Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng tiểu khí hậu chuồng nuôi tới khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.72 KB, 53 trang )

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM





NG CễNG DNG




Tờn ti:
Nghiên cứu ảnh hởng tiểu khí hậu chuồng nuôi tới khả năng
sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị tại Thái Nguyên


khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Chn nuụi Thỳ y
Khoa : Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc : 2010- 2014



Thỏi Nguyờn, nm 2014


2
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM





NG CễNG DNG




Tờn ti:
Nghiên cứu ảnh hởng tiểu khí hậu chuồng nuôi tới khả năng
sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị tại Thái Nguyên


khóa luận tốt nghiệp đại học


H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Chn nuụi Thỳ y
Lp : K42 - CNTY - N01
Khoa : Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc : 2010 - 2014
Giỏo viờn hng dn : PGS. TS. Trn Thanh Võn
Khoa Chn nuụi Thỳ y - Trng i hc Nụng Lõm Thỏi Nguyờn





Thỏi Nguyờn, nm 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại
cơ sở, nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sự kính trọng sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo, Cán bộ xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương.
Cùng tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bản khóa luận này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân, TS.
Nguyễn Thị Thúy Mỵ trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản
khóa luận tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Ngọ Công Dũng










4
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng và không thể thiếu được
trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại
học Nông Lâm nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố, áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến
thức chuyên môn, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời đây
là thời gian để sinh viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản thân những kiến
thức về phương pháp quản lý, những hiểu biết xã hội để khi ra trường trở
thành một cán bộ khoa học kỹ thuật có kiến thức chuyên môn vững vàng và
có năng lực trong công tác.
Được sự nhất trí của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi -
Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy
giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng tiểu khí hậu chuồng nuôi tới khả năng sản
xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị tại Thái Nguyên”
Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của
bản thân em đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế,
kể cả phương pháp và kết quả nghiên cứu. Vì vậy em mong nhận được sự
đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản
khóa luận hoàn chỉnh hơn.
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
Bảng 1.1: Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà 9
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 11
Bảng 2.1. Thời gian chiếu sáng cho gà 26
Bảng 2.2 Theo dõi tiểu khí hậu các lô thí nghiệm trong chuồng nuôi 30
Bảng 2.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi (%) 31

Bảng 2.4. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) 33
Bảng 2.5. Tỷ lệ đồng đều (%) và điều chỉnh lượng thức ăn cho gà thí nghiệm
(g/con) 35
Bảng 2.6. Khả năng sử dụng thức ăn của 1 gà thí nghiệm giai đoạn hậu bị (g) 36
Bảng 2.7. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm 38
Bảng 2.8. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị 39

6
DANH MỤC CÁC HÌNH
trang
Hình 2.1. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị 40
Hình 2.2. Hiệu quả kinh tế trên 1 gà hậu bị 41

7
MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3
1.1.4. Nhận xét chung 5
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 6
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 6
1.2.2. Phương pháp tiến hành 6
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 7
1.3. Kết luận và đề nghị 12
1.3.1. Kết luận 12
1.3.2. Đề nghị 12

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13
2.1. Đặt vấn đề 13
2.1.1. Mục tiêu của đề tài 13
2.1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14
2.2. Tổng quan tài liệu 14
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 23
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.3.2. Địa điểm 25
2.3.3. Thời gian 25
2.3.4. Nội dung nghiên cứu 25
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 27
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 28
2.4. Kết quả và thảo luận 29
2.4.1. Theo dõi tiểu khí hậu chuồng nuôi 29
8
2.4.2. Tỷ lệ nuôi sống 30
2.4.3. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 32
2.4.4. Tỷ lệ đồng đều và kỹ thuật điều chỉnh 34
2.4.5. Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm 36
2.4.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm và kết quả điều trị bệnh
37
2.4.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị 39
2.5. Kết luận và tồn tại 41
2.5.1. Kết luận 41
2.5.2. Tồn tại 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 43

