Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh (trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến tranh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.59 KB, 125 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2





ĐÀO THỊ HOÀI BẮC







LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

2004 - 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH






LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
















2

HÀ NỘI, NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2





ĐÀO THỊ HOÀI BẮC







LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

2004 – 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH
(Trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến
tranh)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH TÚ



HÀ NỘI, 2012

3

LỜI CẢM ƠN!


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Tú -

người đã tận tình hướng hẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc
biệt là các thầy, cô trong tổ Lí luận văn học, phòng Sau Đại học – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…, đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả



Đào Thị Hoài Bắc









4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả



Đào Thị Hoài Bắc













5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………….
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………

2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu…………………………………
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………
6. Dự kiến đóng góp……………………………………………….
7. Cấu trúc của luận văn…………………………………………
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TIỂU THUYẾT 2004 – 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN
TRANH -MỘT VÀI NÉT ĐỔI MỚI……………………………
1.1. Xu hướng phá vỡ cấu trúc nhân vật sử thi truyền thống……….
1.1.1. Đưa người lính “trở về” với đời thường………………………
1.1.1.1. Người lính – những số phận cá nhân……………………
1.1.1.2. Người lính – con người hèn nhát, cơ hội, sai lầm…………
1.1.1.3. Người lính – nhân vật bi kịch, nhân vật chấn thương…
1.1.1.4. Người lính – con người tự nhiên, bản năng……………….
1.1.2. Đưa nhân vật kẻ thù hướng về “tính người”………………
1.1.2.1. Nhân vật kẻ thù có tri thức, sống có lí tưởng, có bản lĩnh
1.1.2.1. Nhân vật kẻ thù có đời sống nội tâm……………………

1.2. Đổi mới không gian, thời gian………………………………….
1.
2.1. Đổi mới không gian…………………………………………
1.2.1.1. Không gian đời thường……………………………………
1.2.1.2. Không gian tâm linh huyền thoại………………………….
1.2.2. Đổi mới thời gian……………………………………………
Trang
1
1
2
5

5
6
7
7
8
8

8
9
9
11
12
15
18
19
20
22
23
23
24
28

6

1.2.2.1. Rút ngắn thời gian sự kiện, kéo dài thời gian tâm trạng….
1.2.2.2. Đồng hiện quá khứ và hiện tại…………………………….
Chương II: CÁC LOẠI HÌNH LỜI VĂN NGHỆ THUẬT……
2.1. Lời văn nghệ thuật của người kể chuyện……………………….
2.1.1. Lời văn miêu tả……………………………………………….
2.1.1.1. Lời văn miêu tả thiên nhiên………………………………

2.1.1.2. Lời văn miêu tả nhân vật…………………………………
2.1.2. Lời văn kể…………………………………………………….
2.1.2.1. Đặc điểm lời văn kể………………………………………
2.1.2.2. Các dạng lời kể……………………………………………
2.1.3. Lời phân tích, bình luận………………………………………
2.2. Lời văn nghệ thuật của nhân vật………………………………
2.2.1. Lời đối thoại…………………………………………………
2.2.2. Lời độc thoại nội tâm…………………………………………
2.2.2.1. Lời độc thoại nội tâm khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật
2.2.2.2. Tổ chức độc thoại nội tâm dưới dạng lời nói nửa trực tiếp
Chương III: CÁC PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG THỨC BIỂU
HIỆN LỜI VĂN…………………………………………………….
3.1. Các biện pháp tu từ……………………………………………
3.1.1. So sánh, liệt kê………………………………………………
3.1.1.1. So sánh……………………………………………………
3.1.1.2. Liệt kê………………………………………………………
3.1.2. Các phép liên tưởng, tưởng tượng…………………………….
3.2. Biểu tượng………………………………………………………
3.2.1. Biểu tượng “Trăng”
3.2.2. Biểu tượng dòng sông………………………………………
3.3. Giọng điệu………………………………………………………
28
32
35
35
35
35
45
49
49

50
54
56
56
63
66
69
72

72
72
72
76
80
86
87
92
99

7

3.3.1. Giọng xót xa thương cảm…………………………………….
3.3.2. Giọng hoài nghi chất vấn…………………………………….
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………
THƯ MỤC THAM KHẢO………………………………………
100
109
114
116



























8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Ngay từ buổi đầu dựng nước cho đến hôm nay, nhân dân ta đã luôn phải
đương đầu với nhiều kẻ thù xâm lược. Mà như một nguyên lý: văn học là tấm
gương phản ánh lịch sử, do vậy mảng văn học viết về đề tài chiến tranh luôn chiếm
giữ vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ, ác liệt, cả đất
nước cùng hướng về tiền tuyến, cùng một lòng hi sinh tất cả cho cuộc kháng chiến.
Cùng nhịp với bước đi của dân tộc, các nhà văn đặt nhiệm vụ động viên, cổ vũ,
tuyên truyền, ngợi ca bản chất chính nghĩa anh hùng của cuộc kháng chiến lên hàng
đầu.
Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cuộc sống thời bình, cuộc sống đời thường
trở lại, đề tài chiến tranh không còn chiếm vị trí quan trọng số một như trước nữa,
tuy vậy nó vẫn thu hút nhiều thế hệ cầm bút, kể cả thế hệ nhà văn trẻ, sinh ra và lớn
lên sau chiến tranh. Nhiều nhà văn hôm nay vẫn tiếp tục quan tâm tới đề tài này bởi
tìm hiểu cuộc kháng chiến giữ nước cũng là một cách tìm hiểu về tâm hồn, tính
cách, phẩm chất dân tộc. Đồng thời cũng là một cách đi sâu phát hiện cấu trúc nhân
cách con người với những yêu thương, khát vọng và cả phản bội, hèn nhát…
Hòa vào dòng chảy của đề tài hấp dẫn đó, cuộc vận động sáng tác văn học của
Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra 5 năm một lần. Và cuộc thi gần đây nhất được tổng kết
vào đầu năm 2010 đã thu được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Trong đó, đáng kể
hơn cả là thành tựu ở thể loại tiểu thuyết. Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm
tiêu biểu: Ngày rất dài (Nam Hà), Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy),
Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang), Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí
Trung)… Những tác phẩm này góp thêm cái nhìn mới, cái nhìn đa diện, cái nhìn
đầy đủ về chiến tranh. Cũng qua những tác phẩm này, chúng ta phần nào thấy được
sự vận động của văn học Việt Nam hôm nay nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh nói riêng.

