Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.92 KB, 45 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG THỊ SINH


Tên đề tài:
THỬ NGHIỆM LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM EM2 TRONG XỬ LÝ PHẾ
PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐỒNG RUỘNG THÀNH PHÂN HỮU CƠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Ths.Dương Thị Thanh Hà




Thái Nguyên, 2014


40

LỜI CẢM ƠN



Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường, sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ths.Dương Thị Thanh Hà và
được sự tiếp nhận thực tập của phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Hữu
Lũng- Lạng Sơn. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua em đã tiến hành
xong đề tài “ Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ
phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ ”
Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô bộ môn trong trường và các thầy cô
công tác trong Viện Khoa Học và Sự Sống đã tận tình giúp đỡ em, giúp em có
được những kiến thức bổ ích về chuyên ngành Khoa Học Môi Trường để em
có thể tiếp cận với môi trường thực tế trong xuốt thời gian thực tập vừa qua.
Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Th.s
Dương Thị Thanh Hà. Trong suốt quá trình làm luận văn cô đã hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo và giúp em chỉnh sửa, bổ xung, hoàn thiện những kiến thức về
lý thuyết cũng như thực hành để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị công tác tại phòng
Tài Nguyên & Môi Trường huyện Hữu Lũng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình thực tập tại cơ sở.
Cuối cùng em cũng gửi lời cảm ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè đã hết
lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần cho em
trong xuốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do còn thiếu
kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót và
khiếm khuyết, em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…tháng…năm…

Sinh viên


Nông Thị Sinh


41


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt 5

Bảng 2.2. Bảng so sánh một số tiêu chí giữa phân hóa học

và phân hữu cơ vi sinh 6

Bảng 4.2 Diện tích cây lương thực có hạt 27

Bảng 4.3. Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau 29

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng EM2 thể tích của phế phẩm 30

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng EM2 đến pH phế phẩm sau khi ủ 31

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng EM2 khác nhau đến N, P
2
O
5
(%), K
2
O(%)

tổng số của phế phụ phẩm sau khi ủ 32

Bảng 4.7 : Ảnh hưởng của liều lượng EM2 tới hàm lượng mùn của phế phẩm sau
khi ủ 33

Bảng 4.8 Hoạch toán kinh tế để sản xuất 1 tấn phế phụ phẩm. 35


Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau 30
















42

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: bảo vệ thực vật
DTTN: diện tích tự nhiên

TTATXH: trật tự an toàn xã hội
GTSX: giá trị sản xuất
TDTT: thể dục thể thao
OM: độ mùn



























43

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.1. Khái niệm chất thải 3
2.1.2 Khái niệm chất thải nông nghiệp 3
2.1.3. Khái niệm và tác dụng của phân hữu cơ vi sinh 5
2.1.4 Tổng quan về chế phẩm vi sinh vật, ứng dụng trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và phân bón nói riêng. 6
2.2 Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên Thế Giới và ở Việt Nam 11
2.2.1 Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên Thế Giới 11
2.2.2 Tình hình sản xuất phân hữu cơ tại Việt Nam 12
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 13
3.3. Nội dung nghiên cứu 13
3.3.1.Tình hình về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn. 13
3.3.2. Hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình quản lý chúng
trên địa bàn huyện Hữu Lũng. 13
3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp
bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau. 13
3.3.4. Lợi ích từ việc sản xuất phân hữu cơ từ Phế phụ phẩm 13

3.4. Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng ban chức năng 13


44

3.4.2. Vật liệu ủ phân và phương pháp ủ 14
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu phân tích, chỉ tiêu theo dõi, chỉ tiêu phân tích15
3.4.4 Phương pháp so sánh, đánh giá 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Hữu Lũng 17
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 19
4.2. Hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình quản lý chúng trên
địa bàn huyện Hữu Lũng 26
4.2.1. Hiện trạng diện tích gieo trồng và lượng phế phụ phẩm tồn dư sau
mùa vụ trên địa bàn huyện 26
4.2.2. Công tác thu gom và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp 27
4.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông
nghiệp đồng ruộng bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau 28
4.3.1. Đánh giá cảm quan 28
4.3.2. Sự thay đổi nhiệt độ 29
4.3.3. Sự thay đổi về thể tích phế phụ phẩm sau khi ủ 30
4.3.4. Độ pH của phế phẩm sau khi ủ 31
4.3.5. Hàm lượng dinh dưỡng của phế phẩm sau khi ủ bởi các liều lượng
EM2 khác nhau 32
4.3.6. Hàm lượng mùn của phế phụ phẩm sau khi ủ 33
4.4. Hạch toán kinh tế 34
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
5.1 Kết luận 37

5.2 Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
I. Tài liệu tham khảo trong nước 39
II. Tài liệu tham khảo nước ngoài Error! Bookmark not defined.


