Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.62 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN TIẾN DŨNG


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SƠ CHẾ
VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU ĐỊA LIỀN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm
Khoa : CNSH & CNTP
Lớp : 42 - CNTP
Khoá học : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn :1.TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2.KS. Phạm Thu Phương




Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại Viện Cơ Điện Nông Nghiệp
và Công Nghệ Sau Thu Hoạch Hà Nội, để hoàn thành được đợt thực tập tốt
nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận
tình của các thầy cô trong khoa CNSH & CNTP cùng toàn thể các cô chú, anh
chị cán bộ trong Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch
Hà Nội
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Minh Nguyệt –
làm việc tại Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch Hà
Nội, Cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ trong Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và
Công Nghệ Sau Thu Hoạch Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thu Phương - Giảng viên khoa
CNSH & CNTP, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo
và giúp đỡ tôi làm khóa luận này.
Đồng cảm ơn các thầy cô trong khoa CNSH & CNTP, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập ở đó.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình tôi và các bạn bè của tôi đã giúp đỡ và
động viên tôi rất nhiều những lúc tôi gặp khó khăn.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp của tôi
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các quý thầy cô trong khoa
CNSH & CNTP Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thông cảm và đóng
góp ý kiến giúp cho báo cáo tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên
MỤC LỤC



Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2.Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu 2
1.4. Ý nghĩa khoa học 2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2. Tổng quan chung về tình hình tiêu thụ dược liệu tại việt nam 3
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu 3
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi chất lượng dược liệu trong
quá trình sơ chế và bảo quản 3
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo
quản dược liệu trong nước và trên thế giới 5
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản dược
liệu thế giới 5
2.3.2.Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản dược
liệu trong nước. 11
2.4. Phương pháp bảo quản dược liệu bằng hút chân không 19
2.5. Màng Polyvinylclorua (PVC) 19
2.5.1. Giới thiệu 19
2.5.2.Tính chất của PVC. 19
2.5.3.Ưu điểm khi sử dụng làm màng bảo quản dược liệu. 20
2.6. Giới thiệu về cây địa liền 20
2.6.1 Tên gọi: 20
2.6.2. Hình thái 20
2.6.3 Phân bố 21
2.6.4. Đặc điểm của dược liệu. 22
2.6.5. Khái niệm chung về Ethyl p-methoxy cinnamate trong địa liền 23
2.7. Kỹ thuật sơ chế và bảo quản Địa liền hiện nay 24

2.8. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩn Địa liền 24
2.9. Phương pháp bảo quản dược liệu bằng bao gói, hút chân không 24
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG – VẬT LIỆU – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.3.1. Nghiên cứu sơ chế và xử lý nguyên liệu tiền sấy cho dược liệu địa liền
26
3.3.2. Nghiên cứu công nghệ sấy cho dược liệu địa liền. 26
3.4. Theo dõi khối lượng và đánh giá chất lượng cảm quan mẫu sản phẩm
địa liền trong quá trình bảo quản. 26
3.5. Đánh giá hàm lượng Ethyl p-methoxy cinamat (EPMC) tồn dư trong
địa liền 26
3.5. Xây dựng quy trình công nghệ sơ chế, xử lý và bảo quản sản phẩm
dược liệu địa liền 26
3.6. Phương pháp nghiên cứu 26
3.6.1 Phương pháp thu nhận và xử lý nguyên liệu địa liền tiền sấy 27
3.6.2. phương pháp bao gói và bảo quản 30
3.7. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 31
3.7.1. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sơ chế (rửa và thái lát) địa liền 31
3.7.2. Đánh giá ảnh hưởng của các mức nhiệt độ sấy khác nhau tới giá trị
cảm quan của địa liền trong chế độ sấy hồng ngoại 31
3.7.3. Đánh giá ảnh hưởng của các mức nhiệt độ sấy khác nhau tới giá trị
cảm quan của địa liền trong chế độ sấy đối lưu 31
3.7.4. Phương pháp đánh giá cảm quan bằng phép thử cho điểm 32
3.7.5. Xác định hàm lượng Ethyl p-methoxy cinamat (EPMC) tồn dư
trong địa liền bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)[3] . 34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Đặc tính nguyên liệu ban đầu 38

4.2. Ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hiệu xuất thu hồi sản phẩm địa liền . 38
4.3. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đến chất lượng địa liền 40
4.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp sấy hồng ngoại đến chất lượng của địa liền
40
4.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đối lưu đến chất lượng dược liệu
địa liền 43
4.3.3. Phân tích đánh giá lựa chọn phương pháp sấy cho dược liệu địa liền
46
4.4. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản đến chất lượng dược liệu địa liền 47
4.5. Xây dựng quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền . 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần tinh dầu địa liền ở Hưng Yên-Việt Nam 22
Bảng 3.1: các thiết bị thì nghiệm sử dụng cho đề tài 25
Bảng 3.2: Hệ số trọng lượng của dược liệu địa liền được đánh giá như sau: 32
Bảng 3.3. Thang điểm đánh giá cảm quan 33
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc diện tích pik vào nồng độ EPMC 35
Bảng 4.1. Chất lượng của nguyên liệu địa liền sau thu hoạch 38
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hiệu xuất thu hồi sản phẩm
địa liền 39
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan
địa liền 41
Bẳng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ sấy đến tỷ lệ tổn thất sau sấy của địa liền 42
Bảng 4.5. ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan
địa liền 44

