Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá chất lượng tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.85 KB, 61 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VEN VĂN NAM

Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN
TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC TỈNH THÁI NGUYÊN


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2013 – 2015





Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




VEN VĂN NAM

Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN
TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC TỈNH THÁI NGUYÊN


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Lớp : K9 – LT SPKTNN
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2013 – 2015
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng




Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Sau 3 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành xong
chuyên đề tốt nghiệp của mình. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, giúp
đỡ, tạo điều kiện của Nhà trường, của Khoa Chăn nuôi Thú y và ban lãnh đạo
Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo trong
Khoa Chăn nuôi Thú y, anh chị ở trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ của
TS. Trần Văn Thăng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó là sự quan tâm, khích lệ, động viên của gia đình và bạn bè.
Một lần nữa em xin kính chúc các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y
cùng ban lãnh đạo, các anh chị trong Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái
Nguyên sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014
Sinh viên



Ven Văn Nam





LỜI NÓI ĐẦU

Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội cho sinh viên củng cố và
hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên
làm quen với thực tế sản xuất, đúc rút kinh nghiệm qua sản xuất để từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp.
Thực tập tốt nghiệp không những tạo điều kiện để sinh viên áp dụng
những kiến thức khoa học vào sản xuất mà còn tạo tính năng động, sáng tạo
để sau này rời ghế nhà trường trở thành những kĩ sư có tay nghề, có năng lực

tốt, và có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, tôi được phân công về thực tập tại Trạm truyền
giống gia súc Thái Nguyên với chuyên đề: “Đánh giá chất lượng tinh dịch
của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên”.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, mới
làm quen với thực tiễn sản xuất nên không tránh khỏi sự sai sót, tôi rất mong
sự góp ý của các thầy, cô để chuyên đề của tôi hoàn chỉnh hơn.

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014
Sinh viên



Ven Văn Nam




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A : Hoạt lực tinh trùng
C : Nồng độ tinh trùng
Cs : Cộng sự
K% : Tỷ lệ kỳ hình
KHKT : Khoa học kỹ thuật
NXB : Nhà xuất bản
TS : Tiến sĩ
TGGS : Truyền giống gia súc
R : Sức kháng của tinh trùng

V : Thể tích tinh dịch


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ 4
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng 24
Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 32
Bảng 3.2: Độ vẩn, màu sắc, mùi của tinh dịch 33
Bảng 3.3: Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và DU75 34
Bảng 3.4. Hoạt lực tinh trùng 35
Bảng 3.5. Nồng độ tinh trùng 36
Bảng 3.6. Số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (VAC) 38
Bảng 3.7. Sức đề kháng của tinh trùng 39
Bảng 3.8. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 40
Bảng 3.9. Chỉ tiêu pH của tinh dịch 41
Bảng 3.10. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống 42
Bảng 3.11. Kết quả điều trị một số bệnh 43



LỜI CẢM ƠN

Sau 3 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành xong
chuyên đề tốt nghiệp của mình. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, giúp
đỡ, tạo điều kiện của Nhà trường, của Khoa Chăn nuôi Thú y và ban lãnh đạo
Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo trong
Khoa Chăn nuôi Thú y, anh chị ở trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.

Đặc biệt em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ của
TS. Trần Văn Thăng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó là sự quan tâm, khích lệ, động viên của gia đình và bạn bè.
Một lần nữa em xin kính chúc các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y
cùng ban lãnh đạo, các anh chị trong Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái
Nguyên sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014
Sinh viên



Ven Văn Nam





MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cấp thiết tiến hành chuyên đề 2
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề 2
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 2
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương 6

1.3.2.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái
Nguyên 8
1.3.3. Đánh giá chung 9
1.3.3.1. Thuận lợi 9
1.3.3.2. Khó khăn 9
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề 9
1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến nội dung của chuyên đề 10
1.5.1. Cơ sở khoa học 10
1.5.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực giống 10
1.5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn đực giống 11
1.5.1.3. Hình thái, cấu tạo của tinh trùng lợn 14
1.5.1.4. Kỹ thuật khai thác tinh dịch 16
1.5.1.5. Các chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên và định kỳ 17
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 21
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP TIẾN HÀNH 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 23

2.2.1. Nội dung nghiên cứu 23
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 23
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 23
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.1. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch 23
2.4.2. Phương pháp theo dõi bệnh trên lợn đực giống 25

