Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 166 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2






TRẦN THỊ HUYỀN





ĐẶC TRUNG PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM







Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN THẢO MIÊN






THÁI NGUYÊN - 2012



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy cô phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Tôn Thảo Miên – người trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.
Bắc Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2012
Tác giả


Trần Thị Huyền















LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2012
Tác giả


Trần Thị Huyền



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
2.1. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám: 2

2.2. Sau cách mạng tháng Tám đến trước đổi mới. 4
2.3. Thời kỳ 1986 đến nay 5
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 8
5.1. Đối tượng . 8
5.2. Phạm vi nghiên cứu. 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Cấu trúc luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1. THỂ LOẠI PHÓNG SỰ VÀ VỊ TRÍ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 10
1.1. Một số vấn đề lý luận về thể loại 10
1.1.1. Xung quanh khái niệm phóng sự 10
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự 12
1.1.2.1. Tính chân thực 13
1.1.2.2. Tính thời sự 14
1.1.2.3. Tính khái quát 14
1.1.2.4. Tính vấn đề 15
1.1.2.5. Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật 15
1.1.3. Phóng sự báo chí, phóng sự văn học 17
1.2. Diện mạo của phóng sự Việt Nam 20
1.3. Vị trí vủa Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam hiện đại 25
1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sáng tác của
Vũ Trọng Phụng 25
1.3.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 28




1.3.2.1. Cuộc đời của Vũ Trọng Phụng 28
1.3.2.2. Sự nghiệp sáng tác 30
1.3.3. Những đóng góp của Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam hiện đại. 32
1.3.3.1. Hoàn thiện diện mạo thể loại của văn học hiện thực phê phán. 32
1.3.3.2. Tái hiện những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến. 35
1.3.3.3. Sự nhạy cảm trước những vấn đề xã hội và thái độ của nhà văn với
chế độ xã hội đương thời. 37
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC TRONG PHÓNG SỰ VŨ
TRỌNG PHỤNG 43
2.1. Mảng hiện thực đen tối qua phóng sự Vũ Trọng Phụng. 43
2.1.1. Phóng sự Vũ Trọng Phụng dựng lên bức tranh về thế giới cờ gian bạc bịp. . 45
2.1.2 Nạn mại dâm – cái “ung nhọt” khó trị. 55
2.1.3. Vấn nạn cơm thầy cơm cô ở đô thị Việt Nam dưới góc nhìn của Vũ
Trọng Phụng. 69
2.1.4. Nạn tham nhũng, một “công lệ” của giới quan nha 74
2.2. Một xã hội đang trên đà tha hóa 78
2.1.1. Những kẻ mất hết nhân tính vì cờ bạc bịp 79
2.2.2. Sự tha hóa của những con người “dưới đáy”xã hội. 82
2.2.3. Giới ông chủ, bà chủ, giới quan nha độc ác đểu giả. 86
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ
VŨ TRỌNG PHỤNG 90
3.1. Nghệ thuật sử dụng “tít” 90
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 93
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 99
3.3.1. Ngôn ngữ đời thường mang mầu sắc khẩu ngữ. 99
3.3.2. Nghệ thuật sử dụng tiếng lóng 105
3.3.3. Đặc sắc trong cách dựng đối thoại. 108
3.3.4. Ngôn ngữ hiện đại và những cách tân về câu văn 112
3.4. Xu hướng tiểu thuyết hóa trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. 116
KẾT LUẬN 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ Trọng Phụng là một cây bút tiêu biểu, là một nhà văn có vị trí quan trọng
trong văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng. Ngay
từ khi mới xuất hiện, Vũ Trọng Phụng đã trở thành một khuôn mặt “lạ” trên văn
đàn, nhưng cũng chính vì cái lạ, cái dữ dội và quyết liệt ấy mà cả cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của ông chất chứa đầy “giông tố”, đã có rất nhiều cuộc tranh luận
gay gắt về tác phẩm và tư tưởng của Vũ Trọng Phụng. Chỉ với thời gian chưa đầy
10 năm cầm bút, làm báo và viết văn, bằng tài năng và sức lao động nghệ thuật
không mệt mỏi của mình, Vũ Trọng Phụng đã vươn tới những đỉnh cao rực rỡ cả
trong sự nghiệp văn chương và báo chí. Tám tiểu thuyết và 7 thiên phóng sự xuất
sắc đã đưa ông lên vị trí một “tiểu thuyết gia trác tuyệt” trên địa hạt văn chương và
“Ông vua phóng sự đất Bắc” trong làng báo. Phóng sự là thể loại mà Vũ Trọng
Phụng đã gặt hái được thành công trên cả hai phương diện nội dung và hình thức
nghệ thuật. Vì thế tìm hiểu đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng là một cách để hiểu
rõ hơn tài năng và đóng góp của nhà văn đối với thể loại nói riêng và trào lưu văn
học hiện thực phê phán nói chung.
Trong các thể loại văn học, phóng sự là thể loại chiếm ưu thế trong việc đi sâu
bám sát các vấn đề của đời sống xã hội, các nhà văn đã len lỏi vào từng ngõ ngách
của đời sống hiện thực và phản ánh được bức tranh xã hội rộng lớn. Là một nhà báo
xuất sắc, Vũ Trọng Phụng đã tìm thấy mảnh đất để phát huy tài năng của mình trong
nghề báo đó là phóng sự. Các phóng sự của ông mang sức khái quát cao và có giá trị
tố cáo sâu sắc, mạnh mẽ. Chính vì thế so với Tam Lang, Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ
Bằng, Vũ Trọng Phụng là người đến sau, là đàn em nhưng ông đã bỏ xa Tam Lang,
Tiêu Liêu bởi tài năng đặc biệt sắc sảo, bản lĩnh nghệ thuật già dặn trong việc sử
dụng ngôn từ, hình ảnh, mà qua những ngôn từ ấy, hình ảnh ấy, mặt trái của hiện thực

xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã bị phơi trần với đầy rẫy những tệ nạn
xấu xa và đến nay vẫn là những vấn đề xã hội nóng bỏng. Tìm hiểu đặc trưng phóng
sự Vũ Trọng Phụng là tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và phong cách nghệ
thuật phóng sự của người có công lớn đưa thể loại này phát triển .

