Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phương Viên - huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.85 KB, 97 trang )

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM


NG TH YN

Tờn ti:
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Phơng Viên - huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn


KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC



H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Kinh t Nụng nghip
Lp : K42B - KTNN
Khoa : KT - PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : TS. Bựi ỡnh Hũa


Thỏi Nguyờn, nm 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy giáo Bùi Đình Hòa. Số liệu và kết quả nghiên cứu
trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ một công
trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.



Thái Nguyên, ngày 6 tháng 06 năm 2014

Sinh viên


Đặng Thị Yến
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi
đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo TS. Bùi Đình Hòa đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô chú, anh chị làm việc tại
UBND xã Phương Viên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực tập và nghiên cứu tại cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể bà con nhân dân trong các thôn được
chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin
nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn
thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2013
Sinh viên


Đặng Thị Yến
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai của xã Phương Viên phân theo loại hình sử
dụng 29
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế trong 3 năm 2011- 2013 32
Bảng 3.3: Tình hình ngành chăn nuôi chăn nuôi xã Phương Viên qua các
năm 34
Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên 37
Bảng 3.5: Biến động về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng của xã
Phương Viên giai đoạn 2011 - 2013 43
Bảng 3.6: Biến động diện tích đất nông nghiệp của xã Phương Viên giai
đoạn 2011 - 2013 45
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2013 của xã
Phương Viên 46
Bảng 3.8: Diện tích gieo trồng và diện tích đất canh tác trồng lúa tại xã
Phương Viên giai đoạn 2011- 2013 47
Bảng 3.9: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Phương Viên năm 2013 48
Bảng 3.10: Biến động diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất
hằng năm của xã Phương Viên giai đoạn 2011- 2013 51
Bảng 3.11: Tình hình cơ bản về nhân khẩu, lao động và đất đai của các
nhóm hộ điều tra 53
Bảng 3.12: Sản lượng của các loại cây trồng chính trên đất nông nghiệp 55

Bảng 3.13: Chi phí cho một số cây trồng chủ yếu trên 1000m2 gieo trồng
đất nông nghiệp của các nhóm hộ năm 2013 57
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của đất hằng năm theo phương thức sản xuất
và theo mức sống của các nhóm hộ năm 2013 61
Bảng 3.15: Diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn của các hộ điều tra năm
2013 63
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của cây sắn của các hộ điều tra 64
Bảng 3.17: Diện tích, sản lượng cây quýt của các hộ được điều tra 67
Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của cây quýt của các nhóm hộ điều tra 67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ diện tích một số loại đất xã Phương Viên Năm 2013 30
Hình 3.2: Biểu đồ diện tích các loại đất nông nghiệp xã Phương Viên 30
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu ngành chăn nuôi xã Phương Viên 34
Hình 3.4: So sánh giá trị sản xuất các loại cây trồng chính trên đất nông
nghiệp hằng năm 55
Hình 3.5: So sánh chi phí cho một số cây trồng chính trên đất nông nghiệp
hằng năm 58

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BQ
BQLĐNN
BVTV
CC
CN
CNH - HĐH
CTLC
DS - LĐ

ĐVT
GTNC
GTSX
GTVT
KHHGĐ

LĐGĐ
LĐNN
NN
NN & PTNT
NTTS
PTBQ
UBND

: Bình quân
: Bình quân lao động nông nghiệp
: Bảo vệ thực vật
: Cơ cấu
: Công nghiệp
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Công thức luân canh
: Dân số, lao động
: Đơn vị tính
: Giá trị ngày công
: Giá trị sản xuất
: Giao thông vận tải
: Kế hoạch hóa gia đình
: Lao động
: Lao động gia đình
: Lao động nông nghiệp

: Nông nghiệp
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Nuôi trồng thủy sản
: Phát triển bình quân
: Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục của khóa luận 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4
1.1. Cơ sở lí luận 4
1.1.1. Cơ sở lí luận về đất nông nghiệp 4
1.1.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 11
1.2. Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 14
1.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp và những bài học
kinh nghiệm 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phạm vi nghiên cứu 21

