Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ KIỀU

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ
SINH HỌC TỪ NGUỒN PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : 42A - KHMT
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : 1. Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải
2. PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông



Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi


trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu
quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông
nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên”
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng rất nhiều của
bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong khoa và thầy cô tại Viện Khoa học sự sống. Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các thầy cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là
thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững
chắc về môi trường cũng như các phương pháp quản lý và xử lý bảo vệ môi
trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Sơn
Hải và PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông – Khoa Môi trường, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề
tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Ủy ban nhân
dân xã Phúc Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại cơ sở.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết lòng
động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong quá
trìnhhọc tập và nghiên cứu.
Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN



NGUYỄN THỊ KIỀU

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và ngiên cứu 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở lý thuyết 5
2.1.1. Khái niệm chất thải 5
2.1.2. Khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp 5
2.1.3. Khái niệm phân hữu cơ sinh học 9
2.1.4. Khái niệm chế phẩm BIO - TMT 10
2.2. Cơ sở thực tiễn 14
2.3. Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trong và ngoài nước 15
2.3.1. Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trên thế giới 15
2.2.2.Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học ở Việt Nam 18
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.3. Nội dung nghiên cứu 24
3.3.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân.
24
3.3.2. Đánh giá số lượng và tình hình sử dụng các phế phụ phẩm nông
nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. 24
3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải

nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. 24
3.3.4. Xây dựng đống ủ theo quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp 25
3.3.5. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. 25
3.3.6. Sử dụng phân hữu cơ sinh học thành phẩm và phân hóa học để
trồng cây rau muống, theo dõi khả năng sinh trưởng của cây và so sánh
hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa hai loại phân này. 25
3.3.7 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế phẩm nông nghiệp 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25
3.4.3. Xây dựng mô hình thí nghiệm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp
thành phân hữu cơ sinh hoc 25
3.4.4. Phương pháp theo dõi thực nghiệm 27
3.4.5. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: 28
3.4.6. Theo dõi sinh trưởng của cây rau muống 28
3.4.7. Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê
chuyên dụng Excel. 28
Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc
Xuân – TP Thái Nguyên 5
4.2. Hiện trạng phế thải nông nghiệp xã Phúc xuân – TP Thái Nguyên
36
4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương 36
4.2.2. Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp 37
4.2.3. Các biện pháp xử lý phế thải nông nghiệp đã được áp dụng ở địa phương
40

4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải
nông nghiệp tại xã Phúc xuân, thành phố Thái Nguyên 42
4.3.Kết quả nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân
hữu cơ sinh học 42
4.3.1. Diễn biến thay đổi màu sắc của đống ủ 42
4.3.2. Diễn biến thể tích và trọng lượng đống ủ 43
4.3.3. Diễn biến nhiệt độ của đống 45
4.3.4. Thành phần các chất dinh dưỡng trong phân bón được chế biến từ
phế phụ phẩm nông nghiệp 46
4 3.5. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm
nông nghiệp 48
4.3.6. Đánh giá của người dân về phân bón hữu cơ được sản xuất từ phế
phụ phẩm nông nghiệp 49
4.4. Sử dụng phân sinh học thành phẩm và phân hóa học trồng cây rau
muống
4.4.1. Theo dõi sự phát triển của cây rau muống 50
4.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa loại phân ủ và phân
hóa học 51
4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế phẩm nông nghiệp
52
4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 53
4.5.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý 53
4.5.3. Giải pháp công nghệ 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2.Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Chữ viết tắt Diễn giải
1 E.M Effective Microorganisms
2 K Kali
3 N Nitơ Kali
4 P Photpho
5 NN Nông nghiệp
6 PNN Phi nông nghiệp
7 UBND Uỷ ban nhân dân
8 TP Thành phố
9 VSV Vi sinh vật
10 BVTV Bảo vệ thực vật
11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
12 TNHH Tránh nhiệm hữu hạn
13 CTĐC Công thức đối chứng
14 CTTN Công thức thí nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt 7
Bảng 2.2. So sánh các chỉ tiêu giữa phân hóa học và phân hữu cơ sinh học 9
Bảng 2.3. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc 17
Bảng 4.1.Tình hình biến động dân số của xã Phúc Xuân, thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2010 – 2012 31
Bảng 4.2. Bảng hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Xuân năm 2011 36
Bảng 4.3. Kết quả điều tra thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp
của 90 hộ dân xã Phúc Xuân 37
Bảng 4.4. Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp xã Phúc Xuân 38

