Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.18 KB, 128 trang )


1
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát tư liệu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Đóng góp của luận văn 11
6. Cấu trúc luận văn 11
Chương 1. Vấn đề cảm hứng trong sáng tác của nhà văn và hành trình
sáng tác của Lưu Quang Vũ - Bằng Việt
13
1.1. Vấn đề sáng tác cảm hứng trong sáng tác của người nghệ sĩ 12
1.1.1. Khái niệm cảm hứng 13
1.1.2. Quan niệm về cảm hứng với vấn đề sáng tác của nhà văn 15
1.1.3. Cảm hứng với các biến thể của nó 17
1.2. Cảm hứng chiến tranh trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của
Lưu Quang Vũ và Bằng Việt
22
1.2.1. Thơ trong sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 23
1.2.2. Đề tài chiến tranh trong sáng tác nghệ thuật của Lưu Quang Vũ
và Bằng Việt
32
Chương 2. Các biến thể của cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu
Quang Vũ và thơ Bằng Việt
38


2.1. Cái nhìn chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ 38
2.1.1. Chiến tranh - khúc bi tráng 39
2.1.2. Chiến tranh - nỗi đau nhân thế 46
2.1.3. Chiến tranh - nỗi ám ảnh 50
2.2. Cái nhìn chiến tranh trong thơ Bằng Việt 55
2.2.1. Cái nhìn có chút thi vị hóa về cuộc chiến tranh 56
2.2.2. Vẻ đẹp lí tưởng con người thời chiến 63
2.2.3. Sự khốc liệt của chiến tranh 73

2
2.3. Thử lý giải nét tương đồng và khác biệt của cảm hứng chiến

tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt
76
2.3.1. Cảm hứng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, bi tráng trong thơ
Lưu Quang Vũ và Bằng Việt cũng là những cảm xúc chung trong thơ
thời đại này
76
2.3.2 Sự khác nhau của tâm hồn thơ hay bởi cái “tạng” không giống
nhau
81
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu
Quang Vũ và thơ Bằng Việt
89
3.1. Về hình tượng nhân vật trữ tình 89
3.1.1. Nhân vật trữ tình hiện thân tác giả (hình tượng chủ thể) 89
3.1.2. Nhân vật trữ tình ẩn thân tác giả (hình tượng khách thể) 96
3.2. Giọng điệu thơ 101
3.3.1. Giọng tâm tình, ngợi ca 102
3.3.2. Giọng đau đớn, xót xa 108

3.3. Nghệ thuật tổ chức dòng thơ 111
3.3.1. Sử dụng câu thơ điệu nói 111
3.3.2. Câu thơ dồn nén sự kiện, đa nghĩa, giàu hình tượng 116
KẾT LUẬN

120
TÀI LIỆU THAM KHẢO

123









3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện thực ba mươi năm chiến tranh ở Việt Nam (1945 - 1975) tuy
đã đi qua gần bốn mươi năm nhưng cảm hứng sáng tạo vẫn còn dồi dào trong
các thế hệ nhà văn, tất nhiên giờ đây nó đã được thể hiện dưới cái nhìn mới.
Đó là lý do mà dẫu cho chiến tranh đã cơ bản kết thúc (1975) nhưng nền văn
học (và nghệ thuật) nước ta vẫn kéo dài cái “quán tính sử thi” ấy cho đến năm
1985 mới dần bước sang một nền văn học với cái nhìn mới về hiện thực, con
người, đồng thời có sự chuyển biến về cách viết. Nhưng đề tài chiến tranh
(một biểu hiện khá rõ của cảm hứng) vẫn là một đề tài lớn, ám ảnh những

người cầm bút, dù thuộc bất cứ thế hệ nào. Dĩ nhiên, như đã nói, viết về chiến
tranh hôm nay không thể có cái nhìn như cách đây gần bốn mươi năm, bởi sự
chi phối cảm hứng đã khác nhưng điều đó vẫn cho thấy, hiện thực chiến tranh
quả là mảng hiện thực rất đáng quan tâm trong nền văn học nước ta. Đặc biệt,
trong xu hướng đổi mới của lý luận văn học những năm gần đây đã đặt ra cho
người làm công tác lý luận, nghiên cứu, phê bình tiếp cận nhiều hướng, nhiều
cách về nền văn học chiến tranh cách mạng giai đoạn ấy để có sự đánh giá
thỏa đáng, đúng mức. Điều đó nói lên rằng, nền văn học này vẫn tiếp tục là
đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học ở nước ta.
1.2. Bằng Việt và Lưu Quang Vũ là hai nhà thơ, hai người lính trưởng
thành trong nền văn học Việt Nam thời kỳ chống đế quốc Mỹ 1965 - 1975. Là
nghệ sĩ - chiến sĩ, hai ông đã có sự tương đồng trong cái nhìn về chiến tranh
với tư cách là người trong cuộc mà biểu hiện rõ nhất là họ đã ra chung tập thơ
Hương cây - Bếp lửa (1968). Tuy nhiên, hiện thực 30 năm này của đất nước
là một hiện thực đặc biệt, vừa hết sức phong phú, nhiều chiều, vừa là hiện
thực “không bình thường” (chữ của GS Nguyễn Đăng Mạnh) nên tất yếu sẽ

4
có nhiều cách, nhiều hướng tiếp cận hiện thực khác nhau. Bằng Việt và Lưu
Quang Vũ cũng không nằm ngoài hiện tượng trên. Nếu Bằng Việt nhìn chiến
tranh bằng sức nóng của “bếp lửa” cùng với “niềm vui trăm ngả” bằng cái
nhìn của nền văn học mang tính sử thi, thì Lưu Quang Vũ lại nhìn hiện thực
ấy từ góc nhìn riêng, góc nhìn của “một thi sĩ có hồn yêu, máu yêu quá
mạnh”, cảm thấy “cần xót thương con người” và nhờ góc nhìn ấy nên những
bài thơ của anh bổ sung cho cái giá của chiến tranh mà con người Việt Nam
phải trả thật lớn lao, thật sâu. Tìm hiểu thơ Bằng Việt và Lưu Quang Vũ để
nhìn ra sự tương đồng và khác biệt trong cảm hứng về chiến tranh của hai
ông, chúng tôi cho rằng sẽ là vấn đề lý thú và có ý nghĩa thiết thực.
1.3. Sáng tác của Bằng Việt và của Lưu Quang Vũ từng được lựa chọn
đưa vào chương trình văn của bậc Trung học cơ sở (THCS) và bậc Trung học

phổ thông (THPT). Nếu Bằng Việt hiện diện trong chương trình đó từ thể loại
thơ mà chỉ riêng với bài Bếp lửa đã đủ gây nên cảm xúc với bao thế hệ thầy,
trò đến mức “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thì Lưu Quang Vũ lại có mặt
trên thể loại kịch với những trích đoạn vở Tôi và chúng ta (THCS), Hồn
Trương Ba da hàng thịt (THPT), đã tạo nên những tràng cười nghiêng ngả mà
cũng thật đau xót với bao lẽ trớ trêu của cuộc đời này. Vì thế, nghiên cứu cảm
hứng sáng tác của hai tác giả này cũng sẽ góp phần giúp chúng tôi hiểu thêm
về tác giả, tác phẩm phục vụ cho công tác giảng dạy và sẽ là nguồn bổ sung tư
liệu cho những ai quan tâm.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Cảm hứng
chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước (nhất là giai
đoạn 1965 - 1975) giống như người lính cũ đã trải qua những luyện rèn, thử

