Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.73 KB, 123 trang )

1


MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 3

3. Mục đích nghiên cứu 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp của luận văn 9

7. Cấu trúc luận văn 9

Nội dung 10

Chương 1.Những vấn đề lý luận chung về nhân vật và truyện cổ tích
sinh hoạt
10

1.1. Truyện cổ tích sinh hoạt 10


1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt 10

1.1.2. Cơ sở xã hội của truyện cổ tích sinh hoạt 11

1.1.3. Đặc điểm của truyện cổ tích sinh hoạt 15

1.2. Nhân vật và thế giới nhân vật 20

1.2.1. Nhân vật văn học 20

1.2.2. Khái niệm thế giới nhân vật 29

Chương 2. Các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt
Nam
32

2.1. Nhân vật tốt đẹp và nhân vật xấu xa 33

2.1.1. Nhân vật tốt đẹp 33

2.1.2. Nhân vật xấu xa 43

2.2. Nhân vật mưu trí và nhân vật khờ khạo 54

2.2.1. Nhân vật mưu trí 54

2.2.2. Nhân vật khờ khạo 68

Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt
Việt Nam

78

3.1. Nhân vật được thể hiện thông qua lời kể 78

2


3.2. Nhân vật được đặt trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian 88

3.3. Nhân vật được đặt trong các mối xung đột 96

Kết luận 106

Tài liệu tham khảo 108

Phụ Lục 111





























3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian được phổ biến trong
một phạm vi hết sức rộng lớn và hấp dẫn mọi đối tượng bạn đọc trong mọi
thời điểm. Về vấn đề này, nhà văn Nga M. Gorki trong lời đề tựa tập truyện
cổ tích Nghìn lẻ một đêm của nhà xuất bản Viện Hàn lâm năm 1992 viết:
“Công trình đan dệt bằng nghệ thuật ngôn từ này xuất hiện từ thời thượng cổ,
những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trái đất
một tấm thảm ngôn ngữ đẹp lạ lùng” (M. Gorki - Bàn về văn học, Nxb Văn
học nghệ thuật M, 1961, tr.170 tiếng Nga). Làm nên sức sống lâu bền và tầm
ảnh hưởng rộng lớn này cũng chính bởi sự độc đáo phong phú của truyện cổ
tích. Truyện cổ tích là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ,

chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời
thường. Mỗi câu chuyện là kết tinh của lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường,
của hiện thực và ước mơ, của niềm vui và nỗi buồn, của hạnh phúc và khổ
đau. Đọc truyện cổ tích, ta như được trở về với tâm hồn dân tộc buổi ấu thơ
để rồi được hiểu thêm về cách cảm, cách nghĩ của người lao động xưa.
1.1. Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích thường
được xác định là một thể loại “lớn và quan trọng bậc nhất”, bao gồm các tiểu
loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt (còn gọi là cổ tích thế
sự). Trong đó, truyện cổ tích sinh hoạt là một tiểu loại khá tiêu biểu, chứa
đựng những giá trị riêng về nội dung biểu đạt cũng như nghệ thuật phản ánh.
Nếu truyện cổ tích thần kì hấp dẫn người nghe bởi yếu tố hoang đường, làm
nên cái kết thúc có hậu, thỏa mãn ước mơ thay đổi số phận của con người thì
truyện cổ tích sinh hoạt lại hấp dẫn người nghe bởi chính nét hiện thực sinh
động, với cái nhìn tỉnh táo của nhân dân trước hiện thực cuộc sống. Hay nói
4


cách khác, cái “thế giới cổ tích”, “không khí cổ tích” trong truyện cổ tích sinh
hoạt có phần “tương ứng” với thế giới thực tại, với những câu chuyện đời
thường được hình thành nên từ chính “chất liệu” hiện thực cuộc sống. Những
biểu hiện đặc sắc trên nhiều phương diện, cho thấy truyện cổ tích sinh hoạt
xứng đáng là một đối tượng khoa học cần phải được khám phá cặn kẽ. Tuy
nhiên, so với truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt lại chưa nhận
được sự quan tâm thỏa đáng. Sự “thiếu hụt” đó, đã gợi ý cho chúng tôi tiếp
cận tiểu loại cổ tích hấp dẫn này.
1.2. Trong rất nhiều các vấn đề cần được nghiên cứu của loại hình tự sự
dân gian, vấn đề nhân vật luôn luôn được xác định là vấn đề trọng tâm. Với
truyện cổ tích sinh hoạt, nhân vật cũng có một vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển cốt truyện. Nếu nhân vật trong truyện cổ tích thần kì,
được xây dựng theo xu hướng lý tưởng hóa, trở thành hình mẫu đại diện cho

cái đẹp, cái thiện theo quan điểm của nhân dân thì nhân vật trong truyện cổ
tích sinh hoạt, lại được xây dựng theo một phương thức khác, gần với hiện
thực hơn. Những hình tượng nhân vật mang đậm dáng dấp của con người đời
thường với những đặc điểm về phẩm chất, hành động… đã làm nên một thế
giới nhân vật riêng biệt, độc đáo của truyện cổ tích sinh hoạt, cho chúng ta
cảm nhận một cách rõ ràng quan niệm nghệ thuật về con người cũng như cảm
quan về thực tại của tác giả dân gian. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề
nghiên cứu nhân vật, chúng tôi xác định cho mình một hướng đi riêng - tìm
hiểu về nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt.
1.3. Từ thực tiễn giảng dạy văn học dân gian cho đối tượng sinh viên sư
phạm ngành Giáo dục Tiểu học và Giáo dục mầm non, chúng tôi nhận thấy
giảng dạy truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại là rất cần thiết. Nghiên cứu
truyện cổ tích sinh hoạt, qua một phương diện đặc trưng - thế giới nhân vật, là
cách cho chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn, kỹ càng hơn các phương diện khác
5