II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI 44
III. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 44





1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 17 km,
dân số là 13.207 người, mật độ dân cư đạt 776 người/km
2
.
Xã nằm ở phía Tây Nam của huyện và giáp với huyện Đại Từ, ở phía
Bắc, giáp với xã Cổ Lũng, ở phía Đông, giáp với huyện Đồng Hỷ, ở phía
Nam giáp với Thành phố Thái Nguyên
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Xã Sơn Cẩm thuộc khu vực trung du đồi núi thấp, xung quanh được
bao bọc bởi các ngọn núi nhỏ. Địa hình khá phức tạp.
1.1.1.3. Giao thông
Tuyến quốc lộ 3 chạy qua phần phía Đông của xã, tuy nhiên cơ sở hạ
tầng về giao thông giữa xóm làng tới tuyến quốc lộ 3 không được đầu tư
nhiều, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Sơn Cẩm thuộc vùng trung du miền núi bắc bộ nên khí hậu là khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình. Mùa

đông lạnh và khô . Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa 2 mùa lên tới 19°C, độ ẩm
trung bình là 75%. Mùa đông nhiệt độ giao động khá lớn. Có những ngày
nhiệt độ nắng nóng lên tới 22 – 26 °C, ngược lại, lại có những ngày nhiệt độ
chỉ từ 6-10 °C. Nhiệt độ trung bình những tháng mùa đông là 15-19°C. chính
vì thế nhiệt độ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của đàn vật nuôi cũng như kết quả chăn nuôi.
Trái với mùa đông, mùa hè nhiệt độ khá cao (trung bình 28-30
0
C) nhìn
chung sự giao động về nhiệt độ này không lớn như mùa đông, nhưng trong
2
những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ kéo theo những ngày ẩm độ thấp mưa
nhiều. Ẩm độ trung bình của mùa hè ở 85-90%, lượng mưa trung bình ở Phú
Lương từ 2000 mm - 2100 mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, mưa
nhiều, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm toàn huyện, điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật có hại phát triển.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân cư quanh trại
Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999-2003, xã Sơn Cẩm có
diện tích 17 km, dân số là 13.207 người, mật độ dân cư đạt 776 người/km.
Đây là xã đông dân nhất.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lượng
lớn như: Than, quặng titan, quặng sắt, chì kẽm, đá vôi, cát sỏi, v.v… Đồng
thời có tiềm năng to lớn về đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển các loại cây
trồng có giá trị cao. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 11,39%, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản từ
57,4% năm 2005 xuống 52,59% năm 2009.
1.1.2.3. Tình hình văn hóa xã hội
Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong những năm gần đây

được nâng lên rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn
như: Đài, TV, sách báo. Đây là điều kiện thuân lợi để người dân trong xã nắm
bắt kịp thời chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin khoa
học kỹ thuật để phục vụ đời sống hàng ngày.
Trên địa bàn của xã có trạm y tế, hệ thống y tế cơ sở hoạt động khá
hiệu quả, thường xuyên quan tâm chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Xã có trình độ dân trí cao, có rất nhiều cơ quan trường học đóng trên
địa bàn xã. Trong những năm vừa qua xã đã hoàn thành chương trình giáo dục
phổ cập trung học cơ sở.
3
Hoạt động của các ban ngành trong xã tích cực, đồng bộ thống nhất có
sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa,
nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân, đẩy mạnh sản xuất tạo công ăn
việc làm cho người dân và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1 Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của
nhân dân. Do vậy, sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và
phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu là cây lúa với diện tích trồng khá lớn.
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi từng bước được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu
thị trường tiêu thụ cụ thể như sau:
+ Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò của xã có khoảng 245 con năm 2013, trong đó chủ yếu là
trâu, hình thức chăn nuôi tận dụng các bãi chăn thả tự nhiên và sản phẩm phụ của
ngành trồng trọt. Việc dự trữ các loại thức ăn cho trâu bò vào vụ đông chưa được
quan tâm đầy đủ, vì vậy trâu bò thường có sức khỏe kém nên hay mắc bênh.
Chuồng trại và công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y chưa triệt để, trâu bò thường
xuyên bị mắc các bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác.
+ Chăn nuôi lợn