5
thách từ hai mươi năm trước đó đã dạn dày và tràn đầy sức vóc. Thơ giai đoạn
này phát triển một cách rực rỡ với những thành tựu to lớn, cả về sự sung sức
của lực lượng với một thế hệ các nhà thơ trẻ giàu tài năng, cá tính sáng tạo:
Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Anh
Ngọc, Dương Hương Ly, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh,…bên cạnh
những nhà thơ của thế hệ trước và cả về những sáng tác có tầm vóc xứng
đáng với nhiều tác phẩm vẫn tràn đầy sức sống đến tận ngày nay. Trong “dàn
đồng ca” thế hệ oai hùng đó không thể không nhắc tới hai gương mặt tiêu
biểu: Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, hai thi sĩ vừa có sự đồng điệu về cái “tôi
thời đại”, vừa có “điệu hồn” riêng mang đậm dấu ấn cá nhân.
2.1. Các công trình, bài viết về thơ Lưu Quang Vũ
Có một thời khi nói đến Lưu Quang Vũ người ta nghĩ đến ngay một
nhà viết kịch tài danh. Điều ấy hoàn toàn đúng bởi ở thập kỷ tám mươi của

thế kỷ XX, ông đã cho ra đời gần 50 vở kịch, tạo nên một kỷ lục đặc biệt về
tốc độ sáng tác, về sự khổng lồ của khối lượng tác phẩm và nhất là sức công
phá dữ dội từ thông điệp của các vở kịch. Thế nhưng, từ trước đó, ngay trong
lúc đó và nhất là với một số tập thơ được công bố trong thời gian gần đây, độc
giả mới chợt hiểu ra rằng: nếu như Lưu Quang Vũ viết kịch để sống cho mọi
người thì ông lại làm thơ để sống cho mình như ông “thú nhận”: Trên hạnh
phúc, trên cả niềm cay đắng/ Thơ tôi là mây trắng của đời tôi.
Bởi vậy, thơ ca của ông cũng gây được sự chú ý cho khá nhiều các
nghiên cứu, phê bình văn học. Có thể kể đến một số công trình sau:
Ngay từ khi tập thơ Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt
(1968) ra đời, Lưu Quang Vũ đã lập tức thu hút được sự chú ý của nhiều nhà
phê bình danh tiếng. Vương Trí Nhàn khẳng định Lưu Quang Vũ là “một nhà
thơ thuộc loại bẩm sinh” [34, tr.63]. Hoài Thanh với một dự cảm tinh tường
đã gọi ông là “một cây bút nhiều triển vọng” [34, tr.22]. Còn GS. Lê Đình Kỵ

6
thì cho rằng: “Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu hồn riêng” [34, tr.29]. Nhà thơ
Anh Ngọc khẳng định: chỉ chiếm phần nửa trong tập Hương Cây - Bếp lửa,
củng đủ để Lưu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng bởi một thơ dào dạt, một
tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với mạch nguồn hình
ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận” [34, tr.109].
Sau Hương Cây - Bếp lửa, Lưu Quang Vũ có Mây trắng của đời tôi
(1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), và một số tập thơ khác như Cuốn sách
xếp lầm trang, Cỏ tóc tiên… Năm 2008 vừa qua, khi cuốn Di Cảo nhật lý thơ
được ấn hành, Vũ Quần Phương sau khi “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” đã đặc biệt
chú ý đến giọng thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định đó là “một giọng thơ rất đắm
đuối”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ” [34, tr.36].
Phạm Xuân Nguyên gọi Lưu Quang Vũ như một “tâm hồn trở gió”,
phát hiện ra thơ của Lưu Quang Vũ “bao trùm là gió và tình yêu” [34, tr.77],
từng chặng đường thơ của Lưu Quang Vũ là từng cơn gió, từng đợt gió, và

khám phá thơ Lưu Quang Vũ với một biểu tượng gió đầy gợi cảm, khẳng định
đó là một môtip góp phần làm nên phong cách thơ ông.
Nguyễn Thị Minh Thái trong khi “đi suốt chiều dài một đời thơ của
Lưu Quang Vũ”, lại có “cảm giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta
nhặt vô tình nhất, cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng…” [34, tr.95] và chỉ rõ, thơ
Lưu Quang Vũ còn rất nhiều điều cần khám phá.
Với Huỳnh Như Phương thì “Lưu Quang Vũ thật sự là một nhà thơ của
tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tự vấn về cuộc đời và tự vấn
chính lòng mình” [34, tr.108].
Lưu Quang Vũ thơ và đời do PGS.TS Lưu Khánh Thơ biên soạn được
coi là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơ Lưu Quang Vũ. Những bài thơ
tiêu biểu nhất của Lưu Quang Vũ đã được lưu lại trong đó, cùng với nó là
những bài viết của những người thân, những bạn thơ cùng thế hệ, những đồng

7
nghiệp cũng như gia đình Lưu Quang Vũ. Phần đời của Lưu Quang Vũ cũng
được chú ý tập hợp và giới thiệu với bạn đọc hầu hết những chặng đường gian
nan của ông.
Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật cũng của Lưu Khánh
Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà
nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, cũng là một công
trình rất đáng chú ý. Cuốn sách chia làm ba phần rõ rệt, phần một là những
bài viết giới thiệu bản sắc và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ở lĩnh
vực thơ, kịch, văn xuôi. Riêng về thơ có những bài viết của Hoài Thanh, Lê
Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn…
cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ rất nhiều góc độ,
nhưng tựu trung, ở góc độ nào cũng đều đã cho thấy một cái nhìn thiện cảm,
kỳ vọng ở một cây bút thơ đang hồi sung sức, có một giọng điệu riêng, một
phong cách đáng ghi nhận.
Cuốn Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, ấn hành năm

2007 lại nhìn ở một góc độ khác. Từ việc tuyển lựa những bài thơ đặc sắc
nhất của cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình
về thơ của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh, và cả những bức thư thấm đẫm tình
yêu của hai người, đã tạo nên một thế đối thoại rất thú vị như là Xuân Quỳnh,
Lưu Quang Vũ đã đối thoại với nhau qua những trang thơ, những vần thơ
chan chứa tình yêu nồng nàn, nóng bỏng. Nhưng hơn thế là cuộc đối thoại
xuyên suốt của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ với những bạn đọc trung thành,
qua hai mươi năm vẫn rất mực yêu mến tác phẩm của đôi vợ chồng tài hoa
này. Tuy trong mục phê bình, đánh giá, vẫn là sự tuyển lựa những bài viết cũ,
nhưng tổng quan cuốn sách đã cho thấy một Lưu Quang Vũ đời hơn, gần gũi
hơn và rõ ràng hơn với bạn đọc.
Năm 2008 kỉ niệm hai mươi năm ngày mất của Lưu Quang Vũ - Xuân
Quỳnh, cuốn Di Cảo nhật ký thơ của Lưu Quang Vũ đã được Lưu Khánh Thơ