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển, với 70% dân số có thu nhập từ sản xuất
nông nghiệp và các nghề liên quan đến nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng dân
số, thu hẹp ruộng đất là sức ép tăng sản lượng nông nghiệp. Những năm gần đây,
canh tác nông nghiệp ở nước ta ngày càng trở nên thiếu an toàn
Do việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tuỳ
tiện, không hợp lý đã dẫn đến hậu quả là các loài thiên địch cũng bị tiêu diệt,
hiệu quả sử dụng thuốc ngày càng giảm, sâu bệnh lưu truyền qua các vụ gây
nên những trận dịch hại lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người
sản xuất. Sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV bừa bãi còn ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người và động vật, gây nên ô nhiễm môi trường và tồn đọng dư
lượng trong sản phẩm nông nghiệp. Những chi phí cho thuốc BVTV, phân vô cơ
và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp làm cho giá thành sản phẩm cao mà vẫn
không đảm bảo được chất lượng. Để có lời giải đáp cho sản xuất nông nghiệp
mới an toàn, sản phẩm nông nghiệp mới đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng và xuất
khẩu, phát triển nông nghiệp mới mang tính bền vững. Đã có nhiều nghiên cứu,
ứng dụng vào thực tế bước đầu giải quyết cho vấn đề hữu cơ, Phong trào 3 giảm
3 tăng, IPM, ICM, v.v Việc sử dụng phân vi sinh, quản lý đồng ruộng phát
hiện sâu bệnh kịp thời, bón phân cân đối và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên
tắc 4 đúng là nòng cốt để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.
Hữu Lũng là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện nằm ở phía nam

tỉnh Lạng Sơn, do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền
thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì
nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi
phí sản xuất Trong khi hầu hết các gia đình ở địa bàn huyện đều có hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa
khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô
nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh có thể


2
nói đây là một nguồn tài nguyên vô cùng lớn và có giá trị đối với sản xuất nông
nghiệp. Nếu lượng phế phẩm này cứ tiếp tục bị đốt, vứt bỏ không hoàn trả cho đất
thì đất sẽ thiếu trầm trọng chất hữu cơ, lâu dần sẽ gây mất kết cấu đất, không có khả
năng hút và giữ nước, khiến cây cối không thể sinh trưởng, phát triển bình thường
nên năng suất thấp và giảm dần theo thời gian.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên và nguyện vọng của bản thân cùng
với sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của cô giáo Ths.Dương Thị Thanh Hà, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông
nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ "
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được liều lượng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM2 để sản
xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
1.3 Mục tiêu của đề tài
− Tìm hiểu các kiến thức lên men sinh học tự nhiên và chế phẩm vi
sinh vật.
− Tìm hiểu các liều lượng khác nhau của chế phẩm EM2 để xử lý phế
phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ.

− Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ được ủ bằng chế
phẩm EM2 với liều lượng khác nhau.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
− Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Giúp sinh viên hiểu rõ, sâu sắc, tỷ mỉ về công tác quản lý và cách xử
lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau này.
− Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng trong
sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp.
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm chất thải
“Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của
con người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, giao
thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, khách sạn, nhà
hàng …Chất thải là những kim loại, hóa chất và các vật liệu khác” ( Nguồn:
Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự, 2004 )[5]
2.1.2 Khái niệm chất thải nông nghiệp
Chất thải nông nghiệp là những chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá…cần phải
được quản lý vì nó liên quan chặt chẽ, trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của
con người.
2.1.2.1 Chất thải rắn nông nghiệp

Theo Nguyễn Đình Hương và cộng sự (2006)[4]. Chất thải rắn nông
nghệp là chất rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghệp như: trồng
trọt,thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất phát ra từ chăn nuôi,
giết mổ động vật, chế biến sữa…
2.1.2.2 Thành phần và đặc điểm của chất thải rắn nông nghiệp
Thành phần của chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác
nhau, phần lớn là các chất dễ phân hủy sinh học và một phần là các chất khó
phân hủy và độc hại.
Thành phần chính của chất thải rắn nông nghiệp bao gồm:
+ Phế phụ phẩm từ trồng trọt: rơm rạ, trấu, cám, lá cây, thân, lõi cây ngô…
+ Phân động vật, phân gia súc (trâu, bò, lợn…), phân gia cầm (gà, vịt,
ngan, ngỗng…)
+ Bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật, đựng thuốc trừ
sâu, lọ đựng thuốc thú y, túi hóa chất nông nghiệp, túi đựng phân bón.
+ Các bệnh phẩm, xác động thực vật chết như gà toi, lở mồm long
móng, bò điên chứa các vi trùng gây bệnh, lông gia súc.