2

Thêm một lý do nữa là trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ được tiếp
nhận Vũ Trọng Phụng qua thể loại tiểu thuyết, còn các phóng sự thì rất ít được tiếp
cận. Việc tìm hiểu phóng sự của ông là một cách để có cái nhìn toàn diện hơn về tài
năng văn học lớn của trào lưu hiện thực phê phán nói riêng và văn học Việt Nam
nói chung, góp phần vào quá trình dạy và học văn có hiệu quả.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc trưng phóng sự Vũ
Trọng Phụng” để làm luận văn. Với đề tài này, hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói
khẳng định tài năng và vị trí của Vũ Trọng Phụng trong nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng được xem là một hiện tượng văn học độc đáo và phức tạp
trong nền văn học Việt Nam. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên ông đã được giới
nghiên cứu phê bình quan tâm. Người ta tranh luận về ông ngay khi ông còn sống
và người ta càng biết nhiều về ông sau khi ông qua đời. Phóng sự là một trong
những thể loại làm nên tên tuổi của Vũ Trọng Phụng. Xung quanh phóng sự của
ông có nhiều đánh giá khác nhau. Do phạm vi của luận văn chúng tôi không có điều
kiện trình bày tất cả các công trình mà chỉ xin điểm lại một số ý kiến phê bình,
nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và thể loại phóng sự theo trình tự thời gian.
2.1. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám:
Nếu như Tam Lang là người khởi đầu nghiệp phóng sự thì Vũ Trọng Phụng
được xem là người đưa phóng sự Việt Nam giai đoạn 19301945 đến đỉnh cao.
Ngay từ khi xuất hiện giữa làng văn vào những năm 1930 của thế kỷ XX, Vũ Trọng
Phụng đã thu hút được sự chú ý của các nhà phê bình nghiên cứu và độc giả với sự
xuất hiện hàng loạt các phóng sự như: Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây

(1934); Cơm thầy cơm cô (1936); Lục sì (1937); Một huyện ăn Tết (1938);…Sự
xuất hiện các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã khiến người đọc và giới phê bình
lúc đó thấy rõ tài năng xuất chúng của ông.
Trong lời tựa cuốn Kỹ nghệ lấy Tây, Phùng Tất Đắc đã ca ngợi “Ngòi bút
phóng sự của ông Vũ Trọng Phụng đã nói tới một độ rất cao trong nghệ thuật. Cuốn
sách này….vào hàng những công trình ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có
thể vạch phương hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời
sau khảo xét về buổi này”  12; 9 .

3

Lê Tràng Kiều trong văn học tạp chí số 4 ra ngày 8/6/1935 với tiêu đề “Một
trong những nhà văn hiện thực mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta”. Ở bài này
người viết đã đánh giá rất cao phóng sự đầu tay “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng
Phụng, coi đó là “bước đầu vẻ vang” là “kết quả tốt đẹp” trở thành động lực chính
khiến Vũ Trọng Phụng hướng ngòi bút của mình sang địa hạt của báo chí và đã gặt
hái được nhiều thành công.
Trong bài “Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại” đăng
trên báo Tao Đàn  số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, tháng 121939, Trương Tửu
một người bạn thân thiết đã nhận xét về bốn thiên phóng sự nổi tiếng của Vũ Trọng
Phụng: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây và Lục sì là “Bốn quyển
kiệt tác” đặt nền móng đầu tiên cho nghệ thuật phóng sự Việt Nam.
Thưởng thức tác phẩm phóng sự dưới góc độ phản ánh thời đại, nhà văn
Phùng Tất Đắc, Mai Xuân Nhân đã coi Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng như
là một kiệt tác. Trên báo Tràng An (in lại trên Hà Nội mới số 42 ngày 21/10/1936),
Mai Xuân Nhân đánh giá cao Kỹ nghệ lấy Tây, khẳng định giá trị, tài năng viết
phóng sự của Vũ Trọng Phụng: “Kiệt tác ấy đã đưa ông Vũ Trọng Phụng đến con
đường bổn phận của một nhà cầm bút sống trong cái tình thế trầm trọng của một
thời đại khó khăn, rối rít và đã xô lối phóng sự xứ này bước được một bước dài rất
vẻ vang” 42. Và chính Mai Xuân Nhân trong bài báo này đã trao cho Vũ Trọng

Phụng danh hiệu “Ông vua phóng sự đất Bắc”.
Song song với ngợi ca Vũ Trọng Phụng là sự chê trách, công kích lên án dữ
dội lối văn chương của ông. Tiêu biểu cho luồng ý kiến này là: Thái Phỉ và Nhất
Chi Mai (Nhất Linh) trên tờ Tin văn (tháng 51936), Thái Phỉ lên án loại văn sĩ
“Viện cái chủ nghĩa tả chân” để tả cảnh dâm uế một cách táo bạo. Dưới bút danh
Nhất Chi Mai, ngày 21/3/1937, Nhất Linh viết bài ý kiến một người đọc dâm hay
không dâm để đả kích đích danh “Nhà văn Vũ Trọng Phụng, tác giả thiên phóng sự
Lục Sì ở báo Tương lai”  25 . Với những chuyện hiếp dâm, làm đĩ, ăn cắp, bạc
bịp, làm tiền…những con số cụ thể ở nhà Lục Sì, Vũ Trọng Phụng bị Nhất Linh tỏ
thái độ phẫn uất, tức tối bởi lối văn chương “đen tối”, “Một nhà văn nhìn thế gian
qua cặp kính đen”  34 .

4

Vũ Trọng Phụng đã dùng hai bài văn bút chiến: Thư ngỏ cho ông Thái Phỉ,
chủ bút báo tin văn về bài “Văn chương dâm uế” đăng ở Hà Nội báo ngày 29 tháng
3 năm 1936 và bài “Để đáp lời Báo ngày nay: Dâm hay không dâm” đăng trên báo
Tương Lai ngày 25/3/1937, bầy tỏ nhân sinh quan cũng như quan điểm làm văn của
mình là “tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người
có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị
cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa”. Và Vũ Trọng Phụng khẳng định:
“Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”  13;
919. Với quan điểm nói rõ, nói thẳng sự thật, Vũ Trọng Phụng đã coi mình không
những là một nhà văn mà còn là một nhà báo có trách nhiệm không những miêu tả
hiện thực xã hội mà còn vạch rõ mặt trái của xã hội. Nhưng với cách viết táo bạo,
ông đã không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của một bộ phận dư luận đương thời.
2.2. Sau cách mạng tháng Tám đến trước đổi mới.
Năm 1949, trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu
đã trân trọng nói về công lao của Vũ Trọng Phụng: “…Cách mạng cảm ơn Vũ
Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa thối nát của xã hội”  22; 157.