Bảng 4.5. Lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp của 90 hộ điều tra
tại xã Phúc Xuân 39
Bảng 4.6. Hình thức xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp của xã Phúc Xuân 40
Bảng 4.7. Bảng diễn biến thay đổi màu sắc của đống ủ 42
Bảng 4.8. Diến biến trọng lượng đống ủ 43
Bảng 4.9. Diễn biến thể tích đống ủ 43
Bảng 4.10. Diễn biến nhiệt độ ủ 45
Bảng 4.11. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ 46
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của các hộ tham gia phỏng vấn 49
Bảng 4.13. Lợi ích kinh tế sau thu hoạch rau muống 52
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
6
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện độ suy giảm thể tích đống ủ
44
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện diễn biến nhiệt độ trong đống ủ
45
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu trước và sau khi ủ
phế phụ phẩm nông nghiệp
47
Hình 4.4. Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
48
Hình 4.5. Hình ảnh phát triển của cây rau muống sau 10 ngày gieo trồng
50
Hình 4.6. Hình ảnh phát triển của cây rau muống sau 20 ngày gieo trồng
50
Hình 4.7. Hình ảnh của cây rau muống sau 30 ngày gieo trồng
51


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo ở nước ta, với trên
10 triệu ha đất nông nghiệp và có 2 vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước là
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã giúp Việt Nam là
nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngoài ra còn có nhiều nông sản
khác như cà phê, bông, mía, chè…Là một nước nông nghiệp hàng năm lượng
phế thải sau thu hoạch như rơm rạ, vỏ trấu, thân lá cây ngô, bã mía, sau quá
trình chế biến các nông sản rất lớn và đa dạng về chủng loại. Đó cũng là nỗi
lo về các bãi chứa, đe dọa ô nhiễm môi trường với các địa phương có thề
mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tất cả các nguồn phế thải này một phần bị đốt
gây ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính; phần còn lại gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường đất, môi trường nước và là ổ dịch bệnh gây hại cho
mùa màng.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay con người đã lấy đi khỏi đất
hàng tỷ tấn vật chất mỗi năm thông qua sinh khối của cây trồng. Nhưng lại
không hoàn trả cho đất lượng vật chất đã lấy đi nên đã làm cho đất ngày càng
trở nên thoái hóa, bạc màu, thành phần cơ giới đất mất cân đối, cây trồng sinh
trưởng phát triển không đồng đều. Để tăng năng suất và bảo vệ cây trồng thì
người dân phải sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Vì vậy tính tồn dư
độc hại trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng và an toàn dinh dưỡng
càng giảm sút ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nông nghiệp và người
sử dụng sản phẩm. Trong khi đó sản phẩm phụ của nông nghiệp sau thu hoạch
thay phân chuồng chưa được khai thác sử dụng một cách hợp lý.
Xã Phúc Xuân nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, tiềm năng khai
thác các nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất phân bón tại chỗ rất phong phú

với số lượng nhiều. Các phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, cây họ đậu,
thân lá ngô, và nhiều loại chất hữu cơ xanh khác là nguồn tài nguyên vô cùng

2
có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp. Trước đây, phần lớn phế thải nông
nghiệp sau thu hoạch dùng để đun nấu, làm thức ăn cho gia súc nhưng nhiều
năm trở lại đây đời sống của người dân được cải thiện, họ không còn chú
trọng đến tái sử dụng những phế phẩm nông nghiệp, vì thế những phế phẩm
nông nghiệp này thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng, thậm chí đốt ngay tại
ruộng gây ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất an
toàn giao thông trên nhiều tuyến đường.
Nếu lượng phế phụ phẩm này cứ tiếp tục bị vứt bỏ không hoàn trả lại
cho đất thì đất sẽ thiếu trầm trọng chất hữu cơ, ngày càng thoái hóa khiến cây
trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất giảm dần theo thời gian. Vì vậy
việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ làm sạch môi trường mà còn
góp phần tạo ra phân hữu cơ trả lại cho đất, giảm bớt chi phí cho người dân.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp chúng ta cần hướng tới tận dụng
các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón. Việc tái sử dụng chúng
có thể được xử lý bằng nhiều biện pháp và một trong những biện pháp hữu
hiệu, có tính khả thi cao là sử dụng chế phẩm vi sinh vật.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải và
PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông - Khoa Môi trường - Đại học Nông lâm Thái
Nguyên em tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu quy trình sản xuất phân
bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân –
Thành phố Thái Nguyên”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học xử lý môi

