ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI THỊ THƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NƠNG TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRỒNG CAM TẠI THỊ TRẤN CAO PHONG
HUYỆN CAO PHONG – TỈNH HỊA BÌNH”
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành
: Khuyến nơng
Khoa
: KT & PTNT
Khóa học
: 2010 – 2014
Thái nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI THỊ THƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NƠNG TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRỒNG CAM TẠI THỊ TRẤN CAO PHONG
HUYỆN CAO PHONG – TỈNH HỊA BÌNH”
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành
: Khuyến nơng
Lớp
: K42 – Khuyến nơng
Khoa
: KT & PTNT
Khóa học
: 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. Dương Thị Thu Hoài
Thái nguyên, năm 2014
LỜI CAM ƠN
Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn,
giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả
vào thực tiễn. Mỗi sinh viên trước khi hồn thành chương trình đào tạo của
nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình
nghiên cứu và viết luận văn tơi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn và giúp
đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ Th.S: Dương Thị Thu
Hồi, là người hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô trong
nhà trường, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tôi trong suốt thời gian
học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND thị trấn Cao Phong
huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình, cơng ty Rau quả nơng sản Cao Phong, cán
bộ khuyến nông thị trấn và các hộ gia đình mà tơi tiến hành điều tra, nghiên
cứu trên địa bàn thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, Bố, Mẹ, anh chị em và bạn
bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Bùi Thị Thương
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV
CBKN
CBL
CC
CNH – HĐH
CP
CT/TW
DT
DTKD
ĐVT
FOA
HTX
KD
KHKT
KN
KT – XH
KTCB
LB/TT
LĐ
MHTD
NĐ – CP
NN – NT
NQ/HU
NS
PTNT
QĐUBND
RQNS
SL
SWOT
TBKH
TT KN – KL
UBND
VietGAP
VSATTP
WTO
Bảo vệ thực vật
Cán bộ khuyến nơng
Câu lạc bộ
Cơ cấu
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chính phủ
Chỉ thị trung ương
Diện tích
Diện tích kinh doanh
Đơn vị tính
Tổ chức lương thực và nơng nghiệp Liên Hợp Quốc
Hợp tác xã
Kinh doanh
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nông
Kinh tế - Xã hội
Kiến thiết cơ bản
Thông tư liên bộ
Lao động
Mơ hình trình diễn
Nghị định – Chính phủ
Nơng nghiệp – Nông thôn
Nghị quyết trung ương
Năng suất
Phát triển nông thôn
Quyết định ủy ban nhân dân
Rau quả nơng sản
Sản lượng
Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Tiến bộ khoa học
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm
Ủy ban nhân dân
Vietnamese Good Agricultural Practices
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức thương mại Thế Giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông ở Việt Nam........ 19
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011- 2013
.................................................................................................................................. 27
Bảng 4.2. Tình hình dân số và Lao động thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 2013 ................................................................................................................. 29
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn Cao Phong qua 3 năm
2011 – 2013 ............................................................................................................. 30
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn Cao Phong
qua 3 năm 2011 - 2013 ........................................................................................... 31
Bảng 4.5. Diện tích cây trồng chính của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 –
2013.................................................................................................................31
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi của thị trấn Cao
Phong qua 3 năm 2011 - 2013. .............................................................................. 33
Bảng 4.7. Diện tích trồng Cam tại các Khu của thị trấn Cao Phong qua 3 năm
2011 -2013............................................................................................................... 36
Bảng 4.8. Diện tích trồng các giống cây Cam chính của thị trấn Cao Phong qua 3
năm 2011 – 2013..................................................................................................... 37
Bảng 4.9. Thông tin chung của các hộ điều tra ..................................................... 39
Bảng 4.10. Diện tích, sản lượng và năng suất các loại Cam của các hộ điều tra
trong năm 2013 (n = 6) ........................................................................................... 40
Bảng 4.11. Bình qn diện tích, sản lượng, giá bán và giá trị sản xuất của hộ
trồng Cam ................................................................................................................ 41
Bảng 4.12. Bình qn mức đầu tư chi phí sản xuất cam Xã Đoài và cam Canh
trên 1ha ............................................................................................................ 42
Bảng 4.13. Hiệu quả sản xuất của giống cam Xã Đoài và cam Canh ................. 42
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả của cây Cam 43
Bảng 4.15. Một số hoạt động khuyến nông trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi
tại địa bàn thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013 ..................................... 44
Bảng 4.16. Một số hoạt động khuyến nông mổi bật đối với cây cam qua 3 năm
2011 – 2013...................................................................................................... 45
Bảng 4.17. Kết quả đào tạo, tập huấn về cam từ năm 2011 – 1013 ................... 48
Bảng 4.18. Ý kiến của người dân khi tham gia lớp tập huấn ...............................50
Bảng 4.19. Kết quả thông tin tuyên truyền về cây Cam trong 3 năm 2011-2013.
