Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá chọn tạo và nâng cao độ thuần giống lúa Nông Lâm 7 tại Thái Nguyên vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.42 KB, 65 trang )

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



NGUYN TH TRANG


Tờn ti:
Đánh giá chọn lọc và nâng cao độ thuần giống lúa Nông Lâm 7
tại Thái Nguyên giai vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014

KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khoa hc cõy trng
Lp : K42 - Trng trt
Khoa : Nụng hc
Khoỏ hc : 2010 - 2014
Ging viờn hng dn : TS. Phm Vn Ngc


Thỏi Nguyờn, nm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong thời đại khoa học công nghệ hiện đại, đất nước ta đã và đang
hoà nhập mình theo hướng hợp tác và giao lưu quốc tế. Điều đó đòi hỏi bản
thân mỗi chúng ta không thể thiếu các kiến thức về khoa học và khả năng vận
dụng các kiến thức. Đây là điều cần thiết không chỉ đối với các ngành khoa


học kỹ thuật nói chung cũng như ngành nông nghiệp nói riêng, đúng theo
phương trâm của Bộ giáo dục va Đào tạo ở các trường đại học: “ học phải đi
đôi với hành, lý thuyết phải đi dôi với thực tế”.
Chính vì thế , thực tập khoá luận tốt nghiệp là một bài học hết sức quan
trọng trong suốt quá trình học đai học. Đây chính là cơ hội để mỗi sinh viên
trước khi ra trường có một phong cách làm việc, vận dụng những lý luận của
mình vào thực tiễn sản xuất một cách đúng đắn, sáng tạo, mang lại hiệu quả
cao nhất, đáp ứng được yêu cầu thực tế, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta.
Được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và ban
chủ nhiêm Khoa Nông Học, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:” Đánh giá
chọn tạo và nâng cao độ thuần giống lúa Nông Lâm 7 tại Thái Nguyên vụ
mùa 2013và vụ xuân 2014”.
Qua thời gian thực tập bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân cùng sự
giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Nông Học, bộ môn giống
cây trồng, các bạn sinh viên, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
TS. Phạm Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Phạm Văn Ngọc,
cùng các thầy cô giáo trong khoa và bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm bản thân
còn rất nhiều hạn chế nên dề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến bổ sung của thầy cô giáo và các
bạn để khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,08 tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong những năm
gần đây 7
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa hàng
đầu thế giới năm 2012 8
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của việt Nam trong những năm gần
đây ( 2000 - 2012) 12
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá và khảo nghiệm 32 dòng lúa Nông Lâm 7 vụ mùa 2013
tại Thái Nguyên 32
Bảng 4.2: Đặc điểm nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của 15 dòng
lúa vụ mùa 2013 34
Bảng 4.4. Đặc điểm sinh học chính của 7 dòng được chon lọc trong vụ mùa 2013 tại
Thái Nguyên. 36
Bảng 4.5. Thời gian sinh trưởng của 7 dòng lúa được chọn trong vụ xuân 2014 tại
Thái Nguyên 37
Bảng 4.6. Chất lượng mạ của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên. 38
Bảng 4.7: Động thái ra lá của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên 39
Bảng 4.8. Khả năng đẻ nhánh của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tai Thái
Nguyên 41
Bảng 4.9: Động thái đẻ nhánh của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại
Thái Nguyên 41
Bảng 4.10: Kích thước và diện tích lá đòng của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân
2014 tại Thái Nguyên. 43
Bảng 4.11: Một số tính trạng số lượng của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014
tại Thái Nguyên 44
Bảng 4.12: Một số đặc điểm về sự đồng nhất của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ
xuân 2014 tại Thái Nguyên 45
Bảng 4.13. Mức độ sâu bệnh hại trên của 7 dòng triển vọng trong vụ xuân 2014 tại
Thái Nguyên 47

Bảng 4.14: Khả năng chống đổ của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại
Thái Nguyên 49
Bảng 4.15 . Kết quả phân tích các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 7
dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên 50

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 Diễn biến thời tiết vụ mùa năm 2013 tại Thái Nguyên 29
Hình 4.2 : Diễn biến thời tiết vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên 30
Hình 4.3 Động thái ra lá trung bình của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại
Thái Nguyên 39
Hình 4.4: đông thái đẻ nhánh của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên 42

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài, ý nghĩa của đề tài 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới 6
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 6
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam 10
2.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam 13
2.4. Các bước chọn tạo giống lúa thuần 16
2.4.1. Định hướng chọn tạo cho các vùng sinh thái 16
2.4.2. Đánh giá tập hợp vườn vật liệu khởi đầu 16
2.4.3. Chọn lọc dòng và đánh giá dòng thuần. 16