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 25
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 26
3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 26
3.1.1. Công tác chăn nuôi 26
3.1.2. Công tác thú y 26
3.1.3. Các công tác khác 31
3.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 33
3.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu về độ vẩn, màu sắc, mùi tinh dịch của hai giống lợn
Landrace, DU75 theo cảm quan 33
3.2.2. Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và DU75 33
3.2.3. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A) 35
3.2.4. Kết quả kiểm tra nồng độ tinh trùng 36
3.2.5. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu tổng hợp VAC 38
3.2.6. Kết quả kiểm tra sức đề kháng của tinh trùng 39
3.2.7. Kết quả kiểm tra tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 40
3.2.8. Kết quả kiểm tra độ pH 41
3.2.9. Kết quả điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm
truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên 41
3.2.10. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống 42
Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ 45
4.1. Kết luận 45
4.2. Tồn tại 45
4.3. Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


1

Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Ngành nông nghiệp là một ngành quan trọng trong tất cả các ngành
trên thế giới, vì nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Ở nước ta,
nông nghiệp lại càng quan trọng hơn khi trên 80% dân số cả nước làm nghề
nông và chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu nông
nghiệp của nước ta, trong đó chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong
việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, phân bón cho ngành trồng trọt và
cho xuất khẩu.
Chính vì vậy, mà người chăn nuôi luôn quan tâm là làm thế nào để
đàn lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc cao nhất. Hiện nay,
bên cạnh các phương pháp như nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc, kết hợp
chăm sóc nuôi dưỡng và hiện đại hóa chuồng trại… thì việc tạo ra những tổ
hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, mỗi dòng và
đặc biệt việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết.
Những tổ hợp lai nhiều dòng giống khác nhau đều làm tăng số con sơ
sinh/ổ, nâng cao tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn/1kg khối lượng,
nâng cao năng suất và chất lượng thịt nạc, thời gian nuôi ngắn… Vì vậy việc
sử dụng tổ hợp lai để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã được áp dụng rộng rãi.
Ở nước ta, ngoài những giống lợn địa phương còn có các giống lợn
ngoại có năng suất thịt cao đã được nhập về và sử dụng rộng rãi như
Landrace, Duroc, Yorkshire, Pietrain… Các giống lợn này đã được lai tạo với
nhau nhằm tạo ra các tổ hợp lai thương phẩm có ưu thế lai cao đáp ứng được
mục đích nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế cho người
chăn nuôi.
Do đó, việc theo dõi, đánh giá chất lượng tinh dịch của lợn đực giống
là một vấn đề hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi
lợn hướng nạc thương phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đạt được trên
thì chúng ta cần phải có các quy trình kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng và



2

khai thác lợn đực giống một cách hợp lí, khoa học nhằm đạt được năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế sản xuất, được sự phân công
của khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của thầy TS. Trần Văn Thăng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên
đề: “Đánh giá chất lượng tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền
giống gia súc tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Sự cấp thiết tiến hành chuyên đề
- Thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tế sản xuất”, qua đó củng cố lại kiến thức đã học, nâng cao tay nghề và
năng lực bản thân.
- Tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo.
- Kết quả của chuyên đề là cơ sở khoa học quan trọng, từ đó đề ra các
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tinh dịch và hiệu quả phối
giống cho lợn đực giống tại trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
- Bản thân đã được học các môn cơ sở và chuyên ngành như: Giải phẫu
bệnh, sinh lý gia súc, chọn và nhân giống gia súc, bệnh ký sinh trùng, bệnh
truyền nhiễm, chăn nuôi lợn
- Thường xuyên liên hệ xin ý kiến của các thầy giáo hướng dẫn
- Tham khảo các tài liệu chuyên môn và các tài liệu trên mạng để nâng
cao kiến thức cho bản thân.
- Xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ của bản thân để phấn đấu mục tiêu đặt ra.
- Tích cực học hỏi những kiến thức kinh nghiệm của cán bộ chuyên
môn giàu kinh nghiệm.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí
Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị thành viên
trực thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên. Trạm nằm trên địa bàn
xóm Tân Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


3

Ranh giới của huyện Đồng Hỷ:
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Võ Nhai.
- Phía Tây giáp huyện Phú Lương.
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Đồng Hỷ nằm trong toạ độ địa lý như sau:
- 21
0
32

đến 21
0
51’ độ vĩ Bắc.
- 105
0
46

đến 106
0
04’ độ kinh Đông.