của tiểu loại, rộng hơn là thể loại, từ đó nâng cao năng lực nghiên cứu cũng
như giảng dạy truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung trong
trường đại học.
Từ những lí do trên đây, kế thừa và tiếp thu các ý kiến có tính chất gợi
mở của các nhà nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt, cùng
với niềm say mê truyện cổ tích, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Thế giới
nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện cổ tích gắn liền với quá trình
nhận thức khu biệt các loại truyện dân gian khác. Thời kì đầu, danh từ truyện
cổ tích chỉ chung các loại truyện dân gian truyền miệng. Dần dần tình hình
nghiên cứu truyện cổ tích ở nước ta đã đi vào quỹ đạo nghiên cứu chung của
khu vực và thế giới. Có nghĩa là phạm vi truyện cổ tích được thu hẹp dần và

các thể loại khác được tách dần ra khỏi thể loại này. Đồng thời, vấn đề phân
loại truyện cổ tích thành các tiểu loại cũng được đặt ra, với những tiêu chí
khác nhau. Việc nghiên cứu truyện cổ tích, giờ đây bám sát vào những dấu
hiệu bản chất của tiểu loại và nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt cũng không
tách rời quy luật này.
2.1. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt, có
thể thấy đây là vấn đề đã được chú ý từ lâu, song phần lớn mới dừng lại ở
mức độ giới thiệu khái quát trong một số giáo trình chuyên ngành.
Năm 1973, trong giáo trình Văn học dân gian, tập II, tác giả Đinh Gia
Khánh - Chu Xuân Diên, đã có những phác thảo sơ lược về nhân vật trong
truyện cổ tích sinh hoạt qua việc chỉ ra nội dung, ý nghĩa của từng nhóm
truyện. Theo đó, có nhóm truyện “thông qua những kinh nghiệm sống mà rút
ra những kết luận nghiêm khắc, có ý nghĩa chua chát: thế tình có khi bạc bẽo,
con người có khi bất nhân”, có nhóm truyện: “đề cao phẩm chất tốt đẹp giữa
6


người với người”, có nhóm truyện: “về người thông minh, ứng đối tài tình,
phân xử sáng suốt”…[11]. Nhận xét sơ lược của các tác giả, thực chất là sự
khái quát các dạng nhân vật với những nét phẩm chất tốt đẹp hoặc xấu xa, tài
trí hay ngốc nghếch trong truyện cổ tích sinh hoạt.
Năm 1978, nhóm tác giả giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập I Văn
học dân gian, cũng chú ý tới nội dung hiện thực của truyện cổ tích sinh hoạt:
“nhiều truyện dạy bảo người ta đạo lí thông thường… hoặc cách xử thế cho
hợp lí hợp tình” [16] để từ đó khái quát nên những kiểu nhân vật khác nhau.
Năm 1990, trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam - tập 2,
Hoàng Tiến Tựu đi sâu vào vấn đề nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt
bằng cách so sánh với nhân vật truyện cổ tích thần kì. Tác giả khẳng định
rằng: “Nếu như đa số các nhân vật chính diện trong cổ tích thần kì thường thụ
động, bất lực trước hoàn cảnh thì ngược lại hầu hết các nhân vật trong cổ tích

sinh hoạt đều có tính chủ động và tích cực hơn, mặc dù cuối cùng họ vẫn có
thể rơi vào tình thế nguy nan, bế tắc. Nhưng đó là sự bế tắc của hiện thực xã
hội, sự bế tắc của những con người tích cực. Về căn bản khác với sự “không
bế tắc” ảo tưởng (do lí tưởng hóa) của những nhân vật chính diện trong cổ
tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì lí tưởng hóa các nhân vật chính diện bằng
cách “làm lại” cuộc đời của họ một cách không tưởng và khẳng định những
phẩm chất của họ một cách tuyệt đối. Truyện cổ tích sinh hoạt cũng lí tưởng
hóa nhân vật của mình nhưng theo một kiểu khác: để cho họ tự lo liệu lấy số
phận, khẳng định phẩm chất của họ thông qua sự ứng xử cụ thể của bản thân
họ”[27; tr.63].
Năm 1996 trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế
(chủ biên) cũng điểm qua một vài biểu hiện về đề tài, nhân vật của truyện cổ
tích sinh hoạt: “Hệ thống này bao gồm các truyện kể về những sinh hoạt gia
đình như quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, quan hệ xã hội như giữa chủ
7


và tớ, nông dân với phú thương, tăng lữ… Bên cạnh đó có một số truyện về
chàng ngốc và người thông minh”[23; tr.128].
Năm 1998, ở lời mở đầu Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Chu Xuân
Diên - Lê Chí Quế đã nhận ra các biểu hiện đặc trưng nhất của truyện cổ tích
sinh hoạt, đồng thời xác lập các kiểu nhân vật tiêu biểu: “Truyện cổ tích sinh
hoạt - xã hội của người Việt có những đề tài, cốt truyện và nhân vật tiêu biểu
đó là các truyện nói về số phận kết thúc bi thảm của con người nghèo khó
trong xã hội có giai cấp (…); các truyện phê phán những tầng lớp trên của xã
hội (…); các truyện nói về tình vợ chồng thủy chung. Đặc biệt hình thành hai
nhóm truyện được mọi người rất ưa thích: nhóm truyện về chàng Ngốc và
người thông minh” [4; tr.10].
Năm 1999, trong Đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Đỗ
Bình Trị đã nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt từ góc độ thi pháp học. Ông

cho rằng:“Truyện cổ tích sinh hoạt mang dáng dấp của những câu chuyện của
đời sống hàng ngày” [29; tr.23]. Đây là một công trình nghiên cứu về truyện
cổ tích sinh hoạt kĩ lưỡng và cơ bản nhất. Tác giả tiếp cận truyện cổ tích sinh
hoạt từ góc độ thi pháp như: kết cấu, xung đột, không gian, thời gian… Đặc
biệt về phương diện nhân vật, ông cho rằng: “truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có
một số ít kiểu nhân vật, ít hơn so với số lượng kiểu nhân vật của truyện cổ
tích thần kì” [29; tr.24]. Theo đó, nhân vật được xác định thông qua các dạng
cơ bản:
- Nhân vật đức hạnh (người mẹ hiền, người con thảo, người vợ, người
chồng tình nghĩa,người dân lương thiện…)
- Nhân vật xấu xa (đứa con bất hiếu, người vợ, người chồng bất nghĩa,
người bạn bất lương…).
- Nhân vật mưu trí (trí xảo)
- Nhân vật khờ khạo (ngốc)
8