trường từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, giúp người dân chủ động cung
cấp phân bón tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và thân thiện với
môi trường.
- Giảm được lượng phân bón hóa học trên đồng ruộng

3
- Tiết kiệm chi phí cho người dân nhờ việc làm phân bón tại chỗ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng, các hình thức sử dụng, xử lý phế phụ phẩm nông
nghiệp tại xã Phúc Xuân- thành phố Thái Nguyên.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm sản xuất phân bón hữu cơ
sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có.
- Giúp người dân nắm bắt được quy trình làm phân hữu cơ sinh học.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý có hiệu quả phù hợp với địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu phải thu thập một cách khách quan, trung thực, chính xác.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi phải dễ hiểu, đầy đủ các
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Nơi bố trí thí nghiệm thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống
hoặc nền xi măng khô ráo, có rãnh xung quanh để thu gom nước. Sản phẩm
phân bón thu được phải được phơi khô để ở nhiệt độ phòng nhằm tránh sai sót
trong kết quả phân tích mẫu.
- Số liệu nghiên cứu phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, thể hiện đầy
đủ và đúng thực tế. Kết thúc thí nghiệm số liệu phải được xử lý thống kê
nhằm đưa ra bảng số liệu cuối cùng.
- Quy trình sản xuất phân bón phải rõ ràng để người dân dễ dàng thực
hiện, giá thành hợp lý.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có
tính khả thi cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và ngiên cứu
- Cơ hội vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Rèn luyện kỹ năng thực tế, rút ra kinh nghiệm, làm quen với môi trường
làm việc sau này. Đồng thời tạo lập thói quen, kỹ năng làm việc độc lập.

4
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí do đốt chất thải nông nghiệp
theo hướng thân thiện với môi trường.
- Áp dụng rộng rãi việc sử dựng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông
nghiệp tại địa phương.
- Tạo ra nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả và giảm chi
phí trong sản xuất nông nghiệp.
- Cải thiên chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất.










5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm chất thải
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Trong đó:
Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người
tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường.[8]
Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người chủ hoặc người tạo ra chúng
hiện tại không sử dụng và thải bỏ chúng.
Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất nông nghiệp, công nghiêp, thương mại, dịch vụ, giao thông,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn…[12]
2.1.2. Khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp
Phế phụ phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt
động nông nghiệp.
Phế phụ phẩm nông nghiệp là những sản phẩm phụ thu được từ sản xuất
nông nghiệp ngoài những sản phẩm chính. Ví dụ: rơm rạ, cám gạo, vỏ trấu, rễ
lúa ngoài gạo là chính, lõi ngô, thân ngô, bẹ lá ngô, bã mía, vỏ mía, cỏ mía,
vỏ hạt cà phê [5]
* Nguồn gốc, thành phần và phân loại phế phụ phẩm nông nghiệp
1. Nguồn gốc
Nguồn gốc phát sinh phế thải nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau và
được thể hiện qua sơ đồ sau:


6

Hình 2.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
(Nguồn : Nguyễn Đinh Hương và CS,2006) [8]
Phế thải nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như trong quá
trình trồng trọt, thu hoạch nông sản, quá trình sử dụng thuốc BVTV, quá trình
bón phân, kích thích sinh trưởng. Trong quá trình trồng trọt, phế phẩm nông
nghiệp chính là cành lá bị cắt tỉa, các loại cỏ dại bị con người loại bỏ khi