2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Câu hỏi nghiên cứu 21
2.5. Phương pháp nghiên cứu 22
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.5.2. Phương pháp xử lí số liệu 23
2.5.3. Phương pháp kế thừa 23
2.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích của đề tài 23
2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp 24
2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 24
2.6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. 25
2.6.4. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 26
2.6.5. Nhóm chỉ tiêu về môi trường 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phương Viên, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 29
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và môi
trường 40
3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Phương Viên 41
3.2.1. Tình hình biến động đất đai 41
3.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của xã Phương Viên 44
3.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp 44
3.2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 46
3.2.5. Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của
xã Phương Viên 48
3.3. Thực trạng sử dụng đất của các nhóm hộ điều tra 52
3.3.1. Thông tin cơ bản của các nhóm hộ điều tra 52
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng nông nghiệp trên đất hằng

năm 54
3.3.3. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm 66
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN 69
4.1. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã 69
4.1.1. Những quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp 69
4.1.2. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông nghiệp của
xã Phương Viên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 69
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 71
4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách, tín dụng. 71
4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật 72
4.2.3. Định hướng xây dựng mô hình sử dụng đất trong nông hộ 73
4.2.4. Nhóm giải pháp về thị trường 73
4.2.5. Nhóm giải pháp về nông dân trong hoạt động khuyến nông 74
4.2.6. Nhóm giải pháp cải tạo đất 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là
nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội. Đặc biệt đất là tư
liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Hầu
hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự
phát triển của các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên

đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát
triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những
nhu cầu ngày càng tăng đó. Đất không những dành cho nông - lâm - ngư
nghiệp mà còn tham gia vào mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp,
dịch vụ, giao thông,… Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau đã
làm ảnh hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau. Như vậy đất đai, đặc biệt
là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới
tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản
xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá
trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới
lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất
toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một
nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ
và xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên
khan hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững.
Phương Viên là một xã mang những nét đặc thù của vùng miền núi
phía Bắc. Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,

2
song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, bộ
mặt kinh tế xã hội của xã đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân ngày một
được cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu xuất
hiện, môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, việc thu hẹp đất do chuyển đổi mục

đích: Đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động rất đáng kể đối với nông hộ…
dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, việc định hướng cho người dân khai thác, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn là vấn đề hết sức cần
thiết. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá tình hình sử dụng đất nông
nghiệp sẽ góp phần thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp của xã
hợp lý và có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Nhận thấy vấn đề quan trọng của vấn đề này em đã lựa chọn đề tài: “Đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phương Viên - huyện Chợ
Đồn - Tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phương
Viên để thấy được những kết quả, hạn chế và tồn tại trong sử dụng đất nông
nghiệp; từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng đất
nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phương Viên.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã
Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Những tồn tại, hạn chế trong vấn đề sử dụng đất nông nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất trên địa bàn xã.


3
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập

- Củng cố lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao
kiến thức của bản thân.
- Biết phương pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học trong
thực tiễn.
- Kế thừa số liệu đã được thống kê thông qua cán bộ quản lí, cán bộ
chuyên môn ở địa phương mình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp chính
quyền địa phương, cán bộ đưa ra những quyết định và hướng đi mới, những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Là cơ sở để cho xã Phương Viên có những định hướng, giải pháp phát
triển phù hợp khai thác tốt điều kiện tự nhiên của địa phương.
4. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Các giải pháp và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phương Viên.

4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở lí luận về đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
a) Khái niệm đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là lớp thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp

mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất
là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên mà nguồn gốc của
thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch
quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn
quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản.
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đocuptraiep coi đất là một vật thể tự
nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá
mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận
động và phát triển. [8]
Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và
tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”.
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:
“Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
Như vậy đã có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn,
theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển,lớp phủ thổ
nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm
và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp
giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác,
nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn với hoạt động sản xuất
cũng như cuộc sống xã hội loài người.

