao y)
Giấy ủy quyền
Giấy giới thiệu
Hải quan sẽ kiểm tra các tiêu chí trên bảng đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử
của doanh nghiệp nếu phù hợp với quy định thì Cục trưởng phê duyệt, cấp tài khoản truy
nhập, nếu không phù hợp sẽ từ chối và nêu rõ lý do.
- Người khai hải quan sẽ dùng tên tài khoản của nhà xuất khẩu để khai báo hải quan
qua hệ thống xử lý điện tử của Hải quan. Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy
tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan
như khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng
lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí
8
khác quy định tại tờ khai hải quan. Tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải
nộp cho ngân sách nhà nước (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã
khai. Ở khâu này, đòi hỏi người khai phải khai thông tin chính xác và cẩn thận, tránh lỗi
do đánh chữ hay thông tin không đúng.
- Sau đó sẽ truyền thông tin khai hải quan điện tử đến Chi cục Hải quan điện tử nơi
đăng ký tham gia.
- Khi Hải quan nhận được thông tin khai hải quan từ doanh nghiệp, trên cơ sở phân
tích thông tin và các tiêu chí kiểm tra theo quy định, cơ quan Hải quan thực hiện việc
kiểm tra và chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử hoặc thông báo từ chối chấp nhận
có nêu lý do thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
- Trường hợp chấp nhận thông tin khai điện tử thì Hải quan sẽ cấp số tờ khai hải quan
điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau:
• Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng xanh)
• Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa
(luồng vàng)
• Kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi
thông quan hàng hóa (luồng đỏ)
- Cơ quan Hải quan gửi Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử cho doanh
nghiệp.
II Nguyên tắc phân luồng
a/ Cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử
(luồng Xanh) đối với các trường hợp sau:
-Đối với hàng xuất khẩu nếu có đủ một trong các điều kiện sau:
+Hàng xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu);
+Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cho cơ quan Hải
quan.
-Hàng hóa của các DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan nếu có đủ 2 điều
kiện sau:
9
+Hàng hóa không thuộc danh mục cấm XNK, danh mục XNK có điều kiện hoặc phải
giám định, phân tích phân loại; hàng hóa thuộc danh mục nhưng đã nộp, xuất trình văn
bản cho phép cho cơ quan Hải quan theo quy định.
+Hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay.
-Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b/ Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng
Vàng) đối với các trường hợp sau:
-Hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK, danh mục hàng hóa XNK có điều kiện, hàng
hóa phải giám định phân tích phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho cơ quan
Hải quan;
-Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay;
-Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải
quan.
c/ Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi
thông quan hàng hóa (Luồng Đỏ) đối với các trường hợp sau:
-Hàng hóa XNK của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan;
-Hàng hóa không thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng trên đây, căn cứ vào
kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan,
từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp
luật về hải quan phải kiểm tra thực tế;
d/ Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng nhưng phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử ra quyết
định chuyển luồng thích hợp.
e/ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tiêu chí phân luồng cấp toàn Ngành,
Cục trưởng Cục Hải quan nơi có Chi cục Hải quan điện tử quyết định tiêu chí phân luồng
trên địa bàn quản lý của đơn vị.
III Thông quan hàng hóa
10
- Người khai hải quan in tờ khai dựa trên thông tin khai điện tử đã được cơ quan Hải
quan chấp nhận, ký và đóng dấu vào tờ khai, phụ lục tờ khai (nếu có) và chuẩn bị bộ hồ
sơ khai báo Hải quan như:
+ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính.
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 1 bản sao.
+ Hóa đơn thương mại (Comercial Invoice): 1 bản chính
Tùy trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:
+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing List) đối với hàng hóa có nhiều chủng loại
hoặc hàng đóng gói không đồng nhất: 1 bản chính và một bản sao.
+ Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép
xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản ( là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc
bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
+ Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng đối với hàng xuất khẩu theo loại
hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công: 1 bản chính( chỉ nộp
một lần đầu khi xuất khẩu).
+ Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính.
- Đối với hàng hóa được Chi cục Hải quan điện tử chấp nhận thông tin khai hải quan
điện tử và thông quan (luồng xanh) thì người khai báo mang tờ khai in đến bộ phận giám
sát của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi có hàng hóa xuất khẩu để niêm phong, kẹp chì
container và thông quan hàng hóa.
- Đối với hàng hóa được Chi cục Hải quan điện tử yêu cầu phải xuất trình, nộp chứng
từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan (luồng vàng) thì người khai báo nộp,
xuất trình tờ khai in cùng các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan yêu cầu.
