Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH lớp 12 TOÀN tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.21 KB, 103 trang )

1
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH
LỚP 12 TOÀN TẬP
1
2
Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt văn
phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn
không thể nhớ hết một lần, hãy thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ
sở vững chắc trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở phần
khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.
Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, đại
từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…
Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí dụ:
một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai…
Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn
cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng rất rất rất nhiều và đa số người học
tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai
loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.
1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE
A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)
AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)
Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u
Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây
Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhưng là phụ âm câm nên chữ
đó vẫn được coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ: “Hour” có âm H câm đọc như
“Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định phải là: AN HOUR.
Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE, được dùng với
một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm như: thì, bị động cách, thể nghi


vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ.
Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng phải đi kèm một mệnh đề
khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý nghĩa.
2
3
Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ NẾU, TRỪ KHI.
Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tường lai, hiện tại hoặc quá khứ, có thể có
thật hoặc có thể không có thật.
Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO đằng trước gọi là
BARE INFINITIVE, có TO đằng trước thì có khi gọi là TO INFINITIVE. Nếu bạn có
trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ), bạn sẽ
thấy có 3 cột, đó là: Động từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ đó,
dạng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ hiểu về cột
thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của từng động từ trước, sau
đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ để đặt câu. Trong tiếng Việt, động từ không
bao giờ thay đổi hình thức của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy theo thời gian,
tùy theo cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tương ứng. Tuy nhiên, tất cả đều có
quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng bước một.
Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN, COULD, MAY,
MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL, WOULD. Động từ khiếm
khuyết luôn đứng trước động từ nguyên mẫu không có TO để diễn tả một dạng ý nghĩa
nhất định, như: KHẢ NĂNG, CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc
TÍNH CHẮC CHẮN.
Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có danh từ cụ thể,
danh từ trừu tượng, danh từ số ít, danh từ số nhiều. Cách xác định danh từ đếm được hay
không trong tiếng Việt là ta hãy thêm số trước nó và xem nó nghe có đúng không. Ví dụ:
“một người”: đúng nhưng “một tiền”: sai. Vậy “người” là danh từ đếm được và “tiền” là
danh từ không đếm được. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách này, trừ một số
ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.
Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một câu thường có đủ 3

phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ: TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ ngữ,
“ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ).
Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông thường, khi chủ ngữ
là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con chó.
Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là đối tượng chịu ảnh
hướng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí dụ: Tôi bị chó cắn.
3
4
Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian, phương hướng,
kiểu cách. Thí dụ: trên, dưới, trong ngoài…Đôi khi giới từ đi sau động từ để tạo nên một
nghĩa mới và trong trường hợp như vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy tắc
chung nào cả.
Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không phải lập lại danh từ nào
đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai hết, đó là hai đại từ nhân xưng I và YOU. Đại
từ có các loại: đại từ nhân xưng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở hữu và đại từ chỉ
định. Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tương ứng trong tiếng Việt. Do đó,
bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.
Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO, WHERE,
WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đưa thêm thông tin. Mệnh đề
này có dạng tương ứng trong tiếng Việt nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, trong
khi ở tiếng Anh, dạng mệnh đề này dùng thường xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một người đàn
ông mà mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái đều muốn
được lấy làm chồng” đưa thêm thông tin về người đàn ông.
Subject = Chủ ngữ : Thường đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ hoặc cả một cụm
từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.
Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, một
hành động được xảy ra ở lúc nào sẽ được đặt câu với thì tương ứng. Hình thức của động
từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ mà còn thay đổi tùy theo thời gian hành động xảy
ra. Đây là khái niệm xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì:
1. Thì hiện tại đơn

2. Thì hiện tại tiếp diễn
3. Thì hiện tại hoàn thành
4. Thì quá khứ đơn
5. Thì quá khứ tiếp diễn
6. Thì quá khứ hoàn thành
7. Thì tương lai đơn
8. Thì tương lai tiếp diễn
4
5
9. Thì tương lai hoàn thành
Trong phần khác, từng thì sẽ được giải thích chi tiết.
Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng, hoặc quá trình. Có 2
loại: nội động từ và ngoại động từ
1. Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau
2. Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo sau
Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một tân ngữ bên ngoài
đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngược lại cho nội động từ.

Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về
người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật
hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ
nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
NGÔI Tiếng Anh Phiên âm quốc tế
Ngôi thứ nhất số ít: TÔI I

/ai/
Ngôi thứ nhất số nhiều :CHÚNG TÔI, CHÚNG TA WE
/wi:/


Ngôi thứ hai số ít : ANH, CHỊ, BẠN, ÔNG, BÀ YOU
/ju:/

Ngôi thứ hai số nhiều : CÁC ANH, CÁC CHỊ, CÁC
BẠN
YOU
/ju:/

Ngôi thứ ba số ít: ANH ẤY HE
/hi:/

Ngôi thứ ba số ít: CHỊ ẤY SHE
/ʃi:/

Ngôi thứ ba số ít: NÓ IT /it/
Ngôi thứ ba số nhiều: HỌ, CHÚNG NÓ, TỤI NÓ THEY /ðei/
* Lưu ý:
5
6
- Khi muốn kêu người nào đó từ xa, ĐỪNG BAO GIỜ kêu "YOU, YOU" vì như
vậy là rất rất bất lịch sự. Nếu người đó là nam, có thể kêu MR, nữ, có thể kêu
MRS, hoặc MISS.
- "IT" chỉ dùng cho con vật, đồ vật, sự vật hoặc danh từ trừu tượng, không bao giờ
dùng để chỉ người. Trong tiếng Việt, ta có thể dùng "NÓ" để chỉ người thứ ba nào
đó. Trong trường hợp này, trong tiếng Anh, chỉ có thể dịch "NÓ" thành "HE' hoặc
"SHE" tùy theo giới tính.

Tính từ sở hữu
Đại từ nhân xưng Tính Từ Sở Hữu Phiên Âm Quốc Tế
Tôi: I → MY: của tôi /mai/

Chúng tôi WE → OUR: của chúng tôi, của chúng ta /'auə/
Bạn: YOU → YOUR: của bạn
/jɔ:/
Các bạn: YOU → YOUR: của các bạn
/jɔ:/
Anh ấy: HE → HIS: của anh ấy /hiz/
Cô ấy: SHE → HER: của cô ấy
/hə:/
Nó: IT → ITS: của nó /its/
Họ, chúng nó: THEY → THEIR: của họ, của chúng /ðeə/
Thí dụ: - "CAR" là "xe hơi", "MY CAR" là "xe hơi của tôi".
-"HOUSE" là "nhà", "HIS HOUSE" là "nhà của anh ấy.
- Một đại từ sở hữu rất hữu ích. Bạn biết tại sao không? Vì nó giúp người nói khỏi phải
lặp lại một ngữ danh từ có tính chất sở hữu.
Thí dụ: Nếu anh A nói: "Máy vi tính của tôi chạy chậm quá!" (MY COMPUTER IS SO
SLOW.)
anh B đáp: "Máy vi tính của tôi còn chậm hơn máy vi tính của anh!". (MY
COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER)
thì như vậy anh B lặp lại cả một cụm từ dài
6
7
- Trong tiếng Anh, chúng ta nên hạn chế việc dài dòng vô ích đó. Lúc này biết sử dụng
đại từ sở hữu là rất cần thiết.
- Sẵn đây để ôn lại bài trước, sau đây là bảng gồm 4 cột : Đại từ nhân xưng, tính từ sở
hữu tương ứng, đại từ sở hữu tương ứng:
Đại từ nhân
xưng
Tính Từ Sở Hữu
Đại Từ Sở
Hữu

Phiên Âm Quốc
Tế
Tôi: I MY: của tôi MINE /main/
Chúng tôi WE OUR: của chúng tôi/ta OURS /'auəz/
Bạn: YOU YOUR: của bạn YOURS
/jɔ:z/
Các bạn: YOU YOUR: của các bạn YOURS
/jɔ:z/
Anh ấy: HE HIS: của anh ấy HIS /hiz/
Cô ấy: SHE HER: của cô ấy HERS /hə:z/
Nó: IT ITS: của nó ITS /its/
Họ: THEY
THEIR: của họ, của
chúng
THEIRS /ðeəz/
- Trong thí dụ đầu bài, nếu dùng đại từ sở hữu, thay vì nói "MY COMPUTER IS EVEN
SLOWER THAN YOUR COMPUTER", ta sẽ nói gọn hơn như thế nào?
- Đáp án: MINE IS EVEN SLOWER THAN YOURS

Danh từ, cách chuyển số ít sang số nhiều
Phần này sẽ đi sâu hơn về danh từ trong tiếng Anh.
Danh từ là từ chỉ tên của người, con vật, sự vật, trạng thái, khái niệm
Về thể loại, danh từ được chia thành nhiều loại. Ta có:
* Danh từ cụ thể : là danh từ chỉ những gì có thể nhìn thấy được, sờ mó được. Thí dụ:
Cái bàn =TABLE, cái ghế = CHAIR, con mèo = CAT, con chó = DOG, con sông =
RIVER,
* Danh từ trừu tượng: là danh từ chỉ những khái niệm, tình trạng mà ta chỉ có thể
hình dung, cảm nhận. Thí dụ như: tình yêu = LOVE, cái đẹp = BEAUTY,
7
8