8
biên soạn, công bố một phần lớn tác phẩm cũng như bút tích của ông trong
toàn bộ khối lượng Di Cảo đồ sộ. Trong cuốn sách này, có một phần lớn thời
lượng dành để đăng tải những trang nhật ký của Lưu Quang Vũ về một thời
“hoa phượng’ và những ngày tháng chuẩn bị “lên đường”. Những trang nhật
ký khi được đăng tải trên báo Thanh niên đúng dịp những ngày cả nước kỷ
niệm hai mươi năm ngày mất của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã gây nên
một hiện tượng đặc biệt trong cả nước, nó vừa gợi lại cả hồi ức một thời kỳ
đất nước “đau xót và hy vọng”, lại vừa tạo nên những xúc cảm lắng đọng khi
tiếc nhớ về hai con người tài hoa của nền nghệ thuật nước nhà đã ra đi.
Đáng chú ý là 34 bài thơ trong Những bông hoa không chết là phần thơ
viết trong khoảng 5 năm (1971 - 1975), một thời kỳ “gian khó, cô đơn đến
cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít người biết tới. Những bài thơ này khi ra
đời, bản thân nó đã tự tách thành dòng riêng, không phù hợp với những đòi
hỏi của sách báo thời đó nên không được xuất bản. Chính những bài thơ này,
gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc

liệt, một Lưu Quang Vũ “tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi
để yêu thương, để sống và viết”.
Cuốn sách cũng đã công bố những bài viết mới nhất về Lưu Quang Vũ
trong chủ đề “Người trong cõi nhớ”, với những trang viết cảm động của Bùi
Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo. Đáng chú ý nhất trong đó là bài viết của Anh
Chi “Lưu Quang Vũ, mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, gợi nhiều những kỉ
niệm về cuộc đời Lưu Quang Vũ, về những trang thơ hay, và có những nhận
định về thơ Lưu Quang Vũ rất đáng chú ý: “Cá nhân tôi coi anh là một tài
năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Do cách anh
đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa,
cùng thời, nên anh là một số phận khác biệt hẳn ra, có thể coi là cá biệt…”. Ở
một chỗ khác, tác giả viết, thơ Lưu quang Vũ là “một giọng thơ dễ xâm chiếm

9
lòng người”, một tiếng thơ có đủ “mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một “tứ
thơ say đắm, nhiều nước mắt và cũng thật nồng nàn…”
Trong bài viết “Nhớ về Lưu Quang Vũ - những khoảnh khắc chợt
hiện”, Ngô Thảo nhớ lại nhiều kỉ niệm giữa những người đồng nghiệp với
nhau, nhưng có một nhận định về tác phẩm Lưu Quang Vũ, bao gồm cả kịch,
thơ, văn xuôi rất thú vị có tính bao quát lớn: “Hai mươi năm chưa phải là dài,
nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội khiến
cho nhiều thước đo giá trị đã thay đổi, nhưng nhiều tác phẩm của Lưu Quang
Vũ không sợ những thước đo mới mẻ (tác giả luận văn nhấn mạnh): thấm
đượm nhân văn, hướng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người, đất nước
luôn là những giá trị nghệ thuật tôn trọng”.
Ngoài ra, cũng có nhiều luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về thơ Lưu Quang
Vũ ở rất nhiều phương diện như Phong cách thơ Lưu Quang Vũ của Nguyễn
Thị Thu Thủy, 2008, Đại học Vinh; Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Lưu
Quang Vũ của Phạm Thị Thanh Tâm, 2010, Đại học Đà Nẵng,…
Tuy nhiên, nhìn chung có thể thấy rằng việc nghiên cứu thơ và phong

cách thơ Lưu Quang Vũ mới chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, mang tính
chất phê bình, cảm nhận bước đầu nhiều hơn là những công trình nghiên cứu,
mang tính thống kê, phân tích, tổng hợp để làm nổi bật bản sắc riêng biệt của
thơ Lưu Quang Vũ. Và dường như chưa có một công trình chuyên biệt nào
tìm hiểu mối quan hệ trong thơ Lưu Quang Vũ với thơ Bằng Việt.
2.2. Các công trình, bài viết về Bằng Việt
Với quan niệm: “Thơ vẫn được coi là phần tinh túy nhất của phương
tiện thể hiện và trình diễn bằng lời. Càng cô đọng, càng hàm chứa được nhiều
trong ý và lời, càng giàu chất thơ. Càng thể hiện súc tích và sâu xa nhất bản
chất và nội tâm mỗi con người càng đặc sắc. Mỗi con người khi thành một
nhân vật trong thơ là một nhân cách cá biệt, không lặp lại, nên tâm hồn người

10
đó hẳn cũng phải là một giá trị độc đắc, không thể tìm được ở đâu khác, không
có phiên bản nào khác, cho dù tìm khắp mọi nơi và mọi thời” [53, tr.12] nên
Bằng Việt đã dốc hết sức sáng tạo của một cây bút tài hoa. Ông sớm thành
danh và trở thành một tên tuổi tiêu biểu trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Đặc biệt ông không phải là người “ngủ quên” trên đài vinh quang mà luôn nỗ
lực làm mới thơ để “không bị đúp lại ở thế kỷ 20” như chính lời ông nói. Bởi
lẽ đó nên Bằng Việt và thơ ca của ông luôn được các nhà nghiên cứu, phê
bình văn học dõi theo, đánh giá đúng mức.
Ngay từ tập thơ đầu tiên Hương cây - Bếp lửa (in chung với Lưu Quang
Vũ) ra đời, Nguyễn Trọng Tạo trong Lời giới thiệu tập thơ đã đánh giá: “Khác
với Lưu Quang Vũ, Bằng Việt lại mang tới một giọng thơ suy tư, ngẫm ngợi -
giọng thơ của người trí thức mới nghĩa là anh mang tới cho thơ ca thời ấy một
tầng văn học đương đại được bồi đắp bởi trí thức mở rộng ra thế giới” [54, tr.8].
Trong nhận xét Nguyễn Trọng Tạo đã nhận ra cái “tạng” riêng của Bằng Việt
được định hình từ sản phẩm tinh thần đầu tay. Trong lời giới thiệu đó,
Nguyễn Trọng Tạo còn khẳng định giá trị sáng tạo lớn lao của tập thơ, đó là:
“Bằng Việt đã mang đến cho “thơ thời chống Mỹ” một dung lượng suy tưởng

mới. Nó vượt lên những cảm xúc đơn điệu, sáo mòn của loại thơ chỉ thiên về
tình cảm, vì thế mà đánh thức cả một thế hệ làm thơ hướng tới những sáng tạo
trong chiều sâu của trí thức và tư tưởng hiện đại” [54, tr.13].
Trong cuốn Phê bình, bình luận văn học (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật,
Vũ Cao, Nguyễn Duy), Nxb Văn nghệ - Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả
Nguyễn Xuân Nam có bài viết “Bằng Việt”, đã rất tinh tế nhận ra các bước
trưởng thành trong thơ ông: “Trước kia trong thơ anh thường là những bức tự
họa đời sống tâm tình của một thanh niên trí thức, nay đã có những bức ký
họa ghi trực tiếp ở chiến trường. Trong thơ có nhiều cảnh, nhiều người với
những nét mạnh mẽ gân guốc, dữ dội” [36, tr.30]. Nhất là Nguyễn Xuân Nam

