Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.11 KB, 69 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  


NGUYỄN LAN HƯƠNG


Tên đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN
MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC XÃ, PHƯỜNG PHÍA ĐÔNG NAM
VÀ TÂY NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008-2013”





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : 42A – Khoa học Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Đặng




Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
một là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện củng cố vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành. Là giai đoạn không
thể thiếu với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh viên trường
Đại học Nông lâm nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa Môi Trường -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em các kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình giúp
đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng TN&MT, UBND thành
phố Thái Nguyên, các cán bộ và các anh chị trong phòng TN&MT đã giúp đỡ
em trong quá trình thực tập vừa qua.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của em không tránh
khỏi có thiếu sót. Vì vậy em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của thầy,
cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn./.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Lan Hương



MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát về đô thị và phát triển đô thị 4
2.1.1. Khái quát về đô thị và đô thị hóa 4
2.2. Lịch sử phát triển đô thị tại Việt Nam và Thái Nguyên 6
2.1.1. Sự phát triển đô thị tại Việt Nam 6
2.2.2. Sự phát triển đô thị tại Thành phố Thái Nguyên 7
2.3. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường nước 8
2.3.1. Khái niệm môi trường 8
2.3.2. Ô nhiễm môi trường nước 8
2.3.3. Cơ sở pháp lý 10
2.4. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 10
2.5. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam 11
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13
3.3. Nội dung nghiên cứu 13
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Thái Nguyên 13
3.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước trên địa
bàn các xã, phường phía Đông nam và Tây Nam thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 14
3.3.3. Đánh giá mối tương quan giữa vị trí và hàm lượng các chỉ tiêu

tại khu vực nghiên cứu 15
3.3.4. Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu và vị trí quan
trắc 15
3.3.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường nước
theo ý kiến người dân 15
3.3.6. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt 15
3.3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực
tới môi trường trước sự phát triển đô thị. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu 15
3.4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 15
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 16
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích 16
3.4.5. Phương pháp phân tích mẫu 17
3.4.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17
3.4.7. Phương pháp bản đồ 18
3.4.8. Phương pháp chuyên gia 18
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên. 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển đô thị 22
4.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các
xã phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2013 29
4.2.1. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ pH trong môi
trường nước mặt các xã phường phía Đông Nam và Tây Nam
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 29
4.2.2. Ảnh hưởng cúa sự phát triển đô thị đến hàm lượng COD trong
môi trường nước mặt các xã phường phía Đông Nam và Tây
Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 31

4.2.3. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng BOD
5
trong
môi trường nước mặt các xã phường phía Đông Nam và Tây
Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 34
4.2.4. Ảnh hưởng của sự phát triển của đô thị đến hàm lượng TSS trong
môi trường nước mặt các xã phường phía Đông Nam và Tây
Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 36
4.2.5. Ảnh hưởng của sự phát triển của đô thị đến hàm lượng As trong
môi trường nước các xã phường phía Đông Nam và Tây Nam
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 38
4.2.6. Ảnh hưởng của sự phát triển của đô thị đến hàm lượng Pb trong
môi trường nước mặt các xã phường phía Đông Nam và Tây
Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 40
4.2.7. Ảnh hưởng của sự phát triển của đô thị đến hàm lượng Fe trong
môi trường nước mặt các xã phường phía Đông Nam và Tây
Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 42
4.3. Đánh giá mối tương quan giữa vị trí và hàm lượng các chỉ tiêu tại
khu vực nghiên cứu 44
4.4. Đánh giá tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu và vị trí quan trắc 45
4.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường theo ý
kiến của người dân 46
4.6. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt 48
4.7. Các giải pháp bảo vệ môi tường nước đô thị 49
4.7.1. Các giải pháp về kỹ thuật – công nghệ 49
4.7.2. Các giải pháp sử dụng công cụ kinh tế 50
4.7.3. Các giải pháp về chính sách BVMT 50
4.7.4. Các giải pháp về tăng cường ý thức bảo vệ môi trường 51

PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 52

5.1. Kết luận 52
5.2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu Ý nghĩa
1
BOD (Biochemical Oxygen
Demand)
Nhu cầu oxy sinh học
2
COD (Chemical Oxygen
Demand)
Nhu cầu oxy hóa học
3 TSS (Total Suspended Solid) Tổng chất rắn lơ lửng
4 TPTN Thành phố Thái Nguyên
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
7 QCCP Quy chuẩn cho phép
8 PTDT Phát triển đô thị
9 X Xã
10 P Phường
11 ĐQ Đồng Quang
12 GS Gia Sàng
13 TL Tân Lập
14 P.TT Phường Trung Thành
15 CG Cam Giá
16 HS Hương Sơn
17 TT Tân Thịnh
17 LS Lương Sơn

19 XTC Xã Tân Cương
20 XTĐ Xã Thịnh Đức
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu 17
Bảng 4.1: Hàm lượng pH trong môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008-2013 30
Bảng 4.2: Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt của khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 32
Bảng 4.3: Hàm lượng BOD
5
trong môi trường nước mặt của khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 34
Bảng 4.4: Hàm lượng TSS

trong môi trường nước khu vực nghiên cứu
giai đoạn 2008 – 2013 36
Bảng 4.5: Hàm lượng As

trong môi trường nước mặt của khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 38
Bảng 4.6: Hàm lượng Pb

trong môi trường nước mặt của khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 40
Bảng 4.7: Hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt của khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 42
Bảng 4.8: Kết quả phần mềm SAS về tương quan giữa hàm lượng các
chỉ tiêu và vị trí quan trắc 45
Bảng 4.9: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của PTĐT đến

môi trường 46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Đồ thị dân số Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 24
Hình 4.2: Đồ thị hàm lượng pH trong môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 31
Hình 4.3: Đồ thị hàm lượng COD trong môi trường nước mặt tại
khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008-2013 33
Hình 4.4: Đồ thị hàm lượng BOD
5
trong môi trường nước mặt tại khu
vực nghiên cứu giai đoạn 2008-2013 35
Hình 4.5: Đồ thị hàm lượng TSS trong môi trường nước khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008-2013 37
Hình 4.6: Đồ thị hàm lượng As trong môi trường nước khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2008-2013 39
Hình 4.7: Đồ thị Hàm lượng Pb trong môi trường nước khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2008-2013 41
Hình 4.8: Đồ thị hàm lượng Fe trong môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 -2013 43
Hình 4.9: Đồ thị mối tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu và vi trí
tại khu vực nghiên cứu 44
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là máu của sự sống, là một nguồn tài nguyên cần thiết cho nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Hầu hết các hoạt động sống của con người và

sinh vật đều cần đến nước ngọt. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do dân
số tiếp tục tăng cao vì vậy vấn đề bảo vệ nước và cung cấp nước rất được
quan tâm.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực
trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống các đô thị đã có sự
phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Diện mạo đô thị có
nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không
gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và làm việc
có chất lượng. Đô thị đã khẳng định vai trò là động lực cho phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và
cả nước
Tuy nhiên, phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang
phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi
khí hậu và nước biển dâng. Đây là những thách thức lớn, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng đô thị, điều kiện, môi trường sống của dân cư và
đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác
quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện nay.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc
nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao
2
lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trải qua lịch sử 48 năm hình thành và phát triển, bằng những cố gắng nỗ lực
của mình cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước Thành phố đã
đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Ngày 1/9/2010 Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận thành phố (TP) Thái
Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Là một Thành phố đang trên đà hội nhập và phát triển kinh tế, với nhiều
khu công nghiệp, kim loại nặng, tập trung nhiều trường đại học, hoạt động

du lịch phát triển, được nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước quan tâm
cùng với những cơ hội đó là các khu đô thị, trung tâm thương mại được xây
dựng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Sự hình thành các khu đô thị mới đem lại lợi nhuận đáng kể cho kinh tế - xã
hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên các hoạt động của khu
đô thị ảnh hưởng xấu đến môi trường nước mặt và nước ngầm. Do thời gian
và điều kiện không đủ nên đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sự
phát triển đô thị đến môi trường nước mặt. Xuất phát từ thực tế trên, được sự
hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường
nước các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2013”
.