9

1.2. Tiểu thuyết là thể loại văn học tiêu biểu cho loại hình tự sự, đóng vai trò chủ

lực trong nền văn học hiện đại. Với đặc trưng thi pháp, phương thức trần thuật
riêng, tiểu thuyết chiếm lĩnh, khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và
phong phú. Có thể coi sự vận động của tiểu thuyết cũng là sự vận động của cả một
nền văn học. Hôm nay, tiểu thuyết đang nỗ lực chuyển mình nhằm đáp ứng yêu cầu
của thời đại với nhiều cây bút có ý thức cách tân trong cả cách nhìn lẫn lối viết, có
những tác phẩm thành công hoặc đang trên đường tìm tòi, thể nghiệm. Tất cả đều
hướng tới việc làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
1.3. Luận văn Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài
chiến tranh lấy đối tượng nghiên cứu là những tiểu thuyết được giải thưởng văn
học của Bộ Quốc phòng 2004 - 2009 làm cứ liệu để nghiên cứu sự đổi mới, đặc biệt
là ở phương diện lời văn, chúng tôi sẽ phần nào làm sáng tỏ những tìm tòi đóng góp
của các tác giả về nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ trong một số tác phẩm tiêu biểu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến
tranh qua những tác phẩm được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009,
không thể tách khỏi quá trình nghiên cứu sự đổi mới của tiểu thuyết hiện nay về đề
tài chiến tranh. Qúa trình nghiên cứu chưa nhiều, chủ yếu là những bài viết riêng lẻ
về một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm.
Trong cuộc đối thoại tháng giêng – 2001: Người lính và chiến tranh cách
mạng – Một đề tài vĩnh cửu, nhà văn Xuân Thiều phát biểu quan niệm nghệ thuật về
con người trong tiểu thuyết chiến tranh hiện nay: “Viết về chiến tranh, cần phải có
tâm trạng. Trước đây, trong chiến tranh sống còn, ta tự buộc ta phải viết sao cho
tăng được sức mạnh chiến đấu, không u buồn, không vân vi. Bây giờ đã có thể viết
ra được hết những gì mà cuộc chiến tranh vốn có. Tức là tâm trạng và số phận. Đã
có cái tuyệt vời sao lại không có cái uẩn khúc? Chính nhờ có cái uẩn khúc mà con
người trở nên tuyệt vời. Như vậy đề tài sẽ còn được viết và sẽ viết hay. Mốc thiên
niên kỷ chỉ là cái mốc tượng trưng. Trong văn học lại là cái mốc riêng của nó – mốc
trong chiến tranh và mốc sau chiến tranh, nhưng kiểu viết phải khác, phải đi thật sâu

10


về con người…Con người trong chiến tranh là một sinh vật cao quý chứ không phải
là một cỗ máy vô tri” (Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1 – 2001).
Gắn chặt với sự đổi mới quan niệm về con người là sự đổi mới một số thủ
pháp nghệ thuật. Trong bài: Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học
thời kỳ đổi mới (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1 – 2002), tác giả Lý Hoài Thu viết:
“Đề tài chiến tranh với quy mô hiện thực rộng lớn nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn
vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua tiêu điểm nhân
vật…Cũng là người lính, người mẹ, người vợ nhưng giờ đây họ được soi rọi từ
nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào trong nhiều vòng quay của cuộc đời, kể cả
những vòng xoáy nghiệt ngã nhất. Nhân vật không còn mờ nhạt đơn điệu mà có sự
kết hợp giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản năng
và ước mơ thánh thiện…Thế giới của nhân vật tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đa phần
nhuốm màu bi kịch, ai cũng có những giai đoạn gập ghềnh chông gai, những nỗi
niềm trắc ẩn, những thua thiệt mất mát, nhưng đó là những bi kịch mang ý nghĩa
thức tỉnh, luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách”.
Bàn về kết cấu và phương thức trần thuật, trong tập phê bình Đi cùng văn
học nhận xét về Những bức tường lửa, tác giả Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh đến sự
phá vỡ kết cấu truyền thống… kết hợp với tăng cường bổ sung điểm nhìn”, các
điểm nhìn dịch chuyển, luân phiên tạo nên cái nhìn đa chiều. “Nhà văn cho xuất
hiện bốn điểm nhìn chính, vận dụng thủ pháp lắp ghép của điện ảnh” [30, tr.133-
135]. Hay bàn về giọng điệu, trong các bài nghiên cứu và phê bình hiện có, chúng
tôi nhận thấy sự chú ý chỉ tập trung chủ yếu vào hai tác phẩm Rừng thiêng nước
trong của Trần Văn Tuấn và Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức. Nguyễn Thị Dư
trong Một cách tiếp cận hiện thực Rừng thiêng nước trong đã khẳng định: “Trần
Văn Tuấn với giọng văn bình dị, cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh hợp với tư
duy làm nổi bật lên hình tượng có tính gợi cảm, lôi cuốn” [37, tr.33]. Lời văn, giọng
điệu “giải sử thi” đó là nhận xét của Nguyến Thanh Tú: “Câu văn ngắn có chỗ bị
phá ra vỡ vụn, không thấy sự làm văn, làm dáng của câu văn” [37, tr.58]. Đáng chú
ý và ghi dấu ấn ở bạn đọc đó chính là “giọng điệu ngợi ca tôn kính (sử thi) lẫn


