Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích đậu quả Pisomix Y95 lên lá đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất lạc (LV00711)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Văn Đính. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất tới thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu. Ban chủ nhiệm khoa Sinh -
KTNN, cùng các thầy cô trong tổ sinh lý sinh hoá, cán bộ phụ trách phòng thí
nghiệm.Trung tâm hỗ trợ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
các bạn sinh viên trong nhóm nghiên cứu, các anh chị trong ban quản lý thư
viện trường ĐHSPHN 2.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã hết lòng ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ, động viên,
khích lệ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thuý








LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong


bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thuý


















1
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị
kinh tế cao. Cây lạc được gieo trồng phổ biến ở 115 nước trên thế giới với
diện tích 25,6 triệu ha. Hạt lạc là một trong những nguồn thực phẩm chứa

nhiều chất béo và protein cần thiết cho khẩu phần ăn của con người. Ngoài ra,
hạt lạc còn chứa các vitamin nhóm B và một lượng hyđratcacbon. Hạt lạc là
nguyên liệu chính để sản xuất dầu ăn, bánh kẹo, phomát …và là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị. Các phụ phẩm của lạc (khô dầu, thân, lá) dùng làm thức
ăn cho gia súc đều rất tốt và rẻ tiền. Trồng lạc có tác dụng cải tạo đất và phù
hợp với cơ cấu chuyển đổi kinh tế nông nghiệp hiện nay [11].
Ở Việt Nam, cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây nông
nghiệp, đặc biệt ở những nơi có khí hậu thường xuyên biến động và điều kiện
canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, nhờ tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn và ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất đã góp
phần tăng năng suất lạc một cách đáng kể. Cây lạc đang đứng đầu trong số
các cây công nghiệp ngắn ngày tham gia vào thị trường xuất khẩu và cùng
đậu tương đang là một trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của nhà nước.
Mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 80-127 nghìn tấn lạc hạt, chiếm 30-50%
tổng sản lượng. Ngày nay, cây lạc đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn
cho đất nước. Ở nhiều vùng sản xuất, lạc là nguồn thu nhập chính cho người
nông dân
[7].

Ở thực vật ngoài rễ là cơ quan hút nước và khoáng thì chúng còn có khả
năng hấp thụ một số chất từ thân, lá. Chính vì vậy, trong sản xuất con người
đã sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất kích thích sinh
trưởng phun lên lá nhằm bổ sung, nâng cao một số chất cần thiết cho cây
2
trồng gọi chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: chất dinh
dưỡng được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu xuất sử dụng phân bón cao
hơn, chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng nhanh các quá
trình sinh lí trong cây, do vậy làm tăng năng suất và chất lượng nông sản [2];
[12]; [13]; [14]; [15]; [20]; [25]. Do lợi ích của phân bón lá đã được khẳng
định như vậy nên hiện nay trên thị trường đã bán rất nhiều các chế phẩm dùng

phun lên lá như: Phân bón lá cao cấp Đầu Trâu; chế phẩm Pisomix Y95; chế
phẩm kích thích ra lá v.v… [48]; [54];…
Tuy nhiên đối với cây lạc, chế phẩm Pisomix Y95 có thực sự có hiệu
quả hay không còn ít tài liệu bàn đến. Chính vì lí do đó chúng tôi chọn đề tài
“Ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích đậu quả Pisomix Y95 lên lá
đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất lạc” nhằm khẳng định
hiệu quả của loại chế phẩm này đối với một số chỉ tiêu sinh lí cũng như năng
suất, phẩm chất lạc làm cơ sở khuyến cáo cho người sản xuất.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm kích thích đậu quả Pisomix Y95 đang
được bán tại các cơ sở dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc đến khả
năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất quả của giống lạc L14 hiện đang
được người nông dân trồng phổ biến ở Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó khuyến cáo
cách dùng sản phẩm này cho người nông dân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành trồng giống lạc L14 và chia làm 2 lô: Lô đối chứng
(không phun Pisomix Y95) và lô thí nghiệm (phun Pisomix Y95) phun lần 1 vào
giai đoạn cây được 7 lá thực và bắt đầu ra hoa. Phun lần 2 cách lần một là 10
ngày khi cây ra hoa rộ và hình thành quả. Cách bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh, chế độ chăm sóc đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức.
Tiến hành đánh giá hiệu lực của chế phẩm Pisomix Y95 đến các chỉ tiêu:
3
3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Chiều cao cây, đường kính thân
cây; khả năng phân cành và nhánh/cây.
3.2. Chỉ tiêu quang hợp: Hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá, cường
độ quang hợp (xác định theo phương pháp nửa lá của Shachs, khả năng tích
lũy sinh khối của cây); huỳnh quang diệp lục.
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm Pisomix Y95 đến một số chỉ
tiêu phẩm chất hạt lạc như: hàm lượng vitamin C, đường khử, tinh bột, lipit

và protein v.v
3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng ra lá đến
cây lạc để khuyến cáo cho người sản suất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng thực vật là giống lạc L14 hiện đang được trồng phổ biến ở
khu vực Vĩnh Phúc.
- Chế phẩm Pisomix Y95: Là chế phẩm kích thích đậu quả cây trồng thế
hệ mới có nguồn gốc từ Asihi Chemical MFG. Co., LTD. Japan.
- Các máy móc và hóa chất phục vụ cho nghiên cứu như: máy cất đạm tự
động, máy quét lá, máy đo hàm lượng diệp lục tổng số
SPAD -502, do
Nhật Bản sản xuất,
máy đo huỳnh quang v.v. Hóa chất gồm: H
2
O
2
; H
2
SO
4
;
KMnO
4
; HCl; axit Ascobic v.v.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 20 tháng 03 năm 2011 đến
ngày 30 tháng 10 năm 2012.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phun Pisomix Y95 lên lá đến các chỉ tiêu
sinh lý, năng suất và phẩm chất lạc L14 đang được trồng phổ biến ở Vĩnh

Phúc.
4
- Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật
của khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, Trung tâm hỗ trợ NCKH &
chuyển giao công nghệ và ngoài đồng ruộng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng
của các chế phẩm kích thích đậu quả đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
quả đối với cây lạc.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định chế phẩm Pisomix
Y95 có phù hợp với cây trồng cụ thể là cây lạc hay không. Nếu thực sự chúng
có vai trò làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất, phẩm chất thì khuyến
cáo để người nông dân sử dụng và ngược lại.














