Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin Newcastle chủng Lasota sản xuất tại xí nghiệp thuốc thú y Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.59 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ THANH MAI






KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CỦA VACXIN NEWCASTLE CHỦNG LASOTA SẢN XUẤT
TẠI XÍ NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ THANH MAI




KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CỦA VACXIN NEWCASTLE CHỦNG LASOTA SẢN XUẤT
TẠI XÍ NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ NHƯ QUÁN
TS. NGUYỄN BÁ HIÊN




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Mai

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CÁM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi luôn nhận
ñược sự quan tâm giúp ñỡ của nhà trường, bạn bè ñồng nghiệp. Trước tiên tôi xin
chân thành cám ơn sự giúp ñỡ quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Ngoại sản, Vi
sinh vật truyền nhiễm, các thầy cô giáo khoa Thú y - Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội ñã dành nhiều thời gian và công sức giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Như Quán, TS. Nguyễn Bá
Hiên, người ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong qua trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Xí nghiệp thuốc thú y Trung Ương
cùng bạn bè ñồng nghiệp và gia ñình ñã giúp ñỡ ñộng viên tôi hoàn thành chương

trình học tập cao học và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cám ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Danh mục các chữ viết tắt ix
MỞ ðẦU 1
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh Newcastle 3
1.1.1 Giới thiệu chung về bệnh 3
1.1.2 Lịch sử bệnh 3
1.2 Một số ñặc ñiểm của virus Newcastle 5
1.2.1 Phân loại 5
1.2.2 Hình thái và cấu trúc của Virus Newcastle 6
1.2.2 ðặc tính sinh học của virus Newcastle 7
1.3 Miễn dịch chống virus Newcastle 12
1.3.1 Miễn dịch thụ ñộng 12
1.3.2 Miễn dịch chủ ñộng 13
1.3.3 Quy luật hình thành kháng thể ñặc hiệu 15
1.4 Truyền nhiễm học 16
1.4.1 Dịch tễ học 16
1.4.2 Cơ chế sinh bệnh 18

1.4.3 Các thể bệnh Newcastle 19
1.5 Triệu chứng và bệnh tích của bệnh Newcastle 19
1.5.1 Triệu chứng 19
1.5.2 Bệnh tích 20
1.6 Chẩn ñoán bệnh Newcastle 21
1.6.1 Chẩn ñoán lâm sàng 21
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

1.6.2 Chẩn ñoán virus học 21
1.6.3 Chẩn ñoán huyết thanh học 22
1.7 Phòng bệnh Newcastle 22
1.7.1 Biện pháp can thiệt 22
1.7.2 Vệ sinh phòng bệnh 23
1.7.3 Vacxin phòng bệnh 23
1.7.3 ðiều trị 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Nội dung nghiên cứu: 25
2.1.1 Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vacxin 25
2.1.2 ðánh giá ñộ dài miễn dịch của gà sau khi sử dụng vacxin 25
2.1.3 Kiểm tra ñộ dài bảo quản của vaccine sau thời gian lưu kho ở nhiệt ñộ
2
o
-8
o
C. 25
2.2 ðối tượng nghiên cứu 25
2.3 Phạm vi nghiên cứu 25
2.4 Nguyên liệu 25
2.4.1 Thiết bị, máy móc 25

2.4.2 Nguyên liệu 25
2.5 Phương pháp nghiên cứu 26
2.5.1 Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 160 – 92 vacxin thú y – Quy trình
lấy mẫu và sử dụng mẫu trong kiểm nghiệm 26
2.5.2 Phương pháp kiểm tra ñộ ẩm và chân không 26
2.5.3 Phương pháp xác ñịnh hiệu giá virus (liều gây nhiễm 50% phôi gà:
EID
50
) của lô vacxin 27
2.5.4 Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vô trùng 29
2.5.5 Phương pháp kiểm tra an toàn 30
2.5.6 Kiểm tra hiệu lực 30
2.5.7 ðánh giá tỷ lệ bảo hộ của gà khi ñược dùng vacxin Lasota 30
2.5.8 Phương pháp ñánh giá ñộ dài miễn dịch của gà sau khi dùng vacxin. 31
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

2.5.9 Phương pháp kiểm tra ñộ dài bảo quản của vacxin Lasota sau thời gian
lưu kho 31
2.5.10 Phương pháp xác ñịnh hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle trong
huyết thanh của gà sau khi sử dụng vacxin bằng phản ứng HI 32
3.5.10 Phương pháp xử lý số liệu. 34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vacxin 35
3.1.1 Kiểm tra các chỉ tiêu vật lý của vacxin 35
3.1.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá virus ( liều gây nhiễm 50% phôi gà: EID
50
)
của 3 lô vacxin Lasota 37
3.1.3 Kết quả kiểm tra vô trùng 40

3.1.4 Kết quả kiểm tra an toàn 42
3.1.5 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin 44
3.1.6 ðánh giá tỷ lệ bảo hộ của gà ñối với bệnh Newcastle sau khi ñược sử
dụng vacxin Lasota 46
3.2 Kêt quả ñánh giá ñộ dài miễn dịch của gà sau khi dùng vacxin Lasota
bằng phương pháp công cường ñộc ở các thời ñiểm nhất ñịnh. 49
3.3 Kết quả ñịnh kỳ kiểm tra ñộ dài bảo quản của vacxin nhược ñộc
Lasota sau thời gian lưu kho 55
3.3.1 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược ñộc Lasota sau thời gian
bảo quản 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng 55
3.3.2. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược ñộc Lasota sau thời gian
bảo quản 13 tháng và 14 tháng 57
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Kết quả kiểm tra ñộ chân không của vacxin Lasota 35
3.2 Kết quả kiểm tra ñộ ẩm của vacxin Lasota 36
3.3 Kết quả xác ñịnh hiệu giá virus của vacxin Lasota của lô I 39
3.4 Kết quả xác ñịnh hiệu giá virus của vacxin Lasota của lô vacxin 1, 2, 3 40
3.5 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin Lasota 41
3.6 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin Lasota 43
3.7 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin Lasota 45