Gần đây, nhóm tác giả trường ĐHSP Hà Nội khi biên soạn Giáo trình
văn học dân gian (2012) cũng rất chú ý tới “mảng truyện về trí tuệ con người
và những truyện về đề tài đạo đức”. Trong đó, nhóm truyện về đề tài trí tuệ
mang tính giải trí rõ nét và nhân vật chính trong nhóm truyện này là “những
người thông minh, tài trí luôn thể hiện tài năng, phẩm chất qua các cuộc thi
tài, các tình huống đối đáp”. Đối lập với truyện về nhân vật thông minh là
truyện về nhân vật ngốc. Những truyện kể mang yếu tố hài “qua những hành
động khờ dại, ngô nghê của các nhân vật, truyện cổ tích đã đề cao trí khôn
một cách gián tiếp, phê phán những người ngốc một cách nhẹ nhàng” [26;
tr.123 - 124]. Bên cạnh đó, tác giả giáo trình còn đề cập đến nghệ thuật xây
dựng nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt: “tác giả dân gian luôn lựa chọn những
chi tiết đắt, tiêu biểu của nhân vật để thể hiện chủ đề. Bởi vì, truyện cổ tích
sinh hoạt không nhằm dựng lại cuộc đời, số phận của nhân vật như trong

truyện cổ tích thần kì. Cho nên nó phải tập trung vào những khoảnh khắc đặc
biệt trong cuộc đời của con người, nắm bắt lấy những hoàn cảnh, những tình
huống độc đáo để nhân vật bộc lộ tính cách” [26; tr.125].
Có thể nói, ý kiến của các nhà nghiên cứu về nhân vật truyện cổ tích
sinh hoạt, còn giới hạn ở nhiều mức độ nông sâu khác nhau, song không thể
phủ nhận, đó là những gợi ý bước đầu cho chúng tôi tiếp cận đề tài.
2.2. Các dạng nhân vật tiêu biểu của truyện cổ tích sinh hoạt, trở thành
đối tượng nghiên cứu chính trong một số bài nghiên cứu chuyên sâu, luận văn
thạc sĩ.
Năm 2002, Phạm Thu Yến trên Tạp chí văn học số 4 có bài viết Kiểu
nhân vật “chàng ngốc” trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam đã khẳng
định: kiểu nhân vật chàng ngốc có thể được coi như kiểu nhân vật người em,
nhân vật dũng sĩ, nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích thần kì. “Về
kiểu truyện này, sơ bộ có thể phân ra thành hai dạng:
9


- Một dạng là chàng Ngốc có dáng vẻ bề ngoài ngờ nghệch, ngốc
nghếch nhưng bên trong ẩn chứa một tài năng tiềm tàng, sức mạnh vô địch.
Cuối cùng trút bỏ vẻ bề ngoài ngờ nghệch, chàng hiện ra trước mắt mọi người
với vẻ đẹp hoàn hảo.
- Một nhánh nữa là những chàng Ngốc thực sự “ngốc không để đâu cho
hết”. Mỗi tình tiết của truyện kể đều tập trung thể hiện sự ngốc nghếch từ
trong bản chất của chàng ta” [31].
Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Hà với luận văn thạc sĩ Khảo sát nhóm
truyện chủ đề đạo đức gia đình trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt [8]
cũng đề cập đến các kiểu nhân vật chính trong nhóm truyện chủ đề đạo đức
gia đình như nhân vật chính đức hạnh, nhân vật chính xấu xa, nhân vật chính
thông minh, nhân vật chính ngốc nghếch Trên cơ sở khảo sát, tác giả đã tiến
hành phân tích ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt.

Cũng trong năm 2011, Phạm Thị Thu Huyền lại quan tâm tới kiểu nhân
vật trái ngược, với đề tài Kiểu truyện nhân vật thông minh trong tiểu loại
truyện cổ tích sinh hoạt người Việt [10]. Đây là công trình đi sâu nghiên cứu
một kiểu nhân vật trong hệ thống nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt với các
biểu hiện: nhân vật nhỏ tuổi dùng mưu mẹo giải đố, nhân vật dùng mưu mẹo
tham gia kén rể, nhân vật dùng mưu mẹo xét xử. Trong quá trình khảo sát tư
liệu, chúng tôi nhận thấy nhân vật thông minh còn là những người vợ, người
chồng hay người cha… trong gia đình. Mặc dù chưa bao quát hết các hình
thức biểu hiện về nhân vật thông minh song luận văn đã đem đến cho chúng
tôi một cái nhìn tương đối rõ ràng về một kiểu nhân vật độc đáo.
Có thể nói rằng, vấn đề nghiên cứu nhân vật trong truyện cổ tích sinh
hoạt đã được đặt ra trong một số công trình khoa học song trên thực tế chưa
có một công trình nào coi thế giới nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt là đối
tượng nghiên cứu chuyên biệt. Vì vậy, từ những gợi ý quý báu của những
10


người đi trước, chúng tôi tìm hiểu đề tài Thế giới nhân vật trong truyện cổ
tích sinh hoạt Việt Nam, nhằm phát hiện nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo của
thế giới hình tượng nhân vật trong một tiểu loại cổ tích tiêu biểu.
3. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam,
chúng tôi nhằm mục đích:
- Khai thác sâu hơn một phương diện đặc sắc của truyện cổ tích sinh
hoạt, đi đến những đánh giá có cơ sở khoa học về sự hiện diện của thế giới
nhân vật đa dạng trong truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích sinh hoạt
nói riêng.
- Tích lũy kiến thức chuyên ngành, nâng cao năng lực nghiên cứu và
giảng dạy văn học dân gian của tác giả luận văn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam, là đối
tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong đề tài luận văn.
- Phạm vi tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu được giới hạn trong
132 truyện cổ tích sinh hoạt, được thống kê từ nguồn Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (Phụ lục 1 - trang 111 của luận văn).
- Phạm vi nội dung của đề tài được giới hạn trong việc nhân diện và
phân tích đặc điểm của 4 dạng nhân vật tiêu biểu nhất trong truyện cổ tích
sinh hoạt Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu dựa trên sự vận dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: với đề tài nghiên cứu của luận văn đã
vượt qua cấp độ nghiên cứu một tác phẩm riêng lẻ để đạt tới sự khái quát ở
cấp độ cao hơn - cấp độ tiểu loại. Chính vì vậy việc nghiên cứu đòi hỏi chúng
11