chăm sóc cây và cả xác thực vật đã chết. Để cây trồng sinh trưởng phát triển
tốt và phòng chống sâu hại con người đã sử dụng các loại phân bón hoá học,
các loại thuốc BVTV nhưng bao bì và chai lọ đựng các hóa chất, túi nilon túi
giấy đựng phân bón đó lại bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng trở thành phể thải
nông nghiệp có tính nguy hại cao cần phải có biện pháp thu gom và xử lý
thích hợp. Ngoài ra phế thải nông nghiệp còn phát sinh trong quá trình thu
Trồng trọt
(thực vật
chết, tỉa
cành, làm
cỏ…)
Bảo vệ
TV,ĐV ( bao
bì đựng,chai
lọ đựng hóa
chất TVBV )
Thu hoạch
nông sản
( rơm rạ,
trấu, thân, lõi
ngô…)
Qúa trình bón
phân, kích
thích tăng
trưởng (bao bì
đựng phân
bón)
Chế biến
sữa, giết mổ
gia súc, gia

cầm
Thú y ( chai lọ
đựng thuốc
thú y, dụng cụ
tiêm)





CHẤT


THẢI

RẮN

NÔNG

NGHIỆP

7
hoạch nông sản như; rơn rạ, trấu, thân lá lõi ngô, bã mía…Đây là nguồn phế
thải chính và hiện đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử
lý kịp thời.
2. Thành phần
Phế thải nông nghiệp bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là
các thành phần có thể phân hủy sinh học và một phần là các chất khó phân
hủy và độc hại.
Thành phần chính của chất thải nông nghiệp bao gồm :

+ Phế phụ phẩm từ trồng trọt : rơm rạ, trấu, cám, lá cây, vỏ, lõi ngô, bã
mía, thân lá khoai lang, khoai tây…
+ Phân động vật: phân gia súc ( trâu, bò, lợn ), phân gia cầm ( gà, vịt,
ngan…)
+ Bao bì đóng gói, chai lọ đựng TBVTV, đựng thuốc trừ sâu, lọ đựng
thuốc thú y, túi đựng hóa chất nông nghiệp, túi đựng phân bón.
+Các bệnh phẩm, xác động thực vật chết như gà toi, lở mồm long móng,
bò điên chứa các vi trùng gây bệnh, lông gia súc.
Bảng 2.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt
( Phế phụ phẩm phát sinh để thu được 1 tấn nông sản sau thu hoạch)
Tên nông sản Phế phụ phẩm Khối lượng (kg)

Lúa
Rơm, rạ 4000 - 6000
Cám 150
Trấu 200
Ngô Thân, lá cây 2100 - 2350
Vỏ, lõi, râu, bắp 50

( Nguồn: Nguyễn Đinh Hương và CS,2006) [8]


8
3. Phân loại
Phế phẩm nông nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:
theo nguồn gốc phát sinh, thành phần hóa học, tính nguy hại, theo khả năng
phân hủy sinh học. Vì thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên em chỉ tìm
hiểu cách phân loại theo nguồn gốc phát sinh phế phẩm nông nghiệp.
Theo nguồn gốc phát sinh phế thải nông nghiệp chia thành:
+ Các phế phụ phẩm trồng trọt bao gồm các loại phế thải sau quá trình

thu hoạch và chế biến các loại cây trồng như: rơm rạ, thân là ngô, thân lá cây
cỏ dại tại các vườn cây…
+ Chất thải từ các bao bì đựng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gồm:
chai, lọ đựng thuốc BVTV,bao bì đựng phân bón các loại sau khi sử dụng.
4. Đặc điểm
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh
những sản phẩm chính, dù muốn hay không chúng ta cũng còn có những sản
phẩm phụ khác. Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài gạo ta còn có tấm, cám, trấu,
bụi…Khi chăn nuôi gia súc, ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức
kéo ta còn có phân, lông…
Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc,
phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng. Những phụ
phẩm này thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị, chúng còn có
thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo nên giá trị, thu
nhập cho nông dân, nếu không chúng có thể gây ô nhiễm môi trường.
Phụ phẩm nông nghiệp đều là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh;
có thể là sơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa gỗ. Chúng còn có thể
được xem như một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang
tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp.
Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực
tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn;
muốn sử dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật

9
khác. Việc cân nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế biến mà
lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm. Sự phát triển của
xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp con người sử dụng tốt hơn
nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi nhìn nhận về sản phẩm
nông nghiệp.
Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp có

thể sử dụng theo những mục đích sau:
+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi
+ Làm chất đốt
|+ Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ thủ công, cho công nghiệp.
+ Sản xuất Biogas và điện năng
+ Làm phân hữu cơ
2.1.3. Khái niệm phân hữu cơ sinh học
* Phân hữu cơ sinh học:
- Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng VSV sống.
- Đi từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau.
- VSV tuyển chọn có mật độ đạt tiêu chuẩn hiện hành
- Thông qua các hoạt động của VSV sau quá trình bón vào đất mà cây
trồng có thể sử dụng được ( N, P, K ) hoặc các hoạt chất sinh học.
-> Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Bảng 2.2. So sánh các chỉ tiêu giữa phân hóa học và phân hữu cơ sinh học
Chỉ tiêu Phân hóa học Phân hữu cơ sinh học
Thành phần chất sinh dưỡng Ít Nhiều
Tỉ lệ chất dinh dưỡng Cao Thấp
Tốc độ phát huy hiệu quả của
phân sau khi bón vào đất
Nhanh Chậm
Ảnh hưởng của việc bón phân
liên tục nhiều năm đối với đất
Làm đất hóa
chua
Không ảnh hưởng
đến đất

10
-> Phân hữu cơ sinh học:

+ Phục hồi và duy trì độ phì nhiêu của đất canh tác.
+ Tăng hiệu quả hấp thụ phân hóa học cho cây trồng. Từ đó giảm lượng
phân bón 30 - 45% .
+ Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do tác dụng của VSV và nấm
kháng sinh. Từ đó giảm lượng thuốc BVTV 30 – 35 %.
+ Tăng năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch. Không
gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Văn Chiến, 2012). [2]
2.1.4. Khái niệm chế phẩm BIO - TMT
Là chế phẩm do Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên pha chế dựa trên nguyên lý của chế phẩm E.M
Chế phẩm BIO - TMT có dạng bột và dạng dung dịch có tác dụng:
- Phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải
như: xenluloza, lignin, tinh bột, protein, lipit…
- Thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ rác và làm sạch nước thải.
- Chuyển hóa tinh bột, celluloza thành đường đơn ủ thức ăn cho gia
súc, gia cầm, trâu, bò thúc đẩy quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giảm mùi hôi
thối từ chất thải trong quá trình chăn nuôi…
- Chuyển hoá lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.
- Chuyển hóa đạm, ngăn chặn sự hình thành khí gây thối như sunfua,
amniac, indol, skatol… Từ đó giảm đáng kể mùi hôi thối từ chất thải
trong chăn nuôi.[1]
Về bản chất, chế phẩm BO - TMT giống với chế phẩm E.M do đó em
tìm hiểu thêm về chế phẩm E.M
* Khái niệm chế phẩm E.M
E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu.
Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp
Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm

11
1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí

thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ
khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng
phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Bao gồm 5
nhóm vi sinh vật:
+ Vi khuẩn Bacillus.
+ Vi khuẩn quang hợp.
+ Vi khuẩn Lactic.
+ Nấm men.
+ Xạ khuẩn
Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra axít amin tự do, axít hữu cơ, vitamin hòa
tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoóc môn tự nhiên. Vì thế
khi các vi khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra mối liên kết
nhằm khống chế các vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng và vật nuôi,
giúp xử lý hiệu quả mùi hôi, thối từ chất thải chăn nuôi.[14]
* Những thành phần cơ bản của chế phẩm E.M
1. Vi khuẩn quang hợp
Vi khuẩn quang hợp là những nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng sử
dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng hoá học trong
liên kết cao năng của cơ thể. Năng lượng này được sử dụng để đồng hoá CO
2

trong không khí để tạo nên chất hữu cơ. Vi khuẩn quang hợp có sắc tố trong
tế bào, nhưng sắc tố quang hợp ở vi khuẩn không phải là clorofit như ở cây
xanh mà mà bao gồm nhiều loại khác nhau như Bacteriochlorofit a, b, c, e,
g… mỗi loại có một phổ hấp thụ ánh sáng riêng.
Vi khuẩn quang hợp chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong E.M và nó cũng giữ
vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên
các chất có lợi như Acid amin, hormone tăng trưởng, đường và các hoạt động
sinh học khác. Tất cả chúng đều thức đẩy sự sinh trưởng của thực vật do quá