* Danh từ riêng: là danh từ chỉ tên riêng của một người, sự vật, con vật, địa danh hoặc
sự kiện. Chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của danh từ riêng. Ví dụ: China = Trung
Quốc, England = nước Anh, The Great Walls = Vạn Lý Trường Thành, Ha Long Bay =
Vịnh Hạ Long, President Bill Clinton = Tổng thống Bill Clinton
* Danh từ tập hợp: là danh từ chỉ một nhóm, một đoàn thể, một tập hợp của người,
vật, con vật, sự vật Thí dụ: một bầy cá = A SCHOOL OF FISH, một đàn chim = A
FLOCK OF BIRDS, một nhóm người = A GROUP OF PEOPLE
* Danh từ đếm được: là danh từ có thể thêm con số vào ngay trước nó. Thí dụ: ONE
PIG = Một con heo, ONE TABLE = một cái bàn
* Danh từ không đếm được: là danh từ mà ta không thể thêm con số vào ngay trước
nó. ONE MONEY = một tiền? Không ổn, do đó, MONEY là danh từ không đếm được,
ONE SALT = một muối? Không ổn, do đó, SALT là danh từ không đếm được
- Danh từ chung: có thể là danh từ cụ thể, trừu tượng, tập hợp nhưng không bao giờ là
danh từ riêng (hiển nhiên rồi, đúng không bạn!)
- Danh từ cụ thể có thể bao hàm cả danh từ riêng. Thí dụ: "sông Hương" là danh từ riêng
nhưng ta có thể nhìn thấy được sông Hương nên nó cũng là danh từ cụ thể.
Về hình thức, danh từ có 4 hình thức như sau:
Danh từ đơn: là danh từ cấu tạo bởi một từ duy nhất. Thí dụ: WOMAN = người đàn bà,
COMPUTER = cái máy vi tính, MONEY = tiền
Danh từ phức: là danh từ cấu tạo bởi hai danh từ đơn. Thí dụ: FIRE-FLY = con đom
đóm (FIREFLY = FIRE (lửa) + FLY (con ruồi)), SEAT BELT = dây an tòan (SEAT
BELT = SEAT (chỗ ngồi)+BELT(dây nịch))
Danh từ số ít: là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là một hoặc có thể là danh từ
không đếm được.
Danh từ số nhiều: luôn luôn là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là hai hoặc nhiều
hơn hai. Thí dụ: TWO APPLES = hai trái táo
Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều:
Về danh từ, rắc rối nhất cho người Việt chúng ta là cách chuyển hình thức số ít của danh
từ sang hình thức số nhiều. Tại sao? Vì trong tiếng Việt, danh từ số ít, khi dùng với đơn
8

9
vị đếm từ hai trở lên cũng giữ nguyên hình thức, không hề thay đổi (một con vịt, hai con
vịt, ba con vịt ), còn trong tiếng Anh thì hình thức của danh từ có sự thay đổi từ số it
sang số nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó nhớ những quy tắc sau đây, việc chuyển danh
từ từ số ít sang số nhiều trong tiếng Anh cũng không đến nỗi phức tạp lắm.
THÊM "S" vào danh từ số ít để chuyển thành số nhiều. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
BEE = con ong BEES (2 con ong trở lên)
COMPUTER = máy vi tính COMPUTERS (2 máy vi tính trở lên)
HEN = con gà mái HENS (2 con gà mái trở lên)
DUCK = con vịt DUCKS (2 con vịt trở lên)
APPLE = trái táo APPLES (2 trái táo trở lên)
MANGO = trái xoài MANGOS (2 trái xoài trở lên)
TABLE = cái bàn TABLES (2 cái bàn trở lên)
CHAIR = cái ghế CHAIRS
HOUSE = căn nhà HOUSES
STREET = con đường STREETS
RIVER = con sông RIVERS
BIRD = con chim BIRDS
CAR = xe hơi CARS
BICYCLE = xe đạp BICYCLES
THÊM "ES" vào những danh từ tận cùng bằng CH, hoặc SH, hoặc S, hoặc X. Thí
dụ:
Số ít Số nhiều
9
10
ONE FISH = 1 con cá TWO FISHES = 2 con cá
ONE BOX = 1 cái hộp TWO BOXES = 2 cái hộp
ONE BUS = 1 xe buýt TWO BUSES = 2 xe buýt
ONE WATCH = 1 cái đồng hồ đeo tay TWO WATCHES = 2 cái đồng