11

suồng sã, dân dã thông tục (giải sử thi)” [37, tr.58]. Đỗ Thu Thủy đã chỉ ra giọng
điệu đặc trưng trong Bến đò xưa lặng lẽ đó là “giọng phân trần sám hối, tự vấn, ăn
năn” [37, tr.92]. Nguyễn Thanh Tú ấn tượng với cách kể chuyện của tác phẩm này:
“Chọn người kể chuyện là người đã chết cũng là nhân vật chính trong truyện đã tạo
ra sự cảm thương hóa lời kể, bi thương chứ không bi lụy, tạo ra ảo giác ở sự trung
thực của câu chuyện… khách quan hóa, trung thực hóa lời kể” [37, tr.150-151].
Hoàng Quảng Uyên và Dương Danh Dũng không hài lòng với ngôn ngữ trong tác
phẩm: “sự pha trộn ngôn ngữ kịch với ngôn ngữ tiểu thuyết” [37, tr.107], “ngôn ngữ
và câu chữ có nhiều sai sót không nên có do tác giả còn chưa thật chú tâm dụng
công, người đọc dễ bắt gặp nhiều câu vụng” [37, tr.125].
2.2. Một trong những công trình nghiên cứu khá sâu và gần đây nhất về tiểu
thuyết chiến tranh được giải của Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 là luận văn Tiểu
thuyết Việt Nam 2004 – 2008 về đề tài chiến tranh của Nguyễn Thị Duyên. Người
viết đã khái quát những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh
trong những năm gần đây trên các phương diện: thế giới nhân vật, kết cấu và
phương thức trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ. Luận văn của Nguyễn Thị Duyên
đã ít nhiều chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài
chiến tranh trên cứ liệu những tiểu thuyết được giải thưởng của Hội nhà văn Bộ
Quốc phòng từ 2004 – 2008. Tiếp đến là luận văn Đổi mới kết cấu tiểu thuyết 2004
– 2009 về đề tài chiến tranh của Lê Thị Thu Huyền tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, đó là
những đổi mới về mặt tổ chức kết cấu của tác phẩm ở cấp độ hình tượng nhân vật
người lính và nhân vật kẻ thù; Đổi mới ở cách thức tổ chức thời gian, không gian;
và đổi mới ở các hình thức tổ chức điểm nhìn, ở giọng điệu và cảm hứng trong tác
phẩm. Luận văn: Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 – từ
góc nhìn nhân vật của Ngô Thị Hải Vân đã đưa ra cái nhìn khái quát những đặc
điểm về nội dung cũng như nghệ thuật của thể loại trên một số phương diện: Hình
tượng người lính – những nét đổi mới cơ bản từ phương diện loại hình nội dung;

Hình tượng người lính – những nét đổi mới chủ yếu từ phương diện hình thức.

12

2.3. Về cách tổ chức Lời văn nghệ thuật, đây vẫn còn là một khoảng trống
chưa có tài liệu nào nghiên cứu được đề cập tới một cách có hệ thống.
Theo dõi lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy một số phương diện từ nội
dung, hình thức đến nhân vật… của tiểu thuyết chiến tranh 2004 – 2009 đã được đề
cập tới. Đặc biệt lời văn nghệ thuật chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu
độc lập của bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Phần lớn các nhà
nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề này một cách khái quát hay nhỏ lẻ qua một số
ý kiến ngắn hoặc qua một vài mục nhỏ trong công trình nghiên cứu của mình mà
thôi.
Từ kết quả của các bài viết, của các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình cũng
như các thế hệ đi trước, chúng tôi tiếp nhận một cách có chọn lọc những gợi mở,
những số liệu, nhận xét đánh giá để triển khai nghiên cứu một cách toàn diện và hệ
thống hơn vấn đề Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài
chiến tranh, trên cứ liệu 12 tiểu thuyết đạt giải của Bộ Quốc phòng từ 2004 – 2009.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm tìm hiểu, làm rõ những vấn
đề lí luận về lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh.
3.2. Xác định được vai trò của lời văn nghệ thuật trong việc thể hiện những
giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện từ góc độ thể loại tiểu thuyết.
3.3. Nhận diện và cắt nghĩa sự xuất hiện của các yếu tố cấu thành nên lời văn
nghệ thuật trong tiểu thuyết: Lời văn nghệ thuật của người kể chuyện; Lời văn nghệ
thuật của nhân vật; Các phương thức, phương tiện biểu hiện lời văn nghệ thuật. Từ
đó, chứng minh tính hiện đại, mới mẻ của đề tài này.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết viết về chiến tranh Việt Nam

được nhận giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng từ 2004 đến 2009. Cụ thể là các tác
phẩm sau:
Phòng tuyến sông Bồ (Đỗ Kim Cuông)

13

Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang)
Thời hậu chiến (Nam Hà)
Mạch máu của rừng (Nguyễn Tiến Hải)
Mùa hè giá buốt (Văn Lê)
Không phải huyền thoại (Hữu Mai)
Cõi đời hư thực (Bùi Thanh Minh)
Xiêng Khoảng mù sương (Bùi Bình Thi)
Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy)
Về với mẹ (Hoàng Bình Trọng)
Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung)
Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú)
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Những đổi mới, đặc biệt là ở phương diện lời văn nghệ thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh ( 2004 – 2009).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp lịch sử - hệ thống:
Đặt tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong bối cảnh nền văn học thời kì đổi
mới nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc
hơn. Đề tài được đặt trong hệ thống các tác phẩm đạt giải của Hội nhà văn và Bộ
Quốc phòng từ 2004 – 2009 để xem xét, đánh giá, phát hiện những đóng góp về nội
dung và hình thức. Hơn nữa, lời văn nghệ thuật là một hệ thống bao gồm nhiều yếu
tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi triển khai các vấn đề cụ thể, chúng tôi
đều đặt trong mối quan hệ với hệ thống.
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Việc tìm hiểu lời văn nghệ thuật của tác phẩm cần phải có thao tác phân tích,
tổng hợp để làm rõ những đặc điểm và giá trị biểu hiện của những phương tiện lời
văn được sử dụng trong các tác phẩm.



14

5.3. Phương pháp khảo sát, thống kê:
Để việc phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực, khi cần thiết chúng tôi tiến
hành khảo sát, thống kê, phân loại để tìm ra những điểm đặc sắc của lời văn nghệ
thuật trong tiểu thuyết chiến tranh.
5.4. Phương pháp so sánh:
Chúng tôi tiến hành so sánh các phương diện của tiểu thuyết chiến tranh giai
đoạn trước đổi mới với giai đoạn những năm gần đây để thấy được sự vận động của
thể loại này.
6. Dự kiến đóng góp
6.1. Góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của lời văn nghệ thuật
trong tiểu thuyết hiện nay về đề tài chiến tranh.
6.2. Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết
hiện nay .
6.3. Luận văn cũng hy vọng được cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu, học
tập giúp cho bạn đọc có thêm điều kiện tìm hiểu vẻ đẹp văn chương trong tiểu
thuyết 2004 – 2009 về đề tài chiến tranh.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo; Nội
dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Tiểu thuyết 2004 -2009 về đề tài chiến tranh – một vài nét đổi
mới.
Chương II: Các loại hình lời văn nghệ thuật.