12
trình hấp thu trực tiếp vào cơ thể. Mặt khác các sản phẩm trao đổi chất của vi
khuẩn quang hợp đồng thời là chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác. Như
vậy vi khuẩn quang hợp được bổ sung vào trong đất phát triển tốt sẽ góp phần
vào quá trình thúc đẩy các vi sinh vật hữu ích và làm tăng thêm hiêụ quả của
các vi sinh vật đó. Ví dụ vi khuẩn quang hợp đã tổng hợp acid amin là chất
nitơlàm chất nền cho nấm có tác dụng lớn trong việc hoà tan phosphor cho
cây hấp thụ, đồng thời cũng tham gia tăng cường khả năng cố định nitơ cùng
với vi khuẩn cố định đạm cho cây họ đậu.[13]
2. Vi khuẩn lactic
Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+), không bào tử, hầu hết
không di dộng, có hình thái khác nhau. Vi khuẩn lactic lên men kỵ khí bắt
buộc, tuy nhiên chúng có thể sinh trưởng được cả khi có mặt oxy. Vi khuẩn
lactic thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải kỵ khí đường, hydrat
cacbon với sự tích luỹ acid lactic trong môi trường. Người ta nghiên cứu quá
trình lên men lactic rất rộng rãi để chế biến thức ăn chua, ủ thức ăn cho gia
súc gia cầm, sản xuất acid lactic. Chính vì vậy acid lactic được đưa vào chế
phẩm E.M với mục đích của chủ yếu để chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành
thức ăn dễ tiêu. Sau đây là hoạt động của vi khuẩn lactic trong chế phẩm E.M:
+ Chuyển hoá tức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu.
+ Vi khuẩn lactic sinh acid lactic, là chất khử trùng mạnh, nó tiêu diệt vi
sinh vật có hại và làm tăng sự phân huỷ của các chất hữu cơ.
+ Vi khuẩn lactic làm tăng sự phân cắt các hợp chất hữu cơ như
cellulosesau đó lên men mà chúng không gây ảnh hưởng có hại nào từ các
chất hữu cơ không phân huỷ.
+ Vi khuẩn lactic có khả năng tiêu diệt sự hoạt động và truyền giống của
Fusarium, là nguồn gây bệnh cho mùa màng (như là làm yếu cây trồng, gia
tăng mầm bệnh…).[13]

13

3. Xạ khuẩn
Xạ khuẩn là trung giữa vi khuẩn và nấm thuộc nhóm Prokaryote. Đa số
xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, sợi liên kết với nhau thành khuẩn lạc, phân
nhánh phức tạp nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào nhiều nhánh, không có
vách ngăn ngang. Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và
trong chế phẩm E.M (sau vi khuẩn và nấm). Chúng tham gia vào quá trình
phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như cellulose, tinh bột có thành phần
khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Do đặc tính này nên chế
phẩm E.M còn được ứng dụng trong chế biến phân huỷ rác. Xạ khuẩn còn sản
sinhra chất kháng sinh từ quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp và
chất hữu cơ trong môi trường. Chất hữu cơ có tác dụng diệt nấm và các vi
khuẩn gây hại. Xạ khuẩn có thể cùng tồn tại với vi khuẩn quang hợp trong chế
phẩm E.M. Do đó cả 2 đều làm tăng tính chất của môi trường đất bằng cách
tăng hoạt động kháng sinh học của đất.[10,13]
4. Nấm men
Nấm men thuộc vi nấm, có cấu trúc đơn bào. Nấm men tham gia vào quá
trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Nấm men còn
tổng hợp chất kháng sinh có ích cho sự sinh trưởng của cây trồng từ acid amin
và đường được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang
hợp. Các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học như hormone và enzym do nấm
men tạo ra thúc đẩy tế bào hoạt động. Nhưng các chất này được tạo thành
trong quá trình trao đổi chất thì lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật
hữu hiệu khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Ngoài hoạt tính sinh lý, bản
thân nấm men có rất nhiều vitamin và acid amin, đặc biệt là acid amin không
thay thế. Do đặc tính này nên chế phẩm E.M còn được dùng để bổ sung thức
ăn cho gia súc tạo năng suất cao.[13]
5. Vi khuẩn Bacilus
Cơ thể vi khuẩn bacilus có khả năng cạnh tranh sinh học, giảm sự phát
triển của Vibrio, vi khuẩn có hại cho nguyên sinh động vật. Vi khuẩn Bacilus
sản sinh ra các enzym protease và amylase có vai trò tích cực trong phân giải


