Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.13 KB, 108 trang )


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM










LA HOÀNG MẠNH DƯƠNG

Tên đề tài :
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHUỐI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI XÃ BẢN LẦU
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG – TỈNH LÀO CAI”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & PTNT


Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Bùi Thị Thanh Tâm







Thái Nguyên - 2014

2
LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Ths. Bùi Thị Thanh Tâm người đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Uỷ ban nhân dân xã Bản Lầu, các hộ trồng chuối thôn Cốc Phương, Na Lốc 1, Na
Lốc 2, Na Lốc 3 đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu.
Tôi cũng xin được cảm ơn gia đình, cảm ơn bạn bè. Đã giúp đỡ, quan tâm, động
viên cổ vũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên,
khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được
sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, 08 tháng 06 năm 2014
Sinh viên thực hiện



La Hoàng Mạnh Dương


3
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 ĐVT Đơn vị tính
3 VA Giá trị gia tăng
4 GO/D Giá trị sản xuất trên mỗi 1 đơn vị diện tích
5 VA/D Giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích
6 GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
7 GO Tổng giá trị sản xuất
8 VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
9 MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
10 Pr/IC Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
11 Pr/TC Giá trị lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra
12 VA/GO
Giá trị sản xuất tích lũy được bao nhiêu giá trị gia tăng
13 GO/LĐ Tổng giá trị sản xuất trên tổng số ngày công lao động
14 VA/LĐ Giá trị gia tăng trên tổng số ngày lao động
15 KD Kinh doanh
16 KTCB Kiến thiết cơ bản
17 Pr Lợi nhuận

18 TB Trung bình
19 KHKT Khoa học kỹ thuật
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
22 HTX Hợp tác xã
23 NTM Nông thôn mới
24 GTNT Giao thông nông thôn
25 THPT Trung học phổ thông
26 THCS Trung học cơ sở
27 ĐB Đồng bằng
28 KTTT Kinh tế trang trại
29 IC Chi phí trung gian
30 TC Tổng chi phí
31 MI Thu nhập hỗn hợp (bao gồm cả lao động gia đình)






4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10
1.2.1. Mục tiêu chung 10
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 10
1.3. Ý nghĩa của đề tài 10
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 10
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 10

1.4. Đóng góp mới của đề tài 11
1.5. Bố cục của khóa luận 11
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1. Cơ sở lý luận 12
1.1.1. Vị trí, vai trò của cây chuối mô trong sự phát triển kinh tế 12
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT 15
1.2. Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới 20
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam 23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô 26
1.3.1. Nhân tố tự nhiên 26
1.3.2. Nhân tố về kinh tế tổ chức 27
1.3.3. Nhân tố kinh tế - xã hội 27
1.3.4. Nhân tố kỹ thuật 30
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

5
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 33
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 34
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 34
2.4.3. Phương pháp phân tích 38
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất cây chuối mô 39
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của sản xuất 39
2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ 39
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Bản Lầu 42
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Bản Lầu 47
3.2.1. Điều kiện kinh tế lao động của xã Bản Lầu 47
3.2.2. Văn hoá – xã hội – Môi trường 50
3.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Bản Lầu 52
3.3. Thực trạng sản xuất chuối mô tại xã Bản Lầu 56
3.3.1. Các thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 56
3.3.2. Hiện trạng sản xuất 57
3.4. Đánh giá hiệu quả của cây chuối mô theo kết quả điều tra 62
3.4.1. Tình hình đầu tư trong sản xuất cây chuối mô của xã 62

6
3.4.2. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh chuối 65
3.4.3. Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô của xã 67
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất cây chuối mô của
hộ nông dân tại xã Bản Lầu 72
3.5. 1. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật, kinh nhiệm sản xuất 72
3.5.2: Trình độ học vấn của chủ hộ 74
3.5.3: Ảnh hưởng của quy mô diện tích tới HQKT sản xuất cây chuối mô 74
3.5.4: Sự tiếp cận khoa học kỹ thuật 75
3.5.5: Mức độ bón phân chuồng tới HQKT 76
3.5.6. Mức độ bón phân tổng hợp NPK tới HQKT 77
3.5.7. Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế tổ chức 79
3.6. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao HQKT của chuối mô
tại xã Bản Lầu 80
3.6.1. Những thuận lợi 80
3.6.2. Những khó khăn 82
3.7. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô tại xã
Bản Lầu 84

3.7.1. Những mặt đạt được 84
3.7.2. Những hạn chế 85
Phần 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT SẢN XUẤT CÂY CHUỐI
MÔ TẠI XÃ BẢN LẦU 87
4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về nâng cao HQKT sản xuất chuối mô trên địa
bàn xã 87
4.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô ở xã Bản Lầu 88
4.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 88