2.5. Đặc điểm của giống lúa Nông Lâm 7 17
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Vật liệu nghiên cứu 18
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 18
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu 18
3.2.3. Thời gian nghiên cứu 18
3.3. Nội dung nghiên cứu 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19
3.4.2. Phương pháp tiến hành 19
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá 21
3.5.1. Nội dung đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển 21
3.5.2. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 23
3.5.3. Độ thuần đồng ruộng 25
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Tình hình thời tiết ở Thái Nguyên trong vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014. 28
4.2. Đánh giá và tuyển chọn các dòng lúa Nông Lâm 7 trong vụ mùa 2013 tại Thái
Nguyên 31
4.2.1.Kết quả đánh giá và chọn lọc các dòng lúa nông lâm 7 trong vụ mùa 2013 31
4.2.2. Đánh giá 7 dònglúa triển vọng trong vụ mùa 2013 tại Thái Nguyên 36
4.3. Khả năng sinh trưởng, phát triển của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014
tại Thái Nguyên. 36
4.3.1. Chất lượng mạ của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên. 37
4.3.2. Động thái ra lá của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên 38
4.3.3. Khả năng đẻ nhánh của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên 40
4.4.Một số đăc điểm hình thái của các dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại

Thái Nguyên 42
4.4.1. Kích thước và diện tích của lá đòng 43
4.4.2. Một số tính trạng về số lượng của các dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014
tại Thái Nguyên 44
4.4.3. Một số đặc điểm về sự đồng nhất của 7 dòng lúatriển vọng trong vụ xuân
2014 tại Thái Nguyên 45
4.5. Khả năng chống chịu của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên 46
4.5.1. Mức độ biểu hiện sâu bệnh của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại
Thái Nguyên 46
4.5.2.Khả năng chống đổ của 7 dòng lúa triển vọng trong vụ xuân 2014 tại Thái
Nguyên 48
4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1.Kết luận 53
5.2. Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa ( Oryza sativa.L) là cây lương thực quan trọng của hơn một
nửa dân số thế giới.Đây cũng chính là loại lương thực chủ yếu hiện nay trong
bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh,
khu vực Trung Đông và trong tương lai nó vẫn là loại lương thực hàng đầu.
Khoảng 65% dân số trên thế giới đang dùng lúa làm cây lương thực hàng
ngày. Trong đó khoảng 90% sản lượng lúa được tiêu thụ ở châu Á. Trong
những thập niên cuối thế kỉ XX, sự gia tăng đáng kể về sản lượng lúa đã được
ghi nhận tại nhiều nước đang phát triển. Cuộc cách mạng xanh trong nông

nghiệp năm 1990 đã mở ra sự phát triển lớn mạnh của khoa học chọn giống
và sự ứng dụng của các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp
góp phần làm tăng năng suất giống cây trồng.
Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu lương thực
không chỉ tăng về mặt số lượng mà còn yêu cầu tăng về cả chất lượng. Vì vậy,
nghiên cứu chọn tạo các dòng giống lúa có chất lượng cao là một trong những
mục tiêu quan trọng hàng đầu và đã được các nhà khoa học quan tâm thực
hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Kết quả nghiên cứu trong thời
gian cho thấy những giống lúa có chất lượng cao thường là các giống lúa bản
địa chỉ phù hợp với điều kiện địa phương nhất định và năng suất hạn chế.
Ở Việt Nam lúa gạo chiếm tới hơn 90% sản lượng lương thực. Với đặc
thù là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo luôn là một vấn đề quan trọng
và cấp bách với hơn 60% dân số ở vùng nông thôn.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự đô
thị hóa thì diện tích lúa bị giảm xuông rất nhiều, đặc biệt khi Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của tố chức thương mại thế giới (WTO), cơ

2
chế thị trường đã thực sự mở cửa, Việt Nam không chỉ chú trọng đến sản xuất
đủ lương thực mà còn phải nâng cao chất lượng lương thực. Trong những
năm gần đây, an ninh lương thực của Việt Nam đã tương đối ổn định và trở
thành nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Do vậy vấn đề nâng cao
năng suất và chất lượng gạo là một vấn đề cần thiết để thích ứng ngày càng
nhanh với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Tìm ra các giống lúa mới có
nang suất cao, chất lượng tốt, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật phù hợp với
từng tiểu khí hậu đã và đang là nhiệm vụ cấp bách của nước ta. Song song với
nó là công tác quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo mang tính chất hàng hóa,
phát triển bền vững các giống lúa có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời
nghiên cứu và xác lập hệ thống thị trường tiêu thụ như vậy sẽ nâng cao hiệu
quả sử dụng đất và giúp nông dân có thêm cơ sở để phát triển sản xuất, nâng

cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Ngày nay năng suất lúa càng tăng là do một phần có sự đóng góp quan
trọng bằng công tác chọn giống lúa, bằng phương pháp cổ truyền, chọn lọc
theo kiểu phả hệ, lai hữu tính, ứng dụng công nghệ sinh học như tạo biến dị,
nuôi cấy mô, đột biến gel. Nhờ chính sách đổi mới va khoa học kĩ thuật trong
công tác lai tạo, chọn lọc các giống lúa ở các viện, trường, trung tâm, cá nhân
trong cả nước, qua nhiều năm đã tạo ra được các giống lúa có năng suất cao,
ngắn ngày thích hợp với điều kiện khí hậu của từng địa phương.
Mặc dù sản lượng lúa gạo nước ta xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới,
nhưng giá trị sử dụng và hàng hoá chưa được đánh giá cao so với một số nước
khác. Một trong những nguyên nhân khiến cho giá gạo Việt Nam thấp hơn là
do chất lượng gạo của chúng ta còn kém so với các nước khác. Bên cạnh đó
nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ chỗ “ ăn no”
sang “ăn ngon” . Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các dòng giống lúa có
khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao kèm theo chất lượng tốt phù