Hầu hết các hộ dân đều chăn nuôi lợn, nhưng số lượng nuôi còn ít.
Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng các phế phụ phẩm của
ngành trồng trọt như: lúa, ngô, khoai, sắn Vì vậy, năng suất chăn nuôi lợn
chưa cao. Tuy nhiên, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi,
biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như: Sử dụng các
loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi, tăng
năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
4
Công tác giống lợn đã được quan tâm, nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn
nái Móng Cái hay nái F1 hoặc nái ngoại thuần để chủ động con giống và cung
cấp một phần sản phẩm ra thị trường.
Công tác vệ sinh thú y còn hạn chế, việc tiêm phòng hàng năm chưa triệt để
nên bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời ảnh hưởng đến
sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường. Trong những năm tới, mục tiêu là phải
đưa được năng suất sản phẩm, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như
đẩy mạnh hơn nữa việc chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia cầm
Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm tại xã khá phát triển, chủ yếu là chăn
nuôi gà, vịt theo phương thức chăn nuôi tự nhiên và bán chăn thả. Bên cạnh
đó có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trại quy mô, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa năng suất lên cao.
Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi đã có một số
gia đình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, mua
các con giống mới có năng suất cao. Kết quả đã đem lại thu nhập khá cao cho
các hộ chăn nuôi.
Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc
tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vacxin tiêm chủng cho gà.
Song vẫn còn một số hộ chăn nuôi chưa ý thức được công tác phòng bệnh cho
vật nuôi, đó cũng là điều đáng lo ngại vì đó là điểm cư trú và phát tán mầm
bệnh gây tác hại cho đàn gia cầm trên toàn địa bàn.

1.1.3.3. Công tác thú y
Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó
quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong
điều kiện chăn nuôi quảng canh. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe
của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Vì vậy, công
tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương cũng như người
chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bênh cho người chăn nuôi.
5
+ Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn.
+ Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
+ Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ
đạo địa phương thực hiện.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của địa
phương được phát triển mạnh, đảm bảo an toàn kể cả giai đoạn dịch cúm gia
cầm xảy ra hầu hết ở các địa phương trong toàn quốc.
1.1.4. Nhận xét chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Trại nằm giữa một vùng kinh tế phát triển mạnh. Sức tiêu thụ sản phẩm
cao. Vì vậy, sản phẩm của trại luôn được tiêu thụ tốt, phù hợp với nhu cầu của
người dân.
Chủ trại gà và đội ngũ công nhân đều có kinh nghiệm chăn nuôi đã
nhiều năm và biết vận dụng những khoa học kỹ thuật mới nhất vào quy trình
sản xuất chăn nuôi.
Cơ sở vật chất của trại được trang bị tương đối đầy đủ, phù hợp với quy
mô chăn nuôi hộ gia đình: hệ thống máng uống tự động, máng ăn sạch sẽ, hệ
thống dàn mát và quạt thông gió……
1.1.4.2. Khó khăn
- Trại mang tính chất quy mô hộ gia đình nên điều kiện chăn nuôi còn
thiếu thốn.