tôi sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống - một phương pháp được coi là đắc
dụng khi nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng.
- Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng trong quá trình khảo
sát hệ thống nhân vật phong phú của kho tàng truyện cổ tích sinh hoạt Việt
Nam, nhằm đi đến những số liệu thuyết phục, phục vụ cho công tác nghiên
cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích đặc điểm nhân vật, phân tích
cách thức xây dựng nhân vật… từ đó tổng hợp và rút ra nhận xét khái quát.
- Phương pháp so sánh: luận văn đi vào làm sáng rõ thế giới nhân vật
trong truyện cổ tích sinh hoạt trong sự so sánh với nhân vật trong truyện cổ
tích thần kì.
6. Đóng góp của luận văn
- Là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về các kiểu nhân vật

đặc trưng của tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam.
- Nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt trên phương diện thi pháp học
nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cũng như giảng dạy truyện cổ tích nói
riêng, văn học dân gian nói chung trong trường đại học.
- Khẳng định những đóng góp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt trong hệ thống các thể loại văn học dân gian
Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính gồm ba chương :
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nhân vật và truyện cổ tích sinh hoạt
Chương 2: Các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt
Nam
12


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ NHÂN VẬT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT

1.1. Truyện cổ tích sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt
Về truyện cổ tích nói chung, Từ điển thuật ngữ Văn học đưa ra khái
niệm: truyện cổ tích là “một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội
nguyên thuỷ nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng
chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau
của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu
tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai

cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt. Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất
rộng, bao gồm nhiều loại truyện khác nhau về đề tài, về đặc điểm nghệ thuật
Có thể phân truyện cổ tích thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kì, truyện
cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật” [9; tr.368].
Theo đó, truyện cổ tích sinh hoạt là một tiểu loại nằm trong thể loại lớn
- truyện cổ tích, vừa mang nét đặc trưng chung của thể loại, lại vừa có nét đặc
thù của riêng tiểu loại. Vì vậy, Từ điển thuật ngữ Văn học, đã xác định nội
hàm khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt như sau: “Truyện cổ tích sinh hoạt
(hay cổ tích thế sự) là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kì.
Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết
một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố
thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường
viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thôi” [9; tr.368 - 369].
Tương tự, nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1
(chương trình nâng cao), cũng cho rằng: “Truyện cổ tích sinh hoạt là những
13


truyện phản ánh sinh hoạt đời thường, gần gũi với người bình dân. Qua nhóm
truyện về người thông minh, người nghèo khổ có tình nghĩa truyện đã phản
ánh hiện thực, đề cao đạo đức, lí trí sáng suốt và tinh thần thực tế của nhân
dân. Yếu tố kì ảo ít hơn và thường tập trung ở cuối truyện, nhằm tô đậm hiện
thực hơn là trình bày ước mơ” [24; tr.83].
Những khái niệm được trình bày trên đây, cho phép chúng tôi nhìn
nhận rõ ràng hơn đặc trưng của tiểu loại cổ tích sinh hoạt, từ đó xác định đúng
đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn.
1.1.2. Cơ sở xã hội của truyện cổ tích sinh hoạt
Nghiên cứu cơ sở hình thành của truyện cổ tích sinh hoạt, trước hết cần
chú ý đến sự nảy sinh của thể loại truyện cổ tích nói chung.
Trước đó, thần thoại - thể loại tự sự dân gian đầu tiên, ra đời trong thời

kì công xã nguyên thuỷ. Con người sống bình đẳng trong một cộng đồng lớn -
chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự phân chia giàu nghèo, chưa có chế
độ người bóc lột người. Lúc này, tư duy của người nguyên thuỷ là lối tư duy
chất phác ngây thơ, cùng với nó là tính chất kì vĩ hào hùng của tư tưởng,
những tâm hồn, những nếp cảm nếp nghĩ chưa hề biết đến áp bức chiến tranh
xung đột đối kháng. Đúng như tác giả Đinh Gia Khánh đã từng nhận xét, đó
là xã hội mà trong đó tất cả những người đàn ông trong thị tộc đều là cha của
trẻ thơ, những người đàn bà đều là mẹ của trẻ thơ, người già được kính trọng,
người yếu được quan tâm.
Cho đến khi con người có thể khống chế được những thế lực bí hiểm
của thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên cũng là lúc thần thoại dần dần không còn
tồn tại. Có nghĩa là khi các yếu tố thần linh không còn ngự trị trong ý thức,
tinh thần; khi trình độ hiểu biết của con người được nâng lên, con người đã
tìm ra được những quy luật của cuộc sống, thì cũng có nghĩa thần thoại đã
hoàn thành được chức năng nhận thức và lí giải tự nhiên của nó.
14