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ sấy đối lưu đến tỷ lệ hao hụt sau sấy của
địa liền 45
Bảng 4.7: Phân tích đánh giá lựa chọn phương pháp sấy cho dược liệu địa
liền 46
Bảng 4.8. Bảng theo dõi chất lượng của địa liền sau 3 tháng bảo quản trong
điều kiện bao gói chân không 47



DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: cấu trúc hóa học của phân tử Ethyl p-methoxy cinnamate 23

Hình 3.1. Sơ đồ xử lý nguyên liệu tiền sấy 27

Hình 3.2: Sơ đồ bao gói và bảo quản dược liệu địa liền 30

Hình 3.3. Sắc ký đồ HPLC mẫu EPMC chuẩn 36

Hình 3.4. Đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc diện tích pik vào nồng độ
EPMC 36

Hình 4.1: khối lượng địa liền qua các công đoạn sơ chế 39

Hình 4.2: Ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến hoạt tính EPMC
trong mẫu địa liền. 40

Hình 4.3: Ảnh hưởng của chế độ sấy đến tỷ lệ tổn thất sau sấy của địa liền 43


Hình 4.4: Ảnh hưởng của chế độ sấy đối lưu đến hoạt tính EPMC

của địa
liền 43

Hình 4.5: Ảnh hưởng của chế độ sấy đối lưu đến tỷ lệ hao hụt sau sấy 45

của địa liền 46

Hình 4.6: Quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền…… 48


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều người tiêu dùng và các nhà
khoa học quan tâm. Người ta muốn hướng tới những sản phẩm tự nhiên có giá
trị cao, có lợi cho sức khỏe, đưa con người gần gũi với thiên nhiên. Những
thành công trong nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực y dược đã khám phá ra
những tác dụng kì diệu của nhiều loại cỏ cây – dược liệu trong việc chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe con người. Đây chính là lý do để thuốc từ dược liệu đang
ngày càng được coi trọng và sử dụng nhiều.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên
có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, cùng với đó là một
nguồn dược liệu từ thiên nhiên rất phong phú, trong đó có các dược liệu: Cúc
hoa, hoài sơn và địa liền. Cả ba dược liệu này đều là những dược liệu đang có
nhu cầu lớn, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, cần được nghiên cứu hoàn thiện

công nghệ sơ chế và bảo quản.
Một vấn đề nữa cần quan tâm đó là tình trạng dược liệu giả, trộn hóa
chất độc hại, chiết xuất mất hoạt chất xảy ra tràn lan, ảnh hưởng đến hiệu
quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Công bố của Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh của
nhà nước tại hội thảo cho thấy tính mạng của người bệnh đang bị xem thường.
Theo đó, qua kiểm nghiệm gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% chưa đạt
chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, giả mạo,
thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại

2
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu một quy trình sơ chế và
xử lý dược liệu một cách bài bản và khoa học, nhằm đảm bảo chất lượng và
giá trị thương phẩm của dược liệu, tăng khả năng cạnh tranh của dược liệu
trong nước là việc rất cần thiết. Được sự đồng ý của Phòng nghiên cứu công
nghệ và thiết bị bảo quản nông sản - Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ
sau thu hoạch với sự hướng dẫn của TS. Phạm Minh Nguyệt, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu được quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản phù hợp với
dược liệu địa liền, giữ được chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản
1.3. Yêu cầu
- Xác định được công nghệ sơ chế và xử lý nguyên liệu tiền sấy cho
dược liệu địa liền
- Xác định được công nghệ sấy phù hợp với đặc tính của dược liệu địa liền
- Xác định được phương pháp quản sản phẩm dược liệu địa liền
1.4. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản dược liệu địa
liền qua các phương pháp sơ chế, sấy và bảo quản. Từ đó rút ra kinh nghiệm
để tiếp tục cho các nghiên cứu sau này

- Hiểu biết sâu hơn về quá trình bảo quản dược liệu địa liền,nắm bắt tốt
hơn quy sơ chế tiền sấy và sấy
1.5. Ý nghĩa thực tiễn
-Sau khi đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sơ chế và bảo
quản dược liệu địa liền. Quy trình sẽ được áp dụng rộng rãi tại các địa
phương, doanh nghiệp sơ chế và sản xuất dược liệu địa liền. Từ đó nâng cao
chất lượng cho dược liệu địa liền, tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho ngành y
và 1 số ngành liên quan.
MỤC LỤC


Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2.Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu 2
1.4. Ý nghĩa khoa học 2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2. Tổng quan chung về tình hình tiêu thụ dược liệu tại việt nam 3
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu 3
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi chất lượng dược liệu trong
quá trình sơ chế và bảo quản 3
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo
quản dược liệu trong nước và trên thế giới 5
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản dược
liệu thế giới 5
2.3.2.Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản dược
liệu trong nước. 11
2.4. Phương pháp bảo quản dược liệu bằng hút chân không 19
2.5. Màng Polyvinylclorua (PVC) 19

2.5.1. Giới thiệu 19
2.5.2.Tính chất của PVC. 19
2.5.3.Ưu điểm khi sử dụng làm màng bảo quản dược liệu. 20
2.6. Giới thiệu về cây địa liền 20
2.6.1 Tên gọi: 20
2.6.2. Hình thái 20
2.6.3 Phân bố 21
2.6.4. Đặc điểm của dược liệu. 22
2.6.5. Khái niệm chung về Ethyl p-methoxy cinnamate trong địa liền 23
2.7. Kỹ thuật sơ chế và bảo quản Địa liền hiện nay 24