5

PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc của cây lạc
Cây lạc được người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát hiện ở vùng
Nam Mỹ, đặc biệt ở vùng đảo Tây Ấn, Mehico, vùng biển Đông - Đông Bắc
Braxin,…Theo các nhà lịch sử tự nhiên, người Inca đã trồng lạc như một loại
rau có tên Ynchis dọc vùng biển duyên hải Peru vào khoảng 1500-1200 năm
trước Công Nguyên.
Tới thế kỷ 17 các nhà tự nhiên học Châu Âu mới biết đến cây lạc. Từ
đó cây lạc được phổ biến ở Châu Âu, vùng bờ biển Châu Phi, Châu Á, quần
đảo Thái Bình Dương và cuối cùng là tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Ngày nay
cây lạc đã được trồng phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới với diện tích
lớn [21].
1.2. Giá trị kinh tế và đặc điểm nông sinh học của cây lạc
Cây lạc (còn có tên gọi khác là đậu phộng, đậu nụ) có tên khoa học là
Arachis hypogaea L. là cây thảo hàng năm.
Hạt lạc chiếm 40% - 58% lipit, 16% - 43% protein, 6% - 24% gluxit,
2,5% celluose. Trong 100g lạc có 60 UI vitamim A, 300 UI vitamin nhóm B,
một lượng vitamin PP đủ dùng cho người lớn trong 1 ngày và cung cấp 578,6
calo. Protein của lạc có đủ 8 loại axit amin không thay thế, đặc biệt trong hạt
lạc có chất lecithin (phosphattidyl choline) có tác dụng làm giảm lượng
cholesterol trong máu, chống hiện tượng xơ vữa mạch máu. Thức ăn bằng lạc
có thể khắc phục tình trạng thiếu protein cho con người [9]. Dầu lạc là 1 hỗn
hợp glyxerin chứa 80% axit béo không no, có độ nhớt thấp, mùi thơm. Dầu
lạc được sử dụng trong y học, kỹ nghệ dầu máy, sản xuất xà phòng Hạt lạc
là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 80 -
120 ngàn tấn lạc, chiếm 30% - 50% tổng sản lượng. Các phụ phẩm của lạc
6
như khô dầu, thân lá dùng để chế biến thức ăn cho gia súc hay phân bón đều
có giá trị dinh dưỡng cao và rẻ tiền, một kilogam khô dầu lạc chứa 400 gam

protein, 80 gam lipit [9].
Trồng lạc còn có tác dụng chống sói mòn và cải tạo đất. Nhờ sự hoạt
động của vi khuẩn nốt sần mà sau một vụ lạc sẽ để lại trong đất từ 40 - 60 kg
N/ha. Mặt khác, cây lạc có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 125 ngày, nên
có thể xen canh, gối vụ với các cây trồng khác làm tăng giá trị kinh tế trên
một đơn vị diện tích đất trồng [9].
1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lạc
1.3.1. Đặc điểm hình thái của cây lạc
Cây lạc là cây thảo hằng năm, còn có tên gọi khác là đậu phộng, đậu nụ,
tên khoa học là Arachis hypogaea L.
Lá lạc: thuộc loại lá kép lông chim, có 4 lá chét hình trái xoan ngược, gốc
lá tù, đầu lá tròn hay lõm, mỏng như màng, đối diện từng đôi một. Hai lá kèm
hình dải nhọn bao quanh thân. Trên thân chính thường có 20 - 30 lá. Sau khi
mọc, diện tích lá tăng dần và tăng nhanh nhất vào thời kì ra hoa rộ [9], [11].
Thân và cành: các giống lạc có thân chính cao khoảng 25 - 50 cm, thân
sinh trưởng nhanh ở thời kỳ cây con và đạt cao nhất trong thời kỳ hoa rộ
(khoảng 25 - 45 ngày). Lạc có cành cấp I và cành cấp II xuất hiện khi cây có
2-3 lá thật, tốc độ sinh trưởng của cành cấp II nhanh hơn cành cấp I (mọc từ
thân chính ra), khi cây bắt đầu nở hoa thì cành hầu như đã đạt mức tối đa [9],
[11].
Rễ: bộ rễ lạc gồm rễ cọc và rễ con. Rễ sinh trưởng, phát triển đạt trị số
cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, sau đó giảm dần trong thời kỳ
chín. Bộ rễ phát triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc.
Trên rễ có nhiều nốt sần, bên trong chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium sống cộng
sinh với rễ cây lạc, chúng có khả năng cố định nitơ tự do trong không khí tạo
đạm cung cấp cho cây và đất [9], [11].
7
Hoa và quả: Khi cây có 5 - 6 lá trên thân chính, bắt đầu có sự phân hóa
các mầm hoa. Cụm hoa chùm ở nách lá, mỗi vị trí có 3 - 5 hoa nhỏ, màu vàng.
Hoa tự thụ phấn, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất và hình thành quả

trong đất (do đó người ta gọi là củ lạc). Quả không chia đốt, hình trụ thuôn,
thon lại giữa các hạt, có vân mạng, mỗi quả có 1 - 4 hạt, hạt hình trứng, có
rãnh dọc, vỏ lụa màu đỏ, vàng, cánh sen hoặc trắng [9], [11].
1.3.2. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc
Các giống lạc trồng phổ biến ở Việt Nam có thời gian sinh trưởng từ 3
tháng rưỡi đến 4 tháng tùy giống và được chia làm 4 thời kì [9], [11].