7
4.2.2. Giải pháp về giống và tuyển chọn giống 89
4.2.3. Giải pháp về quy hoạch vùng sản suất chuối phù hợp với điều kiện tự nhiên 89
4.2.4. Tăng cường phối hợp liên kết “4 nhà” trong sản xuất chuối 90
4.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ 92
4.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực 92
4.2.7. Giải pháp về vốn 93
4.2.8. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất cho người nông dân 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1. Khuyến nghị 95
1.1. Khuyến nghị đối với huyện Mường Khương 95
1.2. Khuyến nghị đối với xã Bản Lầu 95
1.3. Đối với các hộ nông dân trồng chuối 96
2. Kết luận 96



8
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Hàm lượng vitamin trong một số loại quả 13

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối một số quốc gia năm 2012 20
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối nước ta phân theo
địa phương năm 2012 23
Bảng 1.4: Tình hình phát triển chuối nước ta qua các năm 2011-2013 25
Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của các thôn nghiên cứu 35
Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra của các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 36
Bảng 3.1: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí trung bình 43
năm 2013 của xã Bản Lầu 43
Bảng 3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Bản Lầu 45
giai đoạn 2011 - 2013 45
Bảng 3.3: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Bản Lầu
giai đoạn 2011 – 2013 48
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất của xã Bản Lầu năm 2013 50
Bảng 3.5: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 56
Bảng 3.6: Diện tích chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013 57
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013 58
Bảng 3.8: Năng suất, sản lượng chuối mô và dứa của các hộ điều tra 59
Bảng 3.9: Chi phí sản xuất 1ha chuối mô và dứa của xã Bản Lầu năm 2013 63
Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh chuối và dứa 65
Bảng 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh chuối của các nhóm hộ điều tra
(tính trên 1 ha chuối cho thu hoạch) 66
Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất giữa cây chuối mô và cây dứa Queen 68
Bảng 3.13: HQKT SX cây chuối mô các nhóm hộ trong xã năm 2013 69
Bảng 3.14: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến HQKT
sản xuất chuối mô 76
Bảng 3.15: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân NPK đến HQKT
sản xuất chuối mô 78

9
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bố trí cây
trồng phù hợp với từng loại đất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông - lâm nghiệp,
đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn [14]. Từng bước xóa đói,
giảm nghèo, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của các địa phương. Giữ vững an ninh chính
trị và chủ quyền quốc gia dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Việc phát triển cây chuối mô cũng có những tác động nhất định tới môi trường.
Trồng chuối đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ,
cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn suy thoái đất, hạn chế nguy cơ
và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng
thời người dân có thu nhập cao sẽ hạn chế phá rừng làm nương [16].
Phát triển kinh tế sản xuất cây ăn quả cũng như bất kỳ ngành sản xuất kinh
doanh nào muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trên thương trường thì vấn đề hiệu
quả kinh tế (HQKT) phải được đặt lên hàng đầu [9]. Qua mỗi thời kỳ sản xuất kinh
doanh phải phân tích tìm ra những ưu điểm tồn tại, có hướng khắc phục tổ chức sản
xuất, trong chu kỳ sản xuất tiếp theo. Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hoá
hội nhập, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với
nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, thay đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Do đó, ngành
trồng trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả
theo thế mạnh của từng vùng [16]. Đó là nhu cầu thiết thực, phát triển tích cực, khai
thác được lợi thế so sánh của các huyện miền núi nói riêng và nông thôn Việt Nam nói
chung. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính cụ thể khuyến
khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát , huy lợi thế
vùng đặc biệt chú trọng đến các vùng có loài cây ăn quả đặc sản. Bản Lầu là xã miền
núi thuộc huyện Mường Khương được chọn là vùng trọng điểm để phát triển các loại
cây ăn quả, tiềm năng phát triển cây ăn quả rất lớn. Song để thị trường chấp nhận và
có thương hiệu thực sự chưa được quan tâm chú ý, dẫn đến tình trạng hiệu quả sản
xuất chưa cao, đời sống của người nông dân thấp kém. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu. “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy

mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai” với mong muốn sẽ là cơ sở

10

để góp phần đánh giá đúng thực trạng, HQKT và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề
ra các giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm chuối hợp lý mang lại HQKT
cao hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô
tế bào trên cơ sở thực tiễn tại xã Bản Lầu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống
cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn xã Bản Lầu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT, nâng cao HQKT
sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô.
− Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất chuối nuôi cấy mô
tại địa bàn xã Bản Lầu năm 2011-1013.
− Phân tích tác động của một số yếu tố chính đến HQKT sản xuất chuối bằng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
− Đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm nâng cao HQKT sản xuất chuối
bằng phương pháp nuôi cấy mô tại địa bàn xã Bản Lầu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
− Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở và
làm quen dần với công việc thực tế.
− Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Bản Lầu xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất

cây chuối mô. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất cây chuối mô trên địa bàn
xã Bản Lầu và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. Tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung nhằm cải thiện
năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm để phát triển bền vững. Khai thác tốt tiềm
năng đất đai, lao động, tạo vùng nguyên liệu chuối hàng hóa, giải quyết việc làm cho