4
nhân gây nên hư hỏng và chóng bị phân huỷ dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc
và mùi vị của sản phẩm
2.2.2. Biến đổi về sinh hoá: thường xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình sấy
với sự hoạt động mạnh mẽ của các hệ enzym nhất là các enzym oxy hoá khử
gây biến đổi xấu đến chất lượng của vật liệu sấy. Trong giai đoạn sấy chính
sự hoạt động của enzym giảm theo xu hướng độ ẩm vật liệu giảm. Giai đoạn
sau sấy một số enzym nhất là enzym oxy hoá khử không bị hoàn toàn đình chỉ
mà còn tiếp tục hoạt động yếu trong thời gian bảo quản và tới một giai đoạn
có thể phục hồi khả năng hoạt động. Trong thực tế cho thấy nếu các enzym
không mất hoạt tính do xử lý sơ bộ hoặc do tác dụng của nhiệt độ trong quá
trình sấy và bảo quản có thể dẫn đến sự tạo màu do hoạt động của enzym
polyphenoloxidaza gây ra sự sẫm màu hoặc thuỷ phân lipid làm giảm chất
lượng của sản phẩm.
2.2.3. Biến đổi về hoạt độ nước và sự phát triển của vi sinh vật: bào tử vi sinh
vật hầu như không bị tiêu diệt trong quá trình sấy. Hoạt độ nước (a
w
) có tác
động trực tiếp đến sư hoạt động của các hệ vi sinh vật, trong đó mỗi loại vi

sinh vật có một giá trị a
w
thấp nhất mà nếu dưới đó thì chúng không phát triển
lâu dài được. Chỉ số họat độ nước có thể dự đoán được các loại vi sinh vật có
khả năng phát triển hoặc không phát triển ở giá trị a
w
nhất định
2.2.4. Biến đổi về vật lý: Tạo cho sản phẩm bị cong vênh, nứt nẻ, biến cứng bề
mặt khi tốc độ sấy cao, sự đông tụ protein ở nhiệt độ sấy > 60
0
C, sự biến tính
của tinh bột khi nhiệt độ > 80
0
C, những biến đổi này dẫn đến sự thay đổi cấu
trúc của sản phẩm, giảm khả năng hoàn nguyên khi ngấm nước.
2.2.5. Biến đổi về hoá học: Phản ứng tạo màu không do enzym như phản ứng
caramen hoá và phản ứng melanoid. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng tạo
màu không do enzym như độ ẩm, nhiệt độ, độ pH, xảy ra ở nhiệt độ 80 -
90°C. Phản ứng oxy hóa lipit với loại giàu chất béo trong và sau quá trình sấy
dễ bị ôi khét, tạo nên vị lạ.

5
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo
quản dược liệu trong nước và trên thế giới
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản dược
liệu thế giới
2.3.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ sấy dược liệu
Theo nghiên cứu của M. Fatouh và các công sự [27] sử dụng Sấy bơm
nhiệt (HPD) có kết hợp hồng ngoại bức xạ (FIR) để sấy cho một số dược liệu
là đu đủ thái lát, galingale và củ sả, kết quả thực nghiệm cho thấy: ở chế độ

sấy 55
0
C phương pháp sấy kết hợp HPD - FIR cho chất lượng sản phẩm có
chất lượng cảm quan tốt, độ ẩm sản phẩm đồng đều, thời gian sấy giảm. Cụ
thể với đu đủ thái lát đã giảm thời gian sấy so với sấy bơm nhiệt không kết
hợp với hồng ngoại tối đa 4 giờ, năng lượng tiêu thụ SEC = 4,91 MJ/kg H
2
O,
hệ số bơm nhiệt là 3,56.
Nghiên cứu của Kirsti Pääkkönen được thực hiện bằng sấy bơm nhiêt
kết hợp hồng ngoại trên máy sấy quay được tiến hành với các dược liệu là lá
bạch dương (Betula spp.), rosebaywillowherb (Epilobium angustifolium), bồ
công anh (Taraxacum spp), củ cải đỏ thái lát (Beta vulgaris) và cà rốt
(Daucus carota). Trong thực nghiệm này nhiệt độ và độ ẩm của không khí
sấy và chi phí năng lượng tiêu thụ được ghi nhận. Các thông số chất lượng
sản phẩm là hàm lượng nước, màu sắc và khả năng bù nước. Kết quả đánh giá
chung đều cho thấy chi phí năng lượng giảm so với sấy cùng phương pháp ở
chế độ buồng sấy tĩnh. Các chỉ tiêu chất luợng chỉ so với sấy tĩnh chỉ phụ
thuộc vào tốc độ thùng quay do khả năng bị vụn nát và khả năng hấp thụ hồng
ngoại bức xạ.
Rahman, M. S. and Perera [16] đã tổng hợp từ trên 100 công trình
nghiên cứu về công nghệ HPD trên thế giới. Trong đó, hầu hết các công trình
tập trung khai thác nhằm phát triển hai ưu điểm nổi bật của HPD là: Tính cải