- Đối với hàng hóa được Chi cục Hải quan điện tử yêu cầu xuất trình chứng từ giấy
thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) thì người khai báo nộp, xuất
11
trình tờ khai in cùng các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan điện tử
và xuất trình hàng hóa để Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra theo yêu cầu.
Bước 3: Thu nộp thuế và lệ phí hải quan
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và lệ phí hải quan theo thông báo
của Chi cục Hải quan điện tử thông quan hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Dựa vào số tờ khai hải quan điện tử do cán bộ Hải quan cấp, người làm thủ tục hải quan
sẽ đóng lệ phí hải quan và nhận lại tờ khai của mình.
Bước 4: Thanh lý tờ khai
Sau khi lấy được tờ khai thì người làm thủ tục hải quan sẽ thanh lý tờ khai và vào sổ
tàu. Lô hàng sẽ được bốc lên tàu theo đúng lịch trình dự kiến.
Bước 5: Quyết toán
Sau khi đã hoàn thành thủ tục, nhân viên làm thủ tục hải quan sẽ báo cáo kết quả thực
hiện công việc cho trưởng phòng, đồng thời thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh và các
khoản tạm ứng cho lô hàng với bộ phận kế toán.
Bộ phận kế toán sẽ gửi cho chủ hàng bản quyết toán các chi phí cho lô hàng cùng với
các giấy tờ liên quan đến lô hàng: tờ khai Hải quan, thông báo thuế, hợp đồng, hóa đơn,
bảng kê chi tiết, hóa đơn giá trị gia tăng… Ngược lại, công ty khách hàng có nhiệm vụ
thanh toán phí giao nhận và các chi phí phát sinh khác.
Đồi với hàng hóa nhập bằng đường biển
Bước 1: Chuẩn Bị Trước Khi Làm Thủ Tục Hải Quan
a/ Nếu nhận hàng nguyên (FCL/FCL):
Khi nhận được Thông báo hàng đến (Notice of Arrival) từ hãng tàu bằng email, điện
thoại hoặc fax, Chủ hàng hoặc người giao nhận (Melody) sẽ mang B/L (Bill of Lading) và
giấy giới thiệu đến hãng tàu để đổi lấy Lệnh giao hàng (Delivery Order)
b/ Nếu nhận hàng lẻ (LCL/LCL):
12
Cũng giống như nhận hàng FCL, khi nhận được thông báo hàng đến, người nhận sẽ
đổi lệnh giao hàng tại co-loader (người phân phát hàng). Trên lệnh giao hàng sẽ thể hiện:
• Cảng đi / Cảng đến
• Ngày tàu cập cảng
• Tên con tàu chạy
• Tên hàng hóa
• Số lượng hàng hóa ( đơn vị CBM or M3)
• Thời gian lưu hàng miễn phí
• Kho nhận hàng (CFS)
• Người liên hệ tại kho
• …
Bước 2: Mở tờ khai – Tính thuế
I Khai Báo Hải Quan ( Mở Tờ Khai Hải Quan )
- Nếu nhà nhập khẩu chưa có tài khoản hải quan điện tử thì phải đăng ký với Hải quan
để có tài khoản truy nhập.
- Người khai báo hải quan sẽ dùng tên tài khoản của nhà nhập khẩu để khai báo hải
quan qua hệ thống xử lý điện tử của Hải quan. Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên
máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn theo hướng dẫn của Tổng cục Hải
quan như khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã hàng hóa, đơn vị tính, số lượng,
trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu
chí khác quy định tại tờ khai hải quan. Tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác
phải nộp cho ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã
khai. Ở khâu này, đòi hỏi người khai phải khai thông tin chính xác và cẩn thận, tránh lỗi
do đánh chữ hay thông tin không đúng.
- Sau đó sẽ truyền thông tin khai hải quan điện tử đến Chi cục Hải quan điện tử nơi
đăng ký tham gia.
13
- Khi Hải quan nhận được thông tin khai hải quan từ doanh nghiệp, trên cơ sở phân
tích thông tin và các tiêu chí kiểm tra theo quy định, cơ quan Hải quan thực hiện việc
kiểm tra và chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử hoặc thông báo từ chối chấp nhận
có nêu lý do thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
- Trường hợp chấp nhận thông tin khai điện tử thì Hải quan sẽ cấp số tờ khai hải quan
điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau:
• Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng xanh)
• Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa
(luồng vàng)
• Kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi
thông quan hàng hóa (luồng đỏ)
- Cơ quan Hải quan gửi Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử cho doanh
nghiệp.
II Nguyên tắc phân luồng
a/Cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử
(luồng Xanh) đối với các trường hợp sau:
-Hàng hóa của các DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan nếu có đủ 2 điều
kiện sau:
+Hàng hóa không thuộc danh mục cấm XNK, danh mục XNK có điều kiện hoặc phải
giám định, phân tích phân loại; hàng hóa thuộc danh mục nhưng đã nộp, xuất trình văn
bản cho phép cho cơ quan Hải quan theo quy định.
+Hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay.
-Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b/ Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng
Vàng) đối với các trường hợp sau:
14
-Hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK, danh mục hàng hóa XNK có điều kiện, hàng
hóa phải giám định phân tích phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho cơ quan
Hải quan;
-Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay;
-Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải
quan.
c/ Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi
thông quan hàng hóa (Luồng Đỏ) đối với các trường hợp sau:
-Hàng hóa XNK của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan;
-Hàng hóa không thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng trên đây, căn cứ vào
kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan,
từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp
luật về hải quan phải kiểm tra thực tế;
d/ Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng nhưng phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử ra quyết
định chuyển luồng thích hợp.
e/ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tiêu chí phân luồng cấp toàn Ngành,
Cục trưởng Cục Hải quan nơi có Chi cục Hải quan điện tử quyết định tiêu chí phân luồng
trên địa bàn quản lý của đơn vị.
III Thông quan hàng hóa
- Người khai báo hải quan in tờ khai dựa trên thông tin khai điện tử đã được cơ quan
Hải quan chấp nhận, ký và đóng dấu vào tờ khai, phụ lục tờ khai (nếu có) và chuẩn bị bộ
hồ sơ khai báo Hải quan như:
+ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính.
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 1 bản sao.
+ Hóa đơn thương mại (Comercial Invoice): 1 bản chính
15
+ Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các vận tải đơn có ghi
chữ COPY;
Tùy trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại họặc hàng đóng gói
không đồng nộp cho cơ quan Hải quan hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng
từ sau nhất: 1 bản chính và 1 bản sao;
+ Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn
kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp trong
trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra Nhà nước về chất lượng: 1 bản chính;
+ Chứng thư giám định trường hợp hàng hóa được giảm phóng hàng trên cơ sở kết
quả giám định: 1 bản chính;
+ Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai giá
trị hàng hóa: 1 bản chính;
+ Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép
nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản ( là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc
bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hnàg hóa trường hợp chủ hàng phải yêu cầu được hưởng
thuế suất ưu đãi đặt biệt: 1 bản dốc và 1 bản sao;
+ Các chứng từ khác theo quy định pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính;
- Đối với hàng hóa được Chi cục Hải quan điện tử chấp nhận thông tin khai hải quan điện
tử và thông quan (luồng xanh) thì người khai báo mang tờ khai in đến bộ phận giám sát
của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi có hàng hóa xuất khẩu để thông quan hàng hóa.
- Đối với hàng hóa được Chi cục Hải quan điện tử yêu cầu phải xuất trình, nộp chứng
từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan (luồng vàng) thì người khai báo nộp,
xuất trình tờ khai in cùng các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan yêu cầu.
- Đối với hàng hóa được Chi cục Hải quan điện tử yêu cầu xuất trình chứng từ giấy
thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) thì người khai báo nộp, xuất
16
trình tờ khai in cùng các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan điện tử
và xuất trình hàng hóa để Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra theo yêu cầu.
Bước 3: Thu nộp thuế và lệ phí hải quan
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và lệ phí hải quan theo thông báo
của Chi cục Hải quan điện tử thông quan hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cụ thể:
- Đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay, sau khi cơ quan Hải quan chấp nhận thông tin
khai điện tử và cấp số tờ khai hải quan điện tử, doanh nghiệp nộp thuế theo Thông báo
hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử và xuất trình chứng từ nộp thuế hoặc bảo lãnh của
tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo
lãnh về số tiền phải nộp cho Chi cục Hải quan điện tử trước khi thông quan.
- Đối với hàng hóa được ân hạn thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế theo Thông báo
hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử trong thời gian ân hạn theo luật định.
- Việc nộp lệ phí hải quan của các lô hàng đã được thông quan tháng trước được thực
hiện từ ngày 1 đến ngày 10 tháng sau tại Chi cục Hải quan điện tử.
Bước 4: Làm thủ tục nhận hàng
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, người làm thủ tục hải quan phải mang bộ chứng
từ đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để làm phiếu xuất kho và nhận hàng. Bộ chứng từ
gồm:
• Lệnh giao hàng (D/O)
• B/L
• Invoice
• Packing List
Người vận tải sẽ vận chuyển hàng về kho và trả container rỗng đúng hạn của hãng tàu
(nếu là hàng FCL)
Bước 5: Quyết toán
17
Sau khi đã hoàn thành, nhân viên làm thủ tục hải quan sẽ báo cáo kết quả thực hiện
công việc cho trưởng phòng, đồng thời thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh và các khoản
tạm ứng cho lô hàng với bộ phận kế toán.
