Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ảnh hưởng của phun chế phẩm atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất cây Lạc (Arachis hypogaea L.) (LV00771)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 74 trang )

Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị
kinh tế cao. Cây lạc được gieo trồng phổ biến ở 115 nước trên thế giới với
diện tích 25,6 triệu ha. Hạt lạc chứa từ 40% đến 50% chất béo; 24% đến 27%
protein và nhiều chất khoáng như Ca, Fe, Mg, P, K, Zn cùng với nhiều loại
vitamin, đặc biệt là vitamin B [16]. Hạt lạc là nguyên liệu chính để sản xuất
dầu ăn, bánh kẹo, phomát… và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Các phụ
phẩm của lạc (khô dầu, thân, lá) dùng làm thức ăn cho gia súc đều rất tốt và rẻ
tiền. Trồng lạc có tác dụng cải tạo đất và phù hợp với cơ cấu chuyển đổi kinh
tế nông nghiệp hiện nay.
Diện tích lạc của cả nước hiện nay khoảng 256.000 ha (năm 2010),
phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau, nhưng chủ yếu ở đồng
bằng Sông Hồng; trung du và miền núi phía Bắc; Bắc trung bộ và Duyên hải
miền trung [24]. Tuy nhiên, năng suất lạc ở Việt Nam còn thấp so với một số
nước (ở Việt Nam năng suất trung bình 2,09 tấn/ha, I Ixraen 6,8 tấn/ha, Iran
3,5 tấn/ha…) [3].
Ở thực vật rễ là cơ quan hút nước và khoáng chính của cây. Ngoài ra,
chúng còn có khả năng hấp thụ một số chất từ thân, lá. Chính vì vậy, trong
sản xuất con người đã sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất
kích thích sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung một số chất cần thiết cho cây
trồng gọi chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: Chất
dinh dưỡng được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu xuất sử dụng phân bón
cao hơn, chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng nhanh các quá
trình sinh lí trong cây. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón lá đến các loại cây trồng khác nhau như lúa, lạc, đậu


tương, khoai tây Các công trình đó cho thấy, sử dụng phân bón lá làm tăng
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 2

năng suất và chất lượng nông sản [1], [11], [12], [13], [14], [15], [17], [18],
[21], [22].
Do lợi ích của phân bón lá đã được khẳng định, nên hiện nay trên thị
trường đã bán rất nhiều các chế phẩm dùng phun lên lá như: Phân bón lá cao
cấp Đầu Trâu, NitraMa, Bortrac, Đầu trâu 502, Thiên nông, YOGEN (Con én
đỏ), YOGEN, K- HUMATE…[71].
Các chế phẩm này được sử dụng trên nhiều các đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cây trồng đều có phản ứng như nhau và cũng
sử dụng với liều lượng như nhau. Dùng phân bón lá như thế nào để có hiệu
quả cao nhất, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản nói chung
còn ít các tài liệu bàn đến [72], [73].
Chế phẩm kích thích ra lá Atonik 1,8 DD hiện đang được bán rộng rãi
ở các cửa hành vật tư nông nghiệp, giống cây trồng trong tỉnh Vĩnh Phúc nói
chung và Thị xã Phúc Yên nói riêng để người nông dân sử dụng để phun kích
thích ra lá cho nhiều loại cây trồng khác nhau trong đó có cây lạc. Tuy nhiên,
hiệu lực của loại chế phẩm này đối với cây trồng lại rất ít tài liệu bàn đến.
Chính vì lí do đó chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của phun chế phẩm
Atonik 1,8 DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất cây
lạc (Arachis hypogeae L.)” nhằm khẳng định hiệu quả của loại chế phẩm này
đối với một số chỉ tiêu sinh lí cũng như năng suất, phẩm chất lạc làm cơ sở
khuyến cáo cho người sản xuất.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm kích thích ra lá Atonik 1,8 DD đến khả
năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất quả của giống lạc L14 hiện đang

được người nông dân trồng phổ biến ở Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đã khuyến cáo
cách dùng sản phẩm này cho người nông dân.
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành trồng giống lạc L14 và chia làm 2 lô: Lô đối chứng
(không phun Atonik 1,8 DD) và lô thí nghiệm (phun Atonik 1,8 DD) lần 1
(vào giai đoạn cây được 5 lá thực) và lần 2 sau lần 1 10 ngày (giai đoạn cây
lạc phân nhánh). Cách bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, chế
độ chăm sóc đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức. Tiến hành đánh giá
hiệu lực của chế phẩm Atonik 1,8 DD đến các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: chiều cao cây, đường kính thân cây;
khả năng phân cành và nhánh/cây.
- Chỉ tiêu quang hợp: hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá, cường độ
quang hợp (khả năng tích lũy sinh khối của cây); huỳnh quang diệp lục.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm Atonik 1,8 DD đến một số chỉ
tiêu phẩm chất hạt lạc như: hàm lượng vitamin C, đường khử, tinh bột, lipit
và protein.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng ra lá đến
cây lạc để khuyến cáo cho người sản suất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng thực vật là giống lạc L14 hiện đang được trồng phổ biến ở
khu vực Vĩnh Phúc.
- Chế phẩm Atonik 1,8 DD phun lên lá có thành phần chính gồm:
Natri - S - Nitrogualacolat 0,03 %

Natri - O - Nitrophenolat 0,06 %
Natri - P - Nitrophenolate 0,09 %
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 4

Hoạt chất: Atonik là hợp chất Nitro thơm và các chất điều tiết sinh
trưởng tổng hợp. Do công ty ADC- 101 Phan Đình Phùng- Thành phố Cần
Thơ sản xuất.
Tổ chức xin đăng ký: Asahi chemical MFG Co., Ltd
Nhà phân phối: Công ty Thuốc sát trùng Cần Thơ
Mô tả: Chất kích thích sinh trưởng cây trồng trên lạc, lúa, cây ăn trái,
rau màu, hoa kiểng.
Liều lượng sử dụng: 10 ml/8 lít
Atonik là chế phẩm chứa các hợp chất nitơ, là thuốc kích thích sinh
trưởng cây trồng thế hệ mới, làm tăng khả năng sinh trưởng…, thành phần
chính xác của hợp chất kích thích tạo lá thì chưa rõ do nhà sản xuất không
cung cấp, tuy nhiên từ thành phần chính ở trên có thể chế phẩm Atonik chứa
các nguyên tố vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm kích thích sinh
trưởng thực vật…
Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như
các loại vitamin Atonik làm tăng khả năng sinh trưởng đồng thời giúp cây
trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không
thuận lợi gây ra.
Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra
chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh
trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất
và chất lượng nông sản.
Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp

dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng kể từ giai đoạn nẩy
mầm cho đến giai đoạn thu hoạch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 5

- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 20 tháng 03 năm 2011 đến
ngày 30 tháng 10 năm 2012.
- Xây dựng một số công thức thí nghiệm gồm: đối chứng và thí nghiệm
phun Atonik 1,8 DD lên lá vào giai đoạn cây 5 lá thật, phun 2 lần, mỗi lần
cách nhau 10 ngày.
+Phun lần 1 vào thời điểm khi cây được 5 lá thật. Khi ấy cây còn non
đang sinh trưởng mạnh, thời điểm này cây bắt đầu hình thành nốt sần do cộng
sinh với vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm, và bộ lá của cây lạc có
khả năng quang hợp tốt…
+Phun lần 2 sau lần 1 là: 10 ngày khi cây chuẩn bi đẻ nhánh, phân cành
nhánh trên cây.
Thời điểm phun vào buổi sáng sớm, vì khi đó độ ẩm không khí cao,
nhiệt độ môi trường không quá nóng, bề mặt lá có độ ẩm cao… thuận lợi cho
sự xâm nhập các chất qua bộ lá.
- Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật
của khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, Trung tâm Hỗ trợ Nghiên
cứu khoa học & Chuyển giao công nghệ và ngoài đồng ruộng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng
của các chế phẩm kích thích ra lá Atonik 1,8 DD đến sinh trưởng, năng suất
và phẩm chất quả đối với cây lạc.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định chế phẩm Atonik
1,8 DD có phù hợp với cây trồng cụ thể là cây lạc hay không. Nếu thực sự
chúng có vai trò làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất, phẩm chất thì
khuyến cáo để người nông dân sử dụng và ngược lại.
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 6

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học cây
l
ạc

Những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đầu tiên đến châu Mỹ đã
thấy dân bản xứ trồng lạc cùng với những cây lương thực khác. Hiện nay,
cây lạc được trồng phổ biến trên thế giới và Việt Nam [6].
Lạc thuộc họ Đậu Leguminosae, chi Arachi, phân họ Cánh bướm
phượng Papillonacea, có tên khoa học là Arachis hypogaea L. và có bộ nhiễm
sắc thể 2n = 40. Về đặc điểm hình thái, cây lạc có 3 bộ phận chính là: rễ,
thân và lá [4],[28].
Rễ cây lạc thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và rễ bên. Khi cây lạc
được 5 lá thật thì bộ rễ tương đối hoàn chỉnh. Bộ rễ có thể ăn sâu 18cm -
30cm và rộng khoảng 30cm - 40cm. Sau khi gieo từ 15 - 30 ngày, những nốt
sần đầu tiên xuất hiện do loại vi khuẩn Rhyzobium cộng sinh với hệ rễ. Tại
nốt sần xảy ra quá trình cố định đạm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây [7].
Thân cây lạc thuộc loại thân thảo ít gỗ. Khi còn non thân thường tròn

và đặc. Khi thân già có hình góc cạnh và rỗng giữa. Tốc độ tăng trưởng
của thân tăng dần và đạt cao nhất ở thời kì ra hoa rộ. Cây lạc phân cành ngay
từ gốc. Cành cấp 1 được mọc từ gốc thường có nhiều hoa, cành cấp 2 mọc
từ cành cấp 1 và thường có ít hoa hơn. Số cành/cây khác nhau tuỳ giống và
có ảnh hưởng trực tiếp đến số hoa và quả của cây [4], [7], [8].
Lá lạc thuộc lá kép lông chim chẵn, gồm 2 đôi lá chét. Hai lá mầm có
vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn đầu. Hai lá kèm hình
mũi mác có nhiệm vụ bảo vệ mầm, lá thật có màu xanh thẫm và nhọn ở đầu.
Diện tích lá đạt tối đa ở thời kỳ hình thành quả và hạt nhưng lại giảm nhanh
và có thể đạt giá trị âm vào thời kỳ chín. Khi hoa tắt thì lá không mọc thêm
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 7

nữa. Hoa tắt được vài ngày bộ lá chuyển sang màu vàng. Lúc quả chín, bộ lá
đen và rụng [7].
Hoa lạc mọc ở nách lá thành chùm từ 3 - 5 hoa/chùm. Hoa lạc màu
vàng, không có cuống gồm 5 phần: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy
cái. Khi cây có từ 9 - 10 lá thật thì hoa nở. Khi hoa nở là đã thụ phấn xong,
sau đó cuống nhụy mọc dài, nghiêng xuống, đầu bầu nhụy cắm vào đất.
Quá trình phân hoá hoa kéo dài nên quá trình nở hoa cũng kéo dài [7].
Quả lạc là loại quả khô thường có 2 - 3 hạt. Quả lạc bao gồm gốc quả,
mỏ quả và eo quả. Eo rõ hay không rõ, vỏ quả có gân hay không có gân là
đặc điểm khác nhau giữa các giống. Hạt lạc bao gồm vỏ lụa bao bọc bên
ngoài, bên trong hạt có phôi với hai lá mầm và một trục thẳng. Kích thước và
màu sắc hạt thay đổi tuỳ theo giống, thời vụ gieo trồng và chế độ chăm sóc.
Căn cứ theo thời gian sinh trưởng của cây lạc, người ta chia thành
giống chín sớm (thời gian sinh trưởng 90-125 ngày) và giống chín muộn
(140-160 ngày). Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây lạc

từ 24
0
C -33
0
C, dưới 12
0
C hạt lạc không nảy mầm, từ 15
0
C tỉ lệ nảy mầm khá
cao, dưới 17
0
C hoa không thụ phấn, yêu cầu độ ẩm khoảng 60 - 70%, lượng
mưa phân bố đều. Đất thích hợp nhất cho trồng lạc là đất có màu sáng, thoát
nước nhanh, dễ vỡ, lượng canxi, lân, chất hữu cơ vừa phải, mùn ít hơn 2%,
pH= 6,0 - 6,4 [7].
Ở nước ta, lạc được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá
trị rất đa dạng. Trước hết, với giá trị dinh dưỡng cao nên lạc là cây thực
phẩm quan trọng trong đời sống của người dân. Trong dầu lạc chứa hàm
lượng axit béo chưa no cao (80% trong thành phần axit béo của dầu lạc) đây
chính là loại dầu thực phẩm tốt. Trong hạt lạc có chất lecithin
(photphattidyl cholin) có tác dụng trong việc làm giảm lượng cholesterol
trong máu, chống hiện tượng xơ vữa mạch máu. Lạc là loại thực phẩm
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 8

cung cấp năng lượng cao, 100g hạt lạc cung cấp 590 cal, trong khi đậu
tương là 400 cal. Hạt có thể sử dụng trực tiếp hoặc ép lấy dầu [8].
Hạt lạc chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A. Vì vậy, sử