Thời kỳ nảy mầm của hạt:
Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng lạc.
Đây là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái hoạt động.
Khi hút đủ nước, hạt trương lên nhanh, các enzim bắt đầu phân giải,
chuyển hóa các hợp chất hữu cơ tạo nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng của
rễ và mầm. Hạt nứt, rễ mầm nhú, chui ra khỏi hạt cắm xuống đất, tiếp sau đó
lá mầm phát triển nhanh, phôi mầm mọc hình thành cây lạc.

Thời kỳ cây con và trước ra hoa:
Giai đoạn cây con: tính từ lúc xòe lá mầm đến khi cây có 3 lá thật; Thời
kỳ này có thể kéo dài khoảng 25 - 45 ngày tuỳ giống và điều kiện nhiệt độ,
ẩm độ. Thời kì này cây rất cần đạm và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng,
đặc biệt nhu cầu về nước thời kì này cũng cao.
 Thời kỳ ra hoa, đâm tia và làm quả:
Sau mọc 25 - 45 ngày (hoặc 50 ngày), cây lạc bắt đầu nở hoa. Trong
giai đoạn này cây rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nếu nhiệt độ < 24
0

cây sẽ ra hoa ít và ra không tập trung. Thời kì này cây lạc chỉ cần đủ nước chứ
không cần độ ẩm quá cao sẽ không tốt cho sự sinh trưởng của cây, nhưng nếu
thiếu nước thời kỳ ra hoa tạo điều kiện hình thành tầng rời ở cuống hoa, gây
rụng hoa, giảm năng suất. Ngoài nước cây lạc còn cần đạm, kali cho sự hình
thành quả.

8

Thời kỳ hình thành quả, hạt và chín:
Cuối thời kỳ hoa rộ, nhiều tia đã đâm vào đất bắt đầu tạo quả. Thời kỳ
này kéo dài 65 - 70 ngày, chiếm một nửa thời gian sinh trưởng phát triển của
cây lạc. Quả và hạt của cây lạc có sự biến đổi về hình thái và sinh lí, hàm
lượng nước giảm dần, chất khô và lipit trong quả tăng lên. Độ ẩm là điều kiện
cơ bản đối với sự phát triển của quả. Thiếu nước bầu hoa héo, ngừng sinh
trưởng, nhưng nếu quá nhiều nước sẽ gây thối tia, thối quả.
1.4. Một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển
năng suất của cây lạc
1.4.1. Khí hậu
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp
sinh trưởng, phát triển và cuối cùng là năng suất của cây lạc.
* Nhiệt độ:
Lạc là cây trồng thích hợp với nhiệt độ cao. Tuy nhiên mỗi giai đoạn
sinh trưởng chúng lại cần nhiệt độ khác nhau. Trong giai đoạn nảy mầm, nhiệt
độ đất nhỏ hơn 18
o
C và lớn hơn 54
0
C ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nảy
mầm [36]. Theo các kết quả nghiên cứu của Foretier, Mills cây lạc sinh
trưởng sinh dưỡng tốt nhất trong khoảng từ 27
0
C đến 30
0
C [38]. Giai đoạn
sinh trưởng sinh thực nhiệt độ tối thích từ 24
0

C đến 27
0
C, nhiệt độ quá cao và
kéo dài ảnh hưởng đến sức sống của hạt phấn [35] .
Biên độ giao động ngày đêm cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến số lượng
hoa, tỷ lệ đậu quả, giai đoạn phát triển quả cần nhiệt độ từ 30
0
C đến 34
0
C [37].
* Ánh sáng:
Lạc là cây C
3
, ánh sáng ảnh hưởng tới cả quang hợp và hô hấp. Cây lạc
phản ứng tích cực với cường độ ánh sáng toàn phần (Dreyer [37]). Cường độ
ánh sáng thấp vào giai đoạn ra hoa làm cho sinh trưởng sinh dưỡng chậm lại
(Hudgesn và Mc Cloud, 1974) [40]. Cường độ ánh sáng thấp trong giai đoạn
9
sinh trưởng làm tăng nhanh chiều cao cây nhưng giảm khối lượng lá và số hoa
(Hang và Mc Cloud, 1976) [39]. Việc ra hoa không phụ thuộc vào chu kỳ
quang nhưng phân hoá mầm lạc và tổng số hoa phụ thuộc rất nhiều vào ánh
sáng (Forestier,1973) [38]. Khi trồng trong điều kiện ngày ngắn cây lạc ra hoa
chậm và nở ít hoa hơn khi trồng trong điều kiện ngày dài [40].
* Độ ẩm:
Cây lạc được xem là loại cây chịu hạn, nhưng thực tế cây lạc chỉ có
khả năng tương đối chịu hạn ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất
định. Thiếu nước ở một số thời kỳ cần thiết đều ảnh hưởng tới năng suất. Độ
ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm
giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết
quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong

suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể
thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm. Vì vậy tổng lượng mưa và lượng mưa
phân phối trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ
sinh trưởng phát triển và năng suất cuối cùng của lạc [44], [51].
1.4.2. Đất đai
Do đặc tính sinh lý nên cây lạc có quan hệ chặt chẽ với điều kiện lý
tính của đất. Đất trồng lạc tốt phải là đất thoát nước nhanh, có màu sáng, tơi
xốp, phù sa pha cát, có đầy đủ canxi hàm lượng chất hữu cơ dưới 2%. Đất
thoát nước, tơi xốp tạo điều kiện cho lạc nảy mầm, dễ dàng ngoi lên mặt đất,
thuận lợi cho quá trình đâm tia, phình quả và sinh trưởng tốt. Ở đất bí, quả lạc
hô hấp kém làm cho khối lượng quả bị giảm. Đất nhiều nước quá không cung
cấp đủ oxy cho rễ hô hấp, làm ức chế sự sinh trưởng của các rễ, trao đổi chất
của cây chậm lại, đồng thời vi khuẩn cố định đạm giảm hiệu lực và rễ không
hút được nitơ từ đất nhẹ.
Cây lạc ưa đất hơi chua và trung tính có độ pH từ 5,5 đến 7,0 đất kiềm
không tốt, khi độ pH từ 7,5 đến 8,5 lá trở nên vàng, vết đen xuất hiện trên vỏ
quả [44 ].
10
1.4.3. Dinh dưỡng [44]
Theo ConLin và Morit lạc trồng ở Mỹ với năng suất quả 2.230 kg/ha
(1.430 kg hạt + 800 kg vỏ quả) và 4.480 kg/ha thân lá, lượng nguyên tố
khoáng lấy đi từ đất ở (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Lượng nguyên tố khoáng do lạc hấp thu từ đất
Chỉ tiêu N P
2
O
5
K
2
O CaO MgO

Tổng số (kg/ha) 156,3 27,2 115,2 65,9 33,9
Lượng lấy đi tính bằng (g) cho kg/ha của:
Thân lá 19,7 2,6 20,5 13,7 6,3
Hạt 44,1 10,1 8,5 0,8 3,1
vỏ quả 6,4 1,1 13,7 3,9 1,5
Quả 30,5 6,9 10,4 1,9 2,6
Qua số liệu bảng 1.1 cho thấy phần lớn N, P nằm trong quả và hạt. Các
nguyên tố K, Ca và Mg tập trung nhiều ở thân và lá hơn các bộ phận khác
nghiên cứu.
1.5. Thời vụ gieo trồng [43]
* Thời vụ trồng lạc ở các tỉnh miền Bắc, đồng bằng, trung du Bắc
Bộ, Khu 4 cũ
+ Lạc xuân: trồng tháng 2 dương lịch
+ Lạc thu: trồng trong tháng 7-8 dương lịch
* Thời vụ trồng lạc ở các tỉnh miền Nam
+ Lạc xuân: gieo tháng 3-4
+ Lạc thu: gieo tháng 7-8


11
1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc được gieo trồng khá sớm nhưng đến khoảng thế kỷ XVI mới được
phát triển rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên sản xuất vẫn mang tính tự cung tự
cấp, chỉ đến thế XVIII khi ngành công nghiệp ép dầu bắt đầu phát triển đã thúc
đẩy cho việc sản xuất lạc phát triển và mang tính chất sản xuất hàng hóa. Điều
này là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư cho phát triển sản xuất lạc ngày càng
tăng không chỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế giới
cũng ngày càng được cải thiện so với trước đây.
Theo thống kê của FAO, từ năm 2000 đến nay diện tích, năng suất và

sản lượng lạc của thế giới có sự biến động. Diện tích lạc có xu hướng giảm
nhẹ, năm 2000 diện tích trồng lạc là 23,26 triệu ha, sau đó tăng lên và đạt cao
nhất vào năm 2005 (23,96 triệu ha), nhưng đến năm 2010 diện tích trồng lạc
giảm xuống còn 24,07 triệu ha. Ngược lại với diện tích, năng suất lạc ngày
càng tăng nhờ được áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Năm
2000 năng suất lạc đạt 14,16 tạ/ha, tăng so với năng suất năm 1980 (11 tạ/ha).
Đến năm 2008, năng suất lạc thế giới đạt 15,98 tạ/ha cao nhất trong vòng 10
năm trở lại đây. Tuy nhiên, năm 2010 năng suất lạc thế giới giảm xuống còn
15,64 tạ/ha [55]. Diện tích và năng suất, sản lượng lạc trên thế giới được thể hiện
ở bảng 1.2.
Sự phân bố diện tích sản suất lạc ở các khu vực trên thế giới không đều,
tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trong khoảng 40
0
Bắc đến 40
0
Nam
[21]. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc giữa các khu vực có sự biến động
đáng kể. Châu Phi diện tích trồng lạc khoảng 6.400.000 ha nhưng năng suất
chỉ đạt 7,8 tạ/ha. Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (chiếm 60%
diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới – năm 2005).
Năng suất lạc trên thế giới tăng nhanh, từ 14,5 tạ/ha (năm 1990) lên
18,28 tạ/ha (năm 2009). Năng suất lạc trong khu vực Đông Nam Á nhìn
12
chung còn thấp, năng suất bình quân đạt 11,7 tạ/ha. Malayxia là nước có diện
tích trồng lạc thấp nhưng lại là nước có năng suất lạc cao nhất trong khu vực,
năng suất trung bình đạt 23,3 tạ/ha, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất của thế giới trong những năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000 23,26 14,93 34,72
2001 23,08 15,55 35,88
2002 22,97 14,42 33,13
2003 23,10 15,62 36,08
2004 23,95 15,22 36,46
2005 23,96 15,72 37,65
2006 22,47 16,46 36,98
2007 21,62 15,36 33,19
2008 24,05 15,98 38,44
2009 23,74 15,35 36,44
Sơ bộ năm 2010 24,07 15,64 37,64
Nguồn: FAOSTAT, tháng 4 năm 2012