Đó là lúc truyện cổ tích ra đời. Truyện cổ tích có thể được hình thành
trong thời kì công xã nguyên thuỷ nhưng đặc biệt nở rộ trong thời kì xã hội có
sự phân chia giai cấp, có mâu thuẫn đối kháng, có sự phân hoá giàu nghèo.
Đó là lúc xã hội thị tộc tan rã và nhường chỗ cho sự xuất hiện của những gia
đình riêng lẻ cùng với chế độ tư hữu. Theo tác giả Hoàng Tiến Tựu: “Nếu
hiểu nguồn gốc của truyện cổ tích như là nơi phát sinh đầu tiên của thể loại
này thì phải nói tới thần thoại và thời kỳ đầu tan rã của xã hội thị tộc nguyên
thuỷ. Gắn liền với hai yếu tố đó còn có yếu tố thứ ba là nhu cầu nhận thức và
lý giải hiện thực xã hội của con người trong điều kiện lịch sử nói trên” [27;
tr.43].
Như Mác nói rằng, con người nguyên thuỷ được phản ánh trong thần
thoại chưa rút khỏi cuống nhau của xã hội công xã thị tộc, họ sống gắn bó với

tập thể, nếu tách khỏi cộng đồng thì không thể sinh tồn hoặc làm mồi cho thú
dữ. Đến khi xã hội có sự phân chia giai cấp, con người sống riêng lẻ, độc lập.
Con người không còn ăn chung, ở chung nữa mà đặt lợi ích bản thân lên cao
hơn lợi ích cộng đồng. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu lúc này của họ là số
phận và quyền lợi cá nhân. Đây là lí do lí giải vì sao trong xã hội lại xuất hiện
những mâu thuẫn xung đột, cá nhân, tranh giành chiếm đoạt của cải của nhau
để sinh tồn, làm giàu cho bản thân. Mà cụ thể là những người giàu có nắm
trong tay quyền lực đã dùng uy quyền để đàn áp thống trị, bóc lột những
người nghèo khó, những người thấp cổ bé họng. Chính điều này lí giải vì sao
trong thần thoại lại xây dựng nhân vật chính, nhân vật trung tâm là các vị
thần, những con người khổng lồ với khí phách hào hùng. Còn truyện cổ tích
lại chủ yếu đề cập đến số phận cá nhân, số phận của những con người thấp cổ
bé họng. Đó chính là những con người trong truyện cổ tích. Họ chỉ là những
con người rất đỗi bình thường, thậm chí nhỏ bé bất hạnh, có khi họ phải cần
đến sự trợ giúp của những đấng thần linh mới có thể chống chọi lại những thế
15


lực bất công trong xã hội. Chính vì vậy, ước mơ trong truyện cổ tích không
phải là những gì cao siêu, hùng vĩ như trong thần thoại mà chỉ là những gì
bình dị nhất gắn bó với số phận con người cá nhân.
Ở góc độ tâm lí, con người trong truyện cổ tích đã có nhiều phức tạp so
với dáng dấp thô sơ, chất phác của con người trong thần thoại. Nhà nghiên
cứu E.M.Melentinski cũng khẳng định rằng truyện cổ tích thoát thai từ thần
thoại. Ông cho rằng: “Các bậc thang chủ yếu của quá trình chuyển từ huyền
thoại thành truyện cổ tích là: giải nghi lễ hoá và giải thiêng, sự suy giảm lòng
tin vào tính chân xác của các sự kiện huyền thoại, sự phát triển trí tưởng
tượng có ý thức, sự mất dần tính cụ thể về dân tộc học, việc thay thế các nhân
vật huyền thoại bằng những con người bình thường, thay thời gian huyền
thoại bằng thời gian cổ tích - vô định, làm yếu hoặc làm mất hẳn tính chất suy

nguyên luận, việc chuyển sự chú ý từ các số phận tập thể sang số phận cá
nhân và từ số phận của vũ trụ sang số phận của xã hội có liên quan đến sự
xuất hiện của hàng loạt cốt truyện mới” [15; tr.358].
Cuộc đấu tranh giữa con người với con người đã phức tạp hơn rất nhiều
những cuộc đấu tranh chống thiên nhiên. Mặt khác, tư tưởng, tình cảm và
nguyện vọng mà con người gửi gắm trong mỗi câu chuyện đã có đường đi
nhiều biến cố chứ không đơn thuần như trước. Vì vậy, con đường từ thần
thoại đến truyện cổ tích là con đường khá dài trong đó có bước nhảy vọt trong
tư tưởng: từ không tự giác đến tự giác, từ chỗ gắn chặt với thiên nhiên đến đời
sống xã hội loài người.
Trong truyện cổ tích, tiểu loại lớn nhất là cổ tích thần kì. Ở tiểu loại
này, yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết mọi mâu
thuẫn, xung đột. Nó được coi là phương thức tư duy nghệ thuật đặc thù được
nhân dân lao động sử dụng để thể hiện ước mơ, khát vọng trong cuộc sống
đầy trắc trở. Yếu tố thần kỳ có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người nguyên
16


thuỷ và nó biểu hiện rõ rệt nhất trong thần thoại. Nếu như ở thần thoại yếu tố
thần kỳ vừa đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật, vừa là niềm tin của nhân dân
thì ở tiểu loại cổ tích thần kỳ, yếu tố này được tác giả dân gian sử dụng làm
phương tiện bổ trợ cho hành động của con người nhằm giải quyết mâu thuẫn
để đạt được ước mơ, khát vọng. Đến truyện cổ tích sinh hoạt, những dấu hiệu
đặc trưng ấy đã bị mờ đi và thay thế vào đó là những dấu hiệu hiện thực gắn
liền với sự thay đổi của thực tại xã hội.
Nếu đặt trong tương quan với truyện cổ tích thần kì, thì rõ ràng truyện
cổ tích sinh hoạt là tiểu loại ra đời muộn hơn. Đó là khi xã hội và gia đình
xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng ngày càng gay gắt, con người không
còn mang một niềm tin ngây thơ chất phác hồn nhiên đầy cảm tính như trước
nữa. Niềm tin vào thần linh giúp sức đã nhạt dần thay vào đó là lối tư duy

hiện thực tỉnh táo mang tính duy lý. Nói một cách chính xác:“Cảm quan hiện
thực tỉnh táo của nhân dân trong truyện cổ tích sinh hoạt đã dần thay thế cho
cảm quan mang tính chất cảm tính, ảo tưởng trong truyện cổ tích thần kỳ”
[30; tr.71]. Nhận thức của con người có sự biến đổi, phát triển đã phản ánh
trực tiếp qua nội dung của truyện cổ tích sinh hoạt. Từ đó, phương thức phản
ánh cuộc sống cũng vì thế mà thay đổi theo. Truyện cổ tích sinh hoạt không đi
sâu vào việc phản ánh ước mơ và khát vọng của con người mà đi vào phản
ánh mọi mặt của cuộc sống hàng ngày đang diễn ra mà ít hoặc không cần tới
yếu tố thần kỳ trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Cũng chính nội dung phản
ánh này làm cho hệ thống nhân vật của tiểu loại này không còn là những kiểu
truyện về người mồ côi, người con riêng, người đội lốt, người đi ở mà là
những nhân vật đức hạnh, xấu xa, mưu trí, khờ khạo. Chính sự thay đổi về hệ
thống nhân vật đã làm cho tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt có sự độc đáo
riêng biệt trong phương thức xây dựng nhân vật so với cổ tích thần kì, thể
hiện khả năng sáng tạo của nhân dân trong một giai đoạn lịch sử mới.
17