hồ
THÊM "ZES" vào những danh từ tận cùng bằng Z (mấy từ này rất ít). Thí dụ:
NE QUIZ = 1 câu trắc nghiệm TWO QUIZZES
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ĐỔI Y thành I và THÊM "ES".
Thí dụ:
Số ít Số nhiều
ONE BUTTERFLY = 1 con bướm TWO BUTTERFLIES = 2 con
bướm
ONE BABY = 1 em bé TWO BABIES = 2 em bé
ONE LADY = 1 người phụ nữ TWO LADIES = 2 người phụ
nữ
Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy tắc
này mà chỉ thêm S vào thành KEYS.
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và O: THÊM ES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
POTATO = củ khoai tây POTATOES
TOMATO = trái cà chua TOMATOES
Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng, thí dụ
như: PIANO ->PIANOS, PHOTO ->PHOTOS
Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, BỎ F hoặc FE hoặc FF và THÊM VES.
Thí dụ:
10
11
Số ít Số nhiều
ONE WOLF = 1 con sói TWO WOLVES = 2 con sói (BỎ F,
THÊM VES)
ONE WIFE = 1 người vợ TWO WIVES (BỎ FE, THÊM VES)
NGOÀI NHỮNG DANH TỪ THEO QUY TẮC TRÊN, CÓ NHIỀU DANH TỪ
KHÔNG THEO QUY TẮC NÀO CẢ KHI CHUYỂN SANG HÌNH THỨC SỐ NHIỀU.
CHÚNG TA CHỈ CÓ CÁCH HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ NÀY. SAU

ĐÂY LÀ DANH SÁCH MỘT SỐ NHỮNG DANH TỪ CÓ HÌNH THỨC SỐ NHIỀU
BẤT QUY TẮC THƯỜNG GẶP:
Số ít Số nhiều
MOUSE = con chuột MICE
GOOSE = con ngỗng GEESE
LOUSE = con chí LICE
CHILD = đứa trẻ, đứa con CHILDREN
MAN = người, người đàn ông MEN
WOMAN = người đàn bà WOMEN
SHEEP = con cừu SHEEP (giống y như số ít)
TOOTHH = cái răng TWO TEETH = 2 cái răng
FOOT = bàn chân TWO FEET = 2 bàn chân

Mạo từ bất định "A" và "AN"
Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày dù đơn giản hay phức tạp, không thể thiếu được hai
từ "A" và "AN" này.
11
12
Bài này giải thích chi tiết về mạo từ bất định "A" và "AN". Đây là loại từ tưởng chừng
như đơn giản nhưng rất nhiều bạn học tiếng Anh lâu năm vẫn còn dùng sai hoặc khi cần
dùng lại không dùng.
Mạo từ bất định "A" hoặc "AN" luôn đứng trước danh từ đếm được số ít. Do đó, có
thể nói, về nghĩa thì "A" hoặc "AN" tương đương với ONE (nghĩa là "một"). Tuy nhiên,
khi dùng ONE, ta có phần muốn nhấn mạnh số lượng hơn, trong khi mạo từ bất định chỉ
để giới thiệu ra một danh từ được nhắc đến lần đầu tiên trong một cuộc nói đối
thoại.
Thí dụ: A TEACHER = một giáo viên và ONE TEACHER cũng là "một giáo viên",
nhưng bạn chỉ nói "I AM A TEACHER" (tôi là giáo viên) chứ không bao giờ nói "I AM
ONE TEACHER" vì chẳng lẽ bạn có thể là HAI giáo viên hay sao mà cần phải nhấn
mạnh ONE chứ không phải con số nào khác. Bạn hiểu rồi, đúng không? Vậy chúng ta