3
hợp với điều kiên sản xuất của các vùng sinh thái đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
trong nước, xuất khẩu là rất cần thiết.
Trên cơ sở thực tiễn và khoa học nêu trên, việc nâng cao chất lượng
giống lúa phục vụ cho sản xuất là việc làm tất yếu. Trường đại học Nông Lâm
là một trong những trường sản xuất lúa giống thích hợp với nhu cầu hiện nay.
Với đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, dưới sự hướng
dẫn của thầy cô giáo em tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá chọn lọc và
nâng cao độ thuần giống lúa Nông Lâm 7 tại Thái Nguyên giai vụ mùa
2013 và vụ xuân 2014”.
1.2. Mục tiêu của đề tài, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, mức độ biểu hiện sâu bệnh
hại , năng suất đồng ruộng của các dòng lúa Nông Lâm 7 để nâng cao độ

thuần và chọn tạo các dòng tốt hỗn lại thành giống siêu nguyên chủng
1.2.2. Ý nghĩa của đề tài
1.2.2.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên nâng cao phương pháp, kiến thức, kỹ năng thực hiện
đè tài nghiên cứu khoa học, công tác đánh giá, chọn tạo và nâng cao độ thuần
các dòng giống lúa thông qua thực nghiệm.
- Là nguồn tài liệu khoa học có giá trị trong học tập nghiên cứu đối với
sinh viên.
1.2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những dòng lúa có triển vọng, tiếp tục được đánh giá thử nghiệm và
giới thiệu cho sản xuất, góp phần đa dạng thêm bộ giống lúa có chất lượng
cao tai Thái Nguyên và các địa phương khác có điều kiện tương tự.



4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học
Lúa là cây lương thực quan trọng số một của Việt Nam. Giống lúa tốt là
yếu tố đầu tư ít tốn kém nhưng lại có hiệu quả kinh tế rất cao bởi vì năng suất,
chất lượng cây trồng là sự phản ứng của giống trước điều kiện canh tác và
kỹ thuật trồng trọt. Việc tạo ra giống mới là quá trình nghiên cứu được
tiến hành một cách có kế hoạch, có cơ sở khoa học chặt chẽ đối với tất cả
các giống cây trồng trước khi gieo trồng phổ biến ra sản xuất. Song công
tác giống cây trồng ở nước ta nhìn chung còn khá nhiều bất cập và tụt hậu
khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu quan trọng của sản xuất lúa gạo Việt Nam trong những năm
tới là phải nhanh chóng nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm giá thành sản xuất,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu đồng thời giữ vững an ninh

lương thực quốc gia.Nhu cầu của xà hội ngày nay hiện một tăng lên, yêu cầu
có một giống lúa hay một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học và
các tính trạng hình giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng
sinh thái và điều kiện kỹ thuật phù hợp ( Trương Đích, 1999)[4]. Đặc tính của
giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến năng suất. Hiện
nay các yếu tố nước, phân bón cơ bản được chủ động và trình độ thâm canh
của người dân ngày càng cao thì giống lúa trở thành điểm mấu chốt để nâng
cao năng suất, chất lượng, thu nhập cho cây trồng. Để thực hiện tốt mục tiêu
trên đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ hàng loạt các biện pháp nhằm cải thiện
chất lượng lúa gạo phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong đó việc đẩy mạnh sản xuất giống tốt có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
của sản xuất lúa gạo ( Trương Đích, 2002)[5].

5
Theo quy luật của chọn lọc và tiến hoá thì những giống được tạo ra sau
thường có tính ưu việt hơn các giống trước đó. Người ta tính cứ hàng năm
thay đổi giống lúa có năng suất kém bằng giống có năng suất cao thì sẽ đem
lại bội thu đáng kể. Ví dụ ở miền Trung những năm 90 của thế kỷ 20 trồng
phổ biến giống lúa CR203 năng suất trung bình 30-40tạ/ha, chất lượng gạo
trung bình nhưng hiện nay thay thế bằng giống lúa 13/2 năng suất bình quân
55-60 tạ/ha, chất lượng gạo khá.
Dòng thuần là dòng đồng hợp tử về kiểu gel và đồng nhất về một loại
kiểu hình. Tuy nhiên, trong chọn lọc giống khi đề cập tới dòng thuần thường
chỉ đề tới một hay một số tính trạng có ý nghĩa kinh tế được các nhà chọn
giống quan tâm tới.
Dòng thuần được tạo ra trong quá trình lai tạo và chọn lọc qua nhiều
năm, phương pháp gây đột biến, nuôi cấy tế bào đơn bội. Dòng thuần là
nguồn vật liệu để tạo ra các giống lúa thuần. Loại giống này tuy năng suất
không vượt trội nhưng có ưu điểm về sự ổn định, chất lượng khá và có thể sử