3
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 ĐVT Đơn vị tính
3 VA Giá trị gia tăng
4 GO/D Giá trị sản xuất trên mỗi 1 đơn vị diện tích
5 VA/D Giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích
6 GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
7 GO Tổng giá trị sản xuất
8 VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
9 MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
10 Pr/IC Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
11 Pr/TC Giá trị lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra
12 VA/GO
Giá trị sản xuất tích lũy được bao nhiêu giá trị gia tăng
13 GO/LĐ Tổng giá trị sản xuất trên tổng số ngày công lao động
14 VA/LĐ Giá trị gia tăng trên tổng số ngày lao động
15 KD Kinh doanh
16 KTCB Kiến thiết cơ bản
17 Pr Lợi nhuận
18 TB Trung bình
19 KHKT Khoa học kỹ thuật

20 UBND Ủy ban nhân dân
21 CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
22 HTX Hợp tác xã
23 NTM Nông thôn mới
24 GTNT Giao thông nông thôn
25 THPT Trung học phổ thông
26 THCS Trung học cơ sở
27 ĐB Đồng bằng
28 KTTT Kinh tế trang trại
29 IC Chi phí trung gian
30 TC Tổng chi phí
31 MI Thu nhập hỗn hợp (bao gồm cả lao động gia đình)






12

Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vị trí, vai trò của cây chuối mô trong sự phát triển kinh tế
1.1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây chuối nuôi cấy mô
Cây chuối nằm trong họ Musaceae, là một trong 8 họ thuộc bộ gừng
Zingiberales (trước kia gọi là Csitaminales).
Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, cao từ 3m đến 4m, sống lâu năm, thân cây tròn,
mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh, lá to, dài. Trái nằm trên buồng,
có từ 6-8 nải, mỗi nải khoảng 12 trái. Trái nhỏ, dài, mùi thơm. Khi chưa chín vỏ

màu xanh nhưng khi chín thì chuyển sang màu vàng. Quả chuối có vị ngọt, tính rất
lạnh (tính hàn), không độc [19]. Chuối là loại cây ăn trái rất được ưa chuông trên thế
giới. Ở một số quốc gia đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, trái
chuối là món ăn chính trong thực đơn của họ.
Ở châu Á nước xuất khẩu chuối nhiều nhất là Philippines, nước nhập khẩu
nhiều nhất là Nhật Bản. Hiện nay thị trường tiêu thụ chuối vẫn đang được mở rộng
như khu vực Bắc Đông Á, Trung Cận Đông và một số nước Tây Âu. Một số nước
trước đây nhập khẩu chuối từ Châu Mỹ thì nay đã bắt đầu chuyển sang nhập khẩu
chuối của Châu Á. Trong đó có những khách hàng rất quan tâm đến chuối của Việt
Nam và có thể mua với số lượng lớn.
Đối với người Việt Nam, từ xưa tới nay chuối mang lại nhiều lợi ích thiết thực
và rất gần gũi với cuộc sống, cây chuối được trồng rất phổ biến trong vườn của mỗi
người dân ở nông thôn. Quả chuối là một loại thức ăn quí cho người ở bất kể lứa tuổi
nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt. Củ chuối cũng ăn được.
Thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc. Lá chuối dùng để gói bánh. Hạt của giống
chuối hột được ngâm với rượu là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường Quả
chuối còn xanh chứa 10% tinh bột và 6,53% chất tanin. Chuối chín chứa rất nhiều chất
dinh dưỡng, trong 100g có :Carbohydrates 22.84 g. Đường 12.23 g. Xơ 2.6 g. Chất béo
0.33 g. Chất đạm 1.09 g. Vitamin A tương đương 3 µg. Thiamine (Vit. B1) 0.031
mg. Riboflavin (Vit. B2) 0.073 mg. Niacin (Vit. B3) 0.665 mg. Pantothenic acid (B5)
0.334 mg. Vitamin B6 0.367 mg. Folate (Vit. B9) 20 µg. Vitamin C 8.7 mg. Calcium 5
mg. Sắt 0.26 mg Magnesium 27 mg. Phosphorus 22 mg. Potassium 358 mg. Zinc 0.15
mg [22].