hãy phân biệt khi nào dùng A trước danh từ đếm được số ít và khi nào dùng "AN" trước
danh từ đếm được số ít:
Dùng A trước danh từ đếm được số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM. Tại sao chúng ta
cần nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều có âm phụ âm, nhưng
một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại được đọc như nguyên âm vì chữ cái đó là âm
câm không đọc. Ngược lại, một số chữ cái lẽ ra là nguyên âm nhưng lại được người bản
xứ đọc như một phụ âm.
Thí dụ: A BOY = một đứa con trai, A GIRL = 1 đứa con gái, A STREET = 1 con đường,
A FAN = 1 cái quạt máy, A MOTORCYCLE = 1 chiếc xe gắn máy, A STUDENT = 1
học viên, A SINGER = 1 ca sĩ, A SONG = 1 bài hát, A LESSON = 1 bài học, A TABLE
= 1 cái bàn, A HUSBAND = 1 người chồng, A FAMILY = 1 gia đình, A MINUTE = 1
phút, A SECOND = 1 GIÂY, A YEAR = 1 năm, A MONTH = 1 tháng , A WEEK = 1
tuần,
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: A UNIFORM = 1 bộ đồng phục (Bạn thấy không,
UNIFORM bắt đầu bằng U, một nguyên âm nhưng UNIFORM được đọc như /DIU-NI-
FO;RM/ thành ra U là ÂM PHỤ ÂM rồi.
Dùng AN trước danh từ đếm được số ít bằng đầu bằng ÂM NGUYÊN ÂM. Tương
tự, ta nhấn mạnh ÂM NGUYÊN ÂM vì một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm nhưng
đọc như nguyên âm.
Thí dụ: AN APPLE = 1 trái táo, AN EAR = 1 tai, AN UMBRELLA = 1 cái dù, AN OX
= 1 con bò đực, AN ARM = 1 cánh tay, AN EYE = 1 con mắt, AN EGG = 1 quả trứng
12
13
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: AN HOUR ("HOUR" bắt đầu bằng H, 1 chữ cái phụ âm
nhưng trong trường hợp này người bản xứ đọc "HOUR" y như "OUR" nên ta phải nói
AN HOUR chứ KHÔNG thể nói A HOUR.)
Khi danh từ được bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trước nó, ta dựa
vào âm bắt đầu của từ bỗ nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN.
Thí dụ: ta có ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh. Chữ ENGLISH đứng trước
danh từ TEACHER bổ nghĩa cho TEACHER. Vậy ta thấy âm đầu tiếng của ENGLISH là

nguyên âm nên ta dùng AN > AN ENGLISH TEACHER.
Tương tự, ta có: BEUTIFUL = đẹp, WOMAN = người đàn bà > BEAUTIFUL
WOMAN = người đàn bà đẹp. BEAUTIFUL bắt đầu bằng âm phụ âm (B) vậy ta nói A
BEAUTIFUL WOMAN = 1 người đàn bà đẹp.
Trong bài sau, chúng ta sẽ học cách đặt câu với tất cả những gì chúng ta đã học.

ĐỘNG TỪ "TO BE" -THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE
Đây là động từ cơ bản nhất trong tiếng Anh, nhưng lại là một động từ đặc biệt. Học xong
động từ TO BE, bạn sẽ bắt đầu biết cách đặt ra vô số câu nói với những gì ta đã học từ
đầu đến giờ như Đại Từ Nhân Xưng, Tính Từ Sở Hữu, Đại Từ Sở Hữu, Danh Từ Số Ít,
Danh Từ Số Nhiều, Mạo Từ Bất Định A và AN cùng với một số tính từ cơ bản bạn sẽ
được cung cấp ở cuối bài này.
Trong thì hiện tại đơn, động từ TO BE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. Ta dùng
các biến thể đó tương ứng với chủ ngữ nhất định , như sau:
* AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I
I AM (viết tắt = I'M )
* IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ
số ít nào
SHE IS (viết tắt = SHE'S )
HE IS (viết tắt = HE'S )
13
14
IT IS (viết tắt = IT'S )
THE DOG IS…
PETER IS…
THE TABLE IS …
* ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY, và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào
YOU ARE (viết tắt =YOU'RE )
WE ARE (viết tắt = WE'RE )
THEY ARE (viết tắt = THEY'RE )

YOU AND I ARE…
HE AND I ARE …
THE DOG AND THE CAT ARE
* Khi nào ta phải dùng thì hiện tại đơn của động từ TO BE?
- Khi ta muốn giới thiệu tên hoặc địa điểm, hoặc tính chất, trạng thái của một người, con
vật hoặc sự kiện trong hiện tại.
* Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE, ta có thể đặt được những câu như thế
nào?
- Vốn từ càng nhiều, bạn càng đặt được nhiều câu. Về kiểu câu, bạn sẽ đặt được những
câu như vài thí dụ sau:
Tôi là bác sĩ.
Cô ấy là sinh viên.
Bà tôi rất già.
Cái cây viết ở trên bàn.
Em mệt không?
14
15
Nó không thành thật
Con gái bạn rất đẹp.
*Công thức Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE:
Từ giờ trở đi bạn hãy nhớ, khi học công thức một thì nào, ta luôn học 3 thể của nó:
Thể khẳng định: là một câu nói xác định, không có chữ “KHÔNG” trong đó.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ
Thí dụ: I AM A TEACHER. (Tôi là giáo viên).
HE IS A STUDENT. (Anh ấy là sinh viên)
SHE IS A SINGER. (Cô ta là ca sĩ)
Thể phủ định: là một câu nói phủ nhận điều gì đó, có chữ “KHÔNG” ngay sau
chủ ngữ.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ
+Cách viết tắt:

I AM NOT = I'M NOT
IS NOT = ISN'T
ARE NOT = AREN'T
Thí dụ: HE IS NOT HANDSOME. (Anhấy khôngđẹp trai)
YOU ARE NOT STUPID. (Bạn không có ngu)
Thể nghi vấn: là một câu hỏi :
AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
Thí dụ: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không?
AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy?
15
16
IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả?
IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy?
ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy?
Lưu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ.
Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ: I AM A YOUNG TEACHER. = tôi là một giáo viên trẻ (A
YOUNG TEACHER là một ngữ danh từ).
Bổ ngữ là tính từ: I AM YOUNG = tôi trẻ. (YOUNG là tính từ)
Bổ ngữ là trạng ngữ: I AM AT HOME = tôi đang ở nhà (AT HOME là trạng ngữ,
chỉ nơi chốn)
Như vậy bạn đã học xong Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE rồi đó. Sau đây là một số
từ cơ bản để bạn tập đặt câu:
AND = và
OR = hay, hoặc
BUT = nhưng
IN = ở trong
ON = ở trên
UNDER = ở dưới

Mạo từ xác định THE

Là từ loại duy nhất trong tiếng Anh chỉ có 1 từ. Ngay cả nhiều người học tiếng Anh lâu
năm cũng không phải lúc nào cũng dùng đúng mạo từ THE. Mạo từ xác định THE
thường được dùng sai, hoặc không dùng khi cần dùng. Trong khi đó, đây là một từ
không thể không biết vì tính quan trọng và cần thiết của nó. Một người bản xứ không thể
mở miệng ra nói quá 10 câu tiếng Anh mà không dùng đến mạo từ THE nào
Như vậy, ta phải dùng mạo từ xác định THE như thế nào và khi nào ?
16
17
*THE luôn đứng trước danh từ.
VD: THE SUN = mặt trời
THE MOON = mặt trăng
* Khi THE đứng trước một số tính từ, tính từ đó được biến thành một danh từ nói
về một tầng lớp, một thể loại liên quan đến tính từ đó. (bạn không thể lấy bất cứ tính
từ nào ráp vô, những tính từ được dùng theo kiểu này có hạn)
VD: THE RICH = những người giàu
THE POOR = những người nghèo
THE WEAK = những kẻ yếu
* Dùng THE trước bất cứ một danh từ nào khi người nói và người nghe đều biết về
danh từ đang được nói tới hoặcđược xácđịnh rõ ràng:
PAY HIM BACK THE MONEY YOU BORROWED FROM HIM = Hãy trả lại cho nó
số tiền anh đã mượn nó! (Người nói biết về số tiền này mới nói ra câu này và người nghe
cũng biết đến số tiền này vì anh ta đã mượn của 1 người thứ 3)
PLEASE GIVE ME THE KEY TO MY CAR = Vui lòng đưa tôi chìa khóa xe hơi của
tôi.
THE WOMAN IN BLACK IS HIS WIFE = Người đàn bà mặc đồ đen là vợ anh ta.
* Dùng THE trước những danh từ thông thường được xem là duy nhất, không có
cái thứ hai.
VD: The sun = mặt trời, the moon = mặt trăng, the sea = biển, the sky = bầu trời
* Dùng THE trước số thứ tự:
VD: I am the first person to come here today. (Hôm nay, tôi là người đầu tiên đến đây )

* Dùng THE để thành lập SO SÁNH NHẤT .
THIS IS THE BEST DICTIONARY I HAVE EVER HAD. = Đây là từ điển tốt nhất mà
trước giờ tôi có được.
17
18
* Một số tên quốc gia phải có THE (đa số không có):
THE PHILIPPINES, THE USA, THE UNITED KING DOM
* Trong một số thành ngữ, phải có THE (học thuộc lòng):
DONT' BEAT ABOUT THE BUSH! = Đừng có vòng vo tam quốc.
Như vậy, chúng ta KHÔNG dùng mạo từ THE khi nào?
* KHÔNG dùng THE khi danh từ được tiếp theo sau bằng một chữ số hoặc chữ cái.
VD: The Chicago train is about to depart from track 5.
Her flight leaves from gate 32.
He fell asleep on page 816 of "War and Peace".
She is staying in room 689.
* Không dùng THE khi có ngữ động từ đi trước một trong những danh từ bed (giường),
church (nhà thờ), court (tòa án), hospital (bệnh viện), prison (nhà tù), school (trường
học), college (trường đại học), university (trường đại học) nếu như chủ ngữ sử dụng
những nơi đó đúng như chức năng của nó
VD: Nếu tôi đến trường học là để học, tức là đúng với chức năng của trường học, vậy tôi
không cần dùng THE trước danh từ SCHOOL : I MUST GO TO SCHOOL NOW !
(Bây giờ tôi phải đi học rồi!)
* Không dùng THE khi nói 3 bữa ăn: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối
I NEVER HAVE BREAKFAST. = Tôi không bao giờ ăn sáng.
* Không dùng THE trong nhiều thành ngữ.
BIRDS OF THE SAME FEATHER FLOCK TOGETHER = Ngưu tầm ngưu, mã tầm
mã.
Càng học chúng ta sẽ càng biết nhiều hơn về mạo từ THE này. Trước mắt bạn có thể an
tâm sử dụng THE sau bài học này.