* Địa hình đất đai
Huyện Đồng Hỷ có địa hình tương đối phức tạp, không bằng phẳng,
chủ yếu là đồi núi xen lẫn các thung lũng. Do vậy, đất đai bị xói mòn và
rửa trôi nhiều, đất trở nên bạc màu làm cho trồng trọt gặp nhiều khó khăn.
Độ cao trung bình của huyện so với mặt nước biển là 21 - 25m, những
nơi thấp là 20 - 21m, những nơi cao là 50 - 60m. Phía Nam của huyện địa
hình phức tạp hơn.
Do tính chất đa dạng của nền địa chất và địa hình, nên đã tạo ra nhiều
đất có đặc trưng khác nhau. Theo kết quả trên bản đồ thổ nhưỡng của huyện
cho thấy trên địa bàn có một số loại đất chính sau:
+ Đất phù sa: Đây là loại đất tốt, sử dụng chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
+ Đất vàng đỏ trên macma axit: Là loại đất thường có tầng mỏng, có
tính chất chua, ít mùn, nghèo lân, độ phì trung bình, dễ xói mòn.
+ Đất dốc tụ: Là loại đất được hình thành do tích tụ các sản phẩm
phong hoá phì nhiêu tốt. Đất chủ yếu sử dụng trong trồng trọt.
* Khí hậu thủy lợi
Theo phân vùng của Nha khí tượng thuỷ văn thì huyện Đồng Hỷ nằm
trong khu vực đặc trưng của trung du miền núi phía Bắc. Đó là nóng ẩm, mưa
nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Mùa Hè: Nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10)
+ Nhiệt độ trung bình: 27
0
C
+ Tổng lượng mưa: 1726 mm
Tháng 7 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình của tháng là 28,5
0
C.


4


- Mùa Đông: Khô, lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
+ Nhiệt độ trung bình: 19
0
C
+ Ẩm độ trung bình: 28%
+ Tổng lượng mưa: 202,53 mm
Điều kiện khí hậu nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển trồng trọt và
chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường như hạn
hán, lũ lụt. Mùa Hè có lúc nhiệt độ lên tới 38
0
C - 39
0
C, mùa Đông có lúc
nhiệt độ thấp dưới 10
0
C làm giảm sức đề kháng của gia súc dẫn đến gia súc
mắc bệnh nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ
Yếu tố khí hậu


Tháng
Nhiệt độ
không khí
(
o
C)
Lượng mưa
(mm)

Âm độ
không khí
(%)
1 14,5 22,0 80
2 15,8 35,0 82
3 18,8 35,3 85
4 22,5 117,6 86
5 27,1 234,0 82
6 28,3 354,5 83
7 28,5 392,2 83
8 27,9 390,3 86
9 26,9 237,5 83
10 24,3 118,0 81
11 20,6 43,4 79
12 17,3 23,5 78
Trung bình 22,71 116,94 82
(Nguồn trích: Nha khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)
* Giao thông thủy lợi
+ Giao thông: Huyện Đồng Hỷ với nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh
lộ, liên huyện, liên xã thuận tiện cho việc đi lại giao lưu kinh tế văn hoá
của người dân. Các tuyến đường liên tục được cải tạo nâng cấp và mở rộng.


5

+ Thuỷ lợi: Huyện Đồng Hỷ có dòng sông Cầu uốn lượn quanh co từ
xã Cao Ngạn theo hướng Bắc - Nam xuống đến đập Thác Huống (xã Huống
Thượng) cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước
cho huyện vào mùa khô.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Điều kiện kinh tế
Sau sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, huyện Đồng Hỷ được đánh
giá tình hình phát triển đang ở thế ổn định và có tăng trưởng. Tuy nhiên,
huyện Đồng Hỷ vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính chất tự
cung tự cấp, sản phẩm hàng hoá tập trung ở các Doanh nghiệp của tỉnh và
Trung ương là chính.
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay đang có sự chuyển dịch, tỷ trọng
ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngành Dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành
Nông - Lâm - Nghiệp giảm dần, tuy nhiên sản xuất Nông - Lâm - Nghiệp vẫn
chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, chính vì vậy vai trò
của các mô hình kinh tế trang trại cũng tương đối quan trọng với sự phát triển
của huyện.
Nhờ có vị trí thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ, đường thuỷ),
dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh, trong những năm
gần đây có nhiều chuyển biến tích cực.
Hệ thống các chợ được quan tâm và cải tạo nâng cấp và xây mới, cơ sở
giao lưu buôn bán mở rộng, sản xuất hàng hoá phát triển.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất ngày
càng nhiều, do vậy đời sống sinh hoạt của người dân càng được nâng cao.
* Điều kiện xã hội
- Dân cư
Tổng số dân toàn huyện là 125.000 người, trong đó dân số ở độ tuổi lao
động chiếm 50,8% (2012) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân số
phân bố không đều. Huyện Đồng Hỷ có nhiều dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu.
Trình độ dân trí ở các vùng khác nhau, vùng sâu vùng xa trình độ dân
trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo.