dụng qua nhiều vụ trồng.
Hiện nay, khi mà đời sống nhân dân được cải thiện thì lượng gạo tiêu
thụ trên đầu người hàng tháng bình quân chỉ còn 50% so với những thập kỷ
trước. Mặt khác, tình hình khí hậu thời tiết thay đổi bất thường chủ yếu là do
hạn hán, nhiều nơi có chủ trương giảm diện tích lúa nước thay bằng cây trồng
cạn thì vị trí chiến lược thuộc về các giống lúa thuần chứ không phải là các
giống lúa lai cao sản [18].
Cũng theo kết quả điều tra mới đây của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, hiện nay ở đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 25% diện tích
trồng các giống lúa xác nhận, chất lượng cao. Tuy nhiên, đến khi thu hoạch
thì nông dân không thể tách riêng số lúa chất lượng cao và lúa thường
(Agroinfo - Tuoitre.com). Do đó cần phải có quy phạm chọn tạo riêng rẽ

6
giống lúa chất lượng cao nhằm phổ biến rộng rãi những đặc tính riêng biệt
của nó tới người trồng lúa.
Để đánh giá xem một giống có phải là giống chất lượng cao hay không
thì ta phải dựa vào các chỉ tiêu chất lượng gạo của giống đó. Có rất nhiều chỉ
tiêu liên quan đến chất lượng gạo. Năm 1980 các nhà nghiên cứu lúa gạo ở
IRRI tiến hành phân loại gạo theo các chỉ tiêu chiều dài, dạng hạt, độ bạc
bụng, hàm lượng amylose, nhiệt độ hóa hồ, độ bền thể gel
Như vậy, việc nghiên cứu chọn tạo ra giống mới chất lượng cao là việc
làm hết sức cần thiết nhằm xây dựng được bộ giống lúa chất lượng cao thích
hợp nhất cho từng vùng sinh thái cụ thể. Đặc biệt, khi nhu cầu về lúa chất
lượng cao ngày càng cao về số lượng cũng như chủng loại tương ứng với nhu
cầu của người tiêu dùng thì xu hướng tạo giống mới cũng sẽ có sự thay đổi
cho phù hợp.
Từ năm 2004 đến nay, nhóm nghiên cứu lúa Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tiến hành lai tạo và chọn lọc được nhiều dòng lúa thuần
có tiềm năng phân ly từ tổ hợp lai có mẹ chất lượng và bố có năng suất cao

Bắc thơm 7/R17. Qua kết quả đánh giá chọn lọc ban đầu, những dòng có triển
vọng cần được đánh giá sơ bộ, chọn được dòng ưu tú nhất để tiếp tục khảo
nghiệm, thử nghiệm đưa vào sản xuất.
Như vậy việc thực hiện đề tài này là một khâu quan trọng trong quy
trình chọn tạo giống lúa tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Thống kê của FAO (FAOSTAT2014) [23], hiện nay trên thê giới có
114 nước trồng lúa và phân bố ở khắp các châu lục trên thế giới. Diện tích lúa
canh tác lúa của toàn thế giới năm 2012:163,19 triệu ha, năng suất bình quân:
44,1 tấn/ha, sản lượng: 719,738 triệu tấn. Những nước có diện tích trồng lúa

7
lớn nhất như: Ấn Độ 42,50 triệu ha, Trung Quốc 30,56 triệu ha, Indonexia
13,44 triệu ha, Thái Lan 12,60 triệu ha, Myanma 8,15 triệu ha, Việt Nam
7,75 triệu ha.
Sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á nơi chiếm
tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng ( FAOSTAT, 2014)[23]. Trong đó
Ấn Độ là nước có diện tích lúa thu hoạch lớn nhất đạt (42,50 triệu ha),ngược
lại Jamaioa là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha, năng suất cao nhất
đạt 9000ha/ tấn tại Autralia và thấp nhất 31,510 tấn/ ha tại IRAQ.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong
những năm gần đây
Năm Diện tích
( triệu,ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu, tấn)
2000 154,05 38,90 599,355

2001 151,94 39,37 598,317
2002 147,96 38,48 569,451
2003 148,53 39,45 584,633
2004 150,55 49,38 607,990
2005 154,97 40,94 634,392
2006 155,07 41,27 641,089
2007 155,09 42,33 656,507
2008 157,73 43,68 689,140
2009 158,30 43,28 685,240
2010 161,64 43,49 703,154
2011 163,62 44,30 724,959
2012 163,19 44,10 719,738
( Nguồn FAOSTAT, Năm 2014)[23]

8
Qua bảng 2.1: cho ta thấy diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài năm
gần đây vẫn có xu hướng tăng. Nhưng tăng mạnh nhất vào năm 2004 - 2012 của
thế kỉ 21 và bắt đầu có xu hướng ổn định dần trong những năm gần đây. Đến năm
2000 - 2012 năng suất lúa tăng rất nhanh, nhưng năng suất lúa bắt đầu ổn định dần
từ năm 2008 - 1012 ( đạt từ 43,68 - 44,10 tạ / ha). Điều này cho thấy sự phát triển
của khoa học kỹ thuật mới như: Giông, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng
rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể (Từ
năm 2000 - 2012 đã tăng lên 120,383 triệu tấn).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản
lượng lúa hàng đầu thế giới năm 2012
Tên Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(Tạ/ha)