Hiện nay, sản lượng lạc hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước
như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,… Trong số này, Ấn Độ là nước có diện tích
sản lượng lớn nhất thế giới, nhưng do lạc được trồng chủ yếu ở những vùng
khô hạn và bán khô hạn nên năng suất rất thấp và thấp hơn năng suất trung
bình của thế giới. Năm 2009, Ấn Độ đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng lạc,
chiếm 15,12% tổng sản lượng toàn thế giới.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 về diện tích trồng lạc song lại là nước
dẫn đầu về sản lượng lạc của thế giới (USDA 2000 – 2006). Theo thống kê
của FAO, năm 2009 diện tích trồng lạc của nước này là 4,40 triệu ha, chiếm
hơn 18% tổng diện tích lạc toàn thế giới, năng suất đạt 33,57 tạ/ha, bằng 2,19
lần năng suất lạc của thế giới sản lượng đạt 14,76 triệu tấn chiếm hơn 40%
sản lượng lạc toàn thế giới.
13

Các nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới là: Mỹ, Argentina, Sudan,
Sêngan và Brazil,… chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Trong
những năm gần đây, Mỹ là nước xuất khẩu lạc hàng đầu. Argentina là nước
đứng thứ 2 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn,
chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới.
Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đứng đầu về sản xuất lạc, nhưng
xuất khẩu lạc của cả hai nước này chỉ chiếm 4% trên thế giới. Do hầu hết các
sản phẩm lạc được tiêu thụ trong nước là chính.
Về mặt kinh tế, cây lạc đã góp một phần sản lượng không nhỏ vào việc
cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân. Sử dụng hợp
lý hơn những điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy nên nông
nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng và sử dụng từ rất lâu đời. Lạc là cây
trồng đem lại hiệu quả kinh tế có giá trị đa dạng và phong phú, vì vậy cây lạc
đang được trồng nhiều trên tất cả các vùng sinh thái của nước ta. Diện tích
trồng lạc chiếm khoảng 40% diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, ở Việt
Nam cây lạc được trồng ở 59/64 tỉnh thành. Trong cơ cấu cây công nghiệp
hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá) thì diện tích lạc chiếm
32,93% tổng diện tích (năm 2008) và 41,81% (năm 2009).
Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất
theo hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có hướng tăng cả về
diện tích, năng suất và sản lượng.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Việt Nam [56]. Trong 10 năm trở
lại đây (2000- 2010), sản xuất lạc của nước ta cũng có nhiều biến động. Từ
năm 2001 – 2005 có sự biến động lớn nhất cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Năm 2005 diện tích lạc đạt 269,6 nghìn ha, năng suất đạt 18,1 tạ/ha và
sản lượng 489,3 nghìn tấn. Cũng vào thời điểm này, Việt Nam đứng thứ 12 về
diện tích và đứng thứ 9 về sản lượng lạc trên thế giới. Những năm sau đó,
14

diện tích lạc có xu hướng giảm dần, nhưng năng suất và sản lượng lạc lại có
những chuyển biến tích cực. Có được điều này là do việc đẩy mạnh công tác
nghiên cứu chọn tạo giống cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây

Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2000 244,9 14,51 355,3
2001 244,6 14,84 363,1
2002 246,7 16,23 400,4
2003 243,8 16,66 406,2
2004 263,7 17,79 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 246,7 18,7 462,5
2007 254,5 20,0 510,0
2008 255,3 20,8 530,2
2009 249,2 21,2 525,1
Sợ bộ năm 2010 231,3 21,0 485,8
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, tháng 4 năm 2012
Năm 2010, năng suất trung bình cả nước đạt 21,0 tạ/ha sản lượng đạt
485,8 nghìn tấn với diện tích trồng là 231,3 nghìn ha. Về phân bố, lạc được
trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, có 6 vùng sản xuất
chính. Tuy nhiên, diện tích trồng lạc ở các địa phương trong nước cũng có sự
khác nhau: Kết qủa được thể hiện ở bảng 1.4.

Vùng Đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Nội, Nam
Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh với tổng diện tích 31,3 nghìn ha,
chiếm 12,56%, sản lượng 72,8 nghìn tấn, chiếm 13,86% sản lượng của cả
nước. Vài năm trở lại đây, diện tích gieo trồng của vùng có xu hướng giảm
15
nhẹ. Năm 2007 diện tích đạt 34,7 nghìn ha, đến năm 2009 diện tích giảm
xuống còn 31,3 nghìn ha. Ngược lại với diện tích, năng suất lạc năm sau lại
cao hơn năm trước: năm 2009 năng suất đạt 24,0 tạ/ha. Tuy nhiên do diện tích
giảm nên sản lượng của vùng giảm xuống còn 72,8 nghìn tấn năm 2009, giảm
5,2 nghìn tấn so với năm 2007 và 9,6 nghìn tấn so với năm 2008.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung: đây là vùng trọng điểm
về sản xuất lạc bởi vùng có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Lạc được
tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam với tổng diện tích
108,2 nghìn ha chiếm 43,42% và sản lượng 210,4 nghìn tấn, chiếm 40,07%
sản lượng cả nước, trong đó Nghệ An có diện tích cao nhất (23,8 nghìn ha).
Vùng Tây Nguyên: lạc được trồng chủ yếu ở Đắk Lắk, Đắk Nông với
tổng diện tích toàn vùng là 17,7 nghìn ha, chiếm 7,10%, là vùng có sản lượng
lạc thấp nhất cả nước (30,4 nghìn tấn, đạt 5,79%).
Vùng Đông Nam Bộ: lạc được trồng chủ yếu ở Tây Ninh, Bình Dương
với tổng diện tích 29,1 nghìn ha, chiếm 11,68%, sản lượng 83,8 nghìn ha,
chiếm 15,96%. Đây là vùng có diện tích đứng thứ 4 và sản lượng đứng thứ 3
trong cả nước.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: lạc được trồng chủ yếu ở Hà
Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang với tổng diện tích 50,4 nghìn ha,
chiếm 20,22% và sản lượng 86,3 nghìn tấn, chiếm 16,43% sản lượng của cả
nước. Đây là vùng có diện tích cũng như sản lượng đứng thứ 2 của cả nước.
Bảng 1.4. Sản lượng lạc phân theo địa phương (1000 tấn)
Năm
Vùng