6
thiện chất lượng sản phẩm nhờ cơ chế sấy nhiệt độ thấp (với giải nhiệt độ từ
10 -60
0
C); Tính hiệu quả về chi phí năng lượng nhờ tận dụng triệt để nguồn
nhiệt từ quá trình ngưng tụ và bay hơi của hệ thống máy lạnh hai chiều. Kết

quả tổng hợp đánh giá so sánh phương pháp HPD với hai phương pháp sấy
khác (sấy khí nóng và sấy chân không) về hiệu quả năng lưọng cho thấy HPD
có hệ số SMER (kg H
2
O/kWh) cao từ 1- 4 kgH
2
O/kWh, trong khi sấy nhiệt
đối lưu là 0,12 - 1,28 kgH
2
O/kWh và sấy chân không là 0,72 - 1,2
kgH
2
O/kWh. Về tính cải thiện chất lượng sản phẩm đã được M.Fatouh và các
đồng nghiệp (2005) nghiên cứu với các loại dược liệu là cây mùi tây, cây bạc
hà, cây cẩm quỳ và ở chế độ sấy 55
0
C; Tương tự nghiên cứu của Warunee Tia
và các đồng nghiệp (2000) với các loại dược liệu là mầm đậu, bắp cải, chuối
ở chế độ sấy 52
0
C, Kết luận của hai nghiên cứu này cho thấy chất lượng cảm
quan tốt, đặc biệt tính giữ màu và mùi tự nhiên của sản phẩm.
Theo nghiên cứu của Kathiravan Krishnamurthy và các cộng sự [23] đã
tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu ứng của bức xạ hồng ngoại ngoài tác
dụng hấp thụ ẩm được ứng dụng trong công nghệ sấy, công nghệ này còn có
tác dụng bất hoạt sự hoạt động của enzyme và các mầm bệnh (vi khuẩn, bào
tử, nấm men, nấm mốc ):
2.3.1.2. Tác dụng bất hoạt enzym của bức xạ hồng ngoại:
Bức xạ hồng ngoại được sử dụng hiệu quả trong quá trình bất hoạt
enzym. Enzym Lipooxygenase - một enzym làm giảm chất lượng trong đậu

tương, sau khi xử lí hồng ngoại đã bị bất hoạt tới 95,5% (Kouzeh và cộng sự
1982). Các phản ứng enzym liên quan đến enzym lipases và amylases α đã bị
hạn chế bởi bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ lớn 30 - 40
0
C (Kohashi và cộng sự
1993; Rosenthal và cộng sự 1996; Sawai và cộng sự. 2003). Chiếu hồng
ngoại trong 6 phút giảm 60% hoạt lực enzym lipase trong khi xử lí nhiệt cho
kết quả ở 70%.

7
2.3.1.3. Tác động bất hoạt các mầm bệnh cúa bức xạ hồng ngoại
Bức xạ hồng ngoại có thể được sử dụng để vô hiệu hóa vi khuẩn, bào tử,
nấm men, và nấm mốc trong cả nguyên liệu lỏng và rắn. Cơ chế bất hoạt của
vi sinh vật bằng bức xạ hồng ngoại cũng giống như của bức xạ cực tím (phá
hủy ADN) và vi sóng (cảm ứng nhiệt) thêm vào đó là tác động nhiệt.có thể
phá hủy AND, ARN, Ribosom, vỏ tế bào và protein trong vi khuẩn. (Sawai và
cộng sự .1995 Hamanaka và cộng sự. 2000). Một quan sát khi xử lí hồng
ngoại các tế bào S. aureus đã nhận thấy rằng các tế bào bị phá hủy thành tế
bào, co rút tế bào chất, rò rỉ chất nguyên sinh và tan rã mesosome.
Tác động diệt khuẩn của bức xạ hồng ngoại phụ thuộc vào các yếu tố:
mức năng lượng hồng ngoại, nhiệt độ của thực phẩm, bước sóng, loại vi sinh
vật, độ dày lớp vật liệu, độ ẩm vật liệu liệu, giai đoạn sinh lý của vi sinh vật
và loại thực phẩm.
2.3.1.4. Một số kết quả nghiên cứu xử lý nguyên liệu sấy bằng phương pháp Chần
Là quá trình làm nóng sản phẩm bằng nước nóng hoặc hấp nhờ hơi bão
hoà. Mục đích của quá trình nhằm ngăn ngừa sự hoạt động của các enzym
trong các loại rau, củ, quả, đặc biệt ở dạng sau thái lát là nguyên nhân tạo nên
vị lạ, mất màu tự nhiên, làm giảm chất lượng dưỡng chất và làm thay đổi về
cấu trúc trong nguyên liệu trước khi sấy. Mặt khác còn có tác dụng di chuyển
các bóng khí từ bề mặt rau quả và khoảng không gian bào, làm giảm lượng vi

khuẩn ban đầu, làm sạch nguyên liệu thô [14], [19].
Thời gian và nhiệt độ chần là những yếu tố quan trọng để đạt được chất
lượng cao nhất đối với loại sản phẩm sấy. Nhiệt độ bình thường để chần
khoảng từ 80°C đến 100°C. Gần đây, người ta đang đề xuất tiến hành quá
trình chần trong thời gian dài với nhiệt độ thấp hơn có thể cải thiện chất lượng
sản phẩm cao hơn, với nhiệt độ từ 50°C đến 70°C [20].
Thời gian chần có liên quan đến hương vị và thuộc tính nhạy cảm của
mỗi đối tượng rau, củ, quả sấy. Tuy nhiên quá trình chần cũng có một số
2.8. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩn Địa liền 24
2.9. Phương pháp bảo quản dược liệu bằng bao gói, hút chân không 24
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG – VẬT LIỆU – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.3.1. Nghiên cứu sơ chế và xử lý nguyên liệu tiền sấy cho dược liệu địa liền
26
3.3.2. Nghiên cứu công nghệ sấy cho dược liệu địa liền. 26
3.4. Theo dõi khối lượng và đánh giá chất lượng cảm quan mẫu sản phẩm
địa liền trong quá trình bảo quản. 26
3.5. Đánh giá hàm lượng Ethyl p-methoxy cinamat (EPMC) tồn dư trong
địa liền 26
3.5. Xây dựng quy trình công nghệ sơ chế, xử lý và bảo quản sản phẩm
dược liệu địa liền 26
3.6. Phương pháp nghiên cứu 26
3.6.1 Phương pháp thu nhận và xử lý nguyên liệu địa liền tiền sấy 27
3.6.2. phương pháp bao gói và bảo quản 30
3.7. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 31
3.7.1. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sơ chế (rửa và thái lát) địa liền 31
3.7.2. Đánh giá ảnh hưởng của các mức nhiệt độ sấy khác nhau tới giá trị