13

Bảng 1.1: Hàm lượng vitamin trong một số loại quả
Loại
quả

Caroten A (tiền
vitamin C)
Thiamin
(vitamin B1)
Riboflavin
(vitamin B2)
Axit ascobic
(vitamin C)
Chuối 0,24

0,05

0,06

10,00

Táo 0,05

0,03

0,07

5,00-8,00

cam 0,04-0,17

0,08

0,03-0,05


52,00-53,00

Cây chuối được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Theo số liệu của FAO
hàng năm toàn thế giới sản xuất trên 100 triệu tấn chuối tập trung chủ yếu ở các nước
đang phát triển (khoảng 98%) và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Khoảng 13
triệu tấn chuối được dành cho xuất khẩu mỗi năm.
Ở Việt Nam, Theo số liệu thống kê năm (2014), năm 2013 diện tích chuối của
cả nước là 122,6 nghìn ha, sản lượng xấp xỉ 1,8 triệu tấn. Xuất khẩu chuối của Việt
Nam hàng năm đạt trên 39 nghìn tấn. Các nước nhập khẩu chuối của Việt Nam là
Oxtraylia, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Đức, Mông Cổ, Niu Zilân, Mỹ Trong đó tập
trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Nga. Để có được lượng chuối quả xuất
khẩu cần phải chủ động về chất lượng, số lượng cây chuối giống cung cấp cho các
vùng chuyên canh. Công nghệ nuôi cấy mô tạo ra cây giống với những ưu điểm vượt
trội là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này:
− Giữ nguyên được đặc tính ưu trội của vật liệu nhân giống ban đầu
Từ những cây chuối tây giống gốc ban đầu được tuyển chọn với đặc tính không sâu
bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao làm vật liệu nhân giống. Nhân
giống cây chuối bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào về cơ bản là công nghệ nhân dòng
nên sẽ tạo ra quần thể cây giống đồng nhất về mặt di truyền (true-to-type) với số lượng
lớn, do đó các cây chuối giống được nhân giống từ cây giống gốc sẽ giữ nguyên được
tính trạng tốt.
− Sản phẩm cây chuối giống có độ đồng đều cao:
Nhân giống chuối tây bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào ngoài tạo ra cây
giống đồng nhất về mặt di truyền nó còn tạo ra một số lượng cây giống lớn có độ đồng
đều cao về kiểu hình. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho người sản xuất chuối quả vì cả
vườn chuối nuôi cấy mô sẽ cho thu hoạch quả vào cùng một thời điểm thuận lợi cho
việc bán chuối quả với số lượng lớn, giảm chi phí sản xuất phát sinh.



14

− Sản phẩm cây chuối giống sạch bệnh:
Nhân giống chuối bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào là một phương pháp hữu
hiệu để loại bỏ virus, nấm khuẩn ra khỏi cây giống trong quá trình nhân nên sẽ tạo
được sản phẩm cây chuôi giống hoàn toàn sạch bệnh . Các giống sạch bệnh tạo ra bằng
cấy mô thường tăng năng suất 15-39% so với giống gốc.
− Sản phẩm cây chuối giống nuôi cấy có thể cung cấp với số lượng lớn, không
phụ thuộc vào mùa vụ hay thời tiết.
Áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào sản xuất chuối giống trong một năm có
thể sản xuất được hàng triệu cây hoặc nhiều hơn nữa tùy thuộc vào quy mô sản xuất.
Ngoài ra, Công tác nhân giống được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và
nhà lưới nên không bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết và mùa vụ. Do đó, cây chuối
giống nuôi cấy mô có thể cung cấp với số lượng lớn trong một thời gian ngắn vào bất
cứ thời điểm nào trong năm.
− Quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (in vitro) cây chuối:




4-8 tuần



4 tuần




4-5 tháng





Giai đoạn 1: Tạo chồi
ban đầu (cấy khởi đầu)
Giai đoạn 2: Nhân chồi
in vitro (nhân nhanh)
Giai đoạn 3: Tái sinh
cây hoàn chỉnh (tạo rễ)
Giai đoạn 4: Ra ngôi
cây trong nhà lưới

15

1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cây chuối mô
Cây chuối mô là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn cho thu hoạch
sớm, thông thường chuối Từ khi trồng đến khi trổ hoa là 8 tháng đến 10 tháng. từ khi
trổ hoa đến khi thu hoạch là 80-95 ngày sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên đối với chuối
tiêu. thu hoạch khi chuối còn xanh, quả cứng đạt độ già 75-80%. Vì vậy, cây chuối mô
là loại cây trồng ngắn ngày giúp quay vòng vốn nhanh tính thích nghi rộng phù hợp
với nhiều loại đất trồng cũng như khí hậu. Là loại cây trồng giúp cải thiện vườn tạp,
năng suất cao (1 buồng có trên chục nải, mỗi buồng chuối nặng từ 25 – 40kg). Việc
bảo quản và vận chuyển đi xa dễ dàng, giá trị thu nhập cao (gấp 4 – 5 lần trồng lúa và
các cây hoa màu khác) và ít rủ ro hơn các cây trồng khác [19].
Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải,
nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước. Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất
pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Vườn trồng
chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 5-7.
Sản xuất trồng chuối tập trung trên quy mô lớn sẽ tạo được công ăn việc làm và lao động