2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010
Hà Giang 3,4 3,8 5,0 5,0 6,8 9,0 9,6
Cao Bằng 0,6 0,7 0,8 1,8 1,9 1,7 1,9
Bắc Cạn 6,3 0,5 0,5 0,6 0,8 0,9 0,8
16
Tuyên Quang 5,9 7,5 7,6 10,3 11,0 12,3 12,7
Lào Cai 1,0 0,9 1,0 1,1 1,3 1,3 1,5
Yên Bái 1,6 2,1 2,0 2,4 2,8 3,0 2,8
Thái Nguyên 5,0 5,2 4,6 5,6 7,3 7,1 6,8
Lạng Sơn 2,4 2,6 2,3 3,2 3,6 3,7 3,8
Bắc Giang 16,9 20,6 16,6 19,1 25,8 23,1 25,5
Phú Thọ 9,6 9,4 8,4 9,5 10,8 10,5 9,8
Điện Biên 1,2 1,3 1,5 1,6 1,7 2,0 1,9
Lai Châu 0,6 0,9 1,0 0,9 1,0 1,3 1,4
Sơn La 1,4 1,2 1,2 1,2 1,3 1,4 1,6
Hòa Bình 6,4 7,3 7,6 7,9 9,2 9,5 8,4
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: lạc được trồng chủ yếu ở Long An,

Trà Vinh với tổng diện tích 12,5 nghìn ha, chiếm 5,02%, sản lượng 41,4
nghìn tấn, chiếm 7,88% sản lượng cả nước. Đây là vùng có diện tích trồng lạc
thấp nhất cả nước nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất cả nước 33,12 tạ/ha
(năm 2009)
1.7. Phân bón lá và vai trò của phân bón lá
1.7.1. Khái quát
Bón phân lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây
trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái). Do được
lá cây hấp thu nhanh nên phân bón lá đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu dinh
dưỡng của cây, giúp cây chóng hồi phục khi bị sâu bệnh, bão lụt hoặc đất thiếu
dinh dưỡng [6], [46], [47].
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc.
- Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn.
17
- Chi phí thấp hơn.
- Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng.
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất
[47].
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá
đạt tới 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so
với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất các nhà khoa học trong nước đã có nhiều
công trình nghiên cứu sử dụng phân bón đa lượng và vi lượng hợp lý nhằm
nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng [1], [2], [3], [4], [12], [13], [14],
[15], [17], [18], [20], [24], [25], [26], [27], [30], [34].
* Phân bón lá đa lượng: Gồm các chất thực vật cần một lượng lớn để phát
triển, nhóm này có 3 nguyên tố chính: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K) [22], [49].

Đạm (N):

- Giúp cây đâm chồi nảy lộc, phát triển thân lá, tăng chiều cao cây
trồng.
- Cải thiện chất lượng rau ăn lá, hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc.
- Khi thiếu đạm: cây sinh trưởng còi cọc, xuất hiện màu
vàng nhạt
trên
các lá già, bắt đầu từ chóp lá; tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy
theo mức độ thiếu. Khi thiếu trầm trọng thì cây trồng giảm số hoa, năng suất
kém [49].
Lân (P):
- Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích sự phát triển rễ, mô phân
sinh, phát triển hạt và quả, kích thích ra hoa.
- Thiếu Lân làm cho hệ thống rễ không phát triển, chín chậm, không
hạt hoặc hạt phát triển kém. [49].

18
Kali (K):
- Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, giúp vận
chuyển các chất bột đường.
- Làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không có
lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.
- Tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn,
chịu rét.
- Làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây.
- Thiếu Kali cây trồng phát triển chậm, thân yếu dễ bị đổ ngã, hạt và
quả bị teo, chất lượng giảm, [49].
* Phân bón lá vi lượng [20], [30], [42].
Các nguyên tố vi lượng tuy chứa trong cơ thể một lượng vô cùng nhỏ
bé (từ 10
-5

-10
-3
% trọng lượng chất khô của cơ thể thực vật) nhưng lại đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Các nguyên tố vi lượng gồm: Đồng (Cu), man

gan (Mn), Bor (b), Molyden (Mo)…là những nguyên tố không thể thiếu trong
cơ thể sống. Các nguyên tố vi lượng có quan hệ với enzim, các quá trình sinh
lý, sinh hóa trong cơ thể sống. Các nguyên tố vi lượng tham gia vào quá trình
oxi hóa - khử, quang hợp trao đổi nitơ và cacbonhydrat của thực vật, tham gia
vào các trung tâm hoạt tính của enzim và vitamin, tăng tính chống chịu của cơ
thể thực vật đối với các điều kiện bất lợi của môi trường. Thiếu hụt nguyên tố
vi lượng có thể gây nhiều bệnh tật và bị chết ở tuổi cây non.
* Chất điều hòa sinh trưởng [23], [33], [50].
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon thực vật) là
những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng
phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát
triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng
giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính
19
và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều
khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm
chất kích thích sinh trưởng (Auxin, Gibberellin (GA) và Cytokinin…). Tới
mức độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng để chuyển sang thời kỳ phát
triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng (acid Absicic,
Ethylen và các hợp chất Phenol) được hình thành.
Ngày nay, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp được ứng
dụng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể
nêu lên một số mục đích chính thường được ứng dụng như kích thích ra rễ
(các loại auxin: NAA, IBA, IAA), kích thích đậu trái (GA3), chín trái
(Ethylen)