Chương III: Các phương tiện, phương thức biểu hiện lời văn.







15

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TIỂU THUYẾT 2004 - 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH -
MỘT VÀI NÉT ĐỔI MỚI

1. 1. Xu hướng phá vỡ cấu trúc nhân vật sử thi truyền thống
Đặc trưng của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh là viết về mối xung đột giữa
“địch” và “ta”. Từ đặc trưng đó mà nhân vật chính của tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh thường là nhân vật người lính và nhân vật kẻ thù.
Tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975 coi trọng
đời sống tinh thần, khao khát những lí tưởng đẹp đẽ, không chỉ là đặc điểm quan
trọng nhất của con người Việt Nam trong lịch sử mà còn là đặc điểm của người anh
hùng. Chịu sự chi phối của cảm hứng sử thi, văn học chủ yếu quan tâm đến con
người trong các vai trò xã hội. Trong tư cách là động lực cách mạng, vì vậy người
lính thường được đặt trong mối quan hệ với giai cấp, với nhân dân để phát huy tính
tích cực, tinh thần và trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng dân tộc. Đây cũng là
lí do khiến nhân vật người lính trong tiểu thuyết sử thi 1945 – 1975 được xây dựng
đậm chất anh hùng, được lí tưởng hóa cao độ, tạo ra một “khoảng cách sử thi” giữa
nhân vật với đời thường. Trong khi đó, nhân vật kẻ thù lại được các nhà văn xây
dựng bằng bút pháp “hiện thực tàn nhẫn”, là kẻ tàn ác, hèn yếu, đầy thú tính.
Nhân vật là nơi nhà văn thể hiện quan niệm về con người và thái độ đối với

hiện thực. Đọc tiểu thuyết sử thi trước 1975, độc giả có thể hiểu ngay được nhà văn
nêu gương, ngợi ca ai và phê phán, tẩy chay đối tượng nào. Với quan niệm nhà văn
ở vị trí tối cao, toàn tri, nhân vật tất yếu là công cụ của tư tưởng, trong trường hợp
này, nhân vật bị “tước mất quyền tự do” và bị “cầm tù” về tư tưởng. Con người như
một tư tưởng, một tính cách, một mô hình được nhà văn nhào nặn, sắp xếp hơn là
một cá thể, một con người trong mối quan hệ biện chứng với xã hội.
Từ quan niệm mới về hiện thực, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hiện nay đã
trả con người về với mảnh đất quen thuộc, đặt con người trong mối quan hệ với cái
thường ngày, lấy cá nhân để soi ngắm mọi giá trị. Con người không chỉ được nhìn

16

nhận ở phương diện đạo lí mà còn ở phương diện con người tự nhiên, con người
tâm linh và cả con người vô thức…Cả nhân vật người lính và nhân vật kẻ thù đều
được nhìn trong hệ quy chiếu nhân bản với xã hội, với tự nhiên, với con người và
với chính mình. Đó là cách tiếp cận, thể hiện con người ở phía “người” nhất, nhân
bản nhất.
Mười hai tiểu thuyết được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009
là mười hai câu chuyện với hàng trăm mảnh đời khác nhau của các nhân vật ở cả
hai đầu chiến tuyến. Dù là “ta” hay “địch”, dù là người lính Cụ Hồ, viên sĩ quan
Ngụy hay người tù binh Mỹ… đều được các tác giả tập trung khai thác ở phương
diện “người” là chủ yếu.
1.1.1. Đưa người lính “trở về” với đời thường
1.1.1. 1. Người lính – những số phận cá nhân
Trước hết, người lính được xây dựng như những số phận cá nhân hơn là với
vai trò của một người anh hùng. Con người không chỉ là nhân chứng cho các biến
cố lịch sử mà chính các biến cố ấy trở thành phương diện để các nhà văn khám phá
bản chất, số phận nhân vật.
Trong tác phẩm Mùa hè giá buốt, Nguyễn Sĩ Việt là một người chỉ huy tài
năng, đầy bản lĩnh nhưng người anh hùng này cũng được Văn Lê rất chú ý khắc họa

những nét đời thường. Động cơ ra trận của Nguyễn Sĩ Việt trước hết lại là việc chạy
trốn khỏi sự đòi hỏi tình dục quá mạnh mẽ của Lụa, vợ anh. Ngày còn ở nhà, do sự
sắp đặt của mẹ, Việt lấy vợ từ năm mười sáu tuổi. Lụa hơn anh sáu tuổi: “Cô là
người khai sáng, mở cửa cuộc đời anh. Cô đã làm thay đổi cuộc đời anh, đưa anh
trở về với bản năng cội rễ của con đực, đó là sự truyền giống. Cô dạy anh làm
chồng. Cô biến anh từ một gã thanh niên mới lớn trắng tinh, hời hợt, khờ khạo
thành một người đàn ông hoen ố, bụi bặm và đầy ham muốn. Chỉ có một điều đáng
trách là cô không biết dừng lại ở chỗ nào. Chính vì vậy, cô đã làm cho anh từ trạng
thái khao khát, hưng phấn trở nên ngán ngẩm, rồi sợ hãi. Anh tham gia quân ngũ
một phần cũng là từ lí do này” [48, tr.215]. Trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975,
chúng ta không hề gặp động cơ ra trận của người lính kiểu này. Họ ra trận hầu hết