Năm 1956,1957, người ta lại quan tâm nhiều đến Vũ Trọng Phụng, nhiều nhà
nghiên cứu đã bàn về sự nghiệp văn chương của ông đặc biệt là thành tựu phóng sự
của ông. Theo nhà văn Nguyên Hồng thì phóng sự Cạm bẫy người là tác phẩm mở
đầu của khuynh hướng văn học hiện thực và “Với hai thiên phóng sự đặc biệt Cơm
thầy cơm cô và Lục sì và hai tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã làm
chuyển động cả dư luận văn học bấy giờ, dơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm
một phần đấu tranh quyết liệt cho một nền văn học tiến bộ”  22;175.
Những bài viết trong tập san Vũ Trọng Phụng với chúng ta (do Minh Đức
xuất bản) cũng đánh giá cao tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Trong đó
Phan Khôi coi phóng sự Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người đều là
những tác phẩm thông cảm và tố khổ cho hạng người cùng khổ ở Việt Nam.
Nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên, Tập III đã giới thiệu tóm tắt 4 phóng sự của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người,
Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục sì) rồi khẳng định giá trị của phóng sự Vũ
Trọng Phụng “ta thấy tất cả những gì gọi là hài ước, bi đát, rùng rợn trong những

5

vết thương xã hội lúc bấy giờ. Ta cũng thấy công phu điều tra, khiếu quan sát lịch
duyệt của tác giả…cây bút tả chân già dặn linh hoạt như chụp được sự thật…ông
moi móc những vết thương xã hội ấy…và nói ra với một giọng mỉa mai chua chát,
đôi khi đượm vẻ căm hờn  32; 513514.
Tác giả Nguyễn Trác ở công trình Lịch sử văn học Việt Nam tập V (1930
1945) sau khi giới thiệu tóm tắt bốn thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng tác giả
Nguyễn Trác đã kết luận: Những tác phẩm trên đã đưa Vũ Trọng Phụng lên hàng
“Ông vua phóng sự đất Bắc”. Như vậy là, trong bài khái quát về văn học hiện thực
phê phán 19301945 ông đã đặt những cây bút phóng sự về đúng vị trí của nó.
2.3. Thời kỳ 1986 đến nay
Vào những năm 80 của thế kỷ XX đất nước diễn ra công cuộc đổi mới cả về
kinh tế, văn hoá xã hội. Điều đó mang lại không khí thuận lợi cho nghiên cứu và

phê bình văn học. Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng từ đây được nhìn nhận và đánh
giá toàn diện. Năm 1987, tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn học) ra đời, trong đó
có các phóng sự như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô… đã có ý
nghĩa chấm dứt một vụ án văn học kéo dài, thời kỳ này có nhiều bài viết khác nhau
về phóng sự Vũ Trọng Phụng, ở đây xin điểm một vài ý kiến tiêu biểu.
Bài Vũ Trọng Phụng - Vua phóng sự của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh in
trong “Lời giới thiệu” phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, (NxB Hà Nội,
1989). Trong bài này, người viết đã khẳng định tài nghệ của nhà văn và cách tiếp
cận sự thật mà ông gọi là “Một cách tiếp cận riêng rất thông minh và sáng tạo để đi
vào bản chất của mọi vấn đề xã hội”. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng phát hiện ra
tài năng của nhà văn trong việc chuyển hoá thông tin đơn thuần thành những câu
chuyện vô cùng hấp dẫn, sinh động, góp phần đưa phóng sự thực sự trở thành một
thể loại văn học.
Nhìn nhận Vũ Trọng Phụng với tư cách một nhà văn hiện thực xuất sắc, Tôn
Thảo Miên trong bài Vũ Trọng Phụng -Người thư ký trung thành của thời đại đã
viết “Vũ Trọng Phụng giống như một nhà chép sử, một người thư ký đã có công ghi
lại một cách trung thành thực trạng xã hội những năm trước cách mạng”. Từ đó,
người viết đưa ra nhận xét về từng thiên phóng sự: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy

6

Tây, Cơm thầy cơm cô và Lục sì. Mỗi phóng sự là một nội dung phản ánh bộ mặt
thực của xã hội đương thời với những mặt trái, những tệ nạn trầm kha nhức nhối.
Trần Đăng Thao qua luận án: Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại trong lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết đã tiếp cận theo
hướng loại hình cấu trúc thể loại, và chỉ ra được tính chất “Hoành tráng” trong kết
cấu tác phẩm Vũ Trọng Phụng khi so sánh với các tác phẩm cùng thời đó là sản
phẩm đặc trưng của thể loại kết hợp phóng sự  tiểu thuyết.
Nguyễn Văn Phượng qua luận án tiến sĩ: Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng
Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết cho rằng mỗi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

đều tựa một công trình khảo cứu bầy ra vô vàn những bệnh tật của loài người. Quả
vậy, nếu Cạm bẫy người là những khảo cứu công phu, tỉ mỉ về nghề bạc bịp, Kỹ
nghệ lấy Tây là những khảo cứu về cái nghề kinh doanh thân xác dưới cái vỏ hôn
nhân Đông Tây, thực chất là một kiểu mưu sinh vừa quái gở, vừa thê thảm, thì Lục
sì có thể được coi là những tài liệu lâm sàng về những vấn nạn của dục tính.
Đề cập đến ngôn ngữ trong phóng sự Thiên Hư, bài viết của tác giả Tôn
Thảo Miên trong “Vũ Trọng Phụng toàn tập” (Tập 1) có tính chất khái quát về văn
nghiệp của Vũ Trọng Phụng, trong đó tác giả đã tỏ ra có lí khi nhấn mạnh thành tựu
của nhà văn trên bình diện ngôn ngữ: “Ông là một trong những nhà văn góp phần
đáng kể vào việc hiện đại hoá văn xuôi quốc ngữ”.  29;36 
Trong Tổng tập văn học Việt Nam tập 29 (Trung tâm khoa học và nhân văn
Quốc gia  Nxb khoa học xã hội năm 2000), nhóm tác giả biên soạn đã dành cho
phóng sự một vị trí thích đáng. Tôn vinh Vũ Trọng Phụng, tôn vinh ngòi bút phóng
sự, tiểu thuyết của ông, Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định: “Song cho đến nay,
có thể nói, vị trí hàng đầu của Vũ Trọng Phụng trong nền văn xuôi quốc ngữ nước
ta trước cách mạng đã được khẳng định chắc chắn hơn bao giờ hết”  13;12 . Trong
thời gian này có một số luận văn thạc sĩ tiến hành nghiên cứu về phóng sự.
 Luận văn thạc sĩ: Xu hướng tiểu thuyết hoá trong phóng sự Vũ Trọng
Phụng của Lê Thị Bình, trường Đại học Vinh ( 2007).
 Luận văn thạc sĩ: Phóng sự về đề tài thành thị trong văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX của Bùi Thị Loan, trường Đại học sư phạm Hà Nội (2006).