trong vùng, nâng cao đời sống của các hộ gia đình, phân bố lại cơ cấu cây trồng.
Trên địa hình sườn đồi thấp và vườn có thể trồng được các loại cây nông lâm
nghiệp khác thay thế cây chuối mô. Do vậy, khi đánh giá HQKT của cây chuối mô
phải so sánh được nó cao hay thấp so với HQKT của các cây trồng đó với sản xuất cây
chuối mô [14].
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT
1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về HQKT
Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý
quan tâm hàng đầu.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình sản
xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ
ra càng ít và kết quả mang lại càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiệu quả kinh tế càng
cao và ngược lại [2].
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêm ngặt
chế độ hoạch toán kinh tế, đảm bảo lấy doanh thu bù đắp được chi phí và có lãi đòi hỏi
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải có hiệu quả cao để doanh nghiệp có

4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10
1.2.1. Mục tiêu chung 10
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 10
1.3. Ý nghĩa của đề tài 10
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 10
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 10
1.4. Đóng góp mới của đề tài 11
1.5. Bố cục của khóa luận 11
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12

1.1. Cơ sở lý luận 12
1.1.1. Vị trí, vai trò của cây chuối mô trong sự phát triển kinh tế 12
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT 15
1.2. Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới 20
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam 23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô 26
1.3.1. Nhân tố tự nhiên 26
1.3.2. Nhân tố về kinh tế tổ chức 27
1.3.3. Nhân tố kinh tế - xã hội 27
1.3.4. Nhân tố kỹ thuật 30
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

17

+ Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần túy (kết quả sản xuất
kinh doanh trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh
khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết
quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất như nhau [3]. Tuy nhiên nếu tập trung vào
các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí thì lại chưa toàn diện, nó là số
tương đối và chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động ảnh hưởng của các yếu tố
nguồn lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên là như nhau, nhưng ở những không
gian, thời gian và điều kiện khác nhau thì sự tác động của các nguồn lực tự nhiên là
khác nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không giống nhau [4].
Với quan điểm coi HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì
cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi
phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí có sẵn khác nhau thì hiệu quả
của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau [2].
Vì vậy, khi xem xét HQKT chũng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để có
cái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà môi trường sinh thái đang bị tác động một cách thô
bạo, nhiều thiên tai nghiêm trọng vẫn thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới. Thì hiệu
quả không đơn thuần là HQKT, mà nó phải thỏa mãn các vấn đề về tiết kiệm thời gian,
tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích trong xã hội và phải bảo vệ môi trường sinh
thái. Nghĩa là tính hiệu quả phải hài hòa các lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường sinh
thái đảm bảo bền vững [2].
− Như vậy khái niệm về HQKT có thể hiểu như sau:
“Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa kết quả
sản và chi phí. Mối quan hệ ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện
cho kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác yếu tố đầu tư, các nguồn tự
nhiên và phương thức quản lý” [1].
1.1.2.2. Một số loại hiệu quả cơ bản
Hiệu quả được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, nó được hiểu trên nhiều góc độ
và lĩnh vực khác nhau. Khi nói đến hiệu quả thấy rằng hoạt động đó đạt kết quả tốt,
tiết kiệm nguồn lực, được nhiều người chấp nhận [8].
+ HQKT là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Phản ánh sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra nhằm

18

thoả mãn nhu cầu của thị trường, với chi phí nguồn lực bỏ ra thấp và đạt mục tiêu sống
còn của cơ sở sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.
+ HQKT xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà
chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được
những kết quả đó. HQKT biểu thị mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp
ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [4]. Do vậy,
HQKT - xã hội phản ánh một cách tổng quát dưới góc độ xã hội.
+ Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các lợi ích
xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó kích thích phát
triển sản xuất có HQKT cao. Nhờ phát triển sản xuất mà xã hội ngày càng nâng cao

được mức sống của người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất
nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm
việc, trình độ xã hội cũng đều được nâng lên [6].
+ HQKT là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi
mô nói riêng. Hiệu quả nói một cách khái quát nghĩa là không lãng phí.
+ Hiệu quả phát triển phản ánh sự phát triển của các tế bào kinh tế, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, các khu vực, vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế.
+ Sự phát triển này là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: đời sống vật chất,
đời sống tinh thần, trình độ dân trí, môi trường sống, Do kết quả phát triển sản xuất
và nâng cao HQKT mang lại.
+ Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy HQKT luôn là trọng tâm và quyết
định nhất. Và HQKT chỉ được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện đầy đủ nhất khi
có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu quả của việc bảo vệ, giữ gìn môi
trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu quả phát triển [1].
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT
* Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu về HQKT
− Phải đảm bảo tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ tiêu và phương
pháp xác định tính toán.
− Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát chỉ tiêu
bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
− Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của sản xuất cây chuối mô. Xét về mặt
nội dung HQKT có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, nó so sánh