5
b) Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác. [10]

c) Phân loại đất nông nghiệp
*) Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây
lâu năm.
• Đất trồng cây hằng năm: là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất
sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo
sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng
vào chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác.
+) Đất trồng lúa: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc
trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép
nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước chính, đất trồng
lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.
+) Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự
nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất tự nhiên có
cải tạo.
+) Đất trồng cây hằng năm khác: là đất trồng hằng năm không phải là
đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu trồng màu, hoa, cây
thuốc, đay, mía, Cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hằng năm
khác và nương rẫy trồng cây hằng năm khác.
• Đất trồng cây lâu năm khác: là đất trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời
gian sinh trưởng như cây hằng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm
như Thanh long, chuối, dứa, nho, v.v bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu
năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.

6
*) Đất lâm nghiệp: là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng
trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã bị khai
thác chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng

mới; bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
• Đất rừng sản xuất: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng
tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi sản
xuất, đất trồng rừng sản xuất.
• Đất rừng đặc dụng: là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc
gia bảo vệ di tích lịch sử bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có
rừng trồng tự nhiên đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất
trồng rừng đặc dụng.
*) Đất nuôi trồng thủy sản: là đất được sử dụng chuyên vào mục đích
nuôi, trồng thủy sản; bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất
chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
*) Đất làm muối: là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
*) Đất nông nghiệp khác: là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng
nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở
vườn ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình,
cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công
cụ sản xuất nông nghiệp. [10]
Nghiên cứu về đất tại xã Phương Viên chỉ có 4 loại đất nông nghiệp cơ
bản, không có đất làm muối vì xã Phương Viên là một xã vùng núi.
1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện sống của động vật -
thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con
người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp của loài người. Đất đai tham

7

gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ
thể đất đai có vị trí khác nhau.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc
biệt vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là
đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình
sản xuất như: cày, bừa, xới, để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất
đai là tư liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động.
Con người sử dụng đất đai để trồng trọt chăn nuôi. Không có đất đai thì
không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật đất đai không chỉ là môi trường
sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng xuất cây
trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất
lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản
xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy việc quản lý, sử dụng đất đai
nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu
quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều
hòa nước chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống
xói lở, ổn định mạch nước ngầm
Muốn làm tăng năng xuất đất đai phải giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm
bảo lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết kiệm có
hiệu quả.
1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất vật chất. Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những
đặc điểm cơ bản sau:
* Đất đai là tư liệu không thể thay thế được
Đất đai là tư liệu sản xuất vì nó vừa là tư liệu lao động khi đất đai sản
ra sản phẩm, vừa là đối tượng lao động khi đất đai chịu tác động của công cụ
lao động. Con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào đất để làm ra
sản phẩm.


8
Nét đặc biệt của tư liệu sản xuất này là sự khác biệt với các tư liệu sản
xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian
sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lí, khoa học
thì sẽ một tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu. [5]
* Đất đai là sản phẩm tự nhiên
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên không do lao động sáng tạo ra. Song
thông qua lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay
đổi giá trị và độ phì nhiêu của đất đai. [10]
* Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của của con người
và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội.
Theo luật đất đai thì đất thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lí. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức xã hội, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng lâu dài dưới hình thức giao đất. Nhà nước có thể thu
tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất. [5]
* Diện tích đất là có hạn
Diện tích đất đai là có hạn do giới hạn của từng nông trại, của từng hộ
nông dân, từng vùng. Quỹ đất nông nghiệp ngày càng có hạn và ngày càng trở
nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao của đất đai của quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một tăng.
Diện tích đất đai là có hạn nhưng không có nghĩa là mức cung của đất
đai trên thị trường là cố định. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung
của đất đai trên thị trường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ
cùng chiều của giá đất và lượng cung về đất. [5]
* Đất đai có vị trí cố định
Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị
trí này sang vị trí khác nhưng với đất đai điều đó là không thể. Chúng ta
không thể di chuyển đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên những vị
trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý - sinh

của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh
nhất định về sản xuất nông nghiệp.