Sản lượng
(Triệu tấn)
Bangladesh 11,55 29,33 33,89
Brazil 2,41 47,86 11,55
Trung Quốc 30,56 67,41 205,98
Ấn Độ 42,50 35,91 152,60
Indonexia 13,44 51,36 69,04
Nhật Bản 1,58 67,39 10,65
Myanma 8,15 40,49 33,00
Philippin 4,69 38,45 18,03
Thái Lan 12,60 30,00 37,80
Việt Nam 7,75 56,31 43.66
( Nguồn FAOSTAT,2014)[23]
* Một số kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ: Tại trung tâm nghiên cứu Lúa
Cuttack, Sadasivam (1992) đã chọn ra giống lúa Pennai có hàm lượng protein
trong hạt gạo đạt 10,1%.

9
Ở vùng KonKan, các nhà chọn giống đã chọn tạo được một số dòng từ
lúa hương như: Ambemohan - 157, Kirishnasal - 1 và Pankhali. Trong đó
Ambemohan - 157 đã được phổ biến rất rộng ở quận Poona cho hạt nhỏ, thơm
và cây không bị đổ.
Ở Orissa: Cho đến nay bang này đã đưa ra được 34 dòng cải tiến, trong
đó có dòng J.6 và T.142 có hạt nhỏ và thơm
Bang Punjab đã đưa ra được 8 dòng cải tiến trong đó có dòng Basmati
370 có hạt dài, rất thơm và có chất lượng nấu nướng tốt.
Bang West Bengal đã tạo được 45 dòng cải tiến, đặc biệt có các dòng:
Chinsurah 15 (17, 39), Bankura 25 (33, 39) có gạo trắng, nhỏ hạt và thơm
(Nguyễn Xuân Hiển dịch, 1976.
* Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc: Theo giáo sư Zhu Zhen,

Trung Quốc đã trồng thử nghiệm thành công 6 dòng lúa biến đổi gen có
hàm lượng vitamim A cao, cho ra gạo chất lượng cao nhưng giá rẻ hơn
so với các giống lúa truyền thống .
Trung tâm lúa lai - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp chọn thuần
từ lúa lai hai dòng tạo ra giống lúa AYT 77 đã qua khảo nghiệm quốc gia 3
vụ (1998 - 1999), được đánh giá là giống triển vọng - giống có đặc tính:
Hạt thon nhỏ, gạo trong, chất lượng khá, hàm lượng amylose trung bình,
cơm mềm ngon[2]
* Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan:
Thái Lan có một số giống lúa thơm chủ lực là: Hom Mali, Khao Dawk Mali,
Thaihom Mali với nhiều đặc tính nổi bật như: Không bạc bụng, cơm
ngon, dẻo, thơm
Vào những năm 70, Thái Lan đã bắt đầu phát triển một loạt những
dòng lúa thơm có kiểu cây cải tiến với những dòng lúa thơm thấp cây chọn
được từ những cặp lai có giống Basmati 370 làm bố mẹ. Đồng thời đang

10
chọn những dòng lúa thơm có triển vọng từ những cặp lai giữa các giống
lúa thơm của Thái Lan với giống IR8 (hoặc với dòng IR162 - 43 - 8).
* Ở Đài Loan: Các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan cho biết đã
nghiên cứu, phát triển thành công các giống lúa mới giàu dinh dưỡng. Các
giống này không phải là lúa biến đổi gen mà là sẵn có nhiều màu sắc khác
nhau như đen, đỏ hay vàng, phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng như β
carotene và Anthocyanins (một chất chống oxy hoá). Đây là kết quả nghiên
cứu gần 9 năm thí nghiệm để kết luận đột biến trên cây lúa với việc sử
dụng các tác nhân hoá học.
* Ở Nhật Bản: Các nhà khoa học cũng đang tìm cách tạo ra một
loại lúa gọi là lúa vàng - là loại lúa biến đổi gen để tạo ra β carotene,
tiền thân của vitamin A.
Nhìn chung, việc sản xuất lúa thơm đặc sản và lúa chất lượng cao đã

được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước châu Á
như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Pakistan đã tạo ra những giống
lúa có phẩm chất cao như: Oryza Sativa, Kamini, Zhenong 8010, Jinbubyeo,
IR36, Basmati, Khao Dawk Mali 105 (Trương Đích, 1994)[4].
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, khí hậu nhiêt đới gió mùa rất
thích hợp cho phát triển cây lúa. Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được
bồi đắp thường xuyên (đồng băng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long)
cùng một loạt các châu thổ nhỏ hẹp ở ven các dòng sông, ven biển miền
Trung khác. Các đồng bằng châu thổ đều được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa.
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất co với các nước
Châu Á. Người dân Việt nam vẫn tự hào về hơn 4000 năm nền văn minh lúa