14
các sản phẩm protein, tinh bột dư thừa trong môi trường chăn nuôi, giúp cải
thiện môi trường. Mặt khác các sản phẩm của sự phân giải đường, acid amin
lại còn có vai trò dinh dưỡng đối với cây trồng vật nuôi cũng như hệ vi sinh
vật có lợi trong chế phẩm.[13,16]
2.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay ngành trồng trọt trên địa bàn xã Phúc Xuân đã và đang có chiều
hướng phát triển cả về số lượng và diện tích với nhiều loại cây trồng; trình độ sản
xuất được nâng cao, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng. Bên cạnh
đó ngành trồng trọt cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức:
Một là, sản xuất nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, thời
tiết diễn biến không thuận lợi, giá giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu tăng
cao. Trong quá trình thâm canh lúa nước với sự có mặt tràn lan, mất cân đối
của phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho chất lượng nông sản
giảm. Do đó đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Hai là, không riêng ở xã Phúc Xuân mà cả nước thực trạng thiếu phân
bón hữu cơ trầm trọng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng.Trong
canh tác truyền thống phân chuồng là giải pháp chủ yếu tuy nhiên hiện nay
lượng phân chuồng trong chăn nuôi hiện có trong các nông hộ không thể đáp
ứng được hết cho sự mở rộng diện tích và thâm canh trong sản xuất nông
nghiệp. Trong khi đó hàng năm lượng phế phụ phẩm nông nghiêp thải ra là
rất lớn thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng, thậm chí bị đốt ngay tại ruộng
gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường đất, môi trường không khí và ảnh
hưởng các vấn đề nhân sinh xã hội khác.
Ba là, ý thức của người dân về sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với
bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Các hoạt động báo cáo về ảnh hưởng
môi trường còn thiếu khách quan, tích cực chủ động.
Mặt khác Phúc Xuân lại là một xã thuộc phía Tây thành phố Thái
Nguyên, nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phát triển thì việc áp dụng các


15
biện pháp xử lý chất thải nông nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng các yếu tố như:
đơn giản, dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả xử lý cao, sản phẩm sau
xử lý có thể tận dụng phục vụ trồng trọt.
Việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng biện pháp sinh học mà cụ thể
là sử dụng chế phẩm BIO - TMT trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp không
chỉ là một biện pháp hữu hiệu mà còn là giải pháp giải quyết được các khó khăn
nêu trên. Bởi vì:
Phân hữu cơ sinh học có thểđược sản xuất tại chỗ từ nguyên liệu sẵn có tại
địa phương như rơm rạ, trấu, chất thải chăn nuôi cộng thêm với sự tham gia của
một số chế phẩm sinh học. Nông dân hoàn toàn có thể sản xuất được loại phân
bón này vừa rẻ tiền nhưng vẫn có hiệu quả cao đối với môi trường chỉ cần được
hướng dẫn qua về quy trình hoặc tự nghiên cứu bằng tài liệu.
Vì vậy việc sử dụng phân hữu cơ sản xuất tại chỗ là biện pháp có hiệu
quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất,
tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
2.3.Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trên thế giới
Trước đây nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp không được con người
quan tâm nhiều, cứ sau vụ thu hoạch một phần nhỏ được con người sử dụng
làm chất độn chuồng, giá trồng nấm nhưng hầu như được đốt hết. Vậy mà nó
chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng mà trước đây chúng
ta đang bỏ phí. Hiện nay với nền kinh tế phát triển cao nhiều nước trên thế
giới đã thu được lợi nhuận rất cao từ phế phụ phẩm này, họ sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Ở các nước công nghiệp phải tìm cách nhập khẩu
phụ phẩm nông nghiệp như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…để tái chế,
tiết kiệm chi phí, làm giàu và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh hơn.
Trên nhiều vùng đất nước Liên Xô, đặc biệt là vùng thảo nguyên có
nhiều rơm, rạ, vỏ trấu và các loại phế thải khác nhau của trồng trọt chưa được