11
nhận ra sự vận động không ngừng trong thơ Bằng Việt để đuổi kịp thời đại:
“Điều chú ý là anh biết chủ động chuẩn bị thích ứng với quá trình thay đổi nó.
Anh mở rộng dung lượng phản ánh của thơ, mở rộng khái niệm chất thơ, nghĩ
đến hướng phát triển của đời thơ mình. Anh nhận thức tác dụng của thơ đối
với cuộc sống ngày càng rõ và rộng hơn” [36, tr.40].
Cũng trong cuốn Phê bình, bình luận văn học, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí
Minh, tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Đọc thơ Bằng Việt”, nhận ra được
sự “làm mới mình” thường xuyên, liên tục để làm cho “có không khí hơn” cái
“tạng” chính mình của Bằng Việt: “Từ một phong cách nặng về biểu hiện tâm
tình, Bằng Việt lúc này đã dành nhiều chỗ trong thơ mình cho tiếng nói trực
tiếp của đời sống của nhân vật, của sự kiện, quan tâm hơn đến những chi tiết
tạo hình, đến nghệ thuật tả và kể. Câu thơ vốn mềm mại, duyên dáng trở nên
chắc gọn, linh hoạt hơn” [36, tr.248].
Thiếu Mai trong bài “Một bếp lửa, những khoảng trời”, đã nhận thấy
qua các tập thơ của Bằng Việt là “tấm lòng thủy chung, trung hậu của anh đối
với con người, với đất nước. Thơ anh bao giờ cũng nặng tình nghĩa với đất
nước, một đất nước trải qua bao năm chiến tranh khốc liệt đằng đẵng”. Đặc
biệt Thiếu Mai đã phát hiện ra sự công phu trong việc sử dụng ngôn ngữ của

Bằng Việt: “Có những chữ đã mòn nhưng nhờ biết sắp xếp, đảo lộn thế nào
đó mà vẫn ánh lên một cảm xúc mới. Điều chủ yếu ở đây theo tôi là cảm xúc
sâu. Cảm xúc sâu dẫn đến một cách thể hiện độc đáo” [36, tr.264]. Theo tác
giả của bài viết thì ngôn ngữ trong thơ Bằng Việt hay không chỉ vì yếu tố “kỹ
thuật” mà quan trọng hơn là bởi Bằng Việt luôn nuôi dưỡng, trau dồi cảm xúc
của người thi sĩ chân chính.
Ngoài các bài phê bình về một bài thơ, một tập thơ cụ thể, hay những
bài viết đánh giá về vị trí của Bằng Việt trong thơ chống Mĩ và thơ đương đại
thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều đi vào tìm hiểu chất thơ, giọng thơ, cảm

12
xúc thơ,… các yếu tố làm nên phong cách thơ Bằng Việt. Có thể kể tên các
công trình sau: Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ (Hà Minh Đức), Hồn
thơ thế kỷ - Bình luận thơ (Anh Ngọc), Thơ với tuổi thơ - Bằng Việt (Nguyễn
Hoàng Sơn), Thơ - tìm hiểu và thưởng thức (Nguyễn Xuân Nam), Hương cây
- Bếp lửa - Đất nước và đời ta (Lê Đình Kỵ). Ngoài ra, còn một số luận văn
cao học, nghiên cứu về phong cách thơ Bằng Việt: Phong cách nghệ thuật thơ
Bằng Việt của Nguyễn Bạch Linh (2006), luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học
Sư phạm Hà Nội; Đặc sắc thơ Bằng Việt của Nguyễn Thu Cúc (2003), luận
văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội…
Qua việc hệ thống lại các công trình, bài viết nghiên cứu về Lưu Quang
Vũ và Bằng Việt, theo chúng tôi, hầu như các tác giả đều thấy được tài năng,
nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ. Thế nhưng, có thể
thấy rõ ràng rằng chưa có ai chú ý nghiên cứu đến một phương diện rất đặc
sắc trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt: cảm hứng chiến tranh, và như đã
nói ở trên, mối liên hệ giữa cảm hứng chiến tranh giữa thơ Bằng Việt và thơ
Lưu Quang Vũ. Nhận thấy khoảng trống đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài
Cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt để thấy được
nét chung của cảm hứng thời đại cũng như cái “tôi” riêng biệt từng nhà thơ
khi nhìn nhận về một thời kỳ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát tư liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề cảm hứng chiến tranh trong thơ
Lưu Quang Vũ và Bằng Việt.
3.2. Phạm vi khảo sát tư liệu
* Các tập thơ của Lưu Quang Vũ:
- Hương cây - Bếp lửa (1968), in chung với Bằng Việt
- Mây trắng của đời tôi (1989)
- Bầy ong trong đêm sâu (1993)

13
- Lưu Quang Vũ - Di cảo (2008).
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có đọc thêm tuyển tập của ông có tên gọi
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010, Nxb Hội nhà văn).
* Các tập thơ của Bằng Việt:
- Hương cây - Bếp lửa (1968), in chung với Lưu Quang Vũ
- Bếp lửa - khoảng trời (Tuyển tập, 1986)
- Thơ Bằng Việt (Tuyển tập, 2001).
Ngoài ra, luận văn có tham khảo thêm các tập thơ: Những gương mặt -
những khoảng trời (1973), Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984),
Phía nửa mặt trăng chìm (1995).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích lịch sử : Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử -
xã hội cụ thể, vào hoàn cảnh sáng tác cụ thể để tìm hiểu.
- Phương pháp so sánh: từ hai bình diện đồng đại và lịch đại nhằm làm
nổi bật nét tương đồng/ dị biệt giữa thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt về cảm
thức chiến tranh.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống : tiếp cận hệ thống các tác phẩm của
hai tác giả và hệ thống các công trình nghiên cứu về hai tác giả.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu cố gắng làm rõ vấn đề cảm hứng sáng tác của nhà

văn nói chung, Lưu Quang Vũ và Bằng Việt nói riêng. Trên cơ sở này đi sâu
tìm hiểu giá trị đặc sắc của thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt trong mảng đề tài
thơ chiến tranh ở những nét giống và khác nhau, từ đó khẳng định những
đóng góp của hai ông trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương :

14
- Chương 1: Vấn đề cảm hứng trong sáng tác của nhà văn và hành
trình sáng tác của Lưu Quang Vũ - Bằng Việt
- Chương 2: Các biến thể của cảm hứng chiến tranh trong thơ Bằng
Việt và thơ Lưu Quang Vũ
- Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm hứng chiến tranh trong thơ Bằng
Việt và thơ Lưu Quang Vũ