4
2.1.2.3 Thành phần và đăc điểm của phế phụ phẩm nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh
những sản phẩm chính, dù muốn hay không muốn chúng ta cũng sẽ thu được
những sản phẩm phụ khác. Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài sản phẩm chính là
hạt thóc ta còn thu được sản phẩm phụ là rơm, gốc rạ; khi sát thóc ngoài sản
phẩm là hạt gạo ta còn thu được tấm, cám, trấu Khi chăn nuôi, ngoài sản
phẩm là thịt, trứng, sữa, sức kéo ta còn thu được phân từ chúng…
Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc,
phần ăn được chỉ chiếm phần nửa hay một phần ba khối lượng. Những phế
phụ phẩm này là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị lớn, chúng còn có
thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giá trị, tạo

thu nhập thêm cho người dân. Hoặc nếu không được sử dụng thì chúng có thể
gây nên ô nhiễm môi trường. Việc tận dụng những giá trị vốn có của phế phụ
phẩm sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Các phế phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng
trực tiếp hơn chính phẩm do vậy nên giá trị kinh tế ở hiện tại cũng thấp hơn,
muốn sử dụng chúng một cách có hiệu quả thì cần thêm chi phí vận chuyển và
các biện pháp kỹ thuật chế biến khác. Nhờ vào sự phát triển của xã hội và
tiến bộ khoa học công nghệ đã giúp người nông dân tận dụng được nguồn phế
phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón và qua đó làm thay đổi cách nhìn
nhận về sản phẩm nông nghiệp.
Các phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là là những chất hữu cơ nên chủ
yếu được sử dụng theo những mục đích sau:
− Chế biến thành thực phẩm cho con người
− Sản xuất thức ăn cho chăn nuôi
− Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, công nghiệp.
− Làm chất đốt
− Sản xuất biogas và điện năng
− Làm phân hữu cơ.


5
Bảng 2.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt
( Phế phụ phẩm phát sinh để thu được 1 tấn nông sản sau thu hoạch)
Tên nông sản Phế phụ phẩm Khối lượng (kg)
Lúa
Rơm ,rạ 4000-6000
Cám 150
Trấu 200
Ngô

Thân, lá cây 2100-2350
Lõi, vỏ, râu, bắp 500
( Nguồn: Viện Năng lượng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, 2002,
Nguyễn Đình Hương, 2006)
2.1.3. Khái niệm và tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
2.1.3.1 Khái niệm phân hữu cơ vi sinh


Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống

− Những vi sinh vật được tuyển chọn có mật độ đạt tiêu chuẩn hiện hành.
− Đi từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau, thông qua các hoạt động của
vi sinh vật sau quá trình bón vào đất mà cây trồng có thể sử dụng được như
(N,P,K) hoặc các hoạt chất sinh học.
→ Do vậy nên đã làm tăng năng suất năng suất và chất lượng nông sản.
2.1.3.2 Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
− Tăng hiệu quả hấp thụ phân hóa học của cây trồng. Từ đó làm giảm
lượng phân bón 30-45%
− Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do tác dụng của các vi sinh
vật và nấm kháng sinh. Từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật 30-35%.
− Tăng năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch.
− Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra
phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi
phí cho phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
− Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.
− Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc
bị bệnh.


6

− Phân hủy các hợp chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất,
nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.
− Giúp phục hồi, tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất
rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với
cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất,
giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất.
− Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người,
hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3 Hạn chế sự phát
tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa
học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
2.1.3.3 So sánh giữa phân hóa học và phân hữu cơ vi sinh
Bảng 2.2. Bảng so sánh một số tiêu chí giữa phân hóa học
và phân hữu cơ vi sinh
Nội dung so sánh Phân hóa học Phân hữu cơ vi sinh
Thành phần chất dinh dưỡng Nhiều Ít
Tỷ lệ chất dinh dưỡng Thấp Cao
Tốc độ phát huy hiệu quả
của phân sau khi bón vào đất
Chậm Nhanh
Ảnh hưởng của việc bón
phân liên tục vào đất
Làm đất hóa nhiều năm
đối với đất chua
Không ảnh hưởng

2.1.4 Tổng quan về chế phẩm vi sinh vật, ứng dụng trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và phân bón nói riêng.
2.1.4.1 Lý thuyết về chế phẩm vi sinh vật
 Khái niệm chế phẩm EM

EM ( Effective Microorganisms) do Giáo sư Tiến Sĩ Teruo Higa –
Trường Đại học tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sang tạo ra và được
áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này gồm khoảng