7

 Luận văn thạc sĩ: Đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 của
Đặng Thị Hà trường Đại học Vinh, (2008).
Ở ba công trình nói trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề trong phóng
sự của Vũ Trọng Phụng. Lê Thị Bình điểm qua mấy tác phẩm phóng sự tiêu biểu và
nhận thấy có chất tiểu thuyết trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Tác giả Bùi Thị
Loan sau khi đề cập đến một số vấn đề lý luận về thể loại phóng sự có đi vào tìm

hiểu nội dung phóng sự Vũ Trọng Phụng qua việc phản ánh đời sống đô thị Việt
Nam, và một số phương diện thể hiện. Đặng Thị Hà phân tích giá trị của phóng sự
qua sự phản ánh , phơi bầy cuộc sống đau thương trong xã hội, một vài nét về nghệ
thuật của phóng sự…Những vấn đề các luận văn thạc sĩ đề cập đến đã có những
đóng góp nhất định trong việc khẳng định vai trò của phóng sự Vũ Trọng Phụng
trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Như vậy điểm qua tình hình nghiên cứu về phóng sự Vũ trọng Phụng chúng
ta có thể thấy phóng sự Vũ trọng Phụng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Tuy
nhiên việc tìm hiểu “Đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng” vẫn là một việc làm cần
thiết. Chính về thế với đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về phóng sự Vũ
trọng Phụng trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước. Với việc
khảo sát tương đối toàn diện cả về nội dung và phương thức thể hiện của phóng sự
Vũ Trọng Phụng, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò
của Vũ Trọng Phụng đối với thể loại phóng sự giai đoạn 19301945, cũng như trong
nền văn học dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi vào tìm hiểu, phân tích các phóng sự của Vũ Trọng Phụng để
làm rõ đặc trưng phóng sự của nhà văn trên các mặt: Nội dung phản ánh hiện thực,
và một số phương diện nghệ thuật thể hiện trong phóng sự.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những nhà nghiên cứu đi
trước. Chúng tôi xác định nhiệm vụ cụ thể của luận văn như sau:
 Xác định vai trò, vị trí của phóng sự Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt
Nam hiện đại.
 Tìm hiểu nội dung phản ánh hiện thực trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

8

 Tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật như: Nghệ thuật xây dựng nhân
vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xu hướng tiểu thuyết hoá trong phóng sự Vũ

Trọng Phụng.
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng .
Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là đặc trưng phóng sự Vũ
Trọng Phụng thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực và nghệ thuật biểu hiện.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình làm luận văn chúng tôi sử dụng tài liệu cơ bản sau:
 Toàn tập Vũ Trọng Phụng ( 5 tập), Nxb văn học (Tôn Thảo Miên biên soạn,
giới thiệu) 2004.
 Luận văn tập trung vào việc khảo sát và nghiên cứu ở mảng phóng sự với
các tác phẩm tiêu biểu sau: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm
thầy cơm cô (1936), Một huyện ăn Tết (1936), Lục sì (1937). Trong quá trình
nghiên cứu khi cần thiết chúng tôi sẽ liên hệ, so sánh với phóng sự của các nhà văn
hiện thực cùng thời để làm rõ tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của Vũ
Trọng Phụng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để luận văn có thể triển khai một cách khoa học, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau.
 Phương pháp hệ thống.
 Phương pháp so sánh  đối chiếu.
 Phương pháp thống kê.
 Phương pháp phân tích  tổng hợp.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của phóng sự Vũ Trọng Phụng về
nội dung phản ánh hiện thực và một số phương diện nghệ thuật.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy nghiên cứu về Vũ
Trọng Phụng, về trào lưu văn học hiện thực phê phán 19301945 nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung.

9


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung được
triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Thể loại phóng sự và vị trí của Vũ Trọng Phụng trong văn
học Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Vấn đề phản ánh hiện thực trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.






10

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỂ LOẠI PHÓNG SỰ VÀ VỊ TRÍ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Một số vấn đề lý luận về thể loại
1.1.1. Xung quanh khái niệm phóng sự
Phóng sự là một thể loại quan trọng của văn học và báo chí. Nó có khả năng
truyền tải thông tin về người thực, việc thực với những sự kiện nóng hổi mang tính
xã hội, tính thời sự sâu sắc. Thể loại phóng sự ra đời từ rất sớm, từ thế kỷ thứ XVI,
cùng với sự xuất hiện của báo chí và các phương tiện in ấn công nghiệp. Phóng sự
ra đời đầu tiên với chức năng là phương tiện truyền thông, mang tính chất thông tin
rất đơn giản về những sự việc, hiện tượng có chứa đựng những điều bí ẩn, nhằm
làm thoả mãn sự hiếu kỳ của con người, song nó không bao hàm yếu tố sáng tạo.
Theo tiếng La tinh, phóng sự là Reportage, có nghĩa là thông báo một tin
mới, một chuyến đi, một sự việc gì đó. Song cho đến nay, khái niệm cụ thể về

phóng sự vẫn chưa thống nhất và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chính vì thế
phóng sự vẫn và đang là thể loại ngày càng được bổ sung, phát triển và từng bước
hoàn thiện.
Trong giáo trình Tác phẩm kí báo chí, (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, nhà xuất bản giáo dục, H,1995,trang 45 tập I) cho rằng trong lịch sử, người
Anh là người đầu tiên sử dụng phóng sự trên báo chí. Ban đầu phóng sự được người
Anh sử dụng để mô tả những trận lụt, đám cháy, những kỳ họp quốc hội. Người
Đức quan niệm hết sức đơn giản về phóng sự, họ cho rằng nó chỉ đơn thuần là hình
thức đưa tin, nhưng người Mỹ lại cho rằng, phóng sự là thể loại có thể miêu tả,
tường thuật các cuộc họp. Người Trung Quốc có cách nhìn về phóng sự hết sức
rộng rãi với các từ : ký sự, thông tấn, phỏng vấn ký, trát ký và báo cáo văn học. Như
vậy nhìn chung ngày nay phóng sự được nhìn nhận rất khác nhau nhưng thường tập
trung vào hai xu hướng cơ bản:
Xu hướng thứ nhất cho rằng: Phóng sự là kể lại một câu chuyện có thật một
cách ngắn gọn, chính xác. Các chi tiết tập trung trả lời các câu hỏi : Cái gì? Xảy ra ở
đâu? Xảy ra như thế nào? Có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ai? Tại sao lại xảy ra
như vậy?

11

Xu hướng thứ hai quan niệm : Phóng sự là một thể loại báo chí tổng hợp, kế
thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác (tin, phỏng vấn, điều
tra) và cả văn học. Chính vì vậy, phóng sự vừa có khả năng phản ánh những sự việc
và hiện tượng nổi bật của thời cuộc, lại vừa có khả năng đem đến cho công chúng
những cảm xúc thẩm mỹ từ cái hay, cái đẹp của cuộc sống con người.
Trong đời sống báo chí  văn học Việt Nam, phóng sự là thể loại tân văn, nó
là điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại, phóng sự ở
nước ta mới chỉ thật sự phát triển từ những năm 30 của thế kỷ XX nhưng đã mau
chóng đạt được những thành tựu rực rỡ, đóng vai trò là một trong những “ thể văn
xung kích” trên mặt trận báo chí. Các nhà nghiên cứu đã dày công khám phá thể