9
Tính cố định của đất đai gắn liền với điều kiện kinh tế của vùng. Trong
nông nghiệp điều đó là điều kiện để quyết định nên sản xuất sản phẩm nào thì
thu lại lợi nhuận cao. [5]
1.1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp
a, Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi
trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
dụng đất đai hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích
sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất,
các nhiệm vụ và nội dung sử dụng được thể hiện qua các khía cạnh:
- Sử dụng đất hợp lí về không gian, hình thành hiệu quả về kinh tế
không gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.[7]
b, Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Theo quy định điều 11 luật Đất đai 2003, việc sử dụng đất phải đảm
bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại tới
lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong
thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của

pháp luật có liên quan.
*) Đất nông nghiệp cần sử dụng đầy đủ và hợp lí
Đất đai cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất đai được bố trí sử
dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng
cao năng suất cây trồng, vật nuôi giữa giữ gìn và bảo vệ độ phì của đất.

10
*) Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm
thu thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn
vị diện tích đó.
*) Đất nông nghiệp cần được quản lí và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả chất và
lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích
trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế
hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái
môi trường. Vì vậy cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết
hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. [5]
1.1.1.5. Quan điểm sử dụng đất đai bền vững
Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt đươc các mục tiêu sau:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và
nước (bảo vệ)
- Có hiệu quả lâu dài (bền vững)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)
Như vậy, việc sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự
nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội.
Việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên các nguyên tắc trên và thể
hiện trong 3 yêu cầu:

- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được
thị trường chấp nhận, hệ thống sử dụng đất phải có mức năng xuất sinh học
cao trên mức bình quân vùng có điều kiện đất đai.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời
sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của
nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài
(bảo vệ đất, môi trường…), sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc,
và nhu cầu sống hằng ngày của người nông dân.

11
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ
màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Giữa đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hằng năm dưới mức
cho phép.
+ Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lí sử
dụng bền vững.
+ Độ che phủ tối thiểu đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)
+ Đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài. [6], [11]
1.1.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp
* Khái niệm: Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là một
phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí
kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả nào đó trên một đơn vị diện tích đất nông
nghiệp được sử dụng trong một thời kì nhất định.
1.1.2.2. Những nhấn tố ảnh tới hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
a) Điều kiện tự nhiên
Sự phát triển của bất cứ loại hoạt động kinh tế nào cũng phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế tự nhiên. Song với các hoạt động sản xuất trong kinh doanh
thì tác động của nhân tố tự nhiên thể hiện rõ nét hơn cả, thậm chí còn mang

tính chất quyết định. Điều kiện tự nhiên như: Vị trí, địa lí, địa hình, khí hậu
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nước,… có tác động không nhỏ tới hiệu quả
sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
*) Vị trí, địa hình, đất đai: Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất
đai, quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc
lớn hay nhỏ… đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập
của người dân. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất
nông nghiệp vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng và phát triển. Đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên là cơ sở để xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng
đầu tư thâm canh đúng.

12
Ở vùng đồng bằng, đất nông nghiệp hình thành chủ yếu do sự bồi tụ
phù sa của hệ thống các con sông lớn theo những địa hình tam giác châu thổ
hay các đồng bằng ven biển. Với đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng,
nguồn nước tưới thuận lợi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Ở miền núi, đất đai
phong phú, đa dạng, địa hình xen kẽ các cánh đồng nhỏ hẹp hình thành do
phù sa sông suối, các thung lũng do đất bồi tụ mà thành với những vùng đất
cao, những triền đồi, núi dốc rất khác nhau. Vì vậy, quá trình sử dụng đất
nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp nói riêng ở miền núi cũng có sự
khác biệt với miền xuôi, thể hiện qua chủng loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ,
năng suất cây trồng rồi đến thu nhập của hộ nông dân. [7]
*) Khí hậu, thời tiết: Yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình
quân, lượng mưa độ ẩm, số giờ nắng,…trực tiếp ảnh hưởng tới sự phân bố,
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Lượng mưa có ý nghĩa quan
trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo
cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của giống cây trồng vật nuôi. [7]
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: các yếu tố về chế độ xã hội; dân

số và lao động; trình độ dân trí; sức sản xuất và các trình độ phát triển
kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất; các điều kiện phát
triển CN, NN, thương mại, GTVT, thủy lợi; sự phát triển khoa học kỹ
thuật,… Trong đó các yếu tố xã hội thường có ý nghĩa quyết định bởi yêu
cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kì nhất định. [7]
c) Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Đây cũng là nhân tố cơ bản quyết định hiệu quả kinh tế trong sử dụng
đất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, thủy lợi, thông tin liên
lạc, các dịch vụ về sản xuất và khoa học - kỹ thuật. Những yếu tố này tác
động cả trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp. [7]