16
sử dụng. Từ những chất phế thải này có thể chế biến thành công một loại phân
bón có giá trị cao bằng cách tăng lượng rác chuồng gia súc bằng các chất này,
cũng như xếp rơm rạ xen kẽ với lớp phân chuồng ở nhà chứa phân. Phương
pháp này được sử dụng chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu, khi mà trời mưa
nhiều và độ ẩm phân chuồng vượt mức bình thường. Rơm, rạ sẽ hút được
lượng nước thừa của phân và trong điều kiện có đủ đạm và các chất dinh
dưỡng khác trong phân chuồng thì rơm, rạ sẽ phân giải nhanh chóng hơn.
Đăc biệt có giá trị là việc dùng rơm rạ dọn lót cho gia súc trong những ổ
nhốt tạm ban đêm vào thời kỳ chăn thả trên đồng cỏ. Ổ nhốt tạm được rào
quanh và lót một lớp rơm rạ dày 20-30 cm. Rơm rạ sẽ hút nước giải, trộn lẫn
với phân và được nén khá chặt. Vì bịngăn cách không cho nước phân ngấm
xuống đất mà rơm, rạ bắt đầu phân hủy nhanh và chỉ khoảng 1,5-2 tháng sau
đã hình thành một lớp phân có giá trị cao ở trong chuồng nhốt tạm gia súc.
Sau đó người ta chuyển hàng rào sang chỗ khác và dòn phân lại thành đống
nén chặt, để phân tiếp tục phân giải nhanh hơn và hầu như không bị mất đạm
nhiều (Nguồn: I.P MAMCHENCOP,1981) [25]
Theo Đào Châu Thu, (2006) [15], cho biết: Ở các nước phát triển như
EU – Mỹ - Nhật Bản – Singapo đều có hệ thồng thu gom và phân loại rác tại
gia đình, nơi công cộng và các vùng miền nông thôn. Sau đó tái chế phần rác
thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng.
Tại các nước phát triển của Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia
cũng có chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học về thu gom rác thải
hữu cơ tại gia đình và nơi công cọng của thị trấn, thành phố, góp phần làm
sạch môi trường và tạo nguồn phân hữu cơ bằng công nghệ sinh học cho sản
xuất nông nghiệp.
Ở Hoa Kỳ: Là quốc gia có nền công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển
hiện đại nên họ cũng đã tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất và lập


17
mô hình nhà ở bằng ván ghép rơm. Sản phẩm ván ép làm từ rơm rạ có khả
năng chịu nhiệt, chồng cháy, chống thấm và tiết kiệm
Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng
tập trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chất
thải từ gia súc để sản xuất Biogas và phát điện, vừa giải quyết vấn đề môi
trường, vừa tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Tại Trung Quốc phân bón VSV cố định đạm làm tăng năng suất cây
trồng từ 7-15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân VSV phân giải lân tăng
năng suất cây trồng từ 5-30%, phân hỗn hợp vi sinh tăng năng suất cây lương
thực 10-30%, cây ăn quả trên 40%.
Bảng 2.3. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc
Chủng loại phânvi
sinh vật
Hiệu quả sử dụng
% tăng năng suất % tiết kiệm phân vô cơ
Cố định Nitơ 7- 15 20
Phân giải lân 5- 30 10-15
Hỗn hợp 10- 30 30-50
( Nguồn: Pan jianrong Lin Min, 2000) [27]
Hiện nay phân bón vi sinh vật đã trở thành hàng hóa được sử dụng tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng vi khuẩn nốt sần cây họ đậu hàng năm
đem lại 25 triệu USD, trong đó tại Mỹ sản phẩm này được bán ra với doanh
số 19 triệu USD. Tại Thái Lan tỷ lệ tăng trưởng của phân vi khuẩn nốt sần từ
năm 1980 đến 1993 cho đậu tương là 199%, lạc 280%. Tổng giá trị sản phẩm
này năm 1995 đạt 405.571 USD (Cong ngoen và cộng sự, 1997).[24]
Ngoài phân vi khuẩn nốt sần các loại phân vi sinh vật khác như cố định
nitơ tự do từ Zotobacter, Clostridium, tảo lam, cố định nitơ hội sinh từ
Azopirillum, phân giải phốt phát chậm từ Bacilus, Pseudomonas. Phòng trừ vi

×