11
nước của nước nhà. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng được nhiều vụ
lúa trong năm và với nhiều giống.
Sản xuất lương thực trong thời kỳ đổi mới của đất nước được Đảng và
nhà nước ta xác định là vấn đề quan trọng đẻ đảm bảo nhu cầu cơ bản của
nhân dân và ổn định xã hội. Cần tập trung phất triển sản xuất lương thực ở
những vùng và tiêu vùng trọng điểm, phấn đấu tăng sản lượng lương thực
bình quân đầu người, nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương thực
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dữ trữ và xuất khẩu.
Hiện nay lúa vẫn là một trong những cây lương thực quan trọng hàng
đầu của nứoc ta, trong nhưng năm gần đây diện tích cây lúa tăng không đáng
kể nhưng do năng suất cây lúa được cải thiện mà sản lượng lúa lại không
ngừng tăng lên từ năm 2000 - 2012 đã tăng lên 11,132 triệu tấn thóc.
Những số liệu thống kê trên cho thấy: Diện tích trồng lúa ở Việt Nam

có xu hướng giảm từ năm 2002 trở lại đây, từ 7,504 nghìn ha (2002) xuống
còn 7,207 nghìn ha ( 2007). Đất trồng lúa chủ yếu được chuyển sang các mục
đích phi nông nghiệp nên mặc dù năng suất trong giai đoạn tiếp tục được
tăng, từ 45,9 tạ/ha (2002) lên 48,5 tạ/ha (2004) và duy trì ổn định trong giai
đoạn 2004 - 2006, đến năm 2007 năng suất lúa đạt 49,8 tạ/hatăng 0,9 tạ/ha so
với năm trước nhưng sản lượng lúa trong giai đoan 2003 - 2012 đã tăng rất
nhanh 9,093 triệu tấn.

12
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của việt Nam trong
những năm gần đây ( 2000 - 2012)
Năm Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn)
2000 7,666 42,4 32,529
2001 7,492 42,8 32,108
2002 7,504 45,9 34,447
2003 7,452 46,3 34,568
2004 7,445 48,5 36,148
2005 7,329 49,8 35,832
2006 7,342 48,9 35,849
2007 7,207 4,99 35,942
2008 7,400 52,4 38,729
2009 7,437 52,4 38,950
2010 7,489 53,4 40,005
2011 7,651 55,3 42,331
2012 7,753 56, 43,661
(Nguồn FAOSTAT, 2014)[23]
Nói tóm lại, diện tích lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng sẽ vẫn
được duy trì ở mức ổn định và có thể tăng vì chúng ta sẽ không ngừng cải
thiện công tác giống trong sản xuất lúa, đây cũng chính là chiến lược sản xuất
của Việt nam trong thời gian tới; phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng

năm, đẩy mạnh sản xuất giống lúa có chất lượng cao xuất khẩu hàng năm từ 4
- 5 triệu tấn. Như vậy việc nghiên cứu , chọn lọc, lai tạo và nhập khấu hàng
loạt giống có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất là một nhiệm vụ
sống còn và phải đạt thành chương trình cấp quốc gia và phải huy động cả “ 4
nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) cùng tham gia
thì mới có hy vọng đạt kết quả như mong muốn.

13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam
Ngay từ đầu thế kỷ XX, vấn đề sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã có hai
khuynh hướng rõ rệt: Sản xuất lúa gạo ở miền Nam nhằm xuất khẩu trong khi
miền Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của vùng đông dân. Do đó, lúc bấy
giờ các nhà chọn giống nỗ lực hướng vào việc cải thiện năng suất lúa tại miền
Bắc, cải thiện chất lượng lúa gạo ở miền Nam để nâng cao giá trị thương
phẩm trên thị trường nội địa và thế giới.
Việt Nam đã có một hệ thống các cơ quan nghiên cứu về nông nghiệp
từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chất lượng lúa
gạo ở Việt Nam chưa được chú ý đúng mức nhất là trong thời kỳ nước ta còn
thiếu lương thực, phải nhập khẩu gạo.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nông sản nói chung và chất
lượng lúa gạo nói riêng đối với vấn đề dinh dưỡng của nhân dân và sự phồn vinh của
nền kinh tế, ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Lê Doãn Diên và cộng sự đã tiến
hành nghiên cứu chất lượng dinh dưỡng của một số giống lúa trồng phổ biến trong
sản xuất đại trà thời gian đó là: Sài Đường, Nông nghiệp I, Di Hương, Lúa thơm 502,
Ba giăng
Đến thời đại ngày nay khi mà an ninh lương thực đã được đảm bảo thì thay
bằng chọn giống lúa năng suất cao, các nhà khoa học đã hướng đến chọn tạo
giống lúa có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng và hướng ra xuất khẩu.
GS.TS Khoa học Trần Xuân Quý, phó giám đốc VAAS (Viện khoa học
nông nghiệp Việt Nam) cho biết Viện đã chọn và tạo ra gần 20 giống lúa

thuần (7 giống được công nhận chính thức và hơn 10 giống công nhận tạm
thời). Đáng kể trong đó là tạo ra một số giống như:
+ Giống Khang Dân đột biến từ giống lúa Khang Dân 18 bằng phương
pháp chiếu xạ tia Gam-ma nguồn Coban 60 theo các liều chiếu 15, 25 và 35kr.
+ Giống DT38 được công nhận là giống quốc gia năm 2007.