7
80 loài vi sinh vật cả yếm khí và kị khí thuộc 10 chi khác nhau, được phân lập
từ hơn 2000 loài nguyên vật liệu sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực
phẩm và công nghệ lên men; bao gồm 5 nhóm vi sinh vật chính:
+ Vi khuẩn Bacillus.
+ Vi khuẩn quang hợp.
+ Vi khuẩn Lactic.
+ Nấm men.
+ Xạ khuẩn.
Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra axit amin tự do, axit hữu cơ, vitamin
hòa tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoocmon tự nhiên.
Chính vì thế khi các vi khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra
mối liên kết nhằm khống chế các vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng
và vật nuôi, giúp xử lý hiệu quả mùi hôi,thối từ chất thải chăn nuôi giúp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Khái niệm chế phẩm EM2
Chế phẩm EM2 là chế phẩm có dạng dung dịch được sản xuất từ chế
phẩm EM gốc, có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử mùi hôi chuồng trại
chăn nuôi,làm sạch môi trường, cải thiện tính lý hóa của đất, kích thích tiêu
hóa, tăng trưởng vật nuôi. Được sử dụng nhiều trong trồng trọt, chăn nuôi và
xử lý môi trường.
 Thành phần cơ bản của chế phẩm EM
− Vi khuẩn quang hợp
Vi khuẩn quang hợp là những nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng, sử
dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng hóa học giúp vi

sinh vật có thể tự dưỡng hoàn toàn, không phụ thuộc vào sự cung cấp các chất
hữu cơ làm chất dinh dưỡng.
Vi khuẩn quang hợp chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong EM và nó cũng giữ
vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên
các hợp chất có lợi như axit amin, hoocmon sinh trưởng, một số vi khuẩn
trong nhóm này có khả năng cố định Nito, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ
tiêu. Mặt khác trong quá trình tự dưỡng của mình, vi khuẩn còn sử dụng các


8
hợp chất như H
2
S, NO
-
3
…kết quả là làm giảm mùi hôi thối khó chịu gây ra
bởi các sản phẩm chứa S cũng như sản phẩm biến đổi của quá trình khử NH
3
.
− Nhóm vi khuẩn Lactic
Vi khuẩn Lactic sinh ra axit Lactic từ đường và các cacbonhydrat khác
(được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp và nấm men). Do đó người ta ứng dụng
quá trình lên men Lactic rộng rãi để chế biến thức ăn, ủ chua thức ăn cho gia
súc, gia cầm, và sản xuất axit Lactic. Chính vì thế vi khuẩn Lactic được đưa
vào chế phẩm EM với mục đích chủ yếu là chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành
thức ăn dễ tiêu. Ngoài ra vi khuẩn Lactic còn có khả năng sản sinh
Bacterioxin- một loại hợp chất có tác dụng tiêu diệt và ức chế các vi sinh vật
có hại, gây bệnh đặc biệt là các rối loạn vi sinh vật trong đường tiêu hóa, vi
khuẩn Lactic thúc đẩy sự lên men và phân hủy một số vật liệu như Lichnin,
xenlullose,…Vì vậy vi khuẩn Lactic có thể phân hủy được một số chất hữu cơ

khó phân hủy, góp phần làm trong sạch và khử mùi xú uế của môi trường.
− Nhóm vi khuẩn Bacillus
Sản sinh ra các enzyme protease và amylase có vai trò tích cực trong
việc phân giải các sản phẩm protein, tinh bột dư thừa trong môi trường chăn
nuôi, giúp cải thiện chất lượng môi trường. Mặt khác các sản phẩm của sự
phân giải như đường, axit amin lại có vai trò dinh dưỡng đối với cây trồng vật
nuôi cũng như hệ vi sinh vật có lợi có mặt trong chế phẩm.
Vi khuẩn Bacillus còn có khả năng cạnh tranh sinh học, giảm sự phát
triển của Vibrio, vi khuẩn có hại và nguyên sinh động vật.
− Nhóm nấm men
Thuộc loại vi nấm có cấu trúc đơn bào gồm 2 chủng Na và Nb. Na
thuộc loài Saccharomyces cervisiae, chủng Nb thuộc chi Candidalutis. Nấm
men tổng hợp nên các chất chống vi khuẩn và các chất kháng sinh có ích từ
các axit amin, đường đã được tạo ra do các vi khuẩn quang hợp chất hữu cơ
và cây đáp ứng cho sự đòi hỏi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Nấm men còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất, phân hủy
các hợp chất hữu cơ trong đất. Tổng hợp các chất kháng sinh,, sản sinh nhiều


9
vitamin và axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế có vai trò quan
trọng khi được bổ xung vào thức ăn gia súc.
− Xạ khuẩn
Là nhóm vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và nấm phân bố rộng rãi
trong đất. Chúng tham gia vào các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ
trong đất như xenluloza, tinh bột v. .v…do đó làm tăng độ phì nhiêu của đất
và góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất của đất trong tự nhiên. Đặc tính
này còn được áp dụng trong quá trình chế biến phân hủy rác v.v nhiều xạ
khuẩn còn có khả năng sinh chất kháng sinh, đặc điểm này được sử dụng
trong nghiên cứu sản xuất các chất kháng sinh dung trong y học, nông nghiệp