LỜI NÓI ĐẦU


Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội cho sinh viên củng cố và
hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên
làm quen với thực tế sản xuất, đúc rút kinh nghiệm qua sản xuất để từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp.
Thực tập tốt nghiệp không những tạo điều kiện để sinh viên áp dụng
những kiến thức khoa học vào sản xuất mà còn tạo tính năng động, sáng tạo
để sau này rời ghế nhà trường trở thành những kĩ sư có tay nghề, có năng lực
tốt, và có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, tôi được phân công về thực tập tại Trạm truyền
giống gia súc Thái Nguyên với chuyên đề: “Đánh giá chất lượng tinh dịch
của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên”.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, mới
làm quen với thực tiễn sản xuất nên không tránh khỏi sự sai sót, tôi rất mong
sự góp ý của các thầy, cô để chuyên đề của tôi hoàn chỉnh hơn.

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014
Sinh viên



Ven Văn Nam





7

Hiện nay, huyện Đồng Hỷ đang phát triển vùng cây lâm nghiệp ở các

xã Hợp Tiến, Tân Lợi, Cây Thị, Văn Hán, Khe Mo, Tân Long, Văn Lăng.
* Tình hình sản xuất chăn nuôi – thú y
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hiện nay đang hình thành các mô hình
chăn nuôi theo quy mô trang trại và chăn nuôi hộ gia đình với quy mô lớn
nhằm mục đích cung cấp thực phẩm phục vụ con người, cung cấp sức cày
kéo, phân bón, nguyên liệu cho ngành chế biến.
Theo thống kê sơ bộ năm 2012 thì tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện Đồng
Hỷ hiện có trên 11.000 con trâu, bò; 65.000 con lợn và trên 700.000 con gia cầm.
+ Về chăn nuôi
- Chăn nuôi lợn
Huyện đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, người chăn
nuôi đã biết áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm góp
phần nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn.
Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên cũng đã phát triển tăng lên
với số lượng từ 65 con (2012) đến 85 con (2014). Chất lượng con giống cũng
được nâng cao. Nhằm cung cấp đủ số lượng và chất lượng tinh dịch cho đàn
lợn nái để nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
- Chăn nuôi gia cầm
So với chăn nuôi lợn và chăn nuôi trâu bò thì chăn nuôi gia cầm phát
triển mạnh hơn cả. Đặc biệt là chăn nuôi gà. Nhiều giống gà cao sản chuyên
thịt, chuyên trứng như gà Mía, gà Sasso, gà lai chọi, gà AA, gà Ai Cập,.….
được nuôi tại các trang trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra phương thức chăn nuôi gà thả vườn, gà đồi
cũng được phát triển mạnh mẽ và được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò ở huyện Đồng Hỷ vẫn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia
đình nhỏ lẻ chưa có nhiều trang trại lớn. Chăn nuôi theo phương thức chăn thả
tự do, thức ăn chủ yếu có sẵn trong tự nhiên và tận dụng sản phẩm phụ của
ngành trồng trọt và chế biến.