14
+ Giống X26 (94 - 30) cho chất lượng ngon, mềm cơm hiện đang được
trồng ở Hà Tây, Thái Bình, Hải Dương và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trong vài năm qua, Viện cũng đã tạo ra được một số giống lúa lai,
thành công là giống HYT92 và giống HYT100. Hai giống này có thời gian
sinh trưởng vừa phải, hạt gạo ngon, cơm mềm và có mùi thơm nhẹ[2].
Từ năm 1995 đến nay, viện cây lương thực thực phẩm đã chọn tạo và
đưa vào sản xuất 92 giống cây trồng mới được công nhận là giống quốc
gia. Trong đó đã chọn tạo được 26 giống lúa, nhiều giống có chất lượng
khá tốt: P1, P4, P6, X21, Xi 23
Trong 5 năm (2000 - 2005) Viện cây lương thực thực phẩm đã được
công nhận chính thức 22 giống cây trồng mới, trong số đó có 6 giống lúa
thuần (CH5, MT163, P1, M6, N97, NX30). Đối với cây lúa, bằng kỹ thuật
nuôi cấy bao phấn, Viện đã đưa vào sản xuất một số giống lúa có hàm
lượng protein cao trong gạo như giống P290 và giống lúa chất lượng như:
AC5, PC5, PĐ211. Đây là những giống lúa có thời gian sinh trưởng trung
bình (115 - 125 ngày trong vụ mùa), có hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng và
thích hợp cho sản xuất lúa hàng hoá[2].
Kỹ thuật điện di SDS - PAGE protein của tiến sĩ Võ Công Thành đã
được ứng dụng trong chọn giống, giúp các nhà chọn giống sớm tuyển chọn
chính xác những cá thể mong muốn. Vì nó giúp đánh giá từng cá thể hạt gạo có
hàm lượng amilose và protein một cách chính xác. Nhờ đó đã chọn tạo được
hàng loạt các dòng từ quần thể giống chất lượng cao đã bị thoái hoá như:
Jasmine 85, dòng 007 lúa Tài Nguyên mùa, dòng 124 giống lúa Klo Kluong,

dòng 03 giống lúa VD20 và dòng 1 - 2 giống lúa Nếp Bè được chọn lọc dòng
thuần từ 4 giống lúa đặc sản đã bị thoái hoá. Trong đó một số dòng: Jasmine,
ST1, VD20, Nếp Bè được các nhà khoa học chuyển giao cho nông dân huyện
Thốt Nốt và Nông trường Cờ Đỏ trồng khảo nghiệm

15
Viện cây lương thực thực phẩm cũng đã khảo nghiệm thành công giống
lúa AC5, P211 có hàm lượng protein đạt hơn 10% là lúa thơm có thể xuất
khẩu được, có khả năng thích nghi cao với điều kiện miền Bắc Năm 1998,
Nguyễn Thị Khoa (Viện lúa ĐBSCL) cho biết giống lúa IR64 là giống lúa
chất lượng cao hạt dài thon, trong, bóng, cơm mềm, dẻo, ngon được người
tiêu dùng ưa thích.
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và các chuyên gia Trung
Quốc đã thử nghiệm thành công giống lúa lai thơm LVC2 phục vụ cho cánh
đồng 50 triệu/ha tại tỉnh Nam Định. Giống lúa cho năng suất cao, chất lượng
gạo rất tốt, hạt gạo trong, cơm dẻo, có mùi thơm[17].
Khi nói đến lúa chất lượng cao, ngoài những giống được lai tạo hoặc
chọn lọc không thể không nói đến các giống lúa đặc sản của địa phương vì
chúng thường là những giống chất lượng cao, có hàm lượng protein khá, hàm
lượng amylose thấp, hương thơm, cơm dẻo, ngon đại diện như:
+ Các giống đặc sản ở phía Bắc: Tám ấp bẹ Xuân Đài, Tám xoan Trực
Thái, Tám xoan Thái Bình, Dự Hương, Nếp cái hoa vàng
+ Các giống lúa thơm và đặc sản phía Nam: Jasmine 85, giống thơm
sớm, giống Nàng thơm Nhà Bè, giống lúa thơm Bình Chánh, giống Nàng
thơm Chợ Đào
Hầu hết các giống lúa đặc sản đều có chất lượng cao, được người tiêu
dùng khá ưa chuộng song chúng có hạn chế là thời gian sinh trưởng dài (hầu
hết là trên 160 ngày), cây khá cao (đa số trên 125cm), năng suất thấp. Đây là
những đặc điểm hạn chế trong mở rộng sản xuất, hướng tới xuất khẩu. Do đó
chọn tạo ra những giống mới phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường là

một hướng đi rất có triển vọng trong thời gian tới.