và bảo quản thực phẩm.
2.1.4.2. Những ứng dụng của chế phẩm vi sinh vật
 Trong trồng trọt
Chế phẩm vi sinh vật cung cấp cho hệ thực vật nguồn năng lượng mới,
nó điều chỉnh hàng loạt quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng, giúp quá
trình sinh trưởng, phát triển, quá trình đồng hóa… được tăng cường. Đây
cũng là nguyên nhân rút ngắn được thời gian phát triển của cây và tăng vụ.
Nhờ chế phẩm vi sinh vật cây trồng khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng ngăn
cản các yếu tố gây bệnh.
Chế phẩm vi sinh vật làm tăng chất lượng phân: Ở điều kiện bình
thường phân hữu cơ có giá trị dinh dưỡng bị giảm đi trong quá trình bảo quản
do một số chất bay hơi như NH
3
…EM dung chính những chất này tạo thành
sản phẩm cần thiết cho cây trồng như axit amin, vitamin,…
 Trong chăn nuôi
Chăn nuôi là một lĩnh vực trong nông nghiệp, đó là nguyên nhân của sự
ô nhiễm, dịch bệnh và sâu bọ. Nhưng đó lại là nguồn thực phẩm có giá trị
cung cấp hàng ngày phục vụ hàng ngày cho đời sống của con người, do đó
ngành chăn nuôi cần phải được thực hiện hợp vệ sinh, đảm bảo chất lượng.
Sử dụng EM ở trong chuồng nuôi, hàm lượng những khí NH
3
,
H
2
N,…giảm đáng kể. Hàm lượng những chất này mà cao sẽ làm vật nuôi bị


10


stress, làm tăng lượng cholesteron trong máu. Cholesteron cao sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động của động vật: xơ cứng động mạch, chất lượng thịt kém,…
Cho EM vào nước uống sẽ làm thức ăn tăng chất lượng, hạn chế một số
bệnh đường tiêu hóa của động vật từ đó làm tăng năng suất vật nuôi, tăng chất
lượng thịt, trứng, sữa và tăng chất lượng của phân. Từ đó hạn chế được việc
sử dụng thuốc thú y, kháng sinh và chất tẩy uế trong chuồng nuôi.
Sử dụng EM trong phòng và trị bệnh đường tiêu hóa cho vật nuôi.
Phòng bệnh: cho 1 ml EM gốc vào 1 lít nước, cho gia súc, gia cầm uống hàng
ngày. Vật nuôi sẽ hạn chế được các bệnh về tiêu hóa, giảm mùi hôi của phân
thải ra. Con vật khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tăng hiệu quả kinh tế. Để điều
trị bệnh ỉa chảy, đi kiết, thì cho vật nuôi uống trực tiếp với liều lượng 1ml EM
gốc trên 1kg trọng lượng của vật nuôi.
 Trong nuôi trồng thủy sản
EM có thể sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.
Sử dụng EM sẽ cải thiện được môi trường hồ nuôi từ đó làm tăng năng
suất, phẩm chất vật nuôi.
Cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản (giảm lượng H
2
S,
BOD,COD…).
Uc chế sự phát triển của tảo độc, ngăn chặn tình trạng giảm hàm lượng
O
2
trong nước.
Tăng chuyển hóa thức ăn, kích thích tăng trưởng, tăng sản lượng, cải
thiện chất lượng vật nuôi.
 Trong lĩnh vực xử lý môi trường
Sử dụng EM cho những bãi rác của những khu dân cư, nước thải và
rác thải của khu công nghiệp sẽ hạn chế mùi hôi thối, giảm đáng kể số
lượng ruồi, muỗi.

EM phân giải các chất hữu cơ triệt để hơn có thể dùng chúng để phân
hủy rác thành phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sử dụng EM cho những khu nuôi trồng thủy sản sẽ làm tăng các sinh
vật phù du. Các ao tù đọng, các nhà máy chế biến nông thủy,… sử dụng EM
đều có thể cải thiện.


11

EM còn được sử dụng để khử mùi hôi của phân chuồng, của chuồng
trại chăn nuôi, của bể ủ phân, của những nhà vệ sinh.
 Một số ứng dụng khác:
− Chế phẩm vi sinh vật không gây hại đến sức khỏe của con người, vật
nuôi và cây trồng. đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
− Có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường sinh thái.
− Làm tăng độ phì nhiêu cho đất, không làm chai đất.
− Đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần làm tăng năng
suất và chất lượng nông sản
− Có tác dụng tiêu diệt sâu hại và côn trùng có hại.
− Nó phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh
hoạt, phế thải công, nông nghiệp làm sạch môi trường.
(Nguồn: Trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội(2005)[8])
2.2 Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên Thế Giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên Thế Giới
Hiện nay rác thải sinh hoạt và phế thải nông công nghiệp là một thảm
họa khó lường trong sự phát triển mạnh mẽ của quá trình sản xuất, chế biến
nông công nghiệp và hoạt động của toàn xã hội. Phế thải không chỉ làm ô
nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, gây độc hại
đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, mà còn làm mất đi cảnh quan
văn hóa đô thị và nông thôn.