.................................................................................................................................. 50
Bảng 4.20. Tổng hợp ý kiến đánh giá về giá trị của tin tức trong các chương trình
truyền thanh khuyến nông ...................................................................................... 51
Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về mức độ tham gia trong
chỉ đạo sản xuất Cam của CBKN và Kỹ sư công ty RQNS CP tại thị trấn Cao
Phong ............................................................................................................... 52
Bảng 4.22.Tổng hợp các hộ điều tra đi tham quam mô hình ............................. 54
Bảng 4.23. Bảng tổng hợp ý kiến về ngun nhân khơng mở rộng diện tích trồng
Cam của người dân........................................................................................... 57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vai trị của khuyến nơng trong chuyển giao cơng nghệ. ........................8
Hình 2.2. Vai trị của cơng tác khuyến nơng trong sự nghiệp PTNT ................... 8
Hình 2.3. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Việt Nam............................ 17
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..............................................3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .....................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................4
2.1.1. Những lý luận cơ bản về khuyến nông ..........................................................4
2.1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ khuyến nông ......................................................4
2.1.1.2. Khái niệm khuyến nơng ...............................................................................4
2.1.1.3. Nội dung, vai trị của khuyến nơng .............................................................5
2. 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông ........................................................ 10
2.1.1.5. Các phương pháp khuyến nông ................................................................ 12
2.2.2. Khái niệm về mô hình .................................................................................. 13
2.3. Cở sở thực tiễn của đề tài........................................................................... 14
2.3.1. Q trình phát triển của khuyến nơng thế giới ........................................ 14
2.3.2.Q trình phát triển của khuyến nơng Việt Nam......................................... 15
2.3.2.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nơng Việt Nam ........................ 15
2.3.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông Việt Nam................................ 17
2.3.2.3.Thực tế hoạt động của khuyến nơng Cao Phong – Hịa Bình ................. 19
2.3.2.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan................................................... 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 22
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 23
3.4.2.1. Chọn mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu ........................................ 23
3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................ 23
3.3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...................................................... 23
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin ................................................. 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 25
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 25
4.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 25
4.1.1.2. Địa hình và thồ nhưỡng............................................................................. 25
4.1.1.3. Điều kiện khì hậu - thời tiết ...................................................................... 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 26
4.1.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.................................................. 26
4.1.2.2.Tình hình phân bố và sử dụng đất đai ....................................................... 27
4.1.2.3. Tình hình đân số và lao động.................................................................... 28
4.2. Tình hình và hoạt động trồng Cam tại thị trấn Cao Phong ........................... 32
4.2.1. Tình hình sản xuất cây có múi của địa phương và vài nét về cam Cao
Phong ....................................................................................................................... 32
4.2.2. Tình hình trồng Cam trong các hộ điều tra ................................................. 38
4.2.2.1. Thông tin chung của hộ điều tra ............................................................... 38
4.2.2.2. Hiệu quả kinh tế của cây Cam .................................................................. 39
4.3. Thực trạng và hiệu quả trong công tác của CBKN tại thị trấn Cao Phong
trong việc nhân rộng mô hình ........................................................................... 43
4.3.1. Các hoạt động của CBKN tại thị trấn Cao Phong.................................... 43
4.3.2. Các phương pháp được CBKN sử dụng trong q trình nhân rộng mơ hình
trồng Cam trên địa bàn thị trấn Cao Phong ........................................................... 46