15
Chương 1
VẤN ĐỀ CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƯU QUANG VŨ - BẰNG VIỆT

1.1. Vấn đề sáng tác cảm hứng trong sáng tác của người nghệ sĩ
Cảm hứng là một trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác
của người nghệ sĩ. Cảm hứng xuất phát từ nhu cầu bộc lộ, giải thoát tình cảm
cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đến trạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà
văn. Không có cảm hứng thì sẽ không có sáng tác văn học nói riêng và nghệ
thuật nói chung (kể cả khi viết những công trình thuộc loại khác, nhiều khi
cũng cần đến cảm hứng). Để có cở sở lí luận cho việc triển khai nội dung,
chúng tôi sẽ xem xét, phân tích vấn đề cảm hứng trong sáng tác của người

nghệ sĩ trên ba phương diện: Khái niệm cảm hứng, quan niệm vấn đề cảm
hứng của nhà văn, cảm hứng với các biến thể của nó.
1.1.1. Khái niệm cảm hứng
Cảm hứng (theo tiếng HyLạp cổ: pathos) là sự thể hiện tình cảm sâu
sắc, nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy.
Nhưng cái gì làm nên “tình cảm sâu sắc, nồng nàn, một trạng thái hưng
phấn cao độ về tư duy” ấy? Câu trả lời thật không đơn giản và lịch sử của lý
luận văn học không phải chỉ có một câu trả lời duy nhất, thuần nhất. Chẳng
hạn, yếu tố làm nên cảm hứng lần đầu tiên được Hegel dùng để chỉ sức sống
nội tại của tính cách. Còn với Belinski, yếu tố trên được dùng để chỉ tư tưởng
đặc thù của nhà văn - cái tư tưởng hùng mạnh, xâm chiếm trái tim người nghệ
sĩ, nhưng đó hoàn toàn không phải tư tưởng triết học trừu tượng, không phải
tư tưởng suy lí mà là tư tưởng nghệ thuật hay còn gọi là niềm đam mê - niềm
đam mê tinh thần, đam mê tư tưởng. Chỉ có đam mê cháy bỏng thì mới xâm
chiếm toàn bộ trái tim lẫn trí tuệ của người nghệ sĩ, nó làm bầu máu nóng sôi
sục, làm chấn động cả hệ thần kinh. Và để chứng minh cho nhận định của

16
mình Bêlinski đã lấy hai dẫn chứng về cảm hứng trong hai vở kịch: Roméo và
Juliet và vở Hamlet của W. Shakesperes. Cảm hứng trong vở kịch Romeo và
Juliet là cảm hứng về tình yêu bởi trong lời độc thoại trữ tình của đôi tình
nhân ấy không chỉ có một việc là hai người yêu nhau, chiêm ngưỡng nhau mà
còn là sự bộc bạch tình yêu một cách trang trọng, tự hào, say đắm, một tình
yêu hết sức thiêng liêng. Vì thế, trong những lời thoại của Roméo và Juliet ta
thấy rõ ràng là khi cái bất hạnh bắt đầu uy hiếp tình yêu của họ thì cái năng
lượng tình yêu bị kích động do bỗng nhiên gặp trở ngại chống lại dòng tình
cảm lai láng, tự do của họ đã trở thành dòng bão tố. Cảm hứng của Hamlet
trong vở kịch cùng tên là cuộc đấu tranh của lòng căm phẫn chống lại thói xấu
và tội ác với “một sự bất lực trong cuộc chiến đấu công khai và tuyệt vọng,
một cuộc chiến đấu do ý thức nghĩa vụ đòi hỏi” [39, tr.79].

Tác giả Nguyễn Quýnh khi bàn về cái “hứng” trong thơ cũng đã nhận
định rất tinh tế: “Người làm thơ không thể không có hứng, cũng như tạo hóa
không thể không có gió vậy… Tâm hồn người ta như chuông như trống, hứng
như chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông, trống khiến chúng phát ra
tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như vậy” [23, tr.210].
Tuy mỗi tác giả có một quan niệm, một góc nhìn khác nhau về cảm
hứng nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm: “Cảm hứng chính là trạng thái
tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí
tuệ, sự dồi dào về cảm xúc khi đã đạt đến sự hài hoà, kết tinh thì sẽ bùng cháy
trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt nhà văn đến những mục tiêu da
diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng” [23, tr.210].
Sự “bùng cháy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn” là khi họ phát hiện
ra cái bản chất cuộc sống mà lâu nay mình đau đáu kiếm tìm. Bản chất ấy
nhiều khi chỉ là sự phát hiện tình cờ về một nét, một hình ảnh, một chi tiết,
…nào đó của cuộc sống nhưng lại gợi lên được ý nghĩa lớn lao, đúng với hạt
nhân bên trong của cuộc sống. Chẳng hạn, vẻ đẹp mà chỉ có ở Việt Nam, chỉ

17
trong thời đại này mới được coi là đẹp của tình yêu lứa đôi, kiểu Em đẹp lắm
như mùa xuân bừng dậy/ Súng trên vai cũng đẹp như em (Lê Anh Xuân), hay
Em/ Anh ôm em và ôm cả khẩu súng trường trên vai em (Nguyễn Đình Thi);
hoặc sự phát hiện của Mã Giang Lân về Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cột
sắt xi-măng mà sao bom Mỹ dội suốt ngày đêm vẫn trơ trơ bền vững. Thì ra
cái bền vững kia không nằm ở vấn đề không phải làm bằng chất liệu gì mà là
ở cái vững bền nơi tinh thần sắt thép của quân dân Thanh Hóa! Cũng vậy, cái
“sửng sốt” đến ngỡ ngàng của người chiến sĩ - nghệ sĩ khi Trong một góc
vườn cháy khét lửa na-pan/ Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc (Dương
Hương Ly) vì đấy chính là niềm tin, là sự khẳng định về sức sống bất diệt của
con người Việt Nam mà không kẻ thù nào có thể tiêu diệt nổi,v.v…
Cảm hứng được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết nhưng có thể

thể hiện bàng bạc trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác, từ việc hình
thành ý đồ sáng tác cho đến khâu sửa chữa văn bản nghệ thuật.
1.1.2. Quan niệm về cảm hứng với vấn đề sáng tác của nhà văn
Như đã nói, cảm hứng sáng tác là khâu then chốt, không thể thiếu trong
quá trình lao động sáng tạo của nhà văn (và người làm công tác nghệ thuật nói
chung). Tuy nhiên, quan niệm về vai trò của cảm hứng đối với mỗi nhà văn
trong quá trình sáng tác không phải ai cũng giống nhau, nhất là cách nói của
họ về cảm hứng càng có vẻ trái ngược nhau. Có những nhà văn đề cao đến
mức tuyệt đối hoá vai trò của cảm hứng: các nhà triết học như Platon cho rằng
cảm hứng là sức mạnh huyền bí của những giây phút thần linh đột nhập; H.
Bergson, Croshet thì giải thích cảm hứng sáng tác hoàn toàn mang tính trực
giác; S. Freud lại cho rằng cảm hứng bắt nguồn từ bản năng tính dục,…Một
số nhà văn khác cũng phát biểu mang tính phụ họa cho quan điểm này. Chẳng
hạn như Homer cũng gán cảm hứng sáng tác của mình cho thần Zeud và thần
Apolon; Pushkin thừa nhận rằng mình sáng tác ngay trong những giấc mộng
và ông buộc phải vùng dậy ghi lại những câu thơ vừa nảy sinh; Hoàng Cầm