18
19
SO SÁNH NHẤT
So sánh nhất là cấu trúc ta dùng khi cần so sánh một chủ thể với toàn bộ nhóm, tập thể
mà chủ thể có trong đó.
* Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ ngắn: Tính từ hoặc trạng từ ngắn là tính
từ/trạng từ có một âm tiết. Tính từ/trạng từ hai âm tiết tận cùng bằng Y cũng được xem là
tính từ/trạng từ ngắn trong cấu trúc này.
THE + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ NGẮN THÊM EST.
- Thí dụ:
+ HE IS THE SMARTEST IN HIS CLASS. = Anh ấy thông minh nhất lớp.
+ THIS BOOK IS THE CHEAPEST I CAN FIND. = Cuốn sách này là cuốn rẻ nhất mà
tôi có thể tìm thấy.
+ HE RUNS THE FASTEST. = Anh ta chạy nhanh nhất.
- Lưu ý:
+ Khi tính từ ngắn tận cùng bằng Y, ta đổi Y thành I rồi mới thêm EST
HAPPY >THE HAPPIEST
CRAZY > THE CRAZIEST
FUNNY > THE FUNNIEST
+ Khi tính từ ngắn tận cùng bằng 1 PHỤ ÂM + 1 NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM: ta viết
phụ âm cuối cùng thêm 1 lần rồi mời thêm EST
BIG > THE BIGGEST
HOT > THE HOTTEST
SMALL > THE SMALLEST
* Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ dài: Tính từ/trạng từ dài là tính từ/trạng từ
có hai âm tiết trở lên.
19
20
THE + MOST + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DÀI
+ YOU ARE THE MOST BEAUTIFUL LADY I HAVE EVER MET. = Em là người

phụ nữ đẹp nhất mà anh từng gặp từ trước đến nay.
+ LONDON IS THE MOST EXPENSIVE CITY IN ENGLAND. = Luân Đôn là thành
phố đắt đỏ nhất nước Anh.
* Ngoại lệ: một số tính từ/trạng từ khi sử dụng trong cấu trúc so sánh nhất có dạng đặc
biệt, không theo công thức trên đây, bắt buộc ta phải nhớ nằm lòng:
TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DẠNG SO SÁNH NHẤT
BAD THE WORST
GOOD THE BEST
WELL THE BEST
MANY THE MOST
MUCH THE MOST
- Thí dụ:
+ IT WAS THE WORST DAY IN MY LIFE. = Ngày đó là cái ngày tồi tệ nhất trong đời
tôi.
+ HE IS THE BEST TEACHER I HAVE EVER HAD. = Ông ấy là người thầy tốt nhất
mà tôi từng có.
+ THESE PANTS FIT ME THE BEST. = Quần này vừa vặn với tôi nhất.
+ WHO HAS THE MOST MONEY IN THE WORLD? = Ai có nhiều tiền nhất trên thế
giới?

Câu hỏi WH với TO BE
Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: WHAT,
WHO, WHERE, WHEN, WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.
20
21
Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô
số câu hỏi.
* Nghĩa của các từ WH:
WHAT = cái gì
WHO = ai

WHERE = ởđâu
WHEN = khi nào
WHY = tại sao
HOW = như thế nào, bằng cách nào
*Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE:
Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
-Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ.
+ Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời
gian. Có thể không có bổ ngữ.
- Ví dụ:
+ WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì?
+ WHO AM I? = Tôi là ai?
+ WHO ARE YOU? = Bạn là ai?
+ WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu?
+ WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây?
+ HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?")
21
22
+ HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào?
* Trường hợp đặc biệt HOW:
- Với từ HOW, ta còn có công thức sau:
HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ?
- VD:
+ HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu?
+ HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền)
+ HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao
xa?
Đại từ chỉ định THIS, THAT, THESE, THOSE
Để có thêm công cụ để đặt câu, ta cần biết về những từ này.