17

đều xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc chứ không vì một lí do hết sức riêng
tư, đời thường như vậy.
Ngoãn là một trong những nhân vật chiếm khá nhiều trang viết trong Thượng
Đức. Là một tiểu đoàn phó dũng cảm, năng động, bản lĩnh nhưng ít ai ngờ được một
trong những động cơ vào bộ đội của anh lại là để “rửa” lí lịch cho gia đình, cho
tương lai của mấy đứa em, vì gia đình anh có “lí lịch phức tạp”. Ông nội làm lí
trưởng, bố nghiện thuốc phiện phá gia chi tử, nhà nghèo, cơm bữa có bữa không,
quần áo rách buộc túm đằng trước đằng sau, vậy mà vẫn mắc vào tội “con cháu lí
tưởng”. Ngoãn là con cả trong nhà nên sớm nhận ra sự bất công, vô lí ấy. Chỉ có đi
bộ đội anh mới làm cho lí lịch gia đình anh được trong sáng, hai thằng em mới có
tương lai tốt đẹp hơn.
Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 viết trong hoàn cảnh chiến
tranh, vì vậy hình ảnh trung tâm thường là người lính, hiện thân của chủ nghĩa anh
hùng. Nhân vật thường đồng nhất với lịch sử, con người giống như là phương tiện
để khẳng định bước đi tất yếu của lịch sử.
Người lính của tiểu thuyết hiện đại không thuần nhất nữa, họ thường được

nhìn nhận ở phương diện con người công dân, con người chính trị, con người xã
hội.
Trung đội trưởng Nguyên Bình (Bên dòng Sầu Diện - Nguyễn Đình Tú) cũng
được bạn đọc nhớ tới là một nhân vật số phận hơn là một người lính. Ngoài mấy
trang miêu tả lần đầu tiên nhân vật Nguyên Bình cầm súng tấn công vào nhà Phán
Qúy, cứu Tuấn Thành và khoảng gần ba trang kể lại trận Nguyên Bình tham gia tiêu
diệt đội Com-măng-đô, còn lại hình ảnh người lính này rất mờ nhạt. Có thể lấy một
đoạn trong câu chuyện của con trai Nguyên Bình viết về ông để thấy rõ con người
số phận của ông là thế nào: “tạm bỏ đi cái lí lịch oai hùng trận mạc một thuở của
ông, bỏ đi bao nhiêu danh hiệu cao quý mà ông treo trên tường kia nữa, sẽ thấy ông
hiện lên là một con người đầy rẫy những mâu thuẫn và cũng đáng thương như bao
số phận khác mà thôi…Quá khứ của ông phức tạp hơn tôi tưởng. Bảy mươi năm
của một đời người chất chứa bao chuyện buồn vui” [55, tr.243-244].

18

Có hàng trăm nhân vật, hàng trăm người lính được các tác giả tạo bởi những
nét vẽ đậm nhạt khác nhau, từ anh lính tò te lần đầu ra trận đến người chỉ huy dày
dạn kinh nghiệm, những ông đại tá về hưu… mỗi nhân vật là một mảnh đời, một
hoàn cảnh sống khác nhau, tạo nên một bức tranh đời sống với những số phận con
người sinh động như cuộc đời thực.
Người lính trong tiểu thuyết trước 1975 được khai thác chủ yếu ở chất
“lính”, ở con người công dân, con người chính trị tức là ở chức năng đánh giặc, cứu
nước, xả thân vì sự nghiệp chung thì tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay lại
nghiêng về chất “người” nhiều hơn. Chính việc xây dựng hình ảnh người lính với
vai trò là nhân vật số phận làm cho người lính gần “người” hơn, thật hơn. Và vì thế,
phạm vi, mức độ phản ánh cũng rộng hơn và sâu sắc hơn, góp phần làm đổi mới bộ
mặt của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
nói riêng.
1.1.1.2. Người lính – con người hèn nhát, cơ hội, sai lầm

Chiến tranh ác liệt đó chính là “thuốc thử” để phân biệt sự hèn nhát và can
đảm, yếu hèn và bản lĩnh. Hèn nhát là luôn nghĩ và sợ hãi cái chết. Các nhà văn
thường đặt nhân vật đối diện với cái chết để soi rọi nhân cách, bản chất của mỗi
nhân vật. Trong đội ngũ cách mạng, có những người hết lòng vì sự nghiệp chung
nhưng bên cạnh đó lại có những kẻ ích kỷ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Sự lo
lắng cho bản thân không phải là xấu nhưng đi ngược lại lợi ích chung trong khi đất
nước có chiến tranh thì đó là điều đáng bị lên án. Thật đáng tiếc trong số đó lại có
những người giữ những trọng trách quan trọng, những người đứng trong hàng ngũ
lãnh đạo. Tiêu biểu là Nguyễn Xuân Khoái, Đỗ Hà, Hoàng Xuyên… trong (Xiêng
Khoảng mù sương). Đỗ Hà là phó tổng đoàn, Hoàng Xuyên là trung tá, cả hai đều
giữ chức quyền quan trọng trong đội quân tình nguyện nhưng không được cấp trên
giao chức chỉ huy cao nhất, thay vào đó là San. Cơ hội thăng tiến mất, Đỗ Hà cấu
kết với Hoàng Xuyên, Hoán viết báo cáo vu khống, gán cho San mắc tội phản bội,
theo địch, tìm cách báo cáo sai tình hình mong tìm cách cản trở mọi hoạt động của
San. Vì hành động mưu mô và ích kỷ đó mà danh dự và hạnh phúc của San bị phá

19

vỡ. Để rồi, đến đường cùng, Hương – vợ San không muốn mang tiếng xấu là vợ sĩ
quan đào ngũ, đem gửi con cho cậu em và lấy người đàn ông dạy cùng trường, dù
cô vẫn yêu San tha thiết.
Cũng chỉ vì nghĩ đến lợi ích riêng của mình mà Lê (Thượng Đức), chính ủy
trung đoàn 6 sư đoàn 304 ra sức thúc giục bộ đội đánh địch liên tục, mỗi đêm đánh
một trận. Lê muốn chứng minh với cấp trên rằng mình không những giỏi chính trị
mà còn giỏi quân sự nữa. Hành động đó của Lê đã khiến “bộ đội thương vong tùm
lum”, mải tấn công không phòng thủ, địch phục kích đơn vị khiến tiểu đoàn phó
Mao, đại đội trưởng Tài, trung đội trưởng Từ hi sinh, điều Ngoãn – một người chỉ
huy có tài lại ở tuyến sau bởi những lời Ngoãn nói với Lê trong cơn nóng giận.
Thực chất Lê là người chỉ huy vô trách nhiệm, chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình.
Điều đó thật đáng trách.