18
cũng nói mình không sáng tác bài thơ Lá diêu bông mà chỉ ghi lại lời “ai đó”
đọc cho nghe lúc nửa đêm…. Đặc biệt là ý kiến của H.Balzac: “Xét về mặt tự
tiện và đỏng đảnh thì không có một cô gái giang hồ nào so sánh nổi với cảm
hứng của nghệ sĩ, nên hễ cảm hứng xuất hiện một cái là phải tóm ngay lấy nó
như tóm lấy một dịp may hiếm có vậy” [23, tr.211].
Ngược lại, cũng có một số nhà văn không coi trọng vai trò của cảm
hứng: G. Flaubert, Stendhan, E. Zola, Georger Sand, Tô Hoài,v.v…Flaubert
không tin tưởng nhiều vào cảm hứng. Franse cảm thấy ngọn lửa cảm hứng
trong ông rất ôn hoà. Stendhan có lúc hối tiếc không sử dụng mười năm của
đời mình vì cứ chờ đợi cảm hứng. Georger Sand ngày ngày đều đặn viết một
số trang nhất định. Tô Hoài còn chia sẻ rõ hơn: “Dù không thấy hứng, cũng
cứ viết… Hôm ấy, dù không thích cũng viết… Lúc sửa còn vứt đi mấy trang

hôm ấy, nhưng cũng còn lại cái thói quen làm việc” [23, tr.210].
Dẫu còn những quan điểm khác nhau thậm chí trái chiều nhau nhưng
cần phải khẳng định là cảm hứng có vai trò rất quan trọng trong quá trình
sáng tác của người nghệ sĩ. Đối với với những ý kiến cho rằng cảm hứng
không quan trọng thì ta cũng cần tỉnh táo nhận ra rằng, không có cảm hứng
mà vẫn miễn cưỡng viết chẳng qua là tập thói quen và đó chính là con đường
động não, tích luỹ sẽ dẫn đến cảm hứng thật sự (thực ra thì đây cũng chỉ là
cách nói của nhà văn mà thôi !). Vậy nên, nói như GS Phương Lựu, dẫu cảm
hứng có đến với ai đó bằng cách nhanh hay chậm, mức độ cảm hứng cao hay
thấp, thời gian cảm hứng kéo dài hoặc chóng tan khác nhau,… nhưng đã nói
đến sáng tác văn học nghệ thuật thì chắc chắn không thể không có cảm hứng.
Bởi “Viết văn là gan ruột, là tâm huyết, chỉ bộc lộ những gì thật sự đã tràn
đầy, đã sôi sục trong lòng chứ không thể cho ra những sản phẩm của một tâm
hồn bằng lặng, vô vị, miễn cưỡng” [23, tr.210].
Cũng cần phải lưu ý rằng, cảm hứng chỉ có thể là kết quả bất ngờ của
việc thai nghén lâu dài, suy tư, cấu tứ và tưởng tượng trước đó. Traicovski đã

19
rất sâu sắc khi cho rằng cảm hứng là một khách hàng không ưa đến thăm
những người lười. Cùng một quan điểm như vậy nhưng F. Sile có cách nói cụ
thể hơn: “Cái mà uổng công trong suốt một tuần liền, thì lại được giải quyết
trong ba ngày nhờ một tia nắng dịu; song rõ ràng sự thường xuyên của tôi đã
chuẩn bị cho bước tiến triển đó” [23, tr.211]. Baudelaire cũng khẳng định
rằng: “Cảm hứng là nghị lực của sự phấn khởi mang tính chất trí tuệ và là khả
năng nương giữ các sức mạnh trong trạng thái kích thích” [23, tr.211]. Vậy
mới biết không có gì tự nhiên đến cả, ngay cả cảm hứng - phạm trù tưởng như
xuất hiện rất tự nhiên cũng cần có một quá trình thai nghén, tích luỹ lâu dài
của người nghệ sĩ.
1.1.3. Cảm hứng với các biến thể của nó
Như vậy, rõ ràng cảm hứng là khâu quan trọng đặc biệt trong sáng tác

của mỗi nghệ sĩ bởi nó là trạng thái xúc động mãnh liệt, bùng cháy khi phát
hiện ra một điều gì đó của bản chất cuộc sống. Sự đột ngột bùng cháy này lại
xuất phát từ kết quả quan sát, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm hiện thực đời sống
của nhà văn. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cho riêng mình một “vùng thẩm
mỹ”, đó thường là mảnh đất, con người, lĩnh vực,… mình quen thuộc nhất,
dung chứa nhiều nhất những kỷ niệm của riêng mình, gắn bó và yêu mến
nhất, gây hứng thú nhất cho mình, tóm lại, đó chính là “cõi đi về” trong tâm
tưởng và trong thực tế của nhà văn. Hiện thực càng phong phú, đa dạng, chứa
nhiều bất ngờ với những tầng vỉa, những tận cùng cảm xúc khiến cho ta tưởng
chừng không hiểu hết, không nắm được bản chất,…thì càng thu hút cảm hứng
của nghệ sĩ. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhất là cuộc chiến đấu khốc liệt ở
giai đoạn 1965 - 1975, khi chúng ta trực tiếp đối đầu với hơn nửa triệu quân
Mỹ (chưa kể lực lượng quân đội Sài Gòn và lính chư hầu) là một hiện thực
như thế. Sau này rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã gọi
giai đoạn này là một “thời đại lớn” (Tố Hữu), “thời điểm sáng rực” (Hà Xuân

20
Trường), “Một thời chả có ai là xoàng cả” (Nguyễn Khải), một “hiện thực ưu
đãi” nhà văn (Phong Lê),…Thế nên cảm hứng tập trung của nhà văn Cách
mạng là cảm hứng về cái hiện thực chiến tranh này (thực ra, kể cả các nhà văn
thuộc chế độ Sài Gòn cũ như Duyên Anh, Võ Phiến, Thanh Tâm
Tuyền,…cũng tập trung ở cảm hứng này, chỉ khác về tư tưởng, thái độ, cách
tiếp cận hiện thực). Mở rộng ra, có thể nói, bất cứ dân tộc nào, ở mọi thời nào
đang phải đối phó với chiến tranh thì nền văn học và nghệ thuật của họ cũng
tập trung cảm hứng sáng tạo vào cái hiện thực lớn lao, kỳ vĩ ấy.
Mặt khác, do bản thân cuộc sống được nhận thức có những điểm khác
biệt cốt yếu: cái tốt, cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt, cái thấp hèn, cái
khẳng định, cái phủ định, cái đáng ngợi ca, cái đáng lên án,…nên cảm hứng
trong tác phẩm cũng bộc lộ nhiều biến thể khác nhau: Cảm hứng anh hùng,
cảm hứng bi kịch, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng hài hước,…Thế nhưng việc