Bộ phận kế toán sẽ gửi cho chủ hàng bản quyết toán các chi phí cho lô hàng cùng với
các giấy tờ liên quan đến lô hàng: tờ khai Hải quan, thông báo thuế, hợp đồng, hóa đơn,
bảng kê chi tiết, hóa đơn giá trị gia tăng… Ngược lại, công ty khách hàng có nhiệm vụ
thanh toán phí giao nhận và các chi phí phát sinh khác.
5. Nhận xét và đánh giá
Điểm mạnh
- Trong thời gian hoạt động, công ty đã tở chức giao nhận trên 82.000 tấn hàng
trong đó phương thức giao nhận bằng đường biển chiếm 60.000 tấn hàng phục vụ kinh
doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động XNK nói riêng.
- Năm 2014, công ty Melody có 207 khách hàng lớn nhỏ, trong đó có khách hàng
thuộc các tập đoàn nước ngoài như EBLOCK, SGC, TAINAN, RITEK… hoặc công ty
trong nước như Đông Tiến Hưng, Decotex,…
- Hiện tại, Công ty Melody Logistics đã có hệ thống đại lý tại các quốc gia sau:
18
• Khu Vực Châu Âu: hệ thống đại lý tập đoàn Tag General ; hệ thống đại lý tập
đoàn Cargo Network Delivery
• Nga và Đông Âu: Công ty Navicon & Công ty JRI Logistics Pvt
• Trung Đông: Công ty MASRI SHIPPING
• Khu vực Mỹ: Tập đoàn Centra Worldwide
• Canada: Công ty EIN LOGIX
• Nam Mỹ: Tập đoàn CARE FREIGHT SERVICES
• Khu vực Châu Á: Tập đoàn Universal Freight System (Asia) Group và EAST
ASIA LINE
• Khu Vực Úc và New Zealand: Công ty N.E.S. CARGO EXPRESS
- Ban lãnh đạo Công ty có kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều khiển nên
công ty luôn luôn hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu được đề ra. Có sự quản lý chặt chẽ,
khoa học kết hợp hài hòa giữa các phòng ban.
- Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên đều trẻ trung, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, có
trình độ chuyên môn và đó chính là yếu tố tạo nên sự thành công trong hoạt động của
công ty.
- Trong giai đoạn khởi đầu nên công ty đã rất chú ý quan tâm chăm sóc khách hàng
nên uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, tạo được mối quan hệ tốt đối với khách
hàng.
Điểm yếu
- Hiện tại công ty Melody Logistics vẫn chưa có nhà kho và đội xe tải riêng, do đó
các hoạt động lưu kho và chuyên chở đều phải thuê ngoài. Đối tượng cung cấp dịch vụ
này vẫn thường là các đơn vị Logistic khác như ICD Phước Long, hoặc các kho bãi tại
cảng bốc dỡ. Vấn đề chuyên chở thường là tự phát, có thể thuê mướn ngay các xe tải nhỏ
thường đậu xung quanh cảng để chở hàng về cho khách.
- Công ty Melody chỉ mới đi vào hoạt động trong được 3 năm, nên chưa có thị
trường và danh tiếng rộng rãi trong ngành vận tải hàng hóa XNK. Do đó, thị phần lớn của
19
thị trường thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty nhà nước đã
được thành lập lâu đời.
- Khi khai báo hải quan, còn nhiều khuyết điểm như đánh máy sai hoặc thiếu thông
tin nên tờ khai bị từ chối và phải chỉnh sửa lại, làm mất nhiều thời gian. Đôi khi hàng bị
rớt lại (đối với hàng xuất) hoặc phát sinh tiền lưu cont lưu bãi (đối với hàng nhập) và
khách hàng không hài lòng về điều này. Vì vậy lượng khách hàng của Công ty bị mất
trung bình khoảng 20 khách hàng/năm.
- Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên đều trẻ trung và nhiệt tình, nhưng chưa có kinh
nghiệm handle các lô hàng mang tính chất quốc tế hoặc phức tạp. Hiện tại Melody chỉ
dừng lại ở nghiệp vụ giao nhận, làm thủ tục Hải quan, book cước tàu, nên cảm thấy lúng
túng, phản ứng chậm và thể hiện không chuyên nghiệp khi làm những lô hàng trọn gói
dịch vụ “door to door”.
- Qui mô của Công ty thuộc loại hình vừa và nhỏ, nên nguồn vốn hoạt động kinh
doanh của Công ty còn hạn hẹp, và không ổn định trong thời kỳ đầu hoạt động.