8

+ Về công tác thú y
Công tác thú y là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quy trình
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trạm thú y của huyện luôn coi trọng việc tiêm
phòng định kì hàng năm cho đàn gia súc. Ngoài ra, công tác kiểm dịch động
vật cũng được chú trọng.
Trạm có một bộ phận chuyên làm công tác kiểm dịch có trình độ
chuyên môn, hoạt động tích cực, mỗi gia súc, gia cầm bị bệnh đem về chợ bán
đều bị xử lí tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bởi vậy mà hạn chế được
nguồn dịch bệnh lây lan.
1.3.2.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên
* Cơ cấu tổ chức:
Trạm truyền giống gia súc gồm:
- Quản lý: 01 Trạm trưởng là thạc sỹ ngành chăn nuôi thú y và 02 trạm
phó là kỹ sư chăn nuôi thú y.
- Kỹ thuật viên sản xuất tinh: 02 kỹ thuật viên.
- Công nhân: Có 02 công nhân đã công tác lâu năm tại Trạm.
- Bảo vệ: 01 người.
* Tình hình hoạt động
Trong những năm qua Trạm đã thực hiện:
- Sản xuất và cung cấp tinh lợn cho các đàn lợn nái trong tỉnh và một số
tỉnh lân cận.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, dẫn tinh viên và mua sắm
trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền tinh nhân tạo cho đàn gia súc.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về truyền tinh nhân tạo vào sản xuất
giúp người chăn nuôi tận dụng ưu thế lai để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Hướng dẫn sinh viên thực tập đúng quy trình kỹ thuật.
* Phương hướng của Trạm
- Xây dựng Trạm truyền giống gia súc với quy mô đàn gia súc lớn hơn,
trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều khoa học vào thực tế sản xuất, nâng cao chất
lượng con giống, chất lượng tinh dịch, phẩm chất con giống khi đưa ra thị trường.
- Cung cấp đủ số lượng và chất lượng con giống cho bà con nông dân
trong tỉnh và mở rộng ra các tỉnh lân cận.


9

- Tăng cường mua sắm thêm các trang thiết bị hiện đại, mở thêm nhiều
lớp tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật tay nghề cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên, kỹ thuật viên góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Nhập nội và thử nghiệm một số gia súc quý để thực hiện công tác lai
tạo và đưa vào nuôi ở địa phương.
1.3.3. Đánh giá chung
1.3.3.1. Thuận lợi
- Trạm truyền giống gia súc nói riêng và Trung tâm giống vật nuôi nói
chung có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân nhiệt tình, có kinh nghiệm
năng động trong sản xuất, làm tốt công tác cung cấp tinh dịch cho đàn lợn nái,
lai tạo, cung cấp con giống và cải tạo đàn bò địa phương.
- Luôn được sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của các cấp, ban, ngành liên
quan, luôn quan tâm đến đời sống của anh chị em công nhân, tạo điều kiện
cho sự phát triển chung của toàn cơ quan.
- Nằm gần các tuyến giao thông thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán
và tiếp nhận những thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Là cơ sở có điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, học hỏi kinh
nghiệm và nâng cao tay nghề, chuyên môn.
1.3.3.2. Khó khăn

- Do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, địa hình không bằng phẳng nên
trong công tác còn gặp nhiều khó khăn.
- Do còn thiếu các trang thiết bị hiện đại, kinh phí đầu tư còn hạn hẹp
nên công tác sản xuất và công việc thực tập còn nhiều hạn chế.
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế và mật độ dân số không đều
nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề
- Trau dồi kiến thức thực tế và học hỏi kinh nghiệm tại cơ sở.
- Củng cố lại lý thuyết các môn học, áp dụng những kiến thức đã được
học và nghiên cứu tại trường vào thực tế.


10
- Đánh giá được một số chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của hai giống
lợn Landrace và DU75.
- Trên cơ sở các đánh giá đó đề ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng
cao chất lượng tinh dịch cho lợn đực giống và hiệu quả thụ tinh nhân tạo.
1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến nội dung của chuyên đề
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực giống
Cơ quan sinh dục lợn bao gồm: Bao dịch hoàn, dịch hoàn, dịch hoàn
phụ, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ, dương vật và bao dương vật.
- Bao dịch hoàn: Là phần bao phủ bên ngoài dịch hoàn tạo thành một
khối lồi hình bán cầu và chia thành 2 thuỳ không rõ ràng. Ở lợn, bao dịch
hoàn nằm sau vùng bẹn, dưới hậu môn. Bao dịch hoàn có chức năng điều hòa
nhiệt độ, chứa và bảo vệ dịch hoàn.
- Dịch hoàn: Nằm trong bao dịch hoàn, là một đôi hình bầu dục,
nằm trong bao dịch hoàn, có hai chức năng: nội tiết (tiết ra hoocmon sinh
dục) và ngoại tiết (sản xuất ra tinh trùng). Tất cả các giai đoạn phát triển

của tế bào sinh dục đều diễn ra ở dịch hoàn.
- Dịch hoàn phụ hay thượng dịch hoàn: Rất phát triển, là một thể kéo dài
hình ngoằn ngoèo, gồm 3 phần: đầu, thân, đuôi. Dịch hoàn phụ là nơi xuất phát
các ống dẫn tinh ra.
- Ống dẫn tinh: Làm nhiệm vụ chính đưa tinh trùng ra ngoài. Vách ống là một
loại cơ trơn hoạt động rất mạnh, khi cơ trơn co bóp thì tinh trùng bị đẩy ra ngoài.
- Các tuyến sinh dục phụ: Bao gồm tuyến tinh nang, tuyến tiền liệt và
niệu đạo, tuyến cowper. Các tuyến sinh dục phụ có chức năng bài tiết các chất
đi vào thành phần của tinh dịch và có vai trò trong hoạt động sinh dục.
- Dương vật và bao dương vật
+ Dương vật có hình dạng mũi khoan gồm 2 phần:
Phần gốc hay còn gọi là phần cố định: Nằm trong vùng đáy chậu giữa
khum ngồi và bao dịch hoàn, được bao bọc bởi mạng lưới mao mạch thần
kinh và mô liên kết.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A : Hoạt lực tinh trùng
C : Nồng độ tinh trùng
Cs : Cộng sự
K% : Tỷ lệ kỳ hình
KHKT : Khoa học kỹ thuật
NXB : Nhà xuất bản
TS : Tiến sĩ
TGGS : Truyền giống gia súc
R : Sức kháng của tinh trùng
V : Thể tích tinh dịch




12
dịch kém. Ở lợn đực già, tinh hoàn nhỏ lại, các quá trình tạo tinh trùng chậm
lại, lợn đực không muốn giao cấu – tình trạng đó gọi là “liệt dục do già”.
Lợn sau 4 năm tuổi, tuy thể tích tinh dịch còn nhiều, nhưng khả năng
di truyền kém. Do vậy, ngày nay người ta thường sử dụng lợn đực đến hết 2 -
3 năm tuổi thì loại thải.
+ Cá thể: Đối với các cá thể trong cùng một giống, cá thể nào có sức
khoẻ tốt hơn tầm vóc to hơn, thì lượng tinh trùng, nồng độ tinh trùng sẽ
nhiều hơn, tỷ lệ kỳ hình sẽ ít hơn. Lượng tinh xuất không phụ thuộc vào
trọng lượng cá thể của các loài gia súc khác nhau, mà chỉ có thể so sánh
trong cùng một phẩm giống.
+ Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
sản sinh ra tinh trùng, nó có vai trò quyết định phẩm chất tinh dịch. Trong đó,
protein, vitamin, và các chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng.
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [12] thì protein là nguyên liệu
sản xuất ra tinh trùng. Sự sinh tinh trùng không thể diễn ra được nếu không
có sự đóng góp của protein cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là giai
đoạn thành thục về tính. Giá trị sinh vật học của protein cũng ảnh hưởng
tới chất lượng tinh dịch và sức sống của tinh trùng. Vì vậy, khẩu phần ăn
của đực giống đòi hỏi phải có hàm lượng protein cao, chất lượng tốt để
tăng số lượng, chất lượng tinh trùng.
Các vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch.
Thiếu vitamin, quá trình sản xuất tinh trùng có thể ngừng trệ. Theo Lê Thanh
Hải và cs (1990) [11] đã tiêm A, D, E cho 8 lợn có chất lượng và tỷ lệ thụ thai
kém đã thu được kết quả là chỉ sau 1 tuần, nồng độ tinh trùng từ 100,25
triệu/ml đã tăng lên 840,8 triệu/ml. V.A.C từ 4,87 tăng lên 34,7 tỷ.
Ngoài ra, các chất khoáng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển
bộ xương của đực giống và ảnh hưởng tới phản xạ nhảy của đực giống, tham
gia vào thành phần cấu tạo tinh trùng, cấu tạo nên các chất cung cấp năng
lượng cho tinh trùng và rất cần thiết cho quá trình sinh sản tinh trùng.

- Các yếu tố ngoại cảnh:
+ Chế độ khai thác: Lợn đực khai thác tối đa 4 - 5 ngày/lần, lợn đực
ngoại 3 - 4 ngày/lần. Theo Nguyễn Văn Thiện (1997) [20] nếu lấy tinh lợn


13
4 - 5 ngày/lần thì V= 150 - 200 ml, 2 - 3 ngày/lần thì V= 60 - 100 ml, nếu
lấy tinh hàng ngày thì V= 20 - 50 ml. Nếu khai thác quá thưa sẽ dẫn đến
tinh trùng già yếu. Các tinh trùng sau khi chết sẽ phân huỷ thành các chất
độc, tiếp tục gây chết cho các tinh trùng còn sống. Quá trình này kéo dài thì
hàm lượng độc tố sẽ ngày càng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phẩm chất
tinh dịch, có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.
+ Kỹ thuật khai thác: Là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh
dịch. Khai thác đúng kỹ thuật, động tác thành thục, chính xác, phù hợp với
đặc tính sinh học, làm cho con đực xuất tinh trong điều kiện tốt nhất sẽ góp
phần nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch.
+ Ánh sáng: Tinh trùng có đặc tính ưa tối. Do vậy, ánh sáng sẽ là tác
nhân có hại cho sức sống của tinh trùng. Trong ánh sáng đặc biệt là các tia tử
ngoại sẽ làm cho tinh trùng chết rất nhanh. Mặt khác, khi có ánh sáng chiếu
vào sẽ làm cho nhiệt độ tăng và làm cho tinh trùng hoạt động mạnh mất năng
lượng nhiều sẽ dẫn đến nhanh chết. Vì vậy, để đảm bảo sức sống của tinh
trùng được tốt người ta thường sử dụng các dụng cụ đựng tinh trùng màu tối.
+ Thời tiết và mùa vụ: Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm
chất tinh dịch. Theo Trekaxova (1983) [28] thì nhiệt độ cao làm cản trở quá
trình sinh tinh, tinh trùng kỳ hình và chưa thành thục tăng, giảm phản xạ sinh
dục rõ rệt. Trường hợp lợn đực chưa thích nghi hoặc sống trong điều kiện môi
trường có nhiệt độ cao có thể làm mất hoàn toàn phản xạ sinh dục. Trong các
yếu tố môi trường thì yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Về mùa Hè, chất lượng tinh dịch thường kém do trời oi bức, độ ẩm
cao con vật ăn ít trao đổi chất kém, do đó nồng độ tinh trùng về mùa Hè

thường thấp hơn vụ Đông Xuân (Nguyễn Thiện và cs, 1993) [19].
Mùa Xuân và mùa Thu thời tiết mát mẻ, số lượng và chất lượng tinh
trùng thường tốt hơn so với mùa Hè và mùa Đông. Một số tác giả đã chứng
minh rằng, nhiệt độ trung bình từ 17-18
0
C thuận lợi cho quá trình sinh tinh
hơn là nhiệt độ 25
0
C.
Ngoài ra, độ ẩm và thời gian chiếu sáng/ngày cũng ảnh hưởng tới
phẩm chất tinh dịch nhất là khi kết hợp với nhiệt độ. Đối với lợn đực giống


14
thì thời gian chiếu sáng/ ngày không nên kéo dài quá 10h/ngày ( Lê Xuân
Cương, 1986) [6].
+ Ảnh hưởng của hoá chất độc: Các kim loại nặng như Fe, Hg là những
chất độc mạnh với tinh trùng. Một số chất như khói thuốc lá, mùi Formol, H
2
S,
các chất hữu cơ như cồn, ête, kiềm, axit đều làm cho tinh trùng nhanh chết.
1.5.1.3. Hình thái, cấu tạo của tinh trùng lợn
* Hình thái
Thành phần có ý nghĩa sinh học và quan trọng nhất của tinh dịch là
tinh trùng.
Tinh trùng lợn là một tế bào sinh dục nhỏ, có đầu hình chùy. Chiều dài
tinh trùng khoảng 37,3 - 62,3 µm. Trong đó chiều dài đầu là 7,2 - 10,2 µm;
thể tích tinh trùng khoảng 0,65 - 21,5 µm
3
.

Tinh trùng chứa khoảng 25% vật chất khô và 75% là nước. Trong vật
chất khô thì 50% là protein; 13,2% là lipit và khoảng 1,8% là khoáng.
* Cấu tạo
- Tinh trùng lợn cấu tạo gồm: Đầu, cổ thân và đuôi
+ Đầu tinh trùng: Gồm 2 phần chính là nhân và thể Acrosome (thể đỉnh).
Nhân: Ngoài cùng của nhân là màng nhân, phía trước gắn với thể
Acrosome thành mũ chóp trước, phía sau gắn với màng ngoài của tinh trùng.
Thành phần của nhân chủ yếu là chromatine đậm đặc, đồng nhất với nó bao
gồm ADN và các protit thuộc nhóm protamin.
Thể Acrosome: Nằm bên trong màng sinh chất và ở phía đỉnh đầu tinh
trùng, vì vậy người ta còn gọi là thể đỉnh. Màng trước của Acrosome dính sát
với màng ngoài của tinh trùng và màng sau dính với màng nhân làm thành mũ
chóp trước của tinh trùng. Dịch chứa trong thể Acrosome là một thể dịch đặc,
đồng nhất, trong thành phần của nó có các enzyme cần thiết cho quá trình thụ
tinh giữa trứng và tinh trùng. Phần phía trên của thể Acrosome chứa enzyme
hyaluronidase có tác dụng phá huỷ vành phóng xạ của tế bào trứng, trong khi
đó phần sau của thể Acrosome chứa enzyme acrosine có vai trò trong việc
chọc thủng vùng trong suốt của tế bào trứng. Ngoài ra, thể Acrosome còn
chứa các enzyme photphatase axit, esterase, hydrolase axit.


15
Thể Acrosome của tinh trùng có vai trò rất quan trọng trong quá trình
thụ tinh nên ngoài việc đánh giá chất lượng tinh trùng qua các chỉ tiêu thông
thường người ta còn đánh giá phẩm chất tinh trùng thông qua thể Acrosome
nhờ sự phát sáng của nó trong môi trường.
Theo Nguyễn Tấn Anh (1985) [2] đã dùng dung dịch acrota cùng với
tinh dịch soi trên kính hiển vi nền đen để kiểm tra sự phát triển của tinh trùng.
Ngoài ra, lớp protit của Acrosome dễ bị trương phồng trong môi trường
axit, vì vậy khi bảo tồn tinh dịch nên chú ý vì Acrosome dễ bị phá huỷ làm

mất khả năng thụ thai. Do vậy việc đánh giá Acrosome của tinh trùng là rất
cần thiết (Nguyễn Tấn Anh, 1984) [1].
+ Phần cổ, thân: Là vùng phức hợp do nguyên sinh chất dồn ép tạo thành.
Trong phần cổ thân có 2 loại cặp hạt là: Cặp hạt trung tâm và 9 cặp hạt bên.
Từ 9 cặp hạt bên xuất phát ra 9 cặp sợi bên, được phân chia thành từng đoạn
sáng tối xen kẽ nhau đi theo hình xoắn trôn ốc về phía đuôi. Bao xung quanh
sợi bên là hệ thống ty lạp thể (Mitochondria).
Phần cổ thân của tinh trùng có chứa nhiều loại enzyme oxy hoá khử
giúp cho tinh trùng trao đổi chất. Các enzyme chủ yếu là phosphatase,
tranferase và ATPase. Ngoài ra, phần cổ thân còn chứa phospholipit có tác
dụng cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động.
+ Phần đuôi: Được chia làm 3 phần chính bao gồm:
Trung đoạn: Bắt đầu từ các hạt bên và kết thúc ở chỗ dày lên của màng
đuôi về phía dưới. Nhìn theo tiết diện ngang thì chính giữa là một cặp sợi trung
tâm và xung quanh có 9 cặp sợi trục ngoại vi (sợi bên). Bao bọc các sợi bên là
những thể hạt (ty lạp thể) và một lớp nguyên sinh chất mỏng (protoplasma). Lớp
ngoài cùng bao bọc trung đoạn là lớp màng sinh chất (cytoplasma).
Đuôi chính: Là phần dài nhất của đuôi. Ngoài cùng là màng sinh chất,
ở giữa có 1 cặp sợi trung tâm và xung quanh sợi trung tâm là 9 cặp sợi ngoại
vi (sợi bên) tạo thành 2 lớp, xung quanh những cặp sợi này được bao bọc bởi
một lớp ty lạp thể.
Đuôi phụ: Không có màng sinh chất bên ngoài, các sợi trục bên không
tạo thành vòng xoắn nữa mà chúng được giải phóng thành chùm tơ đuôi giúp
cho tinh trùng vận động và chuyển hướng được dễ dàng.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ 4
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng 24
Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 32

Bảng 3.2: Độ vẩn, màu sắc, mùi của tinh dịch 33
Bảng 3.3: Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và DU75 34
Bảng 3.4. Hoạt lực tinh trùng 35
Bảng 3.5. Nồng độ tinh trùng 36
Bảng 3.6. Số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (VAC) 38
Bảng 3.7. Sức đề kháng của tinh trùng 39
Bảng 3.8. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 40
Bảng 3.9. Chỉ tiêu pH của tinh dịch 41
Bảng 3.10. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống 42
Bảng 3.11. Kết quả điều trị một số bệnh 43


×