16
Theo Vietnamnet.vn thì gạo chất lượng cao ở Việt Nam có hai loại:
Gạo có phẩm chất tốt và gạo thơm đặc sản. Đây là cơ sở cho hướng chọn tạo
giống phù hợp với xu hướng tiêu dùng và điều kiện của từng vùng.
2.4. Các bước chọn tạo giống lúa thuần
2.4.1.Định hướng chọn tạo cho các vùng sinh thái
Mỗi vùng địa lý có đặc điểm sinh thái khí hậu riêng biệt, do vây mỗi
khi tiến hành chọn tạo giống mới hay đánh giá tập đoàn nhập nội các cán bộ
nhân viên của trung tâm thường tiến hành khảo sát đặc điểm sinh thái khí hậu
để có mục tiêu chọn tạo cụ thể:
- Vùng chủ động nguồn nước, có hệ thống thủy lợi chủ động
- Vùng sinh thái lúa hạn bao gồm: vùng không chủ động nước tưới,
vùng phụ thuộc hoàn toàn nước trời
- Vùng sinh thái lúa mặn
- Vùng sinh thái lúa úng
2.4.2.Đánh giá tập hợp vườn vật liệu khởi đầu
Trung tâm luôn chủ động thu thập và duy trì tập đoàn vật liệu khởi đầu
theo các mục tiêu chọn giống cụ thể. Các nguồn vật liệu thường được đánh
giá hàng năm theo mục tiêu chọn giống
 Chịu mặn
 Chịu hạn
 Chịu úng ngập
 Chống chịu sâu bệnh
 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
2.4.3.Chọn lọc dòng và đánh giá dòng thuần.
Các biến dị được tạo ra từ nguồn vật liệu ban đầu phục vụ quá trình
chọn tạo dòng thuần được tiến hành theo nhiều hướng như:
 Lai hữu tính


17
 Gây đột biến
 Nuôi cấy bao phấn
Nhưng hiện nay, các biến dị được tạo ra chủ yếu từ phép lai hữu tính,
tùy vào mục tiêu chọn giống mà chọn các bố mẹ thích hợp làm tổ hợp lai. Thu
con lai F1, gieo trồng thu F2 chọn lọc cá thể theo tiêu chí cụ thể, chọn tới thế
hệ F7 đem các dòng được chọn vào thí nghiệm so sánh RCB 3 lần nhắc
lại.Các cá thể ưu tú sẽ được khảo nghiệm và kiểm định giống.
2.5. Đặc điểm của giống lúa Nông Lâm 7
+ Thời gian sinh trưởng từ 105 - 108 ngày,thuộc nhóm ngắn ngày thích
hợp với vụ lúa mùa sớm.
+ Hình thái đẹp chiều cao cây trung bình, diên tích lá đòng dài, bông
dài, số gié/bông nhiều.
+Khả năng chống đổ tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá.
+ Tiềm năng cho năng suất cao, khá năng đẻ nhánh khá.
+Chất lượng cơm gạo khá, cơm thơm, dẻo, bóng và mềm.

18
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Giống lúa Nông Lâm 7: bao gồm 80 dòng được chọn lọc từ giống lúa
Nông Lâm 7 đã được công nhận giống năm 2010.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí nghiệm của Trung tâm Thực
hành thực nghiệm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đại diện cho chất
đất nghèo dinh dưỡng
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá 80 dòng để chọn tạo nâng cao độ thuần giống
lúa Nông Lâm 7 từ đó hỗn lại thành giống siêu nguyên chủng
3.2.3. Thời gian nghiên cứu
Vụ Mùa 2013
+ Ngày gieo mạ: 29/6/2013
+Ngày cấy: 14/7/2013
+ Ngày thu hoạch: 19/10/2013
Vụ Xuân 2014
+ Ngày gieo mạ: 22/1/2014
+Ngày cấy: 10/2/2014
+ Ngày thu hoạch:15/6/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
+Điều tra tình hình thời tiết Thái Nguyên năm 2013 - 2014.
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các dòng lúa Nông Lâm 7.
+ Mức độ biểu hiện sâu bệnh hại của các dòng lúa Nông Lâm 7.
+ Độ thuần đồng ruộng.

19
+Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.1.1. Kiểu bố trí thí nghiệm
- Vụ mùa 2013
Thí nghiệm gồm 80 dòng bố trí theo kiểu ngẫu nhiên tuần tự theo băng
từ ruộng 1 đến ruộng 4.
Sau khi theo dõi 80 dòng chọn ra được 7 dòng tiếp tục cho đánh giá lại
tại vụ xuân năm 2014.
- Vụ xuân 2014
Thí nghiệm gồm 7 dòng bố trí theo kiểu ngẫu nhiên tuần tự theo băng
từ ruộng 1 đến ruộng 4

3.4.2. Phương pháp tiến hành
Chúng tôi đã tiến hành các kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thực
tế tiến hành thí nghiệm, cụ thể như sau:( Theo quy trình nhân giống siêu
nguyên chủng).
Để thực hiện thí nghiệm chúng tôi đã sử dụng các khâu kỹ thuật phù
hợp với điều kiện thực tế của cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện đất đai
của khu tiến hành nghiên, cứu cụ thể như sau:
* Làm mạ
Ngâm ủ, xử lý hạt giống: Hạt giống cần được phơi dưới nắng nhẹ 6 - 8
giờ để xúc tiến sự hút nước của hạt và hoạt động của các men nhằm tăng khả
năng nảy mầm.
Loại bỏ lép lửng: Bằng cách sàng sảy và dùng nước có tỷ trọng 1,08
(pha 10 lít với 1,60 kg muối).
Xử lý tiêu độc: Ngâm nước nóng 54
o
C (3 sôi + 2 lạnh) trong 10 phút.

×