loại này và đưa ra khá nhiều quan niệm khác nhau.
Trong cuốn Hán Việt từ điển của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh xuất bản
năm 1932, phóng sự được giải nghĩa rằng : Phóng có nghĩa là bắt chước, phỏng theo
; Sự có nghĩa là sự việc. Tổng hợp lại phóng sự có nghĩa là phỏng theo sự việc.
Theo tài liệu trong Vũ Trọng Phụng, con người và tác phẩm của hai nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoành Khung và Lại Nguyên Ân (NXB Hội nhà văn, H.1994) thì Vũ
Trọng Phụng là người trực tiếp viết phóng sự lúc đó có quan niệm rõ ràng về thể
loại phóng sự : “ Tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại văn gần nhau. Phóng sự là
một thiên truyện kể với cơ sở là những điều mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe,
trừ phi là một thiên “phóng sự trong buồng’’, nhà báo nghe người ta kể lại cái mà
mình chưa biết bằng tai, bằng mắt” (Thư gửi vợ chồng người bạn là bà Đồng Thị
Bích Khuê và ông Nguyễn Thanh Đạm đề ngày 31 tháng 12 năm 1935).
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan đã
quan niệm rằng: “lối văn này hoàn toàn mới ở nước ta, và cũng như ở các nước, nó là
con đầu lòng của nghề viết báo ( ) phóng sự là thăm dò lấy việc mà ghi phóng sự
là ký sự có lời phẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt thấy tai nghe, có tính cách
thời sự và có chỉ trích không có lối văn nào giúp ích cho việc cải cách, cho nhà
đương chức, cho nhà pháp luật và nhà xã hội học bằng các thiên phóng sự’’ [44;560].
Trong giáo trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập III) nhà giáo
Phạm Thế Ngũ đã bàn về phóng sự, phân biệt sự khác nhau giữa phóng sự và tiểu
thuyết. Ông coi ở hình thức đơn giản nhất, phóng sự “ chỉ là một tường thuật tác

12

giả nhà báo đến tận nơi hỏi han, điều tra về một cảnh sinh hoạt, một nghề nghiệp,
một hạng nhân vật rồi cứ sự mắt thấy tai nghe mà chép lên báo ” [39 ; 512].
Nghiên cứu về thể ký báo chí, tác giả Đức Dũng đã từng coi phóng sự là một
phần của ký báo chí và khẳng định : “ phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và
báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển
hình, trong một quá trình phát sinh phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa

khái quát vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút
pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học” [7; 83]. Trong lời giới thiệu bộ Phóng sự
Việt Nam 1932-1945, Phan Trọng Thưởng tìm thấy ở phóng sự “cái chất chủ quan
của chủ thể cầm bút, chất khách quan trung thực của đối tượng miêu tả và ý thức xã
hội  công dân chi phối mạnh mẽ đến từng sự kiện, vấn đề của đời sống” [66;5].
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng phóng sự bao giờ cũng mang ý nghĩa thời
sự, có mục đích cung cấp cho dư luận những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác
về vấn đề mà mọi người quan tâm, nhằm làm sáng tỏ trước công luận hiện thực
cuộc sống xã hội đương thời. Một thực tế cho thấy rằng mặc dù các nhà nghiên cứu
đã nỗ lực trong việc xác định một khái niệm phóng sự, nhưng cho đến nay quan
niệm về phóng sự vẫn chưa đi đến thống nhất một cách hiểu. Tạm thời, chúng tôi
đồng tình với sự lý giải của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học.Với các tác giả này phóng sự được hiểu là :
“Một thể thuộc loại hình kí, phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm
sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người có ý nghĩa thời sự với địa phương hay toàn xã hội.
Mục đích của phóng sự là cung cấp cho dân chúng những tri thức phong phú, đầy
đủ, chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và sự việc mà họ đang
quan tâm theo dõi” [16;172].
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự
Có thể nói rằng muốn tìm hiểu về một thể loại nào đó thì cần phải có sự hiểu
biết nhất định về những đặc điểm, đặc trưng của thể loại ấy, đó được xem là một
yêu cầu có tính chất tiền đề trong công việc sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời sẽ
giúp nhà văn chủ động phát huy những ưu thế, hạn chế của thể loại, mang đến
những tác phẩm có giá trị, phản ánh chính xác, kịp thời hiện thực xã hội. Và nhờ

13

vậy tác phẩm có khả năng thu hút và tác động mạnh mẽ đến công chúng và bạn đọc.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi xác định một số đặc trưng cơ bản để nhận diện tác

phẩm phóng sự.
1.1.2.1. Tính chân thực
Nói đến phóng sự là nói đến tính chân thực của vấn đề, đó là yêu cầu có ý
nghĩa bắt buộc đối với một phóng sự. Với tư cách là một thể loại báo chí, phóng sự
trước hết là thông tin về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển, đồng
thời trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Tác giả không chỉ là người quan sát
sự thật một cách khách quan mà quan trọng hơn là phải khám phá ra hình thể và
linh hồn của sự thực bằng những con số, cứ liệu xác thực, nhằm giải quyết những
vấn đề nào đó mà xã hội đương thời quan tâm.
Theo tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, tính chân thực là khái niệm để
chỉ “phẩm chất tạo nên tính hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện sự phù hợp
sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối tượng của nó, sự phản ánh giữa
chân lý nghệ thuật và chân lý đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch
sử” [43;232]. Như vậy chúng ta có thể hiểu một tác phẩm văn học chỉ đạt đến tính
chân thực khi nó khám phá được nét bản chất, quy luật của cuộc sống con người.
Tính chân thực cũng được xem là một yêu cầu, một “sứ mệnh” của phóng sự.
Tác giả của cuốn Viết báo như thế nào cho biết: “Trong qúa trình phản ánh hiện
thực, nó không thể thoát ly khỏi những yêu cầu cơ bản đối với bất cứ một tác phẩm
báo chí nào, đó là yêu cầu phản ánh những con người, sự việc sự kiện, hoàn cảnh
tình huống có thật tiêu biểu Người viết phóng sự không được phép tuỳ tiện bóp
méo những sự thật được tái hiện trong tác phẩm của mình và không được hư cấu,
bịa đặt ” [6 ; 161]. Phóng sự có khả năng tái hiện đựơc cuộc sống thực tại có bề
dày và chiều sâu dưới dạng “ một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện
thực với những con người và sự việc xác thực” [6 ; 162] và làm được điều đó hay
không cũng là nhờ đến tính chân thực. Và một yêu cầu mang tính tất yếu của phóng
sự là phải gắn với hiện thực đời sống, phản ánh trực tiếp với những biến cố thời sự,
những vắn đề nóng bỏng được đặt ra trong đời sống thực tại.