- Đường giao thông chủ yếu là đường đất đi lại rất khó khăn
- Yêu cầu vệ sinh thú y tại trại nuôi gà hậu bị còn chưa được chăn chẽ
lắm, mật độ nuôi cao, diện tích chật hẹp làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh
trên đàn gia cầm
- Trại quá gần với khu dân cư và hộ gia đình.
6
- Xã còn thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý kinh doanh có
chuyên môn giỏi, có trình độ đáp ứng những thách thức gay gắt của nền kinh
tế thị trường.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
 Công tác chăn nuôi
- Thực hiện chọn giống gà.
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tiến hành thực hiện quy trình chăm
sóc, nuôi dưỡng gà hậu bị.
Công tác thú y có vai trò quan trọng đến việc chăn nuôi, nó quyết định
đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện
nuôi quảng canh.Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì
vậy công tác thú y luôn được ban lãnh đạo xã quan tâm, chú trọng. Năm 2013
xã đã thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi và đạt được một số kết quả sau:
- Tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó 2 đợt được 3199 lượt con/2974
con (trong đó bổ sung lần 2 được 225 con).
- Tiêm phòng cúm cho gia cầm 3 đợt với 64.239 lượt con.
- Tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu bò 2 đợt tiêm với 453 lượt con.
- Tiếp tục thực hiện các ô mẫu mới về trồng trọt và chăn nuôi.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã phát
triển mạnh, đảm bảo an toàn.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Lên kế hoạch cho công việc.
- Học hỏi kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở.

- Thường xuyên liên hệ với thầy giáo hướng dẫn để xin ý kiến.
- Trực tiếp tham gia chữa bệnh tại cơ sở.
- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định tại cơ sở.
7
- Tham khảo các tài liệu chuyên môn để thực tập đạt kết quả cao.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác giống
Do cơ sở là nông hộ nuôi gia công gà cho công ty Dabaco, nên công tác
chọn giống chủ yếu do cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Con giống phải khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo
mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 35 - 40 gam.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và tùy từng loại gà mà ta áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
Trại nuôi gà hậu bị Isa brown, gà hướng trứng, và quy trình chăm sóc
được tiến hành tuần tự như sau:
- Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chuồng nuôi
chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước
uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5%
cho gà uống hết lượt sau 2-3 giờ mới cho gà ăn bằng khay ăn.
Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ trong quây là 33 - 35
0
C. Từ 3 - 6 ngày
tuổi cần nhiệt độ cần thiết là 30
0
C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi
đến khi thích hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà: Nếu gà tập trung đông,
tụ đống gần lò sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt, cần tăng nhiệt độ lò. Còn
gà tách xa lò sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ
khi nào thấy gà tản đều khi đó là nhiệt độ phù hợp. Máng ăn, máng uống

đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà
hoạt động bình thường.
- Giai đoạn hậu bị: Gà nuôi sinh sản từ 6 - 18 tuần tuổi, giai đoạn này
lượng thức ăn cho gà được xác định trong khẩu phần ăn theo các giai đoạn
khác nhau (giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi và từ 10 - 18 tuần tuổi). Ở giai đoạn này
cho ăn theo khẩu phần khống chế. Khẩu phần ăn được xác định tùy theo khối
lượng cơ thể gà gầy hay béo mà điều chỉnh phù hợp. Ngày cho ăn 2 lần để
giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho đàn gà. Khi phân phối thức ăn vào
8
máng thì trong vòng 5 phút tất cả các máng đều có thức ăn. Máng gà cho giai
đoạn này cần treo cao cho gờ miệng máng luôn ngang với diều gà để tránh rơi
vãi thức ăn, không khống chế nước uống.
Công tác quản lý đàn gà giai đoạn hậu bị: Hàng ngày theo dõi và giám
sát tình trạng sức khỏe của đàn gà. Khi phát hiện gà có triệu chứng, biểu hiện
bệnh, tiến hành theo dõi, kiểm tra chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị
bệnh kịp thời cho đàn gà. Trong quá trình nuôi dưỡng tiến hành tiêm chủng
các loại vắc-xin cho gà theo đúng lịch phòng bệnh theo quy trình kỹ thuật
chăn nuôi đã quy định, thường xuyên kiểm tra và tiến hành cân khối lượng gà
hàng tuần, thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng về thời gian và cường độ.
Nếu đệm lót ướt ta phải rải thêm trấu vào những chỗ ướt để đệm lót
luôn khô, tránh bệnh cho đàn gà.
* Chế độ chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn có tác dụng kích thích hay kìm
hãm sự phát dục của gà sớm hay muộn hơn quy định. Điều cần ghi nhớ để áp
dụng cho đàn gà sinh sản đó là: Không tăng lượng thời gian chiếu sáng và
cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị, không được giảm thời gian và
cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng. Với chuồng nuôi ở trại là
chuồng kín, việc khống chế thời gian chiếu sáng là rất dễ.
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố
quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do
vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, gia đình chủ
trại thường xuyên quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm,
phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, khử trùng máng ăn, máng uống. Trước khi
vào chuồng cho gà ăn phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi
ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe người lao động và phòng bệnh cho gia
cầm. Gà nuôi ở trại được sử dụng thuốc phòng bệnh theo lịch trình.
9
Tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động bảo đảm
an toàn trước dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vắc-xin không pha thuốc kháng
sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12h, pha vắc-xin vào lọ dùng để nhỏ trực tiếp
vào miệng, mắt, mũi hoặc pha loãng ở dạng dung dịch để tiêm. Tính toán liều
vắc-xin phải đủ để mỗi con nhận được một liều. Chúng tôi sử dụng vắc-xin
phòng bệnh cho đàn gà theo lịch như sau:
Bảng 1.1: Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà
Ngày
tuổi
Bệnh Phòng Loại vắc xin
Phương pháp
dùng
1 Marek Marek Tiêm dưới da
7
Newcastle +IB hướng thận ND Clone30+IB4/N91 Nhỏ mắt
Newcastle
ND (Killed)
2
1
dose
Tiêm dưới da

14
Gumboro LZ 228E Nhỏ miệng
Cầu trùng Coccivac D Nhỏ miệng
Cúm gia cầm H
5
N
1
hoặc H
5
N
2
Tiêm dưới da
21 Gumboro Gumboro D78 Uống
28
Đậu gà FP (AE + POX)
Đâm màng
cánh
Sưng phù đầu Coryza
Coryza (Haemovac) 1 dose
+ Gentamycin 8mg/1kg TT

Tiêm bắp
42
Newcastle ND (Killed) 1 dose Tiêm dưới da
Newcastle + Viêm PQTN

ND +IB (Clone30 + Ma5) Nhỏ mắt
56
Viêm TKQTN
ILT Injections Laryngral

Disease
Nhỏ mũi

Cúm gia cầm H
5
N
1
hoặc H
5
N
2

Tiêm dưới da

98
Newcastle + Viêm PQTN ND + IB Nhỏ mắt
Sưng phù đầu Coryza Coryza Tiêm bắp
Newcastle + Viêm PQTN +
Hội chứng giảm đẻ
ND + IB + EDS Tiêm bắp
(Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công [3])
* Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại gà đẻ thương
phẩm, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và
10
có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường
gặp một số bệnh sau:
• Bệnh Cầu trùng(Coccidiosis)
- Nguyên nhân: Bệnh Cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác
nhau thuộc họ Coccidia gây ra, ký sinh chủ yếu trên tế bào biểu mô ruột.