Như vậy, truyện cổ tích đã trải qua thời kỳ phát triển lâu dài nên trong
nó chứa đựng những thăng trầm của lịch sử, tự nhiên, xã hội và con người.
Bối cảnh xã hội cùng với sự phát triển của tư duy con người là nhân tố quy
định sự khác biệt trong mỗi tiểu loại của truyện cổ tích.
1.1.3. Đặc điểm của truyện cổ tích sinh hoạt
Truyện cổ tích sinh hoạt, xét về phương diện tiểu loại mang những đặc
điểm nổi bật và có phần khác biệt so với truyện cổ tích thần kì. Có thể thấy
qua những biểu hiện chủ yếu như sau:
Thứ nhất, về đối tượng phản ánh, cùng lấy hiện thực cuộc sống của con
người trong xã hội có giai cấp làm đối tượng phản ánh nhưng nếu truyện cổ
tích thần kỳ đi vào miêu tả những số phận nghèo khổ, bất hạnh và hướng cuộc
sống của họ đến một thế giới ước mơ có phần ảo tưởng thì truyện cổ tích sinh

hoạt lại bộc lộ một cái nhìn tỉnh táo hơn, hiện thực hơn.
Trong truyện cổ tích thần kì, người nghèo khổ nhận được sự giúp đỡ
của lực lượng thần kỳ trở nên giàu có, người bị áp bức, bóc lột được làm vua,
hoàng hậu Ví dụ trong truyện Cây khế, người em sau khi bị anh chiếm đoạt
gia tài, sống một cuộc sống bần hàn liền được chim phượng hoàng giúp đỡ trở
nên giàu có. Hay trong truyện Tấm Cám, cô Tấm sau khi bị hành hạ, bạc đãi,
bị vùi dập chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng được đoàn tụ với nhà vua và
trở thành hoàng hậu… đó là những kết thúc có hậu, được xây dựng theo xu
hướng lý tưởng hóa, thỏa mãn khát vọng thay đổi số phận của nhân dân.
Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời muộn hơn, gắn với thời kì hậu phong
kiến, nên hiện thực trong các tác phẩm có sự khác biệt. Truyện cổ tích sinh
hoạt đi sâu phản ánh mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Từ những
chuyện gia đình xoay quanh mối quan hệ cha mẹ con cái, anh chị em đến
chuyện xã hội xoay quanh những mâu thuẫn xung đột giữa những người giàu
và nghèo, giữa địa chủ và người đi ở, giữa những người thông minh và kẻ
18


ngốc nghếch Chính vì vậy tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn Những đặc điểm
thi pháp các thể loại văn học dân gian đã nhận xét rằng: “Khác với truyện cổ
tích thần kỳ vốn được cảm nhận như câu chuyện xưa hoang đường, truyện cổ
tích sinh hoạt mang dáng dấp những câu chuyện của cuộc sống hàng ngày”
[29; tr.23]. Đó là chuyện một người chị dâu tốt lập kế khiến chồng mình hồi
tâm chuyển ý yêu thương người em nghèo khổ của anh ta thay vì những
người bạn không tốt trong truyện Giết chó khuyên chồng (truyện số 50 - Phụ
lục 2). Hay chuyện phân xử chí tình, chí nghĩa của ông quan huyện trong
truyện Tra tấn hòn đá (truyện số 110 - Phụ lục 2). Chuyện về anh chàng ngốc
không để đâu hết ngốc cứ nhất nhất làm theo lời vợ dặn nhưng vẫn bị thất bại
lần này đến lần khác trong truyện Phiêu lưu của anh chàng ngốc (truyện số
190 - Phụ lục 2) Điều khác biệt rõ nét nhất trong việc phản ánh hiện thực

của truyện cổ tích sinh hoạt là các tác giả dân gian không đặt câu chuyện vào
một thế giới ảo tưởng mà đặt nó trong thế giới đời thường. Thế giới đó có
khung cảnh nông thôn và những gia đình nông dân, có những chuyện áp bức
bóc lột và đời sống của làng xã, có những kẻ buôn bán lừa đảo, có chuyện thi
cử, chuyện kiện tụng Đây là hiện thực đang diễn ra hàng ngày. Nó vô cùng
bình dị, không có gì xa lạ hay phi thường khó có thể diễn ra trong cuộc sống
thực như trong truyện cổ tích thần kỳ. Chính vì xuất phát từ hiện thực đời
sống nên trong truyện cổ tích sinh hoạt, chiều hướng con đường đời của nhân
vật có sự khác biệt so với truyện cổ tích thần kỳ. Con người trong truyện cổ
tích sinh hoạt phải đối mặt với hiện thực, nhiều khi đầu hàng trước hoàn cảnh.
Đó là cảnh hai cô cháu phải chịu cảnh chết đói trong Sự tích chim hít cô
(truyện số 5 - Phụ lục 1), là cái chết của hai vợ chồng và người em trong Sự
tích trầu cau và vôi (truyện số 2 - Phụ lục 2), là cảnh anh chồng ngốc máy
móc làm theo lời vợ dặn mà không hề có sự suy xét đến tình huống, kết quả là
19