14


1.1.2.2. Tính thời sự
Bên cạnh tính chân thực, thì tính thời sự cũng được xem là một trong những
đặc trưng không thể thiếu của phóng sự. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã khẳng
định “ phóng sự ghi những điều mắt thấy tai nghe có tính cách thời sự ”. Đây là
điểm làm nên sự khác biệt giữa phóng sự với thể loại khác của ký văn học như : Bút
ký, hồi ký, tuỳ bút, nhật ký, Bởi vậy, vấn đề được đặt ra trong phóng sự luôn là
những vấn đề của hiện thực nóng hổi, được cập nhật hàng ngày, của hiện tại, của
ngày hôm nay đang nhận được sự thu hút, chú ý quan tâm của dư luận và xã hội.
Tính thời sự thường đi liền với tính bức xúc của vấn đề : Phóng sự được viết
ra nhằm giải quyết những vấn đề nào đó mà xã hội đương thời đang rất quan tâm
hoặc một vấn đề bức xúc nảy sinh trong xã hội. Như vậy phóng sự không chỉ đơn
thuần là đưa thông tin về các sự kiện mới, hay tường trình lại sự kiện, trình bày lại
vấn đề mà là tập trung vào trọng điểm mấu chốt của vấn đề, để từ đó đưa ra được
những giả thiết, những kiến giải, những phương án trả lời, những đánh giá chính
xác về những vấn đề của hiện thực, từ đó giúp độc giả nhận ra được chân tướng của
sự việc. Từ sự đưa tin một cách chính xác, nhạy bén, nhanh chóng, phóng sự có khả
năng đáp ứng được những bước chuyển mình gấp gáp, những sự biến đổi không
ngừng của đời sống, phù hợp với nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng. Chính
điều này đòi hỏi người viết phóng sự phải có cái nhìn nhanh nhậy, bao quát vấn đề
và khả năng nắm bắt, đánh giá vấn đề một cách chính xác và có chiều sâu.
1.1.2.3. Tính khái quát
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã viết: “ phóng sự là thể văn chuyên miêu tả
những việc thật có tính xã hội” [6 ; 784] xuất phát từ mục đích thông tin, với mong
muốn giúp người đọc nhận thức rõ, đầy đủ về bản chất của sự việc, sự kiện hoặc
làm thay đổi nhận thức thẩm mỹ của người đọc đối với đối tượng phản ánh, buộc
bức tranh hiện thực trong phóng sự phải được thể hiện một cách toàn cảnh, vừa khái
quát, vừa chi tiết, cụ thể sinh động : “ yêu cầu về tính khái quát của phóng sự thực
chất là yêu cầu về bối cảnh của sự kiện hay vấn đề mà nó có nhiệm vụ thông tin,
phản ánh ”. [40 ; 175].
Tính khái quát trong nhiệm vụ thông tin của phóng sự là sự tổng hợp của

những chi tiết, những số liệu để nói một cái gì đó rất chung đã tạo ra bối cảnh xuất

15

hiện sự kiện và mong muốn cải tạo hoàn cảnh. Việc tìm hiểu điều tra bằng những
chi tiết số liệu cụ thể chính là quá trình đi tìm câu trả lời cho các mâu thuẫn trong sự
kiện để rồi làm cứ liệu đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn Nhà văn Nguyễn Đình Lạp đã
nhận xét: “ lợi dụng tất cả các ngành, phóng sự đi sâu hẳn vào một hiện tượng xã
hội, hay một vấn đề xã hội thường có tính cách đặc biệt quan trọng. Phóng sự phải
nhận xét kỹ càng, phân tích thấu đáo vào mọi khía cạnh mọi mặt dù u uẩn bí mật
đến đâu của vấn đề rồi lôi ra ánh sáng ”. [6; 881].
1.1.2.4. Tính vấn đề
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã từng viết : “nhiệm vụ của phóng sự
là làm sáng tỏ trước công luận một vấn đề ”.[27 ; 171]. Nhà nghiên cứu Phương
Lựu nhấn mạnh : “ Nội dung của các phóng sự lại thiên về các vấn đề mà người viết
muốn đề xuất giải quyết ” [51]. Nguyễn Đình Lạp trong bài giảng Muốn làm phóng
sự chỉ trình bày rất khách quan những tài liệu xác thực cho độc giả để hiểu biết và
nhất là để cung cấp cho xã hội, nhà xã hội học, nhà chính trị tìm cách giải quyết và
phương pháp chạy chữa. Cũng có khi ngoài công việc trình bày tài liệu nhà phóng
sự đề nghị hẳn một chương trình cải tạo lại cái thực trạng, hoặc cái xã hội hư nát ấy
[27; 811]. Và để thực hiện được mục đích trên, theo Nguyễn Đình Lạp, phương
pháp làm phóng sự là phải tổng hợp tất cả các phương pháp làm các thể loại : Thông
tin, tường thuật, báo cáo, điều tra, phỏng vấn, mẩu chuyện. Với mục đích quan
trọng như thế, đối tượng phản ánh của phóng sự không phải là một hiện thực đơn
thuần mà là hiện thực có vấn đề, hiện thực chứa đựng những mâu thuẫn nổi bật
trong xã hội.
Như ta đã biết phóng sự chỉ xuất hiện khi hiện thực cuộc sống có mâu thuẫn
gay gắt. Chính hoàn cảnh xã hội đã làm đòn bẩy cho sự ra đời cũng như “nở rộ” của
các phóng sự trong một thời điểm xã hội nhất định. Và với những kiệt tác phóng sự,
những vấn đề được đặt ra trong các tác phẩm: Lục xì (1937), Kỹ nghệ lấy Tây

(1934) của Vũ Trọng Phụng, Thanh niên truỵ lạc của Nguyễn Đình Lạp là những
minh chứng sống hùng hồn nhất cho điều này.
1.1.2.5. Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật
Trong phóng sự Cái tôi trần thuật được thể hiện một cách hấp dẫn, sinh động
và có cá tính. Cái tôi ấy vừa là nhân chứng khách quan, đồng thời cũng là người chủ

16

động tham gia vào sự kiện, tự do lựa chọn sự kiện, là người thẩm định, trình bày,
bộc lộ chính kiến, giãi bày cảm xúc chủ quan của mình, lý giải và nối kết các sự
kiện được tác phẩm đề cấp tới, theo cách nhìn của người trần thuật. Người viết
phóng sự tìm cho mình một cách tiếp cận bản chất sự kiện, một phương pháp mô tả
riêng, một thái độ riêng trước hiện thực.
Với tư cách là nhân vật trần thuật, là nhân chứng trực tiếp, quan trọng, tác
giả thể hiện rõ là người chứng kiến một phần hay toàn bộ sự kiện, và chính sự thể
hiện này, tác giả khiến người đọc thật sự tin tưởng vào điều mình muốn nói. Bên
cạnh vai trò người trực tiếp chứng kiến, nhân vật trần thuật trong chừng mực nào đó
còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ trong từng hoàn cảnh, căn cứ vào tầm
quan trọng và tính chất của sự kiện, đối tượng phản ánh, người viết phóng sự phải
lựa chọn cách viết sao cho hợp lý. Tác giả  nhà báo không chỉ đơn giản ghi lại
những sự thật mà còn phải là người khám phá, diễn tả được bản chất bên trong của
sự thật. Thái độ của tác giả trong phóng sự phải là thái độ nhập cuộc chứ không
phải chỉ là người quan sát, ghi chép đơn thuần bởi nhân vật trần thuật còn có vai trò
định hướng cho người đọc bằng những ý kiến phát biểu, dẫn dắt của mình, hay nói
cách khác là đối với một tác phẩm phóng sự thì người đọc không chỉ đón đợi thông
tin về cái mới mà còn muốn biết thái độ của tác giả về cái mới đó.
Cái tôi trần thuật trong phóng sự nghệ thuật khác với cái tôi trần thuật trong
phóng sự thông tấn. Ở báo chí, do sự chi phối của thông tin thời sự, thông tin xác
thực nên tác giả thường hạn chế bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
Trong phóng sự nghệ thuật, cái tôi trần thuật luôn có thiên hướng bộc lộ rõ tính