3.8 Tỷ lệ bảo hộ của gà sau khi sử dụng vacxin Lasota bằng phương pháp
công cường ñộc 47
3.9 Kết quả ñánh giá ñộ dài miễn dịch của gà sau khi sử dụng vacxin 14,
21 và 28 ngày bằng phương pháp công cường ñộc 51
3.10 Kết quả ñánh giá ñộ dài miễn dịch của gà sau khi sử dụng vacxin
35 và 42 ngày bằng phương pháp công cường ñộc 52

3.11 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin Lasota sau thời gian bảo
quản 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng bằng phương pháp
công cường ñộc 56

3.12 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin Lasota sau thời gian bảo
quản 13 tháng và 14 tháng bằng phương pháp công cường ñộc 59






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Biểu ñồ biểu diễn kết quả kiểm tra ñộ ẩm và ñộ chân không của
vacxin Lasota 37
3.2 Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle bằng phản
ứng HI 46

3.3 Xuất huyết dạ dầy tuyến, dạ dầy cơ 48
3.4 Xuất huyết niêm mạc ruột 49
3.5 Biểu ñồ biểu diễn ñộ dài miễn dịch của gà sau khi sử dụng
vacxin Lasota 54
3.6
Biểu ñồ biểu diễn ñộ dài bảo quản của vacxin sau thời gian lưu
k
ho. 58

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ARN Acid ribonucleic
APMV Avian paramyxovirus
CCð: Công cường ñộc
ðC ðối chứng
EID
50
50 percent Embryo infective dose
ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay
F Fusion protein
FAO Food Agriculture Organization
HA Haemagglutination
HI Haemagglutination inhibition
HN Haemagglutinin neuraminidase
OIE Office International des Epizooties
L Large protein
LD

50
Lethalis dosis 50%
MDT Mean Death Time
M Matrix protein
M Mukteswar
ND Newcastle disease
NP Nucleocapsid protein
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Thí nghiệm
RT – PCR Reverse transcription – Polymerase
ICPI Intracerebral pathogenicity index
IVPI Intravenous pathogenicity index

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

Tính cấp thiết của ñề tài.
Việt nam là nước có 80% dân số sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp.
Với ngành chăn nuôi thì chăn nuôi gia cầm có vai trò hết sức quan trọng.
Tuy nhiên với phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu dẫn ñến
dịch bệnh thường xuyên xảy ra ñang là một thách thức lớn cho ngành chăn nuôi
gia cầm. Một trong số những bệnh hay xảy ra là bệnh Newcastle, bệnh do loại
virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Tại Việt Nam bệnh Newcastle ñã từng là
thảm họa cho ngành chăn nuôi gia cầm, gây thiệt hại lớn về kinh tế ñiển hình là
vào năm 1970 tại nông trường An Khánh, bệnh xảy ra trong 1 tháng làm chết hơn
7.000 gà, năm 1973 tại nông trường Thành Tô, bệnh diễn ra hơn 10 ngày làm
chết hơn 10 vạn gà Từ ñó ñến nay, bệnh xảy ra ngày càng trầm trọng, mang
tính chất toàn diện gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Hiện nay có rất nhiều loại vacxin phòng Newcastle ñược sản xuất và lưu
hành trên thị trường Việt Nam. Vacxin phòng Newcastle do xí nghiệp thuốc Thú
y Trung Ương sản xuất bao gồm hai loại vacxin Newcastle hệ I và vacxin
Newcastle hệ II là Lasota
Theo quy ñịnh, bất cứ một loại vacxin nào trước khi xuất xưởng lưu hành
trên thị trường ñều phải tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: an toàn, vô trùng, hiệu
lực. Ngoài ra việc phải xác ñịnh ñược thời gian bảo quản thích hợp và xây dựng
ñược lịch tiêm phòng cho gia cầm hợp lý là việc rất cần thiết.
Theo sự chỉ ñạo của phòng giám ñốc và phòng kiểm nghiệm, những sản
phẩm vacxin do xí nghiệp sản xuất cần phải ra soát lại quy trình kiểm nghiệm ñể
xây dựng một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở chặt chẽ, ñảm bảo một vacxin khi
xuất xưởng, lưu thông trên thị trường phải có chất lượng tốt. Do vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin
Newcastle chủng Lasota sản xuất tại Xí nghiệp thuốc thú y Trung Ương”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Mục ñích của ñề tài
- Kiểm tra một số chỉ tiêu của vacxin Lasota sản xuất tại Xí nghiệp thuốc
thú y Trung Ương gồm: vô trùng, an toàn, hiệu lực, ñộ dài bảo quản, ñộ dài miễn
dịch của vacxin.
Ý nghĩa của ñề tài:
- Là cơ sở ñể ñưa ra ñược chính xác ñộ dài bảo quản vacxin Lasota
- Từ ñó xây dựng ñược quy trình sử dụng và bảo quản vacxin phù
hợp giúp cho xí nghiệp, các chi cục, các cơ sở chăn nuôi, lưu trữ, tiêm
phòng có hiệu quả.








Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle (Newcastle disease – ND) hay bệnh gà rù là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính của loài gà, có triệu chứng và bệnh tích gần giống với bệnh
Cúm gà. ðặc trưng của bệnh là viêm, xuất huyết và loét niêm mạc ñường tiêu
hóa (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh
Bệnh Newcastle gây ra bởi virus paramyxo type 1 (APMV-1), thuộc giống
Avulavirus, họ Paramyxoviridae. Có 9 Serotyp của các virus Paramyxo ñược ñặt
tên từ APMV-1 ñến APMV-9. Virus Newcastle có khả năng gây nhiễm cho hơn
200 loài gia cầm khác nhau. Gà mọi nòi giống, mọi lứa tuổi ñều có thể cảm
nhiễm và bị bệnh. Tính nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào chủng virus gây
bệnh và vật chủ nhiễm bệnh. Những chủng ñộc lực yếu (không gây bệnh) có thể
tạo ra sự nghiêm trọng của bệnh khi kế phát các vi sinh vật gây bệnh khác hoặc
do tác ñộng bất lợi của các yếu tố môi trường (Alexander và Senne, 2008).
* Thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra
Những ảnh hưởng kinh tế toàn cầu do bệnh Newcastle gây ra là rất lớn, có
thể coi là lớn nhất so với các bệnh gây ra ở gia cầm. Ở các nước phát triển, thiệt
hại không chỉ do các vụ dịch gây ra mà còn phải kể ñến những chi phí khổng lồ
cho chương trình vacxin phòng bệnh, kể cả một số nước ñã sạch bệnh cũng phải
chi một khoản tiền lớn cho việc giám sát virus. Ở các nước ñang phát triển, bệnh
có tính chất dịch ñịa phương (endemic), cần phải trả một khoản tiền lớn ñể hạn
chế các yếu tố làm cho bệnh bùng phát. Với cộng ñồng dân cư, tại nhiều nước

hiện nay, ñặc biệt ở các vùng nông thôn, nguồn cung cấp protein trong bữa ăn
hàng ngày là trứng và thịt, bệnh Newcastle ñã làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến
số lượng và chất lượng bữa ăn, do ñó ảnh hưởng ñến sức khỏe con người.
1.1.2. Lịch sử bệnh
Bệnh Newcastle ñược coi bùng phát lần ñầu tiên ở Java, Indonesia và thành
phố Newcastle bang Tyne (Anh) vào năm 1926 (Doyle, T. M. 1927). Tuy nhiên, ñã
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

có nhiều báo cáo cho thấy bệnh tương tự ñã xảy ra ở Trung Âu từ trước năm
1926; Năm 1833, Peteni lần ñầu tiên ñã mô tả về một trận dịch tả gà ở Hugari;
Năm 1880, Denprato (Ý) ñã phân biệt dịch tả gà với bệnh tụ huyết trùng; Năm
1901, Xentani ñã tìm ra căn bệnh là virus; Theo trích dẫn của Levine (1964),
Ochi và Hashimoto ñã phát hiện ñược bệnh ở Hàn Quốc vào năm 1924;
Macpherson (1956) lại cho rằng nguyên nhân gây chết của gà tại các hòn ñảo
phía Tây Scotland vào năm 1896 là do bệnh
Doyle là người ñầu tiên phân lập ñược virus từ những ổ dịch ở thành phố
Newcastle. Bằng các phản ứng huyết thanh học, ông ñã chứng minh mầm bệnh
có tính kháng nguyên khác với virus dịch tả gà. ðể kỷ niệm, người ta ñã gọi mầm
bệnh này là virus Newcastle và bệnh Newcastle.
Trong những năm tiếp theo, bệnh Newcastle ñược phát hiện ở nhiều quốc
gia như Ấn ðộ, Philippin, Triều Tiên, Nhật Bản, Australia và một số nước ở
Trung Á như Palestin, Syria. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, bệnh Newcastle ñã
lan tới Châu Âu qua ñảo Sicily và Italy.
Năm 1933 bệnh Newcastle ñã ñược Phan Văn Huyến phát hiện, gọi là
bệnh dịch tả gà ðông Dương. Một vụ xảy ra trên gà ở Nam Bộ ñược Vitor mô tả
có triệu chứng giống bệnh Newcastle ñược ñề cập vào năm 1938.
Tại Việt Nam, bệnh Newcastle ñược ñề cập ñến từ rất lâu và lan truyền
suốt từ Bắc ñến Nam. Năm 1949, tại Nha Trang Jacottot và Lelouet ñã phân
lập ñược virus Newcastle bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản

ứng ức chế ngưng kết hồng cầu gà (HI)
Trần ðình Từ và cộng sự (1979-1984), ñã xác ñịnh ñộc lực của các chủng
virus vacxin Newcastle ñang sử dụng ở Việt Nam bằng phương pháp ñã chuẩn
hóa của FAO. ðộc lực ñược xác ñịnh dựa trên 3 chỉ số MDT, ICPI và IVPI, kết
quả thấy 3 chủng virus Newcastle ñang sử dụng hiện nay có ñộc lực ổn ñịnh.
Chủng hệ I thuộc nhóm Mesogen, cùng loại với chủng H nhưng có ñộc lực cao
hơn và ñặc tính gây bệnh khác bệnh khác với chủng H, do ñó Hệ 1 có thể có
nguồn gốc từ chủng Mukteswar.
Trong ñầu thập niên 70, do chăn nuôi gà công nghiệp phát triển nên một
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

số cơ sở chăn nuôi ñã xảy ra những vụ dịch lớn về bệnh Newcastle. Năm 1973, ở
nông trường Thành Tô, chỉ trong 10 ngày bệnh ñã làm chết gần 100.000 gà. Năm
1974, ở xí nghiệp gà Cầu Diễn bị chết 2/3 trong tổng số 300.000 con trong vòng 2
tháng. Các trại gà khác cũng bị thiệt hại nặng nề do bệnh Newcastle như Nhân Lễ,
ðông Anh, (Nguyễn Bá Huệ và cs, 1978).
Phan Lục và CS. (1996), ñã theo dõi 6 cơ sở nuôi gà ở các tỉnh phía Bắc
từ năm 1980-1991. Các cơ sở ñều ñạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, quy cách chăn
nuôi, nhưng ñã xảy ra 5 vụ dịch Newcastle. Trong số các vụ dịch này, có 4 vụ ở
gà nhỏ, 1 vụ ở gà trưởng thành, dịch xảy ra vào các vụ ñông xuân từ tháng 10
ñến tháng 3 năm sau. Do ñó tác giả ñã ñề xuất lịch sử dụng vacxin thích hợp là: 7
ngày, 21-28 ngày, 50-58 ngày và 133-140 ngày; Vacxin sử dụng là Lasota và Hệ
1, bằng phương pháp nhỏ mũi hoặc tiêm dưới da tuỳ từng loại vacxin.
Từ khi phát hiện ñến nay, bệnh Newcastle thường xuyên xảy ra tại các ñịa
phương trong cả nước, gây thiệt hại ñáng kể cho ngành chăn nuôi gà.
1.2. Một số ñặc ñiểm của virus Newcastle
1.2.1. Phân loại
Họ paramyxovirus (family Paramyxoviridae) ñược chia thành 2 subfamily
(dưới họ):