Để ứng dụng thuốc kích thích sinh trưởng có hiệu quả chắc chắn, cần
nắm vững những nguyên tắc sau đây:
- Hiệu quả của chất kích thích sinh trưởng đối với cây trồng phụ thuộc
vào nồng độ xử lý. Nếu nồng độ xử lý quá thấp thì hiệu quả kém hoặc không
có hiệu quả; nồng độ ở mức cao sẽ gây ức chế và nếu nồng độ quá cao sẽ gây
ảnh hưởng phá hủy, có thể dẫn đến hủy diệt. Do đó, tuyệt đối phải tuân theo
liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại cây trồng.
- Cần chú ý rằng chất kích thích sinh trưởng không phải là chất dinh
dưỡng mà chúng chỉ có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất. Nếu xử lý
chất kích thích sinh trưởng cho cây mà dinh dưỡng không đầy đủ thì cũng sẽ
không có hiệu quả hoặc phẩm chất giảm.
- Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng. Tùy theo mục
đích, cây trồng mà chọn loại thuốc thích hợp.
* Một số chế phẩm dùng phun lên lá đối với cây trồng
Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, sử dụng phân bón lá nhằm nâng cao
năng suất, phẩm chất nông sản các công ty sản xuất phân bón trong nước và
liên doanh với nước ngoài đã đưa vào thị trường rất nhiều loại phân bón khác
20
nhau gọi chung là các chế phẩm. Các chế phẩm điều hòa sinh trưởng theo các
công thức khác nhau tùy vào nhà sản xuất và đối tượng cây trồng. Tuy nhiên
có thể tóm tắt theo hướng ứng dụng các chế phẩm phun lên lá đang bày bán
trên thị trường theo các hướng sau:
- Hướng kích thích sinh trưởng, kích thích ra lá có các sản phẩm như phân
bón lá cao cấp Đầu Trâu 502 - NPK 30 - 12 - 10 (Khối lượng tịnh: 10g) [54].
Phân bón lá Atonik 1.8DD dùng trên đối tượng cây lúa, rau màu, hoa
(Khối lượng tịnh: 10g) [45 ] [53 ].
- Hướng kích thích đậu quả, sinh trưởng quả như phân bón lá cao cấp
Pisomix Y95: (Khối lượng tịnh 10g) [57] kích thích ra hoa sớm, tăng tỷ lệ ra
hoa kết trái, chống rụng trái non. Trái to, bóng, chín đồng loạt…
- Hướng sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cũng rất phong phú về

thành phần và ứng dụng như: Thuốc Kích thích ra hoa: 5-Nitroguaiacolate
[52] là loại hoạt tính tăng tỷ lệ sống của tế bào, điều tiết sự sinh trưởng, có tác
dụng thẩm thấu cực mạnh, nó có thể dẫn truyền vào thân thực vật với tốc độ
nhanh, kích thích tính lưu động chất nguyên sinh của tế bào, tăng nhanh tốc
độ nảy mầm sinh rễ của thực vật, kích thích sự sinh trưởng, sinh sản, trợ giúp
thụ phấn hiệu quả.
1.7.2. Một số kết quả nghiên cứu về ứng dụng phân bón lá đối với cây trồng
* Trên thế giới:
Theo Jemes L. và cộng sự (1990) cho thấy nguyên tố kali và các yếu tố
dinh dưỡng phụ có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất củ khoai tây. Nếu
thiếu kali thì lá có sự biến đổi màu sắc và hình dạng rất rõ rệt có thể nhìn thấy
bằng mắt thường giữa công thức thí nghiệm (bổ sung kali phun lên lá với đối
chứng). Do vậy năng suất củ của công thức thí nghiệm cao hơn đối chứng rất
rõ rệt (Trích theo Nguyễn Văn Đính [16].)
21
Từ năm 1997 - 1999 các nhà khoa học Washington tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của việc bón KCl và K
2
SO
4
lên

lá cho cây khoai tây trên bình
nguyên Colombia cho thấy phun KCl và K
2
SO
4
làm tăng năng suất củ nhưng
không làm tăng kích thước củ rõ rệt (Trích theo Nguyễn Văn Đính [16].)
Việc bổ sung các nguyên tố vi lượng bằng cách phun lên lá hay bón vào