khuynh hướng, thể hiện những suy nghĩ, trăn trở, rung động trong quá trình tiếp cận
hiện thực. Cái tôi này có khi xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
“tôi”, có khi ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện mà mình chứng kiến.
Như vậy, có thể thấy dù xuất hiện dưới hình thức nào: trực tiếp hay gián tiếp
thì điều quan trọng nhất mà cái “tôi” trần thuật hướng tới là phải bộc lộ được chính
kiến của cá nhân ḿình, thể hiện quan điểm và xúc cảm của tác giả về hiện thực, phê
phán và bài trừ cái xấu, khẳng định và ngợi ca cái đẹp, xây đắp cho cái đẹp, cái tiến
bộ. Đó cũng chính là giá trị nhân văn mà mỗi phóng sự mong muốn đạt tới. Những

17

thiên phóng sự thật sự có giá trị là những tác phẩm mang đậm tính chất văn chương
với những giá trị thẩm mỹ cao.
1.1.3. Phóng sự báo chí, phóng sự văn học
Lí luận báo chí và lí luận văn học đã từng khẳng định; phóng sự là thể tài
“bắc cầu” giữa báo chí và văn học. Có phóng sự báo chí và phóng sự văn học. Hai
loại phóng sự này bên cạnh những đặc điểm chung nhất, còn có những điểm khác
biệt cơ bản. Để hiểu rõ hơn về hai loại phóng sự trên ta sẽ làm một phép so sánh.
Nếu như đặc điểm chung nhất của hai loại phóng sự này là cùng lấy sự kiện
người thật, việc thật, rất thời sự làm đối tượng phản ánh, thì điểm khác biệt của hai
kiểu phóng sự này là một bên thì phản ánh sự kiện một cách thời sự nhằm đạt được
mục đích là thông tin bản chất vấn đề đến đối tượng tiếp nhận, còn bên kia ngoài
mục đích thông tin ra còn muốn thông qua nhận thức lý tính đạt tới mục đích nhận
thức cảm tính của đối tượng tiếp nhận. Người đọc không những hiểu rõ bản chất của
sự việc mà còn có dịp thể hiện cảm xúc của mình trước sự dẫn dắt của nhân chứng 
tác giả.
Xét ở góc độ phản ánh, nếu như ở phóng sự báo chí cũng là việc phản ánh
người thực việc thực ở thể trực tiếp như phóng sự văn học, nhưng phóng sự báo chí
phải phản ánh người thực, việc thực một cách trực tiếp nhất. Tác giả là nhân chứng
số một, dẫn dắt độc giả đến với hiện thực phải là người chứng kiến một cách trực

tiếp hay nói một cách khác là phải “ mắt thấy, tai nghe ” chứ không phải qua hiện
thực cuộc sống hàng ngày mà hư cấu, tưởng tượng ra. Đồng thời tác giả phải là
người chịu trách nhiệm trực tiếp trước dư luận về những vấn đề đưa ra, đảm bảo
tính trung thực, khách quan, có nguồn gốc  thời điểm rõ ràng với những con người,
sự kiện có địa chỉ cụ thể. Thì ở phóng sự văn học tuy cũng phản ánh sự kiện, nhân
vật có thật nhưng lại sử dụng công việc sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn. Tác giả
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại cho rằng “ viết được một
thiên phóng sự cho hay nhà viết báo không những cần phải có tài đặc biệt về nghề
báo mà cần phải có nhiều “chất văn sỹ”. Trong cuốn Những nguyên lí về lí luận văn
học, giáo sư Hà Minh Đức có nhận xét chung nhất về các thể bút ký, phóng sự, tuỳ
bút thể hiện ở hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật. Đó là vừa phản ánh và tái hiện
chân thực những sự kiện trong đời sống, đồng thời giải thích sự kiện chân thực này

18

theo những quan điểm mỹ học nhất định và bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể. Tác
giả Nguyễn Xuân Nam thì cho rằng: “ phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi
sâu khắc hoạ thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhận vật, với lời văn giàu hình ảnh
và cảm xúc ” [67 ].
Trong những tác phẩm phóng sự được gọi là phóng sự văn học, tuy vẫn đảm
bảo tính xác thực và tính thời sự, nhưng ở phóng sự văn học tính thời sự không còn
là yêu cầu gay gắt và tính xác thực cũng không phải là yêu cầu tuyệt đối nữa. Trong
phóng sự văn học, hiện thực không được lấy sự kiện làm “tiêu điểm” khai thác, mà
bên cạnh đó, cái quan trọng hơn là vấn đề mang tính chất rộng lớn toàn xã hội. Hiện
thực không chỉ là những lát cắt vụn vặt mà là những mảng đời sống được tái tạo
trong một bức tranh toàn cảnh vừa cụ thể vừa sinh động mang tính khái quát cao.
Một điều dễ nhận thấy ở phóng sự báo chí là để tác động vào nhận thực lí
tính của độc giả một cách nhanh chóng và hiệu quả, cái “tôi” trần thuật tác giả phải
sử dụng ngôn từ, lời lẽ mang ý nghĩa tường minh, đơn giản, tỉnh táo, phản ánh đúng
bản chất sự việc, phóng sự báo chí là những phóng sự rõ ràng về mục đích làm

phóng sự, phóng sự đơn nghĩa. Bên cạnh đó phóng sự báo chí phải đề cao yêu cầu
“tính chất thời sự” của sự việc, tìm ra được những mâu thuẫn gay gắt trong sự kiện,
hoặc khám phá lật tẩy những vấn đề còn chưa lộ rõ.
Nhưng ở trong tác phẩm phóng sự văn học, nét độc đáo là cái tôi  tác giả
được nâng lên một giá trị tuyệt đối ở cách lựa chọn sự kiện, lựa chọn tình huống
tiêu biểu để thể hiện ý tưởng thẩm mỹ, ở phương thức phản ánh sự kiện, tình huống,
nhận vật được lựa chọn. Bằng năng lực phán đoán tưởng tượng của một nhà văn,
nhà viết phóng sự có thể tô đắp, trang điểm một chút cho tình huống, cho nhân vật
để tình huống, nhân vật mang tính chất điển hình đại diện cho một lớp người trong
xã hội. Mức độ hư cấu trong phóng sự văn học không phải là hư cấu theo kiểu bay
bổng, tưởng tượng ra mà hư cấu ở đây chỉ là tô đậm hoặc làm mờ nhạt bớt đi sự
kiện mà theo tác giả là cần thiết trong tác phẩm. Nhân vật trong phóng sự văn học
cần đạt đến độ điển hình hoá nhưng chỉ là sự bồi đắp thêm da thịt chứ không phải
tưởng tượng để thay đổi hình dạng nguyên mẫu.
Xét về phương diện ngôn ngữ. Ngôn từ trong phóng sự báo chí đòi hỏi ngắn
gọn, cô đọng, súc tích, gọi đúng tên sự vật, hiện tượng và chỉ có một lớp nghĩa đó là