- Subfamily Paramyxovirinae có 3 giống (chi):
+ Giống Rubulavirus bao gồm virus gây bệnh quai bị, parainfluenza 2 và
4 gây bệnh ở ñộng vật có vú, virus gây bệnh Newcastle và các avian
paramyxovirus (paramyxovirus gây bệnh ở gia cầm).
+ Giống Respirovirus gồm parainfluenza 1 và 3 gây bệnh ở ñộng vật có vú.
+ Giống Morbillivirus gồm virus gây bệnh sởi, dịch tả trâu bò và bệnh
Care ở chó.
Giống thứ 4 gọi là Megamyxovirus gồm Nipah và Hendra virus cũng
ñược ñề nghị xếp vào subfamily này. Tuy nhiên, kết quả giải trình tự toàn bộ bộ
gen của virus Newcastle cho thấy paramyxovirus gây bệnh gia cầm hoàn toàn
khác với các rubulavirus khác, ñủ bằng chứng ñể xếp chúng vào một giống (chi)
khác trong subfamily này.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Có 9 serogroup ñã ñược xác ñịnh trong các avian paramyxovirus từ
APMV-1 ñến APMV-9, trong ñó virus Newcastle (APMV-1) là virus quan trọng
nhất. Ngoài ra các APMV-2, APMV-3, APMV-6, APMV-7 cũng có khả năng
gây bệnh cho gà.
- Subfamily Pneumovirinae gồm 2 giống: Giống Pneumovirus gồm các
virus gây viêm phổi ở ñộng vật có vú và giống Metapneumovirus gồm các virus
gây viêm phổi gia cầm (vì vậy người ta có ý ñịnh gọi giống này là avian
pneumovirus).
1.2.2 Hình thái và cấu trúc của Virus Newcastle
Virus Newcastle thuộc họ Paramyxoviridae, là một ARN virus, có cấu tạo
xoắn, ña hình thái: hình tròn, hình trụ, hình sợi. Virus có vỏ bọc lipid bên ngoài.
Kích thước virion chưa thống nhất nhưng nói chung từ 150 - 400nm. Virus có
cấu trúc nucleocapsid dạng xoắn ốc, ñường kính 17 - 18nm. Vỏ bọc ñược phủ
các gai (glycoprotein HN- F) dài 8 - 12 nm.
Hệ gen của virus Newcastle là chuỗi ñơn ARN ñể truyền thông tin ARN và

mật mã di truyền các protein của virus. Virus có trọng lượng phân tử ARN nặng
5,2 - 5,7x 10
6
dalton xấp xỉ 15 kilobaes (Kb). Mật mã di truyền của ARN virus
chứa 6 gen mã hoá các thông tin di truyền tổng hợp các protein cấu trúc sau:
- Haemgglutinin – Neuraminidaes (HN): Chiếm số lượng lớn trong tổng số
protein của virus. Loại protein này có chức năng ngưng kết hồng cầu và có hoạt tính
của men Neuraminidase, tạo thành 2 chỗ nhô ra lớn ở bề mặt hạt virus.
- Nucleocapsid protein (NP): Giống như Histin, là một protein bảo vệ ARN
- Fusion protein (F): Là phần nhô ra nhỏ trên bề mặt hạt virus, có
vai trò liên hiệp các tế bào bị nhiễm virus với nhau ñể tạo thành tế bào
khổng lồ ña nhân.
- Large polymerazase protein (L): Là một ARN polymerase liên kết với
nucleocapsid.
- Matrice protein (M): Có tác dụng gắn ARN của virus với vỏ bọc.
- Phospho protein (P): Hình ống dài và xoắn ốc nhiều vòng nhưng chưa rõ
chức năng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

1.2.2. ðặc tính sinh học của virus Newcastle
Virus Newcastle là virus có vỏ bọc, có hoạt tính bề mặt nên nó có một số
ñặc tính sinh học ñặc trưng sau:
1.2.2.1. Tính kháng nguyên
Phản ứng trung hòa virus và phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch có
thể cho thấy sự khác nhau giữa các chủng virus Newcastle. Hiện nay, phương
pháp mới ñể phân biệt sự khác nhau giữa các chủng virus Newcastle là dùng
kỹ thuật kháng thể ñơn dòng. Với kỹ thuật này, có thể phát hiện ñược sự sai
khác rất nhỏ giữa các chủng virus Newcastle như sự thay ñổi aminoacid của
các epitop.

Nghiên cứu epitop của virus Newcastle, Irio cùng cộng sự ñã dùng
phương pháp kháng thể ñơn dòng ñể phân loại virus Newcastle thành các nhóm
khadc nhau.
1.2.2.2. ðộc lực của virus Newcastle
Virus Newcastle ñược phân lập ở nhiều nước trên thế giới, chúng có mức ñộ
ñộc lực và khả năng gây bệnh khác nhau. ðể thống nhất cách ñánh giá các chủng
virus phân lập, tổ chức FAO (Allan. H Lancaster. JE và Toth B, 1978), ñã chuẩn hóa
cách ñánh giá theo mức ñộ ñộc lực dựa cào thời gian gây chết phôi gà sau khi gây
nhiễm vào ñường xoang niệu nang nên ñã phân virus thành 3 nhóm sau:
- Nhóm Velogen: Là các chủng cường ñộc, có ñộc lực cao. ðây là những
chủng virus gây ra bệnh Newcastle trong tự nhiên hay còn gọi là virus Newcastle
ñường phố. Vi rus loại này gây chết phôi dưới 60 giờ.
- Nhóm Mesogen: Gồm những chủng có ñộc lực vừa, chúng chỉ có thể gây
bệnh nặng ở gà con nhưng chỉ gây bệnh nhẹ ở những gà trên 6 tuần tuổi. Thời
gian gây chết phôi trên 90 giờ.
Ví dụ: Chủng H (Herfoshire); chủng M (Mukteswar).
Hầu như các chủng virus Newcastle thuộc nhóm Mesogen ñều ñược tạo ra
bằng phương pháp nhân tạo như cấy chuyển liên tiếp nhiều ñời qua phôi gà.
Người ta thường dùng các chủng virus này chế tạo vacxin ñể tiêm phòng
bệnh cho gà gọi là vaccine Newcastle hệ I.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