- Triệu chứng: Qua quan sát chuồng nuôi thấy phân loãng hoặc sệt, màu
socola, đôi khi có lẫn máu. Mổ khám những con bị chết thấy ruột non, manh tràng
bị tụ huyết, xuất huyết. Manh tràng sưng chứa hơi, phân có màu socola hoặc máu.
- Điều trị: Khi đàn gà bị nhiễm chúng tôi tiến hành điều trị như sau:
+ Dùng Rigecoccin: liều trị 1g/4 lít nước uống.
+ B.complex với liều 1g/2 lít nước
Cho gà uống liên tục trong 3 - 4 ngày thì thấy gà hoạt động và ăn uống
bình thường, không thấy máu trong phân nữa trở lại dùng thuốc phòng Cầu
trùng theo như lịch trình 2/3 (liều phòng).
• Bệnh CRD
- Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh thường
xảy ra ở đàn gà 3 tuần tuổi và gà trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh vào thời
điểm mưa phùn, ẩm độ cao.
- Triệu chứng: Các triệu chứng qua quan sát gà bệnh thấy: Một số con
thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống nền
chuồng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi.
- Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallicepticum gây ra.
- Điều trị: Sau khi quan sát thấy các triệu chứng như trên chúng tôi
chẩn đoán gà bị mắc bênh CRD và tiến hành điều trị như sau:
Cho toàn đàn uống kháng sinh, kết hợp B.complex bắt riêng những gà
có biểu hiện bệnh nặng sang chuồng khác để cách ly và tiến hành điều trị.
+ Anti - CRD với liều: 2g/lít nước uống đồng thời cho uống B.complex
với liều 1 g/2lít nước uống, cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
11
Sau 4 ngày điều trị gà trở lại bình thường, không còn các triệu chứng trên.
Sau 5 tháng thực tập tại trại, tôi đã tham gia và hoàn thành được một số
tác phục vụ sản xuất phục vụ sản xuất đã đề ra. Kết quả công tác phục vụ sản
xuất được thể hiện tổng quát qua bảng kết quả sau:
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc

Số lượng
(con)
Kết quả
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Phòng bệnh bằng vắc xin
An toàn
Newcastle (ND Clone30) 5200 5169 99,40
Viêm PQTN (IB)
Gumboro (Gumboro D78, LZ228E) 5169 5159 99,80
Cầu trùng (CoccivacD)
Cúm gia cầm (H5N1) 5159 5119 99,22
Đậu gà (POX) 5119 5095 99,53
Sưng phù đầu (Coryza)
Viêm TKQTN
(ILT Injections Laryngral Disease)
5095 5085 99,80
Hội chứng giảm đẻ
Điều trị bệnh
Khỏi
Bệnh Cầu trùng 5139 5109 99,41
Bệnh hen gà CRD 3836 3776 98,44
Công tác khác
Đạt yêu cầu
Phun sát trùng (m
2
) 9000 9000 100,0


12
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
* Bài học kinh nhiệm
Qua thời gian thực tập ở nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương,
được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo xã, của cán bộ kỹ thuật trại, cũng như
của chủ trại, đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS. Trần Thanh Vân em đã bước đầu tiếp xúc với thực tế sản xuất,
đã trưởng thành nhiều về chuyên môn, cũng như biết cách tổ chức một trang
trại gà. Điều quan trọng nhất là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích
về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất như:
- Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
- Nắm được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng, quy trình phòng
bệnh cho đàn gà.
- Biết cách chẩn đoán và nắm được biện pháp điều trị một số bệnh
thông thường.
- Tay nghề thực tế được nâng cao rõ rệt.
Ngoài ra trong thời gian thực tập, do được tiếp xúc với thực tế sản xuất
đã giúp em có niềm tin vào bản thân, rèn luyện tác phong làm việc, trau dồi
cũng kiến thức,…Đây là một việc rất cần thiết đối với bản thân em cũng như
tất cả các bạn sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập với kết quả thu được em thấy mình còn những
tồn tại sau:
- Vì thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho
nên kết quả thu được chưa cao.
- Các kiến thức được học tập và rèn luyện ở nhà trường chưa thể vận
dụng hết vào thực tiễn sản xuất.
- Tay nghề chưa cao, đôi khi chưa mạnh dạn trong công việc.
- Qua thời gian thực tập em thấy từ kiến thức sách vở vận dụng vào