1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá những tác động của quá trình phát triển đô thị đến môi
trường nước mặt các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành
phố Thái Nguyên.
Phân tích hiện trạng và những biến đổi của môi trường nước mặt ở các
phường xã phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên.
3
Phân tích nguyên nhân của quá trình phát triển đô thị đến môi trường nước
mặt các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái Nguyên.
Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm sát quá trình phát triển đô thị và
giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường ở Thành phố Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Nâng cao và tích lũy kinh nghiệm thực tế, củng cố
kiến thức đã học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất các giải pháp và chính sách phù hợp cho
công tác bảo vệ môi trường và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã

phường thành phố Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Khái quát về đô thị và phát triển đô thị
2.1.1. Khái quát về đô thị và đô thị hóa
2.1.1.1. Khái niệm về đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung
và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. [5]
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống
và làm việc theo kiểu thành thị. [8]
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông
nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành có vai trò thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một
vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. [5]
2.1.1.2. Phân loại đô thị
Tại Điều 4 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị quy định:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II,
loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I,
loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội

thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
5
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã
ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy
mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50%
tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu
chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương.
2.1.1.3. Đô thị hóa
- Khái niệm đô thị hóa được đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của nước
ta hiện nay:
+ Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa được hiểu như một quá trình phát triển
toàn diện kinh tế và xã hội, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng.
+ Theo nghĩa hẹp: Đô thị hóa là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó
như sự tăng trưởng dân số đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật của
thành phố, sự xuất hiện của các thành phố mới…
+ Quá trình đô thị hóa mang tính phức tạp, địa phương, địa điểm,
bối cảnh…
+ Đô thị hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng rõ rệt. Đô thị hóa
mang tính quy luật tất yếu, là động lực của phát triển, tạo ra sự chuyển dịch
cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và phát triển kinh tế. Ngược
lại, đô thị hóa cũng chính là hệ quả của sự phát triển, bản thân nó lại tạo ra
sức ép cho phát triển trên mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường
2.1.1.4. Khái quát về sự phát triển đô thị
- Quá trình đô thị hóa có thể được chia thành 3 thời kỳ:
6

* Thời kỳ tiền công nghiệp (trước thế kỷ XVIII)
- Đô thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp
- Các đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu
đơn giản. Tính chất đô thị chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp.
- Đô thị thời kỳ này phát triển chậm, bố cục thành phố lộn xộn, phát triển
tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường đô thị không hợp lý. [3]
* Thời kỳ công nghiệp (đến nửa thế kỷ XX)
Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho nền văn minh đô thị phát triển
nhanh chóng. Sự tập trung sản xuất và dân cư tạo nên những đô thị lớn và cực
lớn, các xí nghiệp công nghiệp phát triển mạnh, các khu nhà ở mọc lên rất
nhanh bên cạnh các khu vực sản xuất. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, thành phố
mang nhiều chức năng khác nhau như: thủ đô, thành phố cảng, thành phố
công nghiệp, thành phố du lịch…
Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các
thành phố.[3]
* Thời kỳ hậu công nghiệp
Cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt ở các đô thị đã có nhiều thay
đổi nhờ sự phát triển của công nghệ tin học.Không gian đô thị có cơ cấu tổ
chức phức tạp, quy mô lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo
kiểu cụm, chum và chuỗi. [3]
2.2. Lịch sử phát triển đô thị tại Việt Nam và Thái Nguyên
2.1.1. Sự phát triển đô thị tại Việt Nam
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn
ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
7
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới
có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000
con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có

khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành
phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị
trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên
Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt
Trì, Hạ Long, Hoà Bình…
Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung
tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao
thông,và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư
nông thôn, các đô thị mới
2.2.2. Sự phát triển đô thị tại Thành phố Thái Nguyên
Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch chung
thành phố đến năm 2020 tại Quyết định số 278/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, đã mở rộng thành phố về phía Bắc thêm 2 xã Cao Ngạn
và Đồng Bẩm.
Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và phát
triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kết quả đạt được như sau:
- Về cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ chủ yếu tập trung ở 19
phường nội thành, quy mô khoảng 6.080,71 ha.
- Các khu vực đô thị cũ (các khu ở cũ, các trung tâm hành chính, các cơ
quan công sở) đã được tập trung xây dựng theo đúng quy hoạch. Nâng cấp hệ
thống chiếu sáng, xây dựng đồng bộ vỉa hè, lòng đường; bảo đảm cấp nước
sạch cho nhân dân.
8
2.3. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường nước
2.3.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự

nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người”.
Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ”, chương 1, điều 1 xác
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
- Tài nguyên nước: là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3%
còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông
băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy
chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong
không khí.
2.3.2. Ô nhiễm môi trường nước
Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học
của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật.
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào
9
môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc
dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: Do sự nhiễm mặn,
nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường phố
đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ , sản phẩm của
hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng…
- Nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu là do nước xả thải của các khu dân
cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông

đường biển.
+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, nhà
hàng khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ
sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt
là chất hữu cơ dễ bị phận hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn và
vi trùng.
+ Nước thải công nghiệp: Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất
công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…. Thành phần cơ bản phụ thuộc
vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp thường chứa
nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd…), các chất khó
phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ…), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
từ các cơ sở sản xuất thực phẩm.
- Tiêu chuẩn môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, định nghĩa như sau: “Là giới hạn cho phép
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của
chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui
định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.
10
2.3.3. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá
XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chình phủ về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2005.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử

lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Luật Tài nguyên Nước do Quốc hội ban hành ngày 20/5/1998 và có
hiệu lực thi hành ngày 01/01/1999.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy
định việc thi hành một số điều của Luật Tài nguyên Nước.
- Nghị định số 149/2004/NĐ của Chính phủ ngày 27/7/2004 về quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải
vào nguồn nước
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2004 về
quản lí chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TN&MT Quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.4. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm độc,
nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ sông
có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà Lan
người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô nhiễm
(Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh. Ô nhiễm nước
11
uống do nitrat (NO3-) từ nông nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng. Nông
nghiệp hiên đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là phân đạm).
Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã khuyếch tán trong đất và gây ô
nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng NO3- quá mức quy định.
Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nông thôn thường có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật quá cao. Tại các nguồn nước ở các khu công nghiệp thì nồng
độ các chất có hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất hữu cơ, vô
cơ khó bị phân giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ lửng
hoặc lắng sâu dưới đáy và tan trong nước. Ở các đô thị của các nước đang
phát triển thì 95% cống rãnh không được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh
đồng lân cận. Thụy Sỹ là nước du lịch và vô cùng sạch sẽ. Song các con sông

suối ngoài biên giới Thụy Sỹ thì lại là nguồn nước bị ô nhiễm hoàn toàn.
Sông “Danuyp xanh” không còn là một hình ảnh thơ mộng, hiện nay với
chiều dài 100 km từ Cremxo đến biên giới Slovakia, thực chất đã trở thành
vùng nước chết về phương diện sinh học. Ở Hoa Kỳ, hàng năm ngành nông
nghiệp đã sử dụng khoảng 400 nghìn kg thủy ngân trong các loại thuốc bảo vệ
thực vật. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở
các mức độ khác nhau.
2.5. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô
thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với
tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều khu đô thị,
khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và
chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang
gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất
12
thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công
nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ
pH trung bình từ 9- 11, chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá
học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các
ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm
lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu
vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước
thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng

chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… Tình trạng ô nhiễm
nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập
trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác,
còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và
cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải,một lượng rác thải rắn lớn
trong thành phố chưa có hệ thống xử lý.