Người anh hùng, những cá nhân tiêu biểu không phải không có lúc mắc sai
lầm. Tướng Hoàng Đan vì tự tin thái quá, chủ quan, khinh địch, gây tổn thất mất
mát lớn cho quân đoàn. Trong trận đánh vào Thượng Đức “ông không phản đối việc
pháo binh nhằm vào từng lô cốt, từng ổ hỏa lực địch. Ông nghĩ cách làm ấy cũ rồi…
Sư đoàn 304 của Quân đoàn ông không cần như vậy. Mỗi tấc đất của Thượng Đức
đều là mục tiêu. Đạn pháo của sư đoàn sẽ biến tất cả thành cám. Không còn cái gì
sống sót, không còn cái gì chịu đựng được. Thằng địch ở Thượng Đức sẽ hiểu thế
nào là quân của bộ” [45, tr.193]. Hoàng Đan đã mắc bệnh khinh địch, coi thường ý
kiến đóng góp của đồng đội, lực lượng cơ sở. Đó cũng là một phần lý do giải thích
tại sao trung đoàn 304, sư đoàn ông đã làm sư trưởng đến 8 năm, sư đoàn có những
trận đánh lớn, thắng lớn vang dội lại không chiếm được Thượng Đức. Nghe tin thất
trận, ông bàng hoàng “đánh giặc thắng thua là chuyện bình thường nhưng chưa bao
giờ ông nghĩ tới chuyện 304 không chiếm được Thượng Đức” [45, tr.324].
1.1.1.3. Người lính – nhân vật bi kịch, nhân vật chấn thương
Con người sinh ra là để sống với bao nhiêu tâm tư tình cảm khác chứ không
phải chỉ yêu nước, căm thù giặc. Chiến tranh với môi trường chủ yếu là chiến
trường, người lính hầu như chỉ giáp mặt với sự hủy diệt nên tâm hồn dễ bị thương

20

tổn. Văn học về chiến tranh hôm nay xuất hiện kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật bị
chấn thương, bị ám ảnh bởi chiến tranh, không tìm được sự yên tĩnh, thanh thản
trong tâm hồn. Đó là những giày vò đau đớn, dai dẳng cả khi chiến tranh đã khép
lại.
Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều nhân vật người lính bị chấn thương tâm lí
trong những tiểu thuyết được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009.
Đó là sự đau đớn của một người lính đã bắn nhầm vào chính người chỉ huy
của mình. Tỉnh đội trưởng Lê Quang Phùng (Thượng Đức) có vóc dáng cao to như
người Tây. Khi trận đánh đã kết thúc, anh cùng một tốp bộ đội đi lom khom trong
chiến hào. Một chiến sĩ của anh bị thương ngay từ đầu nằm lại trong chiến hào ngỡ

anh là thằng Mỹ đang tìm đường tẩu thoát. Anh ta đã bắn một tràng AK xuyên qua
lồng ngực Lê Quang Phùng. Về bệnh viện dã chiến một lúc thì Phùng tắt thở. Khi
nhận ra việc bắn lầm, người chiến sĩ đã giật súng ngắn của thủ trưởng mình định tự
sát, may mọi người ngăn kịp. Với sự vô tình của mình, liệu anh chiến sĩ ấy có tiếp
tục sống thanh thản được hay không? Lỗi lầm ấy sẽ đeo đẳng anh đến bao giờ?
Cảm nhận chung nhất sau khi đọc Phòng tuyến sông Bồ của Đỗ Kim Cuông
là thấm thía một “nỗi buồn chiến tranh”. Ở đó, con người cũng đi qua cuộc chiến
với tất cả sự trải nghiệm về cuộc sống, về tình yêu của mình. Nhân vật chính là
Phong, là Cường, là Hạnh… Mọi mặt của chiến tranh đều in dấu vào lối suy nghĩ,
vào cách sống, vào số phận của từng nhân vật.
Đại đội trưởng Phong là một anh hùng của K10, đơn vị vốn có truyền thống
từ thời đánh Pháp. Đơn vị giải thể, anh phải về làm một anh lính gùi gạo của đại đội
vận tải. Vì sự đố kỵ của chính trị viên Thoan, Phong bị quy cho tội hủ hóa. Bằng
việc tiêu diệt tên “điệp” Lí, anh được minh oan. K10 tái thành lập, anh trở về chiến
đấu bên những đồng chí thân thiết của mình. Phong bị thương, bị địch bắt làm tù
binh và được đồng đội giải cứu. Nhưng cuối cùng anh phải về địa phương với
những vết thương trên mình khi cuộc chiến vẫn còn dang dở. Tình yêu của anh với
Tâm như một trò đùa của số phận. Phong yêu Tâm, họ vượt qua tất cả sự khốc liệt
của chiến tranh để đến với nhau. Vậy mà Tâm lại hi sinh một cách oan khuất, không

21

phải vì bom đạn của giặc mà vì sự đê tiện của chính người đồng chí. Sự đê tiện đó
tới mức không ai dám nói ra, kể cả cấp chỉ huy. Phong đau nỗi đau mất người yêu
nhưng còn đau đớn khi biết Tâm bị người đồng chí làm nhục và bị đâm chết mà
không ai biết. Đó còn là nỗi đau bởi sự đổ vỡ niềm tin ở con người.
Bị tàn phế, trở về địa phương, Phong mang trong mình nỗi đau cả về thể xác
lẫn tâm hồn. Phong lấy Thơm, một cô giáo tiểu học trường làng xinh xắn. Nhưng
chẳng hiểu sao “khi anh được hưởng trọn vẹn tột cùng niềm hạnh phúc, Phong lại
nhìn thấy gương mặt Tâm. Cô ẩn hiện dưới làn sóng xanh… Tiếng khóc nức nở