- Nhóm Lentogen: Gồm những virus có ñộc lực thấp, chúng không có khả
năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ ở gà con dưới 1 tuần tuổi.
Ví dụ: Chủng Lasota, chủng B1, chủng V4,…
ðây là các chủng virus yếu tự nhiên và có thể xâm nhập qua niêm mạc gà.
Người ta dùng chế vaccine ñể phòng bệnh cho gà con dưới 2 tháng tuổi và gọi là
vaccine hệ II.
Hiện nay, Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE, 2008) phân các chủng virus

Newcastle thành 5 nhóm dựa trên những triệu chứng lâm sàng cơ bản ñược phát
hiện trên gà nhiễm bệnh, bao gồm:
- Nhóm Viscerotropic velogenic: Nhóm có ñộc lực cao gây bệnh tích chủ
yếu là xuất huyết ñường tiêu hoá.
- Nhóm Neurotropic velogenic: Nhóm có ñộc lực cao, gây tỷ lệ chết với
các triệu chứng hô hấp và thần kinh.
- Nhóm Mesogenic: Nhóm có ñộc lực vừa gây các triệu chứng về hô hấp,
ñôi khi có triệu chứng thần kinh nhưng gây tỷ lệ chết thấp.
- Nhóm Lentogenic: Nhóm có ñộc lực thấp gây các triệu chứng ñường hô
hấp không ñiển hình.
- Nhóm Asymtomatic enteric: Nhóm có ñộc lực thấp gây các triệu chứng
ñường tiêu hoá không ñiển hình.
ðể ñánh giá ñộc lực của các chủng virus Newcastle, người ta căn cứ vào
các chỉ số sau ñây:
+ MDT (Mean Death Time): Thời gian gây chết phôi trung bình
+ EID
50
(Embryo infective Dose): Liều gây nhiễm cho 50% phôi gà
+ ICPI (Intracerebral pathogenicity index): chỉ số gây chết khi tiêm vào não
gà con 1 ngày tuổi
+ IVPI (Intravenous pathogenicity index): Chỉ số gây chết khi tiêm vào tĩnh
mạch gà 6 tuần tuổi
Các chủng virus Newcastle có ICPI ≥ 1,6 và IVPI có giá trị gần bằng 3 thì
ñược xếp vào nhóm Velogen.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

1.2.2.3. Sức ñề kháng của virus Newcastle
Sức ñề kháng của virus Newcastle ñược xác ñịnh bằng khả năng gây
nhiễm của virus, tính ngưng kết hồng cầu, tính gây miễn dịch. Các khả năng này

bị phá huỷ khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố như nhiệt ñộ, ánh sáng, tia tử
ngoại, quá trình oxy hoá, ñộ pH của môi trường. Do virus có vỏ bọc ngoài là
Lipid nên rất mẫn cảm với các chất hoá học như ete, cồn, clorofoc, formol và
phênol, làm mất khả năng gây nhiễm nhưng không làm ảnh hưởng tới khả
năng sinh miễn dịch của virus.
Virus bị tiêu diệt ở 60
0
C trong 30 phút, 100
0
C trong 1 phút, 4 - 20
0
C virus
có thể tồn tại hàng tháng, ở nhiệt ñộ âm virus có thể tồn tại hàng năm. pH < 2
hoặc pH > 10 làm virus mất khả năng gây nhiễm
Ánh sáng mặt trời có thể chiếu thẳng diệt virus trong 48h nhưng ánh sáng
của tháng 5 - 6 làm virus mất hoạt tính hoàn toàn trong 1h.
Với hoá chất như dung dịch NaOH 0,5% phá huỷ sau 30 phút, formol 1-
2% phá huỷ trong 30 phút, lizon sau 20 phút,… Khả năng chịu nhiệt của virus
mang ñặc tính di truyền, cá biệt có chủng chịu nhiệt ñộ 56
0
C trong 6h mà vẫn
còn khả năng gây nhiễm, ứng dụng ñể chế vaccine chịu nhiệt chủng V4 phân
lập từ Úc.
2.2.2.4. Khả năng gây ngưng kết hồng cầu
Burnet (1942), người ñầu tiên nêu ra rằng vius Newcastle có ñặc tính ngưng
kết hồng cầu gà
Virus Newcastle có khả năng ngưng kết hồng cầu bằng cách liên kết của
protein HN với các receptor có trên bề mặt hồng cầu. Ứng dụng ñặc tính này,
người ta sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin
Inhibition Test - HI) ñể chẩn ñoán bệnh.