phân biệt các biến thể của cảm hứng cũng chỉ có tính chất tương đối. Vấn đề
này có nguyên nhân sâu xa của nó. Trước hết, phải hiểu rằng cảm hứng trong
sáng tác nghệ thuật được “nảy sinh trong ý thức xã hội” (Belinski), cụ thể là ý
thức con người mà tích cực nhất là trong ý thức của những người sáng tạo. Do
có những mâu thuẫn trong đời sống xã hội, trong tính cách và hoạt động của
những người đại diện cho một giới xã hội nào đó nên cũng có sự ý thức về tư
tưởng và sự đánh giá về cảm xúc với những gì đang diễn ra, đang tồn tại trong
thực tế (nhìn xã hội ở mặt anh hùng hay bi kịch, lãng mạn hay thương cảm,
hài hước hay nghiêm trang). Mặt khác, những mâu thuẫn này lại thường gắn
bó, sóng đôi, thậm chí khoảng cách giữa chúng đôi khi rất mong manh nên
các biến thể cũng gần gũi như vậy. Chẳng hạn khi đánh giá tính cách của các
nhân vật trong Don Quixote - nhà quý tộc tài ba xứ La Mancha (Migel de
Cervanterts), trong Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, trong Chí Phèo của
Nam Cao,…ta sẽ thấy sự nhập nhằng, khó khăn khi phân biệt các biến thể của

21
cảm hứng. Bởi lẽ nhìn ở góc độ này có thể đánh giá nhân vật là người tốt
nhưng ở một góc độ khác lại thấy điểm hạn chế của nhân vật nên để gọi tên
biến thể của cảm hứng ở các tác phẩm tương tự như thế này quả thật không
phải là dễ dàng.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hướng tới một giá trị tư tưởng, một bức
thông điệp nào đó nên tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng tập trung một số mặt
nào đấy của mối quan hệ hoặc tính cách mà họ miêu tả. Khi đó, nhà văn sẽ
tập trung bút lực để tô đậm, khắc sâu và phát triển các mặt ấy tương đối nhiều
hơn so với các mặt khác, có lúc hoàn toàn tránh hẳn các mặt khác. Bởi vậy,
một biến thể cảm hứng nào đó thường ngự trị trong một tác phẩm và biểu hiện
trong tất cả các hình tượng của nó để tác phẩm hoàn toàn có thể chỉ là một
cảm hứng anh hùng, bi kịch, lãng mạn hay hài hước,…Chẳng hạn cảm hứng
anh hùng, đó là sự khẳng định chiến công lớn lao của một cá nhân hoặc của
một tập thể có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nhân dân, dân tộc và

cao hơn là nhân loại. Đối tượng của cảm hứng anh hùng là những con người
vĩ đại gánh vác sứ mệnh lớn lao. Cuộc đời họ luôn gắn liền với sứ mệnh ấy và
đương nhiên quyền lợi chung của tập thể, của cộng đồng trở thành nhu cầu
nội tại của cá nhân họ đồng thời cá nhân đó cũng tự nguyện, tự xác định trách
nhiệm của mình chứ không phải sự chấp hành ngoan ngoãn. Chẳng hạn, cảm
hứng trong Người con gái Việt Nam (Tố Hữu), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng (Chế Lan Viên), Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi
(Nam Hà), Nấm mộ và cây trầm (Nguyễn Đức Mậu), Bài ca chim Chơ-rao
(Thu Bồn),…là loại cảm hứng như vậy. Hoặc những Hector, Achillle,
Agamennon trong Iliad, Pyotr trong Pyotr Đại đế, Đam San trong Trường ca
Đam San,…cũng là những con người anh hùng gánh vác trên mình sự sống
còn của thành bang, nhiệm vụ lập quốc, phá tập tục… Thế nhưng, không chỉ
việc đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài mới làm nảy sinh tính anh hùng. Việc

22
giải quyết những xung đột công dân bên trong cần thiết cho sự phát triển xã
hội cũng làm này sinh chất anh hùng cách mạng - chất anh hùng của sự tự do
gánh vác nghĩa vụ công dân (G. N. Pospélov). Nó chẳng những đòi hỏi lòng
dũng cảm, tính mục đích, sự xả thân mà còn đòi hỏi một tính độc lập cao
trong hệ tư tưởng ở mỗi con người. Chất anh hùng mang màu sắc công dân ấy
xuất hiện ở khá nhiều nhân vật trong văn học hiện đại: Davưdov trong Đất vỡ
hoang của M. Solokhov, Paven Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy của N.
Ostrovski của văn học Nga - xô viết, hay các nhân vật ở văn học Việt Nam
hiện đại: Biền trong Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải, Tiệp trong Bão biển của
Chu Văn, Thanh trong Chỗ đứng của Dương Thị Xuân Quý, anh chủ nhiệm
trong bài thơ cùng tên của Hoàng Trung Thông,…
Cũng có thể một cảm hứng lãng mạn tràn ngập trong toàn bộ bài thơ để
nói lên niềm vui, sự tự tin, bình thản hoặc một hình ảnh tươi mới, một chút kỷ
niệm tuổi thơ chợt hiện về: Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn
đông nhớ Trường Sơn tây hoặc: “Em ở Thạch Kim sao cứ đùa anh là Thạch

Nhọn/ Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón” (Phạm Tiến Duật), Ao trường
vẫn nở hoa sen/ Bờ ao vẫn chú dế mèn vuốt râu (Trần Đăng Khoa), Đạn bom
thù chẳng sợ đâu/ E sương rơi ướt mái đầu lá chanh (Lâm Thị Mỹ Dạ), hoặc
các bài Nghe chim hót trên đồi chốt, Anh bộ đội và tiếng nhạc la của Hoàng
Nhuận Cầm,v.v…
Nhưng thường gặp trong một tác phẩm là hiện tượng xen kẽ giữa các
cảm hứng. Điều này cũng không có gì lạ bởi trong đời sống, giữa cái anh
hùng với cái hèn nhát, giữa cái tự tin với sự giao động, giữa cái lãng mạn với
cái đau thương, giữa cái đau thương với cái anh hùng,…không phải bao giờ
cũng tách bạch, phân định, thậm chí nhiều lúc khoảng cách chỉ bằng sợi tóc!
Vì thế, trong một tác phẩm, người đọc bắt gặp sự xâm lấn giữa cảm hứng về
cái anh hùng với cái đau thương, về tình yêu thương với lòng căm hận, về sự