không rõ là của Thơm, vì được yêu, vì sung sướng. Hay của Tâm? Anh không biết
nữa” [44, tr.315]. Có thể xếp nhân vật Phong thuộc kiểu nhân vật bị chấn thương
trong tiểu thuyết hiện đại. Liệu Phong có tìm lại được sự thanh thản, yên tĩnh trong
tâm hồn khi sống bên Thơm hay vẫn là những giày vò dai dẳng, đau đớn? “Khép lại
qúa khứ” thực ra chỉ là một cách nói. Ba mươi năm chiến tranh đầy lửa đạn, chết
chóc, quá khứ đó không có bao giờ khép lại đối với những người sống sót trở về
như Phong?
Nhân vật Việt trong Mùa hè giá buốt lại ở khía cạnh khác. Anh là người chỉ
huy tài năng, dũng cảm, đơn vị anh đã đánh thắng rất nhiều trận, sau này anh lại
được thăng cấp phó tham mưu trưởng Phân khu. Trong cuộc chiến, anh cũng như
các chiến sĩ đều vì mục đích cao cả là đánh đuổi kẻ thù, thống nhất đất nước. Cũng
như họ, anh cũng bị điều khiển từ cấp chỉ huy cao hơn và anh cũng có thể chết bất
cứ lúc nào. Sự thật là vậy nhưng anh không thể chối bỏ được một thực tế nhỡn tiền
là việc thăng tiến của anh đều có sự can dự bởi xương máu, công sức của người
lính. Anh luôn khổ tâm và nhức nhối bởi điều đó. Nỗi khổ tâm ấy ám ảnh anh đến
tận khi anh lìa bỏ cõi đời, giấc mơ cuối cùng lúc anh hôn mê là xác những con
người bị xe tăng cán mỏng làm thành một con đường đỏ rực nằm vắt ngang giữa
trời xanh. Cái giá của sự thành công sao mà đắt, mà xót xa đến vậy! Việt ý thức
được điều đó, lãnh đạo Phân khu ý thức được điều đó, cả dân tộc ý thức được điều
đó nhưng không còn con đường nào khác, chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có
thể chiến thắng được kẻ thù. Con đường để đến chiến thắng lát bằng xương máu của

22

Con Người, con người của cả bên “ta” và bên “địch”. Vậy những con người sống
sót làm sao có thể thanh thản được. Chất nhân văn đằm sâu về tình người, tình nhân
loại của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung, của tiểu thuyết được giải thưởng
văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 nói riêng một phần được biểu hiện ở đó.
1.1.1.4. Người lính – con người tự nhiên, bản năng
Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh từ 2004 – 2009, bên cạnh con người

đạo lý còn đi sâu khai thác, khám phá, biểu hiện con người tự nhiên trong mạch
chung đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Nó đã chạm đến những vấn đề
thuộc về đời tư, bản năng của con người. Trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay
đổi quan niệm về hiện thực, những yếu tố của đời sống cá nhân ngày càng được đào
sâu hơn, thậm chí nó đã trở thành một đề tài “nóng”, thu hút sự quan tâm của các
nhà văn và các nhà nghiên cứu.
Hầu hết các tiểu thuyết được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 –
2009 đều đề cập đến vấn đề “kị húy” này. Có những trang văn “đậm đà mùi vị sắc
dục mà không hề vướng bận cảm giác thô lậu” như Ma Văn Kháng cảm nhận trong
tiểu thuyết Xiêng Khoảng mù sương của Bùi Bình Thi. Hoặc có những dòng văn rất
tế nhị, chỉ hạn chế miêu tả một vài cử chỉ âu yếm của một đôi vợ chồng người lính
già như trong Thời hậu chiến của Nam Hà. Không khó để nhận ra những trang văn
miêu tả hình ảnh người lính ở phương diện con người tự nhiên, con người bản năng.
Đó là cảm giác đầu đời của chàng trai mới lớn như Vinh trong Màu rừng
ruộng. Trước khi ra trận, Vinh có tình cảm đặc biệt với chị Miền – người con gái
xinh đẹp nhưng quá lứa lỡ thì trong làng. Vô tình chứng kiến cảnh chị Miền trong
vòng tay của anh lái xe Sản, Vinh đau đớn, hụt hẫng: “Đêm ấy Vinh nằm mơ. Giấc
mơ luôn chấp chới khuôn mặt chị Miền. Giấc mơ khiến Vinh rùng mình, thấy có
một thứ gì đó tháo thoát khỏi cơ thể bẫng hẫng như máu rút” [52, tr.65]. Minh Việt
trong Bên dòng Sầu Diện, lần đầu vô tình “chạm phải hai vật tròn mềm ẩn sau làn
áo ngực của cô bạn gái” [55, tr.147] cũng khiến chàng trai rùng mình. Toàn trong
Thượng Đức, khi đi trinh sát cùng Cẩm Linh chỉ một vài câu nói trêu đùa mà “cậu

23

nhỏ” của anh giở chứng ngóc đầu dậy khiến anh ngượng ngùng không dám đi
tiếp…
Tình yêu muôn đời không có tội, chỉ có những thế lực ngăn trở tình yêu mới
đáng bị lên án. Bản năng của con người cũng đáng được thông cảm khi họ bị đặt
vào một hoàn cảnh quá nghiệt ngã và tàn khốc, khi con người không thể dự đoán và

tự định đoạt cho số phận của mình. Tình yêu của trung đội trưởng Vũ Duy Bình và
Chiến, cô thanh niên xung phong là một ví dụ. Lần đầu tiên gặp nhau, ban đầu chỉ là
sự động viên an ủi khi Bình biết đơn vị của Chiến gồm hơn ba chục chị em mà nay
chỉ còn mười ba người. Chiến muốn được yêu, muốn được một người con trai ôm
thật chặt vào lòng rồi sau đó chết cũng mãn nguyện. Những lời thổ lộ của Chiến làm
Bình bất ngờ, anh thấy nghèn nghẹn trong hơi thở. Từ sự đồng cảm ban đầu, Bình
đã yêu Chiến thật lòng: “Chiến bật khóc. Cô dang tay ôm chầm lấy Bình. Rồi hai
người quấn chặt lấy nhau không muốn rời ra nữa. Chiến đã để lại trên da thịt của
Bình đây đó những dấu răng bầm tím nhưng rất đỗi ngọt ngào” [48, tr.325]. Lần đầu
tiên họ đến với nhau và trao cho nhau tất cả những gì đẹp đẽ nhất để không có lần
thứ hai. Lần sau Bình đến với Chiến thì cô đã không còn nữa. Chiến đã bị kẻ thù
giết một cách man rợ. Nhưng trước khi ra đi, Chiến đã được hưởng hạnh phúc.
Khao khát của Chiến là khao khát được sống. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã như thế
khao khát của những người con gái như Chiến cần được nâng niu trân trọng. Điều
đó làm nên chất nhân văn cho tác phẩm. Con người không thể biết được ngày mai
mình sẽ ra sao, còn sống hay đã chết. Con người hầu như không có sự lựa chọn cho
riêng mình. Trước ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, người ta thường
hướng về cái bản năng là tất yếu. Nếu che đậy phần bản năng ấy, nhà văn đã làm
khiếm khuyết một phần rất “người” của nhân vật người lính.
Con người bản năng ở nhân vật San trong Xiêng Khoảng mù sương lại được
thể hiện ở một góc độ khác. San là trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại
Lào. Anh là một cán bộ đứng đắn, có trách nhiệm. Dù đã có vợ con ở nhà nhưng
trong thời gian công tác, tiếp xúc với Seo Mảy anh đã có cảm tình đặc biệt với cô.
Đã nhiều lần San tự đối chứng, lên án mình nhưng cuối cùng anh cũng không chiến