* Nghĩa:
THIS = này, cái này, đây
THESE = số nhiều của THIS
THAT =đó, cái đó, điều đó
THOSE = số nhiều của THAT
* Cách dùng:
- Đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ
- Đại từ chỉ định có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ
* Ví dụ:
+ THIS CAR IS VERY FAST. = Chiếc xe hơi này rất nhanh.(chạy rất nhanh)
+ THIS IS A BASIC LESSON. = Đây là một bài học cơ bản.
22
23
+ THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND. = Những bài học này dễ hiểu.
+ THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản.
+ THAT DOG IS VICIOUS. = Con chó đó dữ lắm.
+ THAT IS MY DAUGHTER. = Đó là con gái tôi.
+ THOSE PILLS ARE ASPIRINS. = Mấy viên thuốc đó là aspirin.
+ THOSE ARE MY CHILDREN = Mấy đứa đó là con của tôi.

Cấu trúc THERE IS /THERE ARE
Cấu trúc này dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó, ở đâu trong hiện tại. Ở đây, ta lại
cần áp dụng động từ TO BE đã học.
* Công thức thể xác định:
THERE IS + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số ít đếm được, cần dùng A hoặc AN hoặc ONE (xem lại bài Mạo từ
bất định A/AN nếu cần)
+ Trước danh từ số ít không đếm được không thêm A/AN nhưng có thể thêm NO
(không), A LITTLE (một ít), LITTLE (ít) , MUCH (nhiều), A LOT OF (rất nhiều)

+ THERE IS có thể viết tắt là THERE'S
- VD:
+ THERE IS AN APPLE ON THE TABLE = Có 1 trái táo trên bàn.
+ THERE IS NO WATER IN THE TANK = Không có tí nước nào trong bồn.
+ THERE IS A LOT OF SUGAR IN VIETNAMESE WHITE COFFEE = Có rất nhiều
đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam.
23
24
THERE ARE + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số nhiều, thường có số từ từ hai trở lên (TWO, THREE, FOUR) hoặc
không có số từ mà có MANY (nhiều), A FEW (một số), SOME (vài) A LOT OF (rất
nhiều)
+ THERE ARE có thể viết tắt là THERE'RE
- VD:
+ THERE ARE TWENTY MEMBERS ONLINE NOW. = Có 20 thành viên đang trực
tuyến hiện giờ.
+ THERE ARE GOOD PEOPLE AND BAD PEOPLE EVERYWHERE. = Có người tốt
và người xấu ở mọi nơi (Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu).
+ THERE ARE A LOT OF BEGGARS IN VIETNAM = Có rất nhiều người ăn xin ở
Việt Nam.
* Công thức thể phủ định:
THERE IS NOT + ANY + Danh từ số ít + (nếu có).
THERE IS NOT viết tắt: THERE ISN'T
- Lưu ý:
+ Ở thể phủ định, dùng dạng viết tắt nhiều hơn.
- VD:
+ THERE IS NOT ANY FAT IN SKIM MILK. = Không có chất béo trong sữa không
béo.
+ THERE ISN'T ANY MONEY IN MY WALLET = Trong bóp tiền của tôi, không có

lấy 1 xu.
THERE ARE NOT + Danh từ số nhiều + (nếu có) .
THERE ARE NOT viết tắt: THERE AREN'T
24
25
- VD:
+ THERE AREN'T MANY XICH LOS IN DISTRICT 1. = Ở quận 1, không có nhiều xe
xích lô.
* Công thức thể nghi vấn:
IS THERE ANY + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) ?
- Có thể thay ANY bằng SOME (một ít)
- VD:
+ IS THERE ANY MILK IN THE FRIDGE? Trong tủ lạnh có sữa không?
+ IS THERE ANYONE HOME? = Có ai ở nhà không? (lưu ý là "anyone" giống như
"anybody" viết liền nhau, không có khoảng trống giữa any và one)
+ IS THERE A WAY TO FIX THIS COMPUTER? = Có cách sửa máy vi tính này
không?
ARE THERE ANY + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có) ?
+ ARE THERE ANY EGSS IN THE KITCHEN? = Trong bếp có trứng không?

Câu hỏi YES - NO với động từ TO BE
Bài này củng cố thêm cách áp dụng động từ TO BE để đặt một loại câu hỏi đặc thù - câu
hỏi Yes -No. Câu hỏi Yes- No với động từ TO BE bắt đầu bằng biến thể của động từ TO
BE tương ứng với chủ ngữ sau nó. Người ta gọi đây là câu hỏi Yes - No vì để trả lời câu
hỏi này, ta phải bắt đầu bằng YES hoặc NO.
* CÔNG THỨC YES-NO VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải là biến thể tương ứng với chủ ngữ đi liền sau nó (AM hay IS hay ARE)
25

×