đất đều ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất trong cây
cũng được nhiều nhà khoa học trên thế giới khẳng định (Trích theo Hoàng Thị
Hà,1996 [18]
Theo Morgan và cộng sự (1976) lá cây thiếu Mn thì hàm lượng auxin
(IAA) trong mô giảm mạnh, điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của Mn đến hoạt
tính enzim IAA - oxydase. Các kết quả nghiên cứu của Shaked và Akiva
(1967) khi bổ sung Mo với nồng độ từ 0,001 lên 0,01 mg/lít làm tăng khả
năng tích lũy sinh khối khô của lá cải xanh từ 12,3 gam sinh khối khô/cây lên
20 gam sinh khối khô/cây và ổn định khả năng này trong thời gian dài. Reuter
và CS (1981) nếu thiếu Cu, hoạt tính của enzim phenolaza giảm gây ảnh
hưởng đến ra hoa và rụng hoa (Trích theo Nguyễn Văn Đính 16].)
Theo jakuskina, 1980 có thể dùng AIA nồng độ (50mg/l) để tăng sự ra
rễ phụ ở cành giâm. Xử lý đầu dưới của cành giâm trong AIA làm tăng hô
hấp, tăng dòng dẫn các chất dinh dưỡng và kích thích quá trình tạo rễ. [23]
Kết quả nghiên cứu của Rakitin lu.V.(1963). Bằng cách xử lý auxin có
thể tăng tốc độ chín của quả lên 1-2 tuần, để đạt được điều đó, cần phun các
dung dịch 2, 4, 5T hoặc 2,4,5 TP cho các giống cây ăn quả hạt hạch, hạt mềm
(cam, táo). Xử lý cây ăn quả bằng dung dịch NAA + ethrel (0,2-0,5g/l) còn
tăng nhanh quá trình chín. Phun cho cây cà chua dung dịch 2,4D; 2, 4, 5T làm
cho quả chín sớm 1-2 tuần [23].
Theo Crugman (1973) ở nước Mỹ, để giảm thiểu sự rụng các nón ở cây
thông loài Attenuata, đã sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm
22
auxin. Kết quả tốt nhất thu được khi sử lý 2,4D, NNA, IBA (axit-3-indol
butyric) với nồng độ 6-10%. Khi xử lý các hợp chất đó (các chất điều hòa sinh
trưởng được trộn với bột đá hoặc với phấn hoa không còn sống và phun lên lá
thông) đã gia tăng đáng kể số lượng các quả (nón) thông chín (từ 10-40%).
Trong công thức đối chứng, không xử lý auxin, tất cả các nón thông đều rụng
[23].
Theo Achromeiko (1963), cây non một, hai năm tuổi và các rừng non

của các cây lấy gỗ trồng rừng: sồi (Quercus), cây đoan (Tiliya cordata), cây
phong (Acer plantanoides), cây thông (Pinuss silvestris), cây tùng (Picea) đã
thể hiện phản ứng sinh trưởng không giống nhau. Chẳng hạn, xử lý nhắc lại 4
lần với GA nồng độ 100ppm cùng bổ sung dinh dưỡng urê (dung dịch 1%)
trong tháng đầu sau khi trồng, chiều cao của cây đoạn non đã tăng 40% so với
đối chứng. Chiều cao của cây phong non đã tăng lên hai lần từ 10cm lên 20cm
so với đối chứng nhờ xử lý GA với cung cấp bổ sung dinh dưỡng
supephosphat (dung dịch 2%) cho rễ [23].
Kết quả nghiên cứu của Kulaeva O.H (1981) Có thể sử dụng các hợp
chất nhóm xytokinin trong việc ngắt thời kỳ ngủ của chồi và hạt một số cây
gỗ. Xytokinin tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt do bảo quản lâu ở một số giống cây
trồng [23].
Theo Licholat (1981) [41]. Đối với các loại hạt, có thể sử dụng
Xytokinin để làm chậm quá trình già của hạt lúa mỳ, lúa.
* Ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Đính (2005) các kết quả nghiên cứu cho thấy: Xử lý
phun bổ sung KCl (2g/l) lên lá vào giai đoạn 30 ngày sau khi trồng cho các
giống khoai tây KT3, Mariella, Eben, Radstar, HH7, Diamont, CV368, Solara
có ảnh hưởng tốt đến quá trình hình thành và ổn định hàm lượng diệp lục,
cường quang hợp. Đặc biệt phun bổ sung KCl lên lá khoai tây làm tăng khối
23
lượng củ/ khóm từ đó làm tăng năng suất củ từ 104,1% đến 113,6% so với đối
chứng [13].
Theo Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005) các kết quả
nghiên cứu cho thấy: Phun bổ sung KCl (2g/l) lên lá có tác dụng làm tăng
cường độ quang hợp, tăng hàm lượng diệp lục, tăng số củ/khóm, khối lượng
củ/khóm và tăng năng suất 113,77% ở giống KT3 và 104,07 % của giống
khoai tây Mariella so với ĐC [12].
Theo Võ Minh Kha (1996): cây trồng không thể phát triển bình thường
và cho năng xuất khi thiếu K. Đối với cây lấy củ, lấy hạt như lúa, ngô, khoai

tây, khoai lang thì nhu cầu K lớn hơn các cây thu hoạch bằng lá. Nhu cầu bón
K cho cây tùy từng loại đất, khả năng thâm canh với năng xuất khác nhau thì
nhu cầu bón K cũng khác nhau, với ruộng 2 vụ lúa và một vụ màu với năng
xuất dự tính 4.5 tấn/ha trở lên nhất thiết phải bón K cho cây qua lá [22].
Đỗ Hải Lan (2004) đã xử lý dung dịch KCl (1g/l) cho các lúa tẻ mèo
(TM), nếp Pen lạnh trắng (PT), nếp Pen lạnh đỏ (PĐ), nếp Cẩm (NC), tẻ trắng
(TT) bằng cách ngâm hạt sau 48 giờ, sau đó gieo có ảnh hưởng tốt đến khả
năng tích lũy tinh bột và protein trong hạt gạo. Sự tích lũy các hợp chất này
còn tùy thuộc vào giống. KCl làm tăng hàm lượng diệp lục liên kết cả trong
điều kiện đủ nước cũng như hạn và có ảnh hưởng tốt đến các yếu tố cấu thành
năng xuất của 5 giống lúa [19].
Võ Minh Thứ, Nguyễn Như Khanh và cộng sự, Đỗ Thị Xô và cộng sự
khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất chứa K (KCI; KC10
4
) trên các đối
tượng khác nhau như lúa, đậu tương bằng cách sử lý hạt trước khi gieo hoặc
bón bổ sung đã khẳng định K có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng,
đến hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất cây trồng [32].
Theo Trần Thị Ánh khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đối với
năng suất và phẩm chất một số cây trồng thì: phân vi lượng đã làm tăng năng
suất lúa từ 15 - 20% so với đối chứng, ngô tăng từ 7 - 26%. Hơn nữa phân vi

×