24

thắng được tiếng gọi của con người bản năng trong anh. Cuộc ân ái giữa San và Seo
Mảy là một trong những đoạn văn miêu tả khá chi tiết hành động của hai người vậy
“mà vẫn không hề vướng bận cảm giác thô lậu”: “San nằm, toàn thân anh thật mềm,

bên cánh tay anh để cho thiếu phụ gối làm đầu, bàn tay của cánh tay ấy nhè nhẹ
mơn man trên vùng đồi và thung lũng, giờ đã thắt lại vì nằm nghiêng của thiếu phụ.
Còn bàn tay của người thiếu phụ cũng vậy xoa nhẹ nhàng khắp ngực anh, bụng anh
rồi bàn tay ấy với năm ngón tay của bàn tay mỗi giây lát mỗi xòe ra lang thang miền
bên dưới, cho tới khi kẽ tay giữa của bốn ngón tay thiếu phụ cài hẳn vào một cái cọc
cứng ngắc” [51, tr.684]. Đây chỉ là giây phút trỗi dậy của con người tự nhiên trong
San. Nếu không có chi tiết này thì nhân vật San hoàn toàn là một người anh hùng
với vẻ đẹp toàn vẹn. Còn ở đây San là người lính, mang cả phần “người” và phần
“lính” trong mình. Hơn nữa trong hoàn cảnh Seo Mảy hoàn toàn tự nguyện dâng
hiến cho San nên con người bản năng trong anh không “lên tiếng” mới là chuyện lạ.
Qua khảo sát các tiểu thuyết, chúng tôi thấy nổi bật nhất là tính chất giải sử
thi ở hình tượng nhân vật người lính. Trong các tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975,
người lính chủ yếu được khắc họa ở phương diện con người công dân, con người
chính trị. Họ là những người anh hùng mang phẩm chất của nhân vật sử thi, mang
tầm vóc của núi sông của lịch sử, họ thường đại diện cho một thế hệ, với sức mạnh
bất khả chiến bại, họ luôn chiến thắng hoàn cảnh. Vẫn những người lính ấy nhưng
sau độ lùi của lịch sử, họ được nhìn nhận đánh giá một cách chân thực hơn, toàn
diện và sâu sắc hơn. Họ vẫn là những người lính sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp
chung, chiến đấu ngoan cường và hi sinh anh dũng… Thế nhưng bên cạnh con
người đạo lí còn có con người tự nhiên, bên cạnh con người công dân còn có con
người cá nhân, con người số phận, con người bi kịch, bên cạnh con người chiến
thắng có con người bị “chấn thương”… Tuy còn một số hạn chế nhưng mười hai
tiểu thuyết được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 đã góp phần làm
nên bức tranh toàn diện hơn về nhân vật người lính. Đưa họ “trở về” với đời thường
hơn, với chất “người” nhiều hơn vì vậy mà thuyết phục độc giả hôm nay hơn.


25

1.1.2. Đưa nhân vật kẻ thù hướng về “tính người”

Chiến tranh là hoàn cảnh bất thường. Ở đó dù là “ta” hay “địch”, dù chiến
thắng hay thất bại cũng đều là những mất mát, đau thương. Chiến tranh luôn là sự
khốc liệt với cả hai phía. Trong tiểu thuyết trước 1975, tâm huyết, dụng công của
nhà văn thường dành cho nhân vật chính diện, nhưng hôm nay, nhân vật kẻ thù
cũng được một số nhà văn quan tâm khai thác, làm nên nét đổi mới của tiểu thuyết
chiến tranh hôm nay.
Một điều dễ nhận thấy trong văn học 1945 – 1975 là kẻ thù thường được “thú
hóa” từ ngoại hình (kiểu như “Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê”…) cho đến những
nét tính cách tàn ác, hiểm độc (kiểu như thằng Xăm trong Hòn đất, Đơvanhxi trong
Cửa biển…).
Quan niệm hiện thực thay đổi, từ điểm nhìn sử thi, các nhà tiểu thuyết
nghiêng dần sang điểm nhìn sinh hoạt đời tư vì vậy mà cái nhìn đối với nhân vật kẻ
thù cũng khác. Họ được xem xét trong cái nhìn đa chiều, góc cạnh hơn và tồn tại
như một cá thể độc lập với tính cách đa dạng, phức tạp, phá vỡ tính chất đơn tuyến,
một chiều kiểu nhân vật “thú tính” như trước đây.
Nói như vậy không có nghĩa là chất thú tính trong hình tượng nhân vật này
không còn. Tội ác của chúng vẫn hiển hiện trong từng tác phẩm. Thật khó có thể
tưởng tượng được tên giặc lái Ben-ni Ti-tơ trong tiểu thuyết Về với mẹ của Hoàng
Bình Trọng lại có thể ra tay một cách cực kì tàn ác với cu Quyền, người đã cứu
sống hắn. Máy bay của Ben-ni Ti –tơ bị bắn cháy, hắn nhảy dù xuống vực, nước
sông kề sát cửa động Phong Nha. Cu Quyền là người phát hiện ra hắn, đã lôi được
hắn lên bờ, hà hơi thổi ngạt cứu hắn khỏi chết đuối. Vậy mà hắn đã “bất ngờ vung
một cú đá đủ mạnh để hất ngửa cu Quyền ra đất, và chồm lên nằm đè lên chú bé.
Nó dùng đôi tay như đôi gọng kìm chít vào cổ chú bé trong lúc cặp đùi gối to như
hai cái dùi vồ đập đất của hắn cứ thay nhau nhè vào bộ hạ chú bé mà thúc liên hồi kì
trận… Giết chết cu Quyền rồi, thằng súc sinh kia dường như chưa hả. Nó còn trả ơn
thêm cái người vừa cứu sống mình bằng cách nhặt một cục đá to hơn viên gạch, đập

×