Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 54 trang )


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VI THẾ HUỲNH



Đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM
PHÂN BÓN LÁ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ỚT LAI GL1-1 VỤ XUÂN- HÈ
NĂM 2014 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Lớp : K42-Trồng trọt
Khoá học : 2010 - 2014




THÁI NGUYÊN, 2014


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VI THỂ HUỲNH



Đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM
PHÂN BÓN LÁ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ỚT LAI GL1-1 VỤ XUÂN- HÈ
NĂM 2014 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo :

Chính quy
Chuyên ngành :

Khoa học cây trồng
Khoa :

Nông học
Lớp :


K42-Trồng trọt
Khoá học :

2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn 1. :

TS. Nguyễn Minh Tuấn
TS.Trịnh khắc Quang
Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



THÁI NGUYÊN, 2014

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình nghiên
cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn. Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ
các nguồn gốc, xuất xứ.

Tác giả luận văn



Vi Thế Huỳnh



ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa
Nông học đã dìu dắt và truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học, giúp tôi
có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn
Minh Tuấn và cô Th.S Đặng Hiệp Hòa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cô chú, anh chị
trong bộ môn Rau – Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả khóa luận


Vi Thế Huỳnh






iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2.Yêu cầu 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc, phân bố cây ớt và phân loại ớt 4
2.1.1 Nguồn gốc, phân loại 4
2.1.2 Phân loại 4
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây ớt. 5
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam 6
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới: 6
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam: 9
2.4. Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người 11
2.5. Sự dinh dưỡng qua lá và tình hình sử dụng phân bón lá 12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.3. Vật liệu thí nghiệm 16
3.4. Nội dung nghiên cứu 17

3.5. Phương pháp nghiên cứu 17
3.5.1. Bố trí thí nghiệm 17

iv

3.5.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 18
3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 20
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của
giống ớt lai GL1-1 trong điều kiện vụ Xuân hè 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội 22
4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây
giống ớt GL1-1 22
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính
tán lá giống ớt GL1-1 25
4.4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên ớt ở thí nghiệm xử lý chế phẩm bón lá. 27
4.4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất ớt 29
4.4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến phẩm chất
ớt quả tươi lúc chín 32
4.4.6. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm sử dụng chế phẩm bón lá 33
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
5.1. Kết luận 35
5.2. Đề nghị 35


v
DANH MỤC VIẾT TẮT

CV : Coefficient of variana (hệ số biến động)

CT : Công thức
FAO : Food Agriculture Organization (Tổ chức nông lương thế giới)
NST : Ngày sau trồng
ĐC : Đối chứng
CP : Chế phẩm
TB : Trung Bình
STT : Số thứ tự
NSCT : Năng suất cá thể
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)













vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 – 2012 7
Bảng 2.2. Sản lượng ớt ở một nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 – 20128

Bảng 2.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số tỉnh
phía Bắc 11
Bảng 3.1. Loại phân và lượng phân cho từng công thức 17
Bảng 3.2. Tỷ lệ phân trong các lần bón cho ớt GL1-1 18
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng trưởng

chiều cao cây giống ớt lai GL1-1 vụ xuân hè năm 2014 23
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng

đường kính tán lá giống ớt GL1-1. 25
Bảng 4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên thí nghiệm phun chế phẩm bón lá 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất của cây ớt 29
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến một số chỉ tiêu
đánh giá phẩm chất ớt 32
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế khi phun các chế phẩm bón lá 33









vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 – 2012 8

Hình 2.2. Sản lượng ớt ở một nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 -2012 . 9
Hình 4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chiều cao cây

giống ớt lai GL1-1 vụ xuân hè năm 2014 23
Hình 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán lá
giống ớt GL1-1 vụ xuân hè năm 2014 26
Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tình hình sâu bệnh hại trên cây ớt ở thí nghiệm
phun chế phẩm bón lá 28
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến yếu tố số quả
trên cây của giống ớt lai GL1-1 30
Hình 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm bón lá đến năng suất thực thu
của cây ớt 31




1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ớt là một trong các loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao được sử dụng
tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ớt được trồng rộng rãi từ 55
0
vĩ độ bắc
đến 55
0
vĩ độ nam, đặc biệt ở các nước châu Mỹ và một số nước châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia [7].
Hiện nay có khoảng 50 giống ớt khác nhau có tên gọi rất khác nhau tuỳ

hình dạng hay đặc tính, như ớt sừng trâu, ớt cựa gà, ớt cà, ớt Chỉ thiên, ớt
hiểm, ớt ngọt . Các nghiên cứu y học cho thấy: trong ớt có chứa nhiều loại
vitamin: C, B1, B2, và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Mỗi 100 g ớt cay
tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng
vitamin C phong phú có khả năng khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động
mạch và giảm cholesterol. Hoạt chất Capsaicin tạo nên vị cay nóng trong quả
ớt có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, giúp giảm đau
khớp và dây thần kinh, tiêu diệt các tế bào ung thư.
Còn theo Đông y vị cay, tính nóng của quả ớt có tác dụng ôn trung tán
hàn, kiện vị tiêu thực - chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, chỉ thống (giảm
đau), kháng nham (chữa ung thư ). Rễ ớt giúp hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt
vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Ở Thái
Lan, ớt còn được dùng làm thuốc long đờm, trị giun gián cho trẻ em và làm
thuốc hạ nhiệt [11]
Trong cơ cấu các chủng loại rau trồng chủ lực ở nước ta hiện nay, ớt
cay thuộc nhóm cây phổ biến nhất. Sản phẩm ớt được sử dụng đa dạng: ăn
tươi, chế biến dưới dạng bột, tương (past), muối chua đóng lọ nguyên quả,
muối mặn… với đặc điểm này cây ớt khắc phục được tính rủi ro của thị
trường, giữ giá cả ổn định, đảm bảo được lợi ích cho người sản xuất. Do giá
trị to lớn mà cây ớt mang lại, hiện nay diện tích trồng ớt không những ở phía

2

Nam mà đã được mở rộng ra các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Theo Tổng cục
Thống kê, diện tích ớt cay trồng trên đất nông nghiệp cả nước năm 2000 là
4783 hecta, năm 2010 đã đạt xấp xỉ 9600 ha, với mức tăng 5%/ năm. Năm
2012 Việt Nam xuất khẩu khoảng 78.500 tấn ớt khô với giá trị 233 triệu USD,
nằm trong top 20 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính [11].
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay phân bón lá được nông dân sử
dụng khá phổ biến nhất là ở các vùng chuyên canh rau màu, trồng hoa cây

cảnh, cây ăn quả và trên một số cây lương thực thực phẩm. Phân bón lá có tác
dụng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu
quả, tăng năng suất chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản…Nếu so
với phân bón gốc thì phân bón lá có giá thành rẻ hơn rất nhiều, sản phẩm lại
đa dạng về chủng loại, khi cần phun ở giai đoạn sinh trưởng nào của cây trồng
cũng có thể mua được.
Với mục đích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cho giống ớt cay lai GL1-1 mà hạn chế được lượng phân bón dư thừa trong
đất, được sự đồng ý của Bộ môn, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Tuấn chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm
phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt
lai GL1-1 vụ Xuân-Hè năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được loại chế phẩm phân bón lá phù hợp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng cho giống ớt lai GL1-1.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng phát triển của giống ớt lai GL1-1

3

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến khả năng chống
chịu sâu bệnh hại của giống ớt lai GL1-1
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến năng suất và
yếu tố cấu thành năng suất của giống ớt cay GL1-1
-Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm

4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc, phân bố cây ớt và phân loại ớt
2.1.1 Nguồn gốc, phân loại
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì cây ớt được con người
biết đến từ xa xưa, người ta đã tìm thấy quả ớt khô trong ngôi mộ cổ ở Peru
hàng ngàn năm trước đây. Nhiều tác giả khẳng định, cây ớt có nguồn gốc từ
nhiệt đới của Châu Mỹ và được trồng trọt lâu đời ở Peru, Mêhico. Trung tâm
khởi nguồn của ớt có thể là Mêhico và trung tâm thứ hai là Guatemla. Cây ớt
được phần bổ rộng rãi khắp Châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt.
Ở Châu Âu mãi đến thế kỷ XVI cây ớt mới được biết tới nhờ Churixtop
Côlông đưa vào Tây Ban Nha. Từ đây, cây ớt được phát tán rộng ra đến các
vùng Địa Trung Hải đến nước Anh, Trung Âu trong những năm cuối thế kỷ
XVI. Sau đó những người Bồ Đào Nha mang ớt từ Braxin đến Ấn Độ vào
năm 1885. Khu vực Châu Á, cuối thế kỷ XIV cây ớt đã được trồng ở Trung
Quốc và lan rộng qua Nhật Bản, Triều Tiên vào đầu thế kỷ XV. Các giống ớt
trồng ở các vùng này thuộc nhóm cay hoặc hơi cay. Ở Đông nam Á như
Inđônêxia, cây ớt được trồng sớm hơn ở Châu Âu và hiện nay đã bao phủ toàn
bộ khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu. Trong khu vực này có nhiều giống ớt
địa phương được hình thành để phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác
nhau. Nước ta cây ớt do người Pháp đưa sang, chưa có nhiều nghiên cứu đầy
đủ về lịch sử trồng trọt cây ớt cay ở nước ta, nhưng căn cứ vào sự đa dạng của
các giống địa phương đã khẳng định ớt được trồng từ rất lâu đời.
2.1.2 Phân loại
Ta có thể dựa vào hệ thống phân loại thực vật, vào số lượng nhiễm sắc
thể, hoặc nguồn gốc xuất xứ, bộ phận sử dụng, mùa vụ. Có thiều quan điểm
khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì ớt thuộc họ cà, có 5 loại


5

được trồng chính trong số 30 Nguồn gen thực vật rất phong phú về số lượng
và đa dạng về chủng loại. Để phân biệt chúng loài. Bao gồm loài Capsicum
annuum L, loại C. Frutescens L; loài C.chinense Jacquin; loài Willdenon var
pendulum L và loài C.pubescens Ruiz and Pavon. Mêhicô là trung tâm khởi
nguồn của C.annuum và Guatêmana là trung tâm thứ hai và loài C. annuum l
thông dụng nhất thế giới.
Các loại ớt trồng trọt của chi Capsicum thường được phân biệt qua đặc
điểm hoa và quả. Theo Heiser và Smith (1953) C.annuum là cây trồng hàng
năm, mỗi đốt có 1 quả, còn C. frutescens là cây nhiều năm. Loài C. annuum L
gồm 2 nhóm phổ biến là ớt cay (quả to, dài) và ớt ngọt (Sweet pepper).
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây ớt.
Ớt thuộc chi Capsicum, họ cà Solanaceae với gần 100 loài khác nhau.
Có rất nhiều giống khác nhau dựa vào hình dạng, màu sắc, độ cay và vị trí của
qủa. Bailey (1949) đã chia ớt thành 5 nhóm chính dựa vào hình dạng quả:
Cerasiforme: Là những giống ớt có dạng quả nhỏ, rất cay.
Conoides: Quả ớt cay, có dạng hình nón hoặc dạng hình thuôn.
Fasciculatum: Quả mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ và đặc biệt rất cay.
Longum: Quả ớt dài, rũ xuống, cay.
Grossum: Quả to, có dạng hình chuông hay còn gọi là ớt ngọt quả rỗng,
thường có màu đỏ hoặc vàng, thích hợp cho việc chế biến các món ăn.
Đặc điểm thực vật học của cây ớt có thể được tóm tắt như sau:
- Rễ: Rễ ớt ăn nông và kém chịu úng. Rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất
0 – 30 cm. Rễ ớt có khả năng phát triển rễ phụ đặc biệt khi cấy chuyển.
- Thân: Thân ớt phát triển ở dạng thân bụi. Khi non thân mềm, khi già
thân hoá gỗ. Trên thân phân nhiều cành nhánh. Chiều cao cây từ 50 – 150 cm.
- Lá: Ớt có dạng là đơn, mặt lá nhẵn, kích thước thay đổi phụ thuộc vào
giống. Lá ớt có dạng oval hoặc hơi dài, không có răng cưa, không có lông,
mỏng, kích thước trung bình 1,5 – 12 cm x 0,5 – 7,5 cm.


6

- Hoa: Hoa ớt thường mọc đơn, có 5 – 6 cánh màu trắng, số lượng hoa
từ 92 – 350 hoa/cây. Hoa ớt thường mọc đơn và sinh ra sau nách lá ở cành thứ
cấp. Đài hoa có 5 – 6 cành màu trắng, tràng hoa có màu trắng, hoặc có màu
tím nhạt, nhị hoa gắn vào tràng hoa và xoè ra, bao phấn thường mở, vòi nhuỵ
thường dài hơn nhị hoa. Bầu nhuỵ thường có 3 ngăn. Cuống hoa dài 1 – 1,5
cm, ớt có tập tính nở hoa và đậu quả sớm hơn trong điều kiện ngày ngắn.
- Quả: Quả ớt thuộc dạng quả mọng có cuống ngắn và to. Dạng quả rất
khác nhau từ dạng quả tròn tới dạng quả thon dài và thon đầu bóp nhọn lại,
kích thước quả cũng rất khác từ rất nhỏ đến quả có kích thước lớn như quả ớt
ngọt. Quả mọc xuôi (chỉ địa) hoặc thẳng đứng (chỉ thiên), quả đơn. Ớt có màu
sắc, hình dạng và kích thước quả rất khác nhau. Khi quả xanh có màu xanh
hoặc tím, khi chín có màu vàng da cam hoặc đỏ.
- Hạt: Hạt ớt có trong quả chín cũng như trong quả xanh. Hạt thường
tập trung dày đặc dọc theo ruột quả. Hạt ớt có dạng tròn det, mặt không nhẵn,
màu vàng sáng hoặc vàng đậm. Trung bình 1 quả có khoảng 30 – 80 hạt.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới:
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt đã giữ một vị
trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là các nước có điều
kiện khí hậu, đất trồng thích hợp. Cây ớt được xem là một trong số những cây
trồng quan trọng ở các vùng Nhiệt đới. Diện tích và sản lượng ớt trên thế giới
ngày càng tăng. Theo FAO, năm 1994 diện tích trồng ớt toàn thế giới là 1,25
triệu ha, thì đến năm 2001 diện tích này đã tăng lên là 1,45 triệu ha và tăng
lên đến 1,914 triệu ha vào năm 2012 với năng suất trung bình 16.2 tấn/ha.
Trong đó Châu Á vẫn là khu vực dẫn đầu cả về sản lượng lẫn diện tích với
60,5% diện tích và 64,8% sản lượng của toàn thế giới. Các nước nhập khẩu và
xuất khẩu ớt quan trọng nhất bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô,

Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ [7].

7

Hiện nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới, chiếm 25%
tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (24%), Tây Ban Nha (17%),
Mexico (8%). Các nước nhập khẩu các sản phẩm từ ớt lớn nhất thế giới là các
tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Liên minh Châu Âu (EU), Sri
Lanca, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trao đổi thương mại toàn cầu về ớt
đạt gần 16% tổng sản phẩm gia vị, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây hồ tiêu. [7].
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 – 2012
Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha)
Châu lục
2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012
Thế giới 1.813.871

1.827.229

1.865.626

1.914.685

15.834

15.998

16.114

16.280


Châu Phi 324.070

301.182

321.053

363.937

9.051

8.726

7.866

7.929

Châu Mỹ 218.093

218.976

217.917

212.670

16.121

17.627

16.939


19.009

Châu Á 1.145.356

1.181.726

1.205.453

1.218.792

16.770

16.767

17.364

17.522

Châu Âu 123.791

122.620

118.497

116.545

24.298

23.427


24.115

24.279

Châu Đại D
ương
2.560

2.726

2.706

2.741

21.798

20.798

20.959

20.943

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[5]
Trên thế giới diện tích và năng suất ớt tăng dần qua các năm từ 2009 – 2012.
Năm 2009 diện tích trồng ớt toàn thế giới đạt 1.813.871 ha, năm 2010 đạt
1.827.229 ha tăng 13.358 ha, năm 2011 đạt 1.865.626 ha tăng 38.397 ha so
với năm 2010, năm 2012 diện tích lên đến 1.914.685 ha tăng 49.059 ha so với
năm 2011. Về năng suất toàn thế giớ tăng dần theo các năm từ 2009 – 2012.
Cụ thể như sau. Năm 2009 năng suất toàn thế giới đạt 15.834 kg/ha, năm
2010 đạt 15.998 kg/ha tăng 164 kg/ha. Năm 2011 năng suất đạt 16.114 kg/ha

tăng 116 kg/ha so với năm 2010. Năm 2012 năng suất đạt 16.280 kg/ha tăng
166kg/ha so với năm 2011.
Châu Á có diện tích trồng ớt lớn nhất trong số các châu lục đạt từ 1.145.356
ha – 1.218.729 ha . Năng suất đạt từ 16.770 – 17.522 kg/ha.
Châu Đại Dương có diện tích trồng ớt nhỏ nhất toàn thế giới đạt từ 2.560 –
2.741 ha. Năng suất giảm từ 21.798 - 20.943 kg/ha.


8


Hình 2.1. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 – 2012
Một số nước có sản lượng ớt cao như: Trung Quốc, Mexico, Indinexia,
Thổ Nhĩ Kỳ … . Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng ớt cao nhất thế
giới, sản lượng ớt hàng năm của nước này chiếm khoảng 30% sản lượng ớt
của thế giới.
Bảng 2.2. Sản lượng ớt ở một nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: Tấn
STT Nước 2009 2010 2011 2012
1

Trung Quốc

14.520.301

15.001.503 15.541.611 16.023.500
2

Mexico


1.941.564

2.335.562 2.131.740 2.379.736
3

Indonesia

1.378.727

1.332.356 1.903.229 1.656.615
4

Thổ Nhĩ Kỳ

1.837.003

1.986.700 1.975.269 2.072.132
5

Tây Ban Nha

932.191

875.657 921.089 1.023.700
6

Mỹ

988.240


932.580 991.370 1.064.800
7

Nigeria

844.523

500.000 449.594 500.000
8

Ai Cập

792.836

655.841 670.434 650.054
17

Nhật Bản

142.700

137.300 141.800 145.000
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[5]
Từ năm 2009 – 2012 Trung Quốc có sản lượng ớt lớn nhất và tăng dần qua
các năm đạt từ 14.520.301 – 16.023.500 tấn, năm 2010 đạt 15.001.503 tấn

9

tăng 499.202 tấn so với năm 2009. Năm 2011 đạt 15.541.611 tấn tăng
540.108 tấn so với năm 2010. Năm 2012 đạt 16.023.500 tấn tăng 481.889 tấn

so với năm 2011.
Nhật Bản là nước có sản lượng ở thấp nhất trong một số nước điển hình
dao động 142.700 – 145.000 tấn từ 2009 – 2012.


Hình 2.2. Sản lượng ớt ở một nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 -2012
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành
phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 1 người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8
kg ớt/năm[18]. Ớt là loại rau chủ lực ở nước này. Diện tích trồng ớt tươi đứng
thứ 8 trong tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng trọt. Năm 2006 sản lượng
ớt tươi Hàn Quốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn, năng suất ớt xanh
của nước này rất cao đạt được 42,11 tấn/ha.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam:
Ở nước ta cây ớt được đưa vào trồng trọt từ rất lâu đời, do thích hợp
được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, đặc
biệt là những năm gần đây rất nhiều địa phương: Hải Phòng, Hải Dương, Thái
Bình, Thanh Hóa … đã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu mở
ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao. Một số vùng còn xem

10

đây là cây xóa đói giảm nghèo điển hình là các huyện: Kỳ Anh (Hà Tĩnh),
Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa), Quỳnh Phụ (Thái Bình)
Theo số liệu thống kê [14] năm 2012 diện tích trồng ớt của nước ta là
25.360 ha, sản lượng là 330.982 tấn, tăng 16.000 ha về diện tích và 240.000
tấn về sản lượng so với năm 2009.
Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như
Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Năm 2011 diện tích trồng ớt
Thái Bình cao nhất chiếm 10% diện tích và 14% sản lượng so với cả nước.

Trong giai đoạn trước năm 1990, nhiều vùng sản xuất ớt lớn được hình thành
để phục vụ cho xuất khẩu ớt. Chỉ tính riêng mấy tỉnh miền Trung, vùng sản
xuất hàng hoá có khoảng 3.000ha, có năm lên đến 5.700ha (1988), đảm bảo
mỗi năm xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) 4.500 tấn ớt bột [1].
Ở Thanh Hoá, cây ớt được trồng tập trung ở một số huyện như Thiệu
Yên, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Thọ Xuân. Năm 1983, toàn tỉnh thu được 50 tấn ớt
khô, năm 1984 là 100 tấn [3].
Năm 1994 - 1995 Thừa Thiên Huế có diện tích trồng ớt là 600ha, năng
suất trung bình là 10,6 tấn/ha, xuất khẩu khoảng 400 - 500 tấn ớt, ngoài ra còn
được xuất theo con đường tiểu ngạch hàng trăm tấn [10].
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã có trên 10
doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới các dạng khác
nhau: xuất tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, đóng lọ nguyên quả, ớt
chiên, ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt (paste) Điển hình là công ty chế biến nông
sản Hải Dương, công ty GOC Bắc Giang, Công ty chế biến xuất nhập khẩu Rau
Quả Thanh Hoá hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấn ớt cay đông lạnh và muối.

Các giống ớt trồng cho xuất khẩu hiện nay đều theo yêu cầu của
nhà nhập khẩu, phần lớn là giống do các công ty nước ngoài cung ứng:
Hotchilli, Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Sygenta), L20, L22
(Công ty giống cây trồng Miền Nam).

11

Hiện nay cây ớt được coi là một trong năm loại cây trồng chủ lực trong
chương trình chọn tạo giống rau của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
giai đoạn 2011 – 2015 [11].
Bảng 2.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng
của cây ớt tại một số tỉnh phía Bắc
Năm 2011


Năm 2012

Địa
phương

Diện
tích (ha)

Năng
suất
(tấn/ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản
lượng
(tấn)

Cả nước


18248

118.4

216094

25360

130,5

330982

Thái Bình

1860

169

30599

-

-

-

Hải Dương

825


154

12731

806

146

11783

Hải Phòng

442

168

7424

766

214

16402

Hà Nội

195

116


2272

101

134

1348

Ninh Bình

100

133

1334

155

148

2287

Bắc Ninh

100

51

515


90

60

540

Vĩnh Phúc

85

70

595

81

94

760

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2013[14])
Năm 2011 diện tích trồng ớt cả nước đạt 18248 ha, năng suất đạt 118.4 tấn/ha,
sản lượng đạt 216094 tấn. Năm 2012 tăng cả diện tích, năng suất, sản lượng
so với năm 2011, diện tích đạt 25360 ha, năng suất đạt 130,5 tấn/ha, sản
lượng đạt 330982 tấn.
Tỉnh Thái bình có diện tích, năng suất, sản lượng cao nhất ở các địa phương.
Năm 2011 diện tích đạt 1860 ha, năng suất 169 tấn/ha, sản lượng đạt 30599
tấn.
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích, năng suất, sản lượng thấp nhất ở các địa

phương. Diện tích 85 ha (2011) - 81 ha(2012), năng suất 70 tấn/ha(2011) - 94
tấn/ha(2012), sản lượng đạt 595 tấn(2011) - 760 tấn(2012)
2.4. Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy

12

vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô
nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự
giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO
3
-
) hoặc
Nitrit (NO
2
-
) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián
tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước [19]. Đặc biệt gây hại
cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản
phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat.
Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ
và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra
một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em [8] đã xác định, trong
những thập niên gần đây, mức NO
3
-
trong nước uống tăng lên đáng kể mà
nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO

3
-
xuống
nước ngầm. Hàm lượng NO
3
-
trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức
khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO
3
-
trong
nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100
mg/l. Y học đã xác định NO
2
-
ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau:
gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các
sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất
này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo
thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi
của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
2.5. Sự dinh dưỡng qua lá và tình hình sử dụng phân bón lá.
Hầu hết các chất khoáng từ đất xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy
nhiên, ngoài rễ ra thì các bộ phận khác của cây đặc biệt là lá cũng có khả năng
hấp thu chất khoáng khi tiếp xúc với dung dịch chất khoáng. Các chất khoáng
xâm nhập vào lá thường phải đi qua khí khổng và cũng có thể thấm qua lớp

13


cutin mỏng. Sự xâm nhập các chất khoáng vào cây qua bề mặt lá phụ thuộc
vào các điều kiện khác nhau:
- Phụ thuộc vào thành phần của các chất khoáng sử dụng, nồng độ chất
khoáng và pH của dung dịch chất khoáng.
- Phụ thuộc vào tuổi của lá và cây: Các lá non dễ dàng thấm các chất
khoáng hơn các lá già vì với các lá non ngoài xâm nhập qua khí khổng thì
chất khoáng còn có thể thấm qua lớp cutin mỏng.
- Phụ thuộc dạng sử dụng: Cùng một nguyên tố nhưng tốc độ thấm qua
lá phụ thuộc vào dạng sử dụng của chúng. Ví dụ NO
3
-
xâm nhập vào lá mất
15 phút, còn NH
4
+
thì mất 2 giờ; hoặc K
+
của KNO
3
vào lá mất 1 giờ còn của
KCl mất 30 phút. Kali trong dung dịch kiềm xâm nhập vào lá nhanh hơn
trong môi trường axit [15]
Do vậy, trong sản xuất người ta áp dụng phổ biến phương pháp dinh
dưỡng qua lá. Phương pháp này có lợi là tiết kiệm được lượng phân bón, thời
gian, nguyên liệu, sức lao động.
Ngày nay, nhờ những tiến bộ kỹ thuật về hoá học, sinh học, các dạng
phân bón lá được cải tiến sử dụng có hiệu quả. Phân bón lá được sử dụng như
một phương tiện cung cấp dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, hoocmon kích
thích sự sinh trưởng, phát triển của cây. Những ảnh hưởng quan sát được của
việc bón phân qua lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chịu sâu bệnh

của cây.
Bón phân qua lá là cách đưa dinh dưỡng trực tiếp vào cây nhằm bổ sung,
hỗ trợ thêm cho cây các chất dinh dưỡng cần thiết, là một sự kích thích "mềm
dẻo" trong một số giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng cho cây như: Phân
nhánh, ra hoa, kết trái trong những điều kiện bất thuận như ngập úng, hạn hán,
mặn, phèn… Cây tiếp nhận dinh dưỡng qua lá với diện tích bằng 15 - 20 lần
diện tích tán cây che phủ.

14

Các nước trên thế giới đã sử dụng phân bón lá ngày càng nhiều trong
khâu trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp như caphê, ca cao, đậu
tương… ở Mỹ đã sản xuất trên 150 hỗn hợp dinh dưỡng có vi lượng để bón
cho cây trồng, ở Hà Lan đã sản xuất trên 60 loại phân phức hợp cung cấp cho
ngành trồng rau.
Hà Thị Thanh Bình và cs (1998) [2] đã phun vi lượng cho cây đậu tương
và lạc trên đất Mai Sơn - Hoà Bình ở giai đoạn 3, 5, 7 lá có kết quả tốt: làm
tăng hàm lượng diệp lục, tăng chiều cao cây, tăng năng suất từ 13,8 - 20,2%,
hàm lượng protein và lipit cũng tăng.
Xử lý Zn và Mn cho ngô bằng cách ngâm hạt và phun bổ sung dung dịch
lên lá thu được kết quả khả quan. Hàm lượng diệp lục tăng 10 - 16%, chỉ số
diện tích lá tăng 10-32%, năng suất ngô tăng từ 6 - 13% so với đối chứng
không xử lý (Ngô Hữu Tình, 2003)[16]
Theo Vũ Cao Thái, 1996 [15] thì bón phân qua lá là giải pháp chiến lược
an toàn dinh dưỡng cây trồng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá được phát
hiện vào đầu thế kỉ XIX bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy: ngoài
bộ phận thân, lá, các bộ phận khác như cành, hoa, quả đều có thể hấp thu
được dinh dưỡng. Như vậy biện pháp bón phân qua lá là biện pháp có tình
chiến lược của ngành nông nghiệp.
Nếu xét về khía cạnh bền vững và lành mạnh môi trường thì phân sinh

học, phân bón qua lá được khuyến khích đưa vào sản xuất nông nghiệp có ý
nghĩa lớn của nền nông nghiệp bền vững.
Đối với cây ăn quả, phun Komix làm tăng số quả/ chùm đối với nhãn, tăng
trọng lượng quả, màu vỏ quả sáng hơn, tăng năng suất phẩm chất nhãn.
Thực tế sử dụng của một số loại phân bón lá của bàn con nông dân vùng
đồng bằng Sông Cửu Long đã chứng minh hiệu quả của phân bón lá. Cây
được bón phân qua lá sinh trưởng ổn định, chắc khoẻ, ít sâu bệnh, chống chịu
tốt với các điều kiện bất lợi, tăng giá trị thương phẩm [6]

15

* Sử dụng phân bón lá cho cây ớt:
Phun phân bón lá chất lượng cao. Sử dụng một trong hai sản phâm
Vườn sinh thái hoặc Bio-plant phun cho ớt 10 ngày/lần. Trong hai sản phẩm
phân bón lá cao cấp này có chứa nhiều axit amin, nguyên tố đa, trung, vi
lượng cân đối, các enzim, vitamin, chất auxin cần thiết cho cây trồng và các
chủng vi sinh vật hữu ích làm tới xốp đất, tăng khả năng tổng hợp và phân
hủy xác hữu cơ nên làm tăng độ màu mỡ của đất, giảm 20-30% lượng phân
bón vô cơ. Nhờ có các auxin kích thích sinh trưởng điều tiết cho các
quả/chùm giúp cho quả ớt lớn nhanh, độ đồng đều cao, chín sớm. Thực tế các
hộ nông dân xã Thanh Vân, Hương Lâm, Mai Đình (huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang) vụ thu đông 2009 sử dụng 2 sản phẩm này phun cho ớt làm trái
chín đều, tăng 15-20% năng suất quả.
Như vậy, có thể thấy phân bón lá là loại phân lý tưởng trong sản xuất
nông nghiệp bởi hiệu quả cao, tiện ích và không ô nhiễm môi trường song đòi
hỏi người dùng phải có hiểu biết tối thiểu để thu được lợi ích kinh tế cao.
Cũng phải nói thêm rằng phân bón lá chỉ có thể thoả mãn được một phần chất
dinh dưỡng mà không thể thay thế hoàn toàn nhu cầu của cây.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý: Cần tuân thủ một số
nguyên tắc khi sử dụng phân bón lá là chỉ sử dụng với các loại phân tan trong

nước mà thôi, phải có thiết bị bơm và kỹ thuật sử dụng tốt, nên phun vào giai
đoạn cây non khi tầng cutin còn mỏng và trước khi cây đạt mức độ trao đổi
chất mạnh nhất
Trong sản xuất người ta thường kết hợp cả hai cách dinh dưỡng qua rễ
và qua lá. Phương pháp dinh dưỡng qua lá thường sử dụng chủ yếu với cây
rau và hoa, còn các cây trồng khác thì nó chỉ có tác dụng bổ trợ thêm dinh
dưỡng trong giai đoạn nhất định và trong trường hợp cần thiết, còn phương
pháp dinh dưỡng qua rễ vẫn là phương pháp chính [9]

16

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên giống ớt: Giống ớt cay GL1-1 là giống lai F1 do Viện nghiên cứu
Rau Quả chọn tạo, được công nhận giống sản xuất thử năm 2014. Với đặc
điểm: cao cây 75-90cm, phân cành tốt, cân đối, lá xanh nhạt, hoa trắng, quả
non xanh nhạt, chín đỏ tươi, quả chỉ địa, quả dài 14-16cm, thẳng, chín sớm, tập
trung, thời gian thu hoạch quả từ 75-80 ngày sau trồng. Khối lượng trung bình
quả 12-14g, Năng suất quả tươi trung bình 20 – 22 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có
thể đạt 25 - 30 tấn/ha. Có thể trồng 2 vụ trong năm: thu đông và xuân hè.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Hà Nội
- Thời gian: Từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2014.
3.3. Vật liệu thí nghiệm
- Chế phẩm Agrodream dạng “M”: là sản phẩm phân bón lá hữu cơ
được chiết xuất từ rong biển hỗn hợp chứa các nguyên tố đa lượng Nitơ:
4,5%, P2O5: 1,2%, K2O: 0,8 % khối lượng; vi lượng gồm B 130, Fe 5,0, Zn
2,5, Cu 0,2 mg/l và các axit amin như Glutamic acid, Serine, Histidinw,

Glycine, Alanine… Agrodream “M” là sản phẩm của công ty CP Kỹ thuật
Môi trường ETC.
- Chế phẩm AT: dạng dung dịch chứa 8% Nito, 5% P2O5, 2% K
2
O,
0,02% Ca, 500ppm Mn, 500ppm Cu, 200ppm B, là sản phẩm phân bón lá hữu
cơ mới của Viện di truyền đưa thử nghiệm tại Viện Rau Quả .
- Chế phẩm Atonik: là sản phẩm phân bón lá vô cơ dạng dung dịch là
hốn hợp của Sodium 5- nitroguaiacolate, sodium o-nitrophenolate và
sodium p-nitrophenolate được sản xuất bởi Công ty Asahi Nhật Bản.

×