Hồng cầu gà thường ñược sử dụng ñể làm phản ứng, tuy nhiên virus
Newcastle ñều gây ngưng kết hồng cầu loài lưỡng thê, bò sát và loài chim. Tất cả
các chủng virus Newcastle có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, người, chuột
lang, chuột bạch; nhưng khả năng ngưng kết hồng cầu bò, dê, cừu, lợn, ngựa thay
ñổi tùy theo chủng virus.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

2.2.2.5. Hoạt tính của men Neuraminidase
Men neuraminidase là một phần trong kháng nguyên HN, có mặt trong tất
cả các virus thuộc giống Rubulavirus. Men neuraminidase cắt ñứt các thụ thể trên
bề mặt hồng cầu, khiến cho hiện tượng ngưng kết hồng cầu dần dần bị tan ra.
1.2.2.6. Khả năng liên hợp tế bào và dung giải hồng cầu
Virus Newcastle và các avian paramyxovirus khác có khả năng dung giải
hồng cầu hoặc liên hợp các tế bào theo cùng một cơ chế. Sau khi virus bám vào
các ñiểm thụ thể sẽ liên hợp màng virus với màng tế bào khiến cho các tế bào bị
liên hợp lại với nhau (tương tự như hiện tượng hình thành thể hợp bào khi hạt
virus nảy mầm từ các tế bào). Màng của tế bào hồng cầu sẽ bị dung giải cũng là
kết quả của hiện tượng liên hợp màng tế bào.
1.2.2.7. ðặc tính nuôi cấy
- Trên ñộng vật
Nếu gây bệnh thí nghiệm, virus Newcastle có thể gây nhiễm và nhân lên ở
nhiều loài không phải là gia cầm cũng như nhiều loài gia cầm khác nhau. Tuy
nhiên, gà là ñộng vật ñược sử dụng thường xuyên và hiệu quả nhất trong việc nuôi
cấy virus Newcastle. Có thể sử dụng gà giò (2 – 3 tháng tuổi) ñể tiêm truyền nuôi
cấy, virus sẽ phát triển và gây bệnh cho gà giống như gà mắc bệnh trong tự nhiên
- Nuôi cấy trên phôi gà
Tất cả các avian paramyxovirus ñều nhân lên và phát triển trên phôi gà.
Trứng gà có phôi nguồn gốc từ các ñàn gà sạch bệnh rất mẫn cảm với virus
Newcastle, sau khi gây nhiễm virus nhân lên và cho hiệu giá virus rất cao. Do vậy,

người ta thường sử dụng phương pháp này ñể gây nhiễm và phân lập virus.
Thời gian và khả năng gây chết phôi tuỳ thuộc vào ñộc lực của các chủng
virus Newcastle khác nhau. Hiệu giá virus cao nhất sau khi gây nhiễm trên phôi
gà thường ñạt ñược ở những chủng ñộc lực thấp hoặc không gây chết phôi
(Gough, R. E., và cộng sự, 1974).
Các chủng có ñộng lực cao thì thời gian gây chết phôi càng nhanh. Khi
cấy chuyển nhiều lần qua phôi gà, người ta thu ñược giống virus Newcastle
nhược ñộc dùng ñể chế tạo vacxin phòng bệnh.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

ðường gây nhiễm vào phôi cũng ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của
virus. Nếu gây nhiễm vào túi lòng ñỏ sẽ gây chết phôi nhanh hơn ñường gây
nhiễm vào xoang niệu nang và có thể gây chết phôi ñối với một số chủng không
gây chết phôi nếu gây nhiễm vào ñường xoang niệu nang.
- Nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy tế bào.
Virus Newcastle có thể nhân lên trên nhiều loại môi trường nuôi cấy tế
bào khác nhau. Lancaster (1966), ñã liệt kê có 18 loại tế bào sơ cấp và 11 loại tế
bào dòng mẫn cảm với virus Newcastle. Kể từ ñó ñã có rất nhiều loại tế bào khác
ñã ñược bổ xung vào danh sách những tế bào mẫn cảm với virus Newcastle.
Bệnh tích tế bào là sự tập hợp của các tế bào chết. Bệnh tích tế bào có liên
quan mật thiết với ñộc lực của các chủng virus Newcastle khác nhau. Sự hình
thành bệnh tích tế bào trên môi trường nuôi cấy tế bào xơ phôi gà rất hạn chế ñối
với chủng virus thuộc nhóm velogenic hoặc nhóm mesogenic trừ khi ta xử lý bề
mặt chai nuôi cấy bằng ion Mg
2+
và diethylaminoethyl dextran hoặc trypsin.
1.2.2.8. Khả năng tạo miễn dịch của virus Newcastle
Kháng nguyên của virus Newcastle gồm 6 loại protein: HN, F, L, M, NP,
P. Trong ñó chỉ kháng nguyên HN (Haemagglutinin – Neuraminidaza) và F(

Fusion protein) nằm ở lớp vỏ của virus là có khả năng kích thích cơ thể sản sinh
ra kháng thể ñặc hiệu. Kháng thể ñặc hiệu kháng HN va F có tác dụng trung hòa
khả năng gây bệnh của virus Newcastle nên gọi là kháng thể trung hòa. Riêng
kháng thể HN còn gọi là kháng thể ức chế ngưng kết bởi nó có khả năng gây ức
chế sự ngưng kết hồng cầu của virus.
Hàm lượng kháng thể ñạt cao nhất vào khoảng 2 - 3 tuần sau khi nhiễm
virus Newcastle, ổn ñịnh trong 3 - 4 tháng và sau 9 - 12 tháng thì hầu như không
phát hiện ñược. Kháng thể ức chế ngưng kết mất ñi trước tiên khi hàm lượng
kháng thể trung hòa vẫn còn cao trong huyết thanh, ñặc biệt là khi trong huyết
thanh xuất hiện kháng thể dịch thể.
Kháng thể ñặc hiệu do virus Newcastle tạo ra phụ thuộc vào loại kháng
nguyên virus ñưa vào cơ thể, nếu kháng nguyên là virus Newcastle vô hoạt thì
kháng thể sinh ra chậm, thường từ 10 - 14 ngày sau khi gây nhiễm và thời gian
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