13
d) Kỹ thuật, công nghệ
Biện pháp kỹ thuật canh tác cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
trong sử dụng đất nông nghiệp. Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động
của con người vào đất đai, phân bổ và tích lũy năng suất kinh tế. [2]
Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo
vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Như vậy nhóm các biện
pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo
chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. [7]
e) Điều kiện sản xuất của nông hộ
Kiến thức và kỹ năng của nông dân góp phần quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Khả năng tiếp thu kỹ thuật và năng
xuất cây trồng, vật nuôi có liên quan chặt chẽ đến kiến thức và kỹ năng của hộ
nông dân. [2]
Bên cạnh đó, diện tích đất, số lượng lao động, lượng vốn mà hộ nông
dân có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp,…cũng là những biến số quan trọng
trong nhân tố này
.

f) Thị trường trong nông nghiệp
Phần lớn thị trường trong nông nghiệp mang tính cạnh tranh cao hơn so
với các ngành khác trong nề kinh tế. Vì vậy, tạo ra một thị trường cạnh tranh
lành mạnh, cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp. [2]
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn chi phối quá trình
sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của quá trình này. Hiện nay, do nhiều
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, đất đai nhìn chung đang bị khai
thác một cách không hợp lí, khai thác quá mức, quá khả năng của đất, làm cho
đất nông nghiệp bị giảm sút về số lượng và suy thoái về chất lượng. Vì vậy,
cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu
mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất nông
nghiệp. Cần có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội - môi trường, đồng thời nên có chính sách
phù hợp nhằm cải thiện chất lượng đất nông nghiệp.

14
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1.1. Trên thế giới
Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế
giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm
khoảng 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt
trên thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500
triệu ha), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54%
đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông
nghiệp của thế giới cho thấy: Chỉ có 14% đất có năng xuất cao, 28% đất có năng
xuất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng xuất thấp. [15]
Hiện tượng mất mùa cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông

nghiệp. Toàn thế giới có 3,8 tỷ ha rừng. Hằng năm mất đi khoảng 15 triệu ha.
Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở
vùng châu Mĩ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hằng năm mất 1,7 triệu ha rừng,
tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. [15]
Hoang mạc hóa hiện đang đe dọa 1/3 triệu người trên trái đất, ảnh
hưởng đến đời sống của ít nhất 850 triệu người. Khoảng 30% diện tích trái đất
nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc
hóa. Hằng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh
tác do những hoạt động của con người.
Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi
năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hóa đất. Trung bình diện
tích đất đai trên thế giới bị rửa trôi xói mòn từ 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng
lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hằng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương
đương với khả năng sản sinh của 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất
dẫn tới hậu quả là làm giảm năng xuất đất, tạo nguy cơ mất an ninh lương
thực phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh
thái và nhiều nguy cơ khác. [15]

15
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh dẫn tới hình thành các siêu đô thị, hiện
nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người.
Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông, vận tải, nhà ở, nguyên
liệu, xử lí chất thải cũng như làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp. [15]
1.2.1.2. Tại Việt Nam
a) Diện tích đất nông nghiệp
Tổng diện tích tính đến năm 2010 cả nước có tổng diện tích đất tự
nhiên là 33.093.857 ha, trong đó đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%,
đất phi nông nghiệp 3.670.108 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng là
3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên…Đáng chú ý, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đã có sự tăng lên đáng kể theo thời gian. Cụ thể, theo thống