- Ở các nước phát triển như EU - Mỹ - úc - Nhật Bản - Singapo đều có
hệ thống thu gom và phân loại rác thải gia đình, nơi công cộng ngay cả ở các
vùng nông thôn. Sau đó tái chế phần rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ bón
cho cây trồng.
- Tại nhiều nước đang phát triển của Châu Á như: Thái Lan, Inđônêsia,
Malaysia cũng đã có nhiều chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học về
thu gom rác thải hữu cơ tại gia và nơi công cộng của thị trấn, thành phố, góp
phần làm sạch môi trường và tạo nguồn phân hữu cơ bằng công nghệ sinh học
cho sản xuất nông nghiệp.


12

- Tại các nước phát triển - Châu Âu và các nước đang phát triển - Thái
Lan, Malaysia, ấn Độ đã xây dựng nhiều cơ sở chế biến rác thải hữu cơ sinh
hoạt và phế thải nông nghiệp bằng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu
cơ bón cho rau, hoa cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Ở Úc, ấn Độ, Thái Lan, Malaysia đã thu gom tàn dư thực vật trên
đồng ruộng dùng chế phẩm vi sinh vật xử lý thành phân hữu cơ tại chỗ để trả
lại cho đất, làm sạch đồng ruộng và chống ô nhiễm môi trường
- Ở Đài Loan với công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải
mùn rác, phế thải chăn nuôi công suất hàng trăm ngàn tấn/ năm (Lei Chu
Enterprise Co., Ltd 2000)
- Ở ấn Độ dùng công nghệ vi sinh vật xử lý hèm rượu, bã bùn lọc trong quá
trình sản xuất đường để thành phân hữu cơ bón cho cây trồng với công suất hàng
chục ngàn tấn/ năm (Công nghệ Bioearth của Alfa- Lavan Ltd, 1998)
(Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc Gia 2010[2]
2.2.2 Tình hình sản xuất phân hữu cơ tại Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề chống ô nhiễm môi trường mới được nghiên cứu
nhiều vào cuốithập kỷ 90 với các chương trình, các đề tài Nhà nước:

- Đề tài KHCN 02- 04 (A,B) giai đoạn 1996- 2000 do GS Lê Văn
Nhương chủ trì xử lý phế thải hữu cơ rắn (lá mía, vỏ cà phê ) băng công nghệ
sinh học chống ô nhiễm môi trường
- Đề tài cấp bộ: B 99-32-46; B 001- 32- 09 giai đoạn 1999- 2001 do
PGS Nguyễn Xuân Thành chủ trì xử lý phế thải mùn mía, bùn mía bằng công
nghệ vi sinh thành phân hữu cơ bón cho cây mía đường
- Đề tài cấp Tổng công ty: Xử lý phế thải của nhà máy đường bằng
công nghệ sinh học do PGS Nguyễn Xuân Thành, PGS Nguyễn Đình Mạnh
phối hợp với tổng công ty mía đường Việt Nam, tổng công ty mía đường
Lam Sơn – Thanh Hóa để thành phân hữu cơ bón cho cây trồng
( Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc Gia 2010[2]


13

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ và thân
cây ngô) và chất lượng phân hữu cơ sau khi ủ bằng chế phẩm EM2 bằng các
liều lượng khác nhau.
− Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu với 3 liều lượng của chế phẩm EM2
để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
− Địa điểm: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn.
− Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Tình hình về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn.

− Điều kiện tự nhiên
− Điều kiện kinh tế- xã hội
3.3.2. Hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình quản lý chúng
trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông
nghiệp bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau.
3.3.4. Lợi ích từ việc sản xuất phân hữu cơ từ Phế phụ phẩm
− Lợi ích kinh tế :
Lượng phân hữu cơ thu được (kg phân/ m
3
nguyên liệu).
Giá trị kinh tế (số tiền lãi thu được từ việc ủ phế phụ phẩm nông nghiệp
bằng chế phẩm EM2 so với việc đi mua phân hữu cơ ngoài thị trường)
− Các lợi ích khác ( môi trường, vệ sinh đồng ruộng)
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng ban chức năng