anh ta phải chịu những thất bại, và cuối cùng là cái chết trong Phiêu lưu của
anh chàng ngốc (truyện số 190 - Phụ lục 2).
Thứ hai, về nhân vật, nếu như ở truyện cổ tích về loài vật, nhân vật
chính là những con vật nuôi gần gũi, những con vật hoang dã ở rừng… thì
nhân vật chính trong truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích thần kỳ là con
người được đặt trong các mối quan hệ vô cùng phức tạp. Khác với truyện cổ
tích thần kỳ, nhân vật chính đều là nhân vật tích cực, nhân vật chức năng trải
qua nhiều biến cố của cuộc đời nhận được sự giúp đỡ của nhân vật thần kỳ để
có cuộc sống hạnh phúc giàu sang. Ví dụ như cô Tấm mỗi lần gặp khó khăn
đều được Bụt hiện lên giúp đỡ. Trải qua nhiều lần hóa kiếp cuối cùng Tấm lại
trở về đoàn tụ với nhà vua. Ở tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt bên cạnh nhân
vật chính tích cực xuất hiện thêm kiểu nhân vật chính tiêu cực. Nhân vật
chính tích cực, là người đức hạnh và người thông minh; còn nhân vật chính

tiêu cực là người xấu xa và người ngốc nghếch. Nhìn chung truyện cổ tích
sinh hoạt có hai cặp nhân vật chính được đặt trong thế đối lập: nhân vật đức
hạnh - nhân vật xấu xa, nhân vật mưu trí - nhân vật khờ khạo (ngốc nghếch).
Nhân vật chính trong truyện cổ tích sinh hoạt không được nhận sự trợ giúp từ
bên ngoài. Họ phải tự mình giải quyết sự việc, vượt lên hoàn cảnh, đối đầu
với những mâu thuẫn nảy sinh. Nói cách khác, nhân vật trong truyện cổ tích
sinh hoạt đã làm chủ hoàn cảnh. Ví dụ như anh chàng họ Đào trong truyện
Anh chàng họ Đào (truyện số 172 - Phụ lục 2) đã quyết chí học hành lập công
danh khi bị gia đình người yêu chê nghèo. Tình yêu thương chân thành đã
giúp anh vượt qua lễ giáo phong kiến khắt khe hết lòng cứu chữa cho cô gái
mà mình từng yêu khi cô bị chồng ghen tuông đánh đập. Hạnh phúc đã đến
với họ mà không hề có sự thành kiến. Chỉ có tình yêu giúp họ vươn lên trong
cuộc sống tìm lại hạnh phúc của chính mình.
20


Một điều đáng lưu ý, mỗi cặp nhân vật chính đối nghịch nói trên
không bao giờ cùng xuất hiện trong một truyện. Vì cả hai là nhân vật chính.
Điều này có liên quan đến một nguyên tắc của truyện cổ tích là trong truyện
cổ tích chỉ có một nhân vật chính hoặc không bao giờ có hai nhân vật chính
đối lập nhau. Mặt khác, còn có lí do nghệ thuật là những cặp nhân vật ấy tuy
đối lập nhau về tính cách nhưng hoàn toàn không phải là đối thủ của nhau.
Một anh chàng Ngốc trong truyện cổ tích sinh hoạt thì đến bọn trẻ con cũng
lừa gạt được, chứ cần gì đến những nhân vật thông minh, mưu trí. Thông
minh láu lỉnh như Cuội lại đấu trí với một nhân vật ngốc nghếch nào đó thì
còn gì là một nhân vật thông minh láu cá nữa. Do vậy, nếu đưa cả hai nhân
vật ấy vào trong cùng một truyện, trong sự đối lập nhau thì các nhân vật
không thể bộc lộ những đặc điểm của bản thân, tức là đã không làm nổi bật
lên được tính ngốc nghếch, khờ khạo hay tính mưu trí lanh lẹ của nhân vật
trong truyện.

Thứ ba, sự hiện diện và vai trò của yếu tố thần kỳ. Nếu như truyện cổ
tích thần kỳ, yếu tố thần kỳ chiếm vị trí quan trọng và được sử dụng với tần
số cao thì truyện cổ tích sinh hoạt ít được sử dụng thậm chí là không sử dụng
tới. Người ta nhận thấy rằng cái chất hoang đường bất hợp lý trong truyện cổ
tích thần kỳ đang dần được thay thế bởi những tố hiện thực gần gũi với đời
sống thực tế hơn. Chính sự biến đổi trong đời sống xã hội, sự phát triển về
mặt nhận thức của nhân dân đã dẫn đến sự giảm dần yếu tố thần kỳ trong
truyện cổ tích sinh hoạt. Bởi xã hội ngày càng phát triển, con người từ chỗ
phụ thuộc vào thiên nhiên đến làm chủ thiên thiên, làm chủ cuộc sống của
mình thì niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên cũng theo đó giảm dần. Mặt
khác, thực tế cuộc sống khiến con người phải đối mặt với quá nhiều thách
thức khó khăn, thậm chí là cái chết và sự sống trong bế tắc cùng đường. Tất
cả điều này đều khác xa với những hư ảo mà người ta thường bấu víu, tin
21


tưởng. Do vậy, con người không thể cứ mãi ngồi chờ đợi một cách thụ động
sự giúp đỡ của thần linh đối với cuộc đời họ. Và chính hiện thực cuộc sống
lao động dạy con người ta biết tỉnh táo hơn để đối mặt với khó khăn. Những
yếu tố kì diệu không thể xoa dịu hoàn toàn những gánh nặng cuộc sống đang
hàng ngày, hàng giờ trên vai họ. Do vậy, truyện cổ tích sinh hoạt hướng sự
chú ý của mình vào thực tế cuộc đời, vào khả năng của mỗi cá nhân trước các
thử thách.
Nét riêng của truyện cổ tích sinh hoạt so với truyện cổ tích thần kỳ
không chỉ là sự hiện diện của yếu tố thần kỳ mà còn là vai trò, mức độ và tác
dụng của nó trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn đặt ra trong mỗi
truyện. Đúng như tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng truyện dân
gian khẳng định: “Căn cứ quan trọng nhất để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ
và truyện cổ tích sinh hoạt không phải ở chỗ có hay không có ông Bụt, bà
Tiên mà là ở vai trò, mức độ của cái thần kỳ trong sự giải quyết xung đột,