19

giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả kinh tế phản ánh hoạt động cuối
cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn HQKT là tỷ số chênh lệch giữa kết quả
quá trình sản xuất và chi phí bỏ ra để có kết quả đó (là mối quan hệ so sánh giữ kết quả
và chi phí của nền sản xuất).
* Chỉ tiêu tổng quát phản ánh HQKT

H=Q – K H = Q/K
H =

Q/

K H = K/Q
H =

Q -

K H =

K/

Q
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế;
Q: Kết quả sản xuất thu được;
K: Chi phí nguồn lực;
Q: Phần tăng lên của kết quả;

K: Phần tăng lên của chi phí.
Chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vật, hoặc tính theo giá trị (tiền).
Vấn đề cần thống nhất cách xác định Q và K để tính toán HQKT.
+ Q

có thể biểu hiện là:
Tổng giá trị sản xuất (GO); Tổng giá trị gia tăng (VA)
;
Thu nhập hỗn hợp (MI); Lợi nhuận (Pr)

;
Phần tăng lên của kết quả (

Q).

+ K

có thể biểu hiện là:
Tổng chi phí sản xuất (TC); Chi phí cố định (FC)
;
Chi
phí biến đổi (VC); Chi phí trung gian (IC); Chi phí lao động (LĐ); Phần tăng lên của
chi phí (

K).

Phương pháp xác định kết quả sản xuất (Q) và chi phí sản xuất (K) nêu trên là
chung nhất, từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và ở những điều kiện cụ thể nhất định
vận dụng cho thích hợp. Đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh là việc làm hết
sức phức tạp, vì vậy để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện thì ngoài
những chỉ tiêu trên, cần quan tâm đến một số chỉ tiêu khác như:

Năng suất đất đai: N đất đai = GO(N)/D(CT)
Trong đó:
+ GO(N) : Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
+ D(CT) : Diện tích đất canh tác sử dụng trong ngành trồng trọt
Trong quá trình đánh giá, phân tích không chỉ đơn thuần phân tích, đánh giá
HQKT mà phải chú ý đến hiệu quả xã hội,… Đồng thời phải chú ý đến hiệu quả môi

20


trường sinh thái như giảm gây ô nhiễm môi trường, phủ xanh đất trống, bảo vệ nguồn
nước v.v…Trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới
Chuối không những là loại quả được ưa chuộng trên thế giới mà còn là mặt
hàng có đóng góp lớn vào thương mại quốc tế.
Chuối được trồng ở những vùng nhiệt đới. Nguồn cung chuối toàn cầu có thể
chia làm 3 khu vực chính là Mỹ Latinh (Ecuador, Brazil, Colombia…), châu Phi
(Cameroon, Bờ Biển Ngà…) và châu Á (Philippines). Mặc dù các thị trường nhập
khẩu chuối ngày một đa dạng, các nhà xuất khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào các thị
trường tiêu thụ chính là Bắc Mỹ, châu Âu và một vài nước châu Á.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối một số quốc gia năm 2012
Chỉ tiêu Trung Quốc

Thái Lan

Việt Nam

Thế giới

Diện tích (1000ha) 412,80

136,00

122,60

4.953,30

Năng suất (tấn/ha) 26,27


12,13

16,48

20,59

Sản lượng
(1.000.000tấn)
10,85

1,65

1,80

101,99

Nguồn: FAOSTAT (2014), Số liệu thống kê năm 2012.
Chuối là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở trên thế giới, theo thống kê của tổ
chức lương thực thế giới thì diện tích trồng chuối trên thế giới đạt gần 5 triệu ha với
sản lượng đạt gần 102 triệu tấn, năng suất bình quân là 20,59 tấn/ha. Cây chuối phát
triển nhanh trong những năm gần đây vì chuối là loại cây ăn quả cho khối lượng sản
phẩm lớn, giá trị dinh dưỡng cao do thành phần dinh dưỡng trong chuối dễ hấp thu,
nhu cầu và thói quen sử dụng chuối làm lương thực chủ yếu của các nước châu Á,
châu Phi tăng. Cây chuối phát triển nhanh ở các quốc gia nhiệt đới và các quốc gia
châu Á. Nước có sản lượng đứng đầu là Ấn Độ (15,9 triệu tấn), tiếp đến là Brazil
(10,97 triệu tấn), Trung Quốc (10,85 triệu tấn), Philippines (10,5 triệu tấn), Equador
(10,35 triệu tấn), Indonexia (8,75 triệu tấn) và Việt Nam (1,8 triệu tấn).
Xuất khẩu chuối trên thế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển, chỉ riêng
các nước mỹ Latinh và vùng Caribe cung cấp khoảng 70% tổng số chuối xuất khẩu