tồn tại của kháng thể ngắn từ 3 - 4 tháng. Nếu kháng nguyên là virus Newcastle
sống nhược ñộc thì kháng thể sinh ra nhanh hơn từ 5 - 7 ngày sau khi nhiễm và
thời gian tồn tại kháng thể lâu 6 - 12 tháng.
Các chủng virus có khác nhau về cấu trúc kháng nguyên nhưng sự khác
nhau này không ảnh hưởng ñến việc sử dụng virus nhược ñộc trong việc phòng
chống các virus cường ñộc. Thử nghiệm khi dùng virus VL88 công cường ñộc
cho gà ñược miễn dịch bằng virus Newcastle chủng F hay lasota thì số gà này
vẫn ñược bảo hộ. Như vậy, có thể khẳng ñịnh rằng sự khác biệt về tính kháng
nguyên giữa các chủng virus Newcastle không ảnh hưởng ñến việc miễn dịch thu
ñược nhân tạo (phòng bằng vaccine) khi sử dụng các chủng nhược ñộc.
1.3. Miễn dịch chống virus Newcastle
Miễn dịch là trạng thái ñặc biệt của cơ thể không mắc phải tác ñộng có
hại của yếu tố gây bệnh, trong khi ñó các cá thể cùng loài hoặc khác loài lại bị
tác ñộng trong ñiều kiện sống như nhau. Cũng như các ñộng vật khác miễn

dịch chống Newcastle của gia cầm có hai loại là miễn dịch thụ ñộng và miễn
dịch chủ ñộng.
1.3.1. Miễn dịch thụ ñộng
Ở gia cầm non, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy
ngay từ khi mới nở, cơ thể của chúng hoàn toàn không có khả năng chống lại các
tác nhân gây bệnh một cách chủ ñộng và ñặc hiệu. Trạng thái miễn dịch ñặc hiệu
chỉ có thể có ñược khi cơ thể mẹ có miễn dịch và truyền kháng thể ñặc hiệu cho
con qua lòng ñỏ trứng. ðây là kháng thể thụ ñộng, là cơ sở tạo nên miễn dịch thụ
ñộng ở gà con. Ở gà con một ngày tuổi, trong máu có kháng thể Newcastle,
kháng thể này không tự bản thân gà con sinh ra mà chúng ñược thừa hưởng từ gà
mẹ có miễn dịch truyền cho qua lòng ñỏ trứng (Heller, 1970). Theo Roepke
(1993) kháng thể thụ ñộng thuộc lớp IgG, ở gà mẹ có miễn dịch lớp kháng thể
này ñược truyền theo ñường máu tới ống dẫn trứng, qua lớp biểu mô ñi vào túi
lòng ñỏ của quả trứng trong giai ñoạn ñang hình thành. ðến ngày thứ 11 sau khi
ấp, phôi gà ñã phát triển hoàn chỉnh, kháng thể từ lòng ñỏ trứng qua nội bì vào
máu gà con và tồn tại một thời gian.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Lượng kháng thể thụ ñộng ở gà con có liên quan ñến kháng thể có trong
lòng ñỏ trứng và trong huyết thanh của gà mẹ. Ở gà mẹ lượng kháng thể có trong
huyết thanh cao hơn một it so với lượng kháng thể có trong lòng ñỏ trứng. Người
ta có thể sử dụng kháng thể trong lòng ñỏ trứng ñể thay thế cho kháng thể có
trong huyết thanh ( Jaouzi, 1990).
Ở gà con, trong huyết thanh có lượng kháng thể thụ ñộng thấp hơn lượng
kháng thể trong huyết thanh của gà mẹ và trong lòng ñỏ trứng. Kháng thể này có
xu hướng giảm dần, cứ sau 4-5 ngày lượng kháng thể giảm ñi một nửa (Allan,
1978), thời gian kháng thể tồn tại rất ngắn, chỉ sau khi gà nở 15 ngày (Rao,
1987), hay sau 24 ngày (Saeed, 1988). Kháng thể thụ ñộng tuy chỉ tồn tại một
thời gian , nhưng có khả năng bảo hộ cho gà trong những ngày tuổi ñầu. Tuy

nhiên khi sử dụng vacxin lần ñầu tạo miễn dịch chủ ñộng cho ñàn gà, kháng thể
thụ ñộng sẽ trung hòa một lượng virus vacxin (Alexander, 1991), chính ñiều này
ñã làm giảm lượng kháng thể Newcastle ñược sản sinh ra (Ahmad and Sharma,
1992). Với kháng thể cuc bộ, sự có mặt của kháng thể thụ ñộng không làm ảnh
hưởng ñến việc sản sinh ra nó, có lẽ chính vì ñiều này mà trong bệnh Newcastle
người ta có thể sử dụng vacxin cho ñàn gà vào lúc 1 ngày tuổi mà vẫn tạo ñược
miễn dịch tốt khi có mặt kháng thể thụ ñộng.
1.3.2. Miễn dịch chủ ñộng
Khi một kháng nguyên (vi khuẩn, virus) xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ ñáp
ứng lại trước hết bằng ñáp ứng miễn dịch không ñặc hiệu, sau ñó bằng ñáp ứng
miễn dịch ñặc hiệu.
ðáp ứng miễn dịch ñặc hiệu có thể là ñáp ứng miễn dịch dịch thể, tạo ra
kháng thể dịch thể, là các lớp globulin miễn dịch (Ig) hoặc ñáp ứng miễn dịch
trung gian tế bào tạo ra các lympho T mẫn cảm hoặc là cả hai. ðây là các kháng
thể chủ ñộng, là cơ sở tạo ra miễn dịch chủ ñộng cho cơ thể.
Theo Timms và cs. (1997): ðối với virus