14

Thu thập số liệu thứ cấp: Từ các phòng ban chức năng như phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn
3.4.2. Vật liệu ủ phân và phương pháp ủ
a/ Nghiên cứu công thức ủ phân: Thử nghiệm các liều lượng EM2 khác
nhau, thí nghiệm được thiết kế với 4 công thức và 3 lần nhắc lại cho mỗi công
thức, mỗi công thức là một liều lượng EM2 khác nhau.
Công thức 1 (CT1) : Ủ phế phẩm không dùng chế phẩm EM2 (đối chứng).
Công thức 2 (CT2) : Ủ phế phẩm có dùng chế phẩm EM2 liều lượng 1
lít/m
3

phế phụ phẩm.
Công thức 3 (CT3 ) : Ủ phế phẩm có dùng chế phẩm EM2 liều lượng
lượng 2lít /m
3
phế phụ phẩm.
Công thức 4 (CT4) : Ủ phế phẩm có dùng chế phẩm EM2 liều lượng 3
lít/m
3
phế phụ phẩm.
b/ Các bước tiến hành ủ phân
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
- Phế phụ phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ cây xanh (rơm rạ, thân
cây ngô) băm nhỏ đoạn dài từ 7 đến 10cm rồi phơi khô.
- Chế phẩm EM2: Mua tại nhà cô Hoàng Thị Lan Anh, phòng Tài
Nguyên và Môi Trường, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thùng xốp hình chữ nhật kích thước 60cm × 60cm × 50 cm ( 0,18m3 )
- Bình phun, bay nhỏ.
- Vật liệu: bạt, bao tải, nilon để che đậy, giữ nhiệt cho thùng ủ.
Bước 2: Chọn nơi ủ
- Ủ những nơi thoáng mát, tiện cho việc theo dõi, quan sát và sử dụng.
Bước 4: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ.
- Cho nguyên liệu vào thùng xốp. Sau đó dùng bình phun lấy EM2 hòa
cùng với nước trắng rồi phun lên nguyên liệu với từng liều lượng khác nhau
sao cho độ ảm đạt khoảng từ 50-60% là được.
- Đảo đều sao cho chế phẩm thấm đều nguyên liệu ủ.
Bước 5: Che phủ và bảo quản


15


- Sau khi ủ xong, ta đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. Sau khi ủ
cứ cách 10 ngày tiến hành kiểm tra và đo các chỉ số liên quan và đảo lại cho đều.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu phân tích, chỉ tiêu theo dõi, chỉ tiêu phân tích
3.4.3.1 Phương pháp lấy mẫu
Mỗi công thức tiến hành lấy riêng 3 mẫu trộn đều sau đó cân lấy 1kg để
tiến hành phân tích.
Các chỉ tiêu này được phân tích tại Viện khoa học sự sống, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.4.3.2 Chỉ tiêu theo dõi
- Đánh giá cảm quan: Xác nhận màu sắc và mùi đặc trưng của phân trong
từng thùng ủ.
-Đo nhiệt độ: Dùng nhiệt kế cắm vào giữa thùng ủ để từ 3 đến 5 phút rồi
đem ra ghi chỉ số nhiệt độ, cách 10 ngày đo 1 lần vào cùng 1 thời gian trong ngày
tầm 4 đến 5 giờ chiều.
- Đo thể tích: Dùng thước cứng nhỏ cắm vào giữa thùng ủ để đo chiều cao
rồi ghi lại kết quả.
Công thức tính thể tích: V=a.b.c
Trong đó: V là thể tích
a: chiều dài thực của nguyên liệu trong thùng ủ
b: chiều rộng thực của nguyên liệu trong thùng ủ
c: chiều cao thực của nguyên liệu trong thùng ủ.
- Cân trọng lượng phân khi kết thúc ủ: dùng cân thông thường (kg phân/ m
3

nguyên liệu).
- Thời gian hoai mục của phế phụ phẩm.
3.4.3.3 Chỉ tiêu phân tích
pH: Xác định trên máy đo pH.
N (%): Xác định theo phương pháp Dumas trên thiết bị phân tích đa
nguyên tố CNS TruSpec LECO USA.

OM (%):Xác định theo phương pháp Dumas trên thiết bị phân tích đa
nguyên tố CNS TruSpec LECO USA.


16

P
2
O
5
tổng số (%): Xác định theo phương pháp so màu trên thiết bị
quang phổ tử ngoại khả kiến (UV - ViS).
K
2
O tổng số (%): Xác định trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
3.4.3.4 Hoạch toán kinh tế
Thu Chi Lãi( đ)
- Lượng phân thu được
từ việc ủ phế phụ phẩm
- Tiền mua chế phẩm để
sản xuất phân hữu cơ.
Thu - chi

3.4.4 Phương pháp so sánh, đánh giá
So sánh chất lượng của phân ủ không có chế phẩm EM2 và phân ủ có
chế phẩm EM2 nhưng với liều lượng khác nhau
Đánh giá và rút ra nhận xét với từng loại phân ủ với các công thức
khác nhau thì chất lượng phân sẽ khác nhau sau đó rút ra kết luận với liều
lượng nào là tốt nhất về chất lượng phân cũng như lợi ích kinh tế.



17

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Hữu Lũng
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
− Vị trí địa lý
Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế đi
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá
thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc
cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng
trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ
địa lý từ 21
0
23’ đến 21
0
45’ vĩ độ Bắc, từ 106
0
10’ đến 106
0
32’ kinh độ Đông,
có tổng diện tích tự nhiên 80.674,64 ha, chiếm 14,27% diện tích tự nhiên của
tỉnh, bao gồm 25 xã và 1 thị trấn.
- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan, huyện Bắc Sơn.