thực tế sản xuất là một quá trình dài. Do vậy tôi nhận thấy mình cần phải học
hỏi nhiều hơn, cố gắng rèn luyện để vươn lên, khắc phục những khó khăn
và sai sót của bản thân.
13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
của nước ta. Để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, ngoài trồng trọt, chăn
nuôi chiếm vị trí không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nâng
cao đời sống của người dân. Chăn nuôi không những góp phần làm tăng thu
nhập, tận dụng nguồn lao động thừa, còn là một nguồn lợi không nhỏ cho bất
cứ một quốc gia nông nghiệp nào.
Ở Việt Nam ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng
đã có từ lâu nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây, ngành chăn
nuôi gia cầm phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nó không những
đáp ứng được nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Chăn
nuôi gia cầm có ý nghĩa kinh tế lớn vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu
về các loại sản phẩm như trứng, thịt có giá trị dinh dưỡng cao (có tỷ lệ protein
cao và đầy đủ các axit amin thiết yếu). Ngoài ra nó còn cung cấp phân bón
cho ngành trồng trọt và cung cấp một số sản phẩm phụ như lông cho ngành
công nghiệp nhẹ.
Giống gà Isa brown là giống gà chuyên trứng, cao sản của thế giới, được
nhập vào Việt Nam năm 1998 từ Cộng hoà Pháp, hiện nay đang được nuôi nhiều
ở trang trại, gà có năng suất trứng cao, trứng có vỏ màu nâu, được thị trường ưa
chuộng.
Để đánh giá yếu tố môi trường trong chuồng kín đến sức sản xuất của
giống gà này, chúng tôi đã tiến hành đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tiểu khí hậu
chuồng nuôi tới khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị tại Thái
Nguyên”

2.1.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị.
- Ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi tới khả năng sản xuất của gà
Isa brown giai đoạn hậu bị.
14
2.1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu
tiếp theo.
- Cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân cách nuôi dưỡng và chăm
sóc gà có hiệu quả.
- Bản thân tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học về gia cầm
 Sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước, khối lượng của cùng một loại
tế bào, mô, cơ quan giúp cho cơ thể lớn lên.
Theo Trần Đình Miên và cs, (1975) [11] sinh trưởng là quá trình tích
lũy chất hữu cơ cho quá trình đồng hóa và dị hóa, sự tăng về chiều cao, chiều
dài bề ngang, khối lượng các bộ phận, toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di
truyền từ đời trước.
Chambers, (1990) [21] định nghĩa: sinh trưởng là quá trình tích lũy các
bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da những bộ phận này không những khác
nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.
Sinh trưởng gắn liền với phát dục. Đó là quá trình thay đổi về chất lượng, là
sự tăng và hoàn chỉnh thêm về chức năng hoạt động các bộ phận, cơ quan.
Sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau
mà ảnh hưởng lẫn nhau, là quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho con
vật ngày càng hoàn chỉnh.
Sự sinh trưởng, phát dục của gia súc, gia cầm luôn tuân theo quy luật

nhất định , đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh
trưởng phát dục không đều và quy luật tính chu kỳ.
Tính toàn giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện dưới hình thức khác
nhau. Theo Nguyễn Ân và cs, (1983) [2] thời gian của các giai đoạn dài hay
15
ngắn, số lượng giai đoạn sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống từng cá
thể có sự khác nhau. Sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều được thể
hiện sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trong của cơ
thể con vật ở từng lứa tuổi. Sự sinh trưởng không đều con biểu hiện ở từng cơ
quan bộ phận: mô cơ, xương… có bộ phận ở thời kỳ phát triển này nhanh
nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm.
Đứng về phía cạnh sinh học các nhà khoa học cho rằng sự sinh
trưởng được xem như là sự tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc
tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng
không đồng nghĩa với tăng khối lượng, sự tăng trưởng thực sự là sự tăng
lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ (theo
Nguyễn Thu Quyên, 2008 [14]).
Theo Trần đình Miên và cs, (1975) [11] phát hiện ra quy luật ưu tiên
các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của các cơ quan tiêu hóa, tổ chức
cơ, tổ chức mỡ, sau khi thừa các chất dinh dưỡng mới cho tích lũy mỡ.
Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp kéo dài từ lúc trứng được thụ
tinh đến khi con vật trưởng thành. Việc đánh giá chính xác toàn bộ quá trình
sinh trưởng là một công việc khó khăn phức tạp. Ngày nay các nhà chọn
giống vật nuôi có khuynh hướng sử dụng các phương pháp đơn giản và thực
tế. Đó là, xác định khả năng sinh trưởng theo ba hướng: chiều cao, thể tích và
khối lượng.
Khối lượng cơ thể : Về mặt sinh học sinh trưởng được coi như là quá trình
tổng hợp tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, có thể lấy việc tăng
khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm.
Khối lượng cơ thể gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng. Tính trạng