dụng các sản phẩm từ hạt lạc sẽ khắc phục được sự thiếu hụt vitamin A [5].
Lạc còn được sử dụng trong chăn nuôi, khô dầu lạc chế biến thành
thức ăn gia súc, vỏ quả lạc có thể nghiền thành cám, cám lạc có giá trị tương
đương vitamin với cám gạo. Vỏ lạc có thành phần là celluloz và hemicelluloz
được sử dụng để chế biến thành vật liệu hấp phụ kim loại nặng, đây là
một trong những hướng nghiên cứu có tính ứng dụng quan trọng trong việc
xử lí nước thải, bảo vệ nguồn nước [6].
Ngoài giá trị dinh dưỡng, lạc còn là cây cải tạo đất rất tốt. Cũng như
các cây họ đậu khác, ở rễ lạc có các nốt sần do các vi sinh vật cộng sinh cố
định đạm hình thành. Nhờ khả năng này mà lượng protein ở hạt và các cơ
quan như thân, lá, … cao hơn nhiều cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố
định đạm nên sau khi thu hoạch đất trồng lạc cũng được cải thiện rõ rệt,
lượng đạm trong đất tăng, nhờ hoạt động của vi khuẩn nốt sần mà sau một
vụ lạc sẽ để lại trong đất 40 -60kg N/ha. Thân, lá lạc dùng làm phân bón
cũng có hàm lượng N, P, K tương đương với phân chuồng [6].
Hiện nay, lạc được trồng trên 100 nước và sản lượng đạt 53,38 triệu
tấn. Châu Á là nơi có diện tích trồng và sản lượng lạc cao nhất, chiếm trên
60% sản lượng của thế giới. Châu Phi đứng thứ hai chiếm 30%, các châu lục
khác rất ít (châu Mỹ 5%, châu Âu 0,22%). Sản lượng lạc (trên 60%) tập
chung ở một số nước như Ấn Độ (chiếm 31% sản lượng lạc toàn thế giới),
Trung Quốc (15%), Xenegan, Nigieria và Mỹ [25].
Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc (trên 8 triệu
ha) nhưng năng suất thấp (6,9 - 9,89 tạ/ha), sản lượng hàng năm chỉ đạt 5,4
triệu tấn. Nói chung, năng suất lạc ở Ấn Độ không đồng đều, có vùng chỉ
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 9

đạt 0,5 tấn/ha, có vùng lại đạt tới 3tấn/ha [27]. Trung Quốc là nước đứng thứ

hai về diện tích trồng lạc. Diện tích trồng lạc ở Trung Quốc có xu hướng
tăng (năm 1993 tổng diện tích là 3379,0 nghìn ha, đến năm 2002 tổng diện
tích là 4920,7 nghìn ha). Năng suất lạc ở Trung Quốc khá đồng đều ở các
vùng. Nhiều năm nay, sản phẩm lạc Trung Quốc là một trong các mặt
hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Vào năm 60
của thế kỉ XX, năng suất lạc toàn quốc trung bình đạt 3,0 tấn/ha. Sản
lượng lạc hàng năm đạt 11,89 triệu tấn, đứng đầu thế giới [25]. Mỹ là nước
trồng lạc không lớn (0,59 triệu ha), nhưng năng suất lạc cao nhất thế giới
(3,1tấn/ha) , sản lượng đạt 1,8 triệu tấn (số liệu năm 2003). Điều đó chứng tỏ
Mỹ là nước đứng đầu về áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật [27].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc trên thế giới
từ năm 2000 - 2008
Chỉ
tiêu/năm

2000
2004
2005
2006
2007
2008
Diện tích
(triệu ha)

24,49
26,37
26,96
24,67
25,45
25,06

Năng suất
(tấn/ha)

1,45
1,79
1,81
1,87
2,00
2,09
Sản lượng
(triệu tấn)

35,53
46,90
48,93
46,25
51,00
53,38
(Nguồn: theo PAS, USDA 2008) [70].
Diện tích trồng lạc ở Đông Nam Á không nhiều, chỉ chiếm 12,61%
diện tích thu hoạch và 12,95% sản lượng lạc của châu Á. Trong số 7 nước
có trồng lạc ở khu vực này thì Myanmar là nước có diện tích trồng lạc lớn
nhất, theo sau là Indonesia. Tổng diện tích trồng lạc của hai nước này chiếm
tới gần 75% diện tích trồng lạc trong khu vực. Về năng suất, nhìn chung
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 10

năng suất lạc trong khu vực còn ở mức thấp, trung bình là 1,17 tấn/ha.

Malaysia là nước có diện tích trồng lạc không lớn (6000 ha) nhưng lại có
năng suất cao nhất khu vực, trung bình năng suất đạt 2,33 tấn/ha và tương
đương với mức năng suất cao của một số nước trên thế giới [26].
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành
trong cả nước và được chia theo các vùng sinh thái ở hai miền Nam, Bắc.
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc không ngừng phát triển. Năm 2000,
diện tích lạc chỉ đạt 24,1 nghìn ha, với năng suất 1450kg/ha, đạt sản lượng
349,0 ngàn tấn nhưng đến năm 2007 diện tích lạc ở nước ta đã lên 27,99
ngàn ha, năng suất 1980 kg/ha, với sản lượng 554,2 ngàn tấn. Do lạc là cây
trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, hơn nữa yêu cầu về đất đai không quá khắt khe
nên phù hợp với điều kiện nước ta [25].

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc ở Việt Nam
từ 2000 -
2008
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Diện tích
(1000 ha)
244,9
244,6
244,7

243,8
263,7
269,6
264,7
254,5
256,0
Năng suất
(tấn/ha)
1,45
1,48
1,62
1,67
1,78
1,81
1,87
2,00
2,09
Sản lượng
(1000 tấn)
355,3
363,1
400,4
306,2
469,0
489,3
462,5
510,0
533,8
(Nguồn: theo Tổng cục thống kê Việt Nam 2010) [69].
Tình hình sản xuất lạc ở các vùng sinh thái khác nhau cũng rất khác

nhau về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhìn chung, các vùng trồng lạc ở
miền Bắc có diện tích ổn định hơn ở miền Nam. Trong những năm gần đây,
khí hậu thay đổi phức tạp, đất nông nghiệp bị rửa trôi và phong hóa nhanh,
hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp (đất bạc màu, đất phù sa cổ, đất dốc tụ,
). Vì vậy, trồng lạc là một trong những biện pháp cải tạo đất, tạo nền nông
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 11

nghiệp bền vững [5].
Các chất khoáng cần thiết cho cây lạc bao gồm các nguyên tố đa
lượng (N, P, K…) và các nguyên tố vi lượng (Mo, Bo, Cu…). Ngoài ra,
số giờ nắng/ngày cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra hoa, tạo quả của lạc.
Trong những ngày nắng hoa nở rộ và quá trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi
hơn ngày không nắng. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Từ những đặc điểm đó, cần
có biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất, chất lượng và tính
chống chịu của cây lạc [8].
1.2. Các nghiên cứu phun chế phẩm lên lá ở trong nƣớc và ngoài nƣớc
Để tăng năng suất cây trồng, các nhà khoa học đã có nhiều cách tiếp
cận khác nhau như lai tạo giống mới, cải tiến các biện pháp kĩ thuật, có chế độ
chăm sóc hợp lí đặc biệt chú ý đến nước, dinh dưỡng cung cấp cho cây
trồng… trong đó có biện pháp sử dụng phân bón qua lá nhằm cung cấp cho
cây trồng các nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng, các chất điều hòa sinh
trưởng thực vật.
Phân bón lá là loại phân bón nhằm cung cấp các nguyên tố cần thiết và
các chất điều hòa sinh trưởng cần thiết cho cây qua bộ lá của chúng, mặc dù
cây trồng vẫn phải được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ. Đất
là một thực thể tự nhiên phức tạp ảnh hưởng đến đời sống của cây qua nhiều

con đường khác nhau. Hệ thống đất - cây là một hệ tương tác phức tạp. Dự trữ
các chất dinh dưỡng ở tầng đất canh tác khác nhau có thể thỏa mãn nhu cầu
của cây. Song trong nhiều trường hợp cây vẫn thiếu dinh dưỡng và bón ít
phân khoáng có thể gây ảnh hưởng tích cực đối với sinh trưởng và năng suất
của cây. Sơ dĩ như vậy là vì ngoài trường hợp đất nghèo dinh dưỡng, hàm
lượng tổng số và hàm lượng dinh dưỡng dễ hấp thu (dễ tiêu) của nguyên tố cụ
thể đối với cây không trùng nhau.
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 12