kê, đất nông nghiệp đã tăng lên từ 18,2 triệu ha năm 1995 lên 21,5 triệu ha
năm 2000 và cuối năm 2006 đạt 24,7 triệu ha (chiếm 75% tổng diện tích đất
Việt Nam). Mặc dù đất nông nghiệp tăng lên nhưng đất lúa lại giảm đi, từ 4,3
triệu ha năm 1995 xuống còn 4,1 triệu ha năm 2006 và kèm theo đó là sự tăng
đáng kể của đất cho cây hằng năm khác và cây lâu năm. Tuy nhiên, dân số
nước ta cũng tăng từ 77.615.400 người năm 2000 lên khoảng 87 triệu người
năm 2010. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước có
xu hướng giảm từ 0,113 ha (2000) xuống 0,108 ha (2010). Như vậy trong 10
năm bình quân đất nông nghiệp giảm 50 m
2
/người. [16]
Theo tổng cục thống kê, tổng diện tích đất nông nghiệp thời điểm 1 - 1-
2011 gần 26,21 triệu ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 10,13
triệu ha (hơn 38,64%), đất lâm nghiệp gần 15,4 triệu ha (hơn 58,6%)… Tại
thời điểm trên đất trồng lúa hơn 4,12 triệu ha, giảm khoảng 32 nghìn ha so với
5 năm trước. Thống kê cũng cho thấy, hiện gần 9,3 hộ, đơn vị có sử dụng đất
lúa chiếm 77,6% tổng số hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Hiện có tới
85% tổng số hộ có sử dụng đất lúa có diện tích dưới 0,5% ha, trong đó có
50% chỉ sử dụng dưới 0,2 ha, cho thấy nền nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ.
Do vậy chủ trương phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở miền Bắc và Nam đều
gặp khó khăn.

16
Đất nông nghiệp của cả nước tính đến năm 2020 là 25732 nghìn ha,
tăng 506 nghìn ha so với năm 2010. Đất phi nông nghiệp tính đến năm 2020,
cả nước có 4880 nghìn ha, tăng 1175 nghìn ha so với năm 2010. Với đất chưa
sử dụng đưa vào sử dụng năm 2010 cả nước còn 3164 nghìn ha. Trong thời kì
quy hoạch sẽ khai thác khoảng 1681 nghìn ha sử dụng vào mục đích nông
nghiệp và phi nông nghiệp. Như vậy, đến năm 2020, quỹ đất chưa sử dụng
của cả nước còn lại khoảng 1483 nghìn ha. [16]

b) Tình trạng mất đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp bị giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có
thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:
*) Đô thị hóa và công nghiệp hóa: Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng
kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu
người ngày càng giảm. Trung bình mỗi năm người nông dân phải nhường
khoảng 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị
và khu công nghiệp, 63.000 ha cho phát triển giao thông.
Theo tác giả Nguyễn Văn Ngãi (2009), tốc độ mất đất nông nghiệp do
quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%. Với đà này, thì đến
năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong
nước, chứ không có khả năng xuất khẩu. Hiện tượng mất đất nông nghiệp đe
dọa mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trung bình mỗi ha đất nông nghiệp
thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông thôn. Việc thu hồi
đất nông nghiệp và đất chỉ riêng trong giai đoạn 2001 - 2005 đã tác động đến
đời sống của hơn 2,5 triệu người, gồm 628.000 hộ gia đình, (khoảng 950.00
lao động). Sau khi bị thu hồi đất, có tới 53% số hộ bị giảm thu nhập so với
trước, 13% hộ có thu nhập tăng. Tỷ lệ hộ có điều kiện sống tốt hơn trước chỉ
chiếm khoảng 29%. Đáng nói là, đất nông nghiệp hiện nay còn rất manh mún
với khoảng 70 triệu thửa. Sự manh mún chầm trọng hơn do hình thành các
khu công nghiệp, khu chế xuất ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải, khói bụi, ánh
sáng khiến sâu bệnh gia tăng, năng suất giảm từ 15 - 30%. Theo tính toán của
các nhà nghiên cứu tài nguyên môi trường, mỗi ha dành cho xây dựng khu
công nghiệp hoặc sân golf thường kéo theo khoảng 1 - 2 ha đất liền kề không

×