- Phía Đông giáp huyện Chi Lăng.
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
Là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, Hữu Lũng có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế đi theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, thương
mại - dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện 80.674,64 ha chiếm
14,27% DTTN toàn tỉnh, tổng dân số 112.893 người (năm 2012)chiếm 3,93%
dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân 139,94người/km
2
.
Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và
25 xã ( Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu
Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh


18

Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến,
Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng ). Trung tâm huyện đặt
tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70km về phía Nam.
− Khí hậu:
Hữu Lũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc
trưng của vùng núi phía bắc, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều, có năm chịu ảnh hưởng của bão.
Hữu Lũng có nền nhiệt tương đối thấp, nhiệt độ trung bình năm 21-
22
o
C nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 15,1
o

C, nhiệt độ cao nhất
vào tháng 7 là 28
o
C, biên độ dao động ngày và đêm cũng như các tháng trong
năm khá lớn. Độ ẩm không khí trung bình là 79%, cao nhất vào tháng 4 là
86%, thấp nhất vào tháng 12 là 72%. Lượng mưa trung bình 1200- 1600
mm/năm. Hữu Lũng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh, ít
mưa về mùa đông, nóng ẩm nhiều về mùa hè. Lượng bức xạ hàng năm ở Hữu
lũng là 114 KCal/ cm
2
, trong đó các tháng mùa hè đều trên 10KCal/ cm
2
/tháng,
mùa đông lớn hơn 5,5 KCal/ cm
2
/tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,7
0
C.
Tháng 1 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất 15
0
C và tháng 7 có nhiệt độ
cao nhất 28,5
0
C. Đặc điểm chung của vùng là tổng nhiệt độ lớn hơn 8000
o
C,
nhiệt độ tháng 1 xấp xỉ 15
o
C.
− Thủy văn:

Hữu Lũng có 2 con sông lớn: sông Thương chảy qua huyện theo hướng
Đông Bắc -Tây Nam qua huyện Chi Lăng, Hữu Lũng xuôi về Bắc Giang.
Trong ranh giới của Hữu Lũng, thung lũng sông Thương được mở rộng trên
30km. Sông Trung bắt nguồn từ vùng núi Thái Nguyên chảy qua huyện Hữu
Lũng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào sông Thương ở phía bờ phải
tại Na Hoa. Sông Trung chảy trong vùng đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc trung
bình lưu vực sông là 12,8%.
− Địa hình:
Là huyện thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình phân chia rõ
rệt giữa vùng núi đá vôi phía Bắc với vùng núi đất phía Nam. Phần lớn diện
tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m, vùng núi đất có độ cao trên dưới


19

100m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh
bởi các dãy núi đá vôi độ dốc lớn phía Bắc cũng như các dãy núi đất sắp xếp
theo dạng bát úp phía Nam huyện.
Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên, giữa vùng núi
đá là những thung lũng nhỏ tương đối bằng phẳng, đây là vùng đất thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. Xen kẽ các vùng núi đất là các giải ruộng bậc
thang phân bố theo các sườn núi, dọc sông. Ngoài ra, đất sản xuất nông
nghiệp được tạo bởi các khe suối từ nhiều đời nay.
− Thổ nhưỡng:
Được phát triển trên nền địa chất cách đây khoảng 200 triệu năm, các
biến động kiến tạo và quá trình phong hóa đã hình thành nên các nhóm đất
Feralit có nguồn gốc đá mẹ trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc
tụ phù sa sông suối ở Hữu Lũng với tổng diện tích 2.960,27ha/80.583,50ha
diện tích tự nhiên.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
− Sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt của huyện Hữu Lũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế của huyện. Ngoài việc ổn định việc làm, đảm bảo an toàn về lương thực,
còn đảm bảo cho chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện phát triển và cung cấp
ra thị trường bên ngoài.
Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu,
kế hoạch đặt ra, hàng năm đạt khoảng 16.000- 18.000 ha, trong đó cây lương
thực trên 12.000 ha. Năm 2005 tổng sản lượng lương thực đạt 54.119 tấn,
trong đó sản lượng màu đạt 23.432 tấn; đến năm 2012 tổng sản lượng lương
thực đạt 61.030 tấn, tăng 6.911 tấn so năm 2005, trong đó sản lượng màu đạt
28.495 tấn tăng 5.063 tấn so năm 2005. Lương thực có hạt bình quân đầu
người hàng năm dều tăng, từ 372 kg/ người năm 2005 tăng lên 407 kg/ người
năm 2012.
Cây lúa trồng nhiều ở các xã Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Sơn, Đô
Lương, Yên Bình, Nhật Tiến, Hồ Sơn, Quyết Thắng, Vân Nham; cây Ngô

×