5
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 33
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 34
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 34
2.4.3. Phương pháp phân tích 38
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất cây chuối mô 39
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của sản xuất 39
2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ 39
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Bản Lầu 42
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Bản Lầu 47
3.2.1. Điều kiện kinh tế lao động của xã Bản Lầu 47
3.2.2. Văn hoá – xã hội – Môi trường 50
3.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Bản Lầu 52
3.3. Thực trạng sản xuất chuối mô tại xã Bản Lầu 56
3.3.1. Các thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 56
3.3.2. Hiện trạng sản xuất 57
3.4. Đánh giá hiệu quả của cây chuối mô theo kết quả điều tra 62
3.4.1. Tình hình đầu tư trong sản xuất cây chuối mô của xã 62

22




− Sơ đồ kênh tiêu thụ chuối của Ecuador

− Chuỗi giá trị ngành chuối Ecuador
Các nhãn hiệu chuối nổi tiếng thế giới có thể kể đến Dole, Bonita, Golden Force
Các công ty này có cả một quy trình quản lý chất lượng chuối, từ khâu sản xuất đến
đóng gói và xuất khẩu.
Tại các đồn điền trồng chuối luôn có một đội ngũ chuyên viên kiểm soát về kỹ
thuật và chất lượng: từ độ ẩm, nhiệt độ đất trồng, phân bón, đến kiểm soát chất lượng
thu hoạch. Chuối thu hoạch được đem rửa sạch, hong khô và dán nhãn, đóng gói. Từng
khâu này đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.
Chuối xuất khẩu phải đảm bảo tính cảm quan và thẩm mỹ. Chuối phải đều quả,
vỏ chuối phải được đảm bảo không sứt sẹo, không bị thâm, đồng thời phải đảm bảo
không có bất kỳ dấu vết của loại côn trùng nào. Các nhà xuất khẩu cũng phải tính toán

23

thời gian thu hoạch sao cho những nải chuối phải đảm bảo độ tươi ngon cho đến khi
chúng đến được các kệ hàng siêu thị các nước châu Âu.

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của chuối với
nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự Các
giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có
những giá trị sử dụng rất khác nhau. Ở Việt Nam, chuối cũng là loại trái cây có diện
tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt
Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối
lại không tập trung. Với đặc điểm là cây ăn quả ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn
diện tích nên chuối được trồng như một loại cây tận dụng đất trong các vườn cây ăn
quả của các hộ gia đình. Hiện nay một số vùng Bắc Trung Bộ & Duyên Hải Miền

Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long diện tích chuối từ 33,1 đến 39,6 nghìn ha, thì
các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ lại chỉ có diện tích là 4,8 đến 10,6 ha. Năng
suất của các vùng cũng có sự chênh lệch lớn ví dụ như Đ.B Sông Hồng là 25,77 tấn/ha
trong khi đó thì Trung Du & Miền Núi Phía Bắc chỉ đạt 13,51 tấn/ha, chênh lệch 12,26 tấn.
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối nước ta phân theo địa phương
năm 2012
Chỉ tiêu
Vùng
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
Cả nước 122,60

16,48

1.796,40

ĐB Sông Hồng 17,80

25,77

422.70

Trung Du & Miền Núi Phía
Bắc
16,70


13,51

202.60

Bắc Trung Bộ & Duyên Hải
Miền Trung
33,10

15,06

420.10

Tây Nguyên 4,80

19,14

84.20

Đông Nam Bộ 10,60

15,03

150.30

ĐB Sông Cửu Long 39,60

14,63

516.50


Nguồn: Tổng cục thống kê (2014), số liệu trồng trọt theo năm 2012.
Từ năm 2011 tới nay diện tích chuối trên cả nước không ngừng tăng lên, cụ thể
là năm 2012 diện tích chuối cả nước là 122,6 nghìn ha, sản lượng đạt 1.796,4 nghìn