23
xót xa với lòng khâm phục. Dương Hương Ly trong Bài thơ về hạnh phúc là
kiểu cảm hứng như vậy. Bài thơ tràn ngập một nỗi đau đớn, xót thương về
người vợ, người đồng chí, chiến sĩ của mình vừa bị quan giặc bắn chết:
Những viên đạn quân thù bắn em trong ngực anh sâu xoáy/ Bên những phát
đạn xua chúng giết bao người/ Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi/ Như
bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc; song liền đó là sự tỉnh táo Nhưng em ạ,
giây phút này chính lúc/ Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường/ Nhằm thẳng
quân thù mắt không giọt lệ vương/ Anh nổ súng!; và rồi là lời hứa trang trọng,
thiêng liêng của người chồng, người chiến sĩ Anh sẽ sống đẹp những ngày em
chưa kịp sống/ Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu; chưa kể những cảm xúc
khác như tình thương em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng/ Môi tái ngắt, mái
tóc mềm đẫm ướt; sự vỗ về Thôi em nằm lại/ Với đất lành Duy Xuyên/ Trên
mồ em có mùa xuân ở mãi/ Trời chiến trường vẫn một sắc xanh
nguyên…Hoặc ở Bài ca mùa xuân 61 của Tố Hữu cũng vậy, đang nói về niềm
vui, niềm tự hào, về tư thế cao vời vợi của đất nước Việt Nam trong những
năm tháng này: Chào 61 đỉnh cao muôn trượng/ Ta đứng đây mắt nhìn bốn

hướng/ Trông lại ngày xưa, trông tới mai sau/ Trông Bắc, trông Nam, trông
cả địa cầu, lập tức tác giả lại nói đến nỗi buồn xưa: Trải qua một cuộc bể dâu/
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình/ Nỗi buồn kiếp sống lênh đênh/ Tố Như
ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều. Cứ thế, trong bài thơ, tác giả xen kẽ liên tục
cảm hứng về niềm vui ở miền Bắc XHCN với nỗi đau ở miền Nam đang rên
xiết dưới gót giày Mỹ - Ngụy; về niềm vui trước những thành tựu hôm nay
của đất nước với nỗi đau xưa về thân phận kiếp người,…
Tóm lại, cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật bộc lộ nhiều biến thể.
Nhưng điều cần lưu ý là mọi biến thể của cảm hứng đều mang tính chất tương
đối nên khi đi vào xem xét ở những tác phẩm của những tác giả cụ thể ta cần
lưu tâm đến những đặc tính, sắc thái khái nhau biểu hiện trong cảm hứng. Có

24
như vậy mới có cái nhìn toàn diện, chuẩn xác về giá trị tư tưởng của tác phẩm
cũng như về phong cách của tác giả.
Nhân nói về cảm hứng với sự “bùng cháy” của tư duy, của tình cảm
nhà văn khi đột ngột phát hiện ra nét bản chất nào đó của đời sống nhờ quá
trình tích lũy, chiêm nghiệm của họ trước đó, nghĩa là phải thật “gan ruột”
mới có cảm hứng nghệ thuật, mới làm ra tác phẩm, thì hiện nay ở nước ta lại
mới xuất hiện kiểu “thơ máy”: chỉ cần 05 giây là “sáng tác” được một bài thơ
bằng cách nhập vài từ thể hiện nội dung chủ đề (tự chọn), cách nhau bởi dấu
phẩy, gõ vào lamtho.vn là trong chớp mắt có ngay bài thơ! Ví dụ: gõ vài từ,
chẳng hạn, tên bạn gái Châu Giang, anh, thương nhớ, chủ đề yêu thương, sau
5 giây màn hình sẽ hiện ra: “Châu Giang anh thương nhớ/ Giữa vô minh con
đường trắng từng/ Trằn trọc”!; hoặc: mưa, mùa hạ, cầu vồng, lá cỏ, long lanh,
dương cầm, chủ đề (tự chọn), sẽ có: “Mưa mùa hạ trên lá cỏ/ Nhịp nước mắt
là cầu vồng/ Long lanh dương cầm ơ cỏ/ Vương nắng xưa khi má hồng”!,
v.v…(báo Thanh niên, Chủ nhật, 13.5.2012)
Loại thơ này, xét về lý luận cảm xúc, theo chúng tôi là nhảm nhí bởi nó
không phải xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc, từ trải nghiệm bản thân mà là từ

công nghệ. Máy móc thì làm sao có thể làm lay động tâm hồn con người khi
đơn giản, tự nó đã vô cảm?!
1.2. Cảm hứng chiến tranh trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lưu
Quang Vũ và Bằng Việt
Như đã trình bày ở trên, cảm hứng là trạng thái xúc động mãnh liệt,
bùng cháy khi phát hiện ra một điều gì đó của bản chất cuộc sống xuất phát từ
kết quả quan sát, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm hiện thực đời sống của nhà văn.
Mỗi nhà văn lại “chiếm lĩnh” một “vùng thẩm mỹ” của riêng mình. Hiện thực
càng phong phú, đa dạng, chứa nhiều bất ngờ với những tầng vỉa, những tận
cùng cảm xúc khiến cho ta tưởng chừng không hiểu hết, không nắm được bản

25
chất,… thì càng thu hút cảm hứng của nghệ sĩ. Hiện thực ấy càng có nhiều
chiều, nhiều cung bậc cảm xúc thì cũng có nhiều biến thể của cảm hứng. Tùy
vào cái “tạng”, cao hơn là “phong cách”, mỗi nhà văn sẽ có cách tiếp cận hiện
thực khác nhau và do vậy, cảm hứng của họ sẽ có chỗ trùng nhau (mảng hiện
thực lớn, bao quát của một thời đại) và cả những chỗ khác biệt (hướng, cách
tiếp cận về cùng một hiện thực). Điều này sẽ được trình bày rõ hơn khi chúng
tôi khảo sát thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt.
1.2.1. Thơ trong sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt
1.2.1.1. Thơ trên hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài
năng. Cuộc sống nghiệt ngã khiến ông ra đi ở độ tuổi 40 khi sức sáng tạo
đang dồi dào, tài năng đang ở độ chín nhưng ông đã sống và làm việc không
mệt mỏi và có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học dân tộc ở
nhiều thể loại. Sinh thời Lưu Quang Vũ được đông đảo công chúng biết đến
nhiều nhất với tư cách là một nhà viết kịch tài danh với khoảng 50 tác phẩm
kịch trong gần 10 năm, bao quát được nhiều đề tài, khám phá muôn mặt của
đời sống xã hội và con người mang tính thời sự nóng bỏng nhất. Kịch của ông
sở dĩ rất thành công, trở thành “hiện tượng” của sân khấu những năm 80 của

thế kỉ XX bởi chạm đúng mạch cuộc sống, đáp ứng được những trăn trở, tâm
sự cháy bỏng của khán giả và đặc biệt ông đã biến sân khấu trở thành diễn
đàn để trao đổi, luận bàn, giao lưu giữa tác giả và công chúng. Thế nhưng,
đúng như lời nhận xét của Vũ Quần Phương: “Anh viết kịch để sống với mọi
người và làm thơ để sống với riêng mình” [46, tr.76], thơ ca mới là mảng ông
đam mê nhất và nó đi cùng ông trong suốt những năm tháng của cuộc đời.
Chính Lưu Quang Vũ cũng tự “thú nhận” rất chân thành như một lời tuyên
ngôn: Trên hạnh phúc, trên cả niềm cay đắng/ Thơ tôi là mây trắng của đời tôi.
Đọc thơ Lưu Quang Vũ ta mới thấy rằng, đó chính là nơi ký thác nhiều
nhất nỗi niềm với những gì “khó nói” nhất trong tâm hồn vốn rất nhạy cảm

×