4.3.3. Kết quả hoạt động và vai trò của CBKN trong việc nhân rộng mơ hình
trồng Cam ................................................................................................................ 47
4.3.3.1 Cơng tác đào tạo, tập huấn, tư vấn dịch vụ ............................................ 47
4.3.3.2 Công tác thông tin, tuyên truyền ............................................................... 50
4.3.3.3. Chỉ đạo sản xuất ........................................................................................ 52
4.3.3.4. Thăm quan mơ hình, các nhà vườn, gương sản xuất kinh doanh giỏi ... 53
4.3.4. Khả năng nhân rộng mơ hình....................................................................... 54
4.3.4.1 Tác động dến vấn đề xã hội ....................................................................... 54
4.3.4.2. HIệu quả về môi trường ........................................................................... 55
4.3.4.3. Mức độ chấp nhận của người dân đối với cây Cam................................ 56
4.3.5. Phân tích SWOT : những điểm mạnh, điểm yếu, cô hội và thách thức của
CBKN trên địa bàn trong việc nhân rộng mơ hình trồng Cam tại thị trấn Cao
Phong ............................................................................................................... 58
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của người
CBKN tại địa bàn thị trấn trong việc duy trì và phát triển bền vững mơ hình.... 59
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 64
5.1. Kết luận .................................................................................................... 64
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con
người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Nước ta nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi
cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những năm qua nghề trồng
cây ăn quả ở nước ta đã có vai trị quan trọng trong nền kinh tế nơng nghiệp,
cũng như trong q trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và góp phần vào việc
xố đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho hàng vạn người lao động từ
nông thôn đến thành thị.
Cây ăn quả có múi (cam, chanh, bưởi...) là những lồi cây có giá trị dinh
dưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa
chuộng. Tuỳ từng loại quả cam quýt mà có các thành phần dinh dưỡng khác
nhau như: Hàm lượng đường, đạm, chất béo, vitamin C, B1, E...và nhiều loại
khoáng như Ca, Fe, Zn,... và khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau.
Thị trấn Cao Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình là một trong những
vùng sản xuất cây ăn quả có múi nhiều ở huyện Cao Phong. Diện tích cây ăn
quả ở đây không ngừng mở rộng và tăng nhanh, nhất là diện tích trồng cây
cam. Giá trị đem lại từ cây cam là rất lớn, rất nhiều hộ gia đình có thu nhập
hàng trăm triệu đồng/năm đến hàng tỷ đồng/năm từ vườn cây ăn quả. Cam
Cao Phong đã được đăng ký thương hiệu và trồng theo tiêu chuẩn VietGAP,
đây là một lợi thế rất lớn cho việc đưa sản phẩm cam Cao Phong đến với
người tiêu dùng.
Giờ đây khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là cơ hội lớn tạo điều kiện
thuận lợi cho trái cây, đặc biệt là cam Cao Phong và các sản phẩm nông nghiệp
khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế
2
giới. Bên cạnh những thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, thì thách thức tạo
ra khi tham gia vào thị trường này cũng khơng phải là nhỏ, nó địi hỏi rất khắt
khe về chất lượng nông sản. Do vậy, phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản
xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển, tiêu thụ. Để
đáp ứng được điều này thì người cán bộ khuyến nơng có vai trị rất quan trọng
trong việc chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản...
Sau khi đã thực hiện thành công mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong,
thì nay đang bước vào giai đoạn nhân rộng để khẳng định rõ hơn những ưu
điểm nổi bật của các giống cam cả về năng suất lẫn chất lượng và đóng góp của
cán bộ khuyến nơng. Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của nghề trồng cây
ăn quả, sự phát triển của nền nông nghiệp và những thành tựu to lớn mà nền
nông nghiệp đã đạt được trong giai đoạn vừa qua thì những đóng góp của người
CBKN khơng hề nhỏ. Họ có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển này, là
một người bạn đối với những nhà sản xuất nông nghiệp, người trung gian, người
tư vấn, người hỗ trợ, người thúc đẩy. Như vậy, trước đòi hỏi của sự phát triển
nơng nghiệp ngày càng cao và qt trình phát triển cây ăn quả tại thị trấn Cao
Phong, để đánh giá vai trò của người CBKN, đặc biệt là CBKN cơ sở (tại thị
trấn Cao Phong) - những thuận lợi, khó khăn và thách thức mà họ gặp phải trong
điều kiện thực tiễn ấy. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trị hoạt
động khuyến nơng trong việc phát triển mơ hình trồng cam tại thị trấn Cao
Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hịa Bình ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá được vai trị của CBKN trong q trình nhân rộng mơ
hình trồng cây cam tại địa bàn thị trấn Cao Phong. Từ đó đề xuất được những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CBKN cơ sở trong việc duy trì
và phát triển bền vững mơ hình.