cảm quan của địa liền trong chế độ sấy hồng ngoại 31
3.7.3. Đánh giá ảnh hưởng của các mức nhiệt độ sấy khác nhau tới giá trị
cảm quan của địa liền trong chế độ sấy đối lưu 31
3.7.4. Phương pháp đánh giá cảm quan bằng phép thử cho điểm 32
3.7.5. Xác định hàm lượng Ethyl p-methoxy cinamat (EPMC) tồn dư
trong địa liền bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)[3] . 34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Đặc tính nguyên liệu ban đầu 38
4.2. Ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hiệu xuất thu hồi sản phẩm địa liền . 38
4.3. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đến chất lượng địa liền 40

9
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sunfit hoá với rau, củ, quả gồm:
nồng độ và nhiệt độ của dung dịch ngâm, thời gian ngâm, hình dáng bên
ngoài và đặc tính của các mẫu như đã bóc vỏ, không bóc vỏ, còn nguyên hoặc
được thái lát [22].
2.3.1.6. Một số kết quả nghiên cứu về bảo quản sản phẩm dược liệu
2.3.1.6.1. Biến đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản:
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, các quá trình biến đổi xảy ra trong thời
gian bảo quản chè chủ yếu là quá trình oxy hóa. Qua kết quả nghiên cứu cho
thấy khi bảo quản chè ở 4 môi trường khí khác nhau là nitơ (N
2
), khí cacbonic
(CO
2
), oxy (O
2
) và điều kiện thường cho thấy: các biến đổi hóa học xảy ra
phụ thuộc vào môi trường bảo quản, dù bảo quản ở môi trường nào, nhưng
nếu kéo dài thời gian bảo quản vẫn xảy ra hiện tượng lão hóa, trong đó môi

trường giàu O
2
chè dễ bị lão hóa hơn cả, sau đó là ở điều kiện bình thường.
Bảo quản chè ở môi trường khí trơ N
2
và CO
2
chất lượng giữ được tốt hơn.
Bảo quản chè thảo dược theo phương pháp đậy kín và tránh ánh sáng là
tốt nhất, tốt nhất trong lọ thủy tinh màu hổ phách cho chất lượng tốt hơn là
bảo quản trong lọ thuỷ tinh trong suốt mặc dù cũng được đậy kín (Stanley
Canstan ở Baltimore Coffee và Tea Co.,Inc).
2.3.1.6.2. Bao bì bảo quản
Từ cuối thập kỷ 60, các bao bì bằng vật liệu chất dẻo như polyetylen
(PE), polyvinylclorua (PVC), mỗi loại có những đặc điểm riêng là khả năng
thẩm thấu, màng PE có tính thấm khí nhưng màng PVC thì ngược lại. Mức độ
thấm khí của màng PE còn phụ thuộc vào độ dầy của màng, độ dầy càng lớn
thì hạn chế khả năng thấm khí càng cao.
Chất lượng bảo quản thảo dược khác nhau khi sử dụng các loại bao bì
khác nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng có thể lựa chọn bao bì có đặc tính phù
hợp, ở một số nước thường dùng thùng bằng gỗ cứng, kim loại hoặc catton
(Gertrude H. Ford Tea Co Poughkeepsie, NewYork) [32].

10
Bảo quản chè và dược liệu bằng màng PE cũng khả quan, khi vận
chuyển bằng đường biển từ quốc gia này sang quốc gia khác, chè và các loại
thảo dược được bảo quản trong bao nhựa dẻo có độ dầy nhất định và được đặt
vào trong thùng gỗ dán thì đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển (Paulette
Rigolli of Blue Ridge Tea & Herb Co., LTD - Brooklyn, NewYork) [31].
Bao bì Polythene và Saran là một loại chất dẻo đã bảo quản chè Indonexia