mâu thuẫn đặt ra trong mỗi truyện” [28; tr.16]. Điều đó có nghĩa là khi nào
yếu tố thần kỳ có vai trò quyết định hoặc chi phối đối với sự phát triển của cốt
truyện thì đó là truyện cổ tích thần kỳ. Còn ở truyện cổ tích sinh hoạt, mọi
xung đột, mâu thuẫn được phát sinh, phát triển và giải quyết bởi chính yếu tố
hiện thực, bởi chính sự tác động của con người tuân theo lôgic đời sống. Các
yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có thể là yếu tố trợ giúp chứ
không quyết định và chi phối. Nó không tham gia vào việc giúp nhân vật giải
quyết mâu thuẫn. Các nhân vật chính diện bất hạnh trong truyện cổ tích sinh
hoạt khi gặp khó khăn thử thách, phải tự mình tìm cách giải quyết để vượt
qua. Họ có thể vượt qua được những thử thách khó khăn mà họ gặp phải hoặc
cũng có thể họ không thể vượt qua, thậm chí họ phải đối diện với sự bế tắc bất
lực bằng cái chết bi thảm. Nhưng dù trong hoàn cảnh như thế nào thì yếu tố
thần kì không tham gia vào việc giúp họ giải quyết mâu thuẫn. Ví dụ như
22


truyện Sự tích chim hít cô (truyện số 5 - Phụ lục 1), bà cô và người cháu đã
bất lực trước hoàn cảnh sống nghèo khó không còn cái gì để ăn nên họ đã chết
vì đói khát. Kết thúc truyện người cháu hoá thành chim hít cô. Toàn bộ câu
chuyện không hề bị chi phối bởi một yếu tố thần kỳ nào cả. Sự hoá thân thành
con chim hít cô ở cuối truyện nhằm nhấn mạnh hiện thực xã hội phong kiến
lúc bấy giờ, nông dân đã chết trước cảnh nghèo khổ, chết vì đói khát.
Vì vậy, có thể nói rằng ở truyện cổ tích sinh hoạt, yếu tố thần kỳ chỉ là
những “đường viền” để câu chuyện thêm cuốn hút. Đúng như nhà nghiên cứu
Nguyễn Đổng Chi đã khẳng định rằng: “Yếu tố hoang đường chỉ có thể len
vào chút ít giúp cho tác giả giải quyết những trường hợp cần thiết. Thực ra
việc đưa yếu tố hoang đường (hay hư ảo) sẽ tạo cho câu chuyện không khí cổ
kính, đặc trưng không thể thiếu của truyện cổ tích nhưng đối với tiểu loại thế
sự thì không thể đưa vào quá nhiều làm ảnh hưởng đến bố cục của truyện” [2;
tr.324].

Tóm lại, trên đây người viết đã trình bày sơ lược những đặc điểm nổi
bật của truyện cổ tích sinh hoạt. Chính những đặc điểm này đã tạo nên diện
mạo riêng của truyện cổ tích sinh hoạt bên cạnh các tiểu loại cổ tích khác. Từ
những tiêu chí đã xác lập, người viết tiến hành khảo sát Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam gồm 5 tập của Nguyễn Đổng Chi và đã tập hợp được 132
truyện cổ tích sinh hoạt, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
1.2. Nhân vật và thế giới nhân vật
1.2.1. Nhân vật văn học
1.2.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn
ở nhiều lĩnh vực khác. Có lẽ vì vậy mà trong lịch sử nghiên cứu văn học có
rất nhiều khái niệm về nhân vật.
23


Theo Từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê) chủ biên, Nxb Đà Nẵng,
2002) thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể
hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật.
Thứ hai, đó là người có vai trò nhất định trong xã hội [21; tr.881].
Tức thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả trong đời
sống xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày Trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật
theo nghĩa thứ nhất của Từ điển Tiếng Việt, là nhân vật trong tác phẩm văn
chương. Với ý nghĩa này, từ “nhân vật” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp cổ,
được gọi với cái tên Persona, lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn
viên trên sân khấu. Theo thời gian, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong
văn học với tư cách chỉ đối tượng được tác giả tập trung miêu tả, thể hiện tư
tưởng, cách nhìn của nhà văn về thế giới con người.
Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, nó là

mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện và là nơi chủ yếu để
nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Vì vậy, việc xây dựng nhân vật trở thành
công việc quan trọng, đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo. Với các tác giả thì hình
tượng mới có sự lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc. Muốn hiểu giá trị của tác phẩm
chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Xung quanh
khái niệm nhân vật có rất nhiều những ý kiến khác nhau:
Trong cuốn Lí luận văn học, Hà Minh Đức định nghĩa về nhân vật như
sau: “Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ
là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề
nghiệp, tính cách Và cần chú ý thêm một điều: thực ra, khái niệm nhân vật
thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con
24


người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc
chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài
vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người được dùng như
những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [6; tr.126].
Trong cuốn Lí luận văn học của Phương Lựu, Trần Đình Sử lại định
nghĩa như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả,
thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có
tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều Đó là những nhân vật không có
tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu
thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại,
thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang
nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một
cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi
bật trong tác phẩm Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ,
có những dấu hiệu để ta nhận ra” [14; tr.277 - 278].

Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) định nghĩa: “Nhân vật văn học là con
người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể
có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên như
thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn,
đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật
văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể
nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn
học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con
người có thật trong đời sống” [9; tr.235].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách
nhìn khác: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một
25


trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật
ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài
cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con
người.
Nhân vật văn học là phương tiện nghệ thuật nhằm khai thác những nét
thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn
học và kịch. Các thành tố tạo nên văn học gồm: hạt nhân tinh thần của cá
nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các ý thức và hoạt
động.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật nó mang tính ước lệ, không
thể bị đồng nhất với con người thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với
những nét gần gũi với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, có có thể được xây dựng chỉ
dựa trên cơ sở quan niệm ấy.
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét

sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc một phong
cách” [1; tr.249].
Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học, bằng cách này hay cách
khác khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội
hàm không thể thiếu của khái niệm này:
Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương
tiện văn học.
Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật,
hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người.
Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời
sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người
nghệ sĩ tài năng.

×