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Cao Phong.
- Tìm hiểu được hoạt động trồng cam tại thị trấn Cao Phong.
- Nghiên cứu và đánh giá được thực trạng các hoạt động khuyến nơng và
vai trị của người CBKN trong q trình nhân rộng mơ hình trồng cây cam trên
địa bàn thị trấn Cao Phong.
- Phân tích SWOT: Được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của CBKN trên địa bàn trong quá trình nhân rộng mơ hình. Từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng...cho CBKN trên địa bàn thị
trấn Cao Phong.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đây là một cơ hội tốt giúp sinh viên củng cố lại toàn bộ kiến thức từ cơ sở
ngành đến chuyên ngành, vận dụng một cách có chọn lọc và linh hoạt tất cả các
kiến thức và kỹ năng tích lũy được vào thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm, bổ sung
những kiến thức mới về thực tiễn sản xuất.
- Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này giúp sinh viên có điều
kiện hơn trong việc tự khẳng định mình sau 4 năm học, đồng thời cũng là một
cơ hội cho sinh viên làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học, nâng cao
kiến thức và kỹ năng, tạo tiền đề để sau này ra trường trở thành một kỹ sư
khuyến nơng có đủ năng lực cả về đức và tài, đáp ứng u cầu của sự phát
triển nơng nghiệp mang tính chất hàng hóa ngày càng cao.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề xuất được những giải pháp làm cơ sở góp phần nâng cao vai trị và
hiệu quả hoạt động của CBKN trên địa bàn thị trấn trong việc duy trì và phát
triển bền vững mơ hình.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những lý luận cơ bản về khuyến nông
2.1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ khuyến nơng
Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh. Năm 1866, ở một số trường
đại học như Cambridge và Oxford đã sử dụng thuật ngữ “Extension” nhằm mục
tiêu mở rộng giáo dục đến với người dân, do vậy “Extension” được hiểu với
nghĩa là triển khai, mở rộng, phổ biến, phổ cập, làm lan truyền. Nếu khi ghép với
từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì dịch là “khuyến nơng” và
hiện nay đơi khi chỉ nói “Extension” người ta cũng hiểu là khuyến nông.
2.1.1.2. Khái niệm khuyến nông
Theo nghĩa Hán - Văn: “Khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khun bảo triển khai, cịn “nơng” là nơng - lâm - ngư nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
“Khuyến nơng” nghĩa là khuyến khích mở mang phát triển nông nghiệp.
Qua rất nhiều khái niệm có thể hiểu khuyến nơng theo 2 nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng: “Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và PTNT. Khuyến nơng ngồi việc hướng
dẫn cho nơng dân Tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau
chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ nhà nước,
giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành tổ chức các hoạt động
xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn”.
Theo nghĩa hẹp: “Khuyến nông là một tiến trình giáo dục khơng chính
thức mà đối tượng của nó là người nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nông
dân những thông tin và những lời khuyên giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc
khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản
5
xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống
của nông dân và gia đình họ”.
2.1.1.3. Nội dung, vai trị của khuyến nơng
* Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông:
Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông được quy định rõ trong
nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 8/1/2010 về “Khuyến nông” của Chính phủ
bao gồm:
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo:
+ Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất
kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông. Tập huấn cho người hoạt động
khuyến nơng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
+ Hình thức: Thơng qua các Mơ hình trình diễn, tổ chức các lớp học ngắn
hạn gắn lý thuyết với thực hành. Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài,
tờ rơi, tài liệu...hoặc qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền
hình, xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nơng nghiệp - nơng dân - nông
thôn; ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình. Ngồi ra, có thể qua trang thơng
tin điện tử khuyến nông trên internet; tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
+ Với đội ngũ giảng viên nịng cốt là các chun gia, CBKN có trình độ
đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội, cộng
đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.