vận chuyển tới Amsterdam và bao bì polythene cho chè Kenia bảo quản ở
Mombasa trong vòng một vài tháng. Bao bì pliofilm, polythene, sanra đều có tính
năng bảo vệ chống hút ẩm ngang so với nhôm, nhưng đôi khi có ảnh hưởng đến
chất lượng hương vị do có thể một số chất hữu cơ thấm qua [32].
Tóm lại về tình hình thế giới:
Công nghệ sấy dược liệu nói chung trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
đánh giá và so sánh giữa các phương pháp sấy khác nhau về tính cải thiện
chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả về chi phí sấy, kết quả hầu hết đều đưa
ra giải pháp lựa chọn sấy bơm nhiệt là phù hợp với đối tượng dược liệu, đặc
biệt là sấy bơm nhiệt kết hợp với hồng ngoại so với các phương pháp sấy
đông lạnh, sấy khí nóng, sấy chân không, sấy bằng vi sóng (Có thể tham
khảo các thông tin trên Internet về Herbs drying using a heat pump
dryer;Infrared drying of herbs –IFR).
Các phương pháp sơ chế và xử lý nguyên liệu tiền sấy như chần và
sunfit hoá là những giải pháp công nghệ nhằm cải thiện về chất lượng sản
phẩm sấy, mặt khác còn hạn chế được sự biến đổi chất lượng do tác động của
các yếu tố vi sinh vật, enzym Cần kế thừa và phát triển ứng dụng cho đối
tượng dược liệu, kết hợp với công đoạn đặc chế nguyên liệu để hoàn thiện
công nghệ sơ chế và xử lý phù hợp.
Các nghiên cứu về bảo quản dược liệu còn rất ít, mà chủ yếu là những
khuyến cáo cần bảo quản với

11
bao bì chuyên dụng, giải pháp tốt nhất phụ thuộc vào đặc tính của dược
liệu là bảo quản trong môi trường điều biến khí để hạn chế sự biến đổi hoá
học, sinh hoá và vi sinh vật.
2.3.2.Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản dược
liệu trong nước.
Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản
cho đối tượng dược liệu còn rất ít, chủ yếu đang ứng dụng với công nghệ sấy

xông sinh. Gần đây mới có nghiên cứu thăm dò về công nghệ chiếu xạ. Tuy
vậy, những nghiên cứu ứng dụng về sấy bơm nhiệt và hồng ngoại cho nông
sản thực phẩm tại Việt Nam đã có nhiều kết quả khả quan có thể nghiên cứu
phát triển ứng dụng cho đối tượng dược liệu.
2.3.2.1. Phương pháp sấy xông sinh:
Phương pháp sấy xông sinh hiện đang được sử dụng phổ biến ở các làng
nghề, cơ sở chế biến dược liệu tại nông thôn, miền núi. Sấy xông sinh là công
nghệ sấy cổ truyền nhờ cơ chế đốt lưu huỳnh tạo khí SO
2
để trộn với dòng tác
nhân sấy nhằm làm khô nguyên liệu, tiêu diệt vi sinh vật và nấm mốc. Mặt
khác còn có tác dụng cải thiện cấu trúc, màu sắc sản phẩm nhờ quá trình
sunfit hoá.
Bằng phương pháp này TS. Lê Thị Kim Loan (2004) đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu xây dưng quy trình chế biến 5 loại dược liệu sạch Đương quy,
Bạch chỉ, Ngưu tất, Cúc hoa, và Actiso”. Kết quả đã xây dựng được 5 quy
trình công nghệ chế biến trên cơ bản theo công nghệ cổ truyền. Chất lượng
sản phẩm so với các phương pháp thủ công khác đã được cải thiện hơn và ổn
định hơn đặc biệt là màu sắc sản phẩm. Tuy vậy với thiết bị sấy còn thô sơ
thủ công, sử dụng xông bằng đốt lưu huỳnh nên vẫn khó kiểm soát được dư
lượng lưu huỳnh trong sản phẩm.

12

• Tổng hợp về ưu và nhược điểm của sấy xông sinh:
Ưu điểm:
Dược liệu bảo quản được lâu, hạn chế được sự gây hại của nấm mốc,
màu sắc sáng, thể chất đẹp, phù hợp để sơ chế và bảo quản các dược liệu dễ bị
hư hỏng như Hoài sơn, Cúc hoa…
Hiệu quả cao trong bảo quản chế biến dược liệu với chi phí thấp, do vậy

phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến ở nhiều nước và được quy định
trong Dược điển của các nước đó như Việt Nam, Trung Quốc…
Hạn chế:
Dư lượng hoá chất có gốc lưu huỳnh trong sản phẩm khó kiểm soát
được quá trình xông sấy là nguy cơ tiềm ẩn đến sức khoẻ người bệnh;

Trang thiết bị sử dụng sấy xông sinh dược liệu rất thô sơ, thủ công
(buồng sấy được làm từ cót ép quây lại, đậy nắp bằng vải hoặc nilon), thậm
chí tiến hành xông sinh ngay ngoài đường, không có xử lý khí thải. Mặt khác
nhiên liệu đốt là than, khói than cũng chứa nhiều khí thải độc hại và bụi than
kết hợp khí lưu huỳnh (S0
2
, SO
3
) trộn trong khí ẩm thải ra ngoài môi trường
gây độc hại trực tiếp đến người lao động và nguy cơ có thể tạo nên những
“cơn mưa axit” tác động xấu đến môi trường.
2.3.2.2. Phương pháp bảo quản dược liệu bằng chiếu xạ
Tại Việt Nam phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng trong ngành
thực phẩm và Ytế, đã có văn bản ban hành hướng dẫn cụ thể tại Quyết định số
3616/2004/QĐ-BYT ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành “Quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương
pháp chiếu xạ”.
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội
với đối tượng dược liệu là Đương quy cho thấy:
Chiếu xạ các mẫu Đương quy bị sâu mọt từ kho chứa dược liệu của công
ty Dược phẩm Trung ương I với dải liều chiếu từ 0,25-1,0 kGy. Kết quả thu
4.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp sấy hồng ngoại đến chất lượng của địa liền
40
4.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đối lưu đến chất lượng dược liệu