này có hệ số di truyền khá cao và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, loài.
Còn theo Branch và Bilechel (1972) [18] thì hệ số di truyền là 40-60%.
Ngoài ra, tính trạng khối lượng cơ thể còn liên quan và phụ thuộc vào
tính biệt, tuổi, hướng sản xuất, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của
ngoại cảnh, môi trường.
16
Khối lượng cơ thể còn tương quan với khối lượng trứng cũng như kích
thước tất cả các phần của cơ thể ở 8 tuần tuổi. Giữa khối lượng cơ thể và sức
đẻ có mối tương quan âm.
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng:
Theo Trần Đình Miên và cs, (1975) [11] tốc độ sinh trưởng là cường độ
tăng của các chiều của cơ thể trong khoảng thời gian nhất định. Trong chăn
nuôi gia cầm người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng:
sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng kích thước và thể
tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2 , 39. 1997) [17].
Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày. Đồ thị sinh
trưởng tuyệt đối có dạng parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc kháo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2,40,
1997) [17]. Đường biểu diễn sinh trưởng tương đối có dạng hypebol cao ở
giai đoạn sau sơ sinh và giảm dần về giai đoạn trưởng thành. Sinh trưởng
tương đối tính bằng đơn vị %.
 Khả năng chuyển hóa thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra
giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu
chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất
của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng là hệ số chuyển hoá thức ăn, với gà

nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng. Nếu tăng
khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá tốt, khả năng trao đổi chất cao, do
vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp.
Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm.
17
Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng
với tiêu tốn thức ăn thường rất cao được xác định là (0,5 - 0,9). Tương quan
giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là tương quan âm từ (-0,2 đến -0,8)
Theo Phan Sỹ Điệt (1990), [8] khi nuôi gà broiler Ross - 208 ở 6 tuần
tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg.
Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của
nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả
trứng hay 1 kg trứng. Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp
dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn
cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến 1 năm đẻ.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (1999) [16], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg
thức ăn/10 quả trứng trong 43 tuần đẻ.
Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cộng sự (1996) [7] cho biết, tiêu
tốn thức ăn/ 10 trứng trong 12 tháng của gà Goldline – 54 thương phẩm
đạt 1,65 – 1,84 kg.
Nguyễn Huy Đạt và cs (2000) [6] cho biết, tiêu tốn thức ăn/10
trứng của gà BE43, ISA – MPK, AA lần lượt là: 3,3, 3,45, 3,66 kg.
Gà mái Goldline 54 bố mẹ:
Thức ăn tiêu thụ cho 1 gà nuôi: 7,8 kg.
Gà mái Hy-line Brown bố mẹ:
7,65 kg, thương phẩm là 5,7 - 6,0 kg.
Gà Brown Nick:

+ Hạn chế thức ăn: 6,1 - 6,4 kg
+ Cho ăn tự do: 6,4 - 6,7 kg
Gà Babcock B - 380
Thức ăn tiêu thụ/mái: 6,9 kg (gà mái bố mẹ), 6,6 kg (gà mái TP).
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài:
- Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể
giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm. Về sản lượng

×