- Thông tin tuyên truyền:
+ Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước thơng qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị
xã hội.
6
+ Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thơng qua hệ thống truyền thơng đại chúng, tạp chí khuyến
nơng, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn
đàn và các hình thức thơng tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn
phẩm khuyến nông.
+ Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thơng tin khuyến nơng.
- Trình diễn và nhân rộng mơ hình:
+ Xây dựng các Mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học và cơng nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành,
các mơ hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp.
+ Xây dựng mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.
+ Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các Mơ hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ khuyến nông:
+ Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
* Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển NN - NT.
* Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao
năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm.
* Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án
đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn cơng nghệ, tìm kiếm thị trường.
* Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh.
* Cung ứng vật tư nông nghiệp.
+ Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển NN - NT.
7
- Hợp tác quốc tế về khuyến nông:
+ Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nơng trong các chương trình hợp
tác quốc tế.
+ Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
+ Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm cơng tác khuyến
nơng thơng qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo
sát trong và ngồi nước.
* Vai trị của cơng tác khuyến nơng:
- Vai trị trong chuyển giao cơng nghệ:
+ Các kỹ thuật tiến bộ thường được phát minh bởi các nhà khoa học thuộc
các trung tâm, các viện nghiên cứu, các trường đại học. Người nông dân rất
muốn nắm bắt kịp thời các tiến bộ đó. Tuy nhiên để thực hiện được điều này thì
cần phải có một người trung gian để chuyển dần các tiến bộ đó từ nhà nghiên
cứu, viện nghiên cứu, trường đại học đến họ. Và đây chính là công việc của
những người CBKN.
+ Trong thực tiễn đời sống cho thấy nghiên cứu chỉ có hiệu quả khi nó có
tính khả thi cao và được áp dụng có hiệu quả trong thực tế đời sống. Do vậy,
khuyến nông đã là yếu tố trung gian để khâu nối các mối quan hệ đó. Mặt khác
cũng nhờ có các hoạt động khuyến nông mà các tiến bộ KHKT được chuyển
giao tới bà con nông dân và cũng qua khuyến nông mà các nhà khoa học hiểu
được nhu cầu của người nông dân.
Nhà nghiên
cứu, viện
nghiên cứu,
trường đại
Khuyến nông
Nông dân
(Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông) [7]
8
Hình 2.1. Vai trị của khuyến nơng trong chuyển giao cơng nghệ.
- Vai trị đối với nhà nước:
+ Khuyến nơng là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, sách lược về phát triển nơng nghiệp - nông thôn - nông dân.
+ Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nơng nghiệp.
+ Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thơng tin về những nhu cầu, nguyện
vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch
định, cải tiến đề ra được chính sách phù hợp.
- Vai trị trong sự nghiệp PTNT: Là cái đích của nhiều hoạt động, trong đó
khuyến nơng là một tác nhân quan trọng, nó là yếu tố hợp thành hoạt động
PTNT.
Giao
thơng
Khuyến
nơng
Chính
sách
Nghiên
cứu, cơng
nghệ
Giáo dục
Phát
triển
nơng
thơn
Tài chính
Tín dụng
Thị
trường
(Nguồn: Bài giảng ngun lý và phương pháp khuyến nơng) [7]
Hình 2.2. Vai trị của cơng tác khuyến nơng trong sự nghiệp PTNT
- Khuyến nơng góp phần giúp nơng dân “xóa đói giảm nghèo”, tiến lên
khá và giàu: Khuyến nông căn cứ vào nguyện vọng của người dân, những khó
khăn mà họ gặp phải, tư vấn giúp họ vượt qua khó khăn, bầy cho họ cách làm ăn
để họ thu được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn. Trên cơ sở đó, tăng thu
9
nhập cho gia đình, từng bước vươn tới cuộc sống no đủ hơn. Đặc biệt trong nền
kinh tế hội nhập hiện nay, nhiều nơng dân có vốn, có kinh nghiệm sản xuất
muốn vươn lên làm giàu, song do chưa nắm được những kiến thức cơ bản về sản
xuất hàng hóa, về thị trường tiêu thụ sản phẩm...khuyến nông cần trang bị cho
họ những kiến thức này, để họ tự tin bước ra thị trường rộng lớn.
- Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy hợp tác nông dân với nông dân:
sản xuất nơng nghiệp của nước ta nói chung cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chất
lượng hàng hóa khơng đáp ứng yêu cầu của thị trường, giá trị hàng hóa thấp.
Muốn tăng giá trị hàng nơng sản cần phải tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung
gắn với yêu cầu của thị trường. Trong điều kiện ruộng đất manh mún như hiện
nay để thuyết phục người dân liên kết, hợp tác với nhau khơng gì hơn là thơng
qua việc xây dựng các Mơ hình trình diễn về sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ khi người dân nhận thức được cái lợi của việc hợp tác thì họ mới tự nguyện
liên kết bên nhau để thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Vai trò của CBKN:
- Người CBKN chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu
được và dám quyết định về một vấn đề cụ thể như một cách làm ăn mới, sử dụng
giống cây trồng vật nuôi mới, thay đổi cơ cấu cây trồng... Khi nông dân đã quyết
định, người CBKN phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công
cách làm ăn mới đó. Như vậy vai trị của CBKN là đem kiến thức đến cho người
dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó.
Người CBKN phải chủ động cố gắng động viên, tổ chức người dân tham
gia tích cực vào các hoạt động khuyến nông. Muốn vậy người CBKN phải
thường xuyên hỗ trợ nông dân phát huy tiềm năng và những sáng kiến của họ để
chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Một CBKN thực thụ sẽ có những vai trò rất quan trọng đối với người dân
về 12 mặt sau đây: Người đào tạo, người tổ chức, người lãnh đạo, người quản lý,
10
người cố vấn, người bạn, người tạo điều kiện, người môi giới, người cung cấp,
người thông tin, người hành động, người trọng tài.
Điều đó cho chúng ta thấy vai trị rất đa dạng của người CBKN trong sự
nghiệp PTNT. Vì thế người CBKN phải hiểu được tầm quan trọng của mình và
ln sẵn sàng đánh giá các tình huống, phân tích các vấn đề để nhập vai một
cách đúng đắn và linh hoạt.
* Chức năng của một người CBKN cơ sở:
Chức năng là hoạt động chung nhất, bao quát nhất. Vậy chức năng của
khuyến nơng viên cơ sở là gì? Đó là:
- Truyền bá thơng tin cho nơng dân (cung cấp thông tin cần thiết về sản
xuất, đời sống cho nông dân) và chuyển tải các thông tin từ nông dân đến các cơ
quan tổ chức liên quan (cơ quan khoa học, các cấp chính quyền...)
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, cách làm ăn mới cho hộ nông dân.
- Tuyên truyền phổ biến các hộ nông dân thực hiện và vận động các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Nông nghiệp nông thôn.
2.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
* Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay dân:
Khuyến nơng làm cùng với dân. Chỉ có bản thân người nơng dân mới có
thể quyết định được phương thức canh tác trên mảnh đất của gia đình họ. CBKN
không thể quyết định thay nông dân. Nông dân hồn tồn có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn để giải quyết những khó khăn của họ nếu như họ được
cung cấp đầy đủ thông tin, và các giải pháp khác nhau. Khi tự mình đưa ra quyết
định, người nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so với khi bị áp đặt. CBKN cần
cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận với nông dân trên cơ sở điều kiện cụ thể
của nơng trại: đất đai, khí hậu, nguồn vốn, nhân lực, các thuận lợi, các khó khăn,
các cơ hội có thể đạt được, từ đó khuyến khích hộ tự ra quyết định cho mình.
* Khuyến nơng phải được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao:
11
Một mặt khuyến nông chịu trách nhiệm trước nhà nước là cơ quan quyết
định những chính sách PTNT cho nên phải tuân theo đường lối và chính sách
của nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, khuyến nông có trách
nhiệm đáp ứng những nhu cầu của nơng dân trong vùng.
* Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin 2 chiều:
Cơ quan
nghiên cứu
Khuyến
nông
Nông dân
(Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông) [7]
Sự thông tin 2 chiều như vậy sẽ xảy ra trong các trường hợp sau:
- Khi xác định những vấn đề của nông dân.
- Khi thực nghiệm những đề xuất tại hiện trường.
- Khi nông dân áp dụng những đề xuất nghiên cứu.
* Khuyến nông phải hợp tác với những tổ chức PTNT khác, ngoài việc
phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, trung tâm khoa học nông nghiệp; phải
phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể, quần chúng, các tổ chức quốc tế, các
doanh nghiệp...để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở Việt Nam.
* Khuyến nông làm việc với các đối tượng khác nhau:
Ở nơng thơn, khơng phải mọi hộ nơng dân đều có những vấn đề (nguồn
lực, kỹ năng và nhu cầu) như nhau. Vì vậy khơng thể chỉ có duy nhất một
chương trình khuyến nơng cho tất cả mọi người. Cần xác định những nhóm
nơng dân có tiềm năng và lợi ích khác nhau để phát triển những chương trình
khuyến nơng phù hợp với điều kiện của từng nhóm.
12
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, theo nghị định số 02/2010/NĐ-CP
ngày 08/01/2010 của Chính phủ về “Khuyến nơng”, cịn có một số nguyên tắc cụ
thể áp dụng cho khuyến nông Việt Nam:
- Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của nhà nước.
- Phát huy vai trị chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông
dân trong hoạt động khuyến nông.
- Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
- Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông
để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia hoạt động khuyến nơng.
- Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng.
- Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
2.1.1.5. Các phương pháp khuyến nông
Phương pháp khuyến nông cơ bản được chia làm 3 nhóm dựa trên những
phương thức tác động giữa KN viên với nơng dân. Đó là:
* Phương pháp tiếp xúc cá nhân (tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
nông dân): Là phương pháp mà thông tin được chuyển giao trực tiếp cho từng cá
nhân hay hộ nông dân.
Phương pháp tiếp xúc cá nhân được sử dụng khá rộng rãi và có hiệu quả
cao nhất trong hoạt động khuyến nơng dựa trên các hình thức sau: Đến thăm
nơng dân, nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gửi thư riêng, gọi điện
thoại, những cuộc gặp gỡ bất chợt.
13
*Phương pháp khuyến nơng theo nhóm:
Khuyến nơng theo nhóm là phương pháp tập hợp và tổ chức nhiều nông
dân lại thành nhóm để tổ chức các hoạt động khuyến nơng. Phương pháp khuyến
nơng theo nhóm được áp dụng rộng rãi nhất trong các công tác khuyến nông và
được thể hiện dưới nhiều hình thức: Hội họp (họp thơn bản, họp lập kế hoạch,
họp cộng đồng...), trình diễn (trình diễn phương pháp, trình diễn kết quả), hội
thảo đầu bờ, đi tham quan, tập huấn kỹ thuật.
* Phương pháp sử dụng phương tiện thông tin đại chúng:
Là phương pháp được thực hiện bằng sử dụng các phương tiện truyền
thông như:
- Phương tiện nghe: Đài, băng cát sét...
- Phương tiện nhìn: Tranh. ảnh, mẫu vật....
- Phương tiện đọc: Sách, báo, tạp chí...
- Phương tiện kết hợp nghe nhìn: Tivi, phim nhựa, phim video...
2.2.2. Khái niệm về mơ hình
Mơ hình hoặc hình mẫu theo nghĩa rộng thường là hình của một vật thể để
tham khảo hay làm theo. Mơ hình là sự trừu tượng hóa hay đơn giản hóa hệ
thống. Trên thực tế hệ thống rất phức tạp, mơ hình đơn giản hơn hệ thống,
nhưng phải đảm bảo có các thuộc tính, chức năng quan trọng của hệ thống
(không nhất thiết phải phản ánh tất cả các đặc điểm của hệ thống). Nói cách khác
mơ hình là phương tiện để tách ra khỏi hệ thống hoạt động khách quan nào đấy
cần nghiên cứu. Trong mơ hình mà nhất thiết phản ánh tất cả các đặc điểm của
hệ thống, đó là sự trừu tượng hóa.