Vấn đề các chất dinh dưỡng ở trong đất và độ dễ hấp thu của chúng đối
với thực vật rất phức tạp, vì ở trong đất không ngừng diễn ra nhiều quá trình
hóa học và vi sinh vật học đa dạng đối với tất cả các chất dinh dưỡng. Những
loài cây có đặc điểm di truyền khác nhau cũng có một ý nghĩa lớn. Các loài và
giống cây khác nhau có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng không giống nhau.
Điều đó liên quan đến hoạt tính trao đổi chất, đặc biệt liên quan đến đặc trưng
bài tiết của rễ cây. Trong một số trường hợp, dịch rễ có thể biến một dạng này
của chất dinh dưỡng khó hấp thu thành một dạng khác dễ hấp thu. Dạng dễ
hấp thu của các chất dinh dưỡng ở trong đất là dạng hòa tan trong dung dịch
đất. Song điều đó không đủ để duy trì sự sinh trưởng bình thường của cây.
Đối với sự dinh dưỡng của cây, khả năng hấp thu hóa lý (hấp thu trao đổi) có
ý nghĩa quan trọng nhất. Điều đó có liên quan đến sự tồn tại của các tiểu phần
của phức hệ hấp thu, đó là phần keo phân tán bé nhỏ của đất, hỗn hợp các
chất khoáng (nhôm silicat) và các hợp chất hữu cơ (mùn). Số lớn các hạt keo
đất tích điện âm. Các cation ở trạng thái hấp thu tồn tại trên bề mặt của hạt
keo đất. Một số hạt keo đất ở điều kiện xác định có thể tích điện dương, vì
vậy trên về mặt của chúng có cả anion ở trạng thái được hấp thu. Các cation
và anion trao đổi đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây.

Cation và anion đang ở trạng thái hấp thu trên bề mặt của các hạt của phức hệ
hấp thu đất có thể được trao đổi với các ion đã được hấp thu lên bề mặt các tế
bào lông hút rễ. Quá trình này xảy ra đặc biệt có hiệu quả khi có sự tiếp xúc
chặt chẽ giữa keo đất và tế bào rễ (trao đổi tiếp xúc). Độ dễ hấp thu của các
cation đang ở trạng thái hấp thu phụ thuộc vào các điều kiện:
- Độ bão hòa cation cụ thể của đất. Lượng cation cụ thể trong đất càng
lớn (so với tất cả các cation khác đang được hấp thu) thì các cation cụ thể đó
được giữ với một lực yếu hơn và dễ dàng tách ra khỏi hạt keo đất để chuyển
sang tế bào rễ.
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 13

- Độ bão hòa của cation cụ thể trên bề mặt của các tế bào rễ cây: độ bão
hòa đó càng lớn thì khả năng của tế bào rễ hút các cation càng thấp, độ bão
hòa cation trên bề mặt tế bào phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của cation vào
sâu bên trong rễ cũng như phụ thuộc vào tốc độ lôi cation đó vào quá trình
trao đổi chất. Các quá trình trao đổi chất trong cây càng mạnh, nhịp sinh
trưởng của cây càng cao thì khả năng trao của cây hấp thu các cation càng
cao.
- Hàm lượng nước trong đất: sự trao đổi ion giữa các hạt keo đất và các
tế bào rễ thực hiện được dễ dàng hơn khi bề mặt tiếp xúc được tẩm ướt.
Trong một số trường hợp, thực vật có thể sử dụng dinh dưỡng từ các
hợp chất khó tan, trước hết điều đó liên quan đến các hợp chất photphat. Quá
trình chuyển hóa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng từ dạng khó tan thành
dạng ion (dạng hòa tan) mà cây hấp thụ được chịu ảnh hưởng của nhiều tác
nhân trong đó điều kiện môi trường đất có vai trò quan trọng.
Độ axit của đất ảnh hưởng lớn đến tính tan cũng như mức độ dễ hấp thu
của các chất dinh dưỡng đối với cây. Sự cạnh tranh giữa H

+
và các cation
khác, giữa OH
-
và với các anion khác có tầm quan trọng đối với sự dinh
dưỡng khoáng của cây, khi pH thấp hơn 7 thường đó là hiện tượng phổ biến
trong dung dịch đất (thường ở các vùng đất ẩm) hơn là các giá trị pH cao. Sự
cạnh tranh giữa H
+
và cation thu hút sự chú ý hơn sự cạnh tranh giữa OH
-
với
anion. Nồng độ H
+
tăng (tức pH giảm) khi thiếu Ca
2+
làm giảm nhanh sự hấp
thu K
+
. Khi pH bằng hoặc thấp hơn 4 sẽ mất K
+
khỏi rễ. Hiệu ứng đó có thể
được giải thích là trong khoảng pH từ 4-7, xảy ra sự cạnh tranh giữa H
+
và K
+

vào vị trí liên kết của chúng trên màng sinh chất. Tuy nhiên nếu pH chuyển
dịch về phía kiềm quá cũng gây ảnh hưởng không tốt đối với sự dinh dưỡng
của cây.

Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 14

Đất là môi trường thuận lợi đối với sự phát triển của vi sinh vật. Nhiều
tính toán gần đúng cho thấy trong 1g đất có 10
9
vi khuẩn, 10
5
nấm, 10
3

actinomyces và 10
3
tảo. Các vi sinh sinh vật có thể tham gia vào sự khoáng
hóa các chất hữu cơ và bằng cách đó chuyển các chất khó tan thành dạng dễ
hấp thu đối với cây. Chất hữu cơ của đất là nguồn dự trữ quan trọng nhất các
chất dinh dưỡng đối với cây. Các vi sinh vật cố định nitơ khí quyển có ý
nghĩa rất quan trọng. Các vi sinh vật thực hiện sự chuyển hóa (oxi hóa khử)
một loạt các hợp chất vô cơ, chuyển chúng thành dạng dễ hấp thu, hoặc ngược
lại. Đặc điểm quan trọng nhất của vi sinh vật là tiết ra một loạt các chất có
hoạt tính sinh học như vitamin, phytohormon vốn có tác dụng tăng sinh
trưởng của thực vật bậc cao. Nhiều loại thực vật bậc cao sống cộng sinh với
nấm bằng cách tạo nên rễ nấm. Tạo rễ nấm giúp cho sinh trưởng của cây do
nấm giúp tăng bề mặt hoạt động hấp thụ của rễ và bằng cách đố xúc tiến quá
trình hút nước và các chất dinh dưỡng từ đất.
Trên thực tế, thực vật có khả năng hấp thụ với số lượng nhiều hay ít
khác nhau từ môi trường xung quanh tất cả các nguyên tố của hệ thống tuần
hoàn. Các nguyên tố trong cây thường được phân loại dựa vào hàm lượng (%

trong sinh khối khô, tươi, hoặc % tro) của mỗi nguyên tố trong cây gồm:
- Các nguyên tố đại lượng (chiếm từ 10
-1
- 10
-4
% chất khô) là C, H, O,
N, K, Ca, Mg, P, S… các nguyên tố này chiếm 99,95% khối lượng khô của
cây.
- Các nguyên tố vi lượng (chiếm từ 10
-5
- 10
-7
% chất khô): Mn, B, Sr,
Cu, Zn, Mo…
- Các nguyên tố siêu vi lượng (chiếm từ 10
-8
- 10
-14
% chất khô): As, I,
Cs, Ge…
Các nguyên tố này được cây trồng hay thực vật hấp thu qua đất là chủ
yếu và được bổ sung từ phân bón do con người thực hiện. Theo các nhà
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 15

nghiên cứu, phân bón lá có hiệu lực nhanh, cây trồng sử dụng tới 95% chất
dinh dưỡng, bón qua lá tốt nhất là khi bón thúc, bón bổ sung để cung cấp
nhanh chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Như đã biết, các nguyên tố vi lượng đóng vai trò rất quan trọng trong
cải thiện năng suất cây trồng [58]. Theo tác giả Ziaeian và Malakouti (2001)
[67] thì kẽm, đồng và mangan được hấp thụ tăng lên rõ rệt ở đối tượng ngũ
cốc và cây Irit (flag). Các nguyên tố vi lượng giúp sự hình thành diệp lục, axit
nucleic, sinh tổng hợp protein và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
một số enzym trong quang hợp cũng như một số enzym tham gia vào quá
trình hô hấp của cây [57]. Theo báo cáo của NDFC (1998) để tạo ra 2 tấn sản
lượng ngũ cốc thì một ha ngũ cốc đã lấy đi 34-50g đồng, 232-1219g sắt, 140-
330g mangan và 66-209g kẽm từ đất [52]. Các dẫn liệu phân tích cho thấy
đồng, sắt, kẽm và mangan ở lá của dâu tây và lúa mì tăng lên rõ rệt khi sử
dụng phân bón Hal-Tonic (một loại phân bón cho cây trồng) với liều lượng
khác nhau [43]. Mặc dù chúng ta cung cấp đủ dinh dưỡng NPK cho cây
nhưng chúng ta sẽ không thể thu được năng suất cây trồng tối đa nếu cây
trồng không được cung cấp các nguyên tố vi lượng. Theo tác giả Nataraja
(2006) [51] thì tiềm năng năng suất cây trồng chỉ có thể đạt tối đa khi các
nguyên tố vi lượng được xử lí cho cây trồng cùng với sự có mặt đầy đủ của
các nguyên tố NPK. Tác giả Chaudry và cộng sự (2007) [32] cho rằng có sự
tương quan thuận giữa hàm lượng các nguyên tố vi lượng (kẽm, sắt và bo)
được cung cấp cho cây với năng suất của chúng ở đối tượng lúa mì, tác động
kết hợp các nguyên tố này cho hiệu quả cao hơn so với tác động đơn lẻ của
từng nguyên tố [47]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nadim M.A (2011)
khi xử lí trên đối tượng lúa mì bằng các nguyên tố vi lượng khác nhau đã cho
thấy bo cải thiện năng suất của cây lúa mì, đồng và mangan có mối quan hệ
thuận với sản lượng của lúa mì [50]. Có thể chỉ ra vai trò của một số nguyên
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 16

tố vi lượng như sau: kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong rất nhiều quá trình

chuyển hóa trong cây, còn sự thiếu hụt nguyên tố sắt là nguyên nhân gây mất
cân bằng trong chuyển hóa ion đồng và ion mangan. Hàm lượng các nguyên
tố vi lượng trong đất sẽ bị cạn kiệt nếu chế độ canh tác liên tục không hợp lí
mà không được bổ sung thì sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây
trồng sau đó. Theo Deb và Zeliaing (1975) nghiên cứu trên đối tượng cây lúa
cho thấy không có sự tương quan thuận giữa trọng lượng khô của cây lúa với
việc xử lí ion kẽm hoặc ion sắt. Hàm lượng kẽm của thực vật không bị ảnh
hưởng khi xử lí ion kẽm và ion sắt trong khi đó hàm lượng sắt lại giảm xuống
khi xử lí bằng hai ion này [35]. Theo Chaudhry và Wallace cho rằng trên cây
lúa, ion sắt ức chế hoàn toàn sự hấp thụ ion kẽm [33].
Phun qua lá (Foliar spray) là kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong việc
cung cấp nguyên tố vi lượng đặc biệt là sắt và mangan cho nhiều loại cây
trồng khác nhau. Các loại muối vô cơ tan thường tác động giống như các hợp
chất chelat tổng hợp trong phương pháp phun qua lá này, vì thế các muối vô
cơ được lựa chọn vì giá rẻ hơn so với áp dụng các hợp chất chelat. Nếu phun
qua lá với nồng độ thích hợp thì có thể khác phục được các triệu chứng thiếu
hụt vi lượng ngay trong một vài ngày đầu sau phun. Có hai kĩ thuật thích hợp
dùng trong phun qua lá. Thứ nhất là sử dụng các bình phun tĩnh điện
(electrostatic sprayers), kĩ thuật này giúp phun dung dịch dưới dạng sương mù
làm tăng hiệu quả bám của dung dịch vào cây. Kĩ thuật phun qua lá thứ hai
được gọi là Sonic BloomTM, kĩ thuật này sử dụng âm thanh để tăng cường
khả năng hấp thụ dinh dưỡng [38]. Dinh dưỡng qua lá được sử dụng rộng rãi
để cung cấp chính xác các nguyên tố thiếu hụt cho cây mà đất không cung cấp
đủ qua bộ rễ [62]. Những lợi ích của dinh dưỡng qua lá được quan sát ở nhiều
điều kiện khác nhau.
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 17