19

nghĩa tường minh. Kết cấu tác phẩm ngắn gọn, ý tưởng của tác giả nằm ngay trong
văn bản mà bất kể một người đọc bình thường nào cũng có thể hiểu được. Lối văn
trong phóng sự báo chí phải linh hoạt trong kết cấu, sáng tạo trong lựa chọn sự kiện
với giọng điệu ngôn ngữ phong phú nhưng phản ánh đúng thông tin, diễn tả chính
xác cụ thể về người thực, việc thực, không dùng lời lẽ khoa trương, hư cấu, phóng
đại, tránh lối viết khô khan, liệt kê nhàm chán sự kiện.
Ngôn ngữ trong phóng sự văn học là ngôn ngữ hình tượng, ngôn ngữ mang
tính khái quát cao, nó bao hàm hai lớp nghĩa: tường minh và hàm ẩn. Chính điều
này đã giúp phóng sự văn học ngoài mục đích phản ánh thông tin một cách thời sự,
đề xuất với các nhà quản lí những biện pháp hữu hiệu, phóng sự văn học còn giúp
người đọc có thái độ yêu ghét rõ ràng trước hiện thực. Vì vậy một điều đương nhiên

là phóng sự văn học ở lại lâu hơn trong lòng người đọc. Kết cấu phóng sự văn học
thường dài và kết thúc theo hướng mở.
Ở góc độ dẫn dắt tình tiết câu chuyện của phóng sự, với phóng sự báo chí,
người viết có thể thể hiện thái độ khách quan, thờ ơ, phán ánh trung thực những gì
đã thấy nhưng ở phóng sự văn học, để đảm bảo giá trị nhận thức cũng như giá trị
thẩm mỹ của độc giả sau khi đọc tác phẩm, thì tác giả phải thể hiện cảm nhận chủ
quan của mình trước hiện thực bằng những lời triết lí chân thành hay những lời bình
phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân. Phóng sự văn học không chỉ nhằm mục đích phản
ánh  thông tin mà còn mong muốn đạt tới cả giá trị thẩm mỹ.
Một điều đặc biệt ở phóng sự văn học đó là trong phóng sự văn học còn có
loại phóng sự tiểu thuyết  nhà văn Nguyễn Đình Lạp đã viết về loại phóng sự  tiểu
thuyết: “Dùng những tài liệu chân xác, dồi dào, đầy đủ về một vấn đề gì rồi dùng
sức tưởng tượng tạo ra nhân vật sống hẳn hoi, liên hệ chặt chẽ với nhau. [27;812].
Chính tính chất tiểu thuyết yêu cầu các tác phẩm không những năng động trong việc
lấy sự kiện mà phải chọn lọc sự kiện, có cái nhìn linh hoạt trước hiện thực dưới
nhiều góc nhìn khác nhau. Ở đây ta có thể kể tới một số phóng sự tiểu thuyết như:
Ngoại ô, Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp), Cạm bẫy người, Một huyện ăn tết (Vũ
Trọng Phụng) Với tư cách là chủ thể sáng tạo, các tác giả đã xây dựng được
những hình tượng nhân vật đại diện cho một lớp người có thực ở ngoài đời, đưa đến
cho công chúng một cái nhìn toàn diện, một vấn đề có tính chất xã hội, mang tính

20

triết lí sâu sắc về một kiếp người, một số phận con người. Đồng thời với việc sử
dụng những phương tiện của bút pháp tiểu thuyết khiến các phóng sự có dung lượng
tương đối lớn, kết cấu chặt chẽ, nhân vật sống động, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn,
nghệ thuật phân tích nội tâm đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm.
Như vậy ta có thể thấy rằng phóng sự báo chí và phóng sự văn học, dù đều
lấy hơi thở hiện thực làm nhựa sống cho tài sáng tạo của mình, nhưng cách thể hiện
lại khác nhau. Từ đó ta có thể khẳng định rằng : Những tác phẩm có giá trị là những

tác phẩm lựa chọn được những sự kiện có tính chất điển hình chọn lọc với cách viết
giàu cảm xúc thẩm mỹ của tác giả.
1.2. Diện mạo của phóng sự Việt Nam
Có thể thấy rằng phóng sự ra đời như một quy luật tất yếu của đời sống văn
hoá xã hội thời hiện đại. Bước vào thập kỷ 20, xã hội Việt Nam có những chuyển
biến hết sức dữ dội. Trải qua một quá trình tiếp xúc với phương Tây, lịch sử văn
học bắt đầu nảy sinh những biến chuyển lớn lao, tạo ra sự thay đổi trong tất cả các
lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá. Từ một xã hội phong kiến với văn minh nông
nghiệp lúa nước và nền kinh tế tự cấp tự túc, đất nước chuyển sang chế độ thực dân
nửa phong kiến với những hình thái kinh tế của thời kỳ công nghiệp tư bản chủ
nghĩa. Bằng nhiều con đường du nhập vào Việt Nam, thể loại phóng sự dần trở lên
quen thuộc trong làng văn, làng báo, các nhà văn tìm thấy thể loại mới mẻ này sức
biểu đạt nhanh, nhạy bén trước hiện thực bức xúc và bề bộn của xã hội Việt Nam
những năm đầu của thập kỷ. Những nhà văn, nhà báo sống gần với giai cấp cần lao
ngày đêm trăn trở tìm hướng giải quyết nhiệm vụ cho ngòi bút của ḿình trước hiện
thực đau thương của thời cuộc. Cũng từ đây xu hướng hiện thực bắt đầu nảy sinh và
phát triển mạnh mẽ trên nhiều thể loại đặc biệt là tiểu thuyết và phóng sự.
Xã hội Việt Nam vào những năm đầu của thập niên 30, chứa đựng trong ḷòng
đầy những sự kiện kịch tính. Những sự kiện chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hóa, sôi
sục và nóng bỏng kế tiếp nhau, đan xen nhau khiến con người nảy sinh nhu cầu cấp
bách là nhanh chóng có được lượng thông tin sốt dẻo cập nhật ấy. Trong khi đó các
thể tài văn chương như tiểu thuyết, thơ, kịch không chuyền tải được một cách nhanh
nhất cuộc sống bề bộn đang diễn ra. Phóng sự  thể văn tư liệu có khả năng đi sâu
và bám sát vào hiện thực, mở những cuộc điều tra, phản ánh người thật, việc thật và

×