Cịn mơ hình nơng nghiệp là những mơ hình mơ tả các hoạt động của sản
xuất nơng nghiệp. Trong mơ hình diễn tả các mối quan hệ giữa các nhân tố chủ
yếu là thể hiện các yêu cầu của sản xuất (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra), cho
đến nay rất khó có một mơ hình hồn chỉnh nào về hệ thống nông nghiệp. Tuy
14
nhiên mỗi mơ hình đáp ứng được một phần của nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở
từng vùng và từng thời gian cụ thể.
Như vậy, khái niệm về mơ hình cũng gần tương đương với khái niệm về
khuyến nơng. Nó khơng có một định nghĩa chính xác và phù hợp với tất cả các
đối tượng sử dụng khác nhau, mà chỉ đáp ứng được cho một mục đích dùng nó
với những đặc trưng riêng cần thiết.
2.3. Cở sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Q trình phát triển của khuyến nơng thế giới
Hoạt động khuyến nông trên thế giới bắt đầu từ thời kỳ phục hưng (thế kỷ
XIV) khi mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến
phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “học đi đôi với
hành” vào giảng dạy. Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ơng đã cho học trị
tiếp xúc với sản xuất và tự nhiên. Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giống
cây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bị, gà...
Tuy nhiên, đến năm 1843 hoạt động mang tính chất khuyến nơng mới
có biểu hiện rõ nét. Đó là hoạt động của Ủy ban nông nghiệp của thành phố
New York (Hoa Kỳ). Ủy ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các
trường Đại học Nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ
sở để hướng dẫn, phổ biến KHKT giúp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở các
vùng nông thôn.
Ở châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyến nơng khu vực
châu Á được tổ chức tại Manila (Philippin) năm 1955, hoạt động khuyến
nơng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tổ chức khuyến nông các nước lần lượt
được thành lập như: Inđônêxia (1955), Ấn Độ (1960), Thái Lan (1967)...
Như vậy, có thể thấy hoạt động khuyến nơng của các nước hình thành từ
khá sớm và khẳng định được vai trị của mình trong cơng cuộc phát triển kinh tế
15
nói chung và phát triển NN - NT nói riêng. Khuyến nông cũng đang được các
nước ngày càng chú trọng, quan tâm hơn. Bằng chứng là năm 1700 mới có 1
nước, năm 1800 có 8 nước, năm 1950 có 69 nước, năm 1992 có 199 nước, năm
1993 có thêm Việt Nam là 200 nước chính thức có tổ chức khuyến nơng.
2.3.2. Q trình phát triển của khuyến nơng Việt Nam
2.3.2.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nơng Việt Nam
Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nơng Việt Nam
hình thành, phát triển tương đối sớm.
Ngay từ thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã được chú trọng:
Các vua Hùng cách đây hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông
nghiệp: Gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các hồng tử, cơng chúa có cơ hội
trổ tài chế biến các món ăn độc đáo bằng nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa
là người đầu tiên dạy dân chăn tằm, dệt lụa.
Thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945): Thực dân Pháp cũng rất chú trọng nơng
nghiệp, thực hiện chính sách lập đồn điền. Pháp tổ chức các sở canh nông ở Bắc
Kỳ, các Ty khuyến nông ở các tỉnh. Trong giai đoạn này Việt Nam đã nhập một
số cây con mới: Cà phê, cao su, lợn Yorksai, gà Rôtri...và Việt Nam cũng đã
xuất khẩu được một số nông sản: Gạo xuất khẩu 397.000 tấn (năm 1919), xuất
cảng 70.417 tấn nhựa cao su (1920-1929)... Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp và
khuyến nông ở thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho chính sách thuộc địa phong
kiến của thực dân Pháp.
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ
trương, chính sách phát triển nông nghiệp: Cải cách ruộng đất, chia đất cho nơng
dân thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, xây dựng HTX nông nghiệp,
nông trường quốc doanh và hàng loạt các cơ quan nghiên cứu, các trường đại
học ra đời nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển lên một bước mới.