địa liền 43
4.3.3. Phân tích đánh giá lựa chọn phương pháp sấy cho dược liệu địa liền
46
4.4. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản đến chất lượng dược liệu địa liền 47
4.5. Xây dựng quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền . 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


14
2.3.2.3. Sấy bơm nhiệt (Heat pump drying - HPD):
Nguyên tắc hoạt động của công nghệ HPD có tác nhân sấy tuần hoàn
kín: dòng tác nhân sấy là không khí được tuần hoàn kín trong buồng sấy, mỗi
chu kỳ tuần hoàn được thực hiện 2 quá trình trao đổi nhiệt ẩm với giàn nóng
và giàn lạnh của một hệ thống máy lạnh 2 chiều.Trạng thái của không khí ẩm
sau khi đi qua giàn lạnh được làm lạnh xuống điểm đọng sương và tách ẩm,
tiếp tục đi qua giàn nóng được sấy hoàn nhiệt và tạo nên trạng thái không khí
có độ ẩm thấp. Với nguyên tắc này HPD tạo ra được tác nhân sấy là không
khí khô (độ ẩm tương đối thấp) ở nhiệt độ thấp có thể bằng hoặc dưới nhiệt độ
của môi trường (trong phạm vi nhiệt độ sấy phù hợp < 60
0
C), điều mà đối với
các phương pháp sấy bằng gia nhiệt thông thường khó tạo được độ ẩm không
phí thấp ở nhiệt độ thấp và phụ thuộc nhiều vào khí hậu môi trường.
Từ đầu thập niên 1990, công nghệ sấy bơm nhiệt đã được đầu tư nghiên
cứu tại Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực này là những nghiên cứu cơ bản và
thăm dò của GS. TS. Phạm Văn Tuỳ và các cộng sự - Khoa Công nghệ Nhiệt
Lạnh - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong đó, mô hình nghiên cứu ban

đầu được khảo sát với một số đối tượng rau quả thực phẩm [6] đã cho thấy kết
quả khả quan về tính cải thiện chất lượng sản phẩm. Đặc biệt kết quả nghiên
cứu ứng dụng sấy bơm nhiệt với sản phẩm kẹo Jelly [7], tại Nhà máy bánh
kẹo Hải Hà - Hà Nội và Công ty thực phẩm Việt Trì, qua thực tiễn sản xuất đã
được các cơ sở chấp nhận là một giải pháp đổi mới công nghệ nâng cao chất
lượng sản phẩm và phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Việt Nam.
Tiếp theo là hàng loạt các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy bơm
nhiệt có tác nhân sấy tuần hoàn kín kiểu máy sấy tĩnh cho nhiều đối tượng
nông sản thực phẩm khác nhau như cùi dừa [8], rau gia vị (hành lá, tỏi, nấm
hương) [9], sấy nguyên liệu cói xanh xuất khẩu [10] (Phụ lục kèm theo là một
số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy bơm nhiệt của Viện Cơ điện
Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch). Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu

15
ứng dụng sấy bơm nhiệt kiểu tĩnh có hạn chế về năng suất và hiệu quả tách
ẩm thấp, phụ thuộc vào độ dày lớp vật liệu sấy Để khắc phục những hạn chế
này, nghiên cứu sấy bơm nhiệt kiểu động kết hợp với giải pháp công nghệ
làm nguội tác nhân sấy trước qúa trình làm lạnh [11], [12] đã cải thiện đáng
kể về hiệu quả sấy.
• Tổng hợp về ưu và nhược điểm của sấy bơm nhiêt:
Ưu điểm:
Có thể sấy ở dải nhiệt độ thấp (10 - 60
0
C

)
Hạn chế được sự biến đổi chất lượng về màu sắc, mùi vị, thành phần vi lượng.
Hạn chế khả năng sản phẩm bị oxy hoá gây mùi lạ.
Hạn chế sự nhiễm khuẩn và tạp chất từ môi trường.
Chế độ sấy ổn định không bị thay đổi do tác động của thời tiết.

Tiết kiệm năng lượng do tận dụng triệt để năng lượng nhiệt 2 chiều của
máy lạnh.
Hiệu suất tách ẩm cao (1 - 4 kgH
2
0/1kWh) phụ thuộc vào trạng thái ẩm
của vật sấy.
Hạn chế:
Nhiệt độ sấy thấp trong miền nhiệt độ phù hợp cho sự hoạt động của các
hệ vi sinh vật và nấm mốc, do vậy cần kết hợp với giải pháp xử lý nguyên liệu
tiền sấy.
Khả năng tách ẩm thấp với những vật có kích thước lớn, hoặc có đặc tính
ẩm liên kết cao.
Động lực tách ẩm rất yếu khi độ ẩm của vật sấy giảm vào giai đoạn cuối
của quá trình sấy (w = 15-20%), khó tách được ẩm có liên kết cao so với các
phương pháp sấy nhiệt độ cao.
2.3.2.4. Sấy hồng ngoại
Nguyên tắc hoạt động nhờ bức xạ hồng ngoại hấp thụ năng lượng chọn
lọc giải tần hẹp với bước sóng trong khoảng λ = 4,5 ÷ 8,5 µm, nhờ khả năng

16
hấp thụ năng lượng có đặc tính chọn lọc, dùng để sấy khô nông sản thực
phẩm [24],[25]. Vật thể hữu cơ (nông sản, thực phẩm, rau quả ) đều cấu tạo
từ các thành phần hợp chất hữu cơ và nước (H
2
O). Ở một giải bước sóng nhất
định, nước hấp thụ năng lượng tối đa, có thể coi là vật "đen tuyệt đối", các
phân tử nước hấp thụ năng lượng bức xạ hồng ngoại có bước sóng chọn lọc sẽ
bay hơi và đem theo nhiệt dư, còn các chất hữu cơ khác hấp thụ rất ít, có thể
coi như "trong suốt".
Tại Việt Nam từ năm 1999, theo chương trình Hợp tác khoa học Việt

Nam – Uzbekistan về lĩnh vực hồng ngoại. Kết quả của dự án đã đưa ra được
một số mẫu máy sấy hồng ngoại (với thanh gốm nhập khẩu từ Uzbekistan và
Liên bang Nga). Trong đó, kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ sấy hồng
ngoại với đối tượng hạt giống lúa lai F1[13] là một đóng góp đáng kể về mặt
KH&CN.
• Tổng hợp về ưu và nhược điểm của hồng ngoại:
Ưu điểm:
Có thể sấy ở dải nhiệt độ thấp (thậm chí nhiệt độ sấy có thể bằng nhiệt
độ của môi trường)
Hạn chế được sự biến đổi chất lượng về màu sắc, mùi vị, thành phần vi
lượng.
Hạn chế quá trình oxy hoá gây mùi lạ trong sản phẩm sấy.
Có tác dụng diệt và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình
sấy (do vi sinh vật cũng bị xuất nước một số bị chết, một số chuyển sang giai
đoạn tiềm sinh).
Động lực tách ẩm cao do có khả năng hấp thụ với những vật có độ dày
và liên kết ẩm cao.
Hạn chế:
Tổn thất năng lượng nhiệt cao khi ứng dụng sấy đối lưu kiểu hở.
Quá trình sấy độ ẩm sản phẩm giảm dần, nếu công suất bức xạ không đổi
dẫn đến sự chuyển đổi sang năng lượng nhiệt, cần có giải pháp điều khiển quá
trình thích hợp để hạn chế lãng phí về năng lượng.

17
2.3.2.5. Sấy đối lưu
Sấy đối lưu là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp nhiệt cho
ẩm bay hơi. Trong đó cả hai quá trình truyền nhiệt và truyền ẩm đều được
thực hiện bằng phương pháp đối lưu
Sấy đối lưu gồm 4 quá trình diễn ra đồng thời: truyền nhiệt cho vật
liệu, dẫn ẩm trong lòng vật liệu, chuyển pha và tách ẩm vào môi trường

xung quanh.
Ưu điểm:
Có thể sấy được ở dải nhiệt độ rộng: 30-100
o
C
Chi phí vận hành, thay thế, bảo dưỡng thấp
Hạn chế:
Gây hiện tượng cứng vỏ nguyên liệu
Tốc độ sấy chậm
2.3.2.6. Phương pháp bảo quản dược liệu bằng bao gói
Một kết quả nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực bảo quản hàng khô
[2] với mô hình nghiên cứu thực nghiệm “Xây dựng mô hình bảo quản chè
đen dạng rời khối lớn”, quy mô theo từng đơn nguyên 2 tấn/đống tại Xí
nghiệp tinh chế Chè Kim Anh . Bảo quản chè đen OP và PS thành phẩm theo
phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu kiểm soát độ xốp chè, độ ẩm
chè trước bao gói, bao bì bảo quản và điều kiện môi trường bảo quản khí trơ
N
2
. Kết quả cho thấy độ ẩm của chè bảo quản theo mô hình tăng chậm so với
mẫu đối chứng, sau 18 tháng mẫu thí nghiệm tăng 2,75%, mẫu đối chứng
tăng 5,56% đối với chè OP; đối với chè PS mẫu thí nghiệm tăng 2,75% mẫu
đối chứng tăng 4,7% so với ban đầu đồng thời chất lượng chè giảm chậm và
đạt tiêu chuẩn so với yêu cầu của mục tiêu đề tài đặt ra. Như vậy, với phương
pháp bảo quản bằng biến đổi môi trường khí sử dụng khí N
2
của mô hình đưa
ra là phù hợp về công nghệ bảo quản chè đã hạn chế được khả năng xâm nhập
của oxy và độ ẩm của môi trường, song trong điều kiện thực nghiệm đơn giản
này mô hình chưa đưa ra được những số liệu quan trọng về sự biến đổi của
các chỉ tiêu sinh hoá chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần tinh dầu địa liền ở Hưng Yên-Việt Nam 22
Bảng 3.1: các thiết bị thì nghiệm sử dụng cho đề tài 25
Bảng 3.2: Hệ số trọng lượng của dược liệu địa liền được đánh giá như sau: 32
Bảng 3.3. Thang điểm đánh giá cảm quan 33
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc diện tích pik vào nồng độ EPMC 35
Bảng 4.1. Chất lượng của nguyên liệu địa liền sau thu hoạch 38
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hiệu xuất thu hồi sản phẩm
địa liền 39
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan
địa liền 41
Bẳng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ sấy đến tỷ lệ tổn thất sau sấy của địa liền 42
Bảng 4.5. ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan
địa liền 44
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ sấy đối lưu đến tỷ lệ hao hụt sau sấy của
địa liền 45
Bảng 4.7: Phân tích đánh giá lựa chọn phương pháp sấy cho dược liệu địa
liền 46
Bảng 4.8. Bảng theo dõi chất lượng của địa liền sau 3 tháng bảo quản trong
điều kiện bao gói chân không 47



×