24

tấn, năng suất bình quân là 16,48 tấn/ha cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu chuối cho thị
trường trong nước, khu vực Trung Du & Miền Núi Phía Bắc trước đây không mấy
được quan tâm và phát triển trồng chuối thì hiện nay đã và đang được mở rộng về diện
tích, tuy năng suất vẫn thuộc hàng thấp nhất cả nước nhưng sản xuất đã có quy mô và
quy hoạch hợp lý và khoa học đối với từng loại cây trồng. Khu vực ĐB. Sông Hồng là
vùng có diện tích đứng thứ 3 nhưng là vùng có năng suất cao nhất, cao hơn cả năng
suất trung bình chung của cả nước, vì đây là nơi có đất đai màu mỡ phù hợp với điều
kiện sinh trưởng và phát triển của cây chuối, là vùng lý tưởng để phát triển phát triển
cây chuối. Song diện tích đất có hạn vì thế cần tập trung mở rộng vùng trồng chuối cho
các vùng lân cận như Trung Du & Miền Núi Phía Bắc.
Công tác chế biến chuối còn nhiều hạn chế tổng công suất các nhà máy chế biến
hiện nay đạt khoảng 300 nghìn tấn mỗi năm nhưng các sản phẩm ăn quả nói chung và
cây chuối nói riêng được đưa vào chế biến rất ít, sản phẩm chủ yếu là sấy khô. Bao bì
nhãn mác kém tính cạnh tranh, khối lượng chuối suất khẩu khoảng hơn 100 nghìn
tấn/năm. Chuối của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu âu như Nga, Hà
Lan, Đức, New Zealand và gần đây là Mỹ và Nhật Bản. Các nước đối thủ cạnh tranh
của Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ và Philipines, tuy nhiên quy mô sản xuất của
Việt Nam nhỏ lẻ, không áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ nên sản phẩm không đồng
đều và chất lượng gây hạn chế cho suất khẩu.
Trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các nhà vườn đến nơi tiêu thụ thiếu sự
cẩn trọng nên chuối không thể giữ nguyên được hình thức bên ngoài của chuối và cũng
chưa có biện pháp bảo quản thích hợp. Vì thế, ngay ở thị trường trong nước, chuối
Việt Nam còn khó có thể cạnh tranh được với chuối nhập ngoại. Vấn đề đặt ra là cần
phải có kế hoạch đưa chuối vào chế biến, đa dạng sản phẩm chuối và tăng cường suất

khẩu để tiêu thụ chuối cho người dân đặc biệt là miền núi nơi có điều kiện kinh tế khó
khăn. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chọn tạo giống, sản xuất và chế biến để tạo
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của
Việt Nam, tuy nhiên ngành chuối Việt Nam cần phải quy hoạch lại diện tích, quy mô,
xây dựng chuỗi giá trị và đầu tư nghiên cứu phát triển các giống chuối quí mới có cơ
hội tìm chỗ đứng trên thị trường chuối toàn cầu.



25




Bảng 1.4: Tình hình phát triển chuối nước ta qua các năm 2011-2013
Tình hình sản xuất
Năm
2012

2011

2010

Diện tích thu hoạch (1000ha) 115,16

99,50

99,65

Năng suất (tấn/ha) 15,60


15,31

14,95

Sản lượng (1.000.000 tấn) 1.796,40

1.523,28

1.489,74

Nguồn: FAOSTAT (2014), Số liệu thống kê năm 2012.
• Tiêu thụ chuối
Về tiêu thụ chuối ở Việt Nam chủ yếu ở dạng ăn tươi do người sản xuất tự lo
liệu. Không có những hợp đồng giữa người sản xuất với người tiêu thụ hay sản xuất
theo kiểu liên doanh, liên kết. Tiêu thụ dưới dạng quả tươi là chủ yếu, các sản phẩm
chế biến rất ít, bao gồm chuối sấy, kẹo chuối, bánh chuối v.v và các sản phẩm chế
biến cũng chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, một phần rất nhỏ được xuất khẩu sang
Hàn Quốc, Ucraina, Belarut thông qua các thương lái tư nhân. đây là một cản trở lớn
khi hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn do không có một tổ
chức nhà nước hay cá nhân nào đứng ra lo liệu đầu ra cho sản phẩm.
Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, giá trị chuối Việt Nam xuất khẩu bất ngờ tăng
mạnh sức hút vào thị trường Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước Đông
Âu. Thậm chí, giá chuối thu mua tại vườn tăng hơn 20% mà vẫn không đủ hàng để
xuất khẩu.Hiện tại thị trường chuối tại Trung Quốc luôn sẵn sàng thu mua hơn 20-30
tấn/ngày, Nhật Bản cần khoảng 15-20 tấn/ngày và Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Có thể thấy, trước mắt, Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp thích hợp
để đáp ứng đủ các thị trường trong khu vực. Đây cũng là cánh cửa giúp sản phẩm
chuối Việt Nam đến được với thị trường thế giới và gia nhập vào “đế chế” chuối chiếm
tới 80% thị phần toàn cầu.

Cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, giá chuối chịu tác động lớn của
tính mùa vụ. Vì vậy, giá chuối thường có biên độ biến động lớn. Đáng chú ý, giá chuối

×