13
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác động của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã,
phường phía Đông Nam và Tây Nam - TP Thái Nguyên.
- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hóa và ảnh
hưởng của nó tới phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Thái Nguyên.
- Diễn biến môi trường nước mặt tại các xã, phường phía Đông Nam và
Tây Nam thành phố Thái Nguyên
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn: Các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam của thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông Nam gồm: P. Đồng Quang, P. Gia Sàng, P. Cam Giá, xã Lương
Sơn, P. Tân Thành, P.Tân Lập, P. Tích Lương, P. Trung Thành, Xã Hương Sơn
- Phía Tây Nam: P. Tân Thịnh, Xã Tân Cương, P. Thịnh Đán, P. Thịnh Đức.
- Các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2013
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam
thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 04 năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Thái Nguyên
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của Thành phố Thái Nguyên
- Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
- Đặc điểm về thổ nhưỡng
- Cảnh quan môi trường
3.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển đô thị
- Khái quát chung về phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các
ngành chính, tốc độ phát triển.
14
- Phát triển dân số và cơ cấu lao động
- Cơ sở hạ tầng
3.3.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
3.3.1.4. Đánh giá thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hôi
ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị của thành phố Thái Nguyên
3.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt trên
địa bàn các xã, phường phía Đông nam và Tây Nam thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.2.1. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ pH trong môi trường
nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.2.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng COD trong môi
trường nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.2.3. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng BOD
5
trong môi
trường nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013

3.3.2.4. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng TSS trong môi
trường nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.2.5. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng As trong môi trường
nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.2.6. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng Pb trong môi trường
nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.2.7. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng Fe trong môi trường
15
nước mặt trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013
3.3.3. Đánh giá mối tương quan giữa vị trí và hàm lượng các chỉ tiêu tại
khu vực nghiên cứu
3.3.4. Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu và vị trí quan trắc
3.3.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường nước
theo ý kiến người dân
3.3.6. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt
3.3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới
môi trường trước sự phát triển đô thị
3.4 . Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập các thông tin về
Tình hình biến động mục đích sử dụng đất
của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013, tình hình biến động cơ
cấu sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 tại Phòng
TNMT thành phố Thái Nguyên.
- Thu thập số liệu quan trắc môi trường nước mặ của thành phố thái
nguyên từ năm 2008 – 2012 tại Trung tâm quan trắc thành phố Thái Nguyên.

- Thu thập các số liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu và môi
trường từ sách, báo, internet, tạp chí khoa hoc kỹ thuật, các đề tài nghiên
cứu đã công bố.
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên
cứu, bao gồm: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn… Thu thập tài liệu, số liệu về môi
trường, lao động, việc làm tại Trung tâm thông tin Thành phố Thái Nguyên.
3.4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị đến môi
16
trường nước mặt các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam, Thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên sẽ lựa chọn: tất cả các xã, phường phía
Đông Nam và Tây Nam.
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về nôi
dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Lập các phiếu điều tra để tiến hành
điều tra, phỏng vấn một số cán bộ ban nghành liên quan và một số người
dân địa phương sinh sống trên địa bàn nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung phỏng vấn: điều tra, đặt câu hỏi về sự tác động sự PTĐT
đến môi trường.
- Hình thức phỏng vấn: sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn, số lượng
50 phiếu, các phiếu điều tra đã có câu trả lời sẵn để người được phỏng vấn
dễ trả lời theo kiều trắc nghiệm. Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp
thông qua các câu hỏi thức tế điều tra.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị đến môi
trường nước các xã, phường phía Tây Nam thành phố Thái Nguyên . Dự
kiến sẽ lấy các điểm phân tích môi trường nước trên vùng nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu phân tích: Phương pháp lẫy mẫu nước mặt thực
hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5992:1995 (ISO

5667 -2: 1991). Các mẫu nước thải được lấy tại các hố ga, hoặc nơi cống xả
vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Các mẫu
nước mặt được lấy tại các kênh, mương, ao, hồ dẫn nước nằm sát phía sau
khu công nghiệp, hoặc các vị trí khu dân cư ven khu công nghiệp, nguồn
nước này dùng để cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

×