Newcastle, khi vào cơ thể gà sẽ
kích thích cơ thể gà sinh ra ñáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung
gian tế bào. Tuy nhiên các tác giả này cũng chỉ ra rằng ñáp ứng miễn dịch dịch
thể là chủ yếu. Virus Newcastle nhược ñộc vào cơ thể, chỉ sau 2 - 3 ngày ñáp ứng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

miễn dịch qua trung gian tế bào ñã xuất hiện. Chính nhờ có quá trình ñó ñáp ứng
miễn dịch này, ta có thể giải thích ñược khả năng bảo hộ của gà có ñược trước
khi kháng thể dịch thể xuất hiện.
Ở quá trình ñáp ứng miễn dịch dịch thể với virus Newcastle, sự hình thành
kháng thể cũng tuân theo quy luật chung. Khi virus Newcastle vào cơ thể, kháng
thể dịch thể không sinh ra ngay lập tức mà phải có thời gian tiềm tàng từ 6 - 10

ngày, kháng thể dịch thể mới xuất hiện, lượng kháng thể tăng dần, ñạt mức cao
nhất khoảng 3 - 4 tuần. Sau ñó kháng thể giảm dần và biến mất sau một thời gian.
Thời gian tồn tại của kháng thể dài hay ngắn, lượng kháng thể ñược sản xuất ra
nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chủng virus. Kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng
cầu tồn tại một năm sau khi gà khỏi bệnh, do chủng virus Newcastle thuộc nhóm
Mesogen, còn nếu sử dụng vaccine phải sau nhiều lần tiêm nhắc lại. Kháng thể
Newcastle chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian rồi bị ñào thải, nên khi lượng
kháng thể giảm phải tiêm nhắc lại tạo trạng thái miễn dịch cao cho cơ thể.
Trong quá trình ñáp ứng miễn dịch dịch thể ở gia cầm, thành phần của
kháng thể dịch thể gồm có 4 lớp globulin miễn dịch: IgG, IgM, IgA và IgD.
Ở bệnh Newcastle, virus vào cơ thể lần ñầu sẽ gây ra ñáp ứng miễn dịch
sơ cấp. Trong quá trình ñáp ứng miễn dịch này, lớp kháng thể tạo ra ban ñầu chủ
yếu là IgM, sau ñó là lớp IgG tạo ra yếu hay trung bình. Khi virus vào lần sau sẽ
gây ra ñáp ứng miễn dịch thứ cấp. Trong quá trình ñáp ứng miễn dịch này, lớp
kháng thể ñược tạo ra chủ yếu là IgG, còn IgM chỉ có số lượng rất ít.
Cùng với các lớp globulin miễn dịch có trong huyết thanh, do tương bào
của tổ chức hạch, lách sản xuất ra, còn có vai trò quan trọng của các lớp globulin
miễn dịch cục bộ, do các tương bào của tổ chức lympho dưới niêm mạc tiết ra, ñổ
vào màng nhầy ñệm ở ñường hô hấp trên, ñường tiêu hóa của gà, tạo miễn dịch
cục bộ cho cơ thể. Thành phần của lớp globulin miễn dịch này chủ yếu là lớp IgA,
ngoài ra còn có một ít là lớp IgG. Những gà sống sót sau khi bị bệnh Newcastle, cơ
thể của chúng ñược miễn dịch, miễn dịch này là miễn dịch chủ ñộng.
Dựa trên cơ sở ñó người ta ñã tạo miễn dịch chủ ñộng cho gà chống bệnh
Newcastle bằng việc tiêm vacxin.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

Một số phương pháp ñánh giá ñáp ứng miễn dịch
Mức ñộ ñáp ứng miễn dịch của gia cầm với virus Newcastle có thể ñược
ñánh giá bằng phương pháp huyết thanh học và phương pháp công cường ñộc.

Theo Alexander, D.J. (1991): Kháng thể bảo hộ cho ñàn gà với virus
Newcastle là kháng thể trung hòa. Khả năng bảo hộ của cơ thể chống virus
cường ñộc có mối tương quan với hiệu giá kháng thể. Có thể sử dụng phản
ứng huyết thanh học ñể ñánh giá mức ñộ ñáp ứng miễn dịch của gà như:
phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch, phản ứng trung hòa, phản ứng Elisa
và ñặc biệt là phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) ñược sử dụng phổ
biến trong các phòng thí nghiệm.
1.3.3. Quy luật hình thành kháng thể ñặc hiệu
Kháng thể không sản sinh ra ngay sau khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ
thể mà chỉ xuất hiện sau 6 - 7 ngày, rồi tăng dần và ñạt mức cao nhất sau 2 - 3
tuần, hàm lượng kháng thể tồn tại một thời gian khoảng vài tháng hoặc một năm.
Sau khi kháng nguyên kích thích, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiếp nhận
kháng nguyên và phải mất một thời gian biệt hóa, phân chia trở thành tế bào sản
sinh kháng thể, khi ñó mới có kháng thể xuất hiện và xuất hiện sớm nhất là IgM
sau ñó IgG.
Nếu ñưa kháng nguyên vào cơ thể lần thứ hai theo ñúng ñường ñưa, ñúng
thời gian, có tính chất nhắc lại thì thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn và hàm
lượng nhiều hơn, vì khi bị kháng nguyên lần ñầu tiên kích thích, một số tế bào có
thẩm quyền miễn dịch ñã biệt hóa thành tế bào sản xuất kháng thể và tiếp nhận
thông tin kháng nguyên cất giữ lại. Khi kháng nguyên vào lần sau và tiếp xúc với
các tế bào này thì chúng chỉ việc “nhớ” lại ñể sản sinh kháng thể. ðây là cơ sở
của hiện tượng “nhớ miễn dịch”. Vận dụng cơ chế này trong việc tiêm phòng
vaccine ñược gọi là phương pháp “tiêm nhắc lại”.
Kháng thể chỉ tồn tại trong cở thể một thời gian nhất ñịnh, tùy vào loại
kháng nguyên, tùy từng cơ thể, tùy vào ñường ñưa kháng nguyên,… Kháng thể
sản sinh ra có thể chỉ tồn tại vài tuần, có khi vài tháng hay lâu hơn nữa mới bị
ñào thải. Miễn dịch do virus kích thích nói chung có thời gian miễn dịch lâu hơn
miễn dịch do vi khuẩn kích thích như: vacxin phòng bệnh Newcastle, vacxin dịch

×