Đã có quan sát thấy rằng các nguyên tố vi lượng giúp tăng năng suất
của nhiều loại cây trồng khác nhau. Khi đất có độ pH cao và các chất hữu cơ
thấp, thì thường xảy ra sự thiếu hụt dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng [63].
Tác giả Savithri và cộng sự [59] cho rằng năng suất lúa sẽ tăng tối đa khi
phun qua lá dung dịch FeSO
4
1-2%. Tác giả Ali và cộng sự [30] cũng nghiên
cứu trên đối tượng cây lúa cho thấy năng suất đạt cao nhất (6087kg/ha) khi xử
lí đồng thời NPK + Zn
2+
+ Cu
2+
+ Fe
2+
+ Mn
2+
so với xử lí riêng bằng NPK
(đạt 4073kg/ha). Tác giả Johnson và cộng sự thông báo rằng khi xử lí nguyên
tố vi lượng làm tăng rõ rệt năng suất lúa gạo. Hơn nữa, theo Sultana và cộng
sự [65] khi phun qua lá dung dịch MnSO
4
trên đối tượng gây thiếu hụt vi
lượng do muối làm tăng hoạt động quang hợp của cây, tăng tích lũy chất khô,
tăng số hoa và tăng năng suất ngũ cốc. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng
phương pháp bổ sung nguyên tố vi lượng qua đất và phun qua lá trên cây lúa
mì kết quả là có sự tương quan thuận giữa năng suất lúa mì với hàm lượng
nguyên tố vi lượng được sử dụng[40], [56], [66]. Việc phun qua lá các nguyên
tố vi lượng cho thấy có hiệu quả với so với việc cung cấp nguyên tố vi lượng
qua đất trồng. Phun qua lá bằng nguyên tố Bo vào giai đoạn ra hoa ở cây lúa
mì làm tăng năng suất của chúng, trong khi đó sự thiếu hụt nguyên tố này sẽ

ảnh hưởng đến sự hình thành hạt phấn dẫn đến ảnh hưởng tới năng suất lúa mì
[41]. Nhóm tác giả Khan, M.B (2010) nghiên cứu cũng trên đối tượng lúa mì
về hiệu quả của nguyên tố vi lượng được cung cấp qua chế phẩm Shelter bằng
phương pháp phun qua lá cho thấy có sự gia tăng lên về số hạt trên bông,
trọng lượng 1000 hạt, năng suất kinh tế, năng suất sinh học… [44].
Theo nghiên cứu của tác giả Khosa S.S và cộng sự (2011) [45], trên đối
tượng cây hoa cúc đồng tiền Gerbera jamesonii L. khi phun qua lá nguyên tố
đa lượng NPK và nguyên tố vi lượng (Zn, B, Fe và Mn) cho thấy khi phun bổ
sung dinh dưỡng qua lá làm cây ra hoa sớm hơn (khoảng 81,88 ngày) so với
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 18

đối chứng không phun bổ sung chất dinh dưỡng qua lá (105,55 ngày), chiều
cao cây, số cành/cây, chiều dài cành/cây, số lá/cây, diện tích lá đều tăng ở các
công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng không phun bổ sung nguyên
tố đa lượng và vi lượng qua lá.
Như đã đề cập, phun qua lá là phương pháp tin cậy cho phép bổ sung
dinh dưỡng cho thực vật, ngoài việc thực vật lấy dinh dưỡng chủ yếu từ đất.
Đối với một số yếu tố khoáng ở một vài loại cây trồng thì phun qua lá là cách
tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho chúng ví dụ như nguyên tố canxi với cây
trồng ăn quả. Tuy nhiên, lá và quả có thể bị cháy nếu nồng độ các chất phun
qua lá quá cao. Ngược lại, nếu nồng độ dung dịch phun quá thấp, thực vật sẽ
không có đủ dinh dưỡng. Thông thường, cây trồng cần các nguyên tố vi lượng
(đây là các nguyên tố được hấp thụ bởi thực vật với một lượng nhỏ) được
cung cấp nhờ phương pháp phun qua lá. Tuy nhiên, đối với các nguyên tố đa
lượng chẳng hạn như nitơ, kali, thì việc phun qua lá không thể cung cấp đủ
cho cây vì đối với những chất này cây cần một lượng lớn. Sau đây là bảng
hướng dẫn sử dụng nồng độ để phun chất dinh dưỡng qua lá. Nguyên tắc là,

các chất vi lượng được dùng ở dạng dung dịch 1% (1kg/100lit) và đối với cây
trồng ngoài đồng ruộng nồng độ dùng thường thấp hơn 1%, còn đối với cây
trồng vườn nhà thường dùng ở nồng độ 0,1%. Đối với các nguyên tố đa lượng
thì thường sử dụng nồng độ cao hơn, dao động từ 5-10% (khối lượng/thể tích)
đối với cây ngoài đồng ruộng, còn rau là 1-2% (1-2kg/100lit) và 0,5% dùng
cho cây ăn quả. Khi phun hai hay nhiều dung dịch dinh dưỡng qua lá để kích
thích, có thể sẽ làm giảm hiệu quả mong muốn và nên phun nhắc lại nếu cần
thiết.



Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 19

Bảng 1.3. Gợi ý nồng độ phun nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng
trong một số chế phẩm
Chế phẩm
(tên thương mại
theo Incitec Pivot
Limited.)

Tỉ lệ
kg/ha
để
phun
Thể tích phun (lit/ha) và nồng độ phun
(kg/100lit)


Gợi ý sử dụng
Ngũ cốc và
cây trồng
ngoài ruộng
50lit/ha
Rau
500lit/ha
Cây ăn
quả, nho,
hoa
1500lit/ha
Liquifert N
Liquifert Lo-Bi
10
10-20
1-2
0,5
Có thể tới 30kg/ha (dung dịch
20-30% và 100lit/ha) dùng đối
với ngũ cốc trồng vào mùa
đông khi đẻ nhánh.
Liquifert P
Liquifert MKP
2,5-5
-
0,5-1,5
0,25-0,5
P là nguyên tố quan trọng đối
với giai đoạn sớm quá trình
sinh trưởng, không thường

phun P qua lá để bổ sung dinh
dưỡng
Liquifert K
Nitrate
5-10
Cây bông
Qua đất 5%
Qua không khí
10-20%
0,5-2%
0,5-1
Sử dụng 20kg/ha KNO
3
đối với
cây ăn quả hoặc cây trồng
ngoài ruộng. Phun chế phẩm
Liquifert K (K
2
SO
4
) cũng được
dùng để phun qua lá nhằm bổ
sung K, nhưng do chất này ít
tan nên phun với thể tích lớn.
Hydro Calcinit
5
-
0,8
0,5
Thông thường, phun chất này

hàng tuần khi quả đã đạt kích
thước tối đa vì canxi không di
chuyển ở thực vật. Phun chế
phẩm EASY Cal (dung dịch
canxi nitrat) có thể dùng thay
thế Hydro Calcinit.
Liquifert Mag
2-5
2-5
0,25-1
0,25-0,5
Một số tác giả cho rằng nên
phun dung dịch 1%
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 20

(1kg/100lit) đối với cây nông
nghiệp. Và phun hai tuần một
lần vào giai đoạn sinh trưởng
quan trọng.
Solubor
0,5-
2,5
1-2
0,2-0,5
0,1-0,25
Phun hai hoặc nhiều lần trong
giai đoạn sinh trưởng quan

trọng. Nhằm bổ sung nguyên tố
Bo.
Bluestone
0,5-1
1
0,05-0,1
0,05-0,1
Phun một đến hai lần vào giai
đoạn sinh trưởng sớm, một lần
vào mùa xuân đối với cây trồng
ăn quả, còn với ngũ cốc phun
trước giai đoạn hình thành hạt
phấn.
Iron Sulfate
1

0,1
0,05-0,1
Sắt không di động trong thực
vật. Phun ba hoặc bốn lần nếu
cần trong suốt giai đoạn sinh
trưởng.
Manganese
Sulfate
1-2
1
0,1-0,5
0,1-0,2
Phun 1 hoặc 2 lần vào đầu mùa
sinh trưởng của cây hoặc phun

vào mùa xuân, phun 2 lần với
nồng độ lên tới 3,5kg/ha ở tuẩn
6-8 và tuần 12-14 sau khi hạt
nảy mầm đối với ngũ cốc.
Liquifert Zinc
1
1-2
0,2-0,25
0,1
Phun 2 lần sau các giai đoạn
“khủng hoảng” hoặc chuyển
cây. Phun 1 lần với cây ăn quả
vào mùa xuân.
Sodium
Molybdate
50g

0,05-0,1

Phun 1 hoặc 2 lần ở giai đoạn
cây con, đủ để làm ẩm lá.
(Nguồn: [68]
Có rất nhiều yếu tố chẳng hạn như nhiệt độ cao, độ dài ngày và độ ẩm
tương đối có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh tổng hợp các hormon (axit
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 21

abxixic, gibberellin, xitokinin). Các chất này ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều

quá trình sinh lý trong cơ thể và do đó sẽ hạn chế khả năng sinh trưởng của
thực vật. Ngày nay, việc ứng dụng các chất tổng hợp ngoại sinh có tác dụng
tương tự các phytohormon có thể giúp cây sinh trưởng nhanh do các chất đó
giúp cho các quá trình sinh lý trong cây diễn ra mạnh mẽ. Các hợp chất có tác
dụng kích thích sinh trưởng được tổng hợp trong cây được gọi là
phytohormon và các hợp chất được tổng hợp nhân tạo nhưng có chức năng
tương tự với các phytohormon được gọi là chất điều hòa sinh trưởng thực vật
[46]. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật giúp đẩy nhanh sinh trưởng và
phát triển và chúng được sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều loại cây trồng
quan trọng. Các chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng làm cho sản lượng cây
trồng đạt mức tối đa [42]. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật điều khiển
sự phát triển sinh dưỡng không mong muốn và làm tăng số mầm và có thể
góp phần làm tăng năng suất ở cây trồng.
Chế phẩm Pix (mepiquat chloride) là một chất điều hòa sinh trưởng
thực vật được sử dụng rộng rãi giúp làm tăng năng suất ở cây bông những
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sợi [37]. Tuy nhiên, cũng có một số
nghiên cứu cho rằng hợp chất này làm giảm năng suất cây bông [53]. Các
chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Atonik, Recine và Cytozmye làm tăng
năng suất cây bông [54]. Theo tác giả Abro và cộng sự (2004) [29] thông báo
rằng naphthalene làm chậm quá trình thành thục và tăng chiều cao, số chồi và
năng suất ở cây bông.
Các nhà sản xuất tạo ra các chất điều hòa sinh trưởng thực vật thương
mại nhằm tăng năng suất cây trên một đơn vị diện tích, tuy nhiên có một số
vấn đề gặp phải khi lựa chọn chất này về vấn đề hiệu quả của chúng đối với
từng loại cây trồng, do đó cần có thông tin về tính hiệu quả để phổ biến phạm
vi sử dụng một cách rộng rãi.
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 22


Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (plant growth regulator - PGR) là
các hợp chất hữu cơ, một số là chất dinh dưỡng giúp làm thay đổi các quá
trình sinh lý diễn ra trong cây. PGR được gọi là các chất kích thích sinh học
hoặc chất ức chế sinh học hoạt động ở bên trong tế bào để kích thích hoặc ức
chế hoạt động của các enzym đặc hiệu hoặc hệ thống các enzym giúp điều
hòa trao đổi chất ở thực vật. Chúng thường hoạt động với nồng độ rất thấp
trong cơ thể thực vật.
Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật quan trọng lần đầu tiên được
phát hiện vào những năm 1930. Từ đó đến nay, có nhiều các hợp chất tự
nhiên và nhân tạo đã làm thay đổi chức năng, hình dáng và kích thước của cây
trồng nông nghiệp đã được phát triển. Ngày này, các chất PGR đặc hiệu được
sử dụng để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng của toàn bộ hoặc bộ phận cây
trồng ở nhiều trạng thái phát triển khác nhau, từ giai đoạn nảy mầm đến khi
thu hoạch và sau thu hoạch.
Các chất hóa học điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng tích cực đối với
nhiều loại cây trồng quan trọng trong nông nghiệp. Nhiều loại chất PGR được
sử dụng hiện nay thường có ảnh hưởng gián tiếp đối với năng suất cây trồng
Hầu hết các chất PGR tự nhiên hay nhân tạo được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm chất kích thích sinh trưởng: (1) Auxin: Kích thích sự kéo dài thân (chỉ
với nồng độ thấp); thúc đẩy sự hình thành rễ bên và rễ bất định; điều hòa sự
phát triển của quả; tăng cường ưu thế đỉnh; Các chức năng trong phản ứng
hướng quang và hướng trọng lực; thúc đẩy sự biệt hóa mô mạch; làm chậm sự
rụng lá. Ví dụ, ở nồng độ thấp thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc nhóm auxin) kích
thích tế bào kéo dài, trong khi đó ở nồng độ cao, nó ức chế sự kéo dài của tế
bào thậm chí gây độc. Auxin cũng kích thích sự biệt hóa của tế bào, sự hình
thành rễ của cành cắt rời, và kích thích sự hình thành mô mạch gỗ, mạch rây.
(2) Gibberellin: Kích thích thân kéo dài, hạt phấn phát triển, sinh trưởng ống
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)


Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 23

phấn, sinh trưởng quả, và sự phát triển của hạt, nảy mầm; điều chỉnh xác định
giới tính và chuyển đổi từ pha non trẻ tới pha trưởng thành. (3) Xitokinin:
Điều hòa sự phân cắt (chia) tế bào đỉnh chồi và rễ; thay đổi ưu thế đỉnh và
thúc đẩy sự sinh trưởng của chồi; thúc đẩy sự vận chuyển dinh dưỡng vào mô;
kích thích hạt nảy mầm; làm chậm sự già hóa của lá.
- Nhóm chất ức chế sinh trưởng: (1) Axit abxixic: Ức chế sinh trưởng; thúc
đẩy lỗ khí đóng trong quá trình hạn nước; thúc đẩy hạt nghỉ và ức chế sự nảy
mầm; thúc đẩy sự già hóa của lá; thúc đẩy khả năng chịu khô hạn. (2) Etylen:
Thúc đẩy sự chín của nhiều loại quả, sự rụng lá, và phản ứng tăng gấp ba lần
ở cây con (ức chế kéo dài thân, thúc đẩy mở rộng bên, và sinh trưởng ngang);
tăng cường tỉ lệ già hóa; thúc đẩy sự hình thành lông hút và rễ; thúc đẩy ra
hoa ở họ Dứa.
Các sản phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật thường được sử dụng
nhằm: (1) kích thích sự nảy mầm, (2) kích thích sinh trưởng rễ, (3) kích thích
sự vận động của dinh dưỡng trong cơ thể thực vật, (4) tăng khả năng chống
chịu của thực vật và cải thiện hàm lượng nước tương đối trong cây, (5) kích
thích thành thục sớm, (6) tăng khả năng chịu bệnh, (7) làm chậm sự già hóa
và (8) cải thiện năng suất và/hoặc chất lượng cây trồng.
Thông thường các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật thường chứa
các thành phần sau: (1) dịch chiết từ vi khuẩn, nấm men, nấm, tảo biển
thường bổ sung thêm auxin, gibberellin, xitokinin và adenin hoặc adenin
monophotphat (AMP). (2) Adenin, AMP, và AMP vòng. (3) Axit idol butyric
và/hoặc axit idol axetic. (3) Gibberellin - là nhóm chất đa dạng với hơn 70
hợp chất. (4) Xitokinin: 6-furfuryl aminopurin, 6-benzyl-amino purin, zeatin,
dihydrozeatin và hơn 20 loại hợp chất liên quan. (5) Polyethylenglycol. (6)
Dinoseb: 2-sec butyl-4,6-dinitrophenol. (7) Protein và/hoặc axit amin. (8)
Cacboxylic, phenolic, và/hoặc axit humic.

Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 24

Nghiên cứu trên đối tượng cây nho, tác giả Mishra và cộng sự (1972)
[49] thông báo rằng khi sử dụng GA
3
với nồng độ 5ppm làm tăng chiều dài
thân leo. Nồng độ GA
3
5, 10, 15ppm và nồng độ NAA 25, 50 và 75ppm ở giai
đoạn 4 và 6 lá thật làm tăng chiều dài thân của cây nho. Tác giả Sidhu và
công sự (1982) [61] sử dụng CCC nồng độ 100ppm và ethrel 250ppm phun có
tác dụng kéo dài chồi chính của cây dưa. Theo tác giả Mangal và cộng sự
(1981) [48] khi sử dụng CCC nồng độ 250ppm làm tăng rõ rệt về chiều cao
cây so với sử dụng CCC nồng độ 500ppm ở cây mướp đắng. Tương tự, khi sử
dụng GA
3
nồng độ 25ppm và NAA nồng độ 50ppm kích thích sự kéo dài của
nho và bầu bí….
Theo tác giả Das và Swain (1977) [34] cho rằng nitơ và chất điều hòa
sinh trưởng làm tăng số lá cũng như diện tích lá của cây bí ngô khi dùng dung
dịch platnofix (100ppm), ethrel (200ppm) và alar (200ppm) ở giai đoạn 10
ngày và 20 ngày sau trồng. Trong khi đó tác giả Singh và cộng sự (1991) [64]
sử dụng hợp chất mixtalol (30ml/10lit) phun qua lá là tăng số lá trên cây
bottlegourd. Khi sử dụng GA
3
để tẩm ướt hạt trong 12 giờ sẽ làm tăng số lá
trên cây ở muskmelon [55].

Nghiên cứu theo hướng khác, tác giả Gopalkrishnan và Choudhary
(1978) [39] sử dụng GA
3
ở các nồng độ 25, 50ppm phun qua lá làm tăng
trọng lượng quả. Tác giả Ahmed và cộng sự (1985) phun cycoccel (500ppm)
ở giai đoạn 21 ngày sau khi trồng ở đối tượng khoai tây làm cho hàm lượng
diệp lục a và b tăng cao hơn so với đối chứng. Tương tự, khi sử dụng CCC và
mepiquat chloride ở khoai tây làm tăng hàm lượng diệp lục so với đối chứng
[36], tác giả Siddareddy (1988) [60] quan sát thấy khi phun qua lá chế phẩm
mixtalol (1-2ppm) làm tăng hàm lượng đường khử, hàm lượng đường không
khử, đường tổng số và protein ở quả cà chua. Theo Choudhury và Elkholy
[33] khi phun qua lá GA
3
(10ppm) ở giai đoạn 2 và 4 lá thực trên cây dưa
Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất
và phẩm chất cây lạc (Arachis hypogeae L.)

Nguyễn Thanh Hiên: Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm-K14 ĐHSP Hà Nội 2 * Trang 25

chuột nhận thấy năng suất quả tăng cao hơn so với đối chứng. Phun CCC qua
lá ở nồng độ (250 và 500ppm) ở giai đoạn 4 lá thực và sau 15 ngày so với
phun lần 1 trên cây mướp đắng cho năng suất cao nhất so với phun axit
abxixic (25ppm) và ethrel (250ppm) và boron (1ppm) [48].
Ở Việt Nam, theo Trần Thị Áng (1996) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
phân vi lượng đối với năng suất và phẩm chất một số cây trồng thì: phân vi
lượng đã làm tăng năng suất lúa từ 15 - 20% so với đối chứng, ngô tăng từ 7 -
26%. Hơn nữa phân vi lượng còn làm tăng phẩm chất nông sản, làm hàm
lượng tinh bột tăng 4 - 7%, làm tăng lượng protein tổng số trong hạt ngô VMI
14% [1].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mã cũng cho thấy: phân vi

lượng có tác động mạnh đến sự hình thành nốt sần ở rễ đậu tương, làm tăng
hoạt tính enzim nitrogennase từ 20 - 30% làm tăng năng suất và hàm lượng
protein từ cây đậu tương Cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Mã khi phun dung dịch vi lượng qua lá ở nồng độ 0,02% vào lúc ra hoa
làm tăng khả năng chịu hạn và năng suất so với đối chứng. Xử lý hạt giống
với nồng độ 0,005% và phun lên lá với nồng độ 0,02% cũng có kết quả tương
tự [17], [18]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn
Mã đã khẳng định: phun phân vi lượng dưới dạng chế phẩm Vilado có ảnh
hưởng tới khả năng chịu hạn của đậu xanh và cũng khẳng định khi phun
Vilado vào thời kỳ ra hoa và cành có thể làm tăng năng suất đậu xanh từ 10 -
13%, tăng hàm lượng protein 15 - 35% [15]. Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Duy Minh (2011) về hiệu lực của molypden tẩm vào hạt và phun trên
lá cây đậu xanh cho thấy: khi sử dụng ở các nồng độ 1, 5, 10, 20mg/l Mo tẩm
vào hạt làm tăng đáng kể tỷ lệ nảy mầm của đậu xanh, còn khi sử dụng dung
dịch bổ sung molypden phun qua lá ở các giai đoạn 7 lá, 9 lá, ra hoa và tạo
quả đều làm tăng chiều cao cây, tăng diện tích